Văn Học & Nghệ Thuật

Những thành ngữ bạn có thể hiểu sai

Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng những thành ngữ quen thuộc do ông cha để lại trong khi nói chuyện hay viết lách.
Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng những thành ngữ quen thuộc do ông cha để lại trong khi nói chuyện hay viết lách. 
Tuy nhiên, có nhiều thành ngữ mặc dù thường xuyên sử dụng, nhưng câu gốc hay ý nghĩa của nó lại khác xa so với những gì ta nghĩ. Sau đây là một số những thành ngữ như vậy.

1_ Nghèo rớt mồng tơi

BM
  
Nhiều người vẫn nhầm tưởng  mồng tơi ở đây là cây mồng tơi mà chúng ta vẫn thường nấu canh hay dậu mồng tơi trong thơ Nguyễn Bính.

Nhưng thật ra, mồng tơi hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Trước đây người nông dân khi ra đồng thường khoác một chiếc áo được đan từ lá cọ để che nắng che mưa gọi là áo tơi. Phần trên cùng của áo tơi được khâu lại để luồn dây đeo qua vai gọi là mồng tơi.

BM
  
Với những người rất nghèo, họ cứ đeo mãi một cái áo tơi cho đến khi phần dưới rách nát, rụng tơi tả còn mỗi cái mồng tơi sắp rớt (rụng ra mà vẫn phải sử dụng. Cho nên câu trên muốn nói đến người rất nghèo, nghèo đến tột cùng.

2_ Đều như vắt tranh

BM
  
Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh", nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được.

Với những bạn sinh ra trước những năm 7x, các bạn sẽ được biết đến hình ảnh nhà tranh vách đất. Khi lợp mái tranh, người ta sẽ đan những lá cọ (hoặc lá dừa vào với nhau thành một vắt gọi là vắt tranh. Từ những vắt tranh này mới được đưa lên mái nhà để lợp. Với những người thợ giỏi, họ biết sắp xếp các lá đều nhau nên vắt tranh rất đều và đẹp.

Đều như vắt tranh ý nói làm một cái gì đấy mà sản phẩm rất đồng đều.

3_ Lang bạt kỳ hồ

 BM

Khi nghe câu trên nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một người sống phiêu bạt giang hồ, nay đây mai đó. Nhưng thực ra, đây là một câu thành ngữ Hán-Việt. Lang là con Sói, bạt là giẫm đạp, kỳ là đại từ chỉ chính con sói, hồ là vạt yếm dưới cổ.

Vậy Lang bạt kỳ hồ có nghĩa là con Sói dẫm vào chính cái yếm của nó. Ý nói người nào đó đang rất lúng túng, quẩn quanh không tìm ra lối thoát.

4_ Con cà con kê

BM
  
Thoạt nghe nhiều người nghĩ ngay là con gà, con kê, tức muốn ám chỉ một người nói vòng vo vì con gà với con kê thực ra là một.

Nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác. Ngày xưa làm nông nghiệp, người dân sau khi gieo cây cà, cây kê, đến thời điểm nhổ lên để trồng ra luống người ta cũng buộc lại thành từng bó như bó mạ mà các bạn thấy trên hình, được gọi là con cà, con kê. Việc trồng cà, trồng kê rất mất nhiều thời gian và tỉ mẩn vì phải tách từng cây trong bó ra rồi mới trồng.

Câu con cà con kê ý nói rất dài dòng, không biết bao giờ mới dứt như công việc trồng cà, trồng kê.

5_ Chạy như cờ lông công

BM
  
Thoạt nghe cứ tưởng cờ lông công chỉ là một từ ghép nghe cho nó vần. Nhưng thực ra cờ lông công là một loại cờ hiệu được sử dụng từ thời xa xưa.

Ngày nay, việc trao đổi thông tin đã có hôp thư điện tử, bạn chỉ cần soạn thảo và một cái nháy chuột là xong. Tuy nhiên, từ thời xa xưa, khi việc di chuyển còn khó khăn thì việc trao đổi thông tin mất rất nhiều thời gian. Khi cần chuyển một thông tin hỏa tốc, người lính trạm dùng tín hiệu là một lá cờ có gắn thêm lông đuôi con công, gọi là cờ lông công. Vì là thông tin hỏa tốc nên người lính trạm khi gắn cờ này thường chạy rất nhanh, chạy qua chạy lại rất nhiều chặng đường.

