Thân Hữu Tiếp Tay...
Nơi hy vọng mong manh
Đã hơn 16 năm trôi qua kể từ khi chương trình hồi hương bắt buộc của Liên Hiệp Quốc kết thúc.
Sau chương trình đó, hàng trăm ngàn người Việt tị nạn trong vùng Đông Nam Á phải về nước, con số người Việt tị nạn trong vùng giờ đây đã giảm đáng kể, nhưng không phải vì thế mà không có những người vẫn kiên quyết tìm đường ra đi để được định cư ở nước thứ 3, bất chấp những vất vả khổ cực, thậm chí là nguy hiểm. Trong số họ có không ít người là phụ nữ. Trong trang tạp chí phụ nữ tuần này, Việt Hà xin gửi đến quý vị câu chuyện của những người phụ nữ đang xin quy chế tị nạn tại Thái lan.
Khu tị nạn nhiều quốc tịch
Nằm sâu trong một con đường nhỏ, cách xa tiếng ồn của giao thông trên quốc lộ, thuộc tỉnh Chachoengsao, cách Bangkok khoảng hơn 1 giờ đồng hồ xe chạy, là một khu nhà cấp 4 xây cất đơn sơ với khoảng hơn 20 căn nhà. Đây là nơi ở của những người tị nạn từ các nước Việt Nam, Miến Điện và Campuchia.
Chị Ba đón khách đến chơi với nụ cười nở rộng trên môi, làm xóa đi phần nào những khắc khổ trên gương mặt sạm nắng của người phụ nữ đã trải qua rất nhiều khổ cực. Chẳng mấy khi có người đến thăm chị và các gia đình người Việt ở đây. Vừa đi, chị vừa khoát tay giới thiệu cho khách về nơi ở khiêm tốn của mình.
"Cái khu này từ cột đèn vào đây là khu vừa người Khmer, vừa người Myanmar. Người Việt vô đây có mấy căn thôi. Đầu đó là người Thái, rồi người Myanmar, rồi người Việt vô đây trống căn nào thì vào. Có mấy hộ người Việt, mỗi hộ thuê một căn, mỗi tháng một ngàn rưỡi bạt. Bên kia có một gia đình có hai vợ chồng, ba đứa con. Họ đã có quy chế rồi. Còn đây nói chung là không có quy chế và toàn là thuyền nhân thôi, không có người tị nạn chính trị. Khu này có 7 nhà người Việt."
7 gia đình người Việt với khoảng hơn 20 người, cả lớn lẫn bé. Họ sang Thái để xin quy chế tị nạn để rồi từ đó được sang một nước thứ ba. Họ là một phần trong số khoảng hơn 250 người Việt đăng ký chờ quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc tại Thái lan, theo số liệu thống kê năm 2011 được công bố của tổ chức này. Trong số đó có đến 46% là phụ nữ.
Tất cả những người Việt sống tại khu nhà này cùng với chị Ba đều là những người đã từng vượt biên hồi những năm 80 và bị cưỡng bức trở về nước vào năm 1996 theo chương trình cưỡng bức hồi hương CPA của Liên Hiệp Quốc. Chị Ba kể:
"Họ ra đi cách đây 20 năm. Lúc đó họ ở trại thì cao ủy (UNHCR) thành lập trại ở Sikiew. Mới đầu ở Panat Nikhom nhưng mà sau đó xuống Sikiew ở tỉnh Nakhon Ratchasima cách đây khoảng 270 cây số. rồi sau đó một thời gian theo chương trình CPA vào năm 1996 thì bị cưỡng bức chở về. 2011 họ quay trở lại đây thì ở đây thôi."
Cái khu này từ cột đèn vào đây là khu vừa người Khmer, vừa người Myanmar. Đầu đó là người Thái, rồi người Myanmar, rồi người Việt vô đây trống căn nào thì vào.
Chị Ba
Bản thân chị Ba, năm nay đã ngoài 60 tuổi, cũng đã hai lần một mình vượt biên sang Thái. Lần đầu tiên là vào năm 1989. Chị đến Thái chỉ vài tháng sau ngày 14 tháng 3 năm 1989 tức là ngày cuối cùng những người Việt tị nạn sang đây được trao quy chế tị nạn ngay lập tức, vì vậy chị phải qua thanh lọc để được quy chế tị nạn nhưng thất bại. Chị cùng hơn 1,000 người Việt khác ở trại Sikiew đã phản đối cưỡng bức hồi hương và vì thế bị nhốt chung vào một khu đặc biệt là khu A cho đến năm 1996 thì bị đưa lên máy bay trở lại Việt Nam.
Trở về Việt Nam, không nhà, không cửa, chị sống lang bạt cho đến khoảng năm 2011 chị lại tìm đường sang Thái lan. Nói về nguyên nhân quay lại Thái lần này, chị Ba cho biết:
"Trước 75 chị là sĩ quan của quân lực Việt Nam cộng hòa, nên lúc nào sau lưng mình cũng có họ. Họ cứ kêu lên bất cứ việc gì xảy ra trong nước họ cũng nhắm vào những thành phần trước đây đã có chống đối họ."
Và thế là, vào tháng 5 năm 2011, chị Ba lại khăn gói theo đường bộ trốn sang Thái Lan qua ngả Campuchia. Chị đi theo cách mà nhiều người Việt tị nạn khác đã đi trước đó.
Sống kham khổ
Khác với chị Ba sang Thái một mình, chị Phụng, 54 tuổi, đến sống ở khu này cùng với chồng và cô con gái. Cả hai chị đã biết nhau từ những tháng ngày tại khu A ở trại Sikiew.
Chị Phụng đón khách trong căn hộ rộng khoảng 20 mét vuông, tuềnh toàng, với một cái bàn nhỏ, hai ba cái ghế không đồng bộ, và một cái quạt điện nhỏ. Chị khoe tất cả đều là đồ đi nhặt được hoặc được người hảo tâm cho. Chị nói giờ được sống thế này cũng còn tốt hơn nhiều so với thời chị ở khu A. Lúc đó con gái chị mới hơn một tháng tuổi. Chị nhớ lại:
"Phải nói là khổ luôn. Tưởng tượng là 5 căn nhà như thế này mà nhốt 350 người, mỗi người có 6 tấc. Ăn uống thì đâu có nhận lương thực, mình tuyệt thực. Sang đấy thì vẫn nhận lương thực, vẫn chia nhưng mình đấu tranh không nhận, thì có người vứt vô cho mình bịch gạo hay hai lon gạo, thì mình nấu cháo cho con bé này ăn. Rau đâu có ăn đâu, xót ruột lắm, cứ cỏ mọc lên cái gì là hái ăn cái đấy."
Chỉ sang cô con gái cao lớn ngồi bên cạnh, chị Phụng nói khi chị dời trại Sikiew, con gái mới hơn 1 tuổi. Bây giờ cô bé đã 17 tuổi. Lúc cả nhà quay lại Thái lan vào năm 2011, cô bé còn đang học lớp 10. Như vậy là đã 1 năm trôi qua trên đất Thái, một năm cô bé không được đến trường. Chị Phụng buồn rầu nói:
"Cứ hết một năm rồi là tôi với ông ấy cứ than với chị Ba là chán quá, không biết giờ nó học hành thế nào mà cứ thế này thì biết tương lai con mình thế nào. Mình cũng muốn đi để cho con mình có cơ hội học hành mà bây giờ ở như vậy hơn một năm rồi."
Mỗi tuần hai ngày, chị Phụng đưa con gái lên trung tâm cho người tị nạn ở Bangkok để học tiếng Anh. Buổi sáng, hai mẹ con đi thật sớm từ 4 giờ 30 và chỉ về nhà vào khoảng 5 giờ chiều.
Phải nói là khổ luôn. Tưởng tượng là 5 căn nhà như thế này mà nhốt 350 người, mỗi người có 6 tấc. Ăn uống thì đâu có nhận lương thực, mình tuyệt thực.
Chị Phụng
Còn với Như, con gái chị Phụng, việc phải xa trường lớp, bạn bè, sang Thái là điều mà em hoàn toàn không mong muốn nhưng em cũng không có lựa chọn nào khác. Nói trong rơm rớm nước mắt, Như tâm sự:
"Con cũng không muốn đi, nhưng mà mẹ kêu phải đi nên con theo mẹ. con chỉ tiếc là con không học được thêm nữa thôi."
Như kết bạn với những người bạn nước ngoài ở trung tâm tị nạn Bangkok mỗi khi em đến lớp. Còn phần lớn thời gian ở nhà, em kết bạn với một vài cuốn sách truyện hiếm hoi do người ta tặng, với hai con vịt em nuôi giúp bố, và với những chú mèo, chó hoang trong xóm mà em vẫn cho cơm ăn mỗi ngày.
Mong ngày định cư
Những người Việt ở đây, vì đang chờ xét quy chế tị nạn, nên đều không được nhận trợ cấp hàng tháng của Liên Hiệp Quốc. Họ sống dựa vào nguồn tiền từ người thân, gia đình gửi cho, hoặc tiền giúp đỡ của một số Việt kiều ở Úc và châu Âu. Theo luật của Thái lan, họ cũng không được đi làm. Vì vậy họ phải chắt chiu từng đồng để trả tiền nhà cho đủ và sống qua ngày. Chị Ba chia sẻ:
"Mình phải tằn tiện tối đa, chủ yếu là để trả tiền nhà, vì không có tiền nhà thì người ta đuổi. Chủ yếu là tiền nhà, còn tiền ăn uống thì sao cũng được. Không có thì làm hũ muối mè kia để ăn. Chứ sáng đâu có đồ ăn sáng. Sáng nấu cơm rồi có hũ muối mè để sẵn thì ăn."
Để tiết kiệm, những người phụ nữ ở đây chăm sóc những luống rau ngoài khu vườn bỏ không của chủ nhà. Khu vườn không rộng, nhưng cũng có đủ loại rau quen thuộc như rau muống, đu đủ, mướp, ớt, me. Dẫn khách ra sau nhà, chị Ba giới thiệu về khu vườn nhỏ nằm bên cạnh một đoạn sông phủ đầy bèo dâu, nơi hàng ngày cô bé Như vớt bèo cho vịt ăn. Chị Ba vui hơn khi nói về khu vườn của mình. Chị giới thiệu từng cây trong vườn. Trong câu chuyện của mình, chị vẫn không quên nhắc đến những kỷ niệm thời ở khu A.
"Mé kia là đu đủ, rồi rau lang, nhiều khi ở khu A không có cái gì ăn thì hái cái này ăn, gọi là đọt bình linh. Ăn sống cũng được, ăn với lẩu cũng được. Đâu chỉ có rau đó thôi mà còn trồng cả đọt bình bát này, rau bình bát này ngắt ngọn về ăn nấu với mướp."
Những người Việt ở đây giờ không phải lo thiếu ăn, nhưng họ luôn có một nỗi lo khác. Nỗi lo từ ngày đầu tiên họ đặt chân đến Thái và càng ngày càng nặng hơn. Họ có thể tránh không muốn nói về nó nhưng họ không thể tránh nghĩ về nó. Đó là nỗi lo không được quy chế tị nạn. Họ đã từng bị từ chối một lần và họ sợ bị thêm một lần nữa. Bởi nếu thêm lần này, họ không biết họ còn có đủ thời gian và may mắn để tìm kiếm thêm lần nữa.
Chị Ba, chị Phụng và những gia đình người Việt khác ở đây đã chờ quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc hơn một năm nay. Họ không chắc mình có được nhận quy chế tị nạn hay không và nếu có thì đến bao giờ. Nhưng họ cũng không muốn quay lại Việt nam vì khả năng sẽ bị đi tù. Trước mắt họ không còn con đường nào khác ngoài chờ đợi, chờ đợi một cách vô vọng.
Mọi thư từ đóng góp ý kiến cho chương trình, xin quý vị gửi về www.facebook.com/vietharfa hoặc email về địa chỉ vietha@rfa.org
Nơi hy vọng mong manh
Đã hơn 16 năm trôi qua kể từ khi chương trình hồi hương bắt buộc của Liên Hiệp Quốc kết thúc.
Sau chương trình đó, hàng trăm ngàn người Việt tị nạn trong vùng Đông Nam Á phải về nước, con số người Việt tị nạn trong vùng giờ đây đã giảm đáng kể, nhưng không phải vì thế mà không có những người vẫn kiên quyết tìm đường ra đi để được định cư ở nước thứ 3, bất chấp những vất vả khổ cực, thậm chí là nguy hiểm. Trong số họ có không ít người là phụ nữ. Trong trang tạp chí phụ nữ tuần này, Việt Hà xin gửi đến quý vị câu chuyện của những người phụ nữ đang xin quy chế tị nạn tại Thái lan.
Khu tị nạn nhiều quốc tịch
Nằm sâu trong một con đường nhỏ, cách xa tiếng ồn của giao thông trên quốc lộ, thuộc tỉnh Chachoengsao, cách Bangkok khoảng hơn 1 giờ đồng hồ xe chạy, là một khu nhà cấp 4 xây cất đơn sơ với khoảng hơn 20 căn nhà. Đây là nơi ở của những người tị nạn từ các nước Việt Nam, Miến Điện và Campuchia.
Chị Ba đón khách đến chơi với nụ cười nở rộng trên môi, làm xóa đi phần nào những khắc khổ trên gương mặt sạm nắng của người phụ nữ đã trải qua rất nhiều khổ cực. Chẳng mấy khi có người đến thăm chị và các gia đình người Việt ở đây. Vừa đi, chị vừa khoát tay giới thiệu cho khách về nơi ở khiêm tốn của mình.
"Cái khu này từ cột đèn vào đây là khu vừa người Khmer, vừa người Myanmar. Người Việt vô đây có mấy căn thôi. Đầu đó là người Thái, rồi người Myanmar, rồi người Việt vô đây trống căn nào thì vào. Có mấy hộ người Việt, mỗi hộ thuê một căn, mỗi tháng một ngàn rưỡi bạt. Bên kia có một gia đình có hai vợ chồng, ba đứa con. Họ đã có quy chế rồi. Còn đây nói chung là không có quy chế và toàn là thuyền nhân thôi, không có người tị nạn chính trị. Khu này có 7 nhà người Việt."
7 gia đình người Việt với khoảng hơn 20 người, cả lớn lẫn bé. Họ sang Thái để xin quy chế tị nạn để rồi từ đó được sang một nước thứ ba. Họ là một phần trong số khoảng hơn 250 người Việt đăng ký chờ quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc tại Thái lan, theo số liệu thống kê năm 2011 được công bố của tổ chức này. Trong số đó có đến 46% là phụ nữ.
Tất cả những người Việt sống tại khu nhà này cùng với chị Ba đều là những người đã từng vượt biên hồi những năm 80 và bị cưỡng bức trở về nước vào năm 1996 theo chương trình cưỡng bức hồi hương CPA của Liên Hiệp Quốc. Chị Ba kể:
"Họ ra đi cách đây 20 năm. Lúc đó họ ở trại thì cao ủy (UNHCR) thành lập trại ở Sikiew. Mới đầu ở Panat Nikhom nhưng mà sau đó xuống Sikiew ở tỉnh Nakhon Ratchasima cách đây khoảng 270 cây số. rồi sau đó một thời gian theo chương trình CPA vào năm 1996 thì bị cưỡng bức chở về. 2011 họ quay trở lại đây thì ở đây thôi."
Cái khu này từ cột đèn vào đây là khu vừa người Khmer, vừa người Myanmar. Đầu đó là người Thái, rồi người Myanmar, rồi người Việt vô đây trống căn nào thì vào.
Chị Ba
Bản thân chị Ba, năm nay đã ngoài 60 tuổi, cũng đã hai lần một mình vượt biên sang Thái. Lần đầu tiên là vào năm 1989. Chị đến Thái chỉ vài tháng sau ngày 14 tháng 3 năm 1989 tức là ngày cuối cùng những người Việt tị nạn sang đây được trao quy chế tị nạn ngay lập tức, vì vậy chị phải qua thanh lọc để được quy chế tị nạn nhưng thất bại. Chị cùng hơn 1,000 người Việt khác ở trại Sikiew đã phản đối cưỡng bức hồi hương và vì thế bị nhốt chung vào một khu đặc biệt là khu A cho đến năm 1996 thì bị đưa lên máy bay trở lại Việt Nam.
Trở về Việt Nam, không nhà, không cửa, chị sống lang bạt cho đến khoảng năm 2011 chị lại tìm đường sang Thái lan. Nói về nguyên nhân quay lại Thái lần này, chị Ba cho biết:
"Trước 75 chị là sĩ quan của quân lực Việt Nam cộng hòa, nên lúc nào sau lưng mình cũng có họ. Họ cứ kêu lên bất cứ việc gì xảy ra trong nước họ cũng nhắm vào những thành phần trước đây đã có chống đối họ."
Và thế là, vào tháng 5 năm 2011, chị Ba lại khăn gói theo đường bộ trốn sang Thái Lan qua ngả Campuchia. Chị đi theo cách mà nhiều người Việt tị nạn khác đã đi trước đó.
Sống kham khổ
Khác với chị Ba sang Thái một mình, chị Phụng, 54 tuổi, đến sống ở khu này cùng với chồng và cô con gái. Cả hai chị đã biết nhau từ những tháng ngày tại khu A ở trại Sikiew.
Chị Phụng đón khách trong căn hộ rộng khoảng 20 mét vuông, tuềnh toàng, với một cái bàn nhỏ, hai ba cái ghế không đồng bộ, và một cái quạt điện nhỏ. Chị khoe tất cả đều là đồ đi nhặt được hoặc được người hảo tâm cho. Chị nói giờ được sống thế này cũng còn tốt hơn nhiều so với thời chị ở khu A. Lúc đó con gái chị mới hơn một tháng tuổi. Chị nhớ lại:
"Phải nói là khổ luôn. Tưởng tượng là 5 căn nhà như thế này mà nhốt 350 người, mỗi người có 6 tấc. Ăn uống thì đâu có nhận lương thực, mình tuyệt thực. Sang đấy thì vẫn nhận lương thực, vẫn chia nhưng mình đấu tranh không nhận, thì có người vứt vô cho mình bịch gạo hay hai lon gạo, thì mình nấu cháo cho con bé này ăn. Rau đâu có ăn đâu, xót ruột lắm, cứ cỏ mọc lên cái gì là hái ăn cái đấy."
Chỉ sang cô con gái cao lớn ngồi bên cạnh, chị Phụng nói khi chị dời trại Sikiew, con gái mới hơn 1 tuổi. Bây giờ cô bé đã 17 tuổi. Lúc cả nhà quay lại Thái lan vào năm 2011, cô bé còn đang học lớp 10. Như vậy là đã 1 năm trôi qua trên đất Thái, một năm cô bé không được đến trường. Chị Phụng buồn rầu nói:
"Cứ hết một năm rồi là tôi với ông ấy cứ than với chị Ba là chán quá, không biết giờ nó học hành thế nào mà cứ thế này thì biết tương lai con mình thế nào. Mình cũng muốn đi để cho con mình có cơ hội học hành mà bây giờ ở như vậy hơn một năm rồi."
Mỗi tuần hai ngày, chị Phụng đưa con gái lên trung tâm cho người tị nạn ở Bangkok để học tiếng Anh. Buổi sáng, hai mẹ con đi thật sớm từ 4 giờ 30 và chỉ về nhà vào khoảng 5 giờ chiều.
Phải nói là khổ luôn. Tưởng tượng là 5 căn nhà như thế này mà nhốt 350 người, mỗi người có 6 tấc. Ăn uống thì đâu có nhận lương thực, mình tuyệt thực.
Chị Phụng
Còn với Như, con gái chị Phụng, việc phải xa trường lớp, bạn bè, sang Thái là điều mà em hoàn toàn không mong muốn nhưng em cũng không có lựa chọn nào khác. Nói trong rơm rớm nước mắt, Như tâm sự:
"Con cũng không muốn đi, nhưng mà mẹ kêu phải đi nên con theo mẹ. con chỉ tiếc là con không học được thêm nữa thôi."
Như kết bạn với những người bạn nước ngoài ở trung tâm tị nạn Bangkok mỗi khi em đến lớp. Còn phần lớn thời gian ở nhà, em kết bạn với một vài cuốn sách truyện hiếm hoi do người ta tặng, với hai con vịt em nuôi giúp bố, và với những chú mèo, chó hoang trong xóm mà em vẫn cho cơm ăn mỗi ngày.
Mong ngày định cư
Những người Việt ở đây, vì đang chờ xét quy chế tị nạn, nên đều không được nhận trợ cấp hàng tháng của Liên Hiệp Quốc. Họ sống dựa vào nguồn tiền từ người thân, gia đình gửi cho, hoặc tiền giúp đỡ của một số Việt kiều ở Úc và châu Âu. Theo luật của Thái lan, họ cũng không được đi làm. Vì vậy họ phải chắt chiu từng đồng để trả tiền nhà cho đủ và sống qua ngày. Chị Ba chia sẻ:
"Mình phải tằn tiện tối đa, chủ yếu là để trả tiền nhà, vì không có tiền nhà thì người ta đuổi. Chủ yếu là tiền nhà, còn tiền ăn uống thì sao cũng được. Không có thì làm hũ muối mè kia để ăn. Chứ sáng đâu có đồ ăn sáng. Sáng nấu cơm rồi có hũ muối mè để sẵn thì ăn."
Để tiết kiệm, những người phụ nữ ở đây chăm sóc những luống rau ngoài khu vườn bỏ không của chủ nhà. Khu vườn không rộng, nhưng cũng có đủ loại rau quen thuộc như rau muống, đu đủ, mướp, ớt, me. Dẫn khách ra sau nhà, chị Ba giới thiệu về khu vườn nhỏ nằm bên cạnh một đoạn sông phủ đầy bèo dâu, nơi hàng ngày cô bé Như vớt bèo cho vịt ăn. Chị Ba vui hơn khi nói về khu vườn của mình. Chị giới thiệu từng cây trong vườn. Trong câu chuyện của mình, chị vẫn không quên nhắc đến những kỷ niệm thời ở khu A.
"Mé kia là đu đủ, rồi rau lang, nhiều khi ở khu A không có cái gì ăn thì hái cái này ăn, gọi là đọt bình linh. Ăn sống cũng được, ăn với lẩu cũng được. Đâu chỉ có rau đó thôi mà còn trồng cả đọt bình bát này, rau bình bát này ngắt ngọn về ăn nấu với mướp."
Những người Việt ở đây giờ không phải lo thiếu ăn, nhưng họ luôn có một nỗi lo khác. Nỗi lo từ ngày đầu tiên họ đặt chân đến Thái và càng ngày càng nặng hơn. Họ có thể tránh không muốn nói về nó nhưng họ không thể tránh nghĩ về nó. Đó là nỗi lo không được quy chế tị nạn. Họ đã từng bị từ chối một lần và họ sợ bị thêm một lần nữa. Bởi nếu thêm lần này, họ không biết họ còn có đủ thời gian và may mắn để tìm kiếm thêm lần nữa.
Chị Ba, chị Phụng và những gia đình người Việt khác ở đây đã chờ quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc hơn một năm nay. Họ không chắc mình có được nhận quy chế tị nạn hay không và nếu có thì đến bao giờ. Nhưng họ cũng không muốn quay lại Việt nam vì khả năng sẽ bị đi tù. Trước mắt họ không còn con đường nào khác ngoài chờ đợi, chờ đợi một cách vô vọng.
Mọi thư từ đóng góp ý kiến cho chương trình, xin quý vị gửi về www.facebook.com/vietharfa hoặc email về địa chỉ vietha@rfa.org