Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Những phụ nữ 'bó chân gót sen' cuối cùng ở Trung Quốc
“Bó chân gót sen” được xem như tập tục làm đẹp đau đớn nhất của phụ nữ Trung Quốc thời xưa, kéo dài trong gần 10 thế kỷ. Thời đó, bó chân là điều bắt buộc, là biểu tượng của sự quý phái. Các cô gái phải bó chân mới có hy vọng tìm được người chồng tốt, nếu không sẽ phải chịu điều tiếng hoặc bị đẩy vào kiếp nô lệ. Hủ tục này chấm dứt vào năm 1911, hiện những người phụ nữ “bó chân gót sen” cuối cùng chỉ còn sót lại ở huyện Weining Yi, tỉnh Quý Châu, miền tây nam Trung Quốc.
Để có được đôi bàn chân gót sen không phải điều dễ dàng. Quy trình này bắt đầu với các bé gái từ 4 đến 9 tuổi, khi xương chân còn chưa phát triển toàn diện và dễ uốn nắn tạo hình. Việc bó chân thường diễn ra vào mùa đông để sự tê buốt làm giảm đi đau đớn.
Chân các bé gái sẽ ngâm trong nước ấm pha thảo mộc và máu động vật để làm mềm, đồng thời móng chân cắt càng sâu càng tốt. Sau đó người ta bắt đầu nắn bóp, bẻ quặp các ngón chân ép vào lòng bàn chân rồi quấn chặt trong lớp vải.
Quy trình này cứ lặp đi lặp lại sao cho bàn chân ngày càng nhỏ bé hơn. Nhiều người đã bị hoại tử, nhiễm trùng và thương tật chân vĩnh viễn khi phải chịu đựng sự đau đớn kéo dài hàng năm trời.
Cứ thế, những phụ nữ bó chân không ngừng nghỉ cho tới năm tháng cuối đời. Họ không ngừng siết chặt các tấm vải để giữ cho bàn chân được nhỏ bé. Điều này gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và nguy cơ gãy xương khi về già.
Theo quan điểm của phụ nữ xưa, đôi bàn chân nhỏ nhắn sẽ giúp họ có những bước chân uyển chuyển và mềm mại như những cánh sen hồng. Vì thế, bất chấp sự đau đớn về thể xác, tục bó chân vẫn diễn ra trên khắp cả nước, bắt đầu từ thế kỷ 10.
Ngày nay ở một số vùng nông thôn hẻo lánh, người ta vẫn có thể bắt gặp những cụ bà với đôi chân bị bó cứng, như minh chứng cho hủ tục đã tồn tại qua một nghìn năm.
Theo Vnexpress
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Những phụ nữ 'bó chân gót sen' cuối cùng ở Trung Quốc
“Bó chân gót sen” được xem như tập tục làm đẹp đau đớn nhất của phụ nữ Trung Quốc thời xưa, kéo dài trong gần 10 thế kỷ. Thời đó, bó chân là điều bắt buộc, là biểu tượng của sự quý phái. Các cô gái phải bó chân mới có hy vọng tìm được người chồng tốt, nếu không sẽ phải chịu điều tiếng hoặc bị đẩy vào kiếp nô lệ. Hủ tục này chấm dứt vào năm 1911, hiện những người phụ nữ “bó chân gót sen” cuối cùng chỉ còn sót lại ở huyện Weining Yi, tỉnh Quý Châu, miền tây nam Trung Quốc.
Để có được đôi bàn chân gót sen không phải điều dễ dàng. Quy trình này bắt đầu với các bé gái từ 4 đến 9 tuổi, khi xương chân còn chưa phát triển toàn diện và dễ uốn nắn tạo hình. Việc bó chân thường diễn ra vào mùa đông để sự tê buốt làm giảm đi đau đớn.
Chân các bé gái sẽ ngâm trong nước ấm pha thảo mộc và máu động vật để làm mềm, đồng thời móng chân cắt càng sâu càng tốt. Sau đó người ta bắt đầu nắn bóp, bẻ quặp các ngón chân ép vào lòng bàn chân rồi quấn chặt trong lớp vải.
Quy trình này cứ lặp đi lặp lại sao cho bàn chân ngày càng nhỏ bé hơn. Nhiều người đã bị hoại tử, nhiễm trùng và thương tật chân vĩnh viễn khi phải chịu đựng sự đau đớn kéo dài hàng năm trời.
Cứ thế, những phụ nữ bó chân không ngừng nghỉ cho tới năm tháng cuối đời. Họ không ngừng siết chặt các tấm vải để giữ cho bàn chân được nhỏ bé. Điều này gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và nguy cơ gãy xương khi về già.
Theo quan điểm của phụ nữ xưa, đôi bàn chân nhỏ nhắn sẽ giúp họ có những bước chân uyển chuyển và mềm mại như những cánh sen hồng. Vì thế, bất chấp sự đau đớn về thể xác, tục bó chân vẫn diễn ra trên khắp cả nước, bắt đầu từ thế kỷ 10.
Ngày nay ở một số vùng nông thôn hẻo lánh, người ta vẫn có thể bắt gặp những cụ bà với đôi chân bị bó cứng, như minh chứng cho hủ tục đã tồn tại qua một nghìn năm.
Theo Vnexpress