Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Những phi vụ bắc phạt của không quân việt nam .
Hồi ký của KQ Trần Đình Giao De Couteau
Với sự cộng tác của KQ Hoàng Bá Mỹ, KQ Nguyễn Kim Chung, KQ Phạm Quốc Tiến và KQ Nguyễn Văn Phước
* Thân tặng:
- Những anh em Kiểm báo đã làm việc với tôi tại TRUNG TÂM KIỂM BÁO 41 PANAMA CONTROL trong những năm 1964- 1965 và 1969 tại Đà Nẵng.
* Đồng kính tặng :
- Đại Tá Dương Thiệu Hùng, cựu Tư Lệnh KĐ 41, người đã hướng dẫn 6 phi tuần khu trục A1H oanh kích những vị trí quân cộng sản Bắc việt tại Đồng Hới ngày 28- 2- 1965, bị phòng không địch bắn trúng nhưng đã can đảm lái tầu về tới ngoài khơi vịnh Đà Nẵng, nhảy dù an toàn và được cứu cấp đưa về căn cứ.
- Tưởng niệm anh hùng phi công, cố Trung Tá Phạm Phú Quốc, Tư Lệnh KĐ 23CT, đã anh dũng đền nợ nước trong phi vụ oanh tạc căn cứ quân cộng sản Bắc việt tại Hà Tĩnh ngày 19- 4- 1965.
Trung tâm kiểm báo Panama.
VÀI HÀNG VỀ TRUNG TÂM KIỂM BÁO PANAMA:
TTKB Panama tọa lạc trên đỉnh núi Sơn Chà cao hơn 2,500 bộ trên bán đảo Tiên Sa trong vịnh Đà Nẵng. Phía Bắc là đèo Hải Vân, phía Tây là thành phố Đà Nẵng ngăn cách bởi con sông Hàn với một trục lộ giao thông duy nhất là cây cầu Trịnh Minh Thế, phía Đông là căn cứ Hải quân Tiên Sa và biển Nam Hải, phía Nam là làng Mỹ Khê với hai địa danh nổi tiếng là Ngũ hành sơn và bãi biển Mỹ Khê đã từng được Hollywood dùng làm bối cảnh cho một "show TV" rất nổi tiếng ăn khách trong cuộc chiến VN là "CHINA BEACH". Núi Sơn Chà còn có tên là "Núi khỉ" người Mỹ gọi là "Monkey mountain" vì có cả ngàn con khỉ sống trong khu rừng bao quanh núi, đặc biệt có loài khỉ được gọi là con "Giáo hoàng" vì những chú khỉ này có bộ lông ngũ sắc trông giống như mầu áo đức Giáo hoàng thường mặc khi hành lễ. Ngoài khỉ, còn có nhiều thú rừng khác như heo rừng, thỏ và loài nai nhỏ tý gọi là con "cheo"chỉ cao lối 25 đến 30 phân, thịt ăn rất thơm ngon.
Từ chân núi lên tới đỉnh là một đường đèo vòng vèo dài hơn 7 cây số, có khúc dốc cao tới 25%, xe chạy lên núi chỉ có thể chạy số một hoặc số hai mới leo nổi. Đỉnh núi Sơn Chà luôn luôn có mây mù bao phủ và lạnh, anh em kiểm báo gọi là "đỉnh ngàn năm mây bay".
Đài Kiểm Báo Panama Sơn Trà
Đài Panama do Không Quân Mỹ thiết lập năm 1961, được trang bị hai máy radar tối tân là FPS 20 (search radar)có tầm dò tìm phi cơ ở xa tới 500 miles và máy FPS100 (height finder)có thể khám phá thấy phi cơ bay cao trên 100 ngàn bộ.
PANAMA YỂM TRỢ HÀNH QUÂN VÀ NHỮNG PHI VỤ BẮC PHẠT:
Tôi được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Hành quân Trung Tâm Kiểm Báo Đà Nẵng tháng 6 năm 1964. Chỉ huy trưởng đài lúc đó là Đại úy Đặng Văn Tiếp (1). Tôi ở trong cư xá sĩ quan độc thân bên Không đoàn 41. Không Đoàn trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Kim Khánh, Không Đoàn Phó là Thiếu Tá Vũ Văn Ước . Tôi được cấp một xe Dodge 4x 4 làm phương tiện đi làm. Hàng ngày tôi phải lái xe 20 cây số từ căn cứ Đà Nẵng sang Sơn Chà rồi leo đèo hơn nửa tiếng lên đài trên đỉnh núi làm việc cho tới 4 giờ 30 chiều mới xuống núi trở về cư xá bên Không đoàn. Phòng hành quân TTKB của tôi có 3 toán hành quân làm việc luân phiên 24/24 do 3 sĩ quan Weapons Controller trách nhiệm là các Thiếu úy Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Mai và Hoàng Bá Mỹ(2), Sĩ quan Phụ tá HQ của tôi là Thiếu- úy Nguyễn Anh, sĩ quan Kỹ thuật là Thiếu úy Khiếu Thiện Kế (3). Công việc hàng ngày của Panama là phối hợp với Trung Tâm Hành Quân Không trợ I (ASOC 1) và Không Đoàn 41 theo dõi, yểm trợ những phi vụ hành quân oanh kích quân Việt cộng, tải thương, tiếp tế quân bạn , cấp cứu v.v...Ngoài ra, chúng tôi còn có nhiệm vụ kiểm soát vùng không phận trách nhiệm (air surveillance), theo dõi những phi vụ oanh tạc Bắc Việt của Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ và hoạt động của những phi cơ Mig của Trung Cộng trên đảo Hải Nam (cách Đà nẵng gần 500 dậm).
Cuối năm 64, Thiếu Tá Khánh du học, Thiếu Tá Ước thuyên chuyển về Bộ Chỉ huy Không chiến (AOC: Air operation center)ở Sài Gòn, Thiếu Tá Dương Thiệu Hùng được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Không Đoàn 41. Thiếu Tá Hùng là Giám Đốc Huấn luyện TTHLKQ Nha Trang những năm 60, 61 khi tôi là sĩ quan Phụ tá Trường Quân sự. Gặp lại tôi, anh rất vui mừng, bắt tôi đưa lên thăm cơ sở radar trên đỉnh núi và rất quan tâm đến nhiệm vụ của đài kiểm báo.
Đầu năm 1965, tình hình quân sự trở nên sôi động. Cộng sản Bắc việt đưa nhiều sư đoàn chính qui xâm nhập Quân Khu 2 và Quân Khu 1. Ngày 1- 2- 65, chúng tấn công căn cứ Pleiku phá hủy một số trực thăng của Hoa Kỳ, và đặt chất nổ phá hoại CLB hạ sĩ quan Mỹ ở Qui Nhơn, đồng thời pháo kích doanh trại quân đội Hoa Kỳ và VNCH ở Phước Tường gần căn cứ KQ Đà Nẵng.
Để trả đũa và cảnh cáo CS Bắc Việt, Hoa Kỳ cho nới rộng mục tiêu oanh tạc miền Bắc từ vĩ tuyến 17 cho đến vĩ tuyến 19. Từng đoàn khu trục F 100 và F 105 liên tục oanh tạc những vị trí địch từ Vĩnh Linh tới Đồng Hới, Hà Tĩnh. Không Quân VNCH cũng khởi sự tham gia những phi vụ Bắc phạt từ tháng 2- 65.
PHI VỤ BẮC PHẠT ĐẦU TIÊN.
ngày 5-2- 65, dưới sự chỉ huy dẫn đầu bởi Chuẩn-Tướng Tư Lệnh KQ Nguyễn Cao Kỳ diễn tiến như sau:
Trở về đài, Đ/úy Tiếp triệu tập một cuộc họp ở phòng hành quân chỉ thị cho Thiếu Úy Kế phòng Kỹ Thuật phải check tất cả các máy radar dò phương hướng (search radar), đo cao độ (height finder) , máy truyền tin, và radar scope trong tình trạng khả dụng 100%. Riêng phòng Hành quân, các sĩ quan Chỉ đạo trưởng và sĩ quan chỉ đạo phải đích thân điều khiển những HSQ radar operator giầu kinh nghiệm làm "flight following"phi vụ đặc biệt quan trọng này vì là phi vụ Bắc phạt đầu tiên của KQVN và do ông TLKQ hướng dẫn.
Sáng hôm sau, tôi sang đài sớm từ 6 giờ sáng cùng Thiếu úy Mỹ check accuracy của từng radar scope và cắt đặt những operator expert ngồi làm việc trong dark room ở các vị trí plotter, AST, ASS v.v..
Mỹ cũng nhờ counterpart là Tr/úy Peoples lo giúp về Rescue khi cần và thường xuyên liên lạc với các đài của Hoa kỳ là đài YANKEE (airborne radar) ở ngoài khơi vịnh Bắc Việt và đài PRETTY GIRL ở Đông Hà để nhờ họ cùng làm Flight following. Riêng tôi lo liên lạc với TACC/North Sector(USAF) để xin yểm trợ khi có phi cơ địch lên nghênh cản. Đúng giờ G, khoảng 1 giờ trưa , Panama nghe danh hiệu " Tiger Crystal 1" gọi trên tần số UHF, phi vụ Bắc phạt bắt đầu khởi sự. Thiếu úy Mỹ , sĩ quan chỉ đạo trưởng toán C và Th/úy Bàn, sĩ quan phụ tá ngồi trước một radar scope dưới sự quan sát của Đ/úy Tiếp và tôi. Sau khi Tiger Crystal liên lạc với Panama, tất cả đều im lặng vô tuyến...Chúng tôi bắt đầu hồi hộp theo dõi trên màn ảnh radar và tần số trực HQ. Theo ước tính thì thời gian từ giờ G cho đến TOT (time over target) vào khoảng 45 phút. Chỉ 45 phút thôi mà sao thấy dài thế. Tôi đứng cạnh máy radar Trung sĩ I Thành trưởng toán chăm chú quan sát. Tôi coi đồng hồ rồi bảo Mỹ:"còn 5 phút nữa, khi họ lấy cao độ vào mục tiêu mình sẽ có radar contact". Tôi tiếp tục nhìn giờ và "count down " ngầm trong bụng ...rồi ở những giây cuối cùng trên tần số...chúng tôi nghe rõ giọng (Đ/úy Tường mực):"2, 3, 4, 5, 6, 7, 8... 1 gọi: tất cả lấy cao độ, chuẩn bị vào mục tiêu". Tiếp theo là những tiếng micophone bấm "Bụp bụp", mấy phút sau trên màn ảnh radar bắt đầu thấy xuất hiện các chấm lân tinh di chuyển theo hướng mục tiêu đã kẻ sẵn. Rồi thình lình nghe trên tần số tiếng la " Một in...rồi Hai in... Ba in...cho đến Tám in...Các operator chăm chú theo dõi đếm đủ 8 chấm biểu hiệu 8 phi tuần trên scope đang di chuyển theo hướng ngược ra khơi lấy hướng Nam trở về căn cứ. 10 phút sau nghe Tiger Crystal 1 một gọi:" Panama, Tiger Crystal 1 gọi, over". Th/úy Mỹ trả lời:"Tiger Crystal1, Panama nghe bạn 5/5". Tiger Crystal1 báo cáo :"phi vụ hoàn tất, mọi người vô sự,chúng tôi trở về căn cứ, over". "Roger Tiger Crystal 1, congratulation , over". "Thank you Panama". Trên đường về, Tiger Crystal báo cáo có súng phòng không địch bắn lên lẻ tẻ nhưng chả ăn thua gì cả ! Sau đó, Panama chuyển giao Tiger Crystal sang tần số đài GCA hướng dẫn về đáp phi trường Đà Nẵng. Đ/úy Tiếp và tôi cùng toàn thể anh em toán hành quân C thở phào nhẹ nhõm và vui mừng khi thấy phi vụ hành quân Bắc phạt thành công mỹ mãn không tổn thất. Chúng tôi nghe anh em bên Không Đoàn kể lại : sau khi đáp, bước xuống parking, Tướng Kỳ đã được Thiếu Tướng Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 đích thân tới dưới cánh phi cơ đón và hai ông tướng đã "hug" nhau trong khi mọi người vỗ tay chào mừng dưới ống kính quay phim của đài truyền hình và máy ảnh của các phóng viên. Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 tuyên bố đặc biệt ân thưởng mỗi hoa tiêu tham dự phi vụ hành quân Bắc phạt Anh Dũng Bội tinh với nhành Dương liễu, các sĩ quan yểm trợ hành quân được tưởng thưởng ADBT với ngôi sao bạc, những quân nhân bảo trì phi cơ và vũ khí được tưởng thưởng ADBT với ngôi sao đồng. Thiếu Tướng TLQĐ còn ra lệnh cho trưng dụng nhà hàng Bạch Đằng ngoài bờ sông Hàn đêm nay hoàn toàn dành cho Không quân mở tiệc liên hoan.
Các phi vụ Bắc phạt của KQVN cứ tiếp diễn song song với những cuộc oanh kích hàng ngày của Không lực, TQLC và hải quân Mỹ theo nhịp độ mỗi tuần một lần cho đến khi các mục tiêu oanh tạc được nới ra tới vĩ tuyến 19.
PHI VỤ BẮC PHẠT ngày 28-2-65.
Lúc 2PM, Thiếu-Tá Dương Thiệu Hùng, TLKĐ 41 đích thân chỉ huy 6 phi tuần khu trục bay ra oanh kích những mục tiêu địch ngoài tỉnh Đồng Hới cách Đà nẵng khoảng 1 tiếng 15 phút bay. Đặc biệt phi vụ này có sự tham gia của phi cơ khu trục Không Đoàn 62 trên Pleiku do Trung Tá Tư Lệnh KĐ Trần Văn Minh (4) hưỡng dẫn ra Đà Nẵng tham dự cuộc hành quân Bắc phạt. Trước giờ khởi sự, tôi lái xe đưa Tr/Tá Minh lên đỉnh núi vào phòng hành quân quan sát các sĩ quan điều không theo dõi phi cơ bay hành quân. Lúc các phi tuần khu trục cất cánh, tôi mời Tr/Tá Minh ra ngoài sân đài, ngồi trên một tảng đá cao nhìn xuống vịnh Đà Nẵng đếm từng chiếc A1 rời căn cứ hướng về mục tiêu phía bắc. Tôi chỉ chiếc A1 bay giữa trong phi đội dẫn đầu là Th/Tá Hùng, TLKĐ 41, danh hiệu là Flying Tiger 1 (Phi Hổ 1). Vì giới hạn mục tiêu oanh tạc đã được Mỹ công bố trước (từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 19) nên cộng sản Bắc Việt đã có đủ thời giờ di tản các đơn vị tiếp liệu, hậu cần, các kho dự trữ về những vùng ngoài vĩ tuyến 20, và chỉ để lại những đơn vị phòng không được bố trí và che dấu khéo léo nên đã gây thiệt hại cho phi cơ của Không quân Mỹ và KQVN không ít. Trong một phi vụ oanh tạc Vĩnh Linh, chiếc A1 do Thiếu úy Nguyễn Đình Quý (khóa 61) bị bắn rơi đã crashed ngay trên DMZ(5)bên bờ sông Bến Hải. Thiếu úy Nguyễn Quốc Đạt (khóa 63A) bị trúng đạn nhảy dù ra bị địch bắt sống làm tù binh. Phi vụ lần này gồm 3 phi tuần A1H của KĐ 62 Pleiku và 3 phi tuần A1H của Phi đoàn 516 (Phi Hổ) do Tr/ úy Ôn Văn Tài hướng dẫn, tổng cộng là 18 phi cơ, mục tiêu oanh tạc là Đồng Hới. Trên đường bay đi, máy bay của ta đã phát hiện nhiều PT boat của cộng sản ngoài duyên hải từ DMZ (5)trở ra và khi tới mục tiêu, các phi cơ của KQ ta đã gặp phải hỏa lực phòng không dầy đặc của địch, đủ loại đại liên, cao xạ 37 ly. Ngay đợt oanh tạc của phi tuần thứ nhất, Phi Hổ 1 đã bị trúng đạn đại liên 50 và động cơ bị chảy dầu. Sau khi thả hết bom, Flying Tiger1 hướng ra biển cố gắng lấy cao độ để có thể bay về đến bên này vĩ tuyến 17 để được cấp cứu. Wing man Flying Tiger2 là Th/úy Vũ Khắc Huề báo cáo Panama là Flying Tiger1 bị trúng đạn phòng không và xin rescue. Tôi và Tr/ Tá Minh đến bên scope của Th/úy Phước quan sát cuộc điều động cứu cấp. Tr/ Tá Minh hỏi tôi:"radar có bắt được tín hiệu của phi cơ Th/Tá Hùng lái không ?". Tôi nói:"được, nếu phi cơ bay ở cao độ trên 3 ngàn bộ và "squawk emergency". Tôi bảo Th/úy Phước báo cho ASOC 1 và Phòng Hành Quân Chiến cuộc KĐ 41 biết tin Flying Tiger1 bị bắn và xin xe cứu hỏa, xe cứu thương túc trực chờ ngoài phi đạo, đồng thời xin 2 trực thăng H 34 của Phi đoàn 213 airborne sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp Th/Tá Hùng phải bỏ phi cơ nhảy dù cho an toàn. Thiếu úy Phước cũng nhờ counterpart Mỹ (USAF) xin trợ giúp trong việc rescue Flying Tiger1 đang trên đường bay về căn cứ. Khoảng gần 4 PM, Panama có radar contact với Flying Tiger1 ở cao độ 5000 bộ phía nam của DMZ lối 30 miles. Capt Knight(USAF) cho biết có 1 trực thăng CH 54 của US NAVY đang bay theo Flying Tiger và sẵn sàng rescue. 20 phút sau, Flying Tiger1 kêu "May Day" báo cáo động cơ bốc khói dữ dội sắp phát hỏa và phi cơ bắt đầu mất cao độ ! Lúc 4 giờ 45, Thiếu Tá Hùng gọi:"Panama control, Phi Hổ 1 gọi, over ". "Phi Hổ 1, Panama nghe bạn 5/5 ". " Panama, tôi còn cách Đà Nẵng khoảng 20 miles, cao độ 3500 bộ, tôi sẽ phải bỏ phi cơ nhảy dù vì động cơ đã bắt đầu cháy !" 10 phút sau, Đ/úy Knight cho tôi biết VNAF Flying Tiger1 crashed ở 25 miles off shore, pilot nhảy dù xuống biển đã được CH 54 của US Navy rescue và đang trên đường bay về Quân y viện Duy Tân Đà Nẵng. Trung Tá Minh yêu cầu tôi đưa ông trở về Không Đoàn 41 để đón các phi hành đoàn và thăm Thiếu Tá Hùng ở quân y viện. Hai H34 rescue được gọi về đáp.
Sau phi vụ này, Thiếu Tá Hùng được nghỉ 15 ngày dưỡng sức rồi trở lại tiếp tục chỉ huy Không Đoàn 41 và điều hành những phi vụ Bắc phạt cho đến tháng 5- 65.
PHI VỤ BẮC PHẠT 19- 4- 65, oanh tạc Hà Tĩnh.
Phi vụ này được chỉ huy và hướng dẫn bởi Trung Tá Phạm Phú Quốc, Tư Lệnh Không Đoàn 23 CT Biên Hòa với 6 phi tuần A1H và A1G. Mục tiêu : kho đạn và kho tiếp liệu của quân Bắc Việt ở tỉnh Hà Tĩnh.
