Thân Hữu Tiếp Tay...
Những thương binh VNCH đạp xe thồ
Họ là những người nghèo, nghèo đến độ không thể nào nghèo hơn, sống trong những căn nhà ọp ẹp, nhà không ra nhà, chòi không ra chòi... Họ tồn tại qua ngày đoạn tháng bằng đôi chân mệt mỏi và tiếng rao thở hắt giữa đời.
Kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, cuộc đời ông Khổng – ngưởi đạp xe thồ ở Thăng Bình, Quảng Nam – chuyển sang một số phận mới, mất trắng, mọi thứ bị tịch thu sung vào cộng quĩ nhà nước, đất đai cũng bị biến thành đất tập thể, nhà ông dắt díu ra đường sống dựa vào bữa rau b
Họ là những người nghèo, nghèo đến độ không thể nào nghèo hơn, sống trong những căn nhà ọp ẹp, nhà không ra nhà, chòi không ra chòi... Họ tồn tại qua ngày đoạn tháng bằng đôi chân mệt mỏi và tiếng rao thở hắt giữa đời.
Kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, cuộc đời ông Khổng – ngưởi đạp xe thồ ở Thăng Bình, Quảng Nam – chuyển sang một số phận mới, mất trắng, mọi thứ bị tịch thu sung vào cộng quĩ nhà nước, đất đai cũng bị biến thành đất tập thể, nhà ông dắt díu ra đường sống dựa vào bữa rau bữa cháo kiếm được nhờ làm thuê, ai kêu gì làm nấy, không quản nắng mưa.
Dần dà, vợ chồng ông dành dụm mua được chiếc xe đạp, ông chuyển sang nghề đạp xe thồ. Thời bao cấp, nghề xe thồ ăn nên làm ra bởi chưa có xe ôm, xe bus cũng hiếm nên mỗi ngày ngoài chuyện mua gạo, mua thức ăn, nhà ông còn để dành được một ít phòng khi đau ốm, kiếm được miếng đất, xây được nhà... Thế rồi vợ ông bệnh nặng, bán mọi thứ trong nhà và cuối cùng bán cả căn nhà, vẫn không cứu được vợ.
Ông Khổng mỗi ngày càng già đi và ốm yếu rồi đổ bệnh, chiếc xe thồ trở thành kỷ vật cho mấy người con cũng chẳng sung sướng gì của ông.
HÌNH (LĐV) Những người đàn ông xe đạp thồ - Nghèo khổ, túng quẫn và tuyệt vọng
Ông Nguyễn Công Mỹ, ngụ tại tổ 6, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cũng có cuộc đời không không may mắn gì hơn ông Khổng.
Nhưng với thâm niên 36 năm ôm tay lái xe thồ, nuôi hai đứa con ăn học, đứa đầu thuộc diện “không được thi vào đại học,” đứa thứ nhì nản quá, tham gia bộ đội Campuchia, bị thương, cụt mất một chân, đứa út là niềm hy vọng lớn nhất của ông, vừa học giỏi, thông minh lại vừa hiếu thảo, biết thương người...
Nhưng, lên 10 tuổi, đứa con trai út của ông bị chó cắn, phải đi chích thuốc phòng dại, chích xong mũi kim thứ 7 thì nó hoàn toàn mất trí nhớ, đi đứng cứ lơ ngơ như người mất hồn. Niềm hy vọng của ông cũng tắt ngấm từ dạo ấy.
Cuộc đời, số phận vẫn chưa hết nghiệt ngã với ông khi vợ ông bị chứng gai cột sống, vậy là mình ông lủi thủi đạp xe đi, về mà kiếm tiền mua gạo, mua dầu, mua mắm...
“Sau năm 1975, từ một người lính, tôi trở thành kẻ trốn tránh, sợ sệt, sau khi được về, phục hồi sức khỏe, tôi dành dụm vốn liếng mua chiếc xe đạp thồ”
Lúc chúng tôi trò chuyện với ông, đã hơn 12 giờ trưa nhưng ông chưa ăn uống gì, mới vừa bốc xong ba chục tấn xi măng cho người ta, kiếm được sáu chục ngàn đồng.
Ông hồ hởi vừa quệt mồ hôi nặng nhọc vừa vui mừng nói: “Bữa nay trúng mánh, chứ đâu dễ dầu gì kiếm được sáu chục ngàn đồng trong vòng buổi sáng chứ, nghề xe thồ mà, bữa nay có tiền thì người ta đi taxi, ít tiền thì đi xe ôm, chỉ có nghèo lắm mới đi xe thồ, nghèo chở nghèo, mình đâu có lấy mắc được, ngày nào chở kinh khủng lắm thì kiếm được bốn chục ngàn đồng là cùng chú ơi!”
Cùng chạy xe thồ với ông Mỹ, có 14 người khác, đất chật người đông, có khi ngồi chơi cả ngày rồi lại về không, những người kia có điều kiện khá hơn ông Lại và ông Mỹ nên đôi khi ngồi đánh cờ, nhường khách cho hai ông này chạy kiếm cháo qua ngày.
Ông Phan Lại, năm nay 60 tuổi, có số phận may mắn hơn ông Mỹ một chút, con trai đầu của ông đang là giảng viên đại học, nhưng do phải nuôi bầy em ăn học nên không giúp được cha mẹ, ông vẫn đạp xe thồ mỗi ngày để nuôi vợ, bà nhà bị bệnh tai biến não.
HÌNH (LĐV) Sau một ngày lao động vất vả
Ông Lại kể: “Sau năm 1975, từ một người lính, chúng tôi trở thành kẻ trốn tránh, sợ sệt mọi thứ, sau một thời gian cải tạo, tôi được thả về, phục hồi sức khỏe, tôi dành dụm vốn liếng mua chiếc xe đạp thồ, khi nghe tin người đi cải tạo trên ba năm là được đi Mỹ, lúc đó tôi sợ quá, sợ y như hồi vào trại, họ hứa... Bây giờ họ cho đi Mỹ, biết khi nào về quê... Vậy là đốt sạch giấy tờ, người ta đốt giấy tờ nhiều lắm anh à!”.
“Nhưng cũng may là tôi đẻ con muộn, khi nó thi đại học thì không bị xét lý lịch nữa, nó thi đậu, học giỏi và bây giờ đang là giảng viên đại học. Nó nuôi đứa em ruột nó học cao đẳng kinh tế ở Ðà Nẵng và nhận nuôi thêm hai đứa bé mồ côi khác ăn học. Tuy nó không giúp gì được cho tôi và bà nhà nhưng thấy nó làm vậy, tôi rất vui, rất hãnh diện về nó!”
Một “cựu chiến binh xe đạp thồ” khác là ông Nguyễn Văn Long, nhưng hiện giờ sức khỏe ông xuống dốc, vợ ông chết, hai đứa con đang tuổi ăn học, ông đi bán vé số mà nuôi con.
Ông tâm sự: ”Tôi là một thương binh VNCH, giờ tôi khó khăn quá, tôi vẫn nuôi hy vọng những đồng đội cũ của tôi ở nước ngoài nhìn thấy tôi trên Internet, họ sẽ liên lạc và chia sẻ với tôi. Tôi có quyền hy vọng vì các con và vong linh vợ tôi mà cậu!”
Những người xe thồ khác nói rằng ông Nguyễn Văn Long hoàn cảnh rất tội nghiệp, trước đây là một người lính VNCH, sau 1975 đi cải tạo, rồi về đạp xe thồ.
Nhìn những người phu xe với chiếc xe đạp cọc cạch, không có cả phanh, trơ hai bánh với sườn cùng miếng ván dài làm yên sau, tự dưng tôi liên tưởng đến số phận của họ, cũng giống như chiếc xe họ đang đạp kiếm cơm, trơ trọi, mất đà và chẳng biết bao giờ nằm hỏng hóc, cô đơn!
Hồng Hạc
Bàn ra tán vào (1)
SR
Ngày xưa "SĨ V ị CHI TIÊN"......
Ngay nay,khoa bảng nhiều tên gian hè:::::
Cong lưng phục vụ bạo quyền.....
Tiếp tay đày đoạ dân đen bạo tàn
----------------------------------------------------------------------------------
Những thương binh VNCH đạp xe thồ
Họ là những người nghèo, nghèo đến độ không thể nào nghèo hơn, sống trong những căn nhà ọp ẹp, nhà không ra nhà, chòi không ra chòi... Họ tồn tại qua ngày đoạn tháng bằng đôi chân mệt mỏi và tiếng rao thở hắt giữa đời.
Kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, cuộc đời ông Khổng – ngưởi đạp xe thồ ở Thăng Bình, Quảng Nam – chuyển sang một số phận mới, mất trắng, mọi thứ bị tịch thu sung vào cộng quĩ nhà nước, đất đai cũng bị biến thành đất tập thể, nhà ông dắt díu ra đường sống dựa vào bữa rau b
Họ là những người nghèo, nghèo đến độ không thể nào nghèo hơn, sống trong những căn nhà ọp ẹp, nhà không ra nhà, chòi không ra chòi... Họ tồn tại qua ngày đoạn tháng bằng đôi chân mệt mỏi và tiếng rao thở hắt giữa đời.
Kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, cuộc đời ông Khổng – ngưởi đạp xe thồ ở Thăng Bình, Quảng Nam – chuyển sang một số phận mới, mất trắng, mọi thứ bị tịch thu sung vào cộng quĩ nhà nước, đất đai cũng bị biến thành đất tập thể, nhà ông dắt díu ra đường sống dựa vào bữa rau bữa cháo kiếm được nhờ làm thuê, ai kêu gì làm nấy, không quản nắng mưa.
Dần dà, vợ chồng ông dành dụm mua được chiếc xe đạp, ông chuyển sang nghề đạp xe thồ. Thời bao cấp, nghề xe thồ ăn nên làm ra bởi chưa có xe ôm, xe bus cũng hiếm nên mỗi ngày ngoài chuyện mua gạo, mua thức ăn, nhà ông còn để dành được một ít phòng khi đau ốm, kiếm được miếng đất, xây được nhà... Thế rồi vợ ông bệnh nặng, bán mọi thứ trong nhà và cuối cùng bán cả căn nhà, vẫn không cứu được vợ.
Ông Khổng mỗi ngày càng già đi và ốm yếu rồi đổ bệnh, chiếc xe thồ trở thành kỷ vật cho mấy người con cũng chẳng sung sướng gì của ông.
HÌNH (LĐV) Những người đàn ông xe đạp thồ - Nghèo khổ, túng quẫn và tuyệt vọng
Ông Nguyễn Công Mỹ, ngụ tại tổ 6, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cũng có cuộc đời không không may mắn gì hơn ông Khổng.
Nhưng với thâm niên 36 năm ôm tay lái xe thồ, nuôi hai đứa con ăn học, đứa đầu thuộc diện “không được thi vào đại học,” đứa thứ nhì nản quá, tham gia bộ đội Campuchia, bị thương, cụt mất một chân, đứa út là niềm hy vọng lớn nhất của ông, vừa học giỏi, thông minh lại vừa hiếu thảo, biết thương người...
Nhưng, lên 10 tuổi, đứa con trai út của ông bị chó cắn, phải đi chích thuốc phòng dại, chích xong mũi kim thứ 7 thì nó hoàn toàn mất trí nhớ, đi đứng cứ lơ ngơ như người mất hồn. Niềm hy vọng của ông cũng tắt ngấm từ dạo ấy.
Cuộc đời, số phận vẫn chưa hết nghiệt ngã với ông khi vợ ông bị chứng gai cột sống, vậy là mình ông lủi thủi đạp xe đi, về mà kiếm tiền mua gạo, mua dầu, mua mắm...
“Sau năm 1975, từ một người lính, tôi trở thành kẻ trốn tránh, sợ sệt, sau khi được về, phục hồi sức khỏe, tôi dành dụm vốn liếng mua chiếc xe đạp thồ”
Lúc chúng tôi trò chuyện với ông, đã hơn 12 giờ trưa nhưng ông chưa ăn uống gì, mới vừa bốc xong ba chục tấn xi măng cho người ta, kiếm được sáu chục ngàn đồng.
Ông hồ hởi vừa quệt mồ hôi nặng nhọc vừa vui mừng nói: “Bữa nay trúng mánh, chứ đâu dễ dầu gì kiếm được sáu chục ngàn đồng trong vòng buổi sáng chứ, nghề xe thồ mà, bữa nay có tiền thì người ta đi taxi, ít tiền thì đi xe ôm, chỉ có nghèo lắm mới đi xe thồ, nghèo chở nghèo, mình đâu có lấy mắc được, ngày nào chở kinh khủng lắm thì kiếm được bốn chục ngàn đồng là cùng chú ơi!”
Cùng chạy xe thồ với ông Mỹ, có 14 người khác, đất chật người đông, có khi ngồi chơi cả ngày rồi lại về không, những người kia có điều kiện khá hơn ông Lại và ông Mỹ nên đôi khi ngồi đánh cờ, nhường khách cho hai ông này chạy kiếm cháo qua ngày.
Ông Phan Lại, năm nay 60 tuổi, có số phận may mắn hơn ông Mỹ một chút, con trai đầu của ông đang là giảng viên đại học, nhưng do phải nuôi bầy em ăn học nên không giúp được cha mẹ, ông vẫn đạp xe thồ mỗi ngày để nuôi vợ, bà nhà bị bệnh tai biến não.
HÌNH (LĐV) Sau một ngày lao động vất vả
Ông Lại kể: “Sau năm 1975, từ một người lính, chúng tôi trở thành kẻ trốn tránh, sợ sệt mọi thứ, sau một thời gian cải tạo, tôi được thả về, phục hồi sức khỏe, tôi dành dụm vốn liếng mua chiếc xe đạp thồ, khi nghe tin người đi cải tạo trên ba năm là được đi Mỹ, lúc đó tôi sợ quá, sợ y như hồi vào trại, họ hứa... Bây giờ họ cho đi Mỹ, biết khi nào về quê... Vậy là đốt sạch giấy tờ, người ta đốt giấy tờ nhiều lắm anh à!”.
“Nhưng cũng may là tôi đẻ con muộn, khi nó thi đại học thì không bị xét lý lịch nữa, nó thi đậu, học giỏi và bây giờ đang là giảng viên đại học. Nó nuôi đứa em ruột nó học cao đẳng kinh tế ở Ðà Nẵng và nhận nuôi thêm hai đứa bé mồ côi khác ăn học. Tuy nó không giúp gì được cho tôi và bà nhà nhưng thấy nó làm vậy, tôi rất vui, rất hãnh diện về nó!”
Một “cựu chiến binh xe đạp thồ” khác là ông Nguyễn Văn Long, nhưng hiện giờ sức khỏe ông xuống dốc, vợ ông chết, hai đứa con đang tuổi ăn học, ông đi bán vé số mà nuôi con.
Ông tâm sự: ”Tôi là một thương binh VNCH, giờ tôi khó khăn quá, tôi vẫn nuôi hy vọng những đồng đội cũ của tôi ở nước ngoài nhìn thấy tôi trên Internet, họ sẽ liên lạc và chia sẻ với tôi. Tôi có quyền hy vọng vì các con và vong linh vợ tôi mà cậu!”
Những người xe thồ khác nói rằng ông Nguyễn Văn Long hoàn cảnh rất tội nghiệp, trước đây là một người lính VNCH, sau 1975 đi cải tạo, rồi về đạp xe thồ.
Nhìn những người phu xe với chiếc xe đạp cọc cạch, không có cả phanh, trơ hai bánh với sườn cùng miếng ván dài làm yên sau, tự dưng tôi liên tưởng đến số phận của họ, cũng giống như chiếc xe họ đang đạp kiếm cơm, trơ trọi, mất đà và chẳng biết bao giờ nằm hỏng hóc, cô đơn!
Hồng Hạc