Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Những nhà khoa học chết bởi nghiên cứu của chính mình

Nghiên cứu khoa học là một quá trình gian khổ và cũng ẩn chứa rất nhiều hiểm nguy. Các nhà khoa học có thể gặp các chấn thương không mong muốn, bị ốm hoặc

Nghiên cứu khoa học là một quá trình gian khổ và cũng ẩn chứa rất nhiều hiểm nguy. Các nhà khoa học có thể gặp các chấn thương không mong muốn, bị ốm hoặc thậm chí tử vong để đạt tới đích của vấn đề họ nghiên cứu. Dưới đây là một số nhà khoa học đã hy sinh vì những nghiên cứu của chính mình trong quá trình làm thí nghiệm.

 
Carl Scheel (1742-1786)

Ông là nhà hóa dược học thiên tài đã phát hiện ra rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi tiếng nhất là oxy (mặc dù nghiên cứu này sau đó được nhà khoa học Joseph Priestly xuất bản trước), molipden, vonfram, mangan và clo.
 


Carl Scheel


Vào thời đại của ông, chưa có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động cũng như người ta chưa biết hết về độc tính của các loại hóa chất. Carl còn có một thói quen xấu là sử dụng tất cả các giác quan để tiếp xúc với hóa chất, nhất là khứu giác và vị giác. Trong một lần thử hydro xyanua, mặc dù ông nghĩ mình sẽ an toàn nhưng do sự tích tụ cùng lúc các chất thủy ngân, chì, axit flohydric và một số chất khác đã khiến ông tử vong vì nhiễm độc kim loại nặng ở tuổi 44.

Elizabeth Fleischman Ascheim (1859-1905)

Sau khi nhà khoa học Wilhelm Conrad Röntgen phát minh ra tia X, cô gái người California Elizabeth Fleischman Ascheim đã từ bỏ công việc của một người thủ thư để theo học trường điện. Với sự sáng dạ của mình, cô nhanh chóng tốt nghiệp và mở cho mình phòng khám sử dụng tia X đầu tiên trên toàn nước Mỹ. Cùng với anh chồng của mình - một nhà vật lý học, cô đã say mê nghiên cứu về tác dụng của phương pháp chụp X-quang. Cả hai người đã dành nhiều ngày để chụp X-quang cơ thể nhau nhằm mục đích nghiên cứu.
 


Elizabeth Fleischman Ascheim


Cô đã chữa trị cho rất nhiều binh sĩ trong chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha rồi sau đó theo học chuyên ngành nha khoa, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực phóng xạ. Tuy nhiên, cô đã không hề tiến hành bất cứ biện pháp bảo hộ nào trong khi nghiên cứu cũng như chữa trị cho các bệnh nhân vì theo cô nói, nếu cô dùng đồ bảo hộ thì bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoải mái và an toàn. Cô đã bị nhiễm độc phóng xạ và mất năm 46 tuổi, và được xem như một người anh hùng trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ.

Alexander Bogdanov (1873-1928)

Alexander Bogdanov là nhà khoa học nổi tiếng người Nga. Ông đồng thời cũng là một bác sĩ, nhà kinh tế, nhà triết học, nhà khoa học tự nhiên, nhà văn viễn tưởng, nhà thơ, giáo viên, chính trị gia, nhà cách mạng và là người tiên phong của môn điều khiển học và khoa học tổ chức.
 


Alexander Bogdanov


Ông cũng là người sáng lập viện nghiên cứu về truyền máu đầu tiên trên thế giới - Viện truyền máu Liên Xô- vào năm 1926. Ông đã thực hiện 11 lần truyền máu vào chính cơ thể mình với tuyên bố truyền máu sẽ chữa khỏi bệnh hói đầu và cải thiện thị lực của ông. Thật không may, trong lần truyền cuối cùng, ông đã bị nhiễm sốt rét và lao rồi tử vong sau đó, để lại những nghiên cứu có giá trị về truyền máu cho con người.

Marie Curie (1867-1934)

Việc Henri Becquerel phát hiện ra phóng xạ năm 1896 đã khơi nguồn cảm hứng cho các nghiên cứu của đôi vợ chồng nhà khoa học nổi tiếng, Marie và Pierre Curie. Những nghiên cứu và phân tích tuyệt vời của họ đã tách được hai chất phóng xạ là poloni và radi.
 


Vợ chồng Marie-Pierre Curie


Marie đã dành cuộc sống của mình tiến hành nghiên cứu bức xạ và nghiên cứu bức xạ trị liệu, nhưng do bà phải tiếp xúc liên tục với chất phóng xạ, bà đã bị bệnh bạch cầu và qua đời năm 1934. Trong số rất nhiều giải thưởng, bà là người duy nhất nhận được hai giải thưởng Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau: hóa học và vật lý.

Haroutune (Harry) K. Daghlian Jr. (1921-1945)

 

Haroutune (Harry) K. Daghlian Jr


Nhà vật lý học người Mỹ Harry Daghlian đã tham gia vào kế hoạch Manhattan nổi tiếng tại phòng thí nghiệm quốc gia ở Los Alamos, New Mexico. Vào ngày 21-8-1945, trong một thí nghiệm về khối lượng, ông đã vô ý làm rơi một viên gạch vonfram cacbua vào lõi bom plutonium. Để tránh các phản ứng có hại xảy ra, ông phải dùng tay để nhấc gạch ra. Điều này đã làm ông bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ và tử vong 25 ngày sau đó.

Malcolm Casadaban (1949-2009)


Malcolm Casadaban


Giáo sư về di truyền học phân tử và sinh học tế bào và vi sinh học tại Đại học Chicago, Malcolm Casadaban đã thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về một loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm để rồi sau đó chính ông cũng bị nhiễm bệnh và tử vong. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và báo cáo phòng chống về vụ việc, vi khuẩn đã giết chết Malcolm và đồng thời cũng làm những nhân viên trong phòng thí nghiệm tử vong. Ông được chẩn đoán là nhiễm cả bệnh hemochromatosis, tức rối loạn chuyển hóa chất sắt sau khi tử vong. 

Richard Din (1987-2012)

Richard Din là một nhà khoa học làm việc tại Viện Nghiên cứu và Giáo dục Bắc California với nhiệm vụ nghiên cứu về một loại vắc-xin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn Neisseria meningitides - loại vi khuẩn gây chứng viêm màng não và nhiễm trùng máu. Trong quá trình nghiên cứu, Richard cảm thấy nhức đầu và buồn nôn, và vào sáng hôm sau các triệu chứng đã xấu đi nhanh chóng khiến Richard phải nhập viện. Richard Din đã chết 17 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên. Nguyên nhân là do anh đã bị nhiễm vi khuẩn viêm màng não. 


Richard Din (phải)


Không có sự cố hay tai nạn nào xảy ra trong khi nghiên cứu, và Din cũng được biết đến là một người rất cẩn thận và kỹ tính trong công việc. Tuy nhiên anh đã không tiêm phòng viêm màng não theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC, và đây rất có thể là nguyên nhân gây tử vong mặc dù dòng vi khuẩn Din đang nghiên cứu có thể kháng lại vắc-xin. May mắn là những người tiếp xúc với Din đã được điều trị kịp thời bằng kháng sinh và không ai trong số họ nhiễm bệnh.

Cao Anh Lâm
Theo Mnn

Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những nhà khoa học chết bởi nghiên cứu của chính mình

Nghiên cứu khoa học là một quá trình gian khổ và cũng ẩn chứa rất nhiều hiểm nguy. Các nhà khoa học có thể gặp các chấn thương không mong muốn, bị ốm hoặc

Nghiên cứu khoa học là một quá trình gian khổ và cũng ẩn chứa rất nhiều hiểm nguy. Các nhà khoa học có thể gặp các chấn thương không mong muốn, bị ốm hoặc thậm chí tử vong để đạt tới đích của vấn đề họ nghiên cứu. Dưới đây là một số nhà khoa học đã hy sinh vì những nghiên cứu của chính mình trong quá trình làm thí nghiệm.

 
Carl Scheel (1742-1786)

Ông là nhà hóa dược học thiên tài đã phát hiện ra rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi tiếng nhất là oxy (mặc dù nghiên cứu này sau đó được nhà khoa học Joseph Priestly xuất bản trước), molipden, vonfram, mangan và clo.
 


Carl Scheel


Vào thời đại của ông, chưa có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động cũng như người ta chưa biết hết về độc tính của các loại hóa chất. Carl còn có một thói quen xấu là sử dụng tất cả các giác quan để tiếp xúc với hóa chất, nhất là khứu giác và vị giác. Trong một lần thử hydro xyanua, mặc dù ông nghĩ mình sẽ an toàn nhưng do sự tích tụ cùng lúc các chất thủy ngân, chì, axit flohydric và một số chất khác đã khiến ông tử vong vì nhiễm độc kim loại nặng ở tuổi 44.

Elizabeth Fleischman Ascheim (1859-1905)

Sau khi nhà khoa học Wilhelm Conrad Röntgen phát minh ra tia X, cô gái người California Elizabeth Fleischman Ascheim đã từ bỏ công việc của một người thủ thư để theo học trường điện. Với sự sáng dạ của mình, cô nhanh chóng tốt nghiệp và mở cho mình phòng khám sử dụng tia X đầu tiên trên toàn nước Mỹ. Cùng với anh chồng của mình - một nhà vật lý học, cô đã say mê nghiên cứu về tác dụng của phương pháp chụp X-quang. Cả hai người đã dành nhiều ngày để chụp X-quang cơ thể nhau nhằm mục đích nghiên cứu.
 


Elizabeth Fleischman Ascheim


Cô đã chữa trị cho rất nhiều binh sĩ trong chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha rồi sau đó theo học chuyên ngành nha khoa, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực phóng xạ. Tuy nhiên, cô đã không hề tiến hành bất cứ biện pháp bảo hộ nào trong khi nghiên cứu cũng như chữa trị cho các bệnh nhân vì theo cô nói, nếu cô dùng đồ bảo hộ thì bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoải mái và an toàn. Cô đã bị nhiễm độc phóng xạ và mất năm 46 tuổi, và được xem như một người anh hùng trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ.

Alexander Bogdanov (1873-1928)

Alexander Bogdanov là nhà khoa học nổi tiếng người Nga. Ông đồng thời cũng là một bác sĩ, nhà kinh tế, nhà triết học, nhà khoa học tự nhiên, nhà văn viễn tưởng, nhà thơ, giáo viên, chính trị gia, nhà cách mạng và là người tiên phong của môn điều khiển học và khoa học tổ chức.
 


Alexander Bogdanov


Ông cũng là người sáng lập viện nghiên cứu về truyền máu đầu tiên trên thế giới - Viện truyền máu Liên Xô- vào năm 1926. Ông đã thực hiện 11 lần truyền máu vào chính cơ thể mình với tuyên bố truyền máu sẽ chữa khỏi bệnh hói đầu và cải thiện thị lực của ông. Thật không may, trong lần truyền cuối cùng, ông đã bị nhiễm sốt rét và lao rồi tử vong sau đó, để lại những nghiên cứu có giá trị về truyền máu cho con người.

Marie Curie (1867-1934)

Việc Henri Becquerel phát hiện ra phóng xạ năm 1896 đã khơi nguồn cảm hứng cho các nghiên cứu của đôi vợ chồng nhà khoa học nổi tiếng, Marie và Pierre Curie. Những nghiên cứu và phân tích tuyệt vời của họ đã tách được hai chất phóng xạ là poloni và radi.
 


Vợ chồng Marie-Pierre Curie


Marie đã dành cuộc sống của mình tiến hành nghiên cứu bức xạ và nghiên cứu bức xạ trị liệu, nhưng do bà phải tiếp xúc liên tục với chất phóng xạ, bà đã bị bệnh bạch cầu và qua đời năm 1934. Trong số rất nhiều giải thưởng, bà là người duy nhất nhận được hai giải thưởng Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau: hóa học và vật lý.

Haroutune (Harry) K. Daghlian Jr. (1921-1945)

 

Haroutune (Harry) K. Daghlian Jr


Nhà vật lý học người Mỹ Harry Daghlian đã tham gia vào kế hoạch Manhattan nổi tiếng tại phòng thí nghiệm quốc gia ở Los Alamos, New Mexico. Vào ngày 21-8-1945, trong một thí nghiệm về khối lượng, ông đã vô ý làm rơi một viên gạch vonfram cacbua vào lõi bom plutonium. Để tránh các phản ứng có hại xảy ra, ông phải dùng tay để nhấc gạch ra. Điều này đã làm ông bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ và tử vong 25 ngày sau đó.

Malcolm Casadaban (1949-2009)


Malcolm Casadaban


Giáo sư về di truyền học phân tử và sinh học tế bào và vi sinh học tại Đại học Chicago, Malcolm Casadaban đã thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về một loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm để rồi sau đó chính ông cũng bị nhiễm bệnh và tử vong. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và báo cáo phòng chống về vụ việc, vi khuẩn đã giết chết Malcolm và đồng thời cũng làm những nhân viên trong phòng thí nghiệm tử vong. Ông được chẩn đoán là nhiễm cả bệnh hemochromatosis, tức rối loạn chuyển hóa chất sắt sau khi tử vong. 

Richard Din (1987-2012)

Richard Din là một nhà khoa học làm việc tại Viện Nghiên cứu và Giáo dục Bắc California với nhiệm vụ nghiên cứu về một loại vắc-xin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn Neisseria meningitides - loại vi khuẩn gây chứng viêm màng não và nhiễm trùng máu. Trong quá trình nghiên cứu, Richard cảm thấy nhức đầu và buồn nôn, và vào sáng hôm sau các triệu chứng đã xấu đi nhanh chóng khiến Richard phải nhập viện. Richard Din đã chết 17 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên. Nguyên nhân là do anh đã bị nhiễm vi khuẩn viêm màng não. 


Richard Din (phải)


Không có sự cố hay tai nạn nào xảy ra trong khi nghiên cứu, và Din cũng được biết đến là một người rất cẩn thận và kỹ tính trong công việc. Tuy nhiên anh đã không tiêm phòng viêm màng não theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC, và đây rất có thể là nguyên nhân gây tử vong mặc dù dòng vi khuẩn Din đang nghiên cứu có thể kháng lại vắc-xin. May mắn là những người tiếp xúc với Din đã được điều trị kịp thời bằng kháng sinh và không ai trong số họ nhiễm bệnh.

Cao Anh Lâm
Theo Mnn

Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm