Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ triều Thanh
Hoàng Thị Phương Mai
Từ trước đến nay đã có khá nhiều học giả quan tâm tìm hiểu và đưa ra số liệu cụ thể về các đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang nhà Thanh, tiêu biểu trong số đó phải kể đến một số công trình và bài viết sau: Các sứ bộ do triều Nguyễn phái sang nhà Thanh(1)của Bửu Cầm, Chân dung các vua Nguyễn(2) của Đỗ Bang và Nguyễn Minh Tường, Sứ thần Việt Nam(3) của nhóm Nguyễn Thị Thảo cùng Phạm Văn Thắm và Nguyễn Kim Oanh, Bang giao Đại Việt(4) của Ngô Thế Long, Các chuyến đi sứ sang Trung Hoa thời Nguyễn(5) của Trần Đức Anh Sơn v.v… Qua đó có thể thấy rằng thành tựu của những người đi trước là rất đáng ghi nhận mà lớp người đi sau như chúng tôi cần phải học hỏi và kế thừa. Tuy nhiên, số liệu thống kê giữa các học giả có sự chênh lệch đáng kể và có những điểm chưa chuẩn xác, nguyên nhân có thể là do thống kê chưa đầy đủ hoặc mới chỉ căn cứ vào một hai bộ sử nhất định mà chưa có sự kết nối thông tin từ nhiều nguồn thư tịch khác nhau.
Chúng tôi nhận thấy quan điểm của các học giả đi trước và những người có liên quan ít nhiều đến lĩnh vực bang giao và đi sứ nước ta thời phong kiến chia thành hai luồng ý kiến: một số học giả cho rằng sứ thần nước ta sang Trung Quốc thực hiện bất kể sứ mệnh nào được triều đình giao phó đều được coi là đi sứ; trong khi đó một bộ phận không ít học giả lại cho rằng chỉ những phái đoàn được cử sang thực hiện sứ mệnh bang giao mới là đi sứ, còn khi sứ thần đảm nhiệm những công việc mang tính chất sự vụ như: trao trả tội phạm, hộ tống người bị bão giạt, mua hàng hóa v.v… được cho là đi công cán. Ở đây, chúng tôi không đi sâu phân tích và nhận định quan điểm nào là phù hợp hoặc không phù hợp, song căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, cơ cấu phái đoàn, tính chất và thể lệ giao thiệp của những phái đoàn sứ thần v.v…, đồng thời căn cứ vào cách gọi vốn có trong các bộ sử lớn như Đại Nam thực lục hay Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, chúng tôi cho rằng nên có sự chia tách giữa những sứ bộ đảm trách việc bang giao cấp tối cao giữa hai bên và những sứ bộ thực thi các sứ mệnh khác. Vậy nên chúng tôi vẫn gọi theo cách gọi truyền thống của phần đông những người đi trước là sứ bộ đi sứ và sứ bộ đi công cán.
Trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc triều Nguyễn, chúng tôi đã khảo sát, thống kê chi tiết những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Trung Quốc được ghi chép trong các bộ chính sử triều Nguyễn nhằm tạo nền tảng cho những bước nghiên cứu tiếp theo của mình. Với bài viết này, chúng tôi chưa đủ điều kiện để giới thiệu kết quả khảo sát về tất cả các phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Trung Quốc thực hiện mọi nhiệm vụ do triều đình giao phó, mà chỉ chú trọng đi sâu khảo sát những phái đoàn sứ bộ được cử đi sứ bang giao, còn những sứ bộ đi công cán chúng tôi xin được dành riêng ở bài viết sau.
I. Thông tin về những sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Yên Kinh qua các bộ sách sử triều Nguyễn
Kết quả thống kê các nguồn tin về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Thanh được ghi chép trong các bộ sử tiêu biểu của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục (ĐNTL), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (KĐĐNHĐSL), Đại Nam liệt truyện (ĐNLT), Quốc triều chính biên toát yếu (QTCBTY) v.v…, thu được như sau:
– ĐNTL ghi chép 26 phái đoàn sứ bộ sau (chúng tôi lấy tên của viên chánh sứ làm đại diện cho sứ bộ): 1. Trịnh Hoài Đức, 2. Lê Quang Định, 3. Lê Bá Phẩm, 4. Nguyễn Hữu Thận, 5. Vũ Trinh, 6. Nguyễn Du, 7. Hồ Công Thuận, 8. Nguyễn Xuân Tình, 9. Ngô Vị, 10. Hoàng Kim Hoán, 11. Hoàng Văn Quyền, 12. Nguyễn Trọng Vũ, 13. Hoàng Văn Đản, 14. Trần Văn Trung, 15. Phạm Thế Trung, 16. Lý Văn Phức, 17. Trương Hảo Hợp, 18. Bùi Quỹ, 19. Phan Tĩnh, 20. Phan Huy Vịnh, 21. Phạm Chi Hương, 22. Lê Tuấn, 23. Nguyễn Hữu Lập, 24. Phan Sĩ Thục, 25. Bùi Ân Niên, 26. Nguyễn Thuật. Ngoài ra, ĐNTL còn ghi nhận thông tin về những phái đoàn sứ bộ bị đình hoãn không thực hiện được chuyến đi vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ĐNTL không ghi rõ mục đích sai phái sứ bộ sang sứ.
– KĐĐNHĐSL ghi chép về 19 đoàn sứ bộ sau (chúng tôi kể tên vị chánh sứ làm đại diện cho sứ bộ): 1. Trịnh Hoài Đức, 2. Lê Quang Định, 3. Lê Bá Phẩm, 4. Nguyễn Hữu Thận, 5. Vũ Trinh, 6. Nguyễn Du, 7. Hồ Công Thuận, 8. Nguyễn Xuân Tình, 9. Ngô Vị, 10. Hoàng Văn Quyền, 11. Hoàng Kim Hoán, 12. Nguyễn Trọng Vũ, 13. Hoàng Văn Đản, 14. Trần Văn Trung, 15. Phạm Thế Trung, 16. Lý Văn Phức, 17. Trương Hảo Hợp, 18. Bùi Quỹ, 19. Phan Tĩnh.
– QTCBTY ghi chép về 10 sứ bộ sau: 1. Trịnh Hoài Đức, 2. Lê Quang Định, 3. Lê Bá Phẩm, 4. Nguyễn Hữu Thận, 5. Hồ Công Thuận, 6. Trần Bá Kiên, 7. Lê Tuấn, 8. Phan Sĩ Thục, 9. Bùi Ân Niên, 10. Nguyễn Thuật.
– Riêng ĐNLT được biên soạn theo từng mục truyện về sự tích và công trạng của những nhân vật tiêu biểu thời Nguyễn, đã cho thấy có 53 nhân vật từng được cử đi sứ sang Thanh, trong đó có 48 người giữ vai trò chánh phó sứ, 5 người là hành nhân hoặc thư ký sứ bộ.
So sánh thông tin có được qua các bộ sách sử triều Nguyễn, chúng tôi nhận thấy ĐNTL ghi chép đầy đủ nhất không chỉ về số lượng phái đoàn sứ bộ mà còn có khá nhiều thông tin khác liên quan đến sứ bộ như: chức tước và vai trò của từng thành viên sứ bộ, thời điểm sứ bộ được cắt cử đi, thời điểm về nước, nhiệm vụ được giao, v.v… Thêm nữa, ĐNTL là bộ sử biên niên do triều đình nhà Nguyễn tổ chức biên soạn, có nội dung ghi chép đầy đủ nhất, phong phú nhất về triều Nguyễn, đặc biệt trong giai đoạn triều Nguyễn vẫn giữ quyền tự chủ, chưa bị Pháp giành quyền kiểm soát và vẫn duy trì quan hệ bang giao với Trung Quốc. Do đó, chúng tôi chọn ĐNTL làm cơ sở, kết hợp đối chiếu với thông tin có được từ KĐĐNHĐSL, ĐNLT, QTCBTY nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến từng chuyến đi sứ của các vị sứ thần triều Nguyễn sang triều Thanh.
Như chúng ta đã thấy, cách thức biên chép của 4 bộ sử không đồng nhất, do vậy, để có sự nhất quán trong việc đối sánh thông tin, chúng tôi chọn đối chiếu giữa ĐNTL với KĐĐNHĐSL và QTCBTY trước sau đó mới bổ sung thông tin có được từ ĐNLT.
1. Đối chiếu thông tin giữa ĐNTL với KĐĐNHĐSL và QTCBTY
Qua đối chiếu thông tin về các phái đoàn sứ bộ đi sứ qua ĐNTL, KĐĐNHĐSL và QTCBTY, chúng tôi nhận thấy một số điểm khác biệt sau:
Thời Gia Long
ĐNTL và KĐĐNHĐSL ghi 8 sứ bộ, QTCBTY ghi 5 sứ bộ.
– Về sứ bộ Trịnh Hoài Đức, KĐĐNHĐSL ghi chức tước của 2 vị chánh sứ là Tham tri, còn ĐNTL và QTCBTY ghi cụ thể là Hữu Tham tri.
– Về sứ bộ Lê Quang Định, cả ba bộ sách đều ghi chép thông tin giống nhau.
– Về sứ bộ Lê Bá Phẩm, ĐNTL không nêu chức tước của phó sứ Trần Minh Nghĩa, QTCBTY không ghi chức tước của cả sứ bộ.
– Về sứ bộ Nguyễn Hữu Thận, QTCBTY chỉ ghi tên chánh sứ và không nêu mục đích sang sứ, còn ĐNTL và KĐĐNHĐSL đều ghi đầy đủ sứ bộ và mục đích sang sứ.
– Về sứ bộ Vũ Trinh, QTCBTY không đề cập đến sứ bộ này trong khi ĐNTL và KĐĐNHĐSL đều có thông tin trùng khớp.
– Về sứ bộ Nguyễn Du, QTCBTY không thấy nêu trong khi cả ĐNTL và KĐĐNHĐSL đều có đầy đủ thông tin.
– Về sứ bộ Hồ Công Thuận, ĐNTL và QTCBTY không ghi rõ mục đích sang sứ, còn KĐĐNHĐSL cho là sang nộp cống. Thêm nữa, ĐNTL và QTCBTY ghi chức tước của phó sứ Nguyễn Huy Trinh là Tham hiệp Lạng Sơn, trong khi KĐĐNHĐSL ghi là Thiêm sự.
– Về sứ bộ Nguyễn Xuân Tình, ĐNTL chép là sang nộp cống 2 kỳ Đinh Sửu và Kỷ Mão, trong khi đó KĐĐNHĐSL ghi là sang mừng thọ vua Gia Khánh 60 tuổi, QTCBTY không thấy ghi.
Thời Minh Mệnh
ĐNTL và KĐĐNHĐSL ghi nhận có 7 sứ bộ đi sứ sang nhà Thanh dưới thời vua Minh Mệnh, trong khi đó QTCBTY chỉ có thông tin không đầy đủ về sứ bộ duy nhất là Trần Bá Kiên. Trong 2 bộ ĐNTL và KĐĐNHĐSL, Trần Bá Kiên là Giáp phó sứ của sứ bộ Ngô Vị, nhưng trong QTCBTY lại được nêu tên đại diện cho sứ bộ có lẽ là bởi vì Chánh sứ Ngô Vị ốm mất ở phủ Nam Ninh trên đường sang sứ, nên Trần Bá Kiên thay thế đại diện cho sứ bộ. Vì vậy, chúng tôi chỉ đối chiếu thông tin giữa ĐNTL và KĐĐNHĐSL và thu được kết quả như sau:
Ngoại trừ sứ bộ Ngô Vị sang sứ năm Minh Mệnh nguyên niên, các sứ bộ còn lại đều có sự chênh lệch về thời điểm đi sứ giữa 2 bộ sử này, ĐNTL ghi năm trước thì KĐĐNHĐSL ghi năm sau.
– Về sứ bộ Ngô Vị, ĐNTL không ghi rõ mục đích sang sứ, còn KĐĐNHĐSL ghi là sang cáo phó và xin phong.
– Về sứ bộ Hoàng Văn Quyền, ĐNTL ghi thời điểm cử sang sứ là năm Minh Mệnh thứ 5, trong khi KĐĐNHĐSL ghi là năm thứ 6.
– Về sứ bộ Hoàng Kim Hoán cũng có cùng sự khác biệt như sứ bộ Hoàng Văn Quyền vì 2 sứ bộ này sang sứ cùng một dịp.
– Về sứ bộ Nguyễn Trọng Vũ, ĐNTL ghi thời điểm cử sang sứ là năm Minh Mệnh thứ 9 trong khi KĐĐNHĐSL ghi là năm thứ 10.
– Về sứ bộ Hoàng Văn Đản, ĐNTL ghi thời điểm sai sang sứ là năm Minh Mệnh thứ 11 trong khi KĐĐNHĐSL ghi là năm thứ 12; ĐNTL không ghi mục đích sang sứ, KĐĐNHĐSL ghi là sang mừng thọ vua Đạo Quang 50 tuổi; ĐNTL ghi chức tước của Phan Huy Chú là Thị giảng, còn KĐĐNHĐSL ghi là Thị độc.
– Về sứ bộ Trần Văn Trung, ĐNTL ghi năm cắt cử sang sứ là năm Minh Mệnh thứ 13, KĐĐNHĐSL ghi là năm 13; ĐNTL không ghi mục đích sang sứ, KĐĐNHĐSL ghi là sang theo lệ cống.
– Về sứ bộ Phạm Thế Trung, ĐNTL ghi năm cử đi sứ là năm Minh Mệnh thứ 17, còn KĐĐNHĐSL ghi mục năm thứ 18; ĐNTL không ghi mục đích sang sứ, KĐĐNHĐSL ghi là sang theo lệ cống; ĐNTL ghi chức tước của Chánh sứ Phạm Thế Trung là Tả Thị lang Bộ Lễ, còn KĐĐNHĐSL ghi là Thị lang.
Thời Thiệu Trị
QTCBTY không thấy ghi chép về sứ bộ nào cho nên chúng tôi chỉ đối chiếu thông tin giữa ĐNTL và KĐĐNHĐSL. ĐNTL ghi nhận có 3 sứ bộ được cử đi sang sứ còn KĐĐNHĐSL cho rằng có 2 sứ bộ. Sở dĩ có độ chênh lệch giữa hai bộ sách này là do cách ghi thời điểm đi sứ của sứ bộ Bùi Quỹ không giống nhau, ĐNTL ghi là tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7, còn KĐĐNHĐSL ghi là năm Tự Đức nguyên niên. Ở đây, chúng tôi căn cứ vào tính chất và mục đích đi sứ của sứ bộ này là nhằm báo tang vua Thiệu Trị và xin phong cho vua Tự Đức, do đó chúng tôi tạm xếp sứ bộ này vào thời Tự Đức.
– Về sứ bộ Lý Văn Phức, ĐNTL ghi chức tước của Giáp phó sứ Nguyễn Đức Hoạt là Hữu Thị lang, còn KĐĐNHĐSL ghi là Thị lang.
– Về sứ bộ Trương Hảo Hợp, ĐNTL không thấy ghi mục đích đi sứ, còn KĐĐNHĐSL ghi mục đích là để tạ ơn. ĐNTL ghi chức tước của Trương Hảo Hợp là Hữu Thị lang Bộ Lễ, còn KĐĐNHĐSL ghi là Tả Thị lang Bộ Lễ.
Thời Tự Đức
ĐNTL ghi nhận có 9 sứ bộ đi sứ sang nhà Thanh, trong khi KĐĐNHĐSL chỉ ghi chép thông tin đi sứ sang Thanh cho đến năm Tự Đức thứ 3, còn QTCBTY chép về 5 sứ bộ kèm theo tên của các vị sứ thần và các yếu tố thông tin khác chứ không ghi chức tước của họ.
– Về sứ bộ Bùi Quỹ, ĐNTL ghi là năm Thiệu Trị thứ 7, còn KĐĐNHĐSL ghi là Tự Đức nguyên niên; KĐĐNHĐSL ghi là sang xin phong, còn ĐNTL ghi rõ là sang cáo tang và xin phong vương ở Phú Xuân. QTCBTY không thấy chép.
– Về sứ bộ Phan Tĩnh, ĐNTL ghi chức tước của chánh sứ là Hữu Thị lang Bộ Lễ, của Ất phó sứ Nguyễn Văn Siêu là Thị giảng; KĐĐNHĐSL lần lượt ghi chức tước của các vị này là Bố chánh sứ Khánh Hòa và Thị độc. QTCBTY không thấy nói đến sứ bộ này.
– Về sứ bộ Lê Tuấn, Phan Sĩ Thục, Bùi Ân Niên, Nguyễn Thuật, các thông tin giữa ĐNTL và QTCBTY tương đối giống nhau.
– Về sứ bộ Nguyễn Hữu Lập, QTCBTY chỉ ghi tên chánh sứ và thời điểm đi sứ, không ghi tên hai vị phó sứ và mục đích sang sứ.
2. Đối chiếu thông tin giữa 3 bộ sử nêu trên với ĐNLT
Chúng tôi tiến hành thống kê thông tin có được từ từng nhân vật đi sứ trong ĐNLT, đối chiếu và bổ sung thông tin cho kết quả đối chiếu giữa 3 bộ sử nêu trên, nhận thấy một số khác biệt đáng kể sau:
– Theo ĐNLT, đầu năm Thiệu Trị, Hoàng Tế Mĩ được sung Chánh sứ sang Yên Kinh [19a], khi về được thăng Tả Thị lang, trong khi ĐNTL cho biết sứ bộ Hoàng Tế Mĩ được cắt cử sang tiến cống vào năm Minh Mệnh thứ 21, nhưng đến cuối năm thì vua mất cho nên sứ bộ dừng lại đợi lệnh không đi nữa.
– Trong một số trường hợp ĐNLT không ghi cụ thể năm sứ thần được cử đi sứ mà chỉ nói chung chung trong thời vua nào, chẳng hạn: Ngô Vị (Gia Long sơ), Phan Huy Chú (Minh Mệnh), Nguyễn Huy Trinh (Gia Long), Phan Sĩ Thực (một thời gian sau năm Tự Đức 20), Nguyễn Hữu Lập (Tự Đức) v.v…
– Một số trường hợp ĐNLT ghi mốc thời điểm đi sứ muộn hơn 1 năm so với ĐNTL. Ví dụ: Nguyễn Thu, Bùi Quỹ, Phạm Thế Trung, Nguyễn Văn Siêu v.v…
– Một số trường hợp ĐNLT ghi chức tước của sứ thần có sai khác nhất định so với ĐNTL, tiêu biểu như: Ngô Vị (ĐNTL ghi là Hữu Tham tri Bộ Lại, trong khi ĐNLT ghi là Hữu Tham tri Bộ Lễ), Lê Bá Phẩm (ĐNLT ghi là Hữu Tham tri Bộ Hình trong khi các sách khác ghi là Tham tri Bộ Hình), Bùi Quỹ (ĐNLT ghi là Hữu Tham tri Bộ Lễ, 3 sách khác ghi là Tham tri Bộ Hình), Hà Văn Quan (ĐNLT ghi là Thị giảng Học sĩ, còn ĐNTL ghi là Thị độc) v.v…
Sau khi tiến hành tổng hợp nguồn thông tin qua 4 bộ sách sử, ngoài những trường hợp sai khác không đáng kể như: Tham tri ghi là Hữu Tham tri, Thị độc ghi làm Thị giảng, Thị lang ghi làm Tả Thị lang; chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số trường hợp có sự khác biệt rõ rệt giữa các bộ sử, đặc biệt là về mốc thời điểm đi sứ của một số sứ bộ.
Đối với những trường hợp có sự khác biệt chút ít về chức tước phẩm hàm của các vị sứ thần, chúng tôi nhận thấy ĐNTL ghi chép cụ thể và có hệ thống hơn, do đó chúng tôi lựa chọn thông tin chủ yếu từ ĐNTL, bên cạnh đó có ghi kèm thông tin không trùng khít từ các bộ sử còn lại. Về mục đích sang sứ, có 5 trường hợp ĐNTL không ghi rõ, trong khi KĐĐNHĐSL ghi chép đầy đủ, chúng tôi chọn lấy thông tin từ KĐĐNHĐSL.
Để có được thông tin đa chiều và phong phú hơn, chúng tôi tìm đến những trước tác khi đi sứ của các vị sứ thần, đặc biệt là những tác phẩm được viết dưới dạng nhật ký đi sứ nhằm bổ sung thông tin về các phái đoàn sứ bộ.
II. Tham chiếu thông tin về những phái đoàn sứ bộ qua trước tác của các sứ thần
Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, chỉ tính riêng kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện đang lưu giữ hàng trăm văn bản trước tác của các vị sứ thần triều Nguyễn được sáng tác trong dịp đi sứ hoặc công cán sang Trung Quốc, chưa kể những áng văn thơ đi sứ được biên chép rải rác trong các tác phẩm Hán Nôm khác. Đây thực sự là một kho tàng tư liệu về mối quan hệ Việt Trung hồi thế kỷ XIX nói chung và về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ triều Thanh nói riêng.
Tuy nhiên, do khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ tập trung khai thác một số tác phẩm đem lại những thông tin bổ trợ cho vấn đề mà chúng tôi đang tìm hiểu, tiêu biểu như:
– Như Thanh nhật ký, A.102, do sứ bộ Lê Tuấn, Nguyễn Tư Giản và Hoàng Tịnh biên chép về chuyến đi sứ sang nhà Thanh tiến cống, khởi hành tháng 6 năm Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 21, về đến Nam Quan tháng 11 năm Tự Đức thứ 22.
– Phạm Ngư Đường Bắc sà nhật kỷ, do Phạm Hy Lượng soạn, ký hiệu A.848, cho biết sứ bộ gồm Chánh sứ Nguyễn Hữu Lập, Giáp phó sứ Phạm Hy Lượng và Ất phó sứ Trần Văn Chuẩn sang tạ ơn nhà Thanh đã phái Phùng Tử Tài sang hiệp sức tiễu trừ giặc Ngô Côn. Chuyến đi khởi hành từ kinh đô vào tháng 10 năm Tự Đức thứ 23 (1870) và trở về tới kinh đô tháng 9 năm Tự Đức thứ 25 (1872).
– Sứ trình chí lược thảo, A.2150, do Lý Văn Phức biên chép và Như Thanh sứ bộ Phan Huy Vịnh thi, A.2529 đều viết về chuyến đi sứ việc hiếu của sứ bộ Lý Văn Phức, Nguyễn Đức Hoạt, Bùi Phụ Phong. Sứ bộ được triều đình tuyển lựa tháng giêng năm Thiệu Trị nguyên niên, tháng 2 lên đường, đến Yên Kinh vào tháng 7.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thông tin từ một số tác phẩm khác của các sứ thần khác.
III. Tham chiếu thông tin về các sứ bộ qua sử sách Trung Quốc
Khi tìm hiểu bộ Thanh thực lục, chúng tôi nhận thấy bộ sách này có ghi chép một số thông tin về gần như tất cả các sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Yên Kinh: tên sứ bộ (tên vị Chánh sứ làm đại diện cho sứ bộ hoặc sứ bộ do Việt Nam Quốc vương sai phái), thời điểm sứ bộ chiêm cận Hoàng đế nhà Thanh, hoặc thời điểm nộp biểu và cống vật, thời điểm dự yến v.v… Qua đó, chúng ta có thể xác định được rằng những sứ bộ nào đã đặt chân sang Yên Kinh và họ đi giao thiệp về việc gì.
IV. Nhận xét chung
Sau khi tổng hợp các nguồn thông tin về các đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Yên Kinh qua một số bộ sách sử tiêu biểu của Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi tạm khái quát một vài điểm như sau:
– Về số lượng phái đoàn sứ bộ
Theo ĐNTL, tháng giêng năm Giáp Tý niên hiệu Gia Long năm thứ 3, triều Nguyễn bắt đầu thực hiện định lệ triều cống nhà Thanh: “Theo lệ bang giao cũ thì cứ 2 năm thì cống 1 lần, 4 năm một lần sai sứ sang cống. Trước ta gửi thư sang Thanh, người Thanh đưa thư trả lời nói việc tuế cống lấy năm Quý Hợi bắt đầu lễ cống 2 năm Quý Hợi và Ất Sửu” [4a, q.23, A.27/7]. Về sau thời hạn triều cống có thay đổi, theo KĐĐNHĐSL, triều đình nhà Nguyễn định lệ triều cống: “Lệ sang sứ nhà Thanh cứ 4 năm sai sứ đi 1 lần”(6). Ngoài ra, mỗi vị vua lên ngôi đều cử sứ bộ sang cầu phong, vua đời trước mất thì vua kế vị sai sứ sang báo tang, hay sau mỗi dịp nhà Thanh sai Khâm sứ sang sách phong cho vua mới và làm lễ tế vua đã mất, triều đình đều phái sứ bộ sang tạ ơn, hoặc có khi sai sứ sang mừng thọ vua nhà Thanh.
Qua các nguồn tư liệu lịch sử triều Nguyễn cho thấy, ĐNTL là bộ sử ghi chép đầy đủ thông tin nhất về các phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Yên Kinh – Trung Quốc thực hiện sứ mệnh bang giao. Như vậy, triều đình nhà Nguyễn đã phái 26 đoàn sứ bộ đi sứ bang giao, trong đó thời Gia Long cử 8 sứ bộ, thời Minh Mệnh cử 7 sứ bộ, thời Thiệu Trị cử 2 sứ bộ, thời Tự Đức cử 9 sứ bộ.
Nếu căn cứ vào những định lệ nêu trên, đáng lý ra trong hơn 80 năm trị vì với vai trò tự chủ, triều đình nhà Nguyễn đã cắt cử nhiều hơn con số 26 sứ bộ sang Thanh, song vì có những sứ bộ kiêm nhiệm hai ba nhiệm vụ cùng lúc hoặc bị đình hoãn vì một số lý do khác nhau cho nên số lượng sứ bộ dừng lại ở con số đó.
– Về sứ mệnh được giao
Như chúng tôi đã đề cập trên đây, triều đình nhà Nguyễn thường phái sứ bộ sang nhà Thanh vì những mục đích sau: tiến cống, cầu phong, tạ ơn, báo tang, chúc mừng v.v… Có những sứ bộ chỉ đảm trách duy nhất một nhiệm vụ, song cũng có không ít sứ bộ phải đảm đương hai nhiệm vụ cùng một thể, chẳng hạn sứ bộ Lê Bá Phẩm vừa sang tạ ơn nhà Thanh phong vương cho vua Gia Long vừa nộp cống, hoặc như sứ bộ Nguyễn Thuật vừa sang tuế cống vừa chuyển tờ sớ nói về tình hình giặc Thanh ở biên giới nước ta. Vì vậy, rất khó để phân định một cách rạch ròi rằng nhiệm vụ nào là chính, nhiệm vụ nào là phụ; sứ bộ nào sang tiến cống còn sứ bộ nào chỉ sang báo tang v.v… Do vậy, chúng tôi chọn cách thống kê số lượt sứ bộ đi sứ vì mục đích gì, sứ bộ nào kiêm nhiệm hai sứ mệnh cùng lúc thì tính đó như hai lượt; còn sứ bộ nào sang tiến cống gộp cho hai hoặc ba lần lệ cống trước đó thì cũng chỉ tính là 1 lượt tuế cống mà thôi. Khi đó, chúng ta có được kết quả về việc các triều đại vua nhà Nguyễn đã lần lượt cử sứ bộ sang Trung Hoa với các sứ mệnh như sau:
Triều đại | Số sứ bộ | Mục đích sang sứ | ||||||
Cáo ai | Cầu phong | Chúc mừng | Tạ ơn | Tuế cống | Trị an | Khác | ||
Gia Long | 8 | 0 | 1 | 2 | 1 | 5 | 1 | 1 |
Minh Mệnh | 7 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 0 | 0 |
Thiệu Trị | 2 | 1 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
Tự Đức | 9 | 1 | 1 | 0 | 1 | 6 | 3 | 0 |
– Về thành phần sứ bộ
Thời Gia Long, thành phần sứ bộ gồm 3 sứ thần, 3 lục sự, 9 hành nhân, 15 tùy tùng. Đến năm Minh Mệnh năm thứ 6, nước ta tiếp được tờ tư của nhà Thanh nói: hai đoàn sứ thần cùng sang, mỗi đoàn là 20 người. Vậy là đến đây đổi định lệ thành: 3 viên sứ thần, 8 hành nhân và 9 tùy tùng, cộng mỗi sứ bộ là 20 người(7).
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, triều Nguyễn đã cử 72 vị sứ thần sang sứ nhà Thanh, trong đó có một số vị đi sứ hai lần, tiêu biểu như: Ngô Vị, Nguyễn Đức Hoạt, Phạm Chi Hương, Phan Huy Chú, Nguyễn Trọng Vũ, Trương Hảo Hợp. Ngoài những vị trong sứ bộ, chúng tôi cũng được biết thêm thông tin về một số vị cũng tham gia vào các phái đoàn đi sứ nhưng họ chỉ giữ vai trò là thư ký, lục sự hoặc hành nhân, tiêu biểu như: Lâm Đề, Ngô Bá Nhân, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Đông, Phạm Hữu Nghi.
– Về chức tước và vai trò của sứ thần
Ba vị sứ thần trong sứ bộ gồm 1 vị Chánh sứ, 1 vị Giáp Phó sứ và 1 vị Ất phó sứ. Các vị này đều là những bậc đại quan, có tài ứng đối.
Qua số liệu thống kê cho thấy, sứ thần là người Bộ Lễ chiếm số lượng đông đảo nhất, tiếp đó là Hàn lâm viện, Bộ Lại v.v… Người giữ vai trò Chánh sứ thường là Thượng thư, Tả Thị lang, Hữu Thị lang hoặc Cần chánh điện Học sĩ. Thêm một đặc điểm nữa dễ nhận thấy là phần lớn các vị sứ thần trong sứ bộ thường được đổi bổ hoặc gia hàm chức tước trước khi sang sứ.
– Về thời điểm đi sứ
Sở dĩ xảy ra một số trường hợp có sự bất nhất giữa các bộ sử về ngày tháng năm đi sứ của sứ bộ là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Thời điểm tuyển lựa và giao trọng trách cho sứ bộ cách thời điểm sứ bộ lên đường thực hiện nhiệm vụ một khoảng thời gian nhất định. Sau khi chọn lựa sứ bộ, Bộ Lễ còn phải tiến hành một số thủ tục cơ bản sau: tư sang tỉnh Quảng Tây, nhờ chuyển đạt tới Yên Kinh hỏi xem sứ bộ định sang vào khoảng thời gian này, về việc này có phù hợp không. Nếu được thì triều đình nhà Thanh gửi thư lại phúc đáp rằng có thể sang được, còn nếu không phù hợp thì trả lời rằng nên hoãn lại hoặc thôi không cần sang nữa, vì lý do này lý do nọ. Rồi Bộ Lễ còn phải tư sang Quảng Tây hỏi về ngày tháng mở cửa quan, tư cho Bắc thành chuẩn bị tư trang, vật phẩm v.v… Nhìn chung, khoảng thời gian chuẩn bị này tương đối dài, tối thiểu cũng phải mất chừng ngót 2 tháng, tối đa có khi lên đến hàng nửa năm trời. Trong khi đó, có sách thì ghi thời điểm cắt cử sứ bộ, có sách lại chép thời điểm sứ bộ khởi hành.
+ Lại có trường hợp sang năm mới đến kỳ sang sứ, nhưng từ nửa cuối năm nay triều đình đã chọn sẵn sứ bộ. Sách sử ghi thời điểm chọn sứ bộ và nói thêm rằng sứ bộ đó sang năm mới lên đường, nhưng nếu người đọc sơ ý đọc lướt thì rất có thể nhầm đó là thời điểm sứ bộ đi sứ.
Vì vậy, để thống nhất trong cách ghi thời điểm sứ bộ sang sứ, chúng tôi chia tách thời điểm sứ bộ đi sứ thành hai thời điểm cụ thể hơn: thời điểm cắt cử sứ thần và thời điểm sứ bộ khởi hành.
– Về những sai sót trong các bản dịch tiếng Việt:
Chúng tôi nhận thấy trong một số trường hợp các bản dịch tiếng Việt của ĐNTL, KĐĐNHĐSL, QTCBTY, ĐNLT phiên âm chưa chính xác tên của các vị sứ thần, nhiều khi là do lỗi kỹ thuật, điều đó rất dễ gây nhầm lẫn đối với độc giả nếu như không tìm hiểu bản chữ Hán của những bộ sách này. Sau đây chúng tôi xin thống kê một số trường hợp tiêu biểu trong số đó: Nguyễn Thu 阮亻收phiên thành Nguyễn Du, Lâm Hoằng 林宏 phiên thành Lâm Hoàng, Lê Bá Phẩm 黎伯品phiên thành Lê Bá Khản, Trần Vân Đại 陳雲岱 phiên thành Trần Văn Đại, Nguyễn Hựu Bình 阮祐玶 phiên thành Nguyễn Hựu Bổng, Bùi Phụ Phong 裴輔豊 phiên thành Bùi Thụ Phong, Nguyễn Văn Siêu 阮文超 phiên thành Nguyễn Văn Diêu, Phan Huy Vịnh 潘輝泳 phiên thành Phan Vĩnh v.v…
– Về những sứ bộ bị đình hoãn
Ngoài những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ sang nhà Thanh đã hoàn thành sứ mệnh trở về, chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin về 6 sứ bộ khác phải đình hoãn chuyến sang sứ vì nhiều lý do khác nhau.
TT | Tên sứ bộ | Thời điểm được cắt cử | Lý do bị đình hoãn |
1 | Hoàng Kim Hoán
Phan Huy Thực Vũ Du |
T12 – Minh Mệnh thứ 2 (1821) | Người Thanh cho là nước ta đang có tang, báo hoãn sang cống, chờ kỳ sau sang nộp một thể. |
2 | Nguyễn Đình Tân
Phan Tĩnh Trần Huy Phác |
T10 – Minh Mệnh thứ 21 (1840)
|
Sứ bộ này và sứ bộ Hoàng Tế Mĩ sang năm mới đi, nhưng đến cuối năm thì vua mất nên cả 2 sứ bộ đều dừng lại đợi lệnh, không đi nữa. Năm sau triều đình phái sứ bộ khác. |
3 | Hoàng Tế Mĩ
Bùi Nhật Tiến Đặng Huy Thuật |
||
4 | Hoàng Tế Mĩ
Bùi Nhật Tiến Trương Hảo Hợp |
T3 – Thiệu Trị thứ 2 (1842) | Dự định cử sứ bộ này sang Thanh tạ ơn, nhưng sau tiếp được tin nhà thanh báo rằng để đến kỳ cống chính thức lần sau sang một thể, nên không phải đi nữa. |
5 | Phan Huy Vịnh
Trần Tiễn Thành Lê Đức |
T8 – Tự Đức thứ 2 (1849) | Triều đình định phái sứ bộ này sang đáp tạ, nhưng vua Thanh thấy sứ thường sang luôn, nên hoãn lại. |
6 | Hoàng Thiện Trường
Văn Đức Khuê Nguyễn Huy Kỷ |
T11 – Tự Đức thứ 13 (1860) | Vì tình hình Lưỡng Quảng chưa yên ổn, nhà Thanh báo lưu lại lần sau sẽ sang cống. |
V. Bảng thống kê những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang triều Thanh
Chúng tôi xác lập bảng thống kê về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn được cử sang triều Thanh bang giao với những yếu tố sau:
– Thời điểm đi sứ: chia thành 2 mục: (1) là thời điểm sứ thần được cắt cử, (2) là thời điểm sứ bộ khởi hành. Ở đây vì cách ghi chép của các sách không đồng nhất nên cách phân chia như thế chỉ mang ý nghĩa tương đối, trong mỗi trường hợp cần căn cứ vào xuất xứ thông tin kèm theo.
– Tên sứ bộ: ghi đầy đủ tên của cả 3 vị trong sứ bộ bằng cả tiếng Việt và chữ Hán theo thứ tự lần lượt từ Chánh sứ, Giáp phó sứ rồi đến Ất phó sứ.
– Chức vụ của từng thành viên sứ bộ trước khi đi sứ và được thăng bổ khi đi sứ, mục nào không có thông tin hoặc không có thay đổi gì thì bỏ trống.
– Nhiệm vụ: ghi vắn tắt sứ mệnh được giao.
– Nguồn sử liệu ghi chép thông tin về sứ bộ: ghi rõ địa chỉ ghi chép về sứ bộ trong các bộ sử viết bằng chữ Hán hiện đang được lưu giữ tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia, 清實錄Thanh thực lục.
– Thời điểm sứ bộ ở Yên Kinh: thông tin được trích dẫn từ Thanh thực lục. Tuy nhiên có trường hợp Thanh thực lục chỉ ghi chép một hoạt động của sứ bộ ở Yên Kinh, song cũng có trường hợp ghi chép 2 – 3 hoạt động khác nhau của sứ bộ, khi đó chúng tôi chọn thời điểm tiêu biểu là chiêm cận vua nhà Thanh hoặc trình quốc thư.
– Thời điểm sứ bộ về nước: ghi thời điểm kèm theo xuất xứ thông tin.
Trên đây là thông tin về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn được phái sang triều Thanh thực hiện sứ mệnh bang giao được chúng tôi tổng kết từ 4 bộ sử triều Nguyễn và 1 bộ sử nhà Thanh cùng một số trước tác của các vị sứ thần. Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn. Trong chặng đường nghiên cứu tiếp theo của mình, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm thông tin về lĩnh vực này từ những nguồn tư liệu khác nhằm hiệu chỉnh hoặc bổ sung những chi tiết cần thiết để ngày càng làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Chú thích:
(1) Bửu Cầm: Các sứ bộ do triều Nguyễn phái sang nhà Thanh. Tập san Sử địa, số 2/1966, tr.46-51.
(2) Đỗ Bang – Nguyễn Minh Tường: Chân dung các vua Nguyễn, Tập 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1996.
(3) Nguyễn Thị Thảo – Phạm Văn Thắm – Nguyễn Kim Oanh: Sứ thần Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin, H. 1996.
(4) Ngô Thế Long: Bang giao Đại Việt, tập 5, Nxb. Văn hóa – Thông tin, H. 2005.
(5) Trần Đức Anh Sơn: Các chuyến đi sứ sang Trung Hoa thời Nguyễn, in trong Huế – Triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2004.
(6,7) 欽定大南會典事例VHv.1570/20, tờ 1a.
(8) Bấy giờ chính khanh ở Lục bộ chưa có danh hiệu Thượng thư, nhân có mệnh đi sứ nên mới đặc gia chức ấy.
(9) KĐĐNHĐSL viết là 侃, bản dịch phiên là Khản (bản dịch, tập IVA, Nxb. Thuận Hóa, Huế 2005, tr.427).
(10) ĐNLT chép là Ngô Tuấn 吳俊 [6b, q26, sơ tập, VHv.1569/5], có các thông tin trùng với Ngô Vị.
(11) ĐNTL chép là sang nộp cống 2 năm Đinh Sửu và Kỷ Mão, còn KĐĐNHĐSL chép là sang mừng vua Gia Khánh thọ 60 tuổi. Thanh thực lục chép là sang mừng thọ. Vì vậy chúng tôi tạm thời ghi cả 2 việc là nộp cống và mừng thọ.
(12) Tháng 11, sứ bộ qua Nam Quan. Tháng 12, Chánh sứ Ngô Vị chết ở phủ Nam Ninh (vua Thanh hậu ban bạc lụa, đợi khi Phó sứ Trần Bá Kiên trở về sẽ cho quân hộ tống) (q6, k2, A.27/11). Tháng 4 năm MM2, sứ bộ đến Yên Kinh (16b, q10, k2, A.27/2).
(13) ĐNLT chép là Lang trung Bộ Lại [14b, q25, nhị tập, VHv.1569/9]
(14) Nguyên là Bùi Ngọc Quỳ, đến đây đổi làm Bùi Quỹ.
(15) Theo Như Yên dịch trình tấu thảo đóng chung trong Phương Đình văn loại của Nguyễn Văn Siêu VHv.839/1, tờ 26a.
(16) Chánh sứ Phan Tĩnh, Ất phó sứ Nguyễn Văn Siêu vào trước thềm cáo từ, mang quốc thư lên đường (khi ấy Giáp phó sứ là Mai Đức Thường và bọn người đi theo đã ra Hà Nội để đợi sẵn từ trước) [7b, q4, 4, 27/51]
(17) Sứ bộ này đã được phái đi từ năm Tự Đức thứ 2 nhưng sau lại đình, đến đây mới sai đi cả.
(18) Theo ĐNLT [19a, q24, T2, VHv.1569/9].
(19) Trước đấy 2 quận Nam, Thái nước Thanh vì việc quân chưa yên nên phải hoãn sứ bộ 3 lần trước vào các năm Đinh Tỵ, Tân Dậu và Ất Sửu. Khi đi vua cho thơ để khuyên.
(20) Như thanh nhật ký A.102 chép thời điểm về đến Nam Quan vào tháng 11 năm Tự Đức thứ 22.
(21) QTCBTY chép là về tháng 12 năm Tự Đức thứ 28 (1875) (91b, q5, R350)
(22) QTCBTY chép: Tháng 8 năm Bính Tí qua Nam Quan, tháng 3 năm nay về đến Nam Quan [102a, q5, R350].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 國 史 館: 大 南 實 錄 , A.27/1-66, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN). Tham khảo bản dịch Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học phiên dịch, Tập 1-10, Nxb. Giáo dục, H. 2004.
2. 內 閣 . 欽 定 大 南 會 典 事 例 , VHv.1570 /20-21, VNCHN. Tham khảo bản dịch Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Viện Sử học dịch, Nxb. Thuận Hóa, 2005.
3. 國史館: 大南列傳, VHv.1569/1-10, VNCHN. Tham khảo bản dịch Đại Nam liệt truyện Huế, Thuận Hóa 1993.
4. 國史館: 國朝正編撮要, ký hiệu R.349, R.350-351 Thư viện Quốc gia. Tham khảo bản dịch Quốc triều chính biên toát yếu, S. 1971.
5. 清 實 錄 . 中 華 書 局 . 北 京 . 1986./.
(Tạp chí Hán Nôm, số 6 (115) 2012; tr.51 – 68)
http://hannom.org.vn/detail.asp?param=2235&Catid=921
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ triều Thanh
Hoàng Thị Phương Mai
Từ trước đến nay đã có khá nhiều học giả quan tâm tìm hiểu và đưa ra số liệu cụ thể về các đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang nhà Thanh, tiêu biểu trong số đó phải kể đến một số công trình và bài viết sau: Các sứ bộ do triều Nguyễn phái sang nhà Thanh(1)của Bửu Cầm, Chân dung các vua Nguyễn(2) của Đỗ Bang và Nguyễn Minh Tường, Sứ thần Việt Nam(3) của nhóm Nguyễn Thị Thảo cùng Phạm Văn Thắm và Nguyễn Kim Oanh, Bang giao Đại Việt(4) của Ngô Thế Long, Các chuyến đi sứ sang Trung Hoa thời Nguyễn(5) của Trần Đức Anh Sơn v.v… Qua đó có thể thấy rằng thành tựu của những người đi trước là rất đáng ghi nhận mà lớp người đi sau như chúng tôi cần phải học hỏi và kế thừa. Tuy nhiên, số liệu thống kê giữa các học giả có sự chênh lệch đáng kể và có những điểm chưa chuẩn xác, nguyên nhân có thể là do thống kê chưa đầy đủ hoặc mới chỉ căn cứ vào một hai bộ sử nhất định mà chưa có sự kết nối thông tin từ nhiều nguồn thư tịch khác nhau.
Chúng tôi nhận thấy quan điểm của các học giả đi trước và những người có liên quan ít nhiều đến lĩnh vực bang giao và đi sứ nước ta thời phong kiến chia thành hai luồng ý kiến: một số học giả cho rằng sứ thần nước ta sang Trung Quốc thực hiện bất kể sứ mệnh nào được triều đình giao phó đều được coi là đi sứ; trong khi đó một bộ phận không ít học giả lại cho rằng chỉ những phái đoàn được cử sang thực hiện sứ mệnh bang giao mới là đi sứ, còn khi sứ thần đảm nhiệm những công việc mang tính chất sự vụ như: trao trả tội phạm, hộ tống người bị bão giạt, mua hàng hóa v.v… được cho là đi công cán. Ở đây, chúng tôi không đi sâu phân tích và nhận định quan điểm nào là phù hợp hoặc không phù hợp, song căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, cơ cấu phái đoàn, tính chất và thể lệ giao thiệp của những phái đoàn sứ thần v.v…, đồng thời căn cứ vào cách gọi vốn có trong các bộ sử lớn như Đại Nam thực lục hay Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, chúng tôi cho rằng nên có sự chia tách giữa những sứ bộ đảm trách việc bang giao cấp tối cao giữa hai bên và những sứ bộ thực thi các sứ mệnh khác. Vậy nên chúng tôi vẫn gọi theo cách gọi truyền thống của phần đông những người đi trước là sứ bộ đi sứ và sứ bộ đi công cán.
Trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc triều Nguyễn, chúng tôi đã khảo sát, thống kê chi tiết những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Trung Quốc được ghi chép trong các bộ chính sử triều Nguyễn nhằm tạo nền tảng cho những bước nghiên cứu tiếp theo của mình. Với bài viết này, chúng tôi chưa đủ điều kiện để giới thiệu kết quả khảo sát về tất cả các phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Trung Quốc thực hiện mọi nhiệm vụ do triều đình giao phó, mà chỉ chú trọng đi sâu khảo sát những phái đoàn sứ bộ được cử đi sứ bang giao, còn những sứ bộ đi công cán chúng tôi xin được dành riêng ở bài viết sau.
I. Thông tin về những sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Yên Kinh qua các bộ sách sử triều Nguyễn
Kết quả thống kê các nguồn tin về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Thanh được ghi chép trong các bộ sử tiêu biểu của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục (ĐNTL), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (KĐĐNHĐSL), Đại Nam liệt truyện (ĐNLT), Quốc triều chính biên toát yếu (QTCBTY) v.v…, thu được như sau:
– ĐNTL ghi chép 26 phái đoàn sứ bộ sau (chúng tôi lấy tên của viên chánh sứ làm đại diện cho sứ bộ): 1. Trịnh Hoài Đức, 2. Lê Quang Định, 3. Lê Bá Phẩm, 4. Nguyễn Hữu Thận, 5. Vũ Trinh, 6. Nguyễn Du, 7. Hồ Công Thuận, 8. Nguyễn Xuân Tình, 9. Ngô Vị, 10. Hoàng Kim Hoán, 11. Hoàng Văn Quyền, 12. Nguyễn Trọng Vũ, 13. Hoàng Văn Đản, 14. Trần Văn Trung, 15. Phạm Thế Trung, 16. Lý Văn Phức, 17. Trương Hảo Hợp, 18. Bùi Quỹ, 19. Phan Tĩnh, 20. Phan Huy Vịnh, 21. Phạm Chi Hương, 22. Lê Tuấn, 23. Nguyễn Hữu Lập, 24. Phan Sĩ Thục, 25. Bùi Ân Niên, 26. Nguyễn Thuật. Ngoài ra, ĐNTL còn ghi nhận thông tin về những phái đoàn sứ bộ bị đình hoãn không thực hiện được chuyến đi vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ĐNTL không ghi rõ mục đích sai phái sứ bộ sang sứ.
– KĐĐNHĐSL ghi chép về 19 đoàn sứ bộ sau (chúng tôi kể tên vị chánh sứ làm đại diện cho sứ bộ): 1. Trịnh Hoài Đức, 2. Lê Quang Định, 3. Lê Bá Phẩm, 4. Nguyễn Hữu Thận, 5. Vũ Trinh, 6. Nguyễn Du, 7. Hồ Công Thuận, 8. Nguyễn Xuân Tình, 9. Ngô Vị, 10. Hoàng Văn Quyền, 11. Hoàng Kim Hoán, 12. Nguyễn Trọng Vũ, 13. Hoàng Văn Đản, 14. Trần Văn Trung, 15. Phạm Thế Trung, 16. Lý Văn Phức, 17. Trương Hảo Hợp, 18. Bùi Quỹ, 19. Phan Tĩnh.
– QTCBTY ghi chép về 10 sứ bộ sau: 1. Trịnh Hoài Đức, 2. Lê Quang Định, 3. Lê Bá Phẩm, 4. Nguyễn Hữu Thận, 5. Hồ Công Thuận, 6. Trần Bá Kiên, 7. Lê Tuấn, 8. Phan Sĩ Thục, 9. Bùi Ân Niên, 10. Nguyễn Thuật.
– Riêng ĐNLT được biên soạn theo từng mục truyện về sự tích và công trạng của những nhân vật tiêu biểu thời Nguyễn, đã cho thấy có 53 nhân vật từng được cử đi sứ sang Thanh, trong đó có 48 người giữ vai trò chánh phó sứ, 5 người là hành nhân hoặc thư ký sứ bộ.
So sánh thông tin có được qua các bộ sách sử triều Nguyễn, chúng tôi nhận thấy ĐNTL ghi chép đầy đủ nhất không chỉ về số lượng phái đoàn sứ bộ mà còn có khá nhiều thông tin khác liên quan đến sứ bộ như: chức tước và vai trò của từng thành viên sứ bộ, thời điểm sứ bộ được cắt cử đi, thời điểm về nước, nhiệm vụ được giao, v.v… Thêm nữa, ĐNTL là bộ sử biên niên do triều đình nhà Nguyễn tổ chức biên soạn, có nội dung ghi chép đầy đủ nhất, phong phú nhất về triều Nguyễn, đặc biệt trong giai đoạn triều Nguyễn vẫn giữ quyền tự chủ, chưa bị Pháp giành quyền kiểm soát và vẫn duy trì quan hệ bang giao với Trung Quốc. Do đó, chúng tôi chọn ĐNTL làm cơ sở, kết hợp đối chiếu với thông tin có được từ KĐĐNHĐSL, ĐNLT, QTCBTY nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến từng chuyến đi sứ của các vị sứ thần triều Nguyễn sang triều Thanh.
Như chúng ta đã thấy, cách thức biên chép của 4 bộ sử không đồng nhất, do vậy, để có sự nhất quán trong việc đối sánh thông tin, chúng tôi chọn đối chiếu giữa ĐNTL với KĐĐNHĐSL và QTCBTY trước sau đó mới bổ sung thông tin có được từ ĐNLT.
1. Đối chiếu thông tin giữa ĐNTL với KĐĐNHĐSL và QTCBTY
Qua đối chiếu thông tin về các phái đoàn sứ bộ đi sứ qua ĐNTL, KĐĐNHĐSL và QTCBTY, chúng tôi nhận thấy một số điểm khác biệt sau:
Thời Gia Long
ĐNTL và KĐĐNHĐSL ghi 8 sứ bộ, QTCBTY ghi 5 sứ bộ.
– Về sứ bộ Trịnh Hoài Đức, KĐĐNHĐSL ghi chức tước của 2 vị chánh sứ là Tham tri, còn ĐNTL và QTCBTY ghi cụ thể là Hữu Tham tri.
– Về sứ bộ Lê Quang Định, cả ba bộ sách đều ghi chép thông tin giống nhau.
– Về sứ bộ Lê Bá Phẩm, ĐNTL không nêu chức tước của phó sứ Trần Minh Nghĩa, QTCBTY không ghi chức tước của cả sứ bộ.
– Về sứ bộ Nguyễn Hữu Thận, QTCBTY chỉ ghi tên chánh sứ và không nêu mục đích sang sứ, còn ĐNTL và KĐĐNHĐSL đều ghi đầy đủ sứ bộ và mục đích sang sứ.
– Về sứ bộ Vũ Trinh, QTCBTY không đề cập đến sứ bộ này trong khi ĐNTL và KĐĐNHĐSL đều có thông tin trùng khớp.
– Về sứ bộ Nguyễn Du, QTCBTY không thấy nêu trong khi cả ĐNTL và KĐĐNHĐSL đều có đầy đủ thông tin.
– Về sứ bộ Hồ Công Thuận, ĐNTL và QTCBTY không ghi rõ mục đích sang sứ, còn KĐĐNHĐSL cho là sang nộp cống. Thêm nữa, ĐNTL và QTCBTY ghi chức tước của phó sứ Nguyễn Huy Trinh là Tham hiệp Lạng Sơn, trong khi KĐĐNHĐSL ghi là Thiêm sự.
– Về sứ bộ Nguyễn Xuân Tình, ĐNTL chép là sang nộp cống 2 kỳ Đinh Sửu và Kỷ Mão, trong khi đó KĐĐNHĐSL ghi là sang mừng thọ vua Gia Khánh 60 tuổi, QTCBTY không thấy ghi.
Thời Minh Mệnh
ĐNTL và KĐĐNHĐSL ghi nhận có 7 sứ bộ đi sứ sang nhà Thanh dưới thời vua Minh Mệnh, trong khi đó QTCBTY chỉ có thông tin không đầy đủ về sứ bộ duy nhất là Trần Bá Kiên. Trong 2 bộ ĐNTL và KĐĐNHĐSL, Trần Bá Kiên là Giáp phó sứ của sứ bộ Ngô Vị, nhưng trong QTCBTY lại được nêu tên đại diện cho sứ bộ có lẽ là bởi vì Chánh sứ Ngô Vị ốm mất ở phủ Nam Ninh trên đường sang sứ, nên Trần Bá Kiên thay thế đại diện cho sứ bộ. Vì vậy, chúng tôi chỉ đối chiếu thông tin giữa ĐNTL và KĐĐNHĐSL và thu được kết quả như sau:
Ngoại trừ sứ bộ Ngô Vị sang sứ năm Minh Mệnh nguyên niên, các sứ bộ còn lại đều có sự chênh lệch về thời điểm đi sứ giữa 2 bộ sử này, ĐNTL ghi năm trước thì KĐĐNHĐSL ghi năm sau.
– Về sứ bộ Ngô Vị, ĐNTL không ghi rõ mục đích sang sứ, còn KĐĐNHĐSL ghi là sang cáo phó và xin phong.
– Về sứ bộ Hoàng Văn Quyền, ĐNTL ghi thời điểm cử sang sứ là năm Minh Mệnh thứ 5, trong khi KĐĐNHĐSL ghi là năm thứ 6.
– Về sứ bộ Hoàng Kim Hoán cũng có cùng sự khác biệt như sứ bộ Hoàng Văn Quyền vì 2 sứ bộ này sang sứ cùng một dịp.
– Về sứ bộ Nguyễn Trọng Vũ, ĐNTL ghi thời điểm cử sang sứ là năm Minh Mệnh thứ 9 trong khi KĐĐNHĐSL ghi là năm thứ 10.
– Về sứ bộ Hoàng Văn Đản, ĐNTL ghi thời điểm sai sang sứ là năm Minh Mệnh thứ 11 trong khi KĐĐNHĐSL ghi là năm thứ 12; ĐNTL không ghi mục đích sang sứ, KĐĐNHĐSL ghi là sang mừng thọ vua Đạo Quang 50 tuổi; ĐNTL ghi chức tước của Phan Huy Chú là Thị giảng, còn KĐĐNHĐSL ghi là Thị độc.
– Về sứ bộ Trần Văn Trung, ĐNTL ghi năm cắt cử sang sứ là năm Minh Mệnh thứ 13, KĐĐNHĐSL ghi là năm 13; ĐNTL không ghi mục đích sang sứ, KĐĐNHĐSL ghi là sang theo lệ cống.
– Về sứ bộ Phạm Thế Trung, ĐNTL ghi năm cử đi sứ là năm Minh Mệnh thứ 17, còn KĐĐNHĐSL ghi mục năm thứ 18; ĐNTL không ghi mục đích sang sứ, KĐĐNHĐSL ghi là sang theo lệ cống; ĐNTL ghi chức tước của Chánh sứ Phạm Thế Trung là Tả Thị lang Bộ Lễ, còn KĐĐNHĐSL ghi là Thị lang.
Thời Thiệu Trị
QTCBTY không thấy ghi chép về sứ bộ nào cho nên chúng tôi chỉ đối chiếu thông tin giữa ĐNTL và KĐĐNHĐSL. ĐNTL ghi nhận có 3 sứ bộ được cử đi sang sứ còn KĐĐNHĐSL cho rằng có 2 sứ bộ. Sở dĩ có độ chênh lệch giữa hai bộ sách này là do cách ghi thời điểm đi sứ của sứ bộ Bùi Quỹ không giống nhau, ĐNTL ghi là tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7, còn KĐĐNHĐSL ghi là năm Tự Đức nguyên niên. Ở đây, chúng tôi căn cứ vào tính chất và mục đích đi sứ của sứ bộ này là nhằm báo tang vua Thiệu Trị và xin phong cho vua Tự Đức, do đó chúng tôi tạm xếp sứ bộ này vào thời Tự Đức.
– Về sứ bộ Lý Văn Phức, ĐNTL ghi chức tước của Giáp phó sứ Nguyễn Đức Hoạt là Hữu Thị lang, còn KĐĐNHĐSL ghi là Thị lang.
– Về sứ bộ Trương Hảo Hợp, ĐNTL không thấy ghi mục đích đi sứ, còn KĐĐNHĐSL ghi mục đích là để tạ ơn. ĐNTL ghi chức tước của Trương Hảo Hợp là Hữu Thị lang Bộ Lễ, còn KĐĐNHĐSL ghi là Tả Thị lang Bộ Lễ.
Thời Tự Đức
ĐNTL ghi nhận có 9 sứ bộ đi sứ sang nhà Thanh, trong khi KĐĐNHĐSL chỉ ghi chép thông tin đi sứ sang Thanh cho đến năm Tự Đức thứ 3, còn QTCBTY chép về 5 sứ bộ kèm theo tên của các vị sứ thần và các yếu tố thông tin khác chứ không ghi chức tước của họ.
– Về sứ bộ Bùi Quỹ, ĐNTL ghi là năm Thiệu Trị thứ 7, còn KĐĐNHĐSL ghi là Tự Đức nguyên niên; KĐĐNHĐSL ghi là sang xin phong, còn ĐNTL ghi rõ là sang cáo tang và xin phong vương ở Phú Xuân. QTCBTY không thấy chép.
– Về sứ bộ Phan Tĩnh, ĐNTL ghi chức tước của chánh sứ là Hữu Thị lang Bộ Lễ, của Ất phó sứ Nguyễn Văn Siêu là Thị giảng; KĐĐNHĐSL lần lượt ghi chức tước của các vị này là Bố chánh sứ Khánh Hòa và Thị độc. QTCBTY không thấy nói đến sứ bộ này.
– Về sứ bộ Lê Tuấn, Phan Sĩ Thục, Bùi Ân Niên, Nguyễn Thuật, các thông tin giữa ĐNTL và QTCBTY tương đối giống nhau.
– Về sứ bộ Nguyễn Hữu Lập, QTCBTY chỉ ghi tên chánh sứ và thời điểm đi sứ, không ghi tên hai vị phó sứ và mục đích sang sứ.
2. Đối chiếu thông tin giữa 3 bộ sử nêu trên với ĐNLT
Chúng tôi tiến hành thống kê thông tin có được từ từng nhân vật đi sứ trong ĐNLT, đối chiếu và bổ sung thông tin cho kết quả đối chiếu giữa 3 bộ sử nêu trên, nhận thấy một số khác biệt đáng kể sau:
– Theo ĐNLT, đầu năm Thiệu Trị, Hoàng Tế Mĩ được sung Chánh sứ sang Yên Kinh [19a], khi về được thăng Tả Thị lang, trong khi ĐNTL cho biết sứ bộ Hoàng Tế Mĩ được cắt cử sang tiến cống vào năm Minh Mệnh thứ 21, nhưng đến cuối năm thì vua mất cho nên sứ bộ dừng lại đợi lệnh không đi nữa.
– Trong một số trường hợp ĐNLT không ghi cụ thể năm sứ thần được cử đi sứ mà chỉ nói chung chung trong thời vua nào, chẳng hạn: Ngô Vị (Gia Long sơ), Phan Huy Chú (Minh Mệnh), Nguyễn Huy Trinh (Gia Long), Phan Sĩ Thực (một thời gian sau năm Tự Đức 20), Nguyễn Hữu Lập (Tự Đức) v.v…
– Một số trường hợp ĐNLT ghi mốc thời điểm đi sứ muộn hơn 1 năm so với ĐNTL. Ví dụ: Nguyễn Thu, Bùi Quỹ, Phạm Thế Trung, Nguyễn Văn Siêu v.v…
– Một số trường hợp ĐNLT ghi chức tước của sứ thần có sai khác nhất định so với ĐNTL, tiêu biểu như: Ngô Vị (ĐNTL ghi là Hữu Tham tri Bộ Lại, trong khi ĐNLT ghi là Hữu Tham tri Bộ Lễ), Lê Bá Phẩm (ĐNLT ghi là Hữu Tham tri Bộ Hình trong khi các sách khác ghi là Tham tri Bộ Hình), Bùi Quỹ (ĐNLT ghi là Hữu Tham tri Bộ Lễ, 3 sách khác ghi là Tham tri Bộ Hình), Hà Văn Quan (ĐNLT ghi là Thị giảng Học sĩ, còn ĐNTL ghi là Thị độc) v.v…
Sau khi tiến hành tổng hợp nguồn thông tin qua 4 bộ sách sử, ngoài những trường hợp sai khác không đáng kể như: Tham tri ghi là Hữu Tham tri, Thị độc ghi làm Thị giảng, Thị lang ghi làm Tả Thị lang; chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số trường hợp có sự khác biệt rõ rệt giữa các bộ sử, đặc biệt là về mốc thời điểm đi sứ của một số sứ bộ.
Đối với những trường hợp có sự khác biệt chút ít về chức tước phẩm hàm của các vị sứ thần, chúng tôi nhận thấy ĐNTL ghi chép cụ thể và có hệ thống hơn, do đó chúng tôi lựa chọn thông tin chủ yếu từ ĐNTL, bên cạnh đó có ghi kèm thông tin không trùng khít từ các bộ sử còn lại. Về mục đích sang sứ, có 5 trường hợp ĐNTL không ghi rõ, trong khi KĐĐNHĐSL ghi chép đầy đủ, chúng tôi chọn lấy thông tin từ KĐĐNHĐSL.
Để có được thông tin đa chiều và phong phú hơn, chúng tôi tìm đến những trước tác khi đi sứ của các vị sứ thần, đặc biệt là những tác phẩm được viết dưới dạng nhật ký đi sứ nhằm bổ sung thông tin về các phái đoàn sứ bộ.
II. Tham chiếu thông tin về những phái đoàn sứ bộ qua trước tác của các sứ thần
Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, chỉ tính riêng kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện đang lưu giữ hàng trăm văn bản trước tác của các vị sứ thần triều Nguyễn được sáng tác trong dịp đi sứ hoặc công cán sang Trung Quốc, chưa kể những áng văn thơ đi sứ được biên chép rải rác trong các tác phẩm Hán Nôm khác. Đây thực sự là một kho tàng tư liệu về mối quan hệ Việt Trung hồi thế kỷ XIX nói chung và về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ triều Thanh nói riêng.
Tuy nhiên, do khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ tập trung khai thác một số tác phẩm đem lại những thông tin bổ trợ cho vấn đề mà chúng tôi đang tìm hiểu, tiêu biểu như:
– Như Thanh nhật ký, A.102, do sứ bộ Lê Tuấn, Nguyễn Tư Giản và Hoàng Tịnh biên chép về chuyến đi sứ sang nhà Thanh tiến cống, khởi hành tháng 6 năm Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 21, về đến Nam Quan tháng 11 năm Tự Đức thứ 22.
– Phạm Ngư Đường Bắc sà nhật kỷ, do Phạm Hy Lượng soạn, ký hiệu A.848, cho biết sứ bộ gồm Chánh sứ Nguyễn Hữu Lập, Giáp phó sứ Phạm Hy Lượng và Ất phó sứ Trần Văn Chuẩn sang tạ ơn nhà Thanh đã phái Phùng Tử Tài sang hiệp sức tiễu trừ giặc Ngô Côn. Chuyến đi khởi hành từ kinh đô vào tháng 10 năm Tự Đức thứ 23 (1870) và trở về tới kinh đô tháng 9 năm Tự Đức thứ 25 (1872).
– Sứ trình chí lược thảo, A.2150, do Lý Văn Phức biên chép và Như Thanh sứ bộ Phan Huy Vịnh thi, A.2529 đều viết về chuyến đi sứ việc hiếu của sứ bộ Lý Văn Phức, Nguyễn Đức Hoạt, Bùi Phụ Phong. Sứ bộ được triều đình tuyển lựa tháng giêng năm Thiệu Trị nguyên niên, tháng 2 lên đường, đến Yên Kinh vào tháng 7.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thông tin từ một số tác phẩm khác của các sứ thần khác.
III. Tham chiếu thông tin về các sứ bộ qua sử sách Trung Quốc
Khi tìm hiểu bộ Thanh thực lục, chúng tôi nhận thấy bộ sách này có ghi chép một số thông tin về gần như tất cả các sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Yên Kinh: tên sứ bộ (tên vị Chánh sứ làm đại diện cho sứ bộ hoặc sứ bộ do Việt Nam Quốc vương sai phái), thời điểm sứ bộ chiêm cận Hoàng đế nhà Thanh, hoặc thời điểm nộp biểu và cống vật, thời điểm dự yến v.v… Qua đó, chúng ta có thể xác định được rằng những sứ bộ nào đã đặt chân sang Yên Kinh và họ đi giao thiệp về việc gì.
IV. Nhận xét chung
Sau khi tổng hợp các nguồn thông tin về các đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Yên Kinh qua một số bộ sách sử tiêu biểu của Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi tạm khái quát một vài điểm như sau:
– Về số lượng phái đoàn sứ bộ
Theo ĐNTL, tháng giêng năm Giáp Tý niên hiệu Gia Long năm thứ 3, triều Nguyễn bắt đầu thực hiện định lệ triều cống nhà Thanh: “Theo lệ bang giao cũ thì cứ 2 năm thì cống 1 lần, 4 năm một lần sai sứ sang cống. Trước ta gửi thư sang Thanh, người Thanh đưa thư trả lời nói việc tuế cống lấy năm Quý Hợi bắt đầu lễ cống 2 năm Quý Hợi và Ất Sửu” [4a, q.23, A.27/7]. Về sau thời hạn triều cống có thay đổi, theo KĐĐNHĐSL, triều đình nhà Nguyễn định lệ triều cống: “Lệ sang sứ nhà Thanh cứ 4 năm sai sứ đi 1 lần”(6). Ngoài ra, mỗi vị vua lên ngôi đều cử sứ bộ sang cầu phong, vua đời trước mất thì vua kế vị sai sứ sang báo tang, hay sau mỗi dịp nhà Thanh sai Khâm sứ sang sách phong cho vua mới và làm lễ tế vua đã mất, triều đình đều phái sứ bộ sang tạ ơn, hoặc có khi sai sứ sang mừng thọ vua nhà Thanh.
Qua các nguồn tư liệu lịch sử triều Nguyễn cho thấy, ĐNTL là bộ sử ghi chép đầy đủ thông tin nhất về các phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Yên Kinh – Trung Quốc thực hiện sứ mệnh bang giao. Như vậy, triều đình nhà Nguyễn đã phái 26 đoàn sứ bộ đi sứ bang giao, trong đó thời Gia Long cử 8 sứ bộ, thời Minh Mệnh cử 7 sứ bộ, thời Thiệu Trị cử 2 sứ bộ, thời Tự Đức cử 9 sứ bộ.
Nếu căn cứ vào những định lệ nêu trên, đáng lý ra trong hơn 80 năm trị vì với vai trò tự chủ, triều đình nhà Nguyễn đã cắt cử nhiều hơn con số 26 sứ bộ sang Thanh, song vì có những sứ bộ kiêm nhiệm hai ba nhiệm vụ cùng lúc hoặc bị đình hoãn vì một số lý do khác nhau cho nên số lượng sứ bộ dừng lại ở con số đó.
– Về sứ mệnh được giao
Như chúng tôi đã đề cập trên đây, triều đình nhà Nguyễn thường phái sứ bộ sang nhà Thanh vì những mục đích sau: tiến cống, cầu phong, tạ ơn, báo tang, chúc mừng v.v… Có những sứ bộ chỉ đảm trách duy nhất một nhiệm vụ, song cũng có không ít sứ bộ phải đảm đương hai nhiệm vụ cùng một thể, chẳng hạn sứ bộ Lê Bá Phẩm vừa sang tạ ơn nhà Thanh phong vương cho vua Gia Long vừa nộp cống, hoặc như sứ bộ Nguyễn Thuật vừa sang tuế cống vừa chuyển tờ sớ nói về tình hình giặc Thanh ở biên giới nước ta. Vì vậy, rất khó để phân định một cách rạch ròi rằng nhiệm vụ nào là chính, nhiệm vụ nào là phụ; sứ bộ nào sang tiến cống còn sứ bộ nào chỉ sang báo tang v.v… Do vậy, chúng tôi chọn cách thống kê số lượt sứ bộ đi sứ vì mục đích gì, sứ bộ nào kiêm nhiệm hai sứ mệnh cùng lúc thì tính đó như hai lượt; còn sứ bộ nào sang tiến cống gộp cho hai hoặc ba lần lệ cống trước đó thì cũng chỉ tính là 1 lượt tuế cống mà thôi. Khi đó, chúng ta có được kết quả về việc các triều đại vua nhà Nguyễn đã lần lượt cử sứ bộ sang Trung Hoa với các sứ mệnh như sau:
Triều đại | Số sứ bộ | Mục đích sang sứ | ||||||
Cáo ai | Cầu phong | Chúc mừng | Tạ ơn | Tuế cống | Trị an | Khác | ||
Gia Long | 8 | 0 | 1 | 2 | 1 | 5 | 1 | 1 |
Minh Mệnh | 7 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 0 | 0 |
Thiệu Trị | 2 | 1 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
Tự Đức | 9 | 1 | 1 | 0 | 1 | 6 | 3 | 0 |
– Về thành phần sứ bộ
Thời Gia Long, thành phần sứ bộ gồm 3 sứ thần, 3 lục sự, 9 hành nhân, 15 tùy tùng. Đến năm Minh Mệnh năm thứ 6, nước ta tiếp được tờ tư của nhà Thanh nói: hai đoàn sứ thần cùng sang, mỗi đoàn là 20 người. Vậy là đến đây đổi định lệ thành: 3 viên sứ thần, 8 hành nhân và 9 tùy tùng, cộng mỗi sứ bộ là 20 người(7).
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, triều Nguyễn đã cử 72 vị sứ thần sang sứ nhà Thanh, trong đó có một số vị đi sứ hai lần, tiêu biểu như: Ngô Vị, Nguyễn Đức Hoạt, Phạm Chi Hương, Phan Huy Chú, Nguyễn Trọng Vũ, Trương Hảo Hợp. Ngoài những vị trong sứ bộ, chúng tôi cũng được biết thêm thông tin về một số vị cũng tham gia vào các phái đoàn đi sứ nhưng họ chỉ giữ vai trò là thư ký, lục sự hoặc hành nhân, tiêu biểu như: Lâm Đề, Ngô Bá Nhân, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Đông, Phạm Hữu Nghi.
– Về chức tước và vai trò của sứ thần
Ba vị sứ thần trong sứ bộ gồm 1 vị Chánh sứ, 1 vị Giáp Phó sứ và 1 vị Ất phó sứ. Các vị này đều là những bậc đại quan, có tài ứng đối.
Qua số liệu thống kê cho thấy, sứ thần là người Bộ Lễ chiếm số lượng đông đảo nhất, tiếp đó là Hàn lâm viện, Bộ Lại v.v… Người giữ vai trò Chánh sứ thường là Thượng thư, Tả Thị lang, Hữu Thị lang hoặc Cần chánh điện Học sĩ. Thêm một đặc điểm nữa dễ nhận thấy là phần lớn các vị sứ thần trong sứ bộ thường được đổi bổ hoặc gia hàm chức tước trước khi sang sứ.
– Về thời điểm đi sứ
Sở dĩ xảy ra một số trường hợp có sự bất nhất giữa các bộ sử về ngày tháng năm đi sứ của sứ bộ là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Thời điểm tuyển lựa và giao trọng trách cho sứ bộ cách thời điểm sứ bộ lên đường thực hiện nhiệm vụ một khoảng thời gian nhất định. Sau khi chọn lựa sứ bộ, Bộ Lễ còn phải tiến hành một số thủ tục cơ bản sau: tư sang tỉnh Quảng Tây, nhờ chuyển đạt tới Yên Kinh hỏi xem sứ bộ định sang vào khoảng thời gian này, về việc này có phù hợp không. Nếu được thì triều đình nhà Thanh gửi thư lại phúc đáp rằng có thể sang được, còn nếu không phù hợp thì trả lời rằng nên hoãn lại hoặc thôi không cần sang nữa, vì lý do này lý do nọ. Rồi Bộ Lễ còn phải tư sang Quảng Tây hỏi về ngày tháng mở cửa quan, tư cho Bắc thành chuẩn bị tư trang, vật phẩm v.v… Nhìn chung, khoảng thời gian chuẩn bị này tương đối dài, tối thiểu cũng phải mất chừng ngót 2 tháng, tối đa có khi lên đến hàng nửa năm trời. Trong khi đó, có sách thì ghi thời điểm cắt cử sứ bộ, có sách lại chép thời điểm sứ bộ khởi hành.
+ Lại có trường hợp sang năm mới đến kỳ sang sứ, nhưng từ nửa cuối năm nay triều đình đã chọn sẵn sứ bộ. Sách sử ghi thời điểm chọn sứ bộ và nói thêm rằng sứ bộ đó sang năm mới lên đường, nhưng nếu người đọc sơ ý đọc lướt thì rất có thể nhầm đó là thời điểm sứ bộ đi sứ.
Vì vậy, để thống nhất trong cách ghi thời điểm sứ bộ sang sứ, chúng tôi chia tách thời điểm sứ bộ đi sứ thành hai thời điểm cụ thể hơn: thời điểm cắt cử sứ thần và thời điểm sứ bộ khởi hành.
– Về những sai sót trong các bản dịch tiếng Việt:
Chúng tôi nhận thấy trong một số trường hợp các bản dịch tiếng Việt của ĐNTL, KĐĐNHĐSL, QTCBTY, ĐNLT phiên âm chưa chính xác tên của các vị sứ thần, nhiều khi là do lỗi kỹ thuật, điều đó rất dễ gây nhầm lẫn đối với độc giả nếu như không tìm hiểu bản chữ Hán của những bộ sách này. Sau đây chúng tôi xin thống kê một số trường hợp tiêu biểu trong số đó: Nguyễn Thu 阮亻收phiên thành Nguyễn Du, Lâm Hoằng 林宏 phiên thành Lâm Hoàng, Lê Bá Phẩm 黎伯品phiên thành Lê Bá Khản, Trần Vân Đại 陳雲岱 phiên thành Trần Văn Đại, Nguyễn Hựu Bình 阮祐玶 phiên thành Nguyễn Hựu Bổng, Bùi Phụ Phong 裴輔豊 phiên thành Bùi Thụ Phong, Nguyễn Văn Siêu 阮文超 phiên thành Nguyễn Văn Diêu, Phan Huy Vịnh 潘輝泳 phiên thành Phan Vĩnh v.v…
– Về những sứ bộ bị đình hoãn
Ngoài những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ sang nhà Thanh đã hoàn thành sứ mệnh trở về, chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin về 6 sứ bộ khác phải đình hoãn chuyến sang sứ vì nhiều lý do khác nhau.
TT | Tên sứ bộ | Thời điểm được cắt cử | Lý do bị đình hoãn |
1 | Hoàng Kim Hoán
Phan Huy Thực Vũ Du |
T12 – Minh Mệnh thứ 2 (1821) | Người Thanh cho là nước ta đang có tang, báo hoãn sang cống, chờ kỳ sau sang nộp một thể. |
2 | Nguyễn Đình Tân
Phan Tĩnh Trần Huy Phác |
T10 – Minh Mệnh thứ 21 (1840)
|
Sứ bộ này và sứ bộ Hoàng Tế Mĩ sang năm mới đi, nhưng đến cuối năm thì vua mất nên cả 2 sứ bộ đều dừng lại đợi lệnh, không đi nữa. Năm sau triều đình phái sứ bộ khác. |
3 | Hoàng Tế Mĩ
Bùi Nhật Tiến Đặng Huy Thuật |
||
4 | Hoàng Tế Mĩ
Bùi Nhật Tiến Trương Hảo Hợp |
T3 – Thiệu Trị thứ 2 (1842) | Dự định cử sứ bộ này sang Thanh tạ ơn, nhưng sau tiếp được tin nhà thanh báo rằng để đến kỳ cống chính thức lần sau sang một thể, nên không phải đi nữa. |
5 | Phan Huy Vịnh
Trần Tiễn Thành Lê Đức |
T8 – Tự Đức thứ 2 (1849) | Triều đình định phái sứ bộ này sang đáp tạ, nhưng vua Thanh thấy sứ thường sang luôn, nên hoãn lại. |
6 | Hoàng Thiện Trường
Văn Đức Khuê Nguyễn Huy Kỷ |
T11 – Tự Đức thứ 13 (1860) | Vì tình hình Lưỡng Quảng chưa yên ổn, nhà Thanh báo lưu lại lần sau sẽ sang cống. |
V. Bảng thống kê những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang triều Thanh
Chúng tôi xác lập bảng thống kê về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn được cử sang triều Thanh bang giao với những yếu tố sau:
– Thời điểm đi sứ: chia thành 2 mục: (1) là thời điểm sứ thần được cắt cử, (2) là thời điểm sứ bộ khởi hành. Ở đây vì cách ghi chép của các sách không đồng nhất nên cách phân chia như thế chỉ mang ý nghĩa tương đối, trong mỗi trường hợp cần căn cứ vào xuất xứ thông tin kèm theo.
– Tên sứ bộ: ghi đầy đủ tên của cả 3 vị trong sứ bộ bằng cả tiếng Việt và chữ Hán theo thứ tự lần lượt từ Chánh sứ, Giáp phó sứ rồi đến Ất phó sứ.
– Chức vụ của từng thành viên sứ bộ trước khi đi sứ và được thăng bổ khi đi sứ, mục nào không có thông tin hoặc không có thay đổi gì thì bỏ trống.
– Nhiệm vụ: ghi vắn tắt sứ mệnh được giao.
– Nguồn sử liệu ghi chép thông tin về sứ bộ: ghi rõ địa chỉ ghi chép về sứ bộ trong các bộ sử viết bằng chữ Hán hiện đang được lưu giữ tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia, 清實錄Thanh thực lục.
– Thời điểm sứ bộ ở Yên Kinh: thông tin được trích dẫn từ Thanh thực lục. Tuy nhiên có trường hợp Thanh thực lục chỉ ghi chép một hoạt động của sứ bộ ở Yên Kinh, song cũng có trường hợp ghi chép 2 – 3 hoạt động khác nhau của sứ bộ, khi đó chúng tôi chọn thời điểm tiêu biểu là chiêm cận vua nhà Thanh hoặc trình quốc thư.
– Thời điểm sứ bộ về nước: ghi thời điểm kèm theo xuất xứ thông tin.
Trên đây là thông tin về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn được phái sang triều Thanh thực hiện sứ mệnh bang giao được chúng tôi tổng kết từ 4 bộ sử triều Nguyễn và 1 bộ sử nhà Thanh cùng một số trước tác của các vị sứ thần. Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn. Trong chặng đường nghiên cứu tiếp theo của mình, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm thông tin về lĩnh vực này từ những nguồn tư liệu khác nhằm hiệu chỉnh hoặc bổ sung những chi tiết cần thiết để ngày càng làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Chú thích:
(1) Bửu Cầm: Các sứ bộ do triều Nguyễn phái sang nhà Thanh. Tập san Sử địa, số 2/1966, tr.46-51.
(2) Đỗ Bang – Nguyễn Minh Tường: Chân dung các vua Nguyễn, Tập 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1996.
(3) Nguyễn Thị Thảo – Phạm Văn Thắm – Nguyễn Kim Oanh: Sứ thần Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin, H. 1996.
(4) Ngô Thế Long: Bang giao Đại Việt, tập 5, Nxb. Văn hóa – Thông tin, H. 2005.
(5) Trần Đức Anh Sơn: Các chuyến đi sứ sang Trung Hoa thời Nguyễn, in trong Huế – Triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2004.
(6,7) 欽定大南會典事例VHv.1570/20, tờ 1a.
(8) Bấy giờ chính khanh ở Lục bộ chưa có danh hiệu Thượng thư, nhân có mệnh đi sứ nên mới đặc gia chức ấy.
(9) KĐĐNHĐSL viết là 侃, bản dịch phiên là Khản (bản dịch, tập IVA, Nxb. Thuận Hóa, Huế 2005, tr.427).
(10) ĐNLT chép là Ngô Tuấn 吳俊 [6b, q26, sơ tập, VHv.1569/5], có các thông tin trùng với Ngô Vị.
(11) ĐNTL chép là sang nộp cống 2 năm Đinh Sửu và Kỷ Mão, còn KĐĐNHĐSL chép là sang mừng vua Gia Khánh thọ 60 tuổi. Thanh thực lục chép là sang mừng thọ. Vì vậy chúng tôi tạm thời ghi cả 2 việc là nộp cống và mừng thọ.
(12) Tháng 11, sứ bộ qua Nam Quan. Tháng 12, Chánh sứ Ngô Vị chết ở phủ Nam Ninh (vua Thanh hậu ban bạc lụa, đợi khi Phó sứ Trần Bá Kiên trở về sẽ cho quân hộ tống) (q6, k2, A.27/11). Tháng 4 năm MM2, sứ bộ đến Yên Kinh (16b, q10, k2, A.27/2).
(13) ĐNLT chép là Lang trung Bộ Lại [14b, q25, nhị tập, VHv.1569/9]
(14) Nguyên là Bùi Ngọc Quỳ, đến đây đổi làm Bùi Quỹ.
(15) Theo Như Yên dịch trình tấu thảo đóng chung trong Phương Đình văn loại của Nguyễn Văn Siêu VHv.839/1, tờ 26a.
(16) Chánh sứ Phan Tĩnh, Ất phó sứ Nguyễn Văn Siêu vào trước thềm cáo từ, mang quốc thư lên đường (khi ấy Giáp phó sứ là Mai Đức Thường và bọn người đi theo đã ra Hà Nội để đợi sẵn từ trước) [7b, q4, 4, 27/51]
(17) Sứ bộ này đã được phái đi từ năm Tự Đức thứ 2 nhưng sau lại đình, đến đây mới sai đi cả.
(18) Theo ĐNLT [19a, q24, T2, VHv.1569/9].
(19) Trước đấy 2 quận Nam, Thái nước Thanh vì việc quân chưa yên nên phải hoãn sứ bộ 3 lần trước vào các năm Đinh Tỵ, Tân Dậu và Ất Sửu. Khi đi vua cho thơ để khuyên.
(20) Như thanh nhật ký A.102 chép thời điểm về đến Nam Quan vào tháng 11 năm Tự Đức thứ 22.
(21) QTCBTY chép là về tháng 12 năm Tự Đức thứ 28 (1875) (91b, q5, R350)
(22) QTCBTY chép: Tháng 8 năm Bính Tí qua Nam Quan, tháng 3 năm nay về đến Nam Quan [102a, q5, R350].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 國 史 館: 大 南 實 錄 , A.27/1-66, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN). Tham khảo bản dịch Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học phiên dịch, Tập 1-10, Nxb. Giáo dục, H. 2004.
2. 內 閣 . 欽 定 大 南 會 典 事 例 , VHv.1570 /20-21, VNCHN. Tham khảo bản dịch Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Viện Sử học dịch, Nxb. Thuận Hóa, 2005.
3. 國史館: 大南列傳, VHv.1569/1-10, VNCHN. Tham khảo bản dịch Đại Nam liệt truyện Huế, Thuận Hóa 1993.
4. 國史館: 國朝正編撮要, ký hiệu R.349, R.350-351 Thư viện Quốc gia. Tham khảo bản dịch Quốc triều chính biên toát yếu, S. 1971.
5. 清 實 錄 . 中 華 書 局 . 北 京 . 1986./.
(Tạp chí Hán Nôm, số 6 (115) 2012; tr.51 – 68)
http://hannom.org.vn/detail.asp?param=2235&Catid=921