Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Những tên "đồ tể trí thức" khát máu của Hitler

Cơ quan mật vụ Gestapo của Hitler là những "bóng ma" gieo rắc nỗi sợ hãi trong những những thập kỷ 30, 40 của thế kỷ trước.


Gestapo là tên gọi tắt của Geheime Staaspolizei. Đây là lực lượng cảnh sát bí mật do Đức Quốc xã thành lập năm 1933.

Từ lực lượng cảnh sát đơn thuần, Gestapo trở thành lực lượng bán quân sự dưới sự lãnh đạo của thống chế SS Hermann Goring (SS là tổ chức vũ trang của Đảng Đức Quốc xã).

Nhiệm vụ chính của Gestapo là tình báo an ninh, nhưng cũng đảm trách thêm việc thành lập và điều hành trại tập trung.

Gestapo thường thi hành nhiệm vụ theo dõi, giam giữ, tra tấn và - khi có lệnh của chính Adolf Hitler hoặc Heinrich Himmler - thủ tiêu những nhân vật có tiếng tăm trong và ngoài nước như tướng lĩnh, cựu thủ tướng, cựu bộ trưởng...

Nói cách khác, Gestapo là công cụ chính trị để đàn áp những người chống chế độ Đức Quốc xã, khủng bố, bắt giữ những người Do Thái và trực tiếp tham gia thảm họa diệt chủng Holocaust trong Thế chiến thứ hai.

Gestapo - "Hang ổ" của những đồ tể

Gestapo dưới thời Đức Quốc xã là một trong số những lực lượng cảnh sát mật tàn ác nhất thế giới.

Ít ai biết rằng, thành viên của lực lượng cảnh sát mật (mật vụ) của Gestapo là những người thuộc tầng lớp trung lưu trẻ tuổi, tốt nghiệp ngành luật, thậm chí có người còn có bằng tiến sĩ.


Gestapo - Những con quỷ khát máu đội lốt trí thức

Gestapo - Những "con quỷ" khát máu đội lốt trí thức

Thông thường, người ta vẫn cho rằng học thức, giáo dục là "thức ăn" tốt cho tâm hồn. Tuy nhiên, với thành viên Gestapo thì khác.

Học vấn đã nhuộm đen trái tim của chúng, khắc sâu định kiến và khiến chúng trở nên sắt đá khi thực hiện những vụ trấn áp kẻ thù nội bộ của Đức Quốc xã bằng bất kỳ biện pháp tàn độc nào cần thiết.

Mật vụ Gestapo có mặt ở mọi nơi, trở thành một loại "cảnh sát ý nghĩ" luôn khiến mọi người sợ hãi và nơm nớp vì lo sợ bị theo dõi.

Trong thực tế, ở giai đoạn đỉnh điểm, Gestapo chỉ có chưa đầy 16.000 nhân viên hoạt động để làm nhiệm vụ trong một quốc gia 70 triệu dân.

Năm 1937, ở Dusseldorf, Gestapo có 126 nhân viên để giám sát 500.000 dân. Thành phố Essen có 650.000 dân và chỉ có 43 nhân viên Gestapo.

Các thành phố lớn khác ở Đức cũng tương tự. Những thành phố xa xôi thậm chí còn không hiện diện cơ quan cảnh sát mật này.

Những đòn tra tấn ghê tởm của "đồ tể tri thức"

Những người bất đồng chính kiến, những kẻ gây rối, những người cộng sản, người đồng tính luyến ái, dân gipxi, người Do Thái... đều là những đối tượng được coi là có xu hướng không tuân theo Đức Quốc xã.

Gestapo được huấn luyện và mặc định phải tiêu diệt đến cùng những "thành phần kẻ thù của quốc gia". Khi đó, bộ mặt tàn ác của những "tri thức" này sẽ lộ nguyên hình là những "đồ tể" khát máu.

Adolf Eichmann, mật vụ Gestapo khét tiếng nhất
Adolf Eichmann, mật vụ Gestapo khét tiếng nhất

Các thẩm vấn viên của Gestapo thường dùng nhục hình như: Rút móng tay hay ép tinh hoàn của đối tượng trong dụng cụ ép tỏi để moi thông tin.

Trong ngục tối, tù nhân bị lột truồng, bị cùm tay vào một thanh sắt treo bằng xích từ trần nhà. Cai ngục đẩy tù nhân đu đưa chầm chậm. Mỗi nhịp đẩy, một cai ngục khác lại dùng xà beng phang vào mông tù nhân.

Trong lúc đó, một người khác tra khảo tù nhân. Màn cho tù nhân "chơi xích đu" kể trên cứ lặp đi lặp lại cho đến khi tù nhân ngất xỉu.

Tù nhân sẽ được làm cho tỉnh dậy và để rồi ngất tiếp. Màn tra tấn cứ tiếp tục cho đến khi tù nhân chỉ còn là cái xác đầy máu. Thi thể nát bấy của họ bị kéo lê trên sàn xi măng và đưa ra ngoài.

Một phụ nữ trẻ nhớ lại quãng thời gian kinh hoàng dưới tay Gestapo. Khi đó, cô bị lôi vào hầm và bị bắt nằm vắt qua một cái bàn. Sau đó, hai gã đàn ông thay nhau đánh vào lưng trần bằng một cái gậy cho đến khi cô không thể chịu đựng được nữa.

Gestapo bắt cô vì cô là thành viên của một giáo phái Thiên Chúa giáo bị Đức Quốc xã cấm vì không thực hiện nghĩa vụ quân sự và chào Hitler.

Người phụ nữ này nhớ lại: "Tôi đã thú nhận rằng tôi làm việc phi pháp chống chính phủ Hitler vì tôi muốn được nhận án tử hơn là bị tra tấn tới chết".

Những vụ việc khét tiếng có sự nhúng tay của Gestapo

Cuộc thanh trừng đẫm máu

Mặc dù nổi tiếng tàn độc, sắc bén, Gestapo đã thất bại trong việc phát hiện ra âm mưu đánh bom ám sát Hitler ngày 20/7/1944 của Đại tá Klaus von Stauffenberg.

Để "chuộc tội", Gestapo đã hành quyết 4.980 người và bắt giam 7.000 người. Một số nhân vật cấp cao bị thanh trừng gồm có:

Tướng Fritz Lindemann (Cục trưởng Quân cụ), Đại tá Georg von Boeselager (thuộc Tập đoàn quân Trung tâm), Tướng Thiele (Tổng cục trưởng Thông tin thuộc Bộ Tổng tham mưu) và Tướng von Thüngen (tham gia vụ ám sát Hitler năm 1944)...

Giam giữ tù nhân nổi tiếng

Gestapo phụ trách giam giữ một số từ nhân nổi tiếng, kể cả TS. Kurt Schuschnigg (cựu Thủ tướng Áo, vào tù khi Đức sáp nhập Áo), tiến sĩ Hjalmar Schacht (hai lần là cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Đức), Léon Blum (cựu Thủ tướng Pháp) cùng với vợ.

Ngoài ra còn có Thượng tướng Alexander von Falkenhausen (cựu chỉ huy quân quản Bỉ và bắc Pháp, tham gia nhóm chống Hitler), Mục sư Friedrich Niemöller (chống Hitler, được tòa tha bổng nhưng vẫn bị Gestapo giam giữ vô thời hạn), Hoàng thân Philip Xứ Hesse...

Diệt chủng Holocaust

Một trong những tội ác tàn độc nhất đối với con người mà Đức Quốc xã nói chung và mật vụ Gestapo nói riêng gây nên đó là cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái trong thời gian Thế chiến thứ hai.

Đối với Đức Quốc xa, người Do Thái là mục tiêu cơ bản của Gestapo. Nhiệm vụ của Gestapo là vây bắt họ, đưa họ ra ga tàu và chuyển tới các trại tập trung và trại tử thần. Đây thường là những chuyến một đi không trở lại.

Trại tập trung của Đức Quốc xã
Trại tập trung của Đức Quốc xã

Cuộc thảm sát được xem là một nỗ lực quy mô lớn có tổ chức nhằm sát hại đến mức cao nhất những người thuộc các chủng tộc mà Adolf Hitler và Đức Quốc xã muốn tận diệt.

Những "đồ tể" khát máu tiến hành mà không có ngoại lệ nào dành cho trẻ em hoặc trẻ sơ sinh; thường thì nạn nhân bị tra tấn trước khi bị giết. Đức Quốc xã cũng tiến hành những cuộc thí nghiệm độc dược trên tù nhân, kể cả trẻ em.

Tại các trại tập trung, lính canh đều đánh đập và tra tấn tù nhân mỗi ngày. Phụ nữ bị buộc vào các nhà thổ phục vụ lính SS.

Tù binh bị dùng làm vật thí nghiệm như bị nhúng vào nước đá hoặc bị nhốt trong phòng áp lực, rút hết không khí để xem họ có thể kéo dài sự sống bao lâu nhằm tìm ra cách bảo vệ phi công Đức.

Hơn 7 thập kỷ trôi qua, tội ác ghê tởm của Đức Quốc xã và Gestapo tính riêng trong thảm họa diệt chủng Holocaust là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất trong lịch sử.

Tạm kết

Sau khi Đức Quốc xã thua trong Chiến tranh Thế giới II, tòa án quốc tế Nuremberg tuyên bố Gestapo là một tổ chức tội phạm và xử các cá nhân của nhóm này vì phạm tội ác chiến tranh.

Một số cá nhân thuộc Gestapo bị xét xử như tiến sĩ Werner Best, người phụ trách hành chính ở Gestapo, bị kết án tử hình nhưng sau được giảm xuống còn 12 năm và ra tù năm 1951.

Phần lớn cựu thành viên của Gestapo bị giam giữ ở các trại giam của quân Đồng minh và chịu án tù chỉ khoảng 3 năm rồi được thả.

Nhiều người sau đó trải qua quá trình pháp lý gọi là "xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Quốc xã" và được tuyên bố là "được giải tội", tức là được tha thứ cho những điều đã làm trong quá khứ.

Thời gian trôi dần, cuộc sống với cựu thành viên Gestapo trở nên dễ dàng hơn.

Video minh họa

Những thước phim tư liệu về mật vụ Gestapo

* Tham khảo nhiều nguồn

theo Trí Thức Trẻ


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những tên "đồ tể trí thức" khát máu của Hitler

Cơ quan mật vụ Gestapo của Hitler là những "bóng ma" gieo rắc nỗi sợ hãi trong những những thập kỷ 30, 40 của thế kỷ trước.


Gestapo là tên gọi tắt của Geheime Staaspolizei. Đây là lực lượng cảnh sát bí mật do Đức Quốc xã thành lập năm 1933.

Từ lực lượng cảnh sát đơn thuần, Gestapo trở thành lực lượng bán quân sự dưới sự lãnh đạo của thống chế SS Hermann Goring (SS là tổ chức vũ trang của Đảng Đức Quốc xã).

Nhiệm vụ chính của Gestapo là tình báo an ninh, nhưng cũng đảm trách thêm việc thành lập và điều hành trại tập trung.

Gestapo thường thi hành nhiệm vụ theo dõi, giam giữ, tra tấn và - khi có lệnh của chính Adolf Hitler hoặc Heinrich Himmler - thủ tiêu những nhân vật có tiếng tăm trong và ngoài nước như tướng lĩnh, cựu thủ tướng, cựu bộ trưởng...

Nói cách khác, Gestapo là công cụ chính trị để đàn áp những người chống chế độ Đức Quốc xã, khủng bố, bắt giữ những người Do Thái và trực tiếp tham gia thảm họa diệt chủng Holocaust trong Thế chiến thứ hai.

Gestapo - "Hang ổ" của những đồ tể

Gestapo dưới thời Đức Quốc xã là một trong số những lực lượng cảnh sát mật tàn ác nhất thế giới.

Ít ai biết rằng, thành viên của lực lượng cảnh sát mật (mật vụ) của Gestapo là những người thuộc tầng lớp trung lưu trẻ tuổi, tốt nghiệp ngành luật, thậm chí có người còn có bằng tiến sĩ.


Gestapo - Những con quỷ khát máu đội lốt trí thức

Gestapo - Những "con quỷ" khát máu đội lốt trí thức

Thông thường, người ta vẫn cho rằng học thức, giáo dục là "thức ăn" tốt cho tâm hồn. Tuy nhiên, với thành viên Gestapo thì khác.

Học vấn đã nhuộm đen trái tim của chúng, khắc sâu định kiến và khiến chúng trở nên sắt đá khi thực hiện những vụ trấn áp kẻ thù nội bộ của Đức Quốc xã bằng bất kỳ biện pháp tàn độc nào cần thiết.

Mật vụ Gestapo có mặt ở mọi nơi, trở thành một loại "cảnh sát ý nghĩ" luôn khiến mọi người sợ hãi và nơm nớp vì lo sợ bị theo dõi.

Trong thực tế, ở giai đoạn đỉnh điểm, Gestapo chỉ có chưa đầy 16.000 nhân viên hoạt động để làm nhiệm vụ trong một quốc gia 70 triệu dân.

Năm 1937, ở Dusseldorf, Gestapo có 126 nhân viên để giám sát 500.000 dân. Thành phố Essen có 650.000 dân và chỉ có 43 nhân viên Gestapo.

Các thành phố lớn khác ở Đức cũng tương tự. Những thành phố xa xôi thậm chí còn không hiện diện cơ quan cảnh sát mật này.

Những đòn tra tấn ghê tởm của "đồ tể tri thức"

Những người bất đồng chính kiến, những kẻ gây rối, những người cộng sản, người đồng tính luyến ái, dân gipxi, người Do Thái... đều là những đối tượng được coi là có xu hướng không tuân theo Đức Quốc xã.

Gestapo được huấn luyện và mặc định phải tiêu diệt đến cùng những "thành phần kẻ thù của quốc gia". Khi đó, bộ mặt tàn ác của những "tri thức" này sẽ lộ nguyên hình là những "đồ tể" khát máu.

Adolf Eichmann, mật vụ Gestapo khét tiếng nhất
Adolf Eichmann, mật vụ Gestapo khét tiếng nhất

Các thẩm vấn viên của Gestapo thường dùng nhục hình như: Rút móng tay hay ép tinh hoàn của đối tượng trong dụng cụ ép tỏi để moi thông tin.

Trong ngục tối, tù nhân bị lột truồng, bị cùm tay vào một thanh sắt treo bằng xích từ trần nhà. Cai ngục đẩy tù nhân đu đưa chầm chậm. Mỗi nhịp đẩy, một cai ngục khác lại dùng xà beng phang vào mông tù nhân.

Trong lúc đó, một người khác tra khảo tù nhân. Màn cho tù nhân "chơi xích đu" kể trên cứ lặp đi lặp lại cho đến khi tù nhân ngất xỉu.

Tù nhân sẽ được làm cho tỉnh dậy và để rồi ngất tiếp. Màn tra tấn cứ tiếp tục cho đến khi tù nhân chỉ còn là cái xác đầy máu. Thi thể nát bấy của họ bị kéo lê trên sàn xi măng và đưa ra ngoài.

Một phụ nữ trẻ nhớ lại quãng thời gian kinh hoàng dưới tay Gestapo. Khi đó, cô bị lôi vào hầm và bị bắt nằm vắt qua một cái bàn. Sau đó, hai gã đàn ông thay nhau đánh vào lưng trần bằng một cái gậy cho đến khi cô không thể chịu đựng được nữa.

Gestapo bắt cô vì cô là thành viên của một giáo phái Thiên Chúa giáo bị Đức Quốc xã cấm vì không thực hiện nghĩa vụ quân sự và chào Hitler.

Người phụ nữ này nhớ lại: "Tôi đã thú nhận rằng tôi làm việc phi pháp chống chính phủ Hitler vì tôi muốn được nhận án tử hơn là bị tra tấn tới chết".

Những vụ việc khét tiếng có sự nhúng tay của Gestapo

Cuộc thanh trừng đẫm máu

Mặc dù nổi tiếng tàn độc, sắc bén, Gestapo đã thất bại trong việc phát hiện ra âm mưu đánh bom ám sát Hitler ngày 20/7/1944 của Đại tá Klaus von Stauffenberg.

Để "chuộc tội", Gestapo đã hành quyết 4.980 người và bắt giam 7.000 người. Một số nhân vật cấp cao bị thanh trừng gồm có:

Tướng Fritz Lindemann (Cục trưởng Quân cụ), Đại tá Georg von Boeselager (thuộc Tập đoàn quân Trung tâm), Tướng Thiele (Tổng cục trưởng Thông tin thuộc Bộ Tổng tham mưu) và Tướng von Thüngen (tham gia vụ ám sát Hitler năm 1944)...

Giam giữ tù nhân nổi tiếng

Gestapo phụ trách giam giữ một số từ nhân nổi tiếng, kể cả TS. Kurt Schuschnigg (cựu Thủ tướng Áo, vào tù khi Đức sáp nhập Áo), tiến sĩ Hjalmar Schacht (hai lần là cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Đức), Léon Blum (cựu Thủ tướng Pháp) cùng với vợ.

Ngoài ra còn có Thượng tướng Alexander von Falkenhausen (cựu chỉ huy quân quản Bỉ và bắc Pháp, tham gia nhóm chống Hitler), Mục sư Friedrich Niemöller (chống Hitler, được tòa tha bổng nhưng vẫn bị Gestapo giam giữ vô thời hạn), Hoàng thân Philip Xứ Hesse...

Diệt chủng Holocaust

Một trong những tội ác tàn độc nhất đối với con người mà Đức Quốc xã nói chung và mật vụ Gestapo nói riêng gây nên đó là cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái trong thời gian Thế chiến thứ hai.

Đối với Đức Quốc xa, người Do Thái là mục tiêu cơ bản của Gestapo. Nhiệm vụ của Gestapo là vây bắt họ, đưa họ ra ga tàu và chuyển tới các trại tập trung và trại tử thần. Đây thường là những chuyến một đi không trở lại.

Trại tập trung của Đức Quốc xã
Trại tập trung của Đức Quốc xã

Cuộc thảm sát được xem là một nỗ lực quy mô lớn có tổ chức nhằm sát hại đến mức cao nhất những người thuộc các chủng tộc mà Adolf Hitler và Đức Quốc xã muốn tận diệt.

Những "đồ tể" khát máu tiến hành mà không có ngoại lệ nào dành cho trẻ em hoặc trẻ sơ sinh; thường thì nạn nhân bị tra tấn trước khi bị giết. Đức Quốc xã cũng tiến hành những cuộc thí nghiệm độc dược trên tù nhân, kể cả trẻ em.

Tại các trại tập trung, lính canh đều đánh đập và tra tấn tù nhân mỗi ngày. Phụ nữ bị buộc vào các nhà thổ phục vụ lính SS.

Tù binh bị dùng làm vật thí nghiệm như bị nhúng vào nước đá hoặc bị nhốt trong phòng áp lực, rút hết không khí để xem họ có thể kéo dài sự sống bao lâu nhằm tìm ra cách bảo vệ phi công Đức.

Hơn 7 thập kỷ trôi qua, tội ác ghê tởm của Đức Quốc xã và Gestapo tính riêng trong thảm họa diệt chủng Holocaust là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất trong lịch sử.

Tạm kết

Sau khi Đức Quốc xã thua trong Chiến tranh Thế giới II, tòa án quốc tế Nuremberg tuyên bố Gestapo là một tổ chức tội phạm và xử các cá nhân của nhóm này vì phạm tội ác chiến tranh.

Một số cá nhân thuộc Gestapo bị xét xử như tiến sĩ Werner Best, người phụ trách hành chính ở Gestapo, bị kết án tử hình nhưng sau được giảm xuống còn 12 năm và ra tù năm 1951.

Phần lớn cựu thành viên của Gestapo bị giam giữ ở các trại giam của quân Đồng minh và chịu án tù chỉ khoảng 3 năm rồi được thả.

Nhiều người sau đó trải qua quá trình pháp lý gọi là "xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Quốc xã" và được tuyên bố là "được giải tội", tức là được tha thứ cho những điều đã làm trong quá khứ.

Thời gian trôi dần, cuộc sống với cựu thành viên Gestapo trở nên dễ dàng hơn.

Video minh họa

Những thước phim tư liệu về mật vụ Gestapo

* Tham khảo nhiều nguồn

theo Trí Thức Trẻ


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm