Mỗi Ngày Một Chuyện
Ở MỘT MÌNH - CAO MỴ NHÂN
Ở MỘT
MÌNH - CAO MỴ
NHÂN
Căn nhà đó rất xinh, vuông vắn cả diện
tích ở, lẫn vườn tược 3 bề và chiếc sân nhỏ trước mặt nhà.
Anh rể và chị gái tôi cư ngụ nơi đó khá
lâu rồi.
Tên thành phố là một thiên thần, San
Gabriel, đời sống chung của người dân tương đối an bình.
Anh chị tôi là một cặp vợ chồng son, từ
ngày cưới tới nay đã già, đúng 60 năm.
Ông bà sống như một đôi loan phượng hoà
minh, chỉ chung tiếng hót gọi mặ trời, chứ không hề vương chút nước mắt buồn
thương ...
Nhưng họ không thể vui sướng mãi, vì sự
vận hành của trời đất, bởi vì Thượng Đế đã an bài cho mỗi kiếp người là vòng
quanh con số 100 năm .
Tất nhiên, đó cũng là cái mốc thời gian
miên viễn ...ở bất cứ không gian nào thuộc hành tinh này.
Thế nhưng sự gia giảm của kiếp người cũng
tuỳ thuộc vào nhiều thứ lý do thực tế, chứ không hoàn toàn do sự kiện linh
thiêng, để mỗi cá nhân lại tự an ủi mình rằng " âu là cái số " .
Đó là nhận định chủ quan của tôi. Nhưng
tôi phải ngả nón bái chào thiên nhiên, một điều không ai đủ lý luận tranh cãi
được với đấng Tối Cao, Tối Đại đã tạo dựng nên trái đất thân quen, cùng những
ước mơ tồn tại từ kiếp này qua kiếp khác .
Người anh rể tôi đã thất lộc năm ngoái .
Năm nay bà chị tôi lại bị đau một cách
phức tạp .
Tuần qua, chị tôi phải nhập viện, để cắt
đi cục hạch đáng ghét ở ngực.
Như trên tôi đã trình bày, là anh chị tôi
đã có 60 năm như chim liền cánh, và vĩnh viễn là vợ chồng son, hoá cho nên một
năm qua, bà quả phụ này sống đơn chiếc trong căn nhà ở thành phố thiên thần
Gabriel, không một lời ta thán.
Sự chịu đựng của một cánh chim lẻ bạn, hay
của chồng hoặc vợ còn lại, là nỗi trống vắng khủng khiếp, nó khiến cho những đồ
vật trong nhà cũng trở nên khắc khoải, buồn câm.
Tôi rời Hoa Thôn, đến thăm và ở chơi với
chị vài hôm như dự định.
Tôi nói với " tri kỷ " của tôi
là: " Mặc dầu...người hùng ở xa tôi cả trăm dặm nhớ, bây giờ xa thêm khi
tôi không ở nhà, cái nơi mà hằng ngày tôi thảnh thơi viết lách thân quen
..." rằng:
Chỉ thiếu một cuộc tiễn đưa, là đầy đủ
phong cách chia tay lãng mạn, không có anh chứng kiến tôi rời căn phòng ấm áp
lâu nay, tôi ngó bóng dáng tôi như một kẻ thất bại trên đường trường tình cảm
sầu tư.
" Tri kỷ " không thốt nửa câu,
có nghĩa là " cứ yên lòng rong ruổi ", đừng bâng khuâng anh ở bên
trời lận đận, một bến Tầm Dương mơ hồ, mịt mù sương khói thành San ...
Chị tôi ra cửa đón tôi, mới giải phẫu chưa
đầy 3 ngày mà chị vững vàng, hoạt lạc hơn tôi đang chết chìm si dại mông lung.
Chị cười thật tươi: " Thấy Mỹ chưa ?
Chị tôi tên Mỹ, khác Mỵ tôi dấu ngã (~ ) trên chữ My , còn tôi dấu nặng ( . )
dưới chữ My mới gọi là Mỵ chứ, Thấy Mỹ ở một mình quen rồi. Tới bên lề sinh tử,
cũng một mình thôi...có sao đâu ".
Thì dĩ nhiên là có sao đâu, nó chỉ sao khi
mình có người chia sẻ. Thế chị có đau không, có lo lắng không ?
Chị tôi cười thành tiếng luôn:
" Thế đau thì rên với thinh không, lo lắng thì không bước
ra khỏi phòng à ? Ở một mình em ạ, là chỉ có thản nhiên chấp nhận thôi ".
Chị cười thực sự, chứ không phải biểu diễn
ra, chị tôi đã ở 60 năm với chồng, chỉ khác một điều là mới hơn một năm nay ,
chị sống trong nỗi khắc phục hoàn cảnh mới, song lần này, thực sự cô đơn, buồn
bã, mà có hồn nhiên đến mấy cũng không thể vô tư được.
Chúng tôi vô nhà, nằm dài trên cái giường
" King size ", tôi úp mặt trên một chiếc gối, để dấu cơn cười khi
thấy chị lạc quan quá, vì trước đó, tôi nghĩ chắc chị khổ thân lắm.
Chị hơi sẵng giọng : " Cười cái gì ?
"
Tôi trả lời tình thật : " Chị không
đau đớn, lo lắng thật à, sao em cảm thấy lo cho chị quá..."
Chị nói như hơi thở thật dài : " Chỉ
có Thượng Đế bắt buộc ta thôi, không ai muốn mà được đâu. Chị Mỹ đã ở một mình
mà còn bị đau đớn, lo lắng nữa, thì chỉ có chết thôi. Trời xếp đặt rồi. Trời
tính cho mọi người tất cả...Mỵ ơi " .
Nghe chị kêu " Mỵ ơi " , tôi đau
nhói cả trái tim, thực sự vậy,
vì từ quá lâu rồi, tiếng " Mỵ ơi
" bất chợt vang lên, là niềm hoan ca khen tặng, hay nỗi than van tuyệt
vọng từ bạn bè thân, đã gọi tên tôi quen thuộc cái " bản ngã của tôi
"rồi.
Tôi lặng lẽ nằm bên cạnh chị, nghe chị kể
đều đều cuộc hành trình đi tìm lẽ sống một cách vui vẻ, tin tưởng ...tưởng như
chị đang ru tôi hãy cứ êm ả đón nhận chuyện đời mình, đừng ngán ngẩm sợ hãi,
khiến chính mình làm rơi hết những hy vọng vốn sẵn có trong cuộc đời của mỗi
chúng ta.
Chị tôi muốn bày tỏ điều gì lúc này, khi
chồng chị không còn, khi không có một đứa con ?
Tôi nghĩ tới 2 chữ " Sinh Tồn ",
tên một bức tranh lạ lùng, của một hoạ sĩ cá biệt, nơi một quốc gia tôi chưa
từng tìm kiếm trên bản đồ thế giới, bởi dòng chữ tượng hình riêng rẽ trên trái
đất thân quen, song cách trở ngàn vạn quan san...
Bức tranh " Sinh Tồn " mang hình
ảnh 3 nhân vật: nam, nữ, trẻ em. Cả 3 nhân vật cùng khoả thân.
Bức hình người nam đứng, người nữ quỳ cho
bé thơ kia bú sữa. Tất cả hiện diện trên một bãi biển, mặt trời đang mọc ...
Ngó vô bức tranh, có một điều mà tất cả
người xem, đều mang chung một ý nghĩ : Tính cách trong sáng, hồn nhiên , thiêng
liêng chi lạ.
Coi tranh " Sinh Tồn " ấy ,
không ai có cảm giác tục luỵ, bừa bãi và nhất là không thấy lợm giọng, buồn nôn
như đứng trước một số hình ảnh loã thể cấp thấp.
Tôi hiểu ngay Đức Sáng Tạo vạn loài, vạn
sự, đã gởi gấm nơi mỗi thế nhân một nguồn sống, được ân sủng đó, hãy giữ gìn
bản mệnh cho vạn chuyện " Sinh Tồn " dù thế nhân phải phấn đấu một
mình.
Chỉ chỉ cho tôi một lượt các khí mảnh, vật
dụng trong căn nhà xinh xắn của chị, và chép miệng: " Không biết khi chị
không còn ở lại nữa, những thứ này giải quyết ra sao ? "
Tôi định nói với chị tôi rằng : " Chị
ơi, cái điều muốn là chúng ta ở lại với chúng nó, vật thể, chứ không phải chúng nó bơ
vơ. Chúng ta muốn giữ lại bản thân cho tới khi tàn lụn hoàn toàn ..."
Bây giờ tôi xấp mặt trên mặt gối ướt đẫm
nước mắt. Chị tôi chắc chắn chưa từng xem một bức tranh " Sinh Tồn ",
chị cũng không hoài cảm, tưởng niệm mối tình duy nhất bất tử của anh chị, để
mong muốn sớm tái ngộ người chồng đã hư huyễn.
Chị thực sự còn hâm mộ cuộc sống này, chị
muốn được tồn tại như bức tranh nối dài từ vạn kiếp vô thuỷ vô chung, chị cầu
xin phép lạ, cho được bình yên ...
Chao ôi, lẽ sống hay sức khoẻ là trên hết,
người cao niên, người bịnh hoạn, có lẽ lý tưởng của họ, chỉ là lòng mơ ước mỗi
sáng thức dậy, vẫn đang còn vui vẻ dưới ánh mặt trời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ở MỘT MÌNH - CAO MỴ NHÂN
Ở MỘT
MÌNH - CAO MỴ
NHÂN
Căn nhà đó rất xinh, vuông vắn cả diện
tích ở, lẫn vườn tược 3 bề và chiếc sân nhỏ trước mặt nhà.
Anh rể và chị gái tôi cư ngụ nơi đó khá
lâu rồi.
Tên thành phố là một thiên thần, San
Gabriel, đời sống chung của người dân tương đối an bình.
Anh chị tôi là một cặp vợ chồng son, từ
ngày cưới tới nay đã già, đúng 60 năm.
Ông bà sống như một đôi loan phượng hoà
minh, chỉ chung tiếng hót gọi mặ trời, chứ không hề vương chút nước mắt buồn
thương ...
Nhưng họ không thể vui sướng mãi, vì sự
vận hành của trời đất, bởi vì Thượng Đế đã an bài cho mỗi kiếp người là vòng
quanh con số 100 năm .
Tất nhiên, đó cũng là cái mốc thời gian
miên viễn ...ở bất cứ không gian nào thuộc hành tinh này.
Thế nhưng sự gia giảm của kiếp người cũng
tuỳ thuộc vào nhiều thứ lý do thực tế, chứ không hoàn toàn do sự kiện linh
thiêng, để mỗi cá nhân lại tự an ủi mình rằng " âu là cái số " .
Đó là nhận định chủ quan của tôi. Nhưng
tôi phải ngả nón bái chào thiên nhiên, một điều không ai đủ lý luận tranh cãi
được với đấng Tối Cao, Tối Đại đã tạo dựng nên trái đất thân quen, cùng những
ước mơ tồn tại từ kiếp này qua kiếp khác .
Người anh rể tôi đã thất lộc năm ngoái .
Năm nay bà chị tôi lại bị đau một cách
phức tạp .
Tuần qua, chị tôi phải nhập viện, để cắt
đi cục hạch đáng ghét ở ngực.
Như trên tôi đã trình bày, là anh chị tôi
đã có 60 năm như chim liền cánh, và vĩnh viễn là vợ chồng son, hoá cho nên một
năm qua, bà quả phụ này sống đơn chiếc trong căn nhà ở thành phố thiên thần
Gabriel, không một lời ta thán.
Sự chịu đựng của một cánh chim lẻ bạn, hay
của chồng hoặc vợ còn lại, là nỗi trống vắng khủng khiếp, nó khiến cho những đồ
vật trong nhà cũng trở nên khắc khoải, buồn câm.
Tôi rời Hoa Thôn, đến thăm và ở chơi với
chị vài hôm như dự định.
Tôi nói với " tri kỷ " của tôi
là: " Mặc dầu...người hùng ở xa tôi cả trăm dặm nhớ, bây giờ xa thêm khi
tôi không ở nhà, cái nơi mà hằng ngày tôi thảnh thơi viết lách thân quen
..." rằng:
Chỉ thiếu một cuộc tiễn đưa, là đầy đủ
phong cách chia tay lãng mạn, không có anh chứng kiến tôi rời căn phòng ấm áp
lâu nay, tôi ngó bóng dáng tôi như một kẻ thất bại trên đường trường tình cảm
sầu tư.
" Tri kỷ " không thốt nửa câu,
có nghĩa là " cứ yên lòng rong ruổi ", đừng bâng khuâng anh ở bên
trời lận đận, một bến Tầm Dương mơ hồ, mịt mù sương khói thành San ...
Chị tôi ra cửa đón tôi, mới giải phẫu chưa
đầy 3 ngày mà chị vững vàng, hoạt lạc hơn tôi đang chết chìm si dại mông lung.
Chị cười thật tươi: " Thấy Mỹ chưa ?
Chị tôi tên Mỹ, khác Mỵ tôi dấu ngã (~ ) trên chữ My , còn tôi dấu nặng ( . )
dưới chữ My mới gọi là Mỵ chứ, Thấy Mỹ ở một mình quen rồi. Tới bên lề sinh tử,
cũng một mình thôi...có sao đâu ".
Thì dĩ nhiên là có sao đâu, nó chỉ sao khi
mình có người chia sẻ. Thế chị có đau không, có lo lắng không ?
Chị tôi cười thành tiếng luôn:
" Thế đau thì rên với thinh không, lo lắng thì không bước
ra khỏi phòng à ? Ở một mình em ạ, là chỉ có thản nhiên chấp nhận thôi ".
Chị cười thực sự, chứ không phải biểu diễn
ra, chị tôi đã ở 60 năm với chồng, chỉ khác một điều là mới hơn một năm nay ,
chị sống trong nỗi khắc phục hoàn cảnh mới, song lần này, thực sự cô đơn, buồn
bã, mà có hồn nhiên đến mấy cũng không thể vô tư được.
Chúng tôi vô nhà, nằm dài trên cái giường
" King size ", tôi úp mặt trên một chiếc gối, để dấu cơn cười khi
thấy chị lạc quan quá, vì trước đó, tôi nghĩ chắc chị khổ thân lắm.
Chị hơi sẵng giọng : " Cười cái gì ?
"
Tôi trả lời tình thật : " Chị không
đau đớn, lo lắng thật à, sao em cảm thấy lo cho chị quá..."
Chị nói như hơi thở thật dài : " Chỉ
có Thượng Đế bắt buộc ta thôi, không ai muốn mà được đâu. Chị Mỹ đã ở một mình
mà còn bị đau đớn, lo lắng nữa, thì chỉ có chết thôi. Trời xếp đặt rồi. Trời
tính cho mọi người tất cả...Mỵ ơi " .
Nghe chị kêu " Mỵ ơi " , tôi đau
nhói cả trái tim, thực sự vậy,
vì từ quá lâu rồi, tiếng " Mỵ ơi
" bất chợt vang lên, là niềm hoan ca khen tặng, hay nỗi than van tuyệt
vọng từ bạn bè thân, đã gọi tên tôi quen thuộc cái " bản ngã của tôi
"rồi.
Tôi lặng lẽ nằm bên cạnh chị, nghe chị kể
đều đều cuộc hành trình đi tìm lẽ sống một cách vui vẻ, tin tưởng ...tưởng như
chị đang ru tôi hãy cứ êm ả đón nhận chuyện đời mình, đừng ngán ngẩm sợ hãi,
khiến chính mình làm rơi hết những hy vọng vốn sẵn có trong cuộc đời của mỗi
chúng ta.
Chị tôi muốn bày tỏ điều gì lúc này, khi
chồng chị không còn, khi không có một đứa con ?
Tôi nghĩ tới 2 chữ " Sinh Tồn ",
tên một bức tranh lạ lùng, của một hoạ sĩ cá biệt, nơi một quốc gia tôi chưa
từng tìm kiếm trên bản đồ thế giới, bởi dòng chữ tượng hình riêng rẽ trên trái
đất thân quen, song cách trở ngàn vạn quan san...
Bức tranh " Sinh Tồn " mang hình
ảnh 3 nhân vật: nam, nữ, trẻ em. Cả 3 nhân vật cùng khoả thân.
Bức hình người nam đứng, người nữ quỳ cho
bé thơ kia bú sữa. Tất cả hiện diện trên một bãi biển, mặt trời đang mọc ...
Ngó vô bức tranh, có một điều mà tất cả
người xem, đều mang chung một ý nghĩ : Tính cách trong sáng, hồn nhiên , thiêng
liêng chi lạ.
Coi tranh " Sinh Tồn " ấy ,
không ai có cảm giác tục luỵ, bừa bãi và nhất là không thấy lợm giọng, buồn nôn
như đứng trước một số hình ảnh loã thể cấp thấp.
Tôi hiểu ngay Đức Sáng Tạo vạn loài, vạn
sự, đã gởi gấm nơi mỗi thế nhân một nguồn sống, được ân sủng đó, hãy giữ gìn
bản mệnh cho vạn chuyện " Sinh Tồn " dù thế nhân phải phấn đấu một
mình.
Chỉ chỉ cho tôi một lượt các khí mảnh, vật
dụng trong căn nhà xinh xắn của chị, và chép miệng: " Không biết khi chị
không còn ở lại nữa, những thứ này giải quyết ra sao ? "
Tôi định nói với chị tôi rằng : " Chị
ơi, cái điều muốn là chúng ta ở lại với chúng nó, vật thể, chứ không phải chúng nó bơ
vơ. Chúng ta muốn giữ lại bản thân cho tới khi tàn lụn hoàn toàn ..."
Bây giờ tôi xấp mặt trên mặt gối ướt đẫm
nước mắt. Chị tôi chắc chắn chưa từng xem một bức tranh " Sinh Tồn ",
chị cũng không hoài cảm, tưởng niệm mối tình duy nhất bất tử của anh chị, để
mong muốn sớm tái ngộ người chồng đã hư huyễn.
Chị thực sự còn hâm mộ cuộc sống này, chị
muốn được tồn tại như bức tranh nối dài từ vạn kiếp vô thuỷ vô chung, chị cầu
xin phép lạ, cho được bình yên ...
Chao ôi, lẽ sống hay sức khoẻ là trên hết,
người cao niên, người bịnh hoạn, có lẽ lý tưởng của họ, chỉ là lòng mơ ước mỗi
sáng thức dậy, vẫn đang còn vui vẻ dưới ánh mặt trời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)