Vì vậy, để nói đến những người suốt ngày chạy khắp nơi ngoài đường, hoặc chạy vội vã người ta thường sử dụng thành ngữ chạy như cờ lông công.

6_ Đanh đá cá cày

BM
  
Câu này thường để chỉ những người phụ nữ có tính ương ngạnh, không được hiền lành, dịu dàng. Tuy nhiên, do ngôn ngữ vùng miền nên nhiều người đọc thành cá cầy khiến nhiều người tưởng đanh đá như con cá Cầy.

BM
  
Thực ra, cá cày là một thứ làm bằng gỗ hoặc tre, có hình dáng gần giống với con cá được sử dụng trong chiếc cày thô sơ ngày xưa để điều khiển nâng hoặc hạ bắp cày để có đường cày nông hay sâu theo ý mình. Trong cấu tạo của cả chiếc cày, cá cày có hình dáng rất nhỏ nhưng nó có thể điều khiển được cả chiếc cày theo ý mình.

7_ Sư tử Hà Đông

BM
  
Nhiều người vẫn dùng hình ảnh trên để nói về những bà vợ của mình. Tuy nhiên, không ít người lầm tưởng Hà Đông ở đây là quận Hà Đông, Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây. Thực ra, Sư tử Hà Đông lại chẳng liên quan gì đến địa danh Hà Đông của chúng ta mà nó bắt nguồn từ một điển tích bên tận Trung cộng.

Trần Tạo tự Quý Thường, người đời nhà Tống, quê ở Vĩnh Gia. Vợ của Trần họ Liễu vốn có tính ghen dữ ghê gớm. Quý Thường rất sợ vợ nhưng rất có lòng tôn sùng đạo Phật. Hằng ngày ngồi đọc kinh, vợ lấy làm bực, la hét om sòm, nhưng Trần vẫn điềm nhiên, không dám cự một tiếng.

Tính của Trần cũng hào hoa, bằng hữu nhiều, nên ở nhà thường có yến tiệc. Để tăng phần hứng thú, long trọng của buổi tiệc, Trần chiều khách, mời kỹ nữ xướng ca. Liễu Thị trong phòng mượn điều này, điều nọ, quát tháo om sòm. Trần có lúc hốt hoảng, cầm gậy nơi tay bỏ rơi mất gậy. Bạn thân của Trần là Tô Đông Pha, nhân đó làm một bài thơ đùa cợt trong đó có hai câu như sau:

BM  

Từ đó, sư tử Hà Đông được dùng để chỉ những bà vợ có tính ghen tuông và mỗi khi xảy ra việc gì lập tức nổi cơn tam bành với chồng.

8_ Kẻ tám lạng người nửa cân

BM
  
Mọi người vẫn thường dùng câu trên để nói về cuộc đấu giữa hai đội quân hay hai người cân sức, cân tài. Nhưng tại sao lại là tám lạng với nửa cân mà không phải năm lạng và nửa cân?

Thực ra, cân ở đây là cân ta từ ngày xưa: mỗi cân tương đương với 16 lạng, khoảng 0,6kg bây giờ. Vì vậy, nửa cân khi đó bằng đúng tám lạng.

9_ Công như công cốc

BM
  
Nghe có vẻ như hai chữ công cốc người ta chỉ nói cho có vần, có điệu. Nhưng thực chất, chữ cốc ở trong câu thành ngữ này là một loài chim. Con chim Cốc cũng có màu đen và trông giống với con Quạ nhưng kích thước lớn hơn khá nhiều. Chúng là loài chim săn cá điệu nghệ nên nhiều ngư dân thuần hóa chim Cốc để đánh bắt cá. Thường các ngư dân sẽ đeo vào cổ con chim một chiếc vòng để sau khi chim bắt được cá to thì sẽ không thể nuốt được.

Vì vậy mà người ta thường dùng thành ngữ công như công cốc hay đơn giản là công cốc để ám chỉ những việc làm dù rất cố gắng mà không mang lại thành quả

Lê Anh Tuấn
Ngoc Tran chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những thành ngữ bạn có thể hiểu sai

Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng những thành ngữ quen thuộc do ông cha để lại trong khi nói chuyện hay viết lách.
Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng những thành ngữ quen thuộc do ông cha để lại trong khi nói chuyện hay viết lách. 
Tuy nhiên, có nhiều thành ngữ mặc dù thường xuyên sử dụng, nhưng câu gốc hay ý nghĩa của nó lại khác xa so với những gì ta nghĩ. Sau đây là một số những thành ngữ như vậy.

1_ Nghèo rớt mồng tơi

BM
  
Nhiều người vẫn nhầm tưởng  mồng tơi ở đây là cây mồng tơi mà chúng ta vẫn thường nấu canh hay dậu mồng tơi trong thơ Nguyễn Bính.

Nhưng thật ra, mồng tơi hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Trước đây người nông dân khi ra đồng thường khoác một chiếc áo được đan từ lá cọ để che nắng che mưa gọi là áo tơi. Phần trên cùng của áo tơi được khâu lại để luồn dây đeo qua vai gọi là mồng tơi.

BM
  
Với những người rất nghèo, họ cứ đeo mãi một cái áo tơi cho đến khi phần dưới rách nát, rụng tơi tả còn mỗi cái mồng tơi sắp rớt (rụng ra mà vẫn phải sử dụng. Cho nên câu trên muốn nói đến người rất nghèo, nghèo đến tột cùng.

2_ Đều như vắt tranh

BM
  
Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh", nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được.

Với những bạn sinh ra trước những năm 7x, các bạn sẽ được biết đến hình ảnh nhà tranh vách đất. Khi lợp mái tranh, người ta sẽ đan những lá cọ (hoặc lá dừa vào với nhau thành một vắt gọi là vắt tranh. Từ những vắt tranh này mới được đưa lên mái nhà để lợp. Với những người thợ giỏi, họ biết sắp xếp các lá đều nhau nên vắt tranh rất đều và đẹp.

Đều như vắt tranh ý nói làm một cái gì đấy mà sản phẩm rất đồng đều.

3_ Lang bạt kỳ hồ

 BM

Khi nghe câu trên nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một người sống phiêu bạt giang hồ, nay đây mai đó. Nhưng thực ra, đây là một câu thành ngữ Hán-Việt. Lang là con Sói, bạt là giẫm đạp, kỳ là đại từ chỉ chính con sói, hồ là vạt yếm dưới cổ.

Vậy Lang bạt kỳ hồ có nghĩa là con Sói dẫm vào chính cái yếm của nó. Ý nói người nào đó đang rất lúng túng, quẩn quanh không tìm ra lối thoát.

4_ Con cà con kê

BM
  
Thoạt nghe nhiều người nghĩ ngay là con gà, con kê, tức muốn ám chỉ một người nói vòng vo vì con gà với con kê thực ra là một.

Nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác. Ngày xưa làm nông nghiệp, người dân sau khi gieo cây cà, cây kê, đến thời điểm nhổ lên để trồng ra luống người ta cũng buộc lại thành từng bó như bó mạ mà các bạn thấy trên hình, được gọi là con cà, con kê. Việc trồng cà, trồng kê rất mất nhiều thời gian và tỉ mẩn vì phải tách từng cây trong bó ra rồi mới trồng.

Câu con cà con kê ý nói rất dài dòng, không biết bao giờ mới dứt như công việc trồng cà, trồng kê.

5_ Chạy như cờ lông công

BM
  
Thoạt nghe cứ tưởng cờ lông công chỉ là một từ ghép nghe cho nó vần. Nhưng thực ra cờ lông công là một loại cờ hiệu được sử dụng từ thời xa xưa.

Ngày nay, việc trao đổi thông tin đã có hôp thư điện tử, bạn chỉ cần soạn thảo và một cái nháy chuột là xong. Tuy nhiên, từ thời xa xưa, khi việc di chuyển còn khó khăn thì việc trao đổi thông tin mất rất nhiều thời gian. Khi cần chuyển một thông tin hỏa tốc, người lính trạm dùng tín hiệu là một lá cờ có gắn thêm lông đuôi con công, gọi là cờ lông công. Vì là thông tin hỏa tốc nên người lính trạm khi gắn cờ này thường chạy rất nhanh, chạy qua chạy lại rất nhiều chặng đường.

Vì vậy, để nói đến những người suốt ngày chạy khắp nơi ngoài đường, hoặc chạy vội vã người ta thường sử dụng thành ngữ chạy như cờ lông công.

6_ Đanh đá cá cày

BM
  
Câu này thường để chỉ những người phụ nữ có tính ương ngạnh, không được hiền lành, dịu dàng. Tuy nhiên, do ngôn ngữ vùng miền nên nhiều người đọc thành cá cầy khiến nhiều người tưởng đanh đá như con cá Cầy.

BM
  
Thực ra, cá cày là một thứ làm bằng gỗ hoặc tre, có hình dáng gần giống với con cá được sử dụng trong chiếc cày thô sơ ngày xưa để điều khiển nâng hoặc hạ bắp cày để có đường cày nông hay sâu theo ý mình. Trong cấu tạo của cả chiếc cày, cá cày có hình dáng rất nhỏ nhưng nó có thể điều khiển được cả chiếc cày theo ý mình.

7_ Sư tử Hà Đông

BM
  
Nhiều người vẫn dùng hình ảnh trên để nói về những bà vợ của mình. Tuy nhiên, không ít người lầm tưởng Hà Đông ở đây là quận Hà Đông, Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây. Thực ra, Sư tử Hà Đông lại chẳng liên quan gì đến địa danh Hà Đông của chúng ta mà nó bắt nguồn từ một điển tích bên tận Trung cộng.

Trần Tạo tự Quý Thường, người đời nhà Tống, quê ở Vĩnh Gia. Vợ của Trần họ Liễu vốn có tính ghen dữ ghê gớm. Quý Thường rất sợ vợ nhưng rất có lòng tôn sùng đạo Phật. Hằng ngày ngồi đọc kinh, vợ lấy làm bực, la hét om sòm, nhưng Trần vẫn điềm nhiên, không dám cự một tiếng.

Tính của Trần cũng hào hoa, bằng hữu nhiều, nên ở nhà thường có yến tiệc. Để tăng phần hứng thú, long trọng của buổi tiệc, Trần chiều khách, mời kỹ nữ xướng ca. Liễu Thị trong phòng mượn điều này, điều nọ, quát tháo om sòm. Trần có lúc hốt hoảng, cầm gậy nơi tay bỏ rơi mất gậy. Bạn thân của Trần là Tô Đông Pha, nhân đó làm một bài thơ đùa cợt trong đó có hai câu như sau:

BM  

Từ đó, sư tử Hà Đông được dùng để chỉ những bà vợ có tính ghen tuông và mỗi khi xảy ra việc gì lập tức nổi cơn tam bành với chồng.

8_ Kẻ tám lạng người nửa cân

BM
  
Mọi người vẫn thường dùng câu trên để nói về cuộc đấu giữa hai đội quân hay hai người cân sức, cân tài. Nhưng tại sao lại là tám lạng với nửa cân mà không phải năm lạng và nửa cân?

Thực ra, cân ở đây là cân ta từ ngày xưa: mỗi cân tương đương với 16 lạng, khoảng 0,6kg bây giờ. Vì vậy, nửa cân khi đó bằng đúng tám lạng.

9_ Công như công cốc

BM
  
Nghe có vẻ như hai chữ công cốc người ta chỉ nói cho có vần, có điệu. Nhưng thực chất, chữ cốc ở trong câu thành ngữ này là một loài chim. Con chim Cốc cũng có màu đen và trông giống với con Quạ nhưng kích thước lớn hơn khá nhiều. Chúng là loài chim săn cá điệu nghệ nên nhiều ngư dân thuần hóa chim Cốc để đánh bắt cá. Thường các ngư dân sẽ đeo vào cổ con chim một chiếc vòng để sau khi chim bắt được cá to thì sẽ không thể nuốt được.

Vì vậy mà người ta thường dùng thành ngữ công như công cốc hay đơn giản là công cốc để ám chỉ những việc làm dù rất cố gắng mà không mang lại thành quả

Lê Anh Tuấn
Ngoc Tran chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm