Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

No Peace, No Honor: Bản luận tội Nixon và Kissinger đã lừa dối và phản bội nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà.

[No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Larry Berman. 334 tr., Nxb The Free Press. New York 2001]

Bùi Văn Phú

 

[No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Larry Berman. 334 tr., Nxb The Free Press. New York 2001]

*

Đêm 31.1.1968 các lực lượng võ trang cộng sản mở cuộc tổng tấn công vào nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam, trong đó có cả thủ đô Sài Gòn. Dinh Độc Lập, Toà đại sứ Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh Hải quân, đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu đều bị tấn công.

Nhiều người dân miền Nam còn nhớ mãi Tết Mậu Thân hãi hùng đó. Còn người Mỹ gọi đó là Tet Offensive, một chiến dịch do Hà Nội phát động, tuy thất bại về quân sự nhưng đã làm giao động tâm lý quần chúng Mỹ và làm lung lay ý chí của những nhà làm chính sách ở Washington.

Sau Mậu Thân Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố không tái tranh cử, giới hạn những mục tiêu oanh tc miền Bắc và đưa ra đề nghị thương thuyết để tìm một giải pháp cho Việt Nam. Hoà đàm Ba Lê bắt đầu từ đó, khởi sự chỉ có đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp nhau, sau có sự tham dự của Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

No Peace, No Honor là một nghiên cứu về Hoà đàm Ba Lê từ khởi đầu năm 1968 cho đến kết thúc vào năm 1973. Tác phẩm ghi nhận những biến cố chính trị và quân sự có ảnh hưởng đến tiến trình của hoà đàm, từ việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nghe theo đề nghị của giới chức cao cấp trong Đảng Cộng hoà Mỹ đã từ chối tham dự hoà đàm vào cuối năm 1968, giúp cho ứng cử viên Richard Nixon khít khao thắng đương kim Phó tổng thống Hubert Humphrey; cho đến việc ứng cử viên tổng thống là Thượng nghị sĩ Dân chủ George McGovern đã phải bí mật gặp gỡ đại diện cộng sản, tìm cách đem tù binh Mỹ về – nhưng không thành công – để hy vọng tạo ảnh hưởng đến kết qủa bầu cử tổng thống năm 1972.

Thượng nghị sĩ McGovern quan niệm cuộc chiến Việt Nam là một sai lầm, nhưng ông chẳng hiểu biết gì nhiều về Việt Nam mà còn hiểu sai vì bị tuyên truyền. Bằng chứng là khi gặp đại sứ Việt cộng Đinh Bá Thi lần đầu ở Ba Lê, Thượng nghị sĩ McGovern đã mở đầu bằng một câu hỏi rất sai lầm: “Bà Bình hiện có mặt ở Sài Gòn chứ?” rồi sau phải chữa lại vì biết bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, làm gì được phép vào Sài Gòn công khai thời bấy giờ.

Kết qủa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1972 với McGovern bị Nixon đánh bại ở 49 tiểu bang chứng tỏ chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon được đa số dân Mỹ ủng hộ hơn là chủ trương rút hết quân ngay và cắt viện trợ của McGovern.

Nhưng cốt lõi của No Peace, No Honor là chi tiết về những cuộc họp mật giữa Henry Kissinger và cố vấn Lê Đức Thọ, đại sứ Xuân Thủy dựa trên nhiều tài liệu mới được giải mật. Theo tác giả, Kissinger là một người gian xảo, dối trá, không như ông tự biện minh trong những hồi ký đã xuất bản. Ngày nay Kissinger còn tìm cách che dấu sự thực bằng cách không cho ai được quyền tra cứu những tài liệu mà ông cho là tài sản riêng có liên quan đến Hoà đàm Ba Lê cho đến 5 năm sau khi ông qua đời.

Qua những tài liệu đã được phổ biến từ nhiều nguồn khác nhau, No Peace, No Honor chứng minh nhiều báo cáo của Kissinger gửi cho Nixon về kết quả những cuộc họp với phía Hà Nội không được trung thực. Đối với Việt Nam Cộng hoà, một đồng minh của Hoa Kỳ, Kissinger cũng lừa dối như thế qua những chỉ thị cho đại sứ Bunker báo cáo cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đối với ông Thiệu, Kissinger chỉ thông báo, mà nhiều khi thông báo những điều không thực về những thảo luận mật với cố vấn Lê Đức Thọ, chứ không hề tham khảo trước về những điểm mà Kissinger đem ra bàn với Hà Nội.

Với kết cuộc thất bại tại Việt Nam, Nixon và Kissinger đều đổ lỗi cho Quốc hội. Theo giáo sư Berman, trong những hồi ký của Nixon và Kissinger cả hai đều lập luận là bản Hiệp định Ba Lê là căn bản đưa đến một giải pháp chính trị cho miền nam Việt Nam. Việc Hà Nội chiếm miền Nam bằng võ lực là vì Quốc hội Hoa Kỳ đã trói tay hành pháp, không cho trả đũa. Trên thực tế bản hiệp định không có những ràng buộc pháp lý, như Kissinger thừa nhận khi điều trần trước quốc hội vào đầu năm 1975. Việc cam kết trả đũa nếu có chỉ là trong những lá thư riêng của Tổng thống Nixon gửi cho Tổng thống Thiệu và không có căn bản pháp lý, nhân dân Mỹ không được biết.

No Peace, No Honor đưa ra những dẫn chứng cho thấy Henry Kissinger, được sự chấp thuận của Tổng thống Richard Nixon, khi thương thuyết với Hà Nội chỉ muốn rút quân đội Mỹ và đem tù binh về còn tương lai của bản hiệp định, giải pháp chính trị cho miền nam không phải là điều quan tâm. Vì thế sự có mặt của 150 ngàn bộ đội cộng sản miền Bắc tại miền Nam không đuợc nhắc đến. Kissinger lập luận rằng Hà Nội đã không bao giờ thừa nhận có quân tại miền Nam thì làm sao có thể bắt họ rút về.

Dù Hà Nội luôn tuyên truyền là họ không đem quân vào Nam, nhưng Hoa Kỳ biết rõ sự đe dọa quân sự nặng nề của những sư đoàn bộ đội trên chiến trường miền nam. Tác giả trích dẫn thư đề ngày 2.1.1973, ba tuần lễ trước khi bản hiệp định được chính thức ký kết, của Thượng nghị sĩ cộng hòa Strom Thurmond thuộc bang South Carolina, một người rất ủng hộ Nixon: “Tôi quan tâm sâu xa đến việc bản dự thảo hiệp định trước đây ghi rằng quân đội miền Bắc được phép ở lại miền Nam. Đây có thể là nền móng cho bộ đội miền Bắc chiếm miến Nam sau khi chúng ta rút lui hoàn toàn trong tương lai. Với kết quả như thế lịch sử sẽ phê phán những hy sinh sinh mạng của người Mỹ chỉ là uổng phí.” Những lời cảnh cáo của Thượng nghị sĩ Thurmond đưa ra đã quá trễ.

Trong các cuộc họp tại Sài Gòn vào những tháng cuối năm 1972 giữa Henry Kissinger, Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker, Tướng Alexander Haig với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Bí thư Hoàng Đức Nhã, Đặc sứ Nguyễn Phú Đức, những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà đã mạnh mẽ phản đối việc Hoa Kỳ đã không nêu vấn đề Hà Nội rút bộ đội về Bắc cùng với trên 60 điểm khác của bản hiệp định liên quan đến tương lai chính trị mà phía Việt Nam Cộng hoà đòi hỏi phải được thay đổi hay thương thảo lại.

Kissinger có lẽ đã quá mệt mỏi và hối hả muốn có bản hiệp định nên khi đem bản dự thảo hiệp định đến Sài Gòn thảo luận với Việt Nam Cộng hoà thì chỉ có bản tiếng Anh, không có bản tiếng Việt và đã trả lời rất ỡm ờ trước đòi hỏi của phía Việt Nam Cộng hoà. Tổng thống Thiệu và các cố vấn đã tỏ ra rất cương quyết không chấp nhận bản hiệp định như Kissinger đđem đến vì đã biết ý đồ của Hà Nội qua những tài liệu tịch thu được. Lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà biết trước là nếu Hà Nội được để quân lại trong nam thì sớm muộn gì miền nam sẽ mất.

Theo giáo sư Berman những trận không tập miền Bắc vào mùa Giáng Sinh 1972 có đem Hà Nội trở lại bàn hòa đàm, nhưng cũng là sức ép để buộc Tổng thống Thiệu chấp nhận bản hiệp định mà Kissinger đã thương thuyết với Hà Nội mà căn bản chỉ là việc Hoa Kỳ sẽ rút quân, đem tù binh về trong vòng sáu mươi ngày.

Chỉ với kết qủa như thế, tác giả nêu ra hai vấn đề:

1/ Hoa Kỳ, qua Nixon và Kissinger, đã thương thuyết với Hà Nội được gì hơn những điều ghi trong Hiệp định Ba Lê 1973 so với những đề nghị do Bắc Việt và Việt cộng đưa ra từ những năm trước. Nếu chỉ rút quân và đem tù binh về thì Hoa Kỳ đã có thể làm được như thế từ những năm 69, 70 và hàng chục ngàn binh lính Mỹ đã không phải tiếp tục hy sinh tính mạng để kết cuộc rồi miền Nam cũng bị Hà Nội xâm chiếm.

2/ Tại bàn hoà đàm Hà Nội khăng khăng đòi loại bỏ Thiệu-Kỳ-Hương hay Thiệu-Hương-Khiêm – tức tổng thống, phó tổng thống và thủ tướng Việt Nam Cộng hòa – mà phía Hoa Kỳ luôn từ chối để phải kéo dài việc tham chiến. Có phải vì cá nhân Tổng thống Nixon đã mang một món nợ vì ông Thiệu đã giúp Nixon thắng cử khi từ chối tham gia Hoà đàm Ba Lê vào năm 1968.

Tuy nhiên những biến chuyển chính trị sau Hiệp định Ba Lê cũng là những đề tài cần đào sâu hơn để làm sáng tỏ nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của miền Nam, nhất là chuyển biến từ phía Việt Nam Cộng hoà.

  • Sau khi hiệp định được ký kết, các nhà lãnh đạo miền nam biết là đã bị Hoa Kỳ bán đứng. Giới phân tích dự đoán Việt Nam Cộng hoà chỉ có thể tồn tại đến năm 1976 là năm Hoa Kỳ bầu cử tổng thống và sau đó Nixon sẽ chính thức hết trách nhiệm. Nixon biết là Hà Nội sẽ chiếm miền Nam nhưng không muốn chuyện đó xảy ra khi ông còn làm tổng thống, còn Hà Nội e ngại Nixon sẽ ra tay trừng phạt vì quá khứ Nixon đã làm qua hai chiến dịch Linebacker vào muà hè và Giáng Sinh 1972. Khi Nixon từ chức vì Watergate thì Hà Nội tiến hành ngay việc chiếm miền Nam bằng quân sự. Có phải đã có một thỏa thuận ngầm nào đó giữa Nixon, Kissinger và Bắc Việt để khi không còn Nixon, không sau Watergate thì sau khi Nixon hết nhiệm kỳ, thì Hà Nội cũng sẽ chiếm miền Nam? Còn những bảo đảm cho bản hiệp định được thi hành chỉ là những lá thư riêng Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu với cam đoan trả đũa Hà Nội; hay thư gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng với hứa hẹn viện trợ tái thiết miền Bắc, chỉ là những cam kết mang tính cá nhân chứ không phải giữa hai chính quyền.
  • Còn phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu tính toán gì khi tu chính hiến pháp cho phép ông tái tranh cử vào cuối năm 1975. Tại sao ông Thiệu không để tự nhiên hết nhiệm kỳ và rời chức vào tháng 10.1975 như hiến pháp qui định? Dù bị ép buộc ký hiệp định cho phép bộ đội cộng sản ở lại trong Nam, có phải ông Thiệu vẫn tin Hoa Kỳ sẽ ủng hộ ông, kể cả sau khi Nixon đã từ chức, như đã ủng hộ những nhà độc tài, nhưng chống cộng ở lân bang: Ferdinan Marcos ở Phi Luật Tân, Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Pak Chung Hee ở Nam Hàn, Lý Quang Diệu ở Singapore. Ông Thiệu cũng muốn trở thành một trong những nhà độc tài chống cộng của châu Á thời bấy giờ?
  • Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những thỏa thuận nào về Việt Nam trong việc Hoa Kỳ rút lui? Mặt trận Giải phóng miền Nam được Trung Quốc hỗ trợ và sau ngày 30.4.1975 tưởng sẽ có chỗ đứng tại miền Nam nhưng đã bị Hà Nội vội vàng giải tán. Có phải Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng đã bị bán đứng với bản hiệp định?

Nhìn chung, toàn bộ tác phẩm No Peace, No Honor là một bản luận tội Nixon và Kissinger vì đã lừa dối và phản bội nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà qua những thảo luận bí mật, những cam kết không thành thực. Theo tác giả, Hiệp định Ba Lê là một lừa dối của Nixon với ý định kéo dài chiến tranh chứ không phải để vãn hồi hòa bình.

Đã 30 năm từ ngày ký kết hiệp định, vấn đề Việt Nam đối với người Mỹ đã thực sự thuộc về quá khứ chưa? Những dòng cuối trong No Peace, No Honor sẽ cho độc giả một cách nhìn nào đó:

“Minh Lớn (Big Minh) được đưa đến đài phát thanh gần dinh và bị ép buộc đọc một thông điệp yêu cầu tất cả những lực lượng võ trang của Việt Nam Cộng hoà buông súng đầu hàng vô điều kiện. ‘Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương, đã hoàn toàn giải tán’.”

Miền Nam Việt Nam ngưng nhịp thở.

Trong khi đó tại Bạch Cung một buổi họp nội các được triệu tập. Không khí thì u sầu, nhưng Henry Kissinger có thể nhìn ra một vài điều tốt: “Chúng ta đã giữ được danh dự bằng cách di tản từ 42 đến 45 ngàn người Việt”.

Chuẩn tướng Vernon Walters, một tùy viên quân sự từng đem Kissinger ra vào Ba Lê trong những “chuyến đi đêm” bí mật không nhìn như thế. Cho đến ngày nay ông vẫn giữ một lá cờ Việt Nam Cộng hoà nhỏ trong phòng làm việc. Khi được hỏi tại sao, ông trả lời nó tượng trưng cho: “công việc còn dở dang. Chúng ta đã để cho 39 triệu người rơi vào vòng nô lệ”.

Đó đã là một hệ lụy của “hòa bình trong danh dự”.

© 2003 Buivanphu

Huỳnh Nương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

No Peace, No Honor: Bản luận tội Nixon và Kissinger đã lừa dối và phản bội nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà.

[No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Larry Berman. 334 tr., Nxb The Free Press. New York 2001]

Bùi Văn Phú

 

[No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Larry Berman. 334 tr., Nxb The Free Press. New York 2001]

*

Đêm 31.1.1968 các lực lượng võ trang cộng sản mở cuộc tổng tấn công vào nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam, trong đó có cả thủ đô Sài Gòn. Dinh Độc Lập, Toà đại sứ Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh Hải quân, đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu đều bị tấn công.

Nhiều người dân miền Nam còn nhớ mãi Tết Mậu Thân hãi hùng đó. Còn người Mỹ gọi đó là Tet Offensive, một chiến dịch do Hà Nội phát động, tuy thất bại về quân sự nhưng đã làm giao động tâm lý quần chúng Mỹ và làm lung lay ý chí của những nhà làm chính sách ở Washington.

Sau Mậu Thân Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố không tái tranh cử, giới hạn những mục tiêu oanh tc miền Bắc và đưa ra đề nghị thương thuyết để tìm một giải pháp cho Việt Nam. Hoà đàm Ba Lê bắt đầu từ đó, khởi sự chỉ có đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp nhau, sau có sự tham dự của Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.

No Peace, No Honor là một nghiên cứu về Hoà đàm Ba Lê từ khởi đầu năm 1968 cho đến kết thúc vào năm 1973. Tác phẩm ghi nhận những biến cố chính trị và quân sự có ảnh hưởng đến tiến trình của hoà đàm, từ việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nghe theo đề nghị của giới chức cao cấp trong Đảng Cộng hoà Mỹ đã từ chối tham dự hoà đàm vào cuối năm 1968, giúp cho ứng cử viên Richard Nixon khít khao thắng đương kim Phó tổng thống Hubert Humphrey; cho đến việc ứng cử viên tổng thống là Thượng nghị sĩ Dân chủ George McGovern đã phải bí mật gặp gỡ đại diện cộng sản, tìm cách đem tù binh Mỹ về – nhưng không thành công – để hy vọng tạo ảnh hưởng đến kết qủa bầu cử tổng thống năm 1972.

Thượng nghị sĩ McGovern quan niệm cuộc chiến Việt Nam là một sai lầm, nhưng ông chẳng hiểu biết gì nhiều về Việt Nam mà còn hiểu sai vì bị tuyên truyền. Bằng chứng là khi gặp đại sứ Việt cộng Đinh Bá Thi lần đầu ở Ba Lê, Thượng nghị sĩ McGovern đã mở đầu bằng một câu hỏi rất sai lầm: “Bà Bình hiện có mặt ở Sài Gòn chứ?” rồi sau phải chữa lại vì biết bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, làm gì được phép vào Sài Gòn công khai thời bấy giờ.

Kết qủa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1972 với McGovern bị Nixon đánh bại ở 49 tiểu bang chứng tỏ chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon được đa số dân Mỹ ủng hộ hơn là chủ trương rút hết quân ngay và cắt viện trợ của McGovern.

Nhưng cốt lõi của No Peace, No Honor là chi tiết về những cuộc họp mật giữa Henry Kissinger và cố vấn Lê Đức Thọ, đại sứ Xuân Thủy dựa trên nhiều tài liệu mới được giải mật. Theo tác giả, Kissinger là một người gian xảo, dối trá, không như ông tự biện minh trong những hồi ký đã xuất bản. Ngày nay Kissinger còn tìm cách che dấu sự thực bằng cách không cho ai được quyền tra cứu những tài liệu mà ông cho là tài sản riêng có liên quan đến Hoà đàm Ba Lê cho đến 5 năm sau khi ông qua đời.

Qua những tài liệu đã được phổ biến từ nhiều nguồn khác nhau, No Peace, No Honor chứng minh nhiều báo cáo của Kissinger gửi cho Nixon về kết quả những cuộc họp với phía Hà Nội không được trung thực. Đối với Việt Nam Cộng hoà, một đồng minh của Hoa Kỳ, Kissinger cũng lừa dối như thế qua những chỉ thị cho đại sứ Bunker báo cáo cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đối với ông Thiệu, Kissinger chỉ thông báo, mà nhiều khi thông báo những điều không thực về những thảo luận mật với cố vấn Lê Đức Thọ, chứ không hề tham khảo trước về những điểm mà Kissinger đem ra bàn với Hà Nội.

Với kết cuộc thất bại tại Việt Nam, Nixon và Kissinger đều đổ lỗi cho Quốc hội. Theo giáo sư Berman, trong những hồi ký của Nixon và Kissinger cả hai đều lập luận là bản Hiệp định Ba Lê là căn bản đưa đến một giải pháp chính trị cho miền nam Việt Nam. Việc Hà Nội chiếm miền Nam bằng võ lực là vì Quốc hội Hoa Kỳ đã trói tay hành pháp, không cho trả đũa. Trên thực tế bản hiệp định không có những ràng buộc pháp lý, như Kissinger thừa nhận khi điều trần trước quốc hội vào đầu năm 1975. Việc cam kết trả đũa nếu có chỉ là trong những lá thư riêng của Tổng thống Nixon gửi cho Tổng thống Thiệu và không có căn bản pháp lý, nhân dân Mỹ không được biết.

No Peace, No Honor đưa ra những dẫn chứng cho thấy Henry Kissinger, được sự chấp thuận của Tổng thống Richard Nixon, khi thương thuyết với Hà Nội chỉ muốn rút quân đội Mỹ và đem tù binh về còn tương lai của bản hiệp định, giải pháp chính trị cho miền nam không phải là điều quan tâm. Vì thế sự có mặt của 150 ngàn bộ đội cộng sản miền Bắc tại miền Nam không đuợc nhắc đến. Kissinger lập luận rằng Hà Nội đã không bao giờ thừa nhận có quân tại miền Nam thì làm sao có thể bắt họ rút về.

Dù Hà Nội luôn tuyên truyền là họ không đem quân vào Nam, nhưng Hoa Kỳ biết rõ sự đe dọa quân sự nặng nề của những sư đoàn bộ đội trên chiến trường miền nam. Tác giả trích dẫn thư đề ngày 2.1.1973, ba tuần lễ trước khi bản hiệp định được chính thức ký kết, của Thượng nghị sĩ cộng hòa Strom Thurmond thuộc bang South Carolina, một người rất ủng hộ Nixon: “Tôi quan tâm sâu xa đến việc bản dự thảo hiệp định trước đây ghi rằng quân đội miền Bắc được phép ở lại miền Nam. Đây có thể là nền móng cho bộ đội miền Bắc chiếm miến Nam sau khi chúng ta rút lui hoàn toàn trong tương lai. Với kết quả như thế lịch sử sẽ phê phán những hy sinh sinh mạng của người Mỹ chỉ là uổng phí.” Những lời cảnh cáo của Thượng nghị sĩ Thurmond đưa ra đã quá trễ.

Trong các cuộc họp tại Sài Gòn vào những tháng cuối năm 1972 giữa Henry Kissinger, Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker, Tướng Alexander Haig với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Bí thư Hoàng Đức Nhã, Đặc sứ Nguyễn Phú Đức, những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà đã mạnh mẽ phản đối việc Hoa Kỳ đã không nêu vấn đề Hà Nội rút bộ đội về Bắc cùng với trên 60 điểm khác của bản hiệp định liên quan đến tương lai chính trị mà phía Việt Nam Cộng hoà đòi hỏi phải được thay đổi hay thương thảo lại.

Kissinger có lẽ đã quá mệt mỏi và hối hả muốn có bản hiệp định nên khi đem bản dự thảo hiệp định đến Sài Gòn thảo luận với Việt Nam Cộng hoà thì chỉ có bản tiếng Anh, không có bản tiếng Việt và đã trả lời rất ỡm ờ trước đòi hỏi của phía Việt Nam Cộng hoà. Tổng thống Thiệu và các cố vấn đã tỏ ra rất cương quyết không chấp nhận bản hiệp định như Kissinger đđem đến vì đã biết ý đồ của Hà Nội qua những tài liệu tịch thu được. Lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà biết trước là nếu Hà Nội được để quân lại trong nam thì sớm muộn gì miền nam sẽ mất.

Theo giáo sư Berman những trận không tập miền Bắc vào mùa Giáng Sinh 1972 có đem Hà Nội trở lại bàn hòa đàm, nhưng cũng là sức ép để buộc Tổng thống Thiệu chấp nhận bản hiệp định mà Kissinger đã thương thuyết với Hà Nội mà căn bản chỉ là việc Hoa Kỳ sẽ rút quân, đem tù binh về trong vòng sáu mươi ngày.

Chỉ với kết qủa như thế, tác giả nêu ra hai vấn đề:

1/ Hoa Kỳ, qua Nixon và Kissinger, đã thương thuyết với Hà Nội được gì hơn những điều ghi trong Hiệp định Ba Lê 1973 so với những đề nghị do Bắc Việt và Việt cộng đưa ra từ những năm trước. Nếu chỉ rút quân và đem tù binh về thì Hoa Kỳ đã có thể làm được như thế từ những năm 69, 70 và hàng chục ngàn binh lính Mỹ đã không phải tiếp tục hy sinh tính mạng để kết cuộc rồi miền Nam cũng bị Hà Nội xâm chiếm.

2/ Tại bàn hoà đàm Hà Nội khăng khăng đòi loại bỏ Thiệu-Kỳ-Hương hay Thiệu-Hương-Khiêm – tức tổng thống, phó tổng thống và thủ tướng Việt Nam Cộng hòa – mà phía Hoa Kỳ luôn từ chối để phải kéo dài việc tham chiến. Có phải vì cá nhân Tổng thống Nixon đã mang một món nợ vì ông Thiệu đã giúp Nixon thắng cử khi từ chối tham gia Hoà đàm Ba Lê vào năm 1968.

Tuy nhiên những biến chuyển chính trị sau Hiệp định Ba Lê cũng là những đề tài cần đào sâu hơn để làm sáng tỏ nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của miền Nam, nhất là chuyển biến từ phía Việt Nam Cộng hoà.

  • Sau khi hiệp định được ký kết, các nhà lãnh đạo miền nam biết là đã bị Hoa Kỳ bán đứng. Giới phân tích dự đoán Việt Nam Cộng hoà chỉ có thể tồn tại đến năm 1976 là năm Hoa Kỳ bầu cử tổng thống và sau đó Nixon sẽ chính thức hết trách nhiệm. Nixon biết là Hà Nội sẽ chiếm miền Nam nhưng không muốn chuyện đó xảy ra khi ông còn làm tổng thống, còn Hà Nội e ngại Nixon sẽ ra tay trừng phạt vì quá khứ Nixon đã làm qua hai chiến dịch Linebacker vào muà hè và Giáng Sinh 1972. Khi Nixon từ chức vì Watergate thì Hà Nội tiến hành ngay việc chiếm miền Nam bằng quân sự. Có phải đã có một thỏa thuận ngầm nào đó giữa Nixon, Kissinger và Bắc Việt để khi không còn Nixon, không sau Watergate thì sau khi Nixon hết nhiệm kỳ, thì Hà Nội cũng sẽ chiếm miền Nam? Còn những bảo đảm cho bản hiệp định được thi hành chỉ là những lá thư riêng Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu với cam đoan trả đũa Hà Nội; hay thư gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng với hứa hẹn viện trợ tái thiết miền Bắc, chỉ là những cam kết mang tính cá nhân chứ không phải giữa hai chính quyền.
  • Còn phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu tính toán gì khi tu chính hiến pháp cho phép ông tái tranh cử vào cuối năm 1975. Tại sao ông Thiệu không để tự nhiên hết nhiệm kỳ và rời chức vào tháng 10.1975 như hiến pháp qui định? Dù bị ép buộc ký hiệp định cho phép bộ đội cộng sản ở lại trong Nam, có phải ông Thiệu vẫn tin Hoa Kỳ sẽ ủng hộ ông, kể cả sau khi Nixon đã từ chức, như đã ủng hộ những nhà độc tài, nhưng chống cộng ở lân bang: Ferdinan Marcos ở Phi Luật Tân, Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Pak Chung Hee ở Nam Hàn, Lý Quang Diệu ở Singapore. Ông Thiệu cũng muốn trở thành một trong những nhà độc tài chống cộng của châu Á thời bấy giờ?
  • Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những thỏa thuận nào về Việt Nam trong việc Hoa Kỳ rút lui? Mặt trận Giải phóng miền Nam được Trung Quốc hỗ trợ và sau ngày 30.4.1975 tưởng sẽ có chỗ đứng tại miền Nam nhưng đã bị Hà Nội vội vàng giải tán. Có phải Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng đã bị bán đứng với bản hiệp định?

Nhìn chung, toàn bộ tác phẩm No Peace, No Honor là một bản luận tội Nixon và Kissinger vì đã lừa dối và phản bội nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà qua những thảo luận bí mật, những cam kết không thành thực. Theo tác giả, Hiệp định Ba Lê là một lừa dối của Nixon với ý định kéo dài chiến tranh chứ không phải để vãn hồi hòa bình.

Đã 30 năm từ ngày ký kết hiệp định, vấn đề Việt Nam đối với người Mỹ đã thực sự thuộc về quá khứ chưa? Những dòng cuối trong No Peace, No Honor sẽ cho độc giả một cách nhìn nào đó:

“Minh Lớn (Big Minh) được đưa đến đài phát thanh gần dinh và bị ép buộc đọc một thông điệp yêu cầu tất cả những lực lượng võ trang của Việt Nam Cộng hoà buông súng đầu hàng vô điều kiện. ‘Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương, đã hoàn toàn giải tán’.”

Miền Nam Việt Nam ngưng nhịp thở.

Trong khi đó tại Bạch Cung một buổi họp nội các được triệu tập. Không khí thì u sầu, nhưng Henry Kissinger có thể nhìn ra một vài điều tốt: “Chúng ta đã giữ được danh dự bằng cách di tản từ 42 đến 45 ngàn người Việt”.

Chuẩn tướng Vernon Walters, một tùy viên quân sự từng đem Kissinger ra vào Ba Lê trong những “chuyến đi đêm” bí mật không nhìn như thế. Cho đến ngày nay ông vẫn giữ một lá cờ Việt Nam Cộng hoà nhỏ trong phòng làm việc. Khi được hỏi tại sao, ông trả lời nó tượng trưng cho: “công việc còn dở dang. Chúng ta đã để cho 39 triệu người rơi vào vòng nô lệ”.

Đó đã là một hệ lụy của “hòa bình trong danh dự”.

© 2003 Buivanphu

Huỳnh Nương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm