Trang lá cải
Nữ nhà văn Pháp Evelyne Pisier, sinh 1941 tại Hà Nội kể về 4 năm " cặp bồ" với Fidel Castro
« Một hôm Fidel đã cười thú nhận với tôi là chưa bao giờ ưa cả Lênin lẫn Mác với câu chuyện đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản ngu xuẩn, nhưng ông buộc lòng phải tiếp tục chấp nhận trợ giúp của Liên Xô »
Người tình cũ Fidel: Castro ghét cả Mác lẫn Lênin
Fidel Castro và Evelyne Pisier tại Cuba năm 1964. Ảnh tư liệu cá nhân. |
« Một hôm Fidel đã cười thú nhận với tôi là chưa bao giờ ưa cả Lênin lẫn Mác với câu chuyện đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản ngu xuẩn, nhưng ông buộc lòng phải tiếp tục chấp nhận trợ giúp của Liên Xô ».
Evelyne Pisier sinh năm 1941 tại Hà Nội, hiện là nhà văn nữ và giáo
sư đại học Pháp. Cha là Georges Pisier, quan chức cao cấp Pháp đóng tại
Hà Nội thời Pháp thuộc. Sau khi Nhật chiếm Đông Dương, bà bị nhốt vào
trại cải tạo bốn năm. Thiên tả và đấu tranh cho nữ quyền, năm 1964 bà có
mặt trong đoàn sinh viên Pháp đến Cuba, và sau đó trở thành người yêu
của Fidel Castro. Sau đây là bài viết của bà đăng trên Huffington Post ngày 27/11/2016 với tựa đề « Tôi 23 tuổi và bắt đầu cuộc tình kéo dài bốn năm với Fidel Castro ».
Sau thời thơ ấu và tuổi mới lớn đánh dấu bởi chủ nghĩa Pétain (1) và
Maurras (2) của cha, tôi trở nên nổi loạn. Một sự nổi loạn đã dẫn tôi
đến khuynh tả, chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, như nhiều người khác
vào thời đó.
Từ cuộc biểu tình này sang cuộc biểu tình khác, chúng tôi chủ yếu tố cáo
cuộc chiến tranh Algérie và Việt Nam. Và cũng như bao nhiêu người khác
nữa, những người trẻ và ít trẻ hơn, từ Paris đến Santiago ở Chilê, từ
California đến Đông Nam Á, qua châu Âu và châu Phi, chúng tôi đều nhiệt
thành với cuộc cách mạng Cuba.
Và có cơ sở để nhiệt thành. Nghĩ đến khuôn mặt huyền thoại của Fidel
Castro 26 tuổi đấu tranh chống nhà độc tài Batista tay sai của Mỹ, đến
việc ông bị cầm tù, bài tự biện hộ « Lịch sử sẽ phán quyết tôi vô tội »,
về việc ông thành lập Phong trào 26/7, được trả tự do rồi đi lưu vong
và cuộc đổ bộ tháng 12/1956 ; cho đến khía cạnh cũng huyền thoại không
kém của Che Guevara trên chiếc tàu Granma ! Hơn một chục du kích bị hai
ngàn lính của nhà độc tài mafia truy lùng. Và hai năm sau, họ đã khiến
nhân dân nổi dậy và lật đổ Batista, dù chế độ này được Hoa Kỳ hỗ trợ.
Sau chiến thắng khó tin này, Fidel Castro tuyên bố : « Chủ nghĩa tư bản
bóp nghẹt con người. Nhà nước cộng sản, với quan điểm toàn trị, bóp
nghẹt quyền con người. Đó là nguyên nhân khiến chúng tôi không đồng ý
với bên nào (…) Cuộc cách mạng này không mang màu đỏ, mà là màu xanh ô
liu ». Ô liu, đó là màu đồng phục của du kích quân !
Vâng, có cơ sở để nhiệt thành. Fidel đề nghị dành ưu tiên hàng đầu cho
giáo dục và y tế. Và chỉ trong vài năm, nạn mù chữ đã được giảm xuống,
mọi người đều được chăm sóc y tế…Dễ hiểu vì sao Simone de Beauvoir (3),
Jean-Paul Sartre(4), Agnès Varda (5), Chris Marker (6), Andy Warhol
(7),François Maspero (8) và nhiều tên tuổi khác đều ngưỡng mộ.
Tôi đọc ngấu nghiến Federico Garcia Lorca (9) : « Iré a Santiago en un
coche de agua negra »…Tóm lại, tôi chỉ mơ được đến Cuba…Một giấc mơ đã
trở thành hiện thực năm 1964 khi Liên đoàn Sinh viên Cộng sản (UEC) tổ
chức cuộc du hành đầu tiên cho sinh viên Pháp đến Cuba, do Bernard
Kouchner chịu trách nhiệm. Chúng tôi đáp xuống Santiago một hôm trước
ngày 26 tháng Bảy, khi Fidel Castro, trước một đám đông ấn tượng, đọc
một bài diễn văn dài cũng hết sức ấn tượng.
Tôi sắp 23 tuổi, và bắt đầu câu chuyện tình kéo dài bốn năm. Fidel là
một người tình hết sức dịu dàng. Và ngay cả nếu tôi không có chọn lựa vì
ông là một người hùng, quan hệ của chúng tôi dần dần thay đổi : chỉ cần
ông cởi bỏ chiếc thắt lưng và vũ khí, tôi quên mất Lider Maximo (Lãnh
tụ tối cao), mà tự nhủ dù là Comandante (Tổng tư lệnh) hay là gì đi nữa,
đó chính là người đàn ông mà tôi yêu.
Fidel Castro, lãnh tụ hào hoa. |
Dù vậy, chúng tôi nhanh chóng bất đồng với nhau. Tôi không thể chấp nhận
ở Cuba phụ nữ và nhất là những người đồng tính luyến ái bị đối xử tệ
hại. Fidel cố trấn an tôi. Nhưng ông thở dài : giữa việc bị phong tỏa và
hàng trăm mưu toan ám sát trong đó tôi đã từng chứng kiến, người Mỹ
không để cho ông chọn lựa, trong khi ông rất ghét chủ nghĩa Stalin. Một
hôm Fidel đã cười thú nhận với tôi là chưa bao giờ ưa cả Lênin lẫn Mác
với câu chuyện đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản ngu xuẩn, nhưng
ông buộc lòng phải tiếp tục chấp nhận trợ giúp của Liên Xô. Một quyết
định làm tôi tuyệt vọng đồng thời lo ngại cho tương lai…
Ngoài ra, tôi từ chối tham gia du kích, một điều khiến tôi cảm thấy mặc
cảm trong một thời gian dài. Và mặc cho ông nài nỉ, tôi vẫn không muốn
sinh con cho ông và sống hẳn ở La Habana. Tôi quyết định mỗi mùa khai
giảng đều trở về trường đại học ở Paris, mà không chắc là mình có lý hay
không.
Nhưng chúng tôi thường xuyên viết thư cho nhau. Tôi thuyết phục ông mời
mẹ tôi sang, ông làm ngay. Tôi luôn sợ hãi sau khi bà mất, và khi tôi
trở về Cuba trong kỳ nghỉ, ông đón tôi với cùng một sự âu yếm luôn làm
tôi hạnh phúc. Tôi cũng sung sướng vì sự tự do trong quan hệ chúng tôi :
Fidel biết rằng tôi có những người tình - ông không nhắc đến bao giờ
nhưng tôi biết rằng ông đều tỏ tường vì cơ quan tình báo có bổn phận
phải báo cáo cho ông. Về phần Fidel, tôi cũng không nghi ngờ gì là giữa
hai mưu toan ám sát, hai trận bão, hai mùa thu hoạch mía đường, ông vẫn
gặp gỡ những người phụ nữ ông thích. Nhưng tự do, tự do…
Ngược lại, bất đồng chính trị giữa chúng tôi ngày càng lớn. Mặc cho thất
vọng vì cái chết của Che và việc bắt giữ Régis Debray (10), tôi không
chấp nhận được việc Fidel không lên án sự kiện Liên Xô xâm lăng Tiệp
Khắc. Tiếp đó, vụ Padilla(11) và xử bắn tướng Ochoa (12) làm tôi và
nhiều người khác ghê tởm.
Cho dù biết rằng đồng tính luyến ái là chủ đề duy nhất mà Fidel Castro
tự nhận sai, và nay Cuba còn khá hơn một số nước khác trên thế giới, tôi
không còn nhận ra « Hòn đảo ánh sáng » mà mình đã từng yêu mến đến thế,
và công cuộc giải phóng quốc gia đã từng ngưỡng mộ.
Trong « Ngợi ca các chúa tể của chúng ta », Régis Debray viết về Fidel
mà nay ông gọi là « Castro » : « Sự thay đổi tên gọi diễn ra không oán
thù. Với nỗi buồn và trong im lặng, như sau một thất bại nội tại… »
Tôi hiểu, nhưng không thể nào bắt chước được. Đối với tôi, Castro không xóa nhòa được Fidel.
(Trong bài trả lời Journal du Dimanche sau khi Fidel Castro qua đời, cựu ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner,
chồng cũ bà Evelyne Pisier cho biết : « Tôi và Fidel ganh với nhau. Một
tối kia tôi khiêu vũ với Evelyne, Fidel muốn đưa cô ấy đi, tôi phản đối
nhưng cuối cùng Fidel đã đạt mục đích ».
Kouchner nói thêm ông đã từng đặt câu hỏi với Fidel : « Tại sao anh
không tổ chức bầu cử dân chủ tại Cuba ? Anh chắc chắn sẽ thắng và cách
mạng càng mang tính chính danh ». Fidel trả lời rằng ông không muốn
chiến đấu để có được dân chủ kiểu Mỹ.)
Chú thích :
(1) Philippe Pétain (1876-1921) : Thống chế quân đội Pháp. Chủ nghĩa
Pétain về « Cách mạng quốc gia » là phát-xít kiểu Pháp, lẫn lộn lập pháp
với hành pháp và tôn sùng cá nhân.
(2) Charles Maurras (1868-1952) : Nhà văn, nhà báo, chính khách Pháp, chủ trương « quốc gia hội nhập ».
(3) Simone de Beauvoir (1908-1986) : Triết gia, tiểu thuyết gia Pháp tranh đấu cho nữ quyền.
(4) Jean-Paul Sartre (1905-1980) : Nhà văn, triết gia hiện sinh Pháp, nổi tiếng với những tác phẩm như « Buồn nôn »…
(5) Agnès Varda (1928) : Nhiếp ảnh gia Pháp, đạo diễn nữ hiếm hoi của phong trào Làn sóng mới trong điện ảnh.
(6) Chris Marker (1921-2012) : Đạo diễn, nhà văn, nhà thơ, triết gia Pháp.
(7) Andy Warhol (1928-1987): Họa sĩ Mỹ nổi tiếng về Pop Art.
(8) François Maspero (1932-2015): Nhà văn kiêm dịch giả Pháp.
(9) Federico Garcia Lorca (1898-1936): Nhà thơ, kịch tác gia Tây Ban Nha.
(10) Régis Debray (1940): Nhà văn, triết gia, giáo sư đại học Pháp,
từng chiến đấu bên cạnh Che Guevara trong thập niên 60, bị bắt ở Bolivia
năm 1967 và bị kết án 30 năm tù giam nhưng chỉ ở tù 4 năm rồi được thả
nhờ cuộc vận động do Jean-Paul Sartre khởi xướng.
(11) Heberto Padilla (1932-2000) : Nhà thơ Cuba, bị tù và sau đó bị quản thúc vì các bài viết « chống chế độ ».
(12) Arnaldo Ochoa Sanchez (1930-1989): Tướng quân đội Cuba, bạn
chiến đấu thân thiết của Fidel Castro, được phong « anh hùng cách mạng
». Bị tòa án quân sự kết án tử hình và xử bắn vì tội « phản quốc » cùng
với ba sĩ quan khác, nhưng theo nhiều nguồn thì do anh em Castro muốn
che giấu việc buôn lậu ma túy để kiếm ngoại tệ đồng thời dập tắt mầm
mống đổi mới tại Cuba.
(Blog Phạm Viết Đào)
Bàn ra tán vào (0)
Nữ nhà văn Pháp Evelyne Pisier, sinh 1941 tại Hà Nội kể về 4 năm " cặp bồ" với Fidel Castro
« Một hôm Fidel đã cười thú nhận với tôi là chưa bao giờ ưa cả Lênin lẫn Mác với câu chuyện đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản ngu xuẩn, nhưng ông buộc lòng phải tiếp tục chấp nhận trợ giúp của Liên Xô »
Người tình cũ Fidel: Castro ghét cả Mác lẫn Lênin
Fidel Castro và Evelyne Pisier tại Cuba năm 1964. Ảnh tư liệu cá nhân. |
« Một hôm Fidel đã cười thú nhận với tôi là chưa bao giờ ưa cả Lênin lẫn Mác với câu chuyện đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản ngu xuẩn, nhưng ông buộc lòng phải tiếp tục chấp nhận trợ giúp của Liên Xô ».
Evelyne Pisier sinh năm 1941 tại Hà Nội, hiện là nhà văn nữ và giáo
sư đại học Pháp. Cha là Georges Pisier, quan chức cao cấp Pháp đóng tại
Hà Nội thời Pháp thuộc. Sau khi Nhật chiếm Đông Dương, bà bị nhốt vào
trại cải tạo bốn năm. Thiên tả và đấu tranh cho nữ quyền, năm 1964 bà có
mặt trong đoàn sinh viên Pháp đến Cuba, và sau đó trở thành người yêu
của Fidel Castro. Sau đây là bài viết của bà đăng trên Huffington Post ngày 27/11/2016 với tựa đề « Tôi 23 tuổi và bắt đầu cuộc tình kéo dài bốn năm với Fidel Castro ».
Sau thời thơ ấu và tuổi mới lớn đánh dấu bởi chủ nghĩa Pétain (1) và
Maurras (2) của cha, tôi trở nên nổi loạn. Một sự nổi loạn đã dẫn tôi
đến khuynh tả, chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, như nhiều người khác
vào thời đó.
Từ cuộc biểu tình này sang cuộc biểu tình khác, chúng tôi chủ yếu tố cáo
cuộc chiến tranh Algérie và Việt Nam. Và cũng như bao nhiêu người khác
nữa, những người trẻ và ít trẻ hơn, từ Paris đến Santiago ở Chilê, từ
California đến Đông Nam Á, qua châu Âu và châu Phi, chúng tôi đều nhiệt
thành với cuộc cách mạng Cuba.
Và có cơ sở để nhiệt thành. Nghĩ đến khuôn mặt huyền thoại của Fidel
Castro 26 tuổi đấu tranh chống nhà độc tài Batista tay sai của Mỹ, đến
việc ông bị cầm tù, bài tự biện hộ « Lịch sử sẽ phán quyết tôi vô tội »,
về việc ông thành lập Phong trào 26/7, được trả tự do rồi đi lưu vong
và cuộc đổ bộ tháng 12/1956 ; cho đến khía cạnh cũng huyền thoại không
kém của Che Guevara trên chiếc tàu Granma ! Hơn một chục du kích bị hai
ngàn lính của nhà độc tài mafia truy lùng. Và hai năm sau, họ đã khiến
nhân dân nổi dậy và lật đổ Batista, dù chế độ này được Hoa Kỳ hỗ trợ.
Sau chiến thắng khó tin này, Fidel Castro tuyên bố : « Chủ nghĩa tư bản
bóp nghẹt con người. Nhà nước cộng sản, với quan điểm toàn trị, bóp
nghẹt quyền con người. Đó là nguyên nhân khiến chúng tôi không đồng ý
với bên nào (…) Cuộc cách mạng này không mang màu đỏ, mà là màu xanh ô
liu ». Ô liu, đó là màu đồng phục của du kích quân !
Vâng, có cơ sở để nhiệt thành. Fidel đề nghị dành ưu tiên hàng đầu cho
giáo dục và y tế. Và chỉ trong vài năm, nạn mù chữ đã được giảm xuống,
mọi người đều được chăm sóc y tế…Dễ hiểu vì sao Simone de Beauvoir (3),
Jean-Paul Sartre(4), Agnès Varda (5), Chris Marker (6), Andy Warhol
(7),François Maspero (8) và nhiều tên tuổi khác đều ngưỡng mộ.
Tôi đọc ngấu nghiến Federico Garcia Lorca (9) : « Iré a Santiago en un
coche de agua negra »…Tóm lại, tôi chỉ mơ được đến Cuba…Một giấc mơ đã
trở thành hiện thực năm 1964 khi Liên đoàn Sinh viên Cộng sản (UEC) tổ
chức cuộc du hành đầu tiên cho sinh viên Pháp đến Cuba, do Bernard
Kouchner chịu trách nhiệm. Chúng tôi đáp xuống Santiago một hôm trước
ngày 26 tháng Bảy, khi Fidel Castro, trước một đám đông ấn tượng, đọc
một bài diễn văn dài cũng hết sức ấn tượng.
Tôi sắp 23 tuổi, và bắt đầu câu chuyện tình kéo dài bốn năm. Fidel là
một người tình hết sức dịu dàng. Và ngay cả nếu tôi không có chọn lựa vì
ông là một người hùng, quan hệ của chúng tôi dần dần thay đổi : chỉ cần
ông cởi bỏ chiếc thắt lưng và vũ khí, tôi quên mất Lider Maximo (Lãnh
tụ tối cao), mà tự nhủ dù là Comandante (Tổng tư lệnh) hay là gì đi nữa,
đó chính là người đàn ông mà tôi yêu.
Fidel Castro, lãnh tụ hào hoa. |
Dù vậy, chúng tôi nhanh chóng bất đồng với nhau. Tôi không thể chấp nhận
ở Cuba phụ nữ và nhất là những người đồng tính luyến ái bị đối xử tệ
hại. Fidel cố trấn an tôi. Nhưng ông thở dài : giữa việc bị phong tỏa và
hàng trăm mưu toan ám sát trong đó tôi đã từng chứng kiến, người Mỹ
không để cho ông chọn lựa, trong khi ông rất ghét chủ nghĩa Stalin. Một
hôm Fidel đã cười thú nhận với tôi là chưa bao giờ ưa cả Lênin lẫn Mác
với câu chuyện đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản ngu xuẩn, nhưng
ông buộc lòng phải tiếp tục chấp nhận trợ giúp của Liên Xô. Một quyết
định làm tôi tuyệt vọng đồng thời lo ngại cho tương lai…
Ngoài ra, tôi từ chối tham gia du kích, một điều khiến tôi cảm thấy mặc
cảm trong một thời gian dài. Và mặc cho ông nài nỉ, tôi vẫn không muốn
sinh con cho ông và sống hẳn ở La Habana. Tôi quyết định mỗi mùa khai
giảng đều trở về trường đại học ở Paris, mà không chắc là mình có lý hay
không.
Nhưng chúng tôi thường xuyên viết thư cho nhau. Tôi thuyết phục ông mời
mẹ tôi sang, ông làm ngay. Tôi luôn sợ hãi sau khi bà mất, và khi tôi
trở về Cuba trong kỳ nghỉ, ông đón tôi với cùng một sự âu yếm luôn làm
tôi hạnh phúc. Tôi cũng sung sướng vì sự tự do trong quan hệ chúng tôi :
Fidel biết rằng tôi có những người tình - ông không nhắc đến bao giờ
nhưng tôi biết rằng ông đều tỏ tường vì cơ quan tình báo có bổn phận
phải báo cáo cho ông. Về phần Fidel, tôi cũng không nghi ngờ gì là giữa
hai mưu toan ám sát, hai trận bão, hai mùa thu hoạch mía đường, ông vẫn
gặp gỡ những người phụ nữ ông thích. Nhưng tự do, tự do…
Ngược lại, bất đồng chính trị giữa chúng tôi ngày càng lớn. Mặc cho thất
vọng vì cái chết của Che và việc bắt giữ Régis Debray (10), tôi không
chấp nhận được việc Fidel không lên án sự kiện Liên Xô xâm lăng Tiệp
Khắc. Tiếp đó, vụ Padilla(11) và xử bắn tướng Ochoa (12) làm tôi và
nhiều người khác ghê tởm.
Cho dù biết rằng đồng tính luyến ái là chủ đề duy nhất mà Fidel Castro
tự nhận sai, và nay Cuba còn khá hơn một số nước khác trên thế giới, tôi
không còn nhận ra « Hòn đảo ánh sáng » mà mình đã từng yêu mến đến thế,
và công cuộc giải phóng quốc gia đã từng ngưỡng mộ.
Trong « Ngợi ca các chúa tể của chúng ta », Régis Debray viết về Fidel
mà nay ông gọi là « Castro » : « Sự thay đổi tên gọi diễn ra không oán
thù. Với nỗi buồn và trong im lặng, như sau một thất bại nội tại… »
Tôi hiểu, nhưng không thể nào bắt chước được. Đối với tôi, Castro không xóa nhòa được Fidel.
(Trong bài trả lời Journal du Dimanche sau khi Fidel Castro qua đời, cựu ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner,
chồng cũ bà Evelyne Pisier cho biết : « Tôi và Fidel ganh với nhau. Một
tối kia tôi khiêu vũ với Evelyne, Fidel muốn đưa cô ấy đi, tôi phản đối
nhưng cuối cùng Fidel đã đạt mục đích ».
Kouchner nói thêm ông đã từng đặt câu hỏi với Fidel : « Tại sao anh
không tổ chức bầu cử dân chủ tại Cuba ? Anh chắc chắn sẽ thắng và cách
mạng càng mang tính chính danh ». Fidel trả lời rằng ông không muốn
chiến đấu để có được dân chủ kiểu Mỹ.)
Chú thích :
(1) Philippe Pétain (1876-1921) : Thống chế quân đội Pháp. Chủ nghĩa
Pétain về « Cách mạng quốc gia » là phát-xít kiểu Pháp, lẫn lộn lập pháp
với hành pháp và tôn sùng cá nhân.
(2) Charles Maurras (1868-1952) : Nhà văn, nhà báo, chính khách Pháp, chủ trương « quốc gia hội nhập ».
(3) Simone de Beauvoir (1908-1986) : Triết gia, tiểu thuyết gia Pháp tranh đấu cho nữ quyền.
(4) Jean-Paul Sartre (1905-1980) : Nhà văn, triết gia hiện sinh Pháp, nổi tiếng với những tác phẩm như « Buồn nôn »…
(5) Agnès Varda (1928) : Nhiếp ảnh gia Pháp, đạo diễn nữ hiếm hoi của phong trào Làn sóng mới trong điện ảnh.
(6) Chris Marker (1921-2012) : Đạo diễn, nhà văn, nhà thơ, triết gia Pháp.
(7) Andy Warhol (1928-1987): Họa sĩ Mỹ nổi tiếng về Pop Art.
(8) François Maspero (1932-2015): Nhà văn kiêm dịch giả Pháp.
(9) Federico Garcia Lorca (1898-1936): Nhà thơ, kịch tác gia Tây Ban Nha.
(10) Régis Debray (1940): Nhà văn, triết gia, giáo sư đại học Pháp,
từng chiến đấu bên cạnh Che Guevara trong thập niên 60, bị bắt ở Bolivia
năm 1967 và bị kết án 30 năm tù giam nhưng chỉ ở tù 4 năm rồi được thả
nhờ cuộc vận động do Jean-Paul Sartre khởi xướng.
(11) Heberto Padilla (1932-2000) : Nhà thơ Cuba, bị tù và sau đó bị quản thúc vì các bài viết « chống chế độ ».
(12) Arnaldo Ochoa Sanchez (1930-1989): Tướng quân đội Cuba, bạn
chiến đấu thân thiết của Fidel Castro, được phong « anh hùng cách mạng
». Bị tòa án quân sự kết án tử hình và xử bắn vì tội « phản quốc » cùng
với ba sĩ quan khác, nhưng theo nhiều nguồn thì do anh em Castro muốn
che giấu việc buôn lậu ma túy để kiếm ngoại tệ đồng thời dập tắt mầm
mống đổi mới tại Cuba.
(Blog Phạm Viết Đào)