Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất năm 2016
Chín nhà khoa học từ 4 quốc gia (Hungary, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ) đã được trao giải Ig Vật lý với 2 phát hiện: tại sao ngựa bạch
Giới tính của chuột thay đổi khi mặc quần, ăn uống đi lại như dê, tìm ra "cá tính" cho viên đá... là một vài trong số những phát minh đoạt giải Ig Nobel năm nay.
Tiếp nối truyền thống trao giải cho những thành tựu nghiên cứu khoa học khiến người ta lăn ra cười trước rồi mới phải suy nghĩ, Ig Nobel lần thứ 26 vẫn được diễn ra tại trường ĐH Harvard (Mỹ). Giải này do Tạp chí khoa học vui Annals of Improbable Research (AIR) có trụ sở tại Mỹ tổ chức.
Các nhà khoa học cảm thấy vô cùng thích thú về giải thưởng Ig Nobel - giải thưởng "nhái" lại của giải Nobel danh giá. Điểm đặc biệt là Ig Nobel chuyên thiên về những phát minh hài hước, gây bất ngờ tới mức... nhảm nhí.
Và dưới đây là 10 giải Ig Nobel được trao trong năm 2016 này.
Ig Nobel Sinh sản: giới tính của chuột thay đổi khi được... mặc quần
Giải thưởng này được trao cho nhà niệu học người Ai Cập - Ahmed Shafik. Trong quá trình thiết kế quần cho chuột, ông phát hiện ra rằng, loại quần được may từ vải chứa chất sợi polyester sẽ kém hấp dẫn con cái hơn so với con đực mặc quần bằng vải sợi len hay cotton. Và điều này cũng có thể làm giảm sút mức độ hoạt động tình dục ở loài chuột.
Được biết, Ahmed Shafik đã từng công bố phát hiện này của mình vào năm 1993 trên tạp chí European Urology.
Ig Nobel Sinh học: sử dụng chân giả để sống cùng những con dê
Nhà khoa học người Anh - Thomas Thwaites vinh dự được nhận giải thưởng cao quý này. Để có được giải thưởng, ông đã sử dụng chân giả để có thể đi lại như một chú dê.
Không những thế, Thomas Thwaites còn dành 3 ngày để sống như dê thực sự - gặm cỏ (để an toàn đã được nấu chín) và kêu be be cùng với đàn dê ở dãy Alps ở Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Thomas Thwaites phải chia sẻ giải thưởng này cùng nhà khoa học người Anh - Charles Foster với ý tưởng "sống trong lốt thú". Ông Foster còn "máu" hơn khi thử sống giống như một con lửng, cáo, hươu đực, chim. Tất cả những trải nghiệm này đều được ghi lại trong cuốn sách Being a Beast.
Ig Nobel Nhận thức: nhìn thế giới qua khe hai chân
Giải thưởng này được trao cho hai nhà nghiên cứu của Nhật - Atsuki Higashiyama và Kohei Adachi với báo cáo về các vật thể trở nên khác biệt thế nào khi một người uốn cong cơ thể và quan sát chúng qua chân.
Ig Nobel Hòa bình: Về việc tiếp nhận và phát hiện chuyện tào lao giả danh thâm thúy
Gordon Pennycook và đồng nghiệp James Allan Cheyne, Nathaniel Barr, Derek Koehler và Jonathan Fugelsang được trao giải Ig Nobel Hòa bình với nghiên cứu mang tên: tiếp nhận và nhận biết chuyện tào lao giả danh thâm thúy.
Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu cách con người hiểu những phát ngôn vô nghĩa được bọc dưới lớp vỏ có nghĩa, bằng cách ghép những từ thông dụng một cách ngẫu nhiên thành cấu trúc câu đúng ngữ pháp nhưng lại nghe vô nghĩa.
Ig Nobel Hóa học: giải quyết vấn đề phát thải ô nhiễm của ô tô bằng cách giữ khí bên trong xe
Hãng xe hơi của Mỹ - Volskwagen "vinh dự" khi được trao giải thưởng này vì đã giải quyết vấn đề phát khí thải bằng việc cho xe tự động tạo ra ít khí thải hơn, đánh lừa khi cuộc thử nghiệm xe bắt đầu.
Volkswagen là công ty vừa bị tố cáo vi phạm luật phát thải của Mỹ khi lén lắp đặt các thiết bị nhốt giữ khí thải bên trong xe trong các cuộc kiểm nghiệm.
Ig Nobel Kinh tế: đi tìm "cá tính" cho những viên đá
Bộ ba nhà nghiên cứu Mark Avis, Sarah Forbes và Shelagh Ferguson đã nhận giải thưởng Ig Nobel Kinh tế vì đã tập trung tìm kiếm cá tính cho những viên đá từ góc độ bán hàng và marketing.
Các chuyên gia đã dày công tìm hiểu quan niệm quảng bá cá tính của sản phẩm có ảnh hưởng thế nào đến các mẩu đá.
Nghiên cứu cho thấy khi một người tiếp xúc với viên đá, họ có thể tạo ra những đặc tính con người cho viên đá đó. Kết luận được đưa ra là, quan niệm cá tính trong sản phẩm phải được tiếp cận theo cách cẩn thận hơn vì đến đá còn bị tác động.
Ig Nobel Tâm lý: đo tần suất nói dối của 1.000 người
Nhóm nghiên cứu của Mỹ, Canada, Đức, Bỉ và Hà Lan thắng giải trong lĩnh vực Tâm lý học nhờ công trình nghiên cứu về nói dối. Họ đã hỏi 1.000 người ưa nói dối về cảm nhận khi nói dối và khả năng nói dối giỏi đến mức nào.
Evelyne Debey và đồng nghiệp Maarten De Schryver, Gordon Logan, Kristina Suchotzki và Bruno Verschuere đến từ các nước Mỹ, Canada, Đức, Bỉ, Hà Lan đã thẳng giải trong lĩnh vực Tâm lý học nhờ công trình nghiên cứu về nói dối.
Cụ thể, họ đã hỏi 1.000 người có độ tuổi từ 6 - 77 tuổi về số lần họ đã nói dối. Sau đó, nhóm nghiên cứu quyết định xem có nên câu trả lời đó là thật hay không.
Mục tiêu của họ là để tìm ra tần suất cũng như mức độ tinh vi khi nói dối, khả năng điều chỉnh hành vi mỗi khi họ nói. Kết quả là, khả năng nói dối tinh vi được tôi luyện từ thời thơ ấu, và đạt mức xuất sắc ở tuổi vị thành niên và trở nên tồi tệ hơn ở tuổi trưởng thành. Nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 và đăng trên tạp chí Acta Psychologica.
Ig Nobel Y học: Ngứa bên trái hãy nhìn vào gương, gãi nửa thân bên phải và ngược lại
Giải thưởng này được trao cho các nhà khoa học người Đức. Theo đó, các chuyên gia phát hiện nếu một người bị ngứa cẳng tay trái, họ có thể nhìn vào gương và gãi cánh tay bên phải ở cùng vị trí đó hoặc ngược lại.
Phương pháp này cũng có ích với những người thường mắc chứng bệnh ngoài da, ngứa không chịu nổi. Lúc đó, hãy nhìn vào gương và gãi.
Ig Nobel Vật lý: vì sao chuồn chuồn bị hấp dẫn bởi bia mộ màu đen vàtại sao ngựa bạch thu hút ruồi trâu nhiều nhất
Chín nhà khoa học từ 4 quốc gia (Hungary, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ) đã được trao giải Ig Vật lý với 2 phát hiện: tại sao ngựa bạch thu hút ruồi trâu nhiều nhất và sao chuồn chuồn lại bị hấp dẫn bởi bia mộ màu đen.
Giới chuyên gia cho rằng, những hình ảnh phản chiếu ánh sáng cao phân cực và phân cực ngang, giống như mặt nước đã khiến chuồn chuồn bị hấp dẫn.
Ig Nobel Văn học: tự truyện về sự hài lòng khi sưu tập ruồi chết và ruồi chưa chết
Giải thương này được trao cho Fredrik Sjoberg với 3 quyển tự truyện về sự thỏa mãn của việc thu thập ruồi chết và cả ruồi sống.
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển
Giới tính của chuột thay đổi khi mặc quần, ăn uống đi lại như dê, tìm ra "cá tính" cho viên đá... là một vài trong số những phát minh đoạt giải Ig Nobel năm nay.
Tiếp nối truyền thống trao giải cho những thành tựu nghiên cứu khoa học khiến người ta lăn ra cười trước rồi mới phải suy nghĩ, Ig Nobel lần thứ 26 vẫn được diễn ra tại trường ĐH Harvard (Mỹ). Giải này do Tạp chí khoa học vui Annals of Improbable Research (AIR) có trụ sở tại Mỹ tổ chức.
Các nhà khoa học cảm thấy vô cùng thích thú về giải thưởng Ig Nobel - giải thưởng "nhái" lại của giải Nobel danh giá. Điểm đặc biệt là Ig Nobel chuyên thiên về những phát minh hài hước, gây bất ngờ tới mức... nhảm nhí.
Và dưới đây là 10 giải Ig Nobel được trao trong năm 2016 này.
Ig Nobel Sinh sản: giới tính của chuột thay đổi khi được... mặc quần
Giải thưởng này được trao cho nhà niệu học người Ai Cập - Ahmed Shafik. Trong quá trình thiết kế quần cho chuột, ông phát hiện ra rằng, loại quần được may từ vải chứa chất sợi polyester sẽ kém hấp dẫn con cái hơn so với con đực mặc quần bằng vải sợi len hay cotton. Và điều này cũng có thể làm giảm sút mức độ hoạt động tình dục ở loài chuột.
Được biết, Ahmed Shafik đã từng công bố phát hiện này của mình vào năm 1993 trên tạp chí European Urology.
Ig Nobel Sinh học: sử dụng chân giả để sống cùng những con dê
Nhà khoa học người Anh - Thomas Thwaites vinh dự được nhận giải thưởng cao quý này. Để có được giải thưởng, ông đã sử dụng chân giả để có thể đi lại như một chú dê.
Không những thế, Thomas Thwaites còn dành 3 ngày để sống như dê thực sự - gặm cỏ (để an toàn đã được nấu chín) và kêu be be cùng với đàn dê ở dãy Alps ở Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Thomas Thwaites phải chia sẻ giải thưởng này cùng nhà khoa học người Anh - Charles Foster với ý tưởng "sống trong lốt thú". Ông Foster còn "máu" hơn khi thử sống giống như một con lửng, cáo, hươu đực, chim. Tất cả những trải nghiệm này đều được ghi lại trong cuốn sách Being a Beast.
Ig Nobel Nhận thức: nhìn thế giới qua khe hai chân
Giải thưởng này được trao cho hai nhà nghiên cứu của Nhật - Atsuki Higashiyama và Kohei Adachi với báo cáo về các vật thể trở nên khác biệt thế nào khi một người uốn cong cơ thể và quan sát chúng qua chân.
Ig Nobel Hòa bình: Về việc tiếp nhận và phát hiện chuyện tào lao giả danh thâm thúy
Gordon Pennycook và đồng nghiệp James Allan Cheyne, Nathaniel Barr, Derek Koehler và Jonathan Fugelsang được trao giải Ig Nobel Hòa bình với nghiên cứu mang tên: tiếp nhận và nhận biết chuyện tào lao giả danh thâm thúy.
Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu cách con người hiểu những phát ngôn vô nghĩa được bọc dưới lớp vỏ có nghĩa, bằng cách ghép những từ thông dụng một cách ngẫu nhiên thành cấu trúc câu đúng ngữ pháp nhưng lại nghe vô nghĩa.
Ig Nobel Hóa học: giải quyết vấn đề phát thải ô nhiễm của ô tô bằng cách giữ khí bên trong xe
Hãng xe hơi của Mỹ - Volskwagen "vinh dự" khi được trao giải thưởng này vì đã giải quyết vấn đề phát khí thải bằng việc cho xe tự động tạo ra ít khí thải hơn, đánh lừa khi cuộc thử nghiệm xe bắt đầu.