Sĩ quan chỉ đạo trưởng đài Panama là Thiếu úy Hoàng Bá Mỹ, SQPT là Thiếu úy Phạm Quốc Tiến, toán C.
Sĩ quan trực ASOC 1 là Trung úy Hoạt. Hai trực thăng H 34 (rescue team) trực ở Đông Hà danh hiệu là "butterfly 1 và Butterfly 2".
Như thường lệ, trong nhiệm vụ "flight following" và rescue, hai toán radar hành quân Việt Mỹ (VNAF & USAF) đã làm việc side by side rất chặt chẽ. Các máy radar scope, truyền tin trong tình trạng toàn hảo. Hệ thống air surveillance và rescue giữa Panama control và các đài YANKEE (C 121 airborne radar) và PRETTY GIRL ở Đông Hà gần DMZ được phối hợp chặt chẽ thường trực. Th/úy Mỹ ngồi một scope đích thân theo dõi, scope kế bên là Tr/úy Peoples (USAF) để dễ bề phối hợp giúp đỡ nhau. Hôm ấy tôi thấy trên Plotting board vẽ đầy những tracks về hướng Bắc VN. Đó là những phi cơ F 100, F 105, A 18 của USAF và US NAVY đang oanh tạc Bắc Việt. Các phi tuần của KQVN (18 phi cơ) cất cánh lúc 1 PM, danh hiệu là "Tiger Red". Danh hiệu của Trung Tá Quốc là "Tiger Red 1". Panama đã hướng dẫn Tiger Red tới mục tiêu oanh tạc và trở về gần như an toàn mặc dù gặp phải hỏa lực phòng không địch bắn lên dữ dội. Khi các phi tuần bay trở về đến gần đảo HÒN CỌP (Tiger island), một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi phía bắc DMZ lối 5 miles, thì bỗng thấy Tiger Red1 báo cáo thấy có súng dưới đất bắn lên. Một lát sau, Panama nghe Tiger Red 2 báo cáo : "Tiger Red 1 bị bắn rớt rồi và đã crashed xuống đất gần bãi biển !"Tiger Red2 cho biết tiếp:"Red1 bị bắn, quay lại định thanh toán ổ phòng không thì bị hạ !"Tôi và Th/úy Mỹ cùng giật bắn người lên, Mỹ báo tin Tiger Red1 crashed cho Tr/úy Hoạt ASOC 1 biết. Tr/úy Hoạt cũng bấn lên và yêu cầu Panama nhờ Hoa Kỳ lo giúp rescue Tr/Tá Quốc. Cả phòng hành quân đầy nghẹt những gương mặt lo âu. Hai chiếc H 34 trực cấp cứu ở Đông Hà được lệnh cất cánh. Một lát sau Butterfly báo cáo là mưa gió kéo đến, trần mây rất thấp, không thể bay xa được nữa và xin quay lại Đông Hà. Th/úy Mỹ quay sang Tr/úy Peoples nói :"Có 1 chiếc A1H của VNAF bị hạ ở tọa độ... gần Tiger island, các anh có chiếc rescue nào gần đó không ?"Peoples nói:"chờ một chút, tụi tôi cũng có 1 F 100D bị bắn rơi đang làm rescue !"
Khoảng 3 PM, Tr/úy Hoạt ASOC 1 gọi Panama cho biết:"lệnh của Ch/Tướng Tư Lệnh KQ là bằng mọi cách phải rescue Tr/Tá Quốc cho bằng được !"Thấy tình hình nghiêm trọng, tôi vội chạy lên 3rd floor gặp Colonel Champlin (TACC/North Sector) nhờ liên lạc Hạm Đội 7 (US Navy 7th Fleet) xin yểm trợ cấp cứu. Một lát sau, Ch/Tướng Kỳ đích thân điện thoại nói chuyện với Đ/úy Tiếp để tìm hiểu việc rescue Tr/Tá Quốc. Th/úy Mỹ giao scope cho Th/úy Tiến làm flight following rồi chạy sang scope của Tr/úy Peoples theo dõi việc rescue và báo cáo diễn tiến về ASOC 1 và BTLKQ. Peoples nói :"chúng tôi còn một CH 54, tôi đang dẫn vào vùng phi cơ crashed dưới sự air cover của 2 chiếc F 4C, anh xác định lại tọa độ đi ". Mỹ kêu Th/úy Tiến đo lại tọa độ rồi đưa cho Lt Peoples. Một lát sau, Lt Peoples cho biết 2 chiếc F 4C đã nhận ra tọa độ chiếc A1 của Tr/Tá Quốc nhưng thấy dưới đất có rất đông người (có lẽ là dân làng) đang chạy tới chỗ phi cơ lâm nạn.." Tiếp theo, chiếc CH 54 cũng báo cáo là trời mưa to gió lớn, lại thêm có mấy chiếc canoe (có thể là PT boat của VC) từ trong bờ chạy ra và có súng ở dưới bắn lên nên không thể bay vào rescue được ! Các phi cơ rescue quần thảo trên vùng phi cơ rớt một lát nữa rồi bay về...Tôi, Th/úy Mỹ, Th/úy Tiến và Lt Peoples nhìn nhau lắc đầu thất vọng ! Col Champlin vỗ vai tôi nói : sorry vì cuộc rescue đã thất bại ! Lt Peoples cho biết trước đó hơn một tiếng USAF cũng có 2 chiếc F 100 bị bắn rơi nên việc giúp rescue Tr/Tá Quốc bị chậm... Tôi bảo Th/úy Tiến báo cáo ASOC 1 là cuộc rescue Tr/Tá Quốc đã không thực hiện được. Lúc đó là đúng 5 giờ chiều ngày 19 tháng 4 năm 1965. Đại-úyTiếp, tôi và Thiếu-úy Mỹ ngậm ngùi lên xe jeep lái xuống núi, lòng buồn rười rượi trước sự anh dũng đền nợ nước của một chiến hữu, một vị chỉ huy cao cấp của KQ lâm nạn mà không cấp cứu lấy được xác về...
Tổng kết những phi vụ Bắc Phạt của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta đã tổn thất :
7 phi cơ A1H và A1G bị bắn hạ và 7 anh hùng phi công đã anh dũng đền nợ nước:
Trung Tá Phạm Phú Quốc.
Trung Úy Vũ Khắc Huề
Trung Úy Nguyễn Tấn Sĩ
Trung Úy Nguyễn Hữu Chẩn
Thiếu Úy Nguyễn Đình Quý
Thiếu Úy Nguyễn Thế Tế
Thiếu Úy Nguyễn Quốc Đạt (bị bắt làm tù binh sau khi nhảy dù)
Tổ Quốc ghi ơn các anh .
( Biên Hùng chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Những phi vụ bắc phạt của không quân việt nam .
Hồi ký của KQ Trần Đình Giao De Couteau
Với sự cộng tác của KQ Hoàng Bá Mỹ, KQ Nguyễn Kim Chung, KQ Phạm Quốc Tiến và KQ Nguyễn Văn Phước
* Thân tặng:
- Những anh em Kiểm báo đã làm việc với tôi tại TRUNG TÂM KIỂM BÁO 41 PANAMA CONTROL trong những năm 1964- 1965 và 1969 tại Đà Nẵng.
* Đồng kính tặng :
- Đại Tá Dương Thiệu Hùng, cựu Tư Lệnh KĐ 41, người đã hướng dẫn 6 phi tuần khu trục A1H oanh kích những vị trí quân cộng sản Bắc việt tại Đồng Hới ngày 28- 2- 1965, bị phòng không địch bắn trúng nhưng đã can đảm lái tầu về tới ngoài khơi vịnh Đà Nẵng, nhảy dù an toàn và được cứu cấp đưa về căn cứ.
- Tưởng niệm anh hùng phi công, cố Trung Tá Phạm Phú Quốc, Tư Lệnh KĐ 23CT, đã anh dũng đền nợ nước trong phi vụ oanh tạc căn cứ quân cộng sản Bắc việt tại Hà Tĩnh ngày 19- 4- 1965.
Trung tâm kiểm báo Panama.
VÀI HÀNG VỀ TRUNG TÂM KIỂM BÁO PANAMA:
TTKB Panama tọa lạc trên đỉnh núi Sơn Chà cao hơn 2,500 bộ trên bán đảo Tiên Sa trong vịnh Đà Nẵng. Phía Bắc là đèo Hải Vân, phía Tây là thành phố Đà Nẵng ngăn cách bởi con sông Hàn với một trục lộ giao thông duy nhất là cây cầu Trịnh Minh Thế, phía Đông là căn cứ Hải quân Tiên Sa và biển Nam Hải, phía Nam là làng Mỹ Khê với hai địa danh nổi tiếng là Ngũ hành sơn và bãi biển Mỹ Khê đã từng được Hollywood dùng làm bối cảnh cho một "show TV" rất nổi tiếng ăn khách trong cuộc chiến VN là "CHINA BEACH". Núi Sơn Chà còn có tên là "Núi khỉ" người Mỹ gọi là "Monkey mountain" vì có cả ngàn con khỉ sống trong khu rừng bao quanh núi, đặc biệt có loài khỉ được gọi là con "Giáo hoàng" vì những chú khỉ này có bộ lông ngũ sắc trông giống như mầu áo đức Giáo hoàng thường mặc khi hành lễ. Ngoài khỉ, còn có nhiều thú rừng khác như heo rừng, thỏ và loài nai nhỏ tý gọi là con "cheo"chỉ cao lối 25 đến 30 phân, thịt ăn rất thơm ngon.
Từ chân núi lên tới đỉnh là một đường đèo vòng vèo dài hơn 7 cây số, có khúc dốc cao tới 25%, xe chạy lên núi chỉ có thể chạy số một hoặc số hai mới leo nổi. Đỉnh núi Sơn Chà luôn luôn có mây mù bao phủ và lạnh, anh em kiểm báo gọi là "đỉnh ngàn năm mây bay".
Đài Kiểm Báo Panama Sơn Trà
Đài Panama do Không Quân Mỹ thiết lập năm 1961, được trang bị hai máy radar tối tân là FPS 20 (search radar)có tầm dò tìm phi cơ ở xa tới 500 miles và máy FPS100 (height finder)có thể khám phá thấy phi cơ bay cao trên 100 ngàn bộ.
PANAMA YỂM TRỢ HÀNH QUÂN VÀ NHỮNG PHI VỤ BẮC PHẠT:
Tôi được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Hành quân Trung Tâm Kiểm Báo Đà Nẵng tháng 6 năm 1964. Chỉ huy trưởng đài lúc đó là Đại úy Đặng Văn Tiếp (1). Tôi ở trong cư xá sĩ quan độc thân bên Không đoàn 41. Không Đoàn trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Kim Khánh, Không Đoàn Phó là Thiếu Tá Vũ Văn Ước . Tôi được cấp một xe Dodge 4x 4 làm phương tiện đi làm. Hàng ngày tôi phải lái xe 20 cây số từ căn cứ Đà Nẵng sang Sơn Chà rồi leo đèo hơn nửa tiếng lên đài trên đỉnh núi làm việc cho tới 4 giờ 30 chiều mới xuống núi trở về cư xá bên Không đoàn. Phòng hành quân TTKB của tôi có 3 toán hành quân làm việc luân phiên 24/24 do 3 sĩ quan Weapons Controller trách nhiệm là các Thiếu úy Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Mai và Hoàng Bá Mỹ(2), Sĩ quan Phụ tá HQ của tôi là Thiếu- úy Nguyễn Anh, sĩ quan Kỹ thuật là Thiếu úy Khiếu Thiện Kế (3). Công việc hàng ngày của Panama là phối hợp với Trung Tâm Hành Quân Không trợ I (ASOC 1) và Không Đoàn 41 theo dõi, yểm trợ những phi vụ hành quân oanh kích quân Việt cộng, tải thương, tiếp tế quân bạn , cấp cứu v.v...Ngoài ra, chúng tôi còn có nhiệm vụ kiểm soát vùng không phận trách nhiệm (air surveillance), theo dõi những phi vụ oanh tạc Bắc Việt của Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ và hoạt động của những phi cơ Mig của Trung Cộng trên đảo Hải Nam (cách Đà nẵng gần 500 dậm).
Cuối năm 64, Thiếu Tá Khánh du học, Thiếu Tá Ước thuyên chuyển về Bộ Chỉ huy Không chiến (AOC: Air operation center)ở Sài Gòn, Thiếu Tá Dương Thiệu Hùng được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Không Đoàn 41. Thiếu Tá Hùng là Giám Đốc Huấn luyện TTHLKQ Nha Trang những năm 60, 61 khi tôi là sĩ quan Phụ tá Trường Quân sự. Gặp lại tôi, anh rất vui mừng, bắt tôi đưa lên thăm cơ sở radar trên đỉnh núi và rất quan tâm đến nhiệm vụ của đài kiểm báo.
Đầu năm 1965, tình hình quân sự trở nên sôi động. Cộng sản Bắc việt đưa nhiều sư đoàn chính qui xâm nhập Quân Khu 2 và Quân Khu 1. Ngày 1- 2- 65, chúng tấn công căn cứ Pleiku phá hủy một số trực thăng của Hoa Kỳ, và đặt chất nổ phá hoại CLB hạ sĩ quan Mỹ ở Qui Nhơn, đồng thời pháo kích doanh trại quân đội Hoa Kỳ và VNCH ở Phước Tường gần căn cứ KQ Đà Nẵng.
Để trả đũa và cảnh cáo CS Bắc Việt, Hoa Kỳ cho nới rộng mục tiêu oanh tạc miền Bắc từ vĩ tuyến 17 cho đến vĩ tuyến 19. Từng đoàn khu trục F 100 và F 105 liên tục oanh tạc những vị trí địch từ Vĩnh Linh tới Đồng Hới, Hà Tĩnh. Không Quân VNCH cũng khởi sự tham gia những phi vụ Bắc phạt từ tháng 2- 65.
PHI VỤ BẮC PHẠT ĐẦU TIÊN.
ngày 5-2- 65, dưới sự chỉ huy dẫn đầu bởi Chuẩn-Tướng Tư Lệnh KQ Nguyễn Cao Kỳ diễn tiến như sau:
Trở về đài, Đ/úy Tiếp triệu tập một cuộc họp ở phòng hành quân chỉ thị cho Thiếu Úy Kế phòng Kỹ Thuật phải check tất cả các máy radar dò phương hướng (search radar), đo cao độ (height finder) , máy truyền tin, và radar scope trong tình trạng khả dụng 100%. Riêng phòng Hành quân, các sĩ quan Chỉ đạo trưởng và sĩ quan chỉ đạo phải đích thân điều khiển những HSQ radar operator giầu kinh nghiệm làm "flight following"phi vụ đặc biệt quan trọng này vì là phi vụ Bắc phạt đầu tiên của KQVN và do ông TLKQ hướng dẫn.
Sáng hôm sau, tôi sang đài sớm từ 6 giờ sáng cùng Thiếu úy Mỹ check accuracy của từng radar scope và cắt đặt những operator expert ngồi làm việc trong dark room ở các vị trí plotter, AST, ASS v.v..
Mỹ cũng nhờ counterpart là Tr/úy Peoples lo giúp về Rescue khi cần và thường xuyên liên lạc với các đài của Hoa kỳ là đài YANKEE (airborne radar) ở ngoài khơi vịnh Bắc Việt và đài PRETTY GIRL ở Đông Hà để nhờ họ cùng làm Flight following. Riêng tôi lo liên lạc với TACC/North Sector(USAF) để xin yểm trợ khi có phi cơ địch lên nghênh cản. Đúng giờ G, khoảng 1 giờ trưa , Panama nghe danh hiệu " Tiger Crystal 1" gọi trên tần số UHF, phi vụ Bắc phạt bắt đầu khởi sự. Thiếu úy Mỹ , sĩ quan chỉ đạo trưởng toán C và Th/úy Bàn, sĩ quan phụ tá ngồi trước một radar scope dưới sự quan sát của Đ/úy Tiếp và tôi. Sau khi Tiger Crystal liên lạc với Panama, tất cả đều im lặng vô tuyến...Chúng tôi bắt đầu hồi hộp theo dõi trên màn ảnh radar và tần số trực HQ. Theo ước tính thì thời gian từ giờ G cho đến TOT (time over target) vào khoảng 45 phút. Chỉ 45 phút thôi mà sao thấy dài thế. Tôi đứng cạnh máy radar Trung sĩ I Thành trưởng toán chăm chú quan sát. Tôi coi đồng hồ rồi bảo Mỹ:"còn 5 phút nữa, khi họ lấy cao độ vào mục tiêu mình sẽ có radar contact". Tôi tiếp tục nhìn giờ và "count down " ngầm trong bụng ...rồi ở những giây cuối cùng trên tần số...chúng tôi nghe rõ giọng (Đ/úy Tường mực):"2, 3, 4, 5, 6, 7, 8... 1 gọi: tất cả lấy cao độ, chuẩn bị vào mục tiêu". Tiếp theo là những tiếng micophone bấm "Bụp bụp", mấy phút sau trên màn ảnh radar bắt đầu thấy xuất hiện các chấm lân tinh di chuyển theo hướng mục tiêu đã kẻ sẵn. Rồi thình lình nghe trên tần số tiếng la " Một in...rồi Hai in... Ba in...cho đến Tám in...Các operator chăm chú theo dõi đếm đủ 8 chấm biểu hiệu 8 phi tuần trên scope đang di chuyển theo hướng ngược ra khơi lấy hướng Nam trở về căn cứ. 10 phút sau nghe Tiger Crystal 1 một gọi:" Panama, Tiger Crystal 1 gọi, over". Th/úy Mỹ trả lời:"Tiger Crystal1, Panama nghe bạn 5/5". Tiger Crystal1 báo cáo :"phi vụ hoàn tất, mọi người vô sự,chúng tôi trở về căn cứ, over". "Roger Tiger Crystal 1, congratulation , over". "Thank you Panama". Trên đường về, Tiger Crystal báo cáo có súng phòng không địch bắn lên lẻ tẻ nhưng chả ăn thua gì cả ! Sau đó, Panama chuyển giao Tiger Crystal sang tần số đài GCA hướng dẫn về đáp phi trường Đà Nẵng. Đ/úy Tiếp và tôi cùng toàn thể anh em toán hành quân C thở phào nhẹ nhõm và vui mừng khi thấy phi vụ hành quân Bắc phạt thành công mỹ mãn không tổn thất. Chúng tôi nghe anh em bên Không Đoàn kể lại : sau khi đáp, bước xuống parking, Tướng Kỳ đã được Thiếu Tướng Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 đích thân tới dưới cánh phi cơ đón và hai ông tướng đã "hug" nhau trong khi mọi người vỗ tay chào mừng dưới ống kính quay phim của đài truyền hình và máy ảnh của các phóng viên. Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 tuyên bố đặc biệt ân thưởng mỗi hoa tiêu tham dự phi vụ hành quân Bắc phạt Anh Dũng Bội tinh với nhành Dương liễu, các sĩ quan yểm trợ hành quân được tưởng thưởng ADBT với ngôi sao bạc, những quân nhân bảo trì phi cơ và vũ khí được tưởng thưởng ADBT với ngôi sao đồng. Thiếu Tướng TLQĐ còn ra lệnh cho trưng dụng nhà hàng Bạch Đằng ngoài bờ sông Hàn đêm nay hoàn toàn dành cho Không quân mở tiệc liên hoan.
Các phi vụ Bắc phạt của KQVN cứ tiếp diễn song song với những cuộc oanh kích hàng ngày của Không lực, TQLC và hải quân Mỹ theo nhịp độ mỗi tuần một lần cho đến khi các mục tiêu oanh tạc được nới ra tới vĩ tuyến 19.
PHI VỤ BẮC PHẠT ngày 28-2-65.
Lúc 2PM, Thiếu-Tá Dương Thiệu Hùng, TLKĐ 41 đích thân chỉ huy 6 phi tuần khu trục bay ra oanh kích những mục tiêu địch ngoài tỉnh Đồng Hới cách Đà nẵng khoảng 1 tiếng 15 phút bay. Đặc biệt phi vụ này có sự tham gia của phi cơ khu trục Không Đoàn 62 trên Pleiku do Trung Tá Tư Lệnh KĐ Trần Văn Minh (4) hưỡng dẫn ra Đà Nẵng tham dự cuộc hành quân Bắc phạt. Trước giờ khởi sự, tôi lái xe đưa Tr/Tá Minh lên đỉnh núi vào phòng hành quân quan sát các sĩ quan điều không theo dõi phi cơ bay hành quân. Lúc các phi tuần khu trục cất cánh, tôi mời Tr/Tá Minh ra ngoài sân đài, ngồi trên một tảng đá cao nhìn xuống vịnh Đà Nẵng đếm từng chiếc A1 rời căn cứ hướng về mục tiêu phía bắc. Tôi chỉ chiếc A1 bay giữa trong phi đội dẫn đầu là Th/Tá Hùng, TLKĐ 41, danh hiệu là Flying Tiger 1 (Phi Hổ 1). Vì giới hạn mục tiêu oanh tạc đã được Mỹ công bố trước (từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 19) nên cộng sản Bắc Việt đã có đủ thời giờ di tản các đơn vị tiếp liệu, hậu cần, các kho dự trữ về những vùng ngoài vĩ tuyến 20, và chỉ để lại những đơn vị phòng không được bố trí và che dấu khéo léo nên đã gây thiệt hại cho phi cơ của Không quân Mỹ và KQVN không ít. Trong một phi vụ oanh tạc Vĩnh Linh, chiếc A1 do Thiếu úy Nguyễn Đình Quý (khóa 61) bị bắn rơi đã crashed ngay trên DMZ(5)bên bờ sông Bến Hải. Thiếu úy Nguyễn Quốc Đạt (khóa 63A) bị trúng đạn nhảy dù ra bị địch bắt sống làm tù binh. Phi vụ lần này gồm 3 phi tuần A1H của KĐ 62 Pleiku và 3 phi tuần A1H của Phi đoàn 516 (Phi Hổ) do Tr/ úy Ôn Văn Tài hướng dẫn, tổng cộng là 18 phi cơ, mục tiêu oanh tạc là Đồng Hới. Trên đường bay đi, máy bay của ta đã phát hiện nhiều PT boat của cộng sản ngoài duyên hải từ DMZ (5)trở ra và khi tới mục tiêu, các phi cơ của KQ ta đã gặp phải hỏa lực phòng không dầy đặc của địch, đủ loại đại liên, cao xạ 37 ly. Ngay đợt oanh tạc của phi tuần thứ nhất, Phi Hổ 1 đã bị trúng đạn đại liên 50 và động cơ bị chảy dầu. Sau khi thả hết bom, Flying Tiger1 hướng ra biển cố gắng lấy cao độ để có thể bay về đến bên này vĩ tuyến 17 để được cấp cứu. Wing man Flying Tiger2 là Th/úy Vũ Khắc Huề báo cáo Panama là Flying Tiger1 bị trúng đạn phòng không và xin rescue. Tôi và Tr/ Tá Minh đến bên scope của Th/úy Phước quan sát cuộc điều động cứu cấp. Tr/ Tá Minh hỏi tôi:"radar có bắt được tín hiệu của phi cơ Th/Tá Hùng lái không ?". Tôi nói:"được, nếu phi cơ bay ở cao độ trên 3 ngàn bộ và "squawk emergency". Tôi bảo Th/úy Phước báo cho ASOC 1 và Phòng Hành Quân Chiến cuộc KĐ 41 biết tin Flying Tiger1 bị bắn và xin xe cứu hỏa, xe cứu thương túc trực chờ ngoài phi đạo, đồng thời xin 2 trực thăng H 34 của Phi đoàn 213 airborne sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp Th/Tá Hùng phải bỏ phi cơ nhảy dù cho an toàn. Thiếu úy Phước cũng nhờ counterpart Mỹ (USAF) xin trợ giúp trong việc rescue Flying Tiger1 đang trên đường bay về căn cứ. Khoảng gần 4 PM, Panama có radar contact với Flying Tiger1 ở cao độ 5000 bộ phía nam của DMZ lối 30 miles. Capt Knight(USAF) cho biết có 1 trực thăng CH 54 của US NAVY đang bay theo Flying Tiger và sẵn sàng rescue. 20 phút sau, Flying Tiger1 kêu "May Day" báo cáo động cơ bốc khói dữ dội sắp phát hỏa và phi cơ bắt đầu mất cao độ ! Lúc 4 giờ 45, Thiếu Tá Hùng gọi:"Panama control, Phi Hổ 1 gọi, over ". "Phi Hổ 1, Panama nghe bạn 5/5 ". " Panama, tôi còn cách Đà Nẵng khoảng 20 miles, cao độ 3500 bộ, tôi sẽ phải bỏ phi cơ nhảy dù vì động cơ đã bắt đầu cháy !" 10 phút sau, Đ/úy Knight cho tôi biết VNAF Flying Tiger1 crashed ở 25 miles off shore, pilot nhảy dù xuống biển đã được CH 54 của US Navy rescue và đang trên đường bay về Quân y viện Duy Tân Đà Nẵng. Trung Tá Minh yêu cầu tôi đưa ông trở về Không Đoàn 41 để đón các phi hành đoàn và thăm Thiếu Tá Hùng ở quân y viện. Hai H34 rescue được gọi về đáp.
Sau phi vụ này, Thiếu Tá Hùng được nghỉ 15 ngày dưỡng sức rồi trở lại tiếp tục chỉ huy Không Đoàn 41 và điều hành những phi vụ Bắc phạt cho đến tháng 5- 65.
PHI VỤ BẮC PHẠT 19- 4- 65, oanh tạc Hà Tĩnh.
Phi vụ này được chỉ huy và hướng dẫn bởi Trung Tá Phạm Phú Quốc, Tư Lệnh Không Đoàn 23 CT Biên Hòa với 6 phi tuần A1H và A1G. Mục tiêu : kho đạn và kho tiếp liệu của quân Bắc Việt ở tỉnh Hà Tĩnh.
Sĩ quan chỉ đạo trưởng đài Panama là Thiếu úy Hoàng Bá Mỹ, SQPT là Thiếu úy Phạm Quốc Tiến, toán C.
Sĩ quan trực ASOC 1 là Trung úy Hoạt. Hai trực thăng H 34 (rescue team) trực ở Đông Hà danh hiệu là "butterfly 1 và Butterfly 2".
Như thường lệ, trong nhiệm vụ "flight following" và rescue, hai toán radar hành quân Việt Mỹ (VNAF & USAF) đã làm việc side by side rất chặt chẽ. Các máy radar scope, truyền tin trong tình trạng toàn hảo. Hệ thống air surveillance và rescue giữa Panama control và các đài YANKEE (C 121 airborne radar) và PRETTY GIRL ở Đông Hà gần DMZ được phối hợp chặt chẽ thường trực. Th/úy Mỹ ngồi một scope đích thân theo dõi, scope kế bên là Tr/úy Peoples (USAF) để dễ bề phối hợp giúp đỡ nhau. Hôm ấy tôi thấy trên Plotting board vẽ đầy những tracks về hướng Bắc VN. Đó là những phi cơ F 100, F 105, A 18 của USAF và US NAVY đang oanh tạc Bắc Việt. Các phi tuần của KQVN (18 phi cơ) cất cánh lúc 1 PM, danh hiệu là "Tiger Red". Danh hiệu của Trung Tá Quốc là "Tiger Red 1". Panama đã hướng dẫn Tiger Red tới mục tiêu oanh tạc và trở về gần như an toàn mặc dù gặp phải hỏa lực phòng không địch bắn lên dữ dội. Khi các phi tuần bay trở về đến gần đảo HÒN CỌP (Tiger island), một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi phía bắc DMZ lối 5 miles, thì bỗng thấy Tiger Red1 báo cáo thấy có súng dưới đất bắn lên. Một lát sau, Panama nghe Tiger Red 2 báo cáo : "Tiger Red 1 bị bắn rớt rồi và đã crashed xuống đất gần bãi biển !"Tiger Red2 cho biết tiếp:"Red1 bị bắn, quay lại định thanh toán ổ phòng không thì bị hạ !"Tôi và Th/úy Mỹ cùng giật bắn người lên, Mỹ báo tin Tiger Red1 crashed cho Tr/úy Hoạt ASOC 1 biết. Tr/úy Hoạt cũng bấn lên và yêu cầu Panama nhờ Hoa Kỳ lo giúp rescue Tr/Tá Quốc. Cả phòng hành quân đầy nghẹt những gương mặt lo âu. Hai chiếc H 34 trực cấp cứu ở Đông Hà được lệnh cất cánh. Một lát sau Butterfly báo cáo là mưa gió kéo đến, trần mây rất thấp, không thể bay xa được nữa và xin quay lại Đông Hà. Th/úy Mỹ quay sang Tr/úy Peoples nói :"Có 1 chiếc A1H của VNAF bị hạ ở tọa độ... gần Tiger island, các anh có chiếc rescue nào gần đó không ?"Peoples nói:"chờ một chút, tụi tôi cũng có 1 F 100D bị bắn rơi đang làm rescue !"
Khoảng 3 PM, Tr/úy Hoạt ASOC 1 gọi Panama cho biết:"lệnh của Ch/Tướng Tư Lệnh KQ là bằng mọi cách phải rescue Tr/Tá Quốc cho bằng được !"Thấy tình hình nghiêm trọng, tôi vội chạy lên 3rd floor gặp Colonel Champlin (TACC/North Sector) nhờ liên lạc Hạm Đội 7 (US Navy 7th Fleet) xin yểm trợ cấp cứu. Một lát sau, Ch/Tướng Kỳ đích thân điện thoại nói chuyện với Đ/úy Tiếp để tìm hiểu việc rescue Tr/Tá Quốc. Th/úy Mỹ giao scope cho Th/úy Tiến làm flight following rồi chạy sang scope của Tr/úy Peoples theo dõi việc rescue và báo cáo diễn tiến về ASOC 1 và BTLKQ. Peoples nói :"chúng tôi còn một CH 54, tôi đang dẫn vào vùng phi cơ crashed dưới sự air cover của 2 chiếc F 4C, anh xác định lại tọa độ đi ". Mỹ kêu Th/úy Tiến đo lại tọa độ rồi đưa cho Lt Peoples. Một lát sau, Lt Peoples cho biết 2 chiếc F 4C đã nhận ra tọa độ chiếc A1 của Tr/Tá Quốc nhưng thấy dưới đất có rất đông người (có lẽ là dân làng) đang chạy tới chỗ phi cơ lâm nạn.." Tiếp theo, chiếc CH 54 cũng báo cáo là trời mưa to gió lớn, lại thêm có mấy chiếc canoe (có thể là PT boat của VC) từ trong bờ chạy ra và có súng ở dưới bắn lên nên không thể bay vào rescue được ! Các phi cơ rescue quần thảo trên vùng phi cơ rớt một lát nữa rồi bay về...Tôi, Th/úy Mỹ, Th/úy Tiến và Lt Peoples nhìn nhau lắc đầu thất vọng ! Col Champlin vỗ vai tôi nói : sorry vì cuộc rescue đã thất bại ! Lt Peoples cho biết trước đó hơn một tiếng USAF cũng có 2 chiếc F 100 bị bắn rơi nên việc giúp rescue Tr/Tá Quốc bị chậm... Tôi bảo Th/úy Tiến báo cáo ASOC 1 là cuộc rescue Tr/Tá Quốc đã không thực hiện được. Lúc đó là đúng 5 giờ chiều ngày 19 tháng 4 năm 1965. Đại-úyTiếp, tôi và Thiếu-úy Mỹ ngậm ngùi lên xe jeep lái xuống núi, lòng buồn rười rượi trước sự anh dũng đền nợ nước của một chiến hữu, một vị chỉ huy cao cấp của KQ lâm nạn mà không cấp cứu lấy được xác về...
Tổng kết những phi vụ Bắc Phạt của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta đã tổn thất :
7 phi cơ A1H và A1G bị bắn hạ và 7 anh hùng phi công đã anh dũng đền nợ nước:
Trung Tá Phạm Phú Quốc.
Trung Úy Vũ Khắc Huề
Trung Úy Nguyễn Tấn Sĩ
Trung Úy Nguyễn Hữu Chẩn
Thiếu Úy Nguyễn Đình Quý
Thiếu Úy Nguyễn Thế Tế
Thiếu Úy Nguyễn Quốc Đạt (bị bắt làm tù binh sau khi nhảy dù)
Tổ Quốc ghi ơn các anh .
( Biên Hùng chuyển )