Thân Hữu Tiếp Tay...
Nỗi buồn việt khang (tiếp theo) - Nguyễn Bá Chổi
“ Nỗi buồn việt khang’’ là một nỗi buồn tiềm ẩn, thấm thía, gậm nhấm từng giờ từng phút tâm hồn biết bao nhiêu con dân nước Việt còn nghĩ đến một quê hương đang tan nát, đang nhỏ lại và biến dạng dần dần.
“Ôi! Còn đâu một giang sơn, gấm vóc mà ông cha lưu truyền lại tự ngàn xưa. Và bao nhiêu triệu đồng bào đang rên xiết, lầm than dưới sự cai trị tàn bạo, ác nghiệt, hà khắc của bọn thái-thú đương thời.”
Trên đây là nguyên văn “lời còm” (comment) của bạn đọc Hà Giang dành cho bài viết “Nỗi buồn việt khang” trên Dân Làm Báo, đã tạo nên nguồn cảm hứng cho tác giả để có thêm bài viết hôm nay. Xin cảm ơn Cô/Chị (?) Hà Giang và xin phép được trích dẫn lại làm lời mở đầu cho “Nỗi buồn việt khang tiếp theo” này.
“Việt Nam Ơi
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói
……………………………………….”
Việt Khang sinh năm năm 1978, có nghĩa là anh ta không hề mắc tội “tiếp tay với phản động ngăn cản bánh xe lịch sử” mà trước đó 3 năm Cắt Mạng (CM) đang ra công hì hục suốt 20 năm lăn qua vĩ tuyến 17 hầu đè bẹp luôn Miền Nam nhằm đưa cả nước thành “mặt bằng” khố rách áo ôm Xuống Hố Cả Nút để rồi phải “đổi mới duy” quy phục Kinh tế Thi trường của bọn Tư bản bóc lột; Việt Khang không thuộc“ thành phần nợ máu với nhân dân”; Việt Khang cũng không hề bị “văn hóa đồi trụy mỹ ngụy đầu độc” một ly ông cụ nào, song ngược lại, “được” hồng hoang hóa rất bài bản,“chuẩn chu” dưới mái trường XHCN lấy khẩu hiệu “Chủ nghĩa Mác Lê vô địch bách chiến bách thắng muôn năm” làm câu tâm niệm “chủ đạo”, làm ngọn đuốc soi đường trở về thời đại Đồ Tườu (Tác giả xin lỗi họ hàng nhà Khỉ vì ví như thế là vô tình hạ thấp tườu phẩm (nhân phẩm) xuống những con cộng sản chui ra từ hang Pắc Bó đã nhờ nguồn vũ khí vô cùng tận và chỉ giáo của bọn ma vương CS quốc tế mà cướp được chính quyền và đang “nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý và đảng lãnh đạo” nước Việt Nam).
HatKa
Nhưng rồi, nhờ “thời gian quá nửa đời người”, cậu bé sinh ra, lớn lên và được giáo dục trong lòng chế độ mới đã tỏ tường mặt thật của CM để phải thốt lên,“Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lửa khói”.
Cuộc đời ngày sau tàn lửa khói, đáng lẽ “hồ hỡi phấn khởi”, cớ sao lại phải than “Ôi!”?
Quả thật là nghịch nhỉ nghịch lý, nhưng đó là sự thật mất lòng những ai sợ chân lý, bởi vì, từ sau ngày bị gọi là “Giải phóng” ấy, “Ôi! Còn đâu một giang sơn gấm vóc mà ông cha lưu truyền lại tự ngàn xưa.”
“Ta đã tỏ tường rồi”! Việt Khang tỏ tường tình trạng đất nước trước và sau Ngày 30 Tháng Tư, 1975 không phải vì ngồi một nơi lên mạng nghe theo luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của “đám tàn dư mỹ ngụy chống phá tổ quốc”, nhưng nhờ đi hát khắp mọi miền đất nước, Việt Khang đã thấy và nghe tận mắt tai mình “dư luận quần chúng nhân dân” phản ánh cuộc đời họ trước và sau ngày đệ nhất siêu cường thế giới để mặc cho đám tay sai của kẻ thù cũ thắng đại mùa xuân năm ấy.
Một kẻ hậu sinh như Việt Khang mà còn biết thốt lên tiếng “Ôi” cho quê hương sau ngày Miền Nam bị sụp đổ, thì những người đã từng là con dân của Việt Nam Cộng Hòa còn tiềm ẩn, thấm thía và gậm nhấm tâm hồn biết đến dường nào nỗi buồn... việt khang.
Buồn không phải chỉ vì bị chế độ mới miệt thị, lăng nhục và triệt tiêu bằng mọi hình thức nền văn hóa nhân bản của Miền Nam trước Tháng Năm 1975 trong đó có dòng nhạc Boléro mà ngày nay đang là mốt thời thượng, món ăn tinh thần không thể thiếu của “Con người mới văn hóa mới xà hội chủ nghĩa”. Nhạc Vàng đá tan hoang nhạc Đỏ, là cách diễn tả nhẹ nhàng hơn câu , Đảng ta nhổ ra rồi lại liếm.
Những “bãi đờm Ngụy” mà “Cách Mạng” nhổ ra và đang mê man liếm lại như Kinh Tế Thị Trường, nhạc Boléro vân vân chỉ là "ba thứ lẻ tẻ", không đáng kể so với những gì Việt Nam đã mất sau ngày 30/4/1975. Nhắc ra đây chỉ “Nhớ Nước” của một thời mà thêm “đau lòng con quốc quốc…”
………………………………………………………………………………
Nỗi buồn việt khang là nỗi “đau lòng con quốc quốc” không chỉ vì “nhớ nước”, mà còn vì thấy “quê hương đang tan nát, đang nhỏ lại và biến dạng dần dần”.
“Ôi! Còn đâu một giang sơn, gấm vóc mà ông cha lưu truyền lại tự ngàn xưa. Và bao nhiêu triệu đồng bào đang rên xiết, lầm than dưới sự cai trị tàn bạo, ác nghiệt, hà khắc của bọn thái-thú đương thời.”*
Nguyễn Bá Chổi ( HNPD )
Nỗi buồn việt khang: Nỗi buồn Việt Nam Tôi Đâu!
Ghi chú:
Hà Giang
Nỗi buồn việt khang (tiếp theo) - Nguyễn Bá Chổi
“ Nỗi buồn việt khang’’ là một nỗi buồn tiềm ẩn, thấm thía, gậm nhấm từng giờ từng phút tâm hồn biết bao nhiêu con dân nước Việt còn nghĩ đến một quê hương đang tan nát, đang nhỏ lại và biến dạng dần dần.
“Ôi! Còn đâu một giang sơn, gấm vóc mà ông cha lưu truyền lại tự ngàn xưa. Và bao nhiêu triệu đồng bào đang rên xiết, lầm than dưới sự cai trị tàn bạo, ác nghiệt, hà khắc của bọn thái-thú đương thời.”
Trên đây là nguyên văn “lời còm” (comment) của bạn đọc Hà Giang dành cho bài viết “Nỗi buồn việt khang” trên Dân Làm Báo, đã tạo nên nguồn cảm hứng cho tác giả để có thêm bài viết hôm nay. Xin cảm ơn Cô/Chị (?) Hà Giang và xin phép được trích dẫn lại làm lời mở đầu cho “Nỗi buồn việt khang tiếp theo” này.
“Việt Nam Ơi
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói
……………………………………….”
Việt Khang sinh năm năm 1978, có nghĩa là anh ta không hề mắc tội “tiếp tay với phản động ngăn cản bánh xe lịch sử” mà trước đó 3 năm Cắt Mạng (CM) đang ra công hì hục suốt 20 năm lăn qua vĩ tuyến 17 hầu đè bẹp luôn Miền Nam nhằm đưa cả nước thành “mặt bằng” khố rách áo ôm Xuống Hố Cả Nút để rồi phải “đổi mới duy” quy phục Kinh tế Thi trường của bọn Tư bản bóc lột; Việt Khang không thuộc“ thành phần nợ máu với nhân dân”; Việt Khang cũng không hề bị “văn hóa đồi trụy mỹ ngụy đầu độc” một ly ông cụ nào, song ngược lại, “được” hồng hoang hóa rất bài bản,“chuẩn chu” dưới mái trường XHCN lấy khẩu hiệu “Chủ nghĩa Mác Lê vô địch bách chiến bách thắng muôn năm” làm câu tâm niệm “chủ đạo”, làm ngọn đuốc soi đường trở về thời đại Đồ Tườu (Tác giả xin lỗi họ hàng nhà Khỉ vì ví như thế là vô tình hạ thấp tườu phẩm (nhân phẩm) xuống những con cộng sản chui ra từ hang Pắc Bó đã nhờ nguồn vũ khí vô cùng tận và chỉ giáo của bọn ma vương CS quốc tế mà cướp được chính quyền và đang “nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý và đảng lãnh đạo” nước Việt Nam).
HatKa
Nhưng rồi, nhờ “thời gian quá nửa đời người”, cậu bé sinh ra, lớn lên và được giáo dục trong lòng chế độ mới đã tỏ tường mặt thật của CM để phải thốt lên,“Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lửa khói”.
Cuộc đời ngày sau tàn lửa khói, đáng lẽ “hồ hỡi phấn khởi”, cớ sao lại phải than “Ôi!”?
Quả thật là nghịch nhỉ nghịch lý, nhưng đó là sự thật mất lòng những ai sợ chân lý, bởi vì, từ sau ngày bị gọi là “Giải phóng” ấy, “Ôi! Còn đâu một giang sơn gấm vóc mà ông cha lưu truyền lại tự ngàn xưa.”
“Ta đã tỏ tường rồi”! Việt Khang tỏ tường tình trạng đất nước trước và sau Ngày 30 Tháng Tư, 1975 không phải vì ngồi một nơi lên mạng nghe theo luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của “đám tàn dư mỹ ngụy chống phá tổ quốc”, nhưng nhờ đi hát khắp mọi miền đất nước, Việt Khang đã thấy và nghe tận mắt tai mình “dư luận quần chúng nhân dân” phản ánh cuộc đời họ trước và sau ngày đệ nhất siêu cường thế giới để mặc cho đám tay sai của kẻ thù cũ thắng đại mùa xuân năm ấy.
Một kẻ hậu sinh như Việt Khang mà còn biết thốt lên tiếng “Ôi” cho quê hương sau ngày Miền Nam bị sụp đổ, thì những người đã từng là con dân của Việt Nam Cộng Hòa còn tiềm ẩn, thấm thía và gậm nhấm tâm hồn biết đến dường nào nỗi buồn... việt khang.
Buồn không phải chỉ vì bị chế độ mới miệt thị, lăng nhục và triệt tiêu bằng mọi hình thức nền văn hóa nhân bản của Miền Nam trước Tháng Năm 1975 trong đó có dòng nhạc Boléro mà ngày nay đang là mốt thời thượng, món ăn tinh thần không thể thiếu của “Con người mới văn hóa mới xà hội chủ nghĩa”. Nhạc Vàng đá tan hoang nhạc Đỏ, là cách diễn tả nhẹ nhàng hơn câu , Đảng ta nhổ ra rồi lại liếm.
Những “bãi đờm Ngụy” mà “Cách Mạng” nhổ ra và đang mê man liếm lại như Kinh Tế Thị Trường, nhạc Boléro vân vân chỉ là "ba thứ lẻ tẻ", không đáng kể so với những gì Việt Nam đã mất sau ngày 30/4/1975. Nhắc ra đây chỉ “Nhớ Nước” của một thời mà thêm “đau lòng con quốc quốc…”
………………………………………………………………………………
Nỗi buồn việt khang là nỗi “đau lòng con quốc quốc” không chỉ vì “nhớ nước”, mà còn vì thấy “quê hương đang tan nát, đang nhỏ lại và biến dạng dần dần”.
“Ôi! Còn đâu một giang sơn, gấm vóc mà ông cha lưu truyền lại tự ngàn xưa. Và bao nhiêu triệu đồng bào đang rên xiết, lầm than dưới sự cai trị tàn bạo, ác nghiệt, hà khắc của bọn thái-thú đương thời.”*
Nguyễn Bá Chổi ( HNPD )
Nỗi buồn việt khang: Nỗi buồn Việt Nam Tôi Đâu!
Ghi chú:
Hà Giang