Volkswagen là công ty vừa bị tố cáo vi phạm luật phát thải của Mỹ khi lén lắp đặt các thiết bị nhốt giữ khí thải bên trong xe trong các cuộc kiểm nghiệm.
Ig Nobel Kinh tế: đi tìm "cá tính" cho những viên đá
Bộ ba nhà nghiên cứu Mark Avis, Sarah Forbes và Shelagh Ferguson đã nhận giải thưởng Ig Nobel Kinh tế vì đã tập trung tìm kiếm cá tính cho những viên đá từ góc độ bán hàng và marketing.
Các chuyên gia đã dày công tìm hiểu quan niệm quảng bá cá tính của sản phẩm có ảnh hưởng thế nào đến các mẩu đá.
Nghiên cứu cho thấy khi một người tiếp xúc với viên đá, họ có thể tạo ra những đặc tính con người cho viên đá đó. Kết luận được đưa ra là, quan niệm cá tính trong sản phẩm phải được tiếp cận theo cách cẩn thận hơn vì đến đá còn bị tác động.
Ig Nobel Tâm lý: đo tần suất nói dối của 1.000 người
Nhóm nghiên cứu của Mỹ, Canada, Đức, Bỉ và Hà Lan thắng giải trong lĩnh vực Tâm lý học nhờ công trình nghiên cứu về nói dối. Họ đã hỏi 1.000 người ưa nói dối về cảm nhận khi nói dối và khả năng nói dối giỏi đến mức nào.
Evelyne Debey và đồng nghiệp Maarten De Schryver, Gordon Logan, Kristina Suchotzki và Bruno Verschuere đến từ các nước Mỹ, Canada, Đức, Bỉ, Hà Lan đã thẳng giải trong lĩnh vực Tâm lý học nhờ công trình nghiên cứu về nói dối.
Cụ thể, họ đã hỏi 1.000 người có độ tuổi từ 6 - 77 tuổi về số lần họ đã nói dối. Sau đó, nhóm nghiên cứu quyết định xem có nên câu trả lời đó là thật hay không.
Mục tiêu của họ là để tìm ra tần suất cũng như mức độ tinh vi khi nói dối, khả năng điều chỉnh hành vi mỗi khi họ nói. Kết quả là, khả năng nói dối tinh vi được tôi luyện từ thời thơ ấu, và đạt mức xuất sắc ở tuổi vị thành niên và trở nên tồi tệ hơn ở tuổi trưởng thành. Nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 và đăng trên tạp chí Acta Psychologica.
Ig Nobel Y học: Ngứa bên trái hãy nhìn vào gương, gãi nửa thân bên phải và ngược lại
Giải thưởng này được trao cho các nhà khoa học người Đức. Theo đó, các chuyên gia phát hiện nếu một người bị ngứa cẳng tay trái, họ có thể nhìn vào gương và gãi cánh tay bên phải ở cùng vị trí đó hoặc ngược lại.
Phương pháp này cũng có ích với những người thường mắc chứng bệnh ngoài da, ngứa không chịu nổi. Lúc đó, hãy nhìn vào gương và gãi.
Ig Nobel Vật lý: vì sao chuồn chuồn bị hấp dẫn bởi bia mộ màu đen vàtại sao ngựa bạch thu hút ruồi trâu nhiều nhất
Chín nhà khoa học từ 4 quốc gia (Hungary, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ) đã được trao giải Ig Vật lý với 2 phát hiện: tại sao ngựa bạch thu hút ruồi trâu nhiều nhất và sao chuồn chuồn lại bị hấp dẫn bởi bia mộ màu đen.
Giới chuyên gia cho rằng, những hình ảnh phản chiếu ánh sáng cao phân cực và phân cực ngang, giống như mặt nước đã khiến chuồn chuồn bị hấp dẫn.
Ig Nobel Văn học: tự truyện về sự hài lòng khi sưu tập ruồi chết và ruồi chưa chết
Giải thương này được trao cho Fredrik Sjoberg với 3 quyển tự truyện về sự thỏa mãn của việc thu thập ruồi chết và cả ruồi sống.
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất năm 2016
Chín nhà khoa học từ 4 quốc gia (Hungary, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ) đã được trao giải Ig Vật lý với 2 phát hiện: tại sao ngựa bạch
Giới tính của chuột thay đổi khi mặc quần, ăn uống đi lại như dê, tìm ra "cá tính" cho viên đá... là một vài trong số những phát minh đoạt giải Ig Nobel năm nay.
Tiếp nối truyền thống trao giải cho những thành tựu nghiên cứu khoa học khiến người ta lăn ra cười trước rồi mới phải suy nghĩ, Ig Nobel lần thứ 26 vẫn được diễn ra tại trường ĐH Harvard (Mỹ). Giải này do Tạp chí khoa học vui Annals of Improbable Research (AIR) có trụ sở tại Mỹ tổ chức.
Các nhà khoa học cảm thấy vô cùng thích thú về giải thưởng Ig Nobel - giải thưởng "nhái" lại của giải Nobel danh giá. Điểm đặc biệt là Ig Nobel chuyên thiên về những phát minh hài hước, gây bất ngờ tới mức... nhảm nhí.
Và dưới đây là 10 giải Ig Nobel được trao trong năm 2016 này.
Ig Nobel Sinh sản: giới tính của chuột thay đổi khi được... mặc quần
Giải thưởng này được trao cho nhà niệu học người Ai Cập - Ahmed Shafik. Trong quá trình thiết kế quần cho chuột, ông phát hiện ra rằng, loại quần được may từ vải chứa chất sợi polyester sẽ kém hấp dẫn con cái hơn so với con đực mặc quần bằng vải sợi len hay cotton. Và điều này cũng có thể làm giảm sút mức độ hoạt động tình dục ở loài chuột.
Được biết, Ahmed Shafik đã từng công bố phát hiện này của mình vào năm 1993 trên tạp chí European Urology.
Ig Nobel Sinh học: sử dụng chân giả để sống cùng những con dê
Nhà khoa học người Anh - Thomas Thwaites vinh dự được nhận giải thưởng cao quý này. Để có được giải thưởng, ông đã sử dụng chân giả để có thể đi lại như một chú dê.
Không những thế, Thomas Thwaites còn dành 3 ngày để sống như dê thực sự - gặm cỏ (để an toàn đã được nấu chín) và kêu be be cùng với đàn dê ở dãy Alps ở Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Thomas Thwaites phải chia sẻ giải thưởng này cùng nhà khoa học người Anh - Charles Foster với ý tưởng "sống trong lốt thú". Ông Foster còn "máu" hơn khi thử sống giống như một con lửng, cáo, hươu đực, chim. Tất cả những trải nghiệm này đều được ghi lại trong cuốn sách Being a Beast.
Ig Nobel Nhận thức: nhìn thế giới qua khe hai chân
Giải thưởng này được trao cho hai nhà nghiên cứu của Nhật - Atsuki Higashiyama và Kohei Adachi với báo cáo về các vật thể trở nên khác biệt thế nào khi một người uốn cong cơ thể và quan sát chúng qua chân.
Ig Nobel Hòa bình: Về việc tiếp nhận và phát hiện chuyện tào lao giả danh thâm thúy
Gordon Pennycook và đồng nghiệp James Allan Cheyne, Nathaniel Barr, Derek Koehler và Jonathan Fugelsang được trao giải Ig Nobel Hòa bình với nghiên cứu mang tên: tiếp nhận và nhận biết chuyện tào lao giả danh thâm thúy.
Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu cách con người hiểu những phát ngôn vô nghĩa được bọc dưới lớp vỏ có nghĩa, bằng cách ghép những từ thông dụng một cách ngẫu nhiên thành cấu trúc câu đúng ngữ pháp nhưng lại nghe vô nghĩa.
Ig Nobel Hóa học: giải quyết vấn đề phát thải ô nhiễm của ô tô bằng cách giữ khí bên trong xe
Hãng xe hơi của Mỹ - Volskwagen "vinh dự" khi được trao giải thưởng này vì đã giải quyết vấn đề phát khí thải bằng việc cho xe tự động tạo ra ít khí thải hơn, đánh lừa khi cuộc thử nghiệm xe bắt đầu.
Volkswagen là công ty vừa bị tố cáo vi phạm luật phát thải của Mỹ khi lén lắp đặt các thiết bị nhốt giữ khí thải bên trong xe trong các cuộc kiểm nghiệm.
Ig Nobel Kinh tế: đi tìm "cá tính" cho những viên đá
Bộ ba nhà nghiên cứu Mark Avis, Sarah Forbes và Shelagh Ferguson đã nhận giải thưởng Ig Nobel Kinh tế vì đã tập trung tìm kiếm cá tính cho những viên đá từ góc độ bán hàng và marketing.
Các chuyên gia đã dày công tìm hiểu quan niệm quảng bá cá tính của sản phẩm có ảnh hưởng thế nào đến các mẩu đá.
Nghiên cứu cho thấy khi một người tiếp xúc với viên đá, họ có thể tạo ra những đặc tính con người cho viên đá đó. Kết luận được đưa ra là, quan niệm cá tính trong sản phẩm phải được tiếp cận theo cách cẩn thận hơn vì đến đá còn bị tác động.
Ig Nobel Tâm lý: đo tần suất nói dối của 1.000 người
Nhóm nghiên cứu của Mỹ, Canada, Đức, Bỉ và Hà Lan thắng giải trong lĩnh vực Tâm lý học nhờ công trình nghiên cứu về nói dối. Họ đã hỏi 1.000 người ưa nói dối về cảm nhận khi nói dối và khả năng nói dối giỏi đến mức nào.
Evelyne Debey và đồng nghiệp Maarten De Schryver, Gordon Logan, Kristina Suchotzki và Bruno Verschuere đến từ các nước Mỹ, Canada, Đức, Bỉ, Hà Lan đã thẳng giải trong lĩnh vực Tâm lý học nhờ công trình nghiên cứu về nói dối.
Cụ thể, họ đã hỏi 1.000 người có độ tuổi từ 6 - 77 tuổi về số lần họ đã nói dối. Sau đó, nhóm nghiên cứu quyết định xem có nên câu trả lời đó là thật hay không.
Mục tiêu của họ là để tìm ra tần suất cũng như mức độ tinh vi khi nói dối, khả năng điều chỉnh hành vi mỗi khi họ nói. Kết quả là, khả năng nói dối tinh vi được tôi luyện từ thời thơ ấu, và đạt mức xuất sắc ở tuổi vị thành niên và trở nên tồi tệ hơn ở tuổi trưởng thành. Nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 và đăng trên tạp chí Acta Psychologica.
Ig Nobel Y học: Ngứa bên trái hãy nhìn vào gương, gãi nửa thân bên phải và ngược lại
Giải thưởng này được trao cho các nhà khoa học người Đức. Theo đó, các chuyên gia phát hiện nếu một người bị ngứa cẳng tay trái, họ có thể nhìn vào gương và gãi cánh tay bên phải ở cùng vị trí đó hoặc ngược lại.
Phương pháp này cũng có ích với những người thường mắc chứng bệnh ngoài da, ngứa không chịu nổi. Lúc đó, hãy nhìn vào gương và gãi.
Ig Nobel Vật lý: vì sao chuồn chuồn bị hấp dẫn bởi bia mộ màu đen vàtại sao ngựa bạch thu hút ruồi trâu nhiều nhất
Chín nhà khoa học từ 4 quốc gia (Hungary, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ) đã được trao giải Ig Vật lý với 2 phát hiện: tại sao ngựa bạch thu hút ruồi trâu nhiều nhất và sao chuồn chuồn lại bị hấp dẫn bởi bia mộ màu đen.
Giới chuyên gia cho rằng, những hình ảnh phản chiếu ánh sáng cao phân cực và phân cực ngang, giống như mặt nước đã khiến chuồn chuồn bị hấp dẫn.
Ig Nobel Văn học: tự truyện về sự hài lòng khi sưu tập ruồi chết và ruồi chưa chết
Giải thương này được trao cho Fredrik Sjoberg với 3 quyển tự truyện về sự thỏa mãn của việc thu thập ruồi chết và cả ruồi sống.
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển