Cà Kê Dê Ngỗng
Nữ phi hành gia Lưu Dương lên vũ trụ
Trước đó, đã có 4 phụ nữ: người đầu tiên là bà Chiaki Mukai (Nhật Bản), tiến sĩ y khoa, chào đời ngày 06/05/1952, lên không gian năm 1994; người thứ hai năm 2006 với tư cách 1 du khách là bà Anousheh Ansari (Iran), kỹ sư đồng thời là Chủ nhiệm tổ chức Prodea Systems, chào đời ngày 19/09/1965; người thứ ba bay lên không gian năm 2008 là Yi So Yeon (Đại Hàn), tiến sĩ Viện khoa học và Công nghệ Tiên tiến Đại Hàn, chào đời ngày 02/06/1978; người thứ tư, cũng là một phụ nữ Nhật Bản, bà Naoko Yamazaki, nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản, chào đời ngày 27/12/1970, bay lên vũ trụ năm 2010. Như thế, Lưu Dương là phụ nữ Châu Á thứ năm được đưa lên không gian.
Vài nét về cô gái Trung Hoa Lưu Dương
Lưu Dương chào đời tại tỉnh Hà Nam. Thuở còn thơ, cô muốn trở thành một nữ luật sư. Lần đầu tiên cùng mẹ ngồi xe buýt đi trong thành phố, cô nghĩ làm người bán vé xe buýt cũng tốt, ngày nào cũng được ngồi xe dạo khắp thành phố. Thời trung học, cô chăm chỉ học hành với hy vọng có thể được tuyển vào một trường đại học nổi tiếng. Cô bắt đầu đam mê bầu trời ngay sau khi tốt nghiệp trung học, khi một đơn vị không quân đến thành phố Trịnh Châu tuyển nữ phi công. Một trong số các giáo viên khuyên cô tham gia kỳ tuyển chọn đó. Gia nhập không quân vào năm 1997, Lưu Dương trở thành phi công kỳ cựu sau khi thực hiện 1.680 giờ bay an toàn. Cô còn được bổ nhiệm làm phó chỉ huy một đơn vị không quân với quân hàm Thiếu tá.
Năm 2010, Lưu Dương tham gia thực tập trở thành phi hành gia vũ trụ. Năm đầu cô rèn luyện cơ thể và học các kỹ năng cơ bản, năm thứ 2 bắt đầu được huấn luyện về hàng không vũ trụ. Sau 2 năm huấn luyện nhằm tăng cường các kỹ năng du hành vũ trụ và khả năng thích ứng với môi trường không gian, Lưu Dương nắm vững mọi kỹ năng và thích ứng môi trường vũ trụ. Tháng 03/2012, cô là một trong ba người được chọn theo phi thuyền Thần Châu 9 lên không gian.
Trước khi thực hiện chuyến bay, cô hoàn thành các khóa huấn luyện đặc biệt cho các phi hành gia, không phân biệt nam nữ trai hay gái đều phải bảo đảm chất lượng mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Theo Lưu Dương, đặc tính trai và gái tuy khác nhau, nhưng thử thách đối với một phi hành gia vũ trụ đều giống nhau. Vũ trụ không vì đặc tính trai gái khác nhau mà có những đối xử khác biệt, nam hay nữ đều phải thử thách như nhau. Trong 2 năm huấn luyện trở thành một phi hành gia, cô thấu triệt mọi kiến thức và lý luận, rèn luyện tốt thân thể để thích nghi với những thách đố của vũ trụ. Đặc biệt phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng để vượt qua các kỳ sát hạch của giám khảo... Tuy nhiên, những khó khăn và căng thẳng trong quá trình huấn luyện không làm cô mất đi những đam mê trong cuộc sống. Lưu Dương thích đọc sách, đặc biệt là tiểu thuyết, các bài luận văn chính trị và lịch sử. Cô cũng rất giỏi nấu ăn.
Lưu Dương đã kết hôn. Chồng cô là một trong những vị giám khảo trong các kỳ khảo sát người dự huấn luyện trở thành phi hành gia, có điều kiện giúp đỡ cô rất nhiều. Lưu Dương tâm sự với bạn bè: Khi được chọn làm một nhà phi hành vũ trụ, người thân trong gia đình đều ủng hộ và quan tâm, đặc biệt là ông xã yêu quý. Mọi công việc trong gia đình đều do người chồng quán xuyến, để cô dành hết thời gian huấn luyện và học tập kỹ năng. Từ ngày bắt đầu khóa huấn luyện, hai năm qua Lưu Dương chưa hề đi ra phố.
Trên thế giới, từ NASA của Hoa Kỳ đến các nước khác, khi tuyển chọn nữ phi hành gia đều ưu tiên tuyển các phụ nữ đã kết hôn và đã có con, nhưng Lưu Dương có chồng chưa sanh con. Khi bạn bè hỏi bao giờ cô mới chịu sanh con, Lưu Dương trả lời: Bao giờ làm xong công chuyện mới tính đến. Cô tâm sự: Tôi yêu trẻ con và yêu cuộc sống. Được ở bên gia đình là một điều hạnh phúc, bay trên bầu trời lại là một thử thách khác không phải ai cũng được trải qua. Khi tôi là phi công, tôi bay trên bầu trời. Giờ đây là một phi hành gia, tôi bay trên vũ trụ. Đây là một chuyến bay xa và cao hơn nhiều. Lên phi thuyền Thần Châu 9, Lưu Dương làm nhiệm vụ thí nghiệm y học. Ngoài ra, còn tham dự vào cuộc ghép nối vũ trụ do con người điều khiển đầu tiên của Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo một ngày trước khi bay lên vũ trụ (15/06), Lưu Dương xúc động nói: Tôi rất vinh dự khi đại diện hàng trăm triệu phụ nữ Trung Quốc bay lên vũ trụ. Tôi hoàn toàn tự tin. Từng có nhiều nữ phi hành gia ngoại quốc bay lên vũ trụ. Nam và nữ có những lợi thế và khả năng khác nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên không gian, có thể bổ sung cho nhau và hoàn thành sứ mệnh tốt hơn.
Người mẹ xúc động nhìn con gái bay lên vũ trụ
Chiều 16/06, Trung tâm bệ phóng Cửu Tuyền tổ chức lễ tiễn ba phi hành gia Lưu Dương, Cảnh Hải Bằng và Lưu Vượng đáp Thần Châu 9. Hàng ngàn người đã đến tham dự buổi lễ tiễn đưa. Người thân, bạn bè và nhiều người dân Trung Quốc theo dõi trên truyền hình tiễn đưa ba phi hành gia.
Tại buổi lễ tiễn đưa, Lưu Dương là người nổi bật nhất. Đội trưởng Đội huấn luyện Vương Quý Toàn, hồi tưởng lại nói với bạn bè: Nữ phi hành gia ưu tú của chúng ta cũng có khi mềm yếu. Khi vừa vào lớp huấn luyện, cô đã khóc vì nhà trường buộc phải cắt ngắn tóc. Đó là lần duy nhất tôi thấy cô ta khóc.
Cha mẹ Lưu Dương cũng ngồi trước máy truyền hình tiễn con gái bay lên vũ trụ. Thấy con gái xuất hiện trên truyền hình, bà Ngưu Hỷ Vân giơ cao tay xúc động nói: Lưu Dương... hãy cố gắng lên con! Mẹ thương yêu con lắm!. Bà vừa nói vừa tuôn trào nước mắt tỏ ra vừa lo lắng vừa tự hào.
Khi hỏa tiễn Trường Chinh - 2F gần chuyển động, bà Ngưu Hỷ Vân ngồi chăm chú nhìn vào màn hình, nét mặt lộ rõ vẻ căng thẳng. Ông Lưu Thạch Lâm, thân phụ Lưu Dương, ngồi bên cạnh nắm chặt tay vợ. Hỏa tiễn chuyển động, mẹ Lưu Dương nhắm tít hai mắt, một tay túm chặt sống mũi. Từ khi hỏa tiễn khởi động đến khi phi thuyền Thần Châu 9 bay vào quỹ đạo, đôi mắt bà nhắm chặt, không dám hé mở. Khi nghe tiếng hoan hô vang dậy trong phòng khách, bà mới mở mắt, vui vẻ vỗ mạnh hai bàn tay vào nhau hoan hô ầm ỹ. Một lúc sau, bà đưa khăn lên lau khô những giọt nước mắt vừa tuôn trào.
Hết xúc động, bà Ngưu Hỷ Vân nói với những người ngồi xung quanh: Con gái lớn rồi, có ý nguyện riêng của nó, tôi tôn trọng ý nguyện của con gái. Tôi tin con gái sẽ hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Tôi xúc động, lo lắng nhưng rất vui mừng và có lòng tin! Điều tôi mong muốn nhất là con gái trở về bình yên, sớm sinh con đẻ cái. Khi con gái trở về, tôi sẽ nấu bữa mì thịt dê chúc mừng. Nói xong bà cười nói vui vẻ.
Chúc mừng Ngày Lễ Cha,
nối ghép thành công Thần Châu 9 với Thiên cung 1
Đêm 16/06, phi thuyền Thần Châu 9 vào quỹ đạo. 17/06 là Ngày Lễ Cha, 3 phi hành gia trên Thần Châu 9 liên lạc với gia đình. Từ trên phi thuyền, 3 phi hành gia Lưu Dương, Cảnh Hải Bằng và Lưu Vượng đã vui vẻ chúc mừng thân phụ của mình Ngày Lễ Cha vui vẻ. Tâm trạng ông Lưu Thạch Lâm, thân phụ Lưu Dương, cũng như thân phụ của Cảnh Hải Bằng và Lưu Vượng đều giống nhau, vô cùng lo lắng khi đứa con thân yêu của mình bay lượn trên vũ trụ xa xôi. Bởi vậy khi thấy con gái chúc mừng nhân Ngày Lễ Cha, ông Lưu lập tức nói: Con gái trở về bình yên là mòn quà chúc mừng Ngày Lễ Cha quý báu nhất.
Ngày 18/06, Thần Châu 9 và trạm Thiên Cung 1 ghép nối tự động thành công. Sau đó, ngày 19/06, 90 phút trước khi tiến trình ghép nối do người điều khiển diễn ra, Thần Châu 9 tách khỏi Thiên Cung 1 và tiến tới một vị trí cách nó chừng 400 mét. Một tiếng rưỡi đồng hồ sau, bắt đầu ghép nối bằng tay. Thời gian ghép nối hoàn thành trong 7 phút, nhanh hơn 3 phút so với quá trình ghép nối tự động. Sau khi Thần Châu 9 và trạm Thiên Cung 1 kết nối, Lưu Dương, Hải Cảnh Bằng và Lưu Vượng mỉm cười vẫy tay trước ống kính.
Lắp ghép thành công phi thuyền Thần Châu 9 với trạm Thiên Cung 1 đang bay ở quỹ đạo thấp 343 ki-lô-mét xung quanh trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc đạt được bước tiến có tính quyết định trong việc xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình. Trạm sẽ được đưa vào hoạt động toàn bộ với một phòng thí nghiệm được hoàn tất vào năm 2020. Trạm vũ trụ có người của Trung Quốc dài 18 mét và nặng 16 tấn, với ba khoang cấu thành: Một để sinh hoạt và làm việc, hai để tiến hành thí nghiệm. Theo ông Bàng Chi Hạo, nhà nghiên cứu và trợ lý chủ bút tạp chí Vũ trụ quốc tế, trạm này tuy vậy còn quá nhỏ so với trạm Không gian Quốc tế ISS (419 tấn) hay Mir của Nga (137 tấn). Trung Quốc hy vọng hoàn thành việc xây dựng trạm này vào năm 2020. Theo khoa học gia Chu Kiến Bình, nhà thiết kế Chương trình vũ trụ có người điều khiển của Trung Quốc, trạm vũ trụ tương lai của nước này sau này cũng có thể trở thành một cơ sở quốc tế phục vụ nghiên cứu và ứng dụng trên vũ trụ.
Nhà khoa học Tim Robinson, thuộc Aerospatial International, nhận xét rằng cách tiếp cận của Trung Quốc về lắp ghép khác với của các nước khác. Hoa Kỳ bắt đầu lắp ghép bằng tay, như với tàu Gemini. Bà Ngô Bình, phát ngôn viên Chương trình vũ trụ của Trung Quốc, cho rằng, vô cùng khó khăn và nguy hiểm khi kết nối với một tốc độ lớn như vậy trong vũ trụ vì sác xuất sai lệch không được vượt quá 20 mi-li-mét. Trung Quốc tiến hành lắp ghép tự động trước khi sử dụng người, có thể giảm bớt rủi ro cho các phi hành gia.
Với thành công lịch sử này, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới có thể thực hiện việc nối ghép có người điều khiển 2 tàu vũ trụ trong quỹ đạo. Tuy thế, Hoa Kỳ và Liên Xô đã làm chủ các kỹ thuật nối ghép có người điều kiển từ những năm 1960, Trung Quốc lạc hậu hơn 2 nước trên khoảng nửa thế kỷ.
http://thoibao-online.com/the-gioi/thoi-su/7212-n-phi-hanh-gia-lu-dng-len-v-tr
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nữ phi hành gia Lưu Dương lên vũ trụ
Trước đó, đã có 4 phụ nữ: người đầu tiên là bà Chiaki Mukai (Nhật Bản), tiến sĩ y khoa, chào đời ngày 06/05/1952, lên không gian năm 1994; người thứ hai năm 2006 với tư cách 1 du khách là bà Anousheh Ansari (Iran), kỹ sư đồng thời là Chủ nhiệm tổ chức Prodea Systems, chào đời ngày 19/09/1965; người thứ ba bay lên không gian năm 2008 là Yi So Yeon (Đại Hàn), tiến sĩ Viện khoa học và Công nghệ Tiên tiến Đại Hàn, chào đời ngày 02/06/1978; người thứ tư, cũng là một phụ nữ Nhật Bản, bà Naoko Yamazaki, nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản, chào đời ngày 27/12/1970, bay lên vũ trụ năm 2010. Như thế, Lưu Dương là phụ nữ Châu Á thứ năm được đưa lên không gian.
Vài nét về cô gái Trung Hoa Lưu Dương
Lưu Dương chào đời tại tỉnh Hà Nam. Thuở còn thơ, cô muốn trở thành một nữ luật sư. Lần đầu tiên cùng mẹ ngồi xe buýt đi trong thành phố, cô nghĩ làm người bán vé xe buýt cũng tốt, ngày nào cũng được ngồi xe dạo khắp thành phố. Thời trung học, cô chăm chỉ học hành với hy vọng có thể được tuyển vào một trường đại học nổi tiếng. Cô bắt đầu đam mê bầu trời ngay sau khi tốt nghiệp trung học, khi một đơn vị không quân đến thành phố Trịnh Châu tuyển nữ phi công. Một trong số các giáo viên khuyên cô tham gia kỳ tuyển chọn đó. Gia nhập không quân vào năm 1997, Lưu Dương trở thành phi công kỳ cựu sau khi thực hiện 1.680 giờ bay an toàn. Cô còn được bổ nhiệm làm phó chỉ huy một đơn vị không quân với quân hàm Thiếu tá.
Năm 2010, Lưu Dương tham gia thực tập trở thành phi hành gia vũ trụ. Năm đầu cô rèn luyện cơ thể và học các kỹ năng cơ bản, năm thứ 2 bắt đầu được huấn luyện về hàng không vũ trụ. Sau 2 năm huấn luyện nhằm tăng cường các kỹ năng du hành vũ trụ và khả năng thích ứng với môi trường không gian, Lưu Dương nắm vững mọi kỹ năng và thích ứng môi trường vũ trụ. Tháng 03/2012, cô là một trong ba người được chọn theo phi thuyền Thần Châu 9 lên không gian.
Trước khi thực hiện chuyến bay, cô hoàn thành các khóa huấn luyện đặc biệt cho các phi hành gia, không phân biệt nam nữ trai hay gái đều phải bảo đảm chất lượng mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Theo Lưu Dương, đặc tính trai và gái tuy khác nhau, nhưng thử thách đối với một phi hành gia vũ trụ đều giống nhau. Vũ trụ không vì đặc tính trai gái khác nhau mà có những đối xử khác biệt, nam hay nữ đều phải thử thách như nhau. Trong 2 năm huấn luyện trở thành một phi hành gia, cô thấu triệt mọi kiến thức và lý luận, rèn luyện tốt thân thể để thích nghi với những thách đố của vũ trụ. Đặc biệt phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng để vượt qua các kỳ sát hạch của giám khảo... Tuy nhiên, những khó khăn và căng thẳng trong quá trình huấn luyện không làm cô mất đi những đam mê trong cuộc sống. Lưu Dương thích đọc sách, đặc biệt là tiểu thuyết, các bài luận văn chính trị và lịch sử. Cô cũng rất giỏi nấu ăn.
Lưu Dương đã kết hôn. Chồng cô là một trong những vị giám khảo trong các kỳ khảo sát người dự huấn luyện trở thành phi hành gia, có điều kiện giúp đỡ cô rất nhiều. Lưu Dương tâm sự với bạn bè: Khi được chọn làm một nhà phi hành vũ trụ, người thân trong gia đình đều ủng hộ và quan tâm, đặc biệt là ông xã yêu quý. Mọi công việc trong gia đình đều do người chồng quán xuyến, để cô dành hết thời gian huấn luyện và học tập kỹ năng. Từ ngày bắt đầu khóa huấn luyện, hai năm qua Lưu Dương chưa hề đi ra phố.
Trên thế giới, từ NASA của Hoa Kỳ đến các nước khác, khi tuyển chọn nữ phi hành gia đều ưu tiên tuyển các phụ nữ đã kết hôn và đã có con, nhưng Lưu Dương có chồng chưa sanh con. Khi bạn bè hỏi bao giờ cô mới chịu sanh con, Lưu Dương trả lời: Bao giờ làm xong công chuyện mới tính đến. Cô tâm sự: Tôi yêu trẻ con và yêu cuộc sống. Được ở bên gia đình là một điều hạnh phúc, bay trên bầu trời lại là một thử thách khác không phải ai cũng được trải qua. Khi tôi là phi công, tôi bay trên bầu trời. Giờ đây là một phi hành gia, tôi bay trên vũ trụ. Đây là một chuyến bay xa và cao hơn nhiều. Lên phi thuyền Thần Châu 9, Lưu Dương làm nhiệm vụ thí nghiệm y học. Ngoài ra, còn tham dự vào cuộc ghép nối vũ trụ do con người điều khiển đầu tiên của Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo một ngày trước khi bay lên vũ trụ (15/06), Lưu Dương xúc động nói: Tôi rất vinh dự khi đại diện hàng trăm triệu phụ nữ Trung Quốc bay lên vũ trụ. Tôi hoàn toàn tự tin. Từng có nhiều nữ phi hành gia ngoại quốc bay lên vũ trụ. Nam và nữ có những lợi thế và khả năng khác nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên không gian, có thể bổ sung cho nhau và hoàn thành sứ mệnh tốt hơn.
Người mẹ xúc động nhìn con gái bay lên vũ trụ
Chiều 16/06, Trung tâm bệ phóng Cửu Tuyền tổ chức lễ tiễn ba phi hành gia Lưu Dương, Cảnh Hải Bằng và Lưu Vượng đáp Thần Châu 9. Hàng ngàn người đã đến tham dự buổi lễ tiễn đưa. Người thân, bạn bè và nhiều người dân Trung Quốc theo dõi trên truyền hình tiễn đưa ba phi hành gia.
Tại buổi lễ tiễn đưa, Lưu Dương là người nổi bật nhất. Đội trưởng Đội huấn luyện Vương Quý Toàn, hồi tưởng lại nói với bạn bè: Nữ phi hành gia ưu tú của chúng ta cũng có khi mềm yếu. Khi vừa vào lớp huấn luyện, cô đã khóc vì nhà trường buộc phải cắt ngắn tóc. Đó là lần duy nhất tôi thấy cô ta khóc.
Cha mẹ Lưu Dương cũng ngồi trước máy truyền hình tiễn con gái bay lên vũ trụ. Thấy con gái xuất hiện trên truyền hình, bà Ngưu Hỷ Vân giơ cao tay xúc động nói: Lưu Dương... hãy cố gắng lên con! Mẹ thương yêu con lắm!. Bà vừa nói vừa tuôn trào nước mắt tỏ ra vừa lo lắng vừa tự hào.
Khi hỏa tiễn Trường Chinh - 2F gần chuyển động, bà Ngưu Hỷ Vân ngồi chăm chú nhìn vào màn hình, nét mặt lộ rõ vẻ căng thẳng. Ông Lưu Thạch Lâm, thân phụ Lưu Dương, ngồi bên cạnh nắm chặt tay vợ. Hỏa tiễn chuyển động, mẹ Lưu Dương nhắm tít hai mắt, một tay túm chặt sống mũi. Từ khi hỏa tiễn khởi động đến khi phi thuyền Thần Châu 9 bay vào quỹ đạo, đôi mắt bà nhắm chặt, không dám hé mở. Khi nghe tiếng hoan hô vang dậy trong phòng khách, bà mới mở mắt, vui vẻ vỗ mạnh hai bàn tay vào nhau hoan hô ầm ỹ. Một lúc sau, bà đưa khăn lên lau khô những giọt nước mắt vừa tuôn trào.
Hết xúc động, bà Ngưu Hỷ Vân nói với những người ngồi xung quanh: Con gái lớn rồi, có ý nguyện riêng của nó, tôi tôn trọng ý nguyện của con gái. Tôi tin con gái sẽ hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Tôi xúc động, lo lắng nhưng rất vui mừng và có lòng tin! Điều tôi mong muốn nhất là con gái trở về bình yên, sớm sinh con đẻ cái. Khi con gái trở về, tôi sẽ nấu bữa mì thịt dê chúc mừng. Nói xong bà cười nói vui vẻ.
Chúc mừng Ngày Lễ Cha,
nối ghép thành công Thần Châu 9 với Thiên cung 1
Đêm 16/06, phi thuyền Thần Châu 9 vào quỹ đạo. 17/06 là Ngày Lễ Cha, 3 phi hành gia trên Thần Châu 9 liên lạc với gia đình. Từ trên phi thuyền, 3 phi hành gia Lưu Dương, Cảnh Hải Bằng và Lưu Vượng đã vui vẻ chúc mừng thân phụ của mình Ngày Lễ Cha vui vẻ. Tâm trạng ông Lưu Thạch Lâm, thân phụ Lưu Dương, cũng như thân phụ của Cảnh Hải Bằng và Lưu Vượng đều giống nhau, vô cùng lo lắng khi đứa con thân yêu của mình bay lượn trên vũ trụ xa xôi. Bởi vậy khi thấy con gái chúc mừng nhân Ngày Lễ Cha, ông Lưu lập tức nói: Con gái trở về bình yên là mòn quà chúc mừng Ngày Lễ Cha quý báu nhất.
Ngày 18/06, Thần Châu 9 và trạm Thiên Cung 1 ghép nối tự động thành công. Sau đó, ngày 19/06, 90 phút trước khi tiến trình ghép nối do người điều khiển diễn ra, Thần Châu 9 tách khỏi Thiên Cung 1 và tiến tới một vị trí cách nó chừng 400 mét. Một tiếng rưỡi đồng hồ sau, bắt đầu ghép nối bằng tay. Thời gian ghép nối hoàn thành trong 7 phút, nhanh hơn 3 phút so với quá trình ghép nối tự động. Sau khi Thần Châu 9 và trạm Thiên Cung 1 kết nối, Lưu Dương, Hải Cảnh Bằng và Lưu Vượng mỉm cười vẫy tay trước ống kính.
Lắp ghép thành công phi thuyền Thần Châu 9 với trạm Thiên Cung 1 đang bay ở quỹ đạo thấp 343 ki-lô-mét xung quanh trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc đạt được bước tiến có tính quyết định trong việc xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình. Trạm sẽ được đưa vào hoạt động toàn bộ với một phòng thí nghiệm được hoàn tất vào năm 2020. Trạm vũ trụ có người của Trung Quốc dài 18 mét và nặng 16 tấn, với ba khoang cấu thành: Một để sinh hoạt và làm việc, hai để tiến hành thí nghiệm. Theo ông Bàng Chi Hạo, nhà nghiên cứu và trợ lý chủ bút tạp chí Vũ trụ quốc tế, trạm này tuy vậy còn quá nhỏ so với trạm Không gian Quốc tế ISS (419 tấn) hay Mir của Nga (137 tấn). Trung Quốc hy vọng hoàn thành việc xây dựng trạm này vào năm 2020. Theo khoa học gia Chu Kiến Bình, nhà thiết kế Chương trình vũ trụ có người điều khiển của Trung Quốc, trạm vũ trụ tương lai của nước này sau này cũng có thể trở thành một cơ sở quốc tế phục vụ nghiên cứu và ứng dụng trên vũ trụ.
Nhà khoa học Tim Robinson, thuộc Aerospatial International, nhận xét rằng cách tiếp cận của Trung Quốc về lắp ghép khác với của các nước khác. Hoa Kỳ bắt đầu lắp ghép bằng tay, như với tàu Gemini. Bà Ngô Bình, phát ngôn viên Chương trình vũ trụ của Trung Quốc, cho rằng, vô cùng khó khăn và nguy hiểm khi kết nối với một tốc độ lớn như vậy trong vũ trụ vì sác xuất sai lệch không được vượt quá 20 mi-li-mét. Trung Quốc tiến hành lắp ghép tự động trước khi sử dụng người, có thể giảm bớt rủi ro cho các phi hành gia.
Với thành công lịch sử này, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới có thể thực hiện việc nối ghép có người điều khiển 2 tàu vũ trụ trong quỹ đạo. Tuy thế, Hoa Kỳ và Liên Xô đã làm chủ các kỹ thuật nối ghép có người điều kiển từ những năm 1960, Trung Quốc lạc hậu hơn 2 nước trên khoảng nửa thế kỷ.
http://thoibao-online.com/the-gioi/thoi-su/7212-n-phi-hanh-gia-lu-dng-len-v-tr