Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá chỉ 5/500 thành phố tại Trung Quốc đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí an toàn phù hợp với sức khỏe con người. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm
|
Cơn bão bụi bao phủ thành phố Bắc Kinh hôm 28/2 |
Trong thời gian gần đây, những bê bối liên quan tới ô nhiễm không khí, đất đai và nước trở thành đề tài nóng được dư luận tại quốc gia đông dân nhất thế giới theo dõi sát sao.
Điển hình, kể từ ngày 8/3, lực lượng nhân viên dọn dẹp môi trường tại Thượng Hải đã trục vớt và đưa đi tiêu hủy hơn 6.000 con lợn chết bị nghi nhiễm virus trôi trên sông Hoàng Phố. Nhiều người không khỏi nghi ngờ trước tuyên bố của chính quyền Thượng Hải khi cho rằng nguồn nước lấy từ sông Hoàng Phố - nguồn cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày cho 23 triệu cư dân thành phố, vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh sử dụng.
Dưới đây là 5 thảm họa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc:
Điền Doanh
Với năng xuất sản xuất chì chiếm hơn 50% so với tổng sản lượng cả nước, Điền Doanh - một thị trấn của tỉnh An Huy nổi tiếng là khu vực nhiễm kim loại nặng nhất trên thế giới. Do quy trình xử lý và khai thác thiếu an toàn, chì đã vô tình nhiễm vào đất đai và sông nước với mức độ nhiễm độc cao gấp 24 lần so với tiêu chuẩn an toàn do chính phủ Trung Quốc đề ra.
Nguy hiểm hơn, những người không may bị nhiễm chì sẽ mắc phải các bệnh như chậm hiểu, trí tuệ giảm sút, đau dạ dày, đau thận, tổn thương não bộ, sinh non... Ngoài sản xuất chì, một lượng lớn pin đã qua sử dụng cũng được chôn dưới lòng đất tại thị trấn Điền Doanh đang trở thành hiểm họa ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của 140.000 dân cư.
Thái Hồ
Trải dài trên diện tích 2.200 km2 bao quanh 90 hòn đảo, Thái Hồ không chỉ là một trong bốn hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất ở Trung Quốc, nằm trong địa phận đồng bằng sông Dương Tử mà còn là nguồn cung cấp nước cho ngành công và nông nghiệp của 7 thành phố gồm Thượng Hải, Tô Châu, Vô Tích, Gia Hưng, Thường Châu, Hàng Châu và Hồ Châu.
Tuy nhiên, Thái Hồ lại không phải là một địa điểm thăm quan thú vị đối với khách du lịch. Theo số liệu thống kê năm 1993, hơn 1 tỷ tấn nước thải, 880.000 tấn chất thải động vật và 450.000 tấn rác đã đươc chôn xuống lòng hồ.
Mới đây, chính quyền Bắc Kinh đã phải lên tiếng thừa nhận Thái Hồ - hồ nước ngọt lớn thứ 3 tại Trung Quốc đang phải đối mặt với thảm họa tự nhiên nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nó vẫn là nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 30 triệu dân.
Lâm Phần
Trước những năm 1980, Lâm Phần nổi tiếng là vùng đất của suối nguồn, đất đai màu mỡ, thảm thực vật phong phú. Tuy nhiên, thời gian trôi qua là lúc thị trấn này thay đổi. Với dân số vượt quá 4 triệu người, Lâm Phần trở thành trung tâm công nghiệp chính của tỉnh Sơn Tây – trọng điểm khai thác than tại Trung Quốc.
Sự tồn tại của các mỏ khai thác phi pháp và hợp pháp đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, chất lượng không khí và ngành nông nghiệp của Lâm Phần. Thậm chí, một chiếc áo mới giặt có thể bị đen ố ngay trước khi kịp khô.
Ô Lỗ Mộc Tề
Ô Lỗ Mộc Tề - thủ phủ của khu tự trị Tân Cương, vốn là một trong những điểm mấu chốt trên con đường tơ lụa cách đây 2.000 năm. Song, kể từ khi triển khai công nghiệp hóa vào những năm 1990, thành phố này lại đang bị bao trùm bởi những đám mây khí sulfur phát tán từ các nhà máy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Tình trạng ô nhiễm môi trường của thành phố với 3 triệu dân sinh sống luôn cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn an toàn của Mỹ. Đây chính là lý do khiến Ô Lỗ Mộc Tề thường xuyên có mặt trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.
Thành phố Lan Châu thuộc phía tây bắc của Trung Quốc nằm trong khu vực thung lũng hẹp, thường xuyên hứng chịu những cơn bão bụi từ sa mạc Gobi tràn qua. Năm 2011, WHO đã xếp Lan Châu là thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc.