Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Những trận hải chiến đẫm máu thay đổi lịch sử thế giới

Những cuộc hải chiến đẫm máu dưới đây được rút ra từ danh sách Top 10 Naval Battles That Were Game-Changers do trang tin Toptenznet của Mỹ cập nhật.

Trong cuốn Influence of Sea Power Upon History 1660-1783 (Ảnh hưởng của các cường quốc biển tới lịch sử nhân loại 1660-1783), ấn hành năm 1890, nhà sử học người Mỹ, Thomas Mahan đã cảnh báo về mối đe dọa an ninh hàng hải đối với hòa bình của nhân loại, đặc biệt là từ 'chủ nghĩa bá quyền trên biển' và lịch sử nhân loại cũng đã chứng kiến không ít những cuộc chiến hao người tốn của ngay trên mặt nước đại dương.

Trong khi hầu hết các cuộc chiến tranh diễn ra trên đất liền thì lại có những trận hải chiến bất phân thắng bại, đẫm máu, tác động sâu sắc đến lịch sử nhân loại. Những cuộc chiến này phục vụ cho những tham vọng lớn hơn mang tính bá quyền trên biển vô cùng hao người tốn của.

Ví dụ, trận hải chiến Jutland diễn ra năm 1916 là một ví dụ. Đây là một trong những trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử, khơi ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, ban đầu với sự tham gia của hai chiếc tàu chiến của Mỹ, U.S.S. Monitor và C.S.S. Virginia nhưng cuối cùng đã thay đổi mãi mãi bộ mặt chiến nhân loại, đặc biệt là chiến thuật và công nghệ hải quân.

Trận Salamis (năm 480 TCN )

Trận Salamis là một trận hải chiến giữa các thành bang Hy Lạp và đế quốc Ba Tư diễn ra năm 480 TCN tại một eo biển giữa Piraeus và đảo Salamis, một hòn đảo ở vịnh Saron gần Athena.

Trận đánh đánh dấu đỉnh điểm của cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của Đế chế Ba Tư khi mùa xuân vừa tới.

Một nhóm lính Hy Lạp đã chốt ở đèo Thermoplylae để ngăn chặn bước tiến của Ba Tư, trong khi hải quân đồng minh, chủ yếu là tàu Athena đã đụng độ với hải quân Ba Tư ở eo biển Artemisium kề cạnh.

Trận Salamis

Trận Salamis

Ở trận Thermopylae, nhóm quân chặn hậu Hy Lạp bị tiêu diệt hoàn toàn còn hải quân Hy Lạp cũng phải hứng chịu tổn thất nặng nề trong trận Artemisium, buộc phải rút lui sau khi nhận được tin từ Thermopylae. Thất bại này cho phép quân Ba Tư chiếm đóng các xứ Boeotia và Attica.

Vua Xerxes của Ba Tư cũng đã rất lo lắng về một trận đánh quyết định. Do bị trúng kế của kẻ địch, hải quân Ba Tư đã tiến vào eo biển Salamis và đã cố gắng chặn cả hai lối vào. Trong điều kiện eo biển hẹp, hạm đội khổng lồ của Ba Tư bị mất hết tác dụng, mất tính cơ động và trở nên vô tổ chức.

Trận Salamis

Trận Salamis

Chớp lấy thời cơ, hạm đội Hy Lạp đã dàn thành hàng ngang và cuối cùng đã giành được một chiến thắng bất ngờ. Từ đây người Ba Tư đã từ bỏ ý định chinh phục phần lục địa của Hy Lạp.

Giới sử gia cho rằng, chiến thắng hải quân Ba Tư làm đảo lộn sự phát triển của thế giới Hy Lạp cổ đại, lẫn văn minh phương Tây.

Salamis đsich thực là một trong những trận hải chiến quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

Trận Hampton Roads (tháng 3/1862)

Hampton Roads, thường được gọi là Trận đánh Monitor và Merrimack (hoặc Merrimac), hay là Trận chiến giữa các tàu bọc sắt, là trận hải chiến nổi tiếng nhất, quan trọng nhất thời Nội chiến Mỹ, diễn ra trong hai ngày 8 và 9/3/1862 tại Hampton Roads, một vũng tàu ở Virginia nơi hai con sông Elizabeth và sông Nansemond hợp với sông James trước khi đổ ra vịnh Chesapeake.

Trận Hampton Roads

Trận Hampton Roads

Trận đánh là một phần trong nỗ lực của Liên minh miền Nam nhằm phá vỡ cuộc phong tỏa của miền Bắc, vốn đang cô lập hai thành phố lớn nhất thuộc bang Virginia là Norfolk và Richmond ra khỏi nền thương mại quốc tế.

Trận đánh mang một ý nghĩa lớn vì đây là lần đầu tiên các chiến hạm bọc sắt giao chiến với nhau.

Hạm đội miền Nam gồm có chiếc tàu mũi nhọn CSS Virginia (thực ra vốn là tàu USS Merrimack cũ được bọc sắt lại và thêm vũ khí) cùng nhiều tàu khác trợ chiến.

Trong ngày đầu, hạm đội này giao chiến với nhiều tàu gỗ thông thường của hải quân miền Bắc, chiếc Virginia đã tiêu diệt được 2 tàu của hạm đội Liên bang miền Bắc và công mục tiêu thứ ba là tàuc USS Minnesota đang bị mắc cạn thì phải dừng lại do đêm xuống và thủy triều rút.

Sáng hôm sau là cuộc giao tranh giữa Virginia và Monitor dài 3 giờ đồng hồ nhưng không phân thắng bại.

Trận Hampton Roads

Trận Hampton Roads

Trận Hampton Roads đã làm thay đổi bản chất của chiến tranh trên biển, gây nên một ảnh hưởng tức thì đến lực lượng hải quân toàn thế giới.

Hai cường quốc vượt trội về hải quân là Anh và Pháp đã cho ngừng việc sản xuất tàu gỗ, các quốc gia khác sau đó cũng làm theo.

Một loại tàu chiến mới mang tên Monitor ra đời, và trở thành tiêu chuẩn của mọi loại tàu chiến. Các nhà máy đóng tàu cũng cho kết hợp thêm phần mũi nhọn vào các bản thiết kế vỏ tàu chiến trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 18 trở về sau.

Hải chiến Jutland (năm 1916)

Trận Jutland

Trận Jutland

Jutland hay Skagerrak, (theo cách gọi của người Đức) là trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I diễn ra giữa Hạm đội Biển khơi của Đế chế Đức và Hạm đội Grand của Anh từ ngày 31/5 đến ngày 1/6/1916 tại vùng biển ngoài khơi Jutland thuộc eo Skagerrak giữa Đan Mạch và Na Uy.

Trận hải chiến này được xem là kết thúc với bế tắc chiến thuật, thất bại chiến lược của hải quan Đức.

Sau trận thủy chiến Skagerrak, hải quân Đức không dám đụng độ với Hạm đội Grand của Anh nhưng nó cũng là một sự kiện tồi tệ đối với Hải quân Anh, bởi tổn thất vô cùng nặng nề.

Trận Jutland

Trận Jutland

Nguyên thủy Hạm đội Biển khơi Đức thường xuyên theo dõi các hải đội tàu chiến-tuần dương hạm ở eo Skagerrak, 'địa đạo' dẫn đến biển Baltic còn hạm đội Grand của Anh đã cũng biết kế hoạch này nên muốn ngăn chặn kế hoạch của Đức tại Jutland.

Sau khi màn đêm buông xuống, sau 10 giờ giao tranh quyết liệt giữa 250 con tàu, cả 2 hạm đội Anh và Đức đều chịu những tổn thất nặng nề. Phía Anh mất 3 tuần dương hạm, 3 thiết giáp hạm và 8 khu trục.

Trong khi đó hải quân Đức mất 1 tuần dương hạm, 1 thiết giáp hạm , 4 tuần dương hạm hạng nhẹ và 5 khu trục hạm.

Jutland được xem là một trong những trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra cùng lúc với trận Verdun đẫm máu trên bộ và trở thành một thắng lợi chiến thắng có ý nghĩa đối với Hải quân Anh và tuy tổn thất nặng nề song Hạm đội Đức cũng vẫn tuyên bố thắng trận.

Để thoát khỏi sự phong tỏa của hải quân Anh, từ tháng 2/1917 người Đức đã tiến hành cuộc chiến tranh tàu ngầm không hạn chế nhằm tạo điều kiện để Mỹ nhảy vào tham chiến.

Midway

Trận Midway

Trận Midway

Midway là một trận hải chiến quan trọng trong Thế chiến 2 tại Thái Bình Dương, diễn ra ngày từ ngày 4/6 đến 7/6/1942 giữa hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Chỉ trong một tháng sau, hải quân Mỹ đã đánh bại nhiều cuộc tấn công của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway, đánh dấu bước ngoặt trong chiến tranh Thái Bình Dương (1937-1945).

Cuộc tấn công của người Nhật vào Midway gồm cả một cuộc tấn công thứ hai khác vào các cứ điểm tại quần đảo Aleut ở Alaska nhằm nhử hạm đội tàu sân bay Mỹ vào một cái bẫy để tiêu diệt và đảm bảo ưu thế cho hải quân Nhật tại Thái Bình Dương tới cuối năm 1943.

Như vậy, việc chiếm Midway sẽ đẩy xa thêm vành đai bảo vệ ra khỏi hòn đảo Nhật Bản. Thành công của chiến dịch này được coi là bước chuẩn bị cho những chiến dịch kế tiếp ở Fiji và Samoa, thúc đẩy chiến dịch đánh chiếm Hawaii.

Trận Midway

Trận Midway

Trận Midway cũng như cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã mở ra một cuộc chiến tranh mới, không phải để chinh phục nước Mỹ mà là để giành thế mạnh chiến lược tại Thái Bình Dương, giúp người Nhật rảnh tay thành lập vùng bá quyền, được gọi là khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, buộc Mỹ phải đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, như những gì đã xảy ra, trận chiến là một thất bại nặng nề cho người Nhật.

Midway đã đi vào lịch sử quân sự của nhân loại, được dựng thành nhiều phim. Bộ phim đầu của đạo diễn John Ford có tên Battle of Midway (1942).

Nổi tiếng nhất trong số này là bộ phim Midway (1976) do Jack Smight đạo diễn, mô tả các sự kiện một cách rất trung thực và được giới nghiên cứu lịch sử cung như khán giả đanh giá cao.

Hải chiến Leyte Gulf

Hải chiến Leyte Gulf

Hải chiến Leyte Gulf

Trận chiến Vịnh Leyte hay còn có tên gọi khác là Hải chiến Vịnh Leyte hoặc Hải chiến Philippine lần hai, một trong những trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến 2 và trong lịch sử quân sự của nhân loại.

Diễn ra tại vùng biển Philippine gần các đảo Leyte, Samar và Luzon từ ngày 23 đến 26/10/1944 giữa hải quân và không lực hải quân Đồng Minh cùng Đế quốc Nhật Bản. Ngày 20/10/1944, quân Mỹ bắt đầu tấn công đảo Leyte như một phần của chiến lược cô lập Nhật Bản khỏi các nước họ đã chiếm đóng tại Đông Nam Á, đặc biệt là dầu mỏ vốn là nguồn tiếp liệu sống còn của nền quân sự và công nghiệp Nhật.

Hải quân Đế chế Nhật Bản đã huy động hầu như tất cả các tàu chiến còn lại của họ nhằm đánh bại lực lượng tấn công đổ bộ Đồng Minh, nhưng đã bị Đệ Tam hạm đội và Đệ Thất hạm đội của Hải quân Mỹ đẩy lui.

Hải quân Nhật đã không thể đạt được mục đích đề ra, bị thiệt hại nặng, và từ đó không thể tham chiến với một lực lượng tương đương.

Hải chiến Leyte Gulf

Hải chiến Leyte Gulf

Đa số các tàu chiến lớn còn sống sót, do thiếu hụt nhiên liệu, hầu như phải ở lại căn cứ của chúng cho đến hết chiến tranh tại Thái Bình Dương. Trận chiến vịnh Leyte gồm bốn trận, trận Sibuyan, trận Surigao, trận chiến ngoài khơi mũi Engano và trận chiến ngoài khơi Samar.

Hải chiến Vịnh Leyte cũng được ghi nhận là trận đánh đầu tiên mà máy bay Nhật thực hiện các cuộc tấn công tự sát kiểu kamikaze (Thần Phong) một cách có tổ chức.

Một điểm đáng lưu ý khác là lực lượng Nhật Bản trong trận này có số máy bay, tàu bè còn ít hơn so với số máy bay tàu bè của lực lượng Đồng Minh, một minh chứng về sự bất tương quan lực lượng, nguyên nhân dẫn đến thất bại khó tránh của hải quân Nhật.

Hải chiến Đại Tây Dương (1939-1945)

Trận hải chiến BoA

Trận hải chiến BoA

Trận hải chiến Đại Tây Dương (Battle of the Atlantic hay BoA) là trận chiến kéo dài nhất trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù giới sử gia cho rằng đây không phải là chận chiến đơn lẻ, duy nhất mà gồm một chuỗi nhiều trận hải chiến nối tiếp nhau trên biển.

Cuộc chiến bắt đầu ngày 3/9/1939 cho đến khi Đức Quốc Xã đầu hàng năm 1945.

Cao điểm là năm 1940-1943 khi tàu ngầm (U-Boat) và các chiến hạm của hải quân Đức (Kriegsmarine) tấn công và đánh chìm nhiều đoàn tàu buôn và chiến hạm của Đồng Minh.

Gồm các chiến thuyền của Mỹ từ phía nam Đại Tây Dương chở vũ khí đến cho Anh và Liên Xô, được hộ tống bởi hải quân và không quân Anh và Canada. Đến ngày 13/9/1941 có thêm chiến hạm của Mỹ tham dự.

Trận hải chiến BoA

Trận hải chiến BoA

Nguyên thủy, Battle of the Atlantic do thủ tướng Anh Winston Churchill khởi xướng năm 194, kéo dài 6 năm, với hàng nghìn tàu bè tham gia, hơn 100 đoàn tàu bị tấn công.

Chiến thuật thay đổi liên tục, lúc thì bên này thắng, lúc bên kia được. Chung quy, Đồng Minh chiếm ưu thế vào cuối năm 1942 đánh bại âm mưu dùng tàu ngầm của Đức và làm thay đổi cục diện chiến trường trên Đại Tây Dương.


Theo Hải Yến/Đất Việ

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những trận hải chiến đẫm máu thay đổi lịch sử thế giới

Những cuộc hải chiến đẫm máu dưới đây được rút ra từ danh sách Top 10 Naval Battles That Were Game-Changers do trang tin Toptenznet của Mỹ cập nhật.

Trong cuốn Influence of Sea Power Upon History 1660-1783 (Ảnh hưởng của các cường quốc biển tới lịch sử nhân loại 1660-1783), ấn hành năm 1890, nhà sử học người Mỹ, Thomas Mahan đã cảnh báo về mối đe dọa an ninh hàng hải đối với hòa bình của nhân loại, đặc biệt là từ 'chủ nghĩa bá quyền trên biển' và lịch sử nhân loại cũng đã chứng kiến không ít những cuộc chiến hao người tốn của ngay trên mặt nước đại dương.

Trong khi hầu hết các cuộc chiến tranh diễn ra trên đất liền thì lại có những trận hải chiến bất phân thắng bại, đẫm máu, tác động sâu sắc đến lịch sử nhân loại. Những cuộc chiến này phục vụ cho những tham vọng lớn hơn mang tính bá quyền trên biển vô cùng hao người tốn của.

Ví dụ, trận hải chiến Jutland diễn ra năm 1916 là một ví dụ. Đây là một trong những trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử, khơi ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, ban đầu với sự tham gia của hai chiếc tàu chiến của Mỹ, U.S.S. Monitor và C.S.S. Virginia nhưng cuối cùng đã thay đổi mãi mãi bộ mặt chiến nhân loại, đặc biệt là chiến thuật và công nghệ hải quân.

Trận Salamis (năm 480 TCN )

Trận Salamis là một trận hải chiến giữa các thành bang Hy Lạp và đế quốc Ba Tư diễn ra năm 480 TCN tại một eo biển giữa Piraeus và đảo Salamis, một hòn đảo ở vịnh Saron gần Athena.

Trận đánh đánh dấu đỉnh điểm của cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của Đế chế Ba Tư khi mùa xuân vừa tới.

Một nhóm lính Hy Lạp đã chốt ở đèo Thermoplylae để ngăn chặn bước tiến của Ba Tư, trong khi hải quân đồng minh, chủ yếu là tàu Athena đã đụng độ với hải quân Ba Tư ở eo biển Artemisium kề cạnh.

Trận Salamis

Trận Salamis

Ở trận Thermopylae, nhóm quân chặn hậu Hy Lạp bị tiêu diệt hoàn toàn còn hải quân Hy Lạp cũng phải hứng chịu tổn thất nặng nề trong trận Artemisium, buộc phải rút lui sau khi nhận được tin từ Thermopylae. Thất bại này cho phép quân Ba Tư chiếm đóng các xứ Boeotia và Attica.

Vua Xerxes của Ba Tư cũng đã rất lo lắng về một trận đánh quyết định. Do bị trúng kế của kẻ địch, hải quân Ba Tư đã tiến vào eo biển Salamis và đã cố gắng chặn cả hai lối vào. Trong điều kiện eo biển hẹp, hạm đội khổng lồ của Ba Tư bị mất hết tác dụng, mất tính cơ động và trở nên vô tổ chức.

Trận Salamis

Trận Salamis

Chớp lấy thời cơ, hạm đội Hy Lạp đã dàn thành hàng ngang và cuối cùng đã giành được một chiến thắng bất ngờ. Từ đây người Ba Tư đã từ bỏ ý định chinh phục phần lục địa của Hy Lạp.

Giới sử gia cho rằng, chiến thắng hải quân Ba Tư làm đảo lộn sự phát triển của thế giới Hy Lạp cổ đại, lẫn văn minh phương Tây.

Salamis đsich thực là một trong những trận hải chiến quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

Trận Hampton Roads (tháng 3/1862)

Hampton Roads, thường được gọi là Trận đánh Monitor và Merrimack (hoặc Merrimac), hay là Trận chiến giữa các tàu bọc sắt, là trận hải chiến nổi tiếng nhất, quan trọng nhất thời Nội chiến Mỹ, diễn ra trong hai ngày 8 và 9/3/1862 tại Hampton Roads, một vũng tàu ở Virginia nơi hai con sông Elizabeth và sông Nansemond hợp với sông James trước khi đổ ra vịnh Chesapeake.

Trận Hampton Roads

Trận Hampton Roads

Trận đánh là một phần trong nỗ lực của Liên minh miền Nam nhằm phá vỡ cuộc phong tỏa của miền Bắc, vốn đang cô lập hai thành phố lớn nhất thuộc bang Virginia là Norfolk và Richmond ra khỏi nền thương mại quốc tế.

Trận đánh mang một ý nghĩa lớn vì đây là lần đầu tiên các chiến hạm bọc sắt giao chiến với nhau.

Hạm đội miền Nam gồm có chiếc tàu mũi nhọn CSS Virginia (thực ra vốn là tàu USS Merrimack cũ được bọc sắt lại và thêm vũ khí) cùng nhiều tàu khác trợ chiến.

Trong ngày đầu, hạm đội này giao chiến với nhiều tàu gỗ thông thường của hải quân miền Bắc, chiếc Virginia đã tiêu diệt được 2 tàu của hạm đội Liên bang miền Bắc và công mục tiêu thứ ba là tàuc USS Minnesota đang bị mắc cạn thì phải dừng lại do đêm xuống và thủy triều rút.

Sáng hôm sau là cuộc giao tranh giữa Virginia và Monitor dài 3 giờ đồng hồ nhưng không phân thắng bại.

Trận Hampton Roads

Trận Hampton Roads

Trận Hampton Roads đã làm thay đổi bản chất của chiến tranh trên biển, gây nên một ảnh hưởng tức thì đến lực lượng hải quân toàn thế giới.

Hai cường quốc vượt trội về hải quân là Anh và Pháp đã cho ngừng việc sản xuất tàu gỗ, các quốc gia khác sau đó cũng làm theo.

Một loại tàu chiến mới mang tên Monitor ra đời, và trở thành tiêu chuẩn của mọi loại tàu chiến. Các nhà máy đóng tàu cũng cho kết hợp thêm phần mũi nhọn vào các bản thiết kế vỏ tàu chiến trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 18 trở về sau.

Hải chiến Jutland (năm 1916)

Trận Jutland

Trận Jutland

Jutland hay Skagerrak, (theo cách gọi của người Đức) là trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I diễn ra giữa Hạm đội Biển khơi của Đế chế Đức và Hạm đội Grand của Anh từ ngày 31/5 đến ngày 1/6/1916 tại vùng biển ngoài khơi Jutland thuộc eo Skagerrak giữa Đan Mạch và Na Uy.

Trận hải chiến này được xem là kết thúc với bế tắc chiến thuật, thất bại chiến lược của hải quan Đức.

Sau trận thủy chiến Skagerrak, hải quân Đức không dám đụng độ với Hạm đội Grand của Anh nhưng nó cũng là một sự kiện tồi tệ đối với Hải quân Anh, bởi tổn thất vô cùng nặng nề.

Trận Jutland

Trận Jutland

Nguyên thủy Hạm đội Biển khơi Đức thường xuyên theo dõi các hải đội tàu chiến-tuần dương hạm ở eo Skagerrak, 'địa đạo' dẫn đến biển Baltic còn hạm đội Grand của Anh đã cũng biết kế hoạch này nên muốn ngăn chặn kế hoạch của Đức tại Jutland.

Sau khi màn đêm buông xuống, sau 10 giờ giao tranh quyết liệt giữa 250 con tàu, cả 2 hạm đội Anh và Đức đều chịu những tổn thất nặng nề. Phía Anh mất 3 tuần dương hạm, 3 thiết giáp hạm và 8 khu trục.

Trong khi đó hải quân Đức mất 1 tuần dương hạm, 1 thiết giáp hạm , 4 tuần dương hạm hạng nhẹ và 5 khu trục hạm.

Jutland được xem là một trong những trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra cùng lúc với trận Verdun đẫm máu trên bộ và trở thành một thắng lợi chiến thắng có ý nghĩa đối với Hải quân Anh và tuy tổn thất nặng nề song Hạm đội Đức cũng vẫn tuyên bố thắng trận.

Để thoát khỏi sự phong tỏa của hải quân Anh, từ tháng 2/1917 người Đức đã tiến hành cuộc chiến tranh tàu ngầm không hạn chế nhằm tạo điều kiện để Mỹ nhảy vào tham chiến.

Midway

Trận Midway

Trận Midway

Midway là một trận hải chiến quan trọng trong Thế chiến 2 tại Thái Bình Dương, diễn ra ngày từ ngày 4/6 đến 7/6/1942 giữa hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Chỉ trong một tháng sau, hải quân Mỹ đã đánh bại nhiều cuộc tấn công của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway, đánh dấu bước ngoặt trong chiến tranh Thái Bình Dương (1937-1945).

Cuộc tấn công của người Nhật vào Midway gồm cả một cuộc tấn công thứ hai khác vào các cứ điểm tại quần đảo Aleut ở Alaska nhằm nhử hạm đội tàu sân bay Mỹ vào một cái bẫy để tiêu diệt và đảm bảo ưu thế cho hải quân Nhật tại Thái Bình Dương tới cuối năm 1943.

Như vậy, việc chiếm Midway sẽ đẩy xa thêm vành đai bảo vệ ra khỏi hòn đảo Nhật Bản. Thành công của chiến dịch này được coi là bước chuẩn bị cho những chiến dịch kế tiếp ở Fiji và Samoa, thúc đẩy chiến dịch đánh chiếm Hawaii.

Trận Midway

Trận Midway

Trận Midway cũng như cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã mở ra một cuộc chiến tranh mới, không phải để chinh phục nước Mỹ mà là để giành thế mạnh chiến lược tại Thái Bình Dương, giúp người Nhật rảnh tay thành lập vùng bá quyền, được gọi là khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, buộc Mỹ phải đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, như những gì đã xảy ra, trận chiến là một thất bại nặng nề cho người Nhật.

Midway đã đi vào lịch sử quân sự của nhân loại, được dựng thành nhiều phim. Bộ phim đầu của đạo diễn John Ford có tên Battle of Midway (1942).

Nổi tiếng nhất trong số này là bộ phim Midway (1976) do Jack Smight đạo diễn, mô tả các sự kiện một cách rất trung thực và được giới nghiên cứu lịch sử cung như khán giả đanh giá cao.

Hải chiến Leyte Gulf

Hải chiến Leyte Gulf

Hải chiến Leyte Gulf

Trận chiến Vịnh Leyte hay còn có tên gọi khác là Hải chiến Vịnh Leyte hoặc Hải chiến Philippine lần hai, một trong những trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến 2 và trong lịch sử quân sự của nhân loại.

Diễn ra tại vùng biển Philippine gần các đảo Leyte, Samar và Luzon từ ngày 23 đến 26/10/1944 giữa hải quân và không lực hải quân Đồng Minh cùng Đế quốc Nhật Bản. Ngày 20/10/1944, quân Mỹ bắt đầu tấn công đảo Leyte như một phần của chiến lược cô lập Nhật Bản khỏi các nước họ đã chiếm đóng tại Đông Nam Á, đặc biệt là dầu mỏ vốn là nguồn tiếp liệu sống còn của nền quân sự và công nghiệp Nhật.

Hải quân Đế chế Nhật Bản đã huy động hầu như tất cả các tàu chiến còn lại của họ nhằm đánh bại lực lượng tấn công đổ bộ Đồng Minh, nhưng đã bị Đệ Tam hạm đội và Đệ Thất hạm đội của Hải quân Mỹ đẩy lui.

Hải quân Nhật đã không thể đạt được mục đích đề ra, bị thiệt hại nặng, và từ đó không thể tham chiến với một lực lượng tương đương.

Hải chiến Leyte Gulf

Hải chiến Leyte Gulf

Đa số các tàu chiến lớn còn sống sót, do thiếu hụt nhiên liệu, hầu như phải ở lại căn cứ của chúng cho đến hết chiến tranh tại Thái Bình Dương. Trận chiến vịnh Leyte gồm bốn trận, trận Sibuyan, trận Surigao, trận chiến ngoài khơi mũi Engano và trận chiến ngoài khơi Samar.

Hải chiến Vịnh Leyte cũng được ghi nhận là trận đánh đầu tiên mà máy bay Nhật thực hiện các cuộc tấn công tự sát kiểu kamikaze (Thần Phong) một cách có tổ chức.

Một điểm đáng lưu ý khác là lực lượng Nhật Bản trong trận này có số máy bay, tàu bè còn ít hơn so với số máy bay tàu bè của lực lượng Đồng Minh, một minh chứng về sự bất tương quan lực lượng, nguyên nhân dẫn đến thất bại khó tránh của hải quân Nhật.

Hải chiến Đại Tây Dương (1939-1945)

Trận hải chiến BoA

Trận hải chiến BoA

Trận hải chiến Đại Tây Dương (Battle of the Atlantic hay BoA) là trận chiến kéo dài nhất trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù giới sử gia cho rằng đây không phải là chận chiến đơn lẻ, duy nhất mà gồm một chuỗi nhiều trận hải chiến nối tiếp nhau trên biển.

Cuộc chiến bắt đầu ngày 3/9/1939 cho đến khi Đức Quốc Xã đầu hàng năm 1945.

Cao điểm là năm 1940-1943 khi tàu ngầm (U-Boat) và các chiến hạm của hải quân Đức (Kriegsmarine) tấn công và đánh chìm nhiều đoàn tàu buôn và chiến hạm của Đồng Minh.

Gồm các chiến thuyền của Mỹ từ phía nam Đại Tây Dương chở vũ khí đến cho Anh và Liên Xô, được hộ tống bởi hải quân và không quân Anh và Canada. Đến ngày 13/9/1941 có thêm chiến hạm của Mỹ tham dự.

Trận hải chiến BoA

Trận hải chiến BoA

Nguyên thủy, Battle of the Atlantic do thủ tướng Anh Winston Churchill khởi xướng năm 194, kéo dài 6 năm, với hàng nghìn tàu bè tham gia, hơn 100 đoàn tàu bị tấn công.

Chiến thuật thay đổi liên tục, lúc thì bên này thắng, lúc bên kia được. Chung quy, Đồng Minh chiếm ưu thế vào cuối năm 1942 đánh bại âm mưu dùng tàu ngầm của Đức và làm thay đổi cục diện chiến trường trên Đại Tây Dương.


Theo Hải Yến/Đất Việ

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm