Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Những thành tố đã hạ bệ chủ nghĩa cộng sản tại Ba Lan
Công đoàn đoàn kết, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lo II và phong trào “Lựa chọn màu cam”, chính là những thành tố đã hạ bệ chủ nghĩa cộng sản tại Ba Lan.
Hate Change xin giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch của chúng tôi từ bài tổng hợp của Tavaana.
Tầm nhìn và Động lực
Sau Thế chiến 2, Liên Xô đã dựng lên các chế độ bù nhìn ở các nước Trung và Đông Âu mà họ đã chiếm đóng trước đó. Bằng cách cài cắm các chính trị gia thân Mát-xcơ-va vào vị trí lãnh đạo của các nhà nước vệ tinh này, Liên Xô đã tạo ra hệ thống bá quyền trong khu vực, điều thường được biết tới dưới tên gọi “Bức Màn Sắt”.[1]
Ở Ba Lan, chính quyền Cộng sản đã bắt giam, hành quyết, và bắt đi lưu vong các nhà bất đồng chính kiến chống Liên Xô nhằm củng cố quyền lực. Đến năm 1952, khi Ba Lan đưa ra Hiến pháp mới, dựa theo khuôn mẫu của Liên Xô, người dân Ba Lan đã chứng kiến việc Thượng viện bị giải tán, các cuộc bầu cử dàn dựng, các cải cách ruộng đất theo kiểu cộng sản, và việc cả đất nước của mình, từ văn hóa đến chính trị, bị đưa vào quỹ đạo của Liên Xô.[2]
Dù cho chính quyền đã có những nỗ lực nhằm hiện đại hóa và ban hành các cải cách kinh tế vào thập niên 1980, nhưng việc các quyền cơ bản của công dân bị chà đạp trong thời gian dài đã là chất xúc tác đưa tới sự sụp đổ của chế độ vào năm 1989.
Mục tiêu và Mục đích
Phong trào đối lập bao gồm một tập hợp đa dạng các nhà hoạt động chính trị, trong đó có Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II và Giáo Hội Công Giáo, Phong trào Công đoàn Đoàn Kết (Solidarność) của Lech Walesa và Phong trào Lựa Chọn Màu Cam (Pomarańczowa Alternatywa). Dù một vài mục tiêu của họ là khác nhau, họ vẫn chia sẻ tầm nhìn chung về một nước Ba Lan tự do và dân chủ.
Năm 1978, phong trào đã bước đầu giành được tiếng vang với việc Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła, được bầu chọn vào chức vị Giáo Hoàng (thường được biết đến dưới danh hiệu là Gioan Phao-lô II). Ngài được thôi thúc bằng một niềm tin rằng đạo Công giáo, cùng với lương tâm của cá nhân mỗi người, là hoàn toàn đối lập với chủ thuyết Cộng sản, với chủ trương đàn áp các quyền tự do tôn giáo, kinh tế và chính trị, nhằm đặt nhà nước vào vị trí thay thế cho Đấng Tối Cao.[3] Ngài coi Kito giáo là một phần không thể tách rời trong lịch sử văn hóa rất phong phú của Ba Lan, và tìm cách thiết lập lại một xã hội nơi mà người Ba Lan có thể tự do phát huy bản sắc dân tộc và tôn giáo của mình.[4]
Mười bốn tháng sau đó, Phong trào Đoàn Kết xuất hiện, kết hợp nhiều công nhân và trí thức cùng theo đuổi khát vọng của Đức Giáo Hoàng. Phong trào Đoàn Kết được hình thành từ một cuộc đình công vào tháng 8 năm 1980, trong đó các công nhân đã đóng cửa nhà máy đóng tàu Gdansk để phản đối những hạn chế mới về tiền lương.[5] Sau khi đàm phám thành công với chính quyền, các lãnh đạo của cuộc đình công đã thành lập Công Đoàn Đoàn Kết vào ngày 17 tháng 9 năm 1980, và đây đã trở thành công đoàn độc lập đầu tiên trong toàn khối Cộng sản. Tuy nhiên, Công đoàn Đoàn Kết không đơn thuần chỉ là một nghiệp đoàn lao động; đó còn là một phong trào chính trị- xã hội đấu tranh đòi nhân phẩm và các quyền công dân, nhân quyền và tự do đầy đủ cho mọi người Ba Lan.[6]
Cốt lõi của nó chính là khái niệm về một “Nền cộng hòa tự quản” (Samorzanda Rzeczpospolita), chủ trương phát triển các định chế dân chủ. Mục tiêu của Công đoàn Đoàn Kết, được chính thức thành lập tại Đại hội năm 1981, là “tạo ra những điều kiện sống mang tính tôn trọng phẩm giá con người ở một nước Ba Lan có đầy đủ chủ quyền về kinh tế và chính trị. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến một cuộc sống không đói nghèo, bóc lột, sợ hãi và dối trá, trong một xã hội được tổ chức một cách dân chủ và theo luật pháp”. “Những gì chúng tôi nghĩ đến không chỉ là bánh mì, bơ và xúc xích mà còn là công lý, dân chủ, lẽ thật, sự hợp pháp, phẩm giá con người, tự do tín ngưỡng, và việc tu sửa lại nền cộng hòa”.[7] Các giá trị này sẽ là những nguyên tắc nền tảng của nền Đệ Tam Cộng hòa Ba Lan thời kỳ hậu cộng sản, cùng nhiệm kỳ tổng thống của Lech Walesa, bắt đầu từ năm 1990.
Cũng xuất phát từ chính tầm nhìn đã dẫn đến sự sáng lập của Công đoàn Đoàn Kết và từ mong muốn của Đức Giáo Hoàng trong việc chấm dứt chủ nghĩa cộng sản tại Ba Lan, phong trào Lựa Chọn Màu Cam (Pomarańczowa Alternatywa) -một phong trào nghệ thuật thu hút sự tham gia của giới sinh viên, đã có cách tiếp cận mang tính trừu tượng và thẩm mỹ hơn, dựa trên sức mạnh của trí tưởng tượng. “Trí tưởng tượng làm cho thế giới này trở nên không còn giới hạn… Không có bất cứ thế lực nào trong cuộc sống con người có thể kìm hãm được thế giới của trí tưởng tượng khi được giải phóng. Nó vượt lên trên tất cả mọi thứ mà không sử dụng bất kỳ sức mạnh thực tế nào, trí tưởng tượng vẫn sống trong chúng ta, khi nó được tự do. “[8]Bằng cách tập trung vào tự do biểu đạt của cá nhân và tập thể, như được thực hiện thông qua nghệ thuật thị giác, phong trào Lựa Chọn Cam có mục tiêu nhằm làm suy yếu sự kiểm soát ý thức của chế độ Cộng sản thông qua những sự thể hiện nghệ thuật đầy tự do và mang tính thách thức. Ban đầu, các thành viên của phong trào đã tìm những chỗ trên các bức tường trong thành phố, nơi mà chính quyền cho sơn đè lên để che đi các biểu ngữ chống Cộng, và họ vẽ vào chính những chỗ sơn phủ đó hình của người lùn, một hình ảnh gây cười. Công an không thể bắt họ vì hành vi chống đối chế độ được, nếu không muốn làm cho chính quyền bị biến thành trò cười, vì tỏ ra lo sợ trước ngay cả những hình vẽ người lùn trên đường phố.
Vai trò lãnh đạo
Mặc dù sự tham gia của đông đảo quần chúng đóng vai trò thiết yếu đối với thành công của phong trào chống Cộng sản ở Ba Lan, nhưng quá trình chuyển đổi dân chủ đã không thể xảy ra nếu không có sự lãnh đạo của những người như Lech Walesa – người sáng lập Công đoàn Đoàn Kết; Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II – người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo; và người sáng lập phong trào Lựa Chọn Màu Cam – Waldemar Fydrych, thường được biết tới với biệt danh “Thiếu tá”. Dù mỗi người có một quá trình trải nghiệm và phong cách lãnh đạo riêng, nhưng họ đều có chung lòng quyết tâm để đạt được: một xã hội Ba Lan cởi mở.
Tên tuổi của Lech Walesa đã trở nên đồng nhất với phong trào Đoàn Kết; “Ông trở thành không chỉ là một biểu tượng của những thành tựu đã đạt được, mà còn chính là hiện thân của phong trào Đoàn Kết”.[9] Khả năng lấy được lòng tin từ người dân của Walesa giúp đảm bảo rằng họ không bao giờ mất niềm tin, bất kể mọi phản ứng dữ dội từ chế độ. Trong một lá thư gửi đến Walesa, một thành viên phong trào Đoàn Kết nhấn mạnh lý do khiến ông ngưỡng mộ nhà lãnh đạo của phong trào: “Anh đã cho chúng tôi thấy rằng chúng ta không được sợ hãi trước chiếc dùi của công an, trước những lời chế nhạo, hoặc trước sự thiếu niềm tin. Một điều khác nữa thực sự gây ấn tượng cho tôi là niềm tin mạnh mẽ, sâu sắc của anh.”[10]
Trong khi Walesa là bộ mặt của phong trào, ông cũng đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo khác, bao gồm cả những người phụ nữ mà sự lãnh đạo của họ hầu như không được chú ý đến. Mặc dù một số người, như Anna Walentynowicz, nằm trong số các lãnh đạo cao nhất của phong trào Đoàn Kết, một số khác đóng vai trò quan trọng là các lãnh đạo cộng đồng. Một số người phụ nữ đã nhận các nhiệm vụ nguy hiểm, vì họ có khả năng trốn tránh lực lượng an ninh, vốn luôn nghi ngờ các đối tượng là nam giới tiến hành các hoạt động chống đối. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người trong số các lãnh đạo nữ này, những người đã chiến đấu rất can đảm, cuối cùng đã giành được những vị trí quyền lực trong chính thể Ba Lan tự do.[11]
Mặc dù không ở nơi tiền tuyến, nhưng vai trò của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II trong công cuộc giải phóng Ba Lan là không thể bị xem nhẹ. Chuyến thăm của Ngài về quê hương Ba Lan và các bài diễn văn trên khắp đất nước đã thu hút và động viên hàng triệu người Ba Lan. Trên thực tế, học giả người Anh Timothy Garton Ash và những người khác đã cho rằng các phong trào như Công Đoàn Đoàn Kết đã không thể đơm hoa kết trái nếu không nhờ nguồn cảm hứng và hỗ trợ của vị Giáo Hoàng gốc Ba lan này.[12] Theo Timothy Garton Ash: “Không có Đức Giáo Hoàng, thì không có phong trào Đoàn Kết. Không có phong trào Đoàn Kết, thì không có Gorbachev. Nếu không có Gorbachev, thì không có việc chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ”.[13] Ngay cả Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, cũng thừa nhận vai trò thiết yếu của Đức Giáo Hoàng: “Chuyện đó đã không thể nào xảy ra nếu không có Đức Giáo Hoàng”.[14]
Người sáng lập của phong trào Lựa Chọn Màu Cam là Waldemar Fydrych (biệt danh “Thiếu tá”), được biết đến với tính cách lập dị, được phản ánh trong các tác phẩm nghệ thuật của ông trên vai trò vừa là nhà văn, vừa và họa sĩ. Tầm nhìn thẩm mỹ của ông đã định hình ra phương pháp tiếp cận mà phong trào đã lựa chọn, nhằm thể hiện sự chống đối chế độ thân Liên Xô. Fydrych đã cung cấp cho đông đảo quần chúng một cách thức thay thế, ít rủi ro để để phản đối chế độ Cộng sản, bằng cách sử dụng các biểu tượng có vẻ kỳ quặc và vô nghĩa. Trên hết, những bức vẽ người lùn của nhóm đã trở thành biểu tượng của sự phản kháng ở Ba Lan trong suốt giai đoạn thiết quân luật, bắt đầu từ tháng 12 năm 1981. [15]
Môi trường dân sự
Những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, Công Đoàn Đoàn Kết và phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã diễn ra trong một môi trường mang tính đàn áp cao độ. Chịu ảnh hưởng của Liên Xô, chính quyền Cộng sản Ba Lan đã bắt bớ, bỏ tù và đôi khi là xử tử các lãnh đạo đối lập mà không thông qua bất cứ trình tự tố tụng nào. Sau thành công ban đầu của Công Đoàn Đoàn Kết, tướng Wojcech Jaruzelski đã tuyên bố “tình trạng chiến tranh” và đình chỉ Hiến pháp để hạ gục phong trào, bắt giữ hàng chục ngàn nhà hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết trong các cuộc bố ráp của công an trong thời gian từ năm 1982 đến 1983. [16]
Ở vị trí lãnh đạo của Công Đoàn Đoàn Kết, Lech Walesa cũng đối mặt với những thử thách ghê gớm; Ông bị tù giam trong một năm và bị theo dõi liên tục cho đến năm 1988. Năm 1983, ông đã không ra nước ngoài để nhận giải Nobel Hòa bình, một phần vì lo ngại sẽ không được phép trở về, và một phần để bày tỏ sự đoàn kết với những người còn ở trong tù: “Những người bạn của tôi, bị bắt giam hay phải trả giá đắt, như bị mất công ăn việc làm, để bảo vệ cho Công đoàn Đoàn Kết – liệu họ có thể đi cùng tôi vào ngày này không? Nếu không, thì có nghĩa rằng đây vẫn chưa phải lúc để ăn mừng việc trúng giải, ngay cả những giải thưởng hoành tráng như vậy đi nữa. [17]
Sự thiếu vắng một nền báo chí độc lập và thái độ bất dung của chính quyền đối đã đặt ra những thách thức rõ ràng cho phe đối lập Ba Lan. Tuy vậy, Công Đoàn Đoàn Kết đã tìm ra cách để lách qua những hạn chế này. Qua đàm phán với chế độ Cộng sản, các ấn bản nội bộ của Công Đoàn Đoàn Kết đã được miễn trừ kiểm duyệt. Về bản chất, một ấn phẩm có thể được phân phối rộng rãi theo luật nếu nó được đóng dấu “Chỉ lưu hành trong nội bộ công đoàn.” Sự miễn trừ này cho phép Công Đoàn Đoàn Kết đóng vai trò như một “ốc đảo tự do”, cho phép “các hình thức tự biểu hiện khác nhau của người dân và trên thực tế đã tạo ra một không gian xã hội dân sự trong phạm vi của nó.” Tháng 4 năm 1981, Công Đoàn Đoàn Kết cho ra mắt tờ Tuần Báo Đoàn Kết (Tygodnik Solidamosc).[18]
Thông điệp và đối tượng
Phẩm giá con người là giá trị trung tâm của mọi bộ phận trong công cuộc đấu tranh chống Cộng sản của người Ba Lan. Công đoàn Đoàn Kết, Đức Giáo Hoàng, và phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã chỉ ra một cách hiệu quả mối liên hệ giữa những đau khổ hàng ngày mà người dân Ba Lan phải chịu đựng, nhất là tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, với sự thiếu vắng tự do. Thông điệp năm 1981 của Công Đoàn Đoàn Kết đã phản ánh giá trị cơ bản đó: “Lịch sử đã dạy chúng ta rằng không có tự do thì cũng chẳng có bánh mỳ mà ăn.”[19]
Cốt lõi của thông điệp đó là lời kêu gọi các nỗ lực vận động quần chúng. Phong trào đã vươn rộng được ra khỏi cơ sở ban đầu là giới công nhân, để xây dựng một phong trào phản ánh được nội dung của chính tên gọi của mình –một phong trào tập hợp được nhiều giai tầng xã hội. Nó lan rộng từ giới công nhân sang nông dân với sự hình thành của phong trào Đoàn Kết Nông Thôn, thậm chí còn tạo được cầu nối với giới trí thức Ba Lan, mặc dù gốc rễ của nó là giới công nhân. Đài BBC ghi nhận rằng, Phong trào Đoàn Kết “mang sách và thư viện đến các xưởng đóng tàu của Ba Lan. “Khi Thỏa ước Gdansk được ký, và đạt được các mục tiêu ban đầu của Công Đoàn Đoàn Kết, một người Ba Lan cho biết trong dân chúng có “một niềm hy vọng to lớn và sự phấn khích … đó là một trong những khoảnh khắc mà, bỗng nhiên, hàng triệu người cảm thấy rằng họ có chung một mong muốn, đó là có các công đoàn tự do để đại diện cho họ, độc lập với Đảng Cộng sản.” [20]
Đức Giáo Hoàng đã hỗ trợ cho phong trào đối lập ở Ba Lan qua địa vị là người đứng đầu Giáo hội Công giáo, khuyến khích người dân Ba Lan hãy trung thành với Giáo hội Công giáo, thay cho nhà nước Cộng sản. Cho dù đối tượng người nghe của Ngài là người dân Ba Lan hay cộng đồng quốc tế, thì thông điệp đó vẫn nhấn mạnh đến các giá trị của tự do và khai phóng, đem lại sự hỗ trợ tinh thần cho phong trào đối lập ở Ba Lan. Một thời khắc mang tính bước ngoặt là cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng năm 1979; Đức Gioan Phao-lô II trước đó đã hy vọng rằng bằng cách viếng thăm Ba Lan, Ngài có thể thổi bùng lên tinh thần của đồng bào mình chống lại chế độ Cộng sản. Trong khi chế độ dự đoán rằng chỉ có vài chục người sẽ xuất hiện trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, thì thực tế đã có hàng triệu người tới chào đón Ngài. Điều này khiến chế độ Cộng sản rất bẽ bàng. Đức Gioan Phao-lô II đã huy động được những con người Ba Lan luôn muốn phát huy tín ngưỡng, truyền thống và nguồn gốc lịch sử của đất nước mình, thay vì chối bỏ những yếu tố đó như cách mà chủ nghĩa cộng sản áp đặt.
Phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã tích lũy được sự ủng hộ của quần chúng bằng phương tiện là sự hài hước và làm bẽ mặt nhà cầm quyền bằng những khẩu hiệu như “Hỡi các công dân, hãy giúp các anh dân phòng, hãy tự đánh mình đi”. Lựa Chọn Màu Cam là một “chiếc gương, phản chiếu lại những yếu kém, vết nhơ và những điều ngớ ngẩn của chế độ, bằng cách lố bịch hóa những hành động của chính quyền”. Phong trào tìm cách thu hút càng nhiều người tham gia càng tốt. Một số cho rằng bản thân việc chọn màu cam cho tên gọi của phong trào là để thể hiện một sắc thái trung gian giữa màu đỏ của cánh tả Cộng sản, và màu vàng, biểu tượng của Giáo Hội – thuộc về cánh hữu. [21] Về sau, sắc màu cam cũng đã truyền cảm hứng cho cuộc Cách Mạng Cam 2004 ở Ukraine; được Viktor Yushchenko và liên minh đối lập của ông lựa chọn làm gam màu chính thức của đảng. [22]
Các hoạt động tiếp cận quần chúng
Dù cách tiếp cận có thể đa dạng nhưng việc hạ bệ chế độ Cộng sản tại Ba Lan đòi hỏi phải có sự tham gia rộng khắp của quần chúng. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã huy động được hàng triệu người Ba Lan bằng cách quảng bá hình ảnh về một nước Ba Lan tự do và hùng cường. Là lãnh đạo của một phong trào tôn giáo toàn cầu, Đức Giáo Hoàng đã tận dụng quyền lực chính trị của mình qua sự kết nối với chính phủ của các nước ủng hộ cho một nước Ba Lan độc lập, như Vương quốc Anh. Cuộc gặp gỡ năm 1983 của Lech Walesa với Đức Giáo Hoàng và cuộc gặp của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher với 5000 lãnh đạo của Công Đoàn Đoàn Kết ở Gdansk, trong đó bà tuyên bố: “không gì có thể ngăn cản các bạn!” chính là hai dấu mốc quan trọng làm tăng cường sự ủng hộ của quần chúng cho phong trào. [23]
Công Đoàn Đoàn Kết đã thực hiện theo một phương thức bất bạo động, làm gia tăng hình ảnh gần gũi với nhân dân và cho phép sự tham gia của đông đảo quần chúng. Do đó, họ đã phát động một làn sóng đình công trên toàn quốc, khiến chính quyền bị tê liệt và chịu áp lực phải nhượng bộ. Điển hình, ngày 27 tháng 3 năm 1981, một cuộc đình công toàn quốc để phản đối vụ đánh đập 27 thành viên của Công Đoàn Đoàn Kết đã huy động hơn nửa triệu người, làm ngưng trệ mọi hoạt động trên toàn quốc. Đây là cuộc đình công lớn nhất trong lịch sử Ba Lan dưới thời Liên Xô, buộc chính quyền phải hứa hẹn sẽ điều tra về vụ đánh đập kể trên. [24]
Phong trào Lựa Chọn Màu Cam thì lại tạo được hứng thú trong bằng những phương pháp bất thường. Bên cạnh các chiến thuật đấu tranh ôn hòa nhưng vẫn mang tính thách thức chế độ bằng nghệ thuật graffiti, phong trào cũng đã tổ chức những cuộc tụ họp công cộng mà họ gọi một cách hiền lành là “những việc xảy ra ngẫu nhiên”. Năm 1988, khi bất mãn của quần chúng lên tới đỉnh điểm, phong trào này đã tổ chức một cuộc tuần hành 10,000 người qua thành phố Wroclaw, tất cả đều đội mũ cho người lùn, màu cam. Sự kiện này được biết đến với tên gọi “Cuộc cách mạng Người lùn”. Bằng cách này, các nhà lãnh đạo của phong trào đã cố gắng đưa vào một không khí nhẹ nhàng cho phong trào đối lập, thoát khỏi sự đơn điệu của các cuộc biểu tình và tạo ra nhiều sự kiện mang tính vui vẻ và hài hước hơn cho người tham gia. [25] Phương thức hoạt động độc đáo và bất ngờ của phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã khiến chính quyền rất lúng túng trong cách xử lý, và đó một trong nhiều lý do thành công của phong trào.
Những nỗ lực phối hợp giữa Công Đoàn Đoàn Kết, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, và phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã đẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong môi trường chính trị Ba Lan. Thành quả lớn đầu tiên chính là vào tháng 8 năm 1988, khi Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan – tướng Czelaw Kicazak gặp riêng với Lech Walesa, đề nghị chấm dứt những cuộc tổng đình công trên khắp đất nước. Khi đã tạo được thế đứng thuận lợi, Walesa liền bắt đầu một chuỗi dài các cuộc đàm phán với chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ba Lan – tướng Jaruzelski, về tình trạng chính trị của Công đoàn Đoàn Kết. Sau 4 tháng tranh luận gay go, cuối cùng chủ tịch Jaruzelski đã chấp thuận cho Công Đoàn Đoàn Kết được phép hoạt động trở lại và quyết định này được chính thức công bố sau cuộc họp của Trung ương Đảng vào tháng 1 năm 1989. [26]
Ngay sau đó, Walesa tiếp tục ngồi lại với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản để bắt đầu các cuộc “đàm phán bàn tròn” giữa phong trào đối lập và chính quyền trong tháng 2 năm 1989. Các cuộc đàm phán này là một nỗ lực của chính quyền để xoa dịu tình hình bất ổn xã hội, đã mang lại thành công lớn cho phe đối lập – đó là Thỏa thuận Bàn tròn 1989. Với tư cách trưởng phái đoàn gồm các nhà lãnh đạo đối lập, Walesa đã giúp thông qua thỏa thuận này, trong đó hợp pháp hóa các công đoàn độc lập, đưa vào áp dụng chế độ tổng thống và cơ quan lập pháp lưỡng viện. [27]
Ngoài việc tái cấu trúc các nhánh quyền lực của nhà nước, thảo thuận này cũng kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội, mang lại thắng lợi lớn cho Walesa và Đảng Đoàn Kết của ông. Công Đoàn Đoàn Kết đã trở thành một chính đảng hợp pháp, giành 99% số ghế Thượng viện và 35% số ghế Hạ viện. Walesa đã trở thành tổng thống đầu tiên của Ba Lan được bầu ra một cách dân chủ vào năm 1990, kết thúc hơn bốn thập kỷ của chủ nghĩa Cộng sản.
Chú thích
[1] Jerzy W. Borejsza, Klaus Ziemer, Magdalena Hułas. Chế độ độc tài và chuyên chế ở Châu Âu: Viễn cảnh ngắn hạn và dài hạn . Berghahn Books, 2006. In trang: 277.
[2] “Tóm tắt lịch sử Ba Lan: Chương 13: Những năm sau chiến tranh, 1945-1990.” Polonia Today Online.1994.
[3] Zagacki, Kenneth S. “Đức Giáo Hoàng Pope John Paul II và Cuộc thập tự chinh chống chủ nghĩa Cộng sản: Nghiên cứu trường hợp trong thời đại thế tục và thiêng liêng”, Rhetoric & Public Affairs, 4: 4 (2001), trang 689-710.
[4] “Cuộc thập tự chinh của Đức Giáo Hoàng Pope John Paul II chống Chủ nghĩa Cộng sản.” CNN. 21/1/1998.
[5] Ash, Timothy Garton. “Lech Walesa.” Thời gian . Ngày 13 tháng 4 năm 1998.
[6] Donavan, Jeffery. “Ba Lan: Đoàn kết – Công đoàn Thay đổi Thế giới.” Radio Free Europe. 24 tháng 8 năm 2005.
[7] Walesa, Lech. “Bài giảng Nobel.” Giải thưởng Nobel. Năm 1997.
[8] Misztal, Bronislaw. “Giữa Nhà nước và Đoàn kết: Một Phong trào, Hai Thuyết minh – Phong trào Lựa Chọn Cam ở Ba Lan”. The British Journal of Sociology, 43: 1 (Tháng 3 năm 1992), trang 55-78.
[9] Cirtautas, Arista Maria. Phong trào Đoàn kết Ba Lan: Cách mạng, Dân chủ và Quyền tự nhiên . London: Routledge, 1997. trang. 200.
[10] Ví dụ
[11] Penn, Shana. Bí mật Đoàn Kết: Những người phụ nữ đã đánh bại chế độ Cộng sản tại Ba Lan . Ann Arbor: The University of Michigan Press, 2005.
[12] “John Paul II: Tầm nhìn Đạo đức mạnh mẽ.” CNN. Năm 2005.
[13] O’Toole, Fintan. “Những mâu thuẫn vĩ đại.” The Irish Times . Ngày 4 tháng 2 năm 2010.
[14] “Đức Giáo Hoàng hạ Chủ nghĩa Cộng sản tại quê hương – và Chiến thắng.” CBC News Online. Tháng 4 năm 2005.
[15] Lựa Chọn Màu Cam – Cách mạng Người lùn . Warsaw. 2008. ISBN 978-83-926511-4-7.
[16] Darnton, John. “Ba Lan hạn chế các quyền dân sự và công đoàn, Các nhà hoạt động Đoàn Kết thúc giục Tổng tấn công”. New York Times, ngày14 tháng 12 năm 2001. A1.
[17] “Giải Nobel cho Lech Walesa.” Solidarnosc . Năm 2006.
[18] Kurczewski, Jacek và Kurczewska, Joanna. “Một xã hội tự quản 20 năm sau khi dân chủ và khu vực thứ ba ở Ba Lan.”Social Research (2001).
[19] Walesa.
[20] Repa, Jan. “Kế thừa của Đoàn Kết”. BBC News. 12 tháng 8 năm 2005.
[21] Tagliabue, John. “Tạp chí Wroclaw, cảnh sát treo màn, nhưng trò khôi vẫn còn.” New York Times, 14 tháng 7 năm 1988.
[22] Redel, Konrad. “Lễ trao tặng chiếc mũ da cam cho Tổng thống Yushchenko.” The Orange Alternative. 12 tháng 4 năm 2005.
[23] Dhiel, Jackson. “Thủ tướng Anh Thatcher trong chuyến viếng thăm Gdansk, ‘Không có gì có thể ngăn bạn,’ BritishLeader Tells Walesa.” Washington Post 5 tháng 11 năm 1988.
[24] MacEachin, Douglas J. Tình báo Hoa Kỳ và Cuộc đối đầu ở Ba Lan 1980-1981 . University Park: Penn State Press, 1998. Trang 120.
[25] Misztal trang 62.
[26] Ash, Timothy Garton. Vòng tròn ma thuật: Cuộc cách mạng của năm 1989 được chứng kiến tại Warsaw, Budapest, Berlin và Prague . New York: Vintage, 1999.
[27] Ash, Timothy Garton. “Lech Walesa.” Time . Ngày 13 tháng 4 năm 1998.
[28] Ví dụ
( Ba Sàm )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Những thành tố đã hạ bệ chủ nghĩa cộng sản tại Ba Lan
Công đoàn đoàn kết, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lo II và phong trào “Lựa chọn màu cam”, chính là những thành tố đã hạ bệ chủ nghĩa cộng sản tại Ba Lan.
Hate Change xin giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch của chúng tôi từ bài tổng hợp của Tavaana.
Tầm nhìn và Động lực
Sau Thế chiến 2, Liên Xô đã dựng lên các chế độ bù nhìn ở các nước Trung và Đông Âu mà họ đã chiếm đóng trước đó. Bằng cách cài cắm các chính trị gia thân Mát-xcơ-va vào vị trí lãnh đạo của các nhà nước vệ tinh này, Liên Xô đã tạo ra hệ thống bá quyền trong khu vực, điều thường được biết tới dưới tên gọi “Bức Màn Sắt”.[1]
Ở Ba Lan, chính quyền Cộng sản đã bắt giam, hành quyết, và bắt đi lưu vong các nhà bất đồng chính kiến chống Liên Xô nhằm củng cố quyền lực. Đến năm 1952, khi Ba Lan đưa ra Hiến pháp mới, dựa theo khuôn mẫu của Liên Xô, người dân Ba Lan đã chứng kiến việc Thượng viện bị giải tán, các cuộc bầu cử dàn dựng, các cải cách ruộng đất theo kiểu cộng sản, và việc cả đất nước của mình, từ văn hóa đến chính trị, bị đưa vào quỹ đạo của Liên Xô.[2]
Dù cho chính quyền đã có những nỗ lực nhằm hiện đại hóa và ban hành các cải cách kinh tế vào thập niên 1980, nhưng việc các quyền cơ bản của công dân bị chà đạp trong thời gian dài đã là chất xúc tác đưa tới sự sụp đổ của chế độ vào năm 1989.
Mục tiêu và Mục đích
Phong trào đối lập bao gồm một tập hợp đa dạng các nhà hoạt động chính trị, trong đó có Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II và Giáo Hội Công Giáo, Phong trào Công đoàn Đoàn Kết (Solidarność) của Lech Walesa và Phong trào Lựa Chọn Màu Cam (Pomarańczowa Alternatywa). Dù một vài mục tiêu của họ là khác nhau, họ vẫn chia sẻ tầm nhìn chung về một nước Ba Lan tự do và dân chủ.
Năm 1978, phong trào đã bước đầu giành được tiếng vang với việc Đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła, được bầu chọn vào chức vị Giáo Hoàng (thường được biết đến dưới danh hiệu là Gioan Phao-lô II). Ngài được thôi thúc bằng một niềm tin rằng đạo Công giáo, cùng với lương tâm của cá nhân mỗi người, là hoàn toàn đối lập với chủ thuyết Cộng sản, với chủ trương đàn áp các quyền tự do tôn giáo, kinh tế và chính trị, nhằm đặt nhà nước vào vị trí thay thế cho Đấng Tối Cao.[3] Ngài coi Kito giáo là một phần không thể tách rời trong lịch sử văn hóa rất phong phú của Ba Lan, và tìm cách thiết lập lại một xã hội nơi mà người Ba Lan có thể tự do phát huy bản sắc dân tộc và tôn giáo của mình.[4]
Mười bốn tháng sau đó, Phong trào Đoàn Kết xuất hiện, kết hợp nhiều công nhân và trí thức cùng theo đuổi khát vọng của Đức Giáo Hoàng. Phong trào Đoàn Kết được hình thành từ một cuộc đình công vào tháng 8 năm 1980, trong đó các công nhân đã đóng cửa nhà máy đóng tàu Gdansk để phản đối những hạn chế mới về tiền lương.[5] Sau khi đàm phám thành công với chính quyền, các lãnh đạo của cuộc đình công đã thành lập Công Đoàn Đoàn Kết vào ngày 17 tháng 9 năm 1980, và đây đã trở thành công đoàn độc lập đầu tiên trong toàn khối Cộng sản. Tuy nhiên, Công đoàn Đoàn Kết không đơn thuần chỉ là một nghiệp đoàn lao động; đó còn là một phong trào chính trị- xã hội đấu tranh đòi nhân phẩm và các quyền công dân, nhân quyền và tự do đầy đủ cho mọi người Ba Lan.[6]
Cốt lõi của nó chính là khái niệm về một “Nền cộng hòa tự quản” (Samorzanda Rzeczpospolita), chủ trương phát triển các định chế dân chủ. Mục tiêu của Công đoàn Đoàn Kết, được chính thức thành lập tại Đại hội năm 1981, là “tạo ra những điều kiện sống mang tính tôn trọng phẩm giá con người ở một nước Ba Lan có đầy đủ chủ quyền về kinh tế và chính trị. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến một cuộc sống không đói nghèo, bóc lột, sợ hãi và dối trá, trong một xã hội được tổ chức một cách dân chủ và theo luật pháp”. “Những gì chúng tôi nghĩ đến không chỉ là bánh mì, bơ và xúc xích mà còn là công lý, dân chủ, lẽ thật, sự hợp pháp, phẩm giá con người, tự do tín ngưỡng, và việc tu sửa lại nền cộng hòa”.[7] Các giá trị này sẽ là những nguyên tắc nền tảng của nền Đệ Tam Cộng hòa Ba Lan thời kỳ hậu cộng sản, cùng nhiệm kỳ tổng thống của Lech Walesa, bắt đầu từ năm 1990.
Cũng xuất phát từ chính tầm nhìn đã dẫn đến sự sáng lập của Công đoàn Đoàn Kết và từ mong muốn của Đức Giáo Hoàng trong việc chấm dứt chủ nghĩa cộng sản tại Ba Lan, phong trào Lựa Chọn Màu Cam (Pomarańczowa Alternatywa) -một phong trào nghệ thuật thu hút sự tham gia của giới sinh viên, đã có cách tiếp cận mang tính trừu tượng và thẩm mỹ hơn, dựa trên sức mạnh của trí tưởng tượng. “Trí tưởng tượng làm cho thế giới này trở nên không còn giới hạn… Không có bất cứ thế lực nào trong cuộc sống con người có thể kìm hãm được thế giới của trí tưởng tượng khi được giải phóng. Nó vượt lên trên tất cả mọi thứ mà không sử dụng bất kỳ sức mạnh thực tế nào, trí tưởng tượng vẫn sống trong chúng ta, khi nó được tự do. “[8]Bằng cách tập trung vào tự do biểu đạt của cá nhân và tập thể, như được thực hiện thông qua nghệ thuật thị giác, phong trào Lựa Chọn Cam có mục tiêu nhằm làm suy yếu sự kiểm soát ý thức của chế độ Cộng sản thông qua những sự thể hiện nghệ thuật đầy tự do và mang tính thách thức. Ban đầu, các thành viên của phong trào đã tìm những chỗ trên các bức tường trong thành phố, nơi mà chính quyền cho sơn đè lên để che đi các biểu ngữ chống Cộng, và họ vẽ vào chính những chỗ sơn phủ đó hình của người lùn, một hình ảnh gây cười. Công an không thể bắt họ vì hành vi chống đối chế độ được, nếu không muốn làm cho chính quyền bị biến thành trò cười, vì tỏ ra lo sợ trước ngay cả những hình vẽ người lùn trên đường phố.
Vai trò lãnh đạo
Mặc dù sự tham gia của đông đảo quần chúng đóng vai trò thiết yếu đối với thành công của phong trào chống Cộng sản ở Ba Lan, nhưng quá trình chuyển đổi dân chủ đã không thể xảy ra nếu không có sự lãnh đạo của những người như Lech Walesa – người sáng lập Công đoàn Đoàn Kết; Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II – người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo; và người sáng lập phong trào Lựa Chọn Màu Cam – Waldemar Fydrych, thường được biết tới với biệt danh “Thiếu tá”. Dù mỗi người có một quá trình trải nghiệm và phong cách lãnh đạo riêng, nhưng họ đều có chung lòng quyết tâm để đạt được: một xã hội Ba Lan cởi mở.
Tên tuổi của Lech Walesa đã trở nên đồng nhất với phong trào Đoàn Kết; “Ông trở thành không chỉ là một biểu tượng của những thành tựu đã đạt được, mà còn chính là hiện thân của phong trào Đoàn Kết”.[9] Khả năng lấy được lòng tin từ người dân của Walesa giúp đảm bảo rằng họ không bao giờ mất niềm tin, bất kể mọi phản ứng dữ dội từ chế độ. Trong một lá thư gửi đến Walesa, một thành viên phong trào Đoàn Kết nhấn mạnh lý do khiến ông ngưỡng mộ nhà lãnh đạo của phong trào: “Anh đã cho chúng tôi thấy rằng chúng ta không được sợ hãi trước chiếc dùi của công an, trước những lời chế nhạo, hoặc trước sự thiếu niềm tin. Một điều khác nữa thực sự gây ấn tượng cho tôi là niềm tin mạnh mẽ, sâu sắc của anh.”[10]
Trong khi Walesa là bộ mặt của phong trào, ông cũng đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo khác, bao gồm cả những người phụ nữ mà sự lãnh đạo của họ hầu như không được chú ý đến. Mặc dù một số người, như Anna Walentynowicz, nằm trong số các lãnh đạo cao nhất của phong trào Đoàn Kết, một số khác đóng vai trò quan trọng là các lãnh đạo cộng đồng. Một số người phụ nữ đã nhận các nhiệm vụ nguy hiểm, vì họ có khả năng trốn tránh lực lượng an ninh, vốn luôn nghi ngờ các đối tượng là nam giới tiến hành các hoạt động chống đối. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người trong số các lãnh đạo nữ này, những người đã chiến đấu rất can đảm, cuối cùng đã giành được những vị trí quyền lực trong chính thể Ba Lan tự do.[11]
Mặc dù không ở nơi tiền tuyến, nhưng vai trò của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II trong công cuộc giải phóng Ba Lan là không thể bị xem nhẹ. Chuyến thăm của Ngài về quê hương Ba Lan và các bài diễn văn trên khắp đất nước đã thu hút và động viên hàng triệu người Ba Lan. Trên thực tế, học giả người Anh Timothy Garton Ash và những người khác đã cho rằng các phong trào như Công Đoàn Đoàn Kết đã không thể đơm hoa kết trái nếu không nhờ nguồn cảm hứng và hỗ trợ của vị Giáo Hoàng gốc Ba lan này.[12] Theo Timothy Garton Ash: “Không có Đức Giáo Hoàng, thì không có phong trào Đoàn Kết. Không có phong trào Đoàn Kết, thì không có Gorbachev. Nếu không có Gorbachev, thì không có việc chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ”.[13] Ngay cả Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, cũng thừa nhận vai trò thiết yếu của Đức Giáo Hoàng: “Chuyện đó đã không thể nào xảy ra nếu không có Đức Giáo Hoàng”.[14]
Người sáng lập của phong trào Lựa Chọn Màu Cam là Waldemar Fydrych (biệt danh “Thiếu tá”), được biết đến với tính cách lập dị, được phản ánh trong các tác phẩm nghệ thuật của ông trên vai trò vừa là nhà văn, vừa và họa sĩ. Tầm nhìn thẩm mỹ của ông đã định hình ra phương pháp tiếp cận mà phong trào đã lựa chọn, nhằm thể hiện sự chống đối chế độ thân Liên Xô. Fydrych đã cung cấp cho đông đảo quần chúng một cách thức thay thế, ít rủi ro để để phản đối chế độ Cộng sản, bằng cách sử dụng các biểu tượng có vẻ kỳ quặc và vô nghĩa. Trên hết, những bức vẽ người lùn của nhóm đã trở thành biểu tượng của sự phản kháng ở Ba Lan trong suốt giai đoạn thiết quân luật, bắt đầu từ tháng 12 năm 1981. [15]
Môi trường dân sự
Những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, Công Đoàn Đoàn Kết và phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã diễn ra trong một môi trường mang tính đàn áp cao độ. Chịu ảnh hưởng của Liên Xô, chính quyền Cộng sản Ba Lan đã bắt bớ, bỏ tù và đôi khi là xử tử các lãnh đạo đối lập mà không thông qua bất cứ trình tự tố tụng nào. Sau thành công ban đầu của Công Đoàn Đoàn Kết, tướng Wojcech Jaruzelski đã tuyên bố “tình trạng chiến tranh” và đình chỉ Hiến pháp để hạ gục phong trào, bắt giữ hàng chục ngàn nhà hoạt động của Công Đoàn Đoàn Kết trong các cuộc bố ráp của công an trong thời gian từ năm 1982 đến 1983. [16]
Ở vị trí lãnh đạo của Công Đoàn Đoàn Kết, Lech Walesa cũng đối mặt với những thử thách ghê gớm; Ông bị tù giam trong một năm và bị theo dõi liên tục cho đến năm 1988. Năm 1983, ông đã không ra nước ngoài để nhận giải Nobel Hòa bình, một phần vì lo ngại sẽ không được phép trở về, và một phần để bày tỏ sự đoàn kết với những người còn ở trong tù: “Những người bạn của tôi, bị bắt giam hay phải trả giá đắt, như bị mất công ăn việc làm, để bảo vệ cho Công đoàn Đoàn Kết – liệu họ có thể đi cùng tôi vào ngày này không? Nếu không, thì có nghĩa rằng đây vẫn chưa phải lúc để ăn mừng việc trúng giải, ngay cả những giải thưởng hoành tráng như vậy đi nữa. [17]
Sự thiếu vắng một nền báo chí độc lập và thái độ bất dung của chính quyền đối đã đặt ra những thách thức rõ ràng cho phe đối lập Ba Lan. Tuy vậy, Công Đoàn Đoàn Kết đã tìm ra cách để lách qua những hạn chế này. Qua đàm phán với chế độ Cộng sản, các ấn bản nội bộ của Công Đoàn Đoàn Kết đã được miễn trừ kiểm duyệt. Về bản chất, một ấn phẩm có thể được phân phối rộng rãi theo luật nếu nó được đóng dấu “Chỉ lưu hành trong nội bộ công đoàn.” Sự miễn trừ này cho phép Công Đoàn Đoàn Kết đóng vai trò như một “ốc đảo tự do”, cho phép “các hình thức tự biểu hiện khác nhau của người dân và trên thực tế đã tạo ra một không gian xã hội dân sự trong phạm vi của nó.” Tháng 4 năm 1981, Công Đoàn Đoàn Kết cho ra mắt tờ Tuần Báo Đoàn Kết (Tygodnik Solidamosc).[18]
Thông điệp và đối tượng
Phẩm giá con người là giá trị trung tâm của mọi bộ phận trong công cuộc đấu tranh chống Cộng sản của người Ba Lan. Công đoàn Đoàn Kết, Đức Giáo Hoàng, và phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã chỉ ra một cách hiệu quả mối liên hệ giữa những đau khổ hàng ngày mà người dân Ba Lan phải chịu đựng, nhất là tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, với sự thiếu vắng tự do. Thông điệp năm 1981 của Công Đoàn Đoàn Kết đã phản ánh giá trị cơ bản đó: “Lịch sử đã dạy chúng ta rằng không có tự do thì cũng chẳng có bánh mỳ mà ăn.”[19]
Cốt lõi của thông điệp đó là lời kêu gọi các nỗ lực vận động quần chúng. Phong trào đã vươn rộng được ra khỏi cơ sở ban đầu là giới công nhân, để xây dựng một phong trào phản ánh được nội dung của chính tên gọi của mình –một phong trào tập hợp được nhiều giai tầng xã hội. Nó lan rộng từ giới công nhân sang nông dân với sự hình thành của phong trào Đoàn Kết Nông Thôn, thậm chí còn tạo được cầu nối với giới trí thức Ba Lan, mặc dù gốc rễ của nó là giới công nhân. Đài BBC ghi nhận rằng, Phong trào Đoàn Kết “mang sách và thư viện đến các xưởng đóng tàu của Ba Lan. “Khi Thỏa ước Gdansk được ký, và đạt được các mục tiêu ban đầu của Công Đoàn Đoàn Kết, một người Ba Lan cho biết trong dân chúng có “một niềm hy vọng to lớn và sự phấn khích … đó là một trong những khoảnh khắc mà, bỗng nhiên, hàng triệu người cảm thấy rằng họ có chung một mong muốn, đó là có các công đoàn tự do để đại diện cho họ, độc lập với Đảng Cộng sản.” [20]
Đức Giáo Hoàng đã hỗ trợ cho phong trào đối lập ở Ba Lan qua địa vị là người đứng đầu Giáo hội Công giáo, khuyến khích người dân Ba Lan hãy trung thành với Giáo hội Công giáo, thay cho nhà nước Cộng sản. Cho dù đối tượng người nghe của Ngài là người dân Ba Lan hay cộng đồng quốc tế, thì thông điệp đó vẫn nhấn mạnh đến các giá trị của tự do và khai phóng, đem lại sự hỗ trợ tinh thần cho phong trào đối lập ở Ba Lan. Một thời khắc mang tính bước ngoặt là cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng năm 1979; Đức Gioan Phao-lô II trước đó đã hy vọng rằng bằng cách viếng thăm Ba Lan, Ngài có thể thổi bùng lên tinh thần của đồng bào mình chống lại chế độ Cộng sản. Trong khi chế độ dự đoán rằng chỉ có vài chục người sẽ xuất hiện trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, thì thực tế đã có hàng triệu người tới chào đón Ngài. Điều này khiến chế độ Cộng sản rất bẽ bàng. Đức Gioan Phao-lô II đã huy động được những con người Ba Lan luôn muốn phát huy tín ngưỡng, truyền thống và nguồn gốc lịch sử của đất nước mình, thay vì chối bỏ những yếu tố đó như cách mà chủ nghĩa cộng sản áp đặt.
Phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã tích lũy được sự ủng hộ của quần chúng bằng phương tiện là sự hài hước và làm bẽ mặt nhà cầm quyền bằng những khẩu hiệu như “Hỡi các công dân, hãy giúp các anh dân phòng, hãy tự đánh mình đi”. Lựa Chọn Màu Cam là một “chiếc gương, phản chiếu lại những yếu kém, vết nhơ và những điều ngớ ngẩn của chế độ, bằng cách lố bịch hóa những hành động của chính quyền”. Phong trào tìm cách thu hút càng nhiều người tham gia càng tốt. Một số cho rằng bản thân việc chọn màu cam cho tên gọi của phong trào là để thể hiện một sắc thái trung gian giữa màu đỏ của cánh tả Cộng sản, và màu vàng, biểu tượng của Giáo Hội – thuộc về cánh hữu. [21] Về sau, sắc màu cam cũng đã truyền cảm hứng cho cuộc Cách Mạng Cam 2004 ở Ukraine; được Viktor Yushchenko và liên minh đối lập của ông lựa chọn làm gam màu chính thức của đảng. [22]
Các hoạt động tiếp cận quần chúng
Dù cách tiếp cận có thể đa dạng nhưng việc hạ bệ chế độ Cộng sản tại Ba Lan đòi hỏi phải có sự tham gia rộng khắp của quần chúng. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã huy động được hàng triệu người Ba Lan bằng cách quảng bá hình ảnh về một nước Ba Lan tự do và hùng cường. Là lãnh đạo của một phong trào tôn giáo toàn cầu, Đức Giáo Hoàng đã tận dụng quyền lực chính trị của mình qua sự kết nối với chính phủ của các nước ủng hộ cho một nước Ba Lan độc lập, như Vương quốc Anh. Cuộc gặp gỡ năm 1983 của Lech Walesa với Đức Giáo Hoàng và cuộc gặp của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher với 5000 lãnh đạo của Công Đoàn Đoàn Kết ở Gdansk, trong đó bà tuyên bố: “không gì có thể ngăn cản các bạn!” chính là hai dấu mốc quan trọng làm tăng cường sự ủng hộ của quần chúng cho phong trào. [23]
Công Đoàn Đoàn Kết đã thực hiện theo một phương thức bất bạo động, làm gia tăng hình ảnh gần gũi với nhân dân và cho phép sự tham gia của đông đảo quần chúng. Do đó, họ đã phát động một làn sóng đình công trên toàn quốc, khiến chính quyền bị tê liệt và chịu áp lực phải nhượng bộ. Điển hình, ngày 27 tháng 3 năm 1981, một cuộc đình công toàn quốc để phản đối vụ đánh đập 27 thành viên của Công Đoàn Đoàn Kết đã huy động hơn nửa triệu người, làm ngưng trệ mọi hoạt động trên toàn quốc. Đây là cuộc đình công lớn nhất trong lịch sử Ba Lan dưới thời Liên Xô, buộc chính quyền phải hứa hẹn sẽ điều tra về vụ đánh đập kể trên. [24]
Phong trào Lựa Chọn Màu Cam thì lại tạo được hứng thú trong bằng những phương pháp bất thường. Bên cạnh các chiến thuật đấu tranh ôn hòa nhưng vẫn mang tính thách thức chế độ bằng nghệ thuật graffiti, phong trào cũng đã tổ chức những cuộc tụ họp công cộng mà họ gọi một cách hiền lành là “những việc xảy ra ngẫu nhiên”. Năm 1988, khi bất mãn của quần chúng lên tới đỉnh điểm, phong trào này đã tổ chức một cuộc tuần hành 10,000 người qua thành phố Wroclaw, tất cả đều đội mũ cho người lùn, màu cam. Sự kiện này được biết đến với tên gọi “Cuộc cách mạng Người lùn”. Bằng cách này, các nhà lãnh đạo của phong trào đã cố gắng đưa vào một không khí nhẹ nhàng cho phong trào đối lập, thoát khỏi sự đơn điệu của các cuộc biểu tình và tạo ra nhiều sự kiện mang tính vui vẻ và hài hước hơn cho người tham gia. [25] Phương thức hoạt động độc đáo và bất ngờ của phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã khiến chính quyền rất lúng túng trong cách xử lý, và đó một trong nhiều lý do thành công của phong trào.
Những nỗ lực phối hợp giữa Công Đoàn Đoàn Kết, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, và phong trào Lựa Chọn Màu Cam đã đẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong môi trường chính trị Ba Lan. Thành quả lớn đầu tiên chính là vào tháng 8 năm 1988, khi Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan – tướng Czelaw Kicazak gặp riêng với Lech Walesa, đề nghị chấm dứt những cuộc tổng đình công trên khắp đất nước. Khi đã tạo được thế đứng thuận lợi, Walesa liền bắt đầu một chuỗi dài các cuộc đàm phán với chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ba Lan – tướng Jaruzelski, về tình trạng chính trị của Công đoàn Đoàn Kết. Sau 4 tháng tranh luận gay go, cuối cùng chủ tịch Jaruzelski đã chấp thuận cho Công Đoàn Đoàn Kết được phép hoạt động trở lại và quyết định này được chính thức công bố sau cuộc họp của Trung ương Đảng vào tháng 1 năm 1989. [26]
Ngay sau đó, Walesa tiếp tục ngồi lại với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản để bắt đầu các cuộc “đàm phán bàn tròn” giữa phong trào đối lập và chính quyền trong tháng 2 năm 1989. Các cuộc đàm phán này là một nỗ lực của chính quyền để xoa dịu tình hình bất ổn xã hội, đã mang lại thành công lớn cho phe đối lập – đó là Thỏa thuận Bàn tròn 1989. Với tư cách trưởng phái đoàn gồm các nhà lãnh đạo đối lập, Walesa đã giúp thông qua thỏa thuận này, trong đó hợp pháp hóa các công đoàn độc lập, đưa vào áp dụng chế độ tổng thống và cơ quan lập pháp lưỡng viện. [27]
Ngoài việc tái cấu trúc các nhánh quyền lực của nhà nước, thảo thuận này cũng kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội, mang lại thắng lợi lớn cho Walesa và Đảng Đoàn Kết của ông. Công Đoàn Đoàn Kết đã trở thành một chính đảng hợp pháp, giành 99% số ghế Thượng viện và 35% số ghế Hạ viện. Walesa đã trở thành tổng thống đầu tiên của Ba Lan được bầu ra một cách dân chủ vào năm 1990, kết thúc hơn bốn thập kỷ của chủ nghĩa Cộng sản.
Chú thích
[1] Jerzy W. Borejsza, Klaus Ziemer, Magdalena Hułas. Chế độ độc tài và chuyên chế ở Châu Âu: Viễn cảnh ngắn hạn và dài hạn . Berghahn Books, 2006. In trang: 277.
[2] “Tóm tắt lịch sử Ba Lan: Chương 13: Những năm sau chiến tranh, 1945-1990.” Polonia Today Online.1994.
[3] Zagacki, Kenneth S. “Đức Giáo Hoàng Pope John Paul II và Cuộc thập tự chinh chống chủ nghĩa Cộng sản: Nghiên cứu trường hợp trong thời đại thế tục và thiêng liêng”, Rhetoric & Public Affairs, 4: 4 (2001), trang 689-710.
[4] “Cuộc thập tự chinh của Đức Giáo Hoàng Pope John Paul II chống Chủ nghĩa Cộng sản.” CNN. 21/1/1998.
[5] Ash, Timothy Garton. “Lech Walesa.” Thời gian . Ngày 13 tháng 4 năm 1998.
[6] Donavan, Jeffery. “Ba Lan: Đoàn kết – Công đoàn Thay đổi Thế giới.” Radio Free Europe. 24 tháng 8 năm 2005.
[7] Walesa, Lech. “Bài giảng Nobel.” Giải thưởng Nobel. Năm 1997.
[8] Misztal, Bronislaw. “Giữa Nhà nước và Đoàn kết: Một Phong trào, Hai Thuyết minh – Phong trào Lựa Chọn Cam ở Ba Lan”. The British Journal of Sociology, 43: 1 (Tháng 3 năm 1992), trang 55-78.
[9] Cirtautas, Arista Maria. Phong trào Đoàn kết Ba Lan: Cách mạng, Dân chủ và Quyền tự nhiên . London: Routledge, 1997. trang. 200.
[10] Ví dụ
[11] Penn, Shana. Bí mật Đoàn Kết: Những người phụ nữ đã đánh bại chế độ Cộng sản tại Ba Lan . Ann Arbor: The University of Michigan Press, 2005.
[12] “John Paul II: Tầm nhìn Đạo đức mạnh mẽ.” CNN. Năm 2005.
[13] O’Toole, Fintan. “Những mâu thuẫn vĩ đại.” The Irish Times . Ngày 4 tháng 2 năm 2010.
[14] “Đức Giáo Hoàng hạ Chủ nghĩa Cộng sản tại quê hương – và Chiến thắng.” CBC News Online. Tháng 4 năm 2005.
[15] Lựa Chọn Màu Cam – Cách mạng Người lùn . Warsaw. 2008. ISBN 978-83-926511-4-7.
[16] Darnton, John. “Ba Lan hạn chế các quyền dân sự và công đoàn, Các nhà hoạt động Đoàn Kết thúc giục Tổng tấn công”. New York Times, ngày14 tháng 12 năm 2001. A1.
[17] “Giải Nobel cho Lech Walesa.” Solidarnosc . Năm 2006.
[18] Kurczewski, Jacek và Kurczewska, Joanna. “Một xã hội tự quản 20 năm sau khi dân chủ và khu vực thứ ba ở Ba Lan.”Social Research (2001).
[19] Walesa.
[20] Repa, Jan. “Kế thừa của Đoàn Kết”. BBC News. 12 tháng 8 năm 2005.
[21] Tagliabue, John. “Tạp chí Wroclaw, cảnh sát treo màn, nhưng trò khôi vẫn còn.” New York Times, 14 tháng 7 năm 1988.
[22] Redel, Konrad. “Lễ trao tặng chiếc mũ da cam cho Tổng thống Yushchenko.” The Orange Alternative. 12 tháng 4 năm 2005.
[23] Dhiel, Jackson. “Thủ tướng Anh Thatcher trong chuyến viếng thăm Gdansk, ‘Không có gì có thể ngăn bạn,’ BritishLeader Tells Walesa.” Washington Post 5 tháng 11 năm 1988.
[24] MacEachin, Douglas J. Tình báo Hoa Kỳ và Cuộc đối đầu ở Ba Lan 1980-1981 . University Park: Penn State Press, 1998. Trang 120.
[25] Misztal trang 62.
[26] Ash, Timothy Garton. Vòng tròn ma thuật: Cuộc cách mạng của năm 1989 được chứng kiến tại Warsaw, Budapest, Berlin và Prague . New York: Vintage, 1999.
[27] Ash, Timothy Garton. “Lech Walesa.” Time . Ngày 13 tháng 4 năm 1998.
[28] Ví dụ
( Ba Sàm )