Kinh Đời
Nói về “chính trị”
Trương Nhân Tuấn
Gần đây báo chí trong nước thường hay dùng từ “chính trị gia” để chỉ cho những cán bộ cao cấp nhà nước. Trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Ngân được báo chí “bốc thơm” “nữ chính trị gia tài sắc vẹn toàn của Việt Nam” là thí dụ. Thỉnh thoảng ta cũng gặp báo chí sử dụng từ “làm chính trị” để chỉ những “nhân vật trẻ” mới ngồi vào được “ghế cao”. Người ngoài nhìn vào tưởng bở, VN có đầy “chính trị gia”, có sinh hoạt chính trị đủ thứ…
Lầm chết.
VNCH và Mỹ thua xiểng niểng, trước hết là thua về “nói dóc”, chớ không hề thua về quân sự. Thực ra về quân sự, quân VNCH bỏ súng đầu hàng. Nhưng đầu mối đưa tới các việc “đồng minh tháo chạy” cho tới việc Mỹ cúp viện trợ… đều là hệ quả của cách nói láo siêu quần bạt vía ở tầm quốc tế của cán bộ tuyên truyền cộng sản. Vừa ký kết hiệp ước đó thì cũng vừa sổ toẹt đó. Họ cam kết một đường, nhưng khi họ làm là làm ngược lại.
Thử nhìn lại, có ai nói láo cho bằng người cộng sản ? họ hứa hẹn dân chúng thiên đường, rốt cục họ đem lại địa ngục cho mọi người. Họ hứa hẹn đem lại “bình đẳng” cho xã hội, rốt cục họ “cào bằng” xã hội. Họ hứa hẹn bánh vẽ nhưng hàng triệu triệu người trí thức cũng tin theo và khen cái bánh rất ngon. Đến khi phong trào cộng sản thế giới sụp đổ, thì ngay ở những nước như Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc và VN… dân chúng vẫn sùng bái lãnh tụ, vẫn tin tưởng tuyệt đối vào tài lãnh đạo của “đảng”… “Đất nước ta chưa bao giờ xin đẹp thế này” là lời nói mới đây của Trọng lú. Thì cũng đúng thôi. Đối với tầng lớp lãnh đạo, vốn là bần nông trước kia, nay giàu sụ nhờ tham ô nhũng lạm, mua quan bán chức, bán nước buôn dân, hút máu dân nghèo… thì “chưa bao giờ đất nước xinh đẹp như thế này” phải đúng thôi.
Chính trị là gì ?
Nói tới “chính trị” là nói tới mọi sinh hoạt có quan hệ đến sự tồn vong, đến lợi ích của một cộng đồng nhân sự sinh sống trên một vùng lãnh thổ. Đó là các việc an ninh, quốc phòng, kinh tế, pháp luật, giáo dục v.v… Tức là, trong một xã hội (văn minh), tất cả những quan hệ, ở bất kỳ lãnh vực nào, giữa “công dân” với “công dân”, giữa “công dân” với nhà nước, giữa “công dân” với “tổ chức”, “đảng phái”… đều là “sinh hoạt chính trị”.
Vấn đề là các “quan hệ” trong xã hội, ở các lãnh vực riêng biệt, đều không giống nhau, đương nhiên do mâu thuẩn về quyền và lợi ích. Phe “chủ” thì có khuynh hướng “bóc lột”, trong khi phe “nhân công” thì có khuynh hướng “phản kháng”. Phe chủ và phe thợ không thể mặc chung bộ “đồng phục”, vì họ có quyền và lợi ích mâu thuẩn với nhau. (Vấn đề là cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN thì đang mặc đồng hpujc cho cả chủ lẫn thợ.)
Để những mâu thuẩn không làm suy vi cộng đồng, những bậc “trí giả” nhảy ra “làm chính trị”, đề nghị trước cử tri một “tư tưởng” hay “triết lý” chính trị, với những “chương trình hành động” cụ thể.
Nhưng một cá nhân khó có thể áp đặt một “chương trình chính trị”. Cá nhân cần phải được sự ủng hộ của số đông. Nhờ số đông (cử tri) “chính trị gia” này nắm được quyền hành. Từ đó mới áp dụng các chính sách, theo kiểu “trổ tài kinh bang tế thế”.
Vì vậy nói tới “chính trị” là phải nói tới “đảng phái chính trị”.
Nếu có thể so sánh, “làm chính trị” cũng như là “làm kinh tế”. Kinh tế có cạnh tranh thì chính trị cũng có cạnh tranh. Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là “kinh tế thị trường”. “Làm chính trị” theo kiểu độc đảng như VN, thì không có “chính trị”.
Ở VN, ngay bây giờ, bất kỳ người nào vỗ ngực tuyên bố “làm chính trị” cũng đều có thể bị khép vào tội 88 BLHS.
Tội “chống đảng” đôi khi còn nặng hơn cả tội “phản bội tổ quốc”.
Vì vậy thấy báo chí sử dụng các từ “chính trị gia”, “làm chính trị” thiệt tức cười.
Bà Kim Ngân, hay như ông Nguyễn Xuân Niểng, đều không phải là “chính trị gia”. Họ chỉ là những đảng viên đảng cộng sản, nhận lãnh một chức vụ lãnh đạo nhà nước theo sự chỉ đạo của đảng. Cách đây không lâu, nhân dịp ông Ba X bị loại khỏi cuộc chơi vì bị Trọng lú chơi trò gian lận ở việc thay đổi điều lệ đảng. Ông này nói rằng “đảng hết chính sách thì nghỉ”.
Chẳng có “chính trị gia” gì ráo. Lên ghế được hay không là “chính sách đảng” có hay không mà thôi.
Tất cả những cán bộ nhà nước đều là đảng viên. Họ tranh giành quyền lực trong đảng, một người lên là cả họ làm quan. Đảng viên cha kê ghế cho đảng viên con. Đảng viên anh kê ghế cho đảng viên em. Đảng viên chồng kê ghế cho đảng viên vợ. Dân chúng chỉ trích tới đâu thì cũng “đúng qui trình”. Bởi vì đấm đá, bỏ thuốc phóng xạ với nhau cho chết, họ đều là đảng viên đảng CSVN.
Không có “kinh tế thị trường” thì làm sao có “cạnh tranh” về kinh tế ?
Không có chế độ dân chủ thì làm sao có chuyện “làm chính trị” ?
Thêm một lần nữa, họ nói láo với toàn dân. Dân ngu thì không nói làm chi. Những bậc trí thức cầm bút (nhà báo) cũng tin rằng việc tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng là “làm chính trị”.
Cháo cũng có đôi ba thứ cháo. “Cháo heo” là chỉ toàn cám và đồ tạp, chỉ để cho heo ăn. Các nhà báo ăn được thì ăn, chớ nên đút thứ cháo này vào miệng dân làm chi.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nói về “chính trị”
Gần đây báo chí trong nước thường hay dùng từ “chính trị gia” để chỉ cho những cán bộ cao cấp nhà nước. Trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Ngân được báo chí “bốc thơm” “nữ chính trị gia tài sắc vẹn toàn của Việt Nam” là thí dụ. Thỉnh thoảng ta cũng gặp báo chí sử dụng từ “làm chính trị” để chỉ những “nhân vật trẻ” mới ngồi vào được “ghế cao”. Người ngoài nhìn vào tưởng bở, VN có đầy “chính trị gia”, có sinh hoạt chính trị đủ thứ…
Lầm chết.
VNCH và Mỹ thua xiểng niểng, trước hết là thua về “nói dóc”, chớ không hề thua về quân sự. Thực ra về quân sự, quân VNCH bỏ súng đầu hàng. Nhưng đầu mối đưa tới các việc “đồng minh tháo chạy” cho tới việc Mỹ cúp viện trợ… đều là hệ quả của cách nói láo siêu quần bạt vía ở tầm quốc tế của cán bộ tuyên truyền cộng sản. Vừa ký kết hiệp ước đó thì cũng vừa sổ toẹt đó. Họ cam kết một đường, nhưng khi họ làm là làm ngược lại.
Thử nhìn lại, có ai nói láo cho bằng người cộng sản ? họ hứa hẹn dân chúng thiên đường, rốt cục họ đem lại địa ngục cho mọi người. Họ hứa hẹn đem lại “bình đẳng” cho xã hội, rốt cục họ “cào bằng” xã hội. Họ hứa hẹn bánh vẽ nhưng hàng triệu triệu người trí thức cũng tin theo và khen cái bánh rất ngon. Đến khi phong trào cộng sản thế giới sụp đổ, thì ngay ở những nước như Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc và VN… dân chúng vẫn sùng bái lãnh tụ, vẫn tin tưởng tuyệt đối vào tài lãnh đạo của “đảng”… “Đất nước ta chưa bao giờ xin đẹp thế này” là lời nói mới đây của Trọng lú. Thì cũng đúng thôi. Đối với tầng lớp lãnh đạo, vốn là bần nông trước kia, nay giàu sụ nhờ tham ô nhũng lạm, mua quan bán chức, bán nước buôn dân, hút máu dân nghèo… thì “chưa bao giờ đất nước xinh đẹp như thế này” phải đúng thôi.
Chính trị là gì ?
Nói tới “chính trị” là nói tới mọi sinh hoạt có quan hệ đến sự tồn vong, đến lợi ích của một cộng đồng nhân sự sinh sống trên một vùng lãnh thổ. Đó là các việc an ninh, quốc phòng, kinh tế, pháp luật, giáo dục v.v… Tức là, trong một xã hội (văn minh), tất cả những quan hệ, ở bất kỳ lãnh vực nào, giữa “công dân” với “công dân”, giữa “công dân” với nhà nước, giữa “công dân” với “tổ chức”, “đảng phái”… đều là “sinh hoạt chính trị”.
Vấn đề là các “quan hệ” trong xã hội, ở các lãnh vực riêng biệt, đều không giống nhau, đương nhiên do mâu thuẩn về quyền và lợi ích. Phe “chủ” thì có khuynh hướng “bóc lột”, trong khi phe “nhân công” thì có khuynh hướng “phản kháng”. Phe chủ và phe thợ không thể mặc chung bộ “đồng phục”, vì họ có quyền và lợi ích mâu thuẩn với nhau. (Vấn đề là cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN thì đang mặc đồng hpujc cho cả chủ lẫn thợ.)
Để những mâu thuẩn không làm suy vi cộng đồng, những bậc “trí giả” nhảy ra “làm chính trị”, đề nghị trước cử tri một “tư tưởng” hay “triết lý” chính trị, với những “chương trình hành động” cụ thể.
Nhưng một cá nhân khó có thể áp đặt một “chương trình chính trị”. Cá nhân cần phải được sự ủng hộ của số đông. Nhờ số đông (cử tri) “chính trị gia” này nắm được quyền hành. Từ đó mới áp dụng các chính sách, theo kiểu “trổ tài kinh bang tế thế”.
Vì vậy nói tới “chính trị” là phải nói tới “đảng phái chính trị”.
Nếu có thể so sánh, “làm chính trị” cũng như là “làm kinh tế”. Kinh tế có cạnh tranh thì chính trị cũng có cạnh tranh. Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là “kinh tế thị trường”. “Làm chính trị” theo kiểu độc đảng như VN, thì không có “chính trị”.
Ở VN, ngay bây giờ, bất kỳ người nào vỗ ngực tuyên bố “làm chính trị” cũng đều có thể bị khép vào tội 88 BLHS.
Tội “chống đảng” đôi khi còn nặng hơn cả tội “phản bội tổ quốc”.
Vì vậy thấy báo chí sử dụng các từ “chính trị gia”, “làm chính trị” thiệt tức cười.
Bà Kim Ngân, hay như ông Nguyễn Xuân Niểng, đều không phải là “chính trị gia”. Họ chỉ là những đảng viên đảng cộng sản, nhận lãnh một chức vụ lãnh đạo nhà nước theo sự chỉ đạo của đảng. Cách đây không lâu, nhân dịp ông Ba X bị loại khỏi cuộc chơi vì bị Trọng lú chơi trò gian lận ở việc thay đổi điều lệ đảng. Ông này nói rằng “đảng hết chính sách thì nghỉ”.
Chẳng có “chính trị gia” gì ráo. Lên ghế được hay không là “chính sách đảng” có hay không mà thôi.
Tất cả những cán bộ nhà nước đều là đảng viên. Họ tranh giành quyền lực trong đảng, một người lên là cả họ làm quan. Đảng viên cha kê ghế cho đảng viên con. Đảng viên anh kê ghế cho đảng viên em. Đảng viên chồng kê ghế cho đảng viên vợ. Dân chúng chỉ trích tới đâu thì cũng “đúng qui trình”. Bởi vì đấm đá, bỏ thuốc phóng xạ với nhau cho chết, họ đều là đảng viên đảng CSVN.
Không có “kinh tế thị trường” thì làm sao có “cạnh tranh” về kinh tế ?
Không có chế độ dân chủ thì làm sao có chuyện “làm chính trị” ?
Thêm một lần nữa, họ nói láo với toàn dân. Dân ngu thì không nói làm chi. Những bậc trí thức cầm bút (nhà báo) cũng tin rằng việc tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng là “làm chính trị”.
Cháo cũng có đôi ba thứ cháo. “Cháo heo” là chỉ toàn cám và đồ tạp, chỉ để cho heo ăn. Các nhà báo ăn được thì ăn, chớ nên đút thứ cháo này vào miệng dân làm chi.