Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Những vũ khí chiến lược của ông Trump
Chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đầu tư phát triển nhiều loại vũ khí nhằm hiện thực hóa khẩu hiệu “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày
20.1.2017 và chính quyền mới có thể sẽ đảo ngược việc cắt giảm ngân sách
quốc phòng theo đạo luật Kiểm soát ngân sách năm 2011.
Chuyên san The National Interest nhận định trong bối cảnh
đảng Cộng hòa kiểm soát cả Nhà Trắng, Thượng viện lẫn Hạ viện, chính
quyền của ông Trump sẽ dễ dàng đảo ngược đạo luật nói trên và gia tăng
chi tiêu quốc phòng nhằm đương đầu với những nguy cơ trên toàn cầu.
Trong đó, chủ nhân mới của Nhà Trắng được cho là sẽ ra lệnh tập trung
đầu tư vào tàu ngầm, nhóm tác chiến tàu sân bay, xe tăng và vũ khí năng
lượng.
Tàu ngầm
Do kinh phí phát triển bị thu hẹp kể từ sau Chiến tranh lạnh kết
thúc, Mỹ chỉ chế tạo một vài tàu ngầm tấn công (SSN) mới để thay thế đội
tàu lớp Los Angeles có từ thời chính quyền Tổng thống Ronald Reagan. Vì
vậy, số tàu ngầm của hải quân Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 52 chiếc xuống còn
41 chiếc vào năm 2029. Nói cách khác, lực lượng này hiện không có đủ số tàu ngầm cần thiết để có thể hoạt động trên khắp thế giới.
Dưới thời Tổng thống Trump, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể sẽ đảm bảo thỏa
mãn nhu cầu tối thiểu của hải quân, đó là chế tạo ít nhất 2 tàu ngầm
lớp Virginia mỗi năm. Thậm chí, chính quyền mới của Mỹ sẽ nâng con số
này lên 3 tàu/năm.
Hiện hải quân Mỹ vẫn quyết tâm duy trì vị thế thống trị đáy biển
bằng cách cải tiến tàu ngầm lớp Virginia. Bên cạnh lắp đặt thêm hệ thống
tăng tải trọng giúp tàu có khả năng mang tới 40 tên lửa hành trình
Tomahawk, các chuyên gia đang tích cực nâng cấp hệ thống thủy âm, yếu tố
tiên quyết cho sức mạnh tác chiến của mọi loại tàu ngầm.
Công nghệ này bao gồm định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm đối
phương cũng như các kỹ thuật giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình vận
hành. The National Interest dẫn lời đại tá Mike Stevens, chỉ
huy trưởng hạm đội tàu ngầm lớp Virginia, kế hoạch nâng cấp này chưa đủ
để cho ra những chiếc tàu ngầm hoàn hảo nhưng có thể tạm bảo đảm khả
năng vượt trội cho tàu ngầm Mỹ trong lúc chờ rót thêm ngân sách để đầu
tư phát triển khí tài mới.
Tiêm kích cơ
Nhiều quan chức và chuyên gia quân sự Mỹ đã bày tỏ mong muốn khởi
động lại hoạt động sản xuất tiêm kích cơ F-22 Raptor, vốn bị đình chỉ
dưới thời các tổng thống George W.Bush và Barack Obama. Tuy nhiên, bản
thân chiếc F-22 cũng bị đánh giá là đã phần nào lỗi thời. Vì thế, chính
quyền của Tổng thống Trump có thể sẽ đẩy mạnh phát triển một loại tiêm
kích mới để dần thay thế F-22 Raptor cũng như nhằm tạo “kế hoạch B” vì
dự án F-35 liên tục gặp trục trặc.
Đặc biệt trong bối cảnh Nga và Trung Quốc liên tục trình làng máy
bay mới như PAK-FA, J-20 và J-31, cùng những hệ thống phòng không hiện
đại như S-300V4, S-400 và S-500, Mỹ đang đứng trước nhu cầu sở hữu máy
bay chiến đấu thế hệ mới trong thời gian sớm nhất có thể.
Hiện
không quân Mỹ đang trong quá trình hoàn tất nghiên cứu sơ bộ về chương
trình mang tên “Khả năng giành ưu thế trên không thế hệ mới”. Mục đích
chính là nhằm xác định chính xác những khả năng cần có để đạt được và
duy trì uy thế kiểm soát bầu trời trong môi trường đầy đe dọa sau năm
2030.
Dù chưa đưa ra tiêu chí cụ thể về loại chiến đấu cơ thống lĩnh bầu
trời tương lai, không quân Mỹ khẳng định một trong những điểm cốt yếu là
khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không ngày càng hiện đại của đối
phương.
Chiến đấu cơ cho tàu sân bay
Lâu nay, các nhóm tác chiến tàu sân bay luôn là biểu tượng cho sức
mạnh trên biển của Mỹ, cho phép chính quyền Washington triển khai hiện
diện ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phi đội
máy bay trên biển của Mỹ hiện nay không đủ để đánh bại hệ thống chống
xâm nhập của Nga và Trung Quốc.
Dù F/A-18 Super Hornet là chiến đấu cơ rất đáng tin cậy, nhưng hải
quân Mỹ hiện cần một loại máy bay thay thế có thể đối phó những công
nghệ chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mới nhất như tên lửa đối hạm
và hệ thống phòng không. Vì thế, chính quyền của Tổng thống Trump sẽ
phải đầu tư vào việc phát triển năng lực tấn công tầm xa và giành ưu thế
trên không dựa trên tàu sân bay.
Chuẩn đô đốc Dewolfe Miller, phụ trách chiến tranh trên không của hải quân Mỹ, cho The National Interest hay
hải quân và không quân Mỹ đang tiến hành phân tích riêng rẽ về việc chế
tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ 6. Trong đó, hải quân tập trung tìm kiếm
một mẫu tiêm kích xuất phát từ tàu sân bay tầm xa hoàn toàn mới trang bị
những công nghệ tiên tiến nhất.
Xe tăng
Với việc Nga sở hữu “siêu xe tăng” T-14 Armata còn Trung Quốc đẩy
mạnh cải tiến mẫu Type-99, xe tăng chủ lực M1A2 Abrams của Mỹ có thể sẽ
đánh mất vị thế áp đảo hiện nay. Lục quân Mỹ đang tập trung nâng cấp
loại xe tăng này tuy nhiên Lầu Năm Góc cho rằng cần phát triển một mẫu
tăng hoàn toàn mới. Vấn đề nằm ở chỗ lục quân hiện không có đủ nguồn tài
chính.
Thiếu tướng David Bassett, người phụ trách các dự án vũ khí trên bộ
của lục quân mới đây tuyên bố: “Tôi muốn có một chương trình phát triển
vũ khí thay thế cho các xe tăng Abrams và Bradley, tuy nhiên nó không
phù hợp với kế hoạch chi tiêu hiện tại”. Dưới chính quyền của Tổng thống
Trump cùng quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, lục quân Mỹ sẽ có cơ
hội theo đuổi mục tiêu thay thế Abrams.
Vũ khí năng lượng định hướng
Theo The National Interest, chính quyền của Tổng thống
Trump cũng có thể sẽ đẩy nhanh nỗ lực phát triển các loại vũ khí năng
lượng định hướng và súng điện từ. Những loại vũ khí này trong tương lai
có thể sẽ giúp giảm thiểu sự chênh lệch về chi phí giữa các loại vũ khí.
Chẳng hạn, hiện nay, để đánh chặn một tên lửa đạn đạo của Trung
Quốc có giá khoảng 1,5 triệu USD, Mỹ phải sử dụng tên lửa SM-3 Block 1B
có giá lên đến 15 triệu USD. Và để bảo đảm hiệu quả, Mỹ sẽ phải phóng ít
nhất 2 quả SM-3 để ngăn chặn tên lửa đối phương. Vì thế, các hệ thống
phòng thủ Mỹ bị đánh giá là ngày càng trở nên kém hiệu quả về mặt chi
phí trước các loại tên lửa giá rẻ của đối thủ. Nếu Lầu Năm Góc sử dụng
các loại súng laser và súng phóng điện, chi phí mỗi phát bắn sẽ giảm đi
đáng kể.
Theo thông tin từ Lầu Năm Góc, khẩu pháo laser thử nghiệm đang gắn
trên tàu chiến USS Ponce chỉ có giá 32 triệu USD và chỉ tốn chi phí 1
USD/lần bắn. Trong khi đó, tính trung bình, chi phí sản xuất mỗi quả tên
lửa Tomahawk đã lên tới 1,4 triệu USD.
Ngoài vũ khí gắn trên tàu chiến và máy bay, Lầu Năm Góc cũng đang
phát triển loại vũ khí laser mới để tích hợp vào xe bọc thép chiến đấu
Stryker để đánh chặn tên lửa vác vai, súng cối, pháo và máy bay không
người lái (UAV). Các thiết bị mẫu được thiết kế và thử nghiệm tại Fort
Sill, căn cứ của lực lượng pháo binh Mỹ. Trong cuộc thử nghiệm mới đây,
vũ khí laser đã bắn hạ 21 trong tổng số 23 mục tiêu UAV và được kỳ vọng
sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động vào cuối năm 2017.
Trùng Quang
( TN )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Những vũ khí chiến lược của ông Trump
Chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đầu tư phát triển nhiều loại vũ khí nhằm hiện thực hóa khẩu hiệu “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày
20.1.2017 và chính quyền mới có thể sẽ đảo ngược việc cắt giảm ngân sách
quốc phòng theo đạo luật Kiểm soát ngân sách năm 2011.
Chuyên san The National Interest nhận định trong bối cảnh
đảng Cộng hòa kiểm soát cả Nhà Trắng, Thượng viện lẫn Hạ viện, chính
quyền của ông Trump sẽ dễ dàng đảo ngược đạo luật nói trên và gia tăng
chi tiêu quốc phòng nhằm đương đầu với những nguy cơ trên toàn cầu.
Trong đó, chủ nhân mới của Nhà Trắng được cho là sẽ ra lệnh tập trung
đầu tư vào tàu ngầm, nhóm tác chiến tàu sân bay, xe tăng và vũ khí năng
lượng.
Tàu ngầm
Do kinh phí phát triển bị thu hẹp kể từ sau Chiến tranh lạnh kết
thúc, Mỹ chỉ chế tạo một vài tàu ngầm tấn công (SSN) mới để thay thế đội
tàu lớp Los Angeles có từ thời chính quyền Tổng thống Ronald Reagan. Vì
vậy, số tàu ngầm của hải quân Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 52 chiếc xuống còn
41 chiếc vào năm 2029. Nói cách khác, lực lượng này hiện không có đủ số tàu ngầm cần thiết để có thể hoạt động trên khắp thế giới.
Dưới thời Tổng thống Trump, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể sẽ đảm bảo thỏa
mãn nhu cầu tối thiểu của hải quân, đó là chế tạo ít nhất 2 tàu ngầm
lớp Virginia mỗi năm. Thậm chí, chính quyền mới của Mỹ sẽ nâng con số
này lên 3 tàu/năm.
Hiện hải quân Mỹ vẫn quyết tâm duy trì vị thế thống trị đáy biển
bằng cách cải tiến tàu ngầm lớp Virginia. Bên cạnh lắp đặt thêm hệ thống
tăng tải trọng giúp tàu có khả năng mang tới 40 tên lửa hành trình
Tomahawk, các chuyên gia đang tích cực nâng cấp hệ thống thủy âm, yếu tố
tiên quyết cho sức mạnh tác chiến của mọi loại tàu ngầm.
Công nghệ này bao gồm định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm đối
phương cũng như các kỹ thuật giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình vận
hành. The National Interest dẫn lời đại tá Mike Stevens, chỉ
huy trưởng hạm đội tàu ngầm lớp Virginia, kế hoạch nâng cấp này chưa đủ
để cho ra những chiếc tàu ngầm hoàn hảo nhưng có thể tạm bảo đảm khả
năng vượt trội cho tàu ngầm Mỹ trong lúc chờ rót thêm ngân sách để đầu
tư phát triển khí tài mới.
Tiêm kích cơ
Nhiều quan chức và chuyên gia quân sự Mỹ đã bày tỏ mong muốn khởi
động lại hoạt động sản xuất tiêm kích cơ F-22 Raptor, vốn bị đình chỉ
dưới thời các tổng thống George W.Bush và Barack Obama. Tuy nhiên, bản
thân chiếc F-22 cũng bị đánh giá là đã phần nào lỗi thời. Vì thế, chính
quyền của Tổng thống Trump có thể sẽ đẩy mạnh phát triển một loại tiêm
kích mới để dần thay thế F-22 Raptor cũng như nhằm tạo “kế hoạch B” vì
dự án F-35 liên tục gặp trục trặc.
Đặc biệt trong bối cảnh Nga và Trung Quốc liên tục trình làng máy
bay mới như PAK-FA, J-20 và J-31, cùng những hệ thống phòng không hiện
đại như S-300V4, S-400 và S-500, Mỹ đang đứng trước nhu cầu sở hữu máy
bay chiến đấu thế hệ mới trong thời gian sớm nhất có thể.
Hiện
không quân Mỹ đang trong quá trình hoàn tất nghiên cứu sơ bộ về chương
trình mang tên “Khả năng giành ưu thế trên không thế hệ mới”. Mục đích
chính là nhằm xác định chính xác những khả năng cần có để đạt được và
duy trì uy thế kiểm soát bầu trời trong môi trường đầy đe dọa sau năm
2030.
Dù chưa đưa ra tiêu chí cụ thể về loại chiến đấu cơ thống lĩnh bầu
trời tương lai, không quân Mỹ khẳng định một trong những điểm cốt yếu là
khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không ngày càng hiện đại của đối
phương.
Chiến đấu cơ cho tàu sân bay
Lâu nay, các nhóm tác chiến tàu sân bay luôn là biểu tượng cho sức
mạnh trên biển của Mỹ, cho phép chính quyền Washington triển khai hiện
diện ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phi đội
máy bay trên biển của Mỹ hiện nay không đủ để đánh bại hệ thống chống
xâm nhập của Nga và Trung Quốc.
Dù F/A-18 Super Hornet là chiến đấu cơ rất đáng tin cậy, nhưng hải
quân Mỹ hiện cần một loại máy bay thay thế có thể đối phó những công
nghệ chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mới nhất như tên lửa đối hạm
và hệ thống phòng không. Vì thế, chính quyền của Tổng thống Trump sẽ
phải đầu tư vào việc phát triển năng lực tấn công tầm xa và giành ưu thế
trên không dựa trên tàu sân bay.
Chuẩn đô đốc Dewolfe Miller, phụ trách chiến tranh trên không của hải quân Mỹ, cho The National Interest hay
hải quân và không quân Mỹ đang tiến hành phân tích riêng rẽ về việc chế
tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ 6. Trong đó, hải quân tập trung tìm kiếm
một mẫu tiêm kích xuất phát từ tàu sân bay tầm xa hoàn toàn mới trang bị
những công nghệ tiên tiến nhất.
Xe tăng
Với việc Nga sở hữu “siêu xe tăng” T-14 Armata còn Trung Quốc đẩy
mạnh cải tiến mẫu Type-99, xe tăng chủ lực M1A2 Abrams của Mỹ có thể sẽ
đánh mất vị thế áp đảo hiện nay. Lục quân Mỹ đang tập trung nâng cấp
loại xe tăng này tuy nhiên Lầu Năm Góc cho rằng cần phát triển một mẫu
tăng hoàn toàn mới. Vấn đề nằm ở chỗ lục quân hiện không có đủ nguồn tài
chính.
Thiếu tướng David Bassett, người phụ trách các dự án vũ khí trên bộ
của lục quân mới đây tuyên bố: “Tôi muốn có một chương trình phát triển
vũ khí thay thế cho các xe tăng Abrams và Bradley, tuy nhiên nó không
phù hợp với kế hoạch chi tiêu hiện tại”. Dưới chính quyền của Tổng thống
Trump cùng quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát, lục quân Mỹ sẽ có cơ
hội theo đuổi mục tiêu thay thế Abrams.
Vũ khí năng lượng định hướng
Theo The National Interest, chính quyền của Tổng thống
Trump cũng có thể sẽ đẩy nhanh nỗ lực phát triển các loại vũ khí năng
lượng định hướng và súng điện từ. Những loại vũ khí này trong tương lai
có thể sẽ giúp giảm thiểu sự chênh lệch về chi phí giữa các loại vũ khí.
Chẳng hạn, hiện nay, để đánh chặn một tên lửa đạn đạo của Trung
Quốc có giá khoảng 1,5 triệu USD, Mỹ phải sử dụng tên lửa SM-3 Block 1B
có giá lên đến 15 triệu USD. Và để bảo đảm hiệu quả, Mỹ sẽ phải phóng ít
nhất 2 quả SM-3 để ngăn chặn tên lửa đối phương. Vì thế, các hệ thống
phòng thủ Mỹ bị đánh giá là ngày càng trở nên kém hiệu quả về mặt chi
phí trước các loại tên lửa giá rẻ của đối thủ. Nếu Lầu Năm Góc sử dụng
các loại súng laser và súng phóng điện, chi phí mỗi phát bắn sẽ giảm đi
đáng kể.
Theo thông tin từ Lầu Năm Góc, khẩu pháo laser thử nghiệm đang gắn
trên tàu chiến USS Ponce chỉ có giá 32 triệu USD và chỉ tốn chi phí 1
USD/lần bắn. Trong khi đó, tính trung bình, chi phí sản xuất mỗi quả tên
lửa Tomahawk đã lên tới 1,4 triệu USD.
Ngoài vũ khí gắn trên tàu chiến và máy bay, Lầu Năm Góc cũng đang
phát triển loại vũ khí laser mới để tích hợp vào xe bọc thép chiến đấu
Stryker để đánh chặn tên lửa vác vai, súng cối, pháo và máy bay không
người lái (UAV). Các thiết bị mẫu được thiết kế và thử nghiệm tại Fort
Sill, căn cứ của lực lượng pháo binh Mỹ. Trong cuộc thử nghiệm mới đây,
vũ khí laser đã bắn hạ 21 trong tổng số 23 mục tiêu UAV và được kỳ vọng
sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động vào cuối năm 2017.
Trùng Quang
( TN )