Di Sản Hồ Chí Minh
Nó rất đáng để cố gắng!
Sáng nay trong giờ làm việc, hộp thư facebook của tôi sáng lên và tôi kick đại vào một tin nhắn để giảm bớt sự chú ý vào những toan tính nhức nhối hàng ngày.
Bà Aung San Suu Kyi. Nguồn ảnh: internet
Sáng nay trong giờ làm việc, hộp thư facebook của tôi sáng lên và tôi
kick đại vào một tin nhắn để giảm bớt sự chú ý vào những toan tính nhức
nhối hàng ngày.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi nhưng lý thú xoay quanh cuộc bầu cử Quốc hội
đang diễn ra, khiến tôi quyết định dành ít phút giữa trưa để viết nhanh
vài dòng cảm nhận về câu chuyện này.
Xuất phát từ một câu hỏi: “Tôi đã đọc những gì anh viết, và tôi sẽ thử
làm theo ý anh, nhưng có lẽ sẽ chẳng thay đổi được gì đâu?” – Đó là lời
nhắn mà tôi nhận được sáng nay.
Điều này khiến tôi nhớ lại câu chuyện về Myanmar, cách đây đúng 5 năm,
quãng 2011. Khi đó bà Aung San Suu Kyi vừa được ra tù, tổng thống
Theinsein đã mời bà đến gặp và đề nghị đảng NLD ra tranh cử 48 ghế quốc
hội bổ sung trong tổng số 664 ghế lưỡng viện. Nhiều người trong đảng NLD
đã phản đối điều này. Họ cho rằng kể cả nếu NLD có chiến thắng hết và
giành cả 48 ghế, thì họ cũng chẳng có chút tiếng nói gì trong lưỡng viện
tới 664 người với tuyệt đại đa số thuộc phe độc tài quân sự. Điều đó
thậm chí còn làm tổn hại danh tiếng của bà Suu Kyi, nếu cử tri và những
người ủng hộ cho rằng bà phản bội lý tưởng dân chủ và hợp tác với độc
tài. Hơn thế, nó có thể giúp phe quân sự cải thiện hình ảnh và có thể
giành lợi thế trong lần bầu cử tiếp sau năm 2015 trong khi họ vẫn giữ
nguyên được quyền lực.
Giữa những lời phản đối, bà Aung San Suu Kyi đã nói thế này:
“Đúng là việc có 48 ghế lúc này chẳng mang lại chút tiếng nói gì cho
chúng ta đối với chính sách quốc gia. Nhưng nó vẫn đáng để thử, để cố
gắng. Nếu cứ chọn con đường bất hợp tác đến cùng với phe độc tài quân
sự, thì cuối cùng sẽ chỉ có thể gặp nhau trên chiến trường thôi. Vì thế,
dù chỉ có một tia hy vọng, cũng cần thúc đẩy hướng đi theo con đường
hợp tác và hoà bình”
Trở lại câu chuyện bầu cử quốc hội Việt Nam năm 2016. Tất nhiên là ở
Việt Nam, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng không phải là Theinsein và chẳng
có chút dấu hiệu nào cho thấy Đảng đang thực hiện lộ trình dân chủ và
trả lại quyền lực cho người dân, thậm chí là ngược lại. Tuy nhiên nếu dù
chỉ có một tia hy vọng rằng những nỗ lực nghiêm túc của các cử tri
trong lần bầu cử này khiến người dân ý thức về quyền lợi của mình và
khiến các ứng viên Đại Biểu Quốc Hội cũng như Đảng Cộng Sản phải đối mặt
với thực tế: Dù Đảng dùng mọi công cụ sắp xếp họ ra ứng cử, nhưng người
bỏ phiếu lại là người dân. Kể cả khi họ có gian lận phiếu bầu vì cuộc
bầu cử là màn độc diễn và chẳng hề có quan sát viên quốc tế đi chăng
nữa, thì việc một xã hội thức tỉnh cũng đủ để thúc đẩy lịch sử theo
hướng tích cực hơn.
Thế cũng rất đáng để cố gắng rồi, phải không?
Và nếu có ai đó thất vọng, hãy ngắm nhìn gương mặt bừng sáng của bà Aung
San Suu Kyi. Người phụ nữ ấy gầy guộc và mảnh mai, nhưng cái nhìn luôn
chất chứa hy vọng vào tương lai và đầy nắng.
Hãy cố gắng để thử, dù chỉ là một tia hy vọng!!!
Lãng
(FB Lang Anh)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nó rất đáng để cố gắng!
Sáng nay trong giờ làm việc, hộp thư facebook của tôi sáng lên và tôi kick đại vào một tin nhắn để giảm bớt sự chú ý vào những toan tính nhức nhối hàng ngày.
Bà Aung San Suu Kyi. Nguồn ảnh: internet
Sáng nay trong giờ làm việc, hộp thư facebook của tôi sáng lên và tôi
kick đại vào một tin nhắn để giảm bớt sự chú ý vào những toan tính nhức
nhối hàng ngày.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi nhưng lý thú xoay quanh cuộc bầu cử Quốc hội
đang diễn ra, khiến tôi quyết định dành ít phút giữa trưa để viết nhanh
vài dòng cảm nhận về câu chuyện này.
Xuất phát từ một câu hỏi: “Tôi đã đọc những gì anh viết, và tôi sẽ thử
làm theo ý anh, nhưng có lẽ sẽ chẳng thay đổi được gì đâu?” – Đó là lời
nhắn mà tôi nhận được sáng nay.
Điều này khiến tôi nhớ lại câu chuyện về Myanmar, cách đây đúng 5 năm,
quãng 2011. Khi đó bà Aung San Suu Kyi vừa được ra tù, tổng thống
Theinsein đã mời bà đến gặp và đề nghị đảng NLD ra tranh cử 48 ghế quốc
hội bổ sung trong tổng số 664 ghế lưỡng viện. Nhiều người trong đảng NLD
đã phản đối điều này. Họ cho rằng kể cả nếu NLD có chiến thắng hết và
giành cả 48 ghế, thì họ cũng chẳng có chút tiếng nói gì trong lưỡng viện
tới 664 người với tuyệt đại đa số thuộc phe độc tài quân sự. Điều đó
thậm chí còn làm tổn hại danh tiếng của bà Suu Kyi, nếu cử tri và những
người ủng hộ cho rằng bà phản bội lý tưởng dân chủ và hợp tác với độc
tài. Hơn thế, nó có thể giúp phe quân sự cải thiện hình ảnh và có thể
giành lợi thế trong lần bầu cử tiếp sau năm 2015 trong khi họ vẫn giữ
nguyên được quyền lực.
Giữa những lời phản đối, bà Aung San Suu Kyi đã nói thế này:
“Đúng là việc có 48 ghế lúc này chẳng mang lại chút tiếng nói gì cho
chúng ta đối với chính sách quốc gia. Nhưng nó vẫn đáng để thử, để cố
gắng. Nếu cứ chọn con đường bất hợp tác đến cùng với phe độc tài quân
sự, thì cuối cùng sẽ chỉ có thể gặp nhau trên chiến trường thôi. Vì thế,
dù chỉ có một tia hy vọng, cũng cần thúc đẩy hướng đi theo con đường
hợp tác và hoà bình”
Trở lại câu chuyện bầu cử quốc hội Việt Nam năm 2016. Tất nhiên là ở
Việt Nam, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng không phải là Theinsein và chẳng
có chút dấu hiệu nào cho thấy Đảng đang thực hiện lộ trình dân chủ và
trả lại quyền lực cho người dân, thậm chí là ngược lại. Tuy nhiên nếu dù
chỉ có một tia hy vọng rằng những nỗ lực nghiêm túc của các cử tri
trong lần bầu cử này khiến người dân ý thức về quyền lợi của mình và
khiến các ứng viên Đại Biểu Quốc Hội cũng như Đảng Cộng Sản phải đối mặt
với thực tế: Dù Đảng dùng mọi công cụ sắp xếp họ ra ứng cử, nhưng người
bỏ phiếu lại là người dân. Kể cả khi họ có gian lận phiếu bầu vì cuộc
bầu cử là màn độc diễn và chẳng hề có quan sát viên quốc tế đi chăng
nữa, thì việc một xã hội thức tỉnh cũng đủ để thúc đẩy lịch sử theo
hướng tích cực hơn.
Thế cũng rất đáng để cố gắng rồi, phải không?
Và nếu có ai đó thất vọng, hãy ngắm nhìn gương mặt bừng sáng của bà Aung
San Suu Kyi. Người phụ nữ ấy gầy guộc và mảnh mai, nhưng cái nhìn luôn
chất chứa hy vọng vào tương lai và đầy nắng.
Hãy cố gắng để thử, dù chỉ là một tia hy vọng!!!
Lãng
(FB Lang Anh)