Nhân Vật
Obama để lại gì ?
Cách đây tám năm, khi một người da màu lần đầu được chọn làm tổng thống Mỹ, nhiều người từng nghĩ rằng vấn đề căng thẳng sắc tộc bấy lâu nay có thể chuyển đổi tốt hơn.
Ông Obama tuyên thệ ngày 20-1-2009 với sự hiện diện của vợ và hai con gái - Ảnh: WhiteHouse
Cách đây tám năm, khi một người da màu lần đầu được chọn làm tổng thống Mỹ, nhiều người từng nghĩ rằng vấn đề căng thẳng sắc tộc bấy lâu nay có thể chuyển đổi tốt hơn. Thế nhưng thực tế chưa được như vậy.
Khi gia đình Obama dọn đến sống và làm việc tại Bach Oc đầu năm 2009, người da màu ở Mỹ từng nhìn điều đó như một biểu tượng. Họ gọi một cách biểu trưng là sự “phá vỡ trần kính” - tấm vách kính trong suốt nhưng luôn ngăn chận sự vươn lên của người da màu.
“Ông ấy đã giúp cho một phần xã hội nuôi dưỡng những tham vọng ở đất nước mà người ta tin rằng dù có là người da màu thì ta vẫn có thể trở thành lãnh đạo của thế giới tự do. Đó là một cách khác để đánh giá về di sản của Obama, xét theo cách mà Obama đã phải đương đầu với sự chống đối và nạn quan liêu” - Alex Okafor, Nghiên cứu sinh Khoa chính trị ĐH Princeton.
Rạn nứt sắc tộc còn đó
Đối với vấn đề phân biệt sắc tộc, Tổng thống Obama có lẽ theo khuynh hướng thực dụng. Ông chọn cách tháo ngòi căng thẳng hơn là giải quyết cốt lõi vấn đề. Một ví dụ: Henry Louis Gates, một giáo sư nổi tiếng của ĐH Harvard, từng bị bắt giữ ngày 16-7-2009 khi loay hoay mở cửa căn biệt thự của mình. Nhóm cảnh sát da trắng cho rằng vị giáo sư da màu này là kẻ trộm!
Hai tuần sau đó, Tổng thống Obama đã tổ chức buổi “thượng đỉnh bia bọt” tại Nhà Trắng và mời vị giáo sư danh tiếng cùng viên cảnh sát da trắng nhiệt tình đến uống để… giảng hòa.
GS Henry Louis Gates, Jr. (trái), cảnh sát viên James Crowley (giữa), và Tổng thống Barack Obama tại buổi uống bia giảng hòa ở Vườn Hồng trong Nhà Trắng năm 2009 - Ảnh: WhiteHouse
Đến khi ông kết thúc nhiệm kỳ, dường như vấn đề rạn nứt sắc tộc còn nguyên đó, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn.
“Phải thừa nhận rằng chúng ta có một vấn đề nghiêm trọng không hề phù hợp chút nào với sự tôn trọng của chúng ta đối với phần lớn các sĩ quan đang hằng ngày đối mặt cái chết để bảo vệ chúng ta.
Vì thế cần phải nói rằng ở cấp độ quốc gia chúng ta có thể và cần phải làm nhiều hơn để định hình những hành xử tốt hơn nhằm giảm thiểu những hành vi chủng tộc trong việc giữ gìn luật pháp”.
TT Barack Obama đã phát biểu những lời đó sau các vụ nổ súng ở Dallas và Baton Rouge hồi tháng 7 năm nay. Trớ trêu thay những người nổ súng bắn cảnh sát Mỹ lại chính là những cựu binh Mỹ trở về từ chiến trường Iraq và Afghanistan.
Họ là những binh sĩ da màu và họ nổ súng với động cơ trả thù những hành xử sai trái của cảnh sát đối với người da màu. Đã bao nhiêu vụ như thế xảy ra dưới hai nhiệm kỳ của Tổng thống da màu Obama?
Tổng thống Obama, trong hai nhiệm kỳ của mình, luôn gắn thể hiện vị trí phía trên những rạn nứt sắc tộc đó để thể hiện vai trò một Tổng thống liên bang. Nhưng có vẻ như ông đã thất bại trước thực tế.
Những phát súng nhuốm màu phân biệt sắc tộc của cảnh sát đã biến hai công dân Alton Sterling và Philando Castille trở thành người da màu thứ 115 và 116 bị cảnh sát bắn chết trong năm 2016.
Tình hình càng có vẻ nghiêm trọng hơn khi nhiều nghệ sĩ da màu tập hợp quanh nữ ca sĩ Alicia Keys để làm một video clip hồi tháng 7 với tựa đề “23 cách mà bạn có thể bị giết nếu bạn là người da màu ở Mỹ”. Những người làm đoạn phim đó đòi hỏi sự thay đổi tức khắc trong các quyết sách của chính quyền Obama nhưng ở một mặt nào đó, nó như một nhắc nhở về sự thất bại trong hai nhiệm kỳ của ông.Manthia Diawara, giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ Phi ở ĐH New York (NYU), nhấn mạnh đến hai thái cực tình cảm trong đánh giá về Tổng thống Obama: “Một mặt, người da trắng cảm thấy như trở thành cộng đồng thiểu số nạn nhân và kiểu cảm nhận sắc tộc này chưa từng tồn tại đến mức độ này trước khi Obama đắc cử.
Nó như một thứ phản ứng và nó bộc lộ rõ hơn qua những phát biểu của Donald Trump và những đài truyền hình bảo thủ như Fox News.
Trong khi đó, người da màu cũng cảm thấy thất vọng: họ thấy rằng Obama đã không thể làm được những điều mà họ mong muốn khi bỏ phiếu cho ông ấy”.
Trên CNN, ông Obama nhìn nhận: "Quan niệm về chủng tộc ở Mỹ không chỉ là vấn đề di truyền mà còn là văn hóa".
Ông Obama cũng bị chỉ trích ngay từ người da màu. Một trí thức da màu nổi tiếng, ông Cornel West, là một trong những người chỉ trích Tổng thống Obama gay gắt nhất, gay gắt đến mức vào năm 2015, ông West gọi Obama là “vị Tổng thống da màu nhút nhát đầu tiên”. Trong mắt ông West, Obama là “người rúm ró khi phải tố cáo sự thống trị của da trắng”.
Tổng thống Obama nói chuyện với cộng sự tại Phòng bầu dục ngày 4-2-2009 - Ảnh: WhiteHouse
có nhiều điều để bàn luận về chuyến thăm châu Á của tổng thống Obama
Giới quan sát đã bàn tán các “dấu hiệu” ông Obama “bị lăng nhục” khi bước từ chiếc Không Lực Một xuống sân bay Hàng Châu bên Trung Quốc, trên chiếc thang máy bay mà không có thảm đỏ theo nguyên tắc tiếp đón nguyên thủ.
Tiếp đến, ông có cuộc gặp đầy ngượng ngùng với ông Rodrigo Duterte sau phát ngôn văng tục của tổng thống Philippines, một đồng minh thân cận của Washington tại khu vực. Nhiều ý kiến đồn đoán cho thấy Manila đang ngả về phía Bắc Kinh.
Nhưng theo CNN, điểm yếu trong chiến lược xoay trục của ông Obama là điều gì sẽ xảy ra khi ông rời Bạch ốc . “Tôi hy vọng rằng người kế nhiệm tôi sẽ duy trì cam kết này” - ông Obama từng phát biểu khi đặt chân đến Vientiane.
Nhưng sự thật là ông sẽ chuyển giao cho người kế nhiệm một chiến lược vẫn còn chưa hoàn thiện và không có sự đảm bảo nào.
Nỗ lực cuối cùng của ông Obama
Trước khi lên đường trở về Washington, tổng thống Obama đã công bố danh sách các mục tiêu mà ông hy vọng hoàn thành trước khi kết thúc nhiệm kỳ, theo báo Wall Street Journal ngày 8-9.
Các mục tiêu bao gồm đóng cửa nhà tù Guantanamo ở Cuba, hoàn thành Hiệp định TPP với châu Á, thuyết phục Trung Quốc giúp Washington giải quyết mối đe dọa trên bán đảo Triều tiên.
Trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama, hai bên đã thống nhất công bố quyết định của Mỹ về việc xóa bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Đây là quyết định mang tính lịch sử, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ .Theo ông Obama, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vốn áp đặt từ năm 1975 này sẽ giúp “bình thường hóa hơn nữa quan hệ giữa hai nước”.
Sự thay đổi này sẽ đảm bảo để Việt Nam có thể tiếp cận các trang thiết bị cần thiết để phòng vệ và gạt bỏ những tàn tích từ thời chiến tranh.
Việc này cũng thể hiện cam kết của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam bao gồm củng cố quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong dài hạn.
tổng thống Mỹ Barack Obama vừa gây bất ngờ khi xuất hiện ... khi đây là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam ngay trong năm đầu cầm quyền
Cựu Tổng thống Obama được Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tiếp đón tại trụ sở ở TPHCM hôm 9/12/2019.
VN chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Obama để lại gì ?
Cách đây tám năm, khi một người da màu lần đầu được chọn làm tổng thống Mỹ, nhiều người từng nghĩ rằng vấn đề căng thẳng sắc tộc bấy lâu nay có thể chuyển đổi tốt hơn.
Ông Obama tuyên thệ ngày 20-1-2009 với sự hiện diện của vợ và hai con gái - Ảnh: WhiteHouse
Cách đây tám năm, khi một người da màu lần đầu được chọn làm tổng thống Mỹ, nhiều người từng nghĩ rằng vấn đề căng thẳng sắc tộc bấy lâu nay có thể chuyển đổi tốt hơn. Thế nhưng thực tế chưa được như vậy.
Khi gia đình Obama dọn đến sống và làm việc tại Bach Oc đầu năm 2009, người da màu ở Mỹ từng nhìn điều đó như một biểu tượng. Họ gọi một cách biểu trưng là sự “phá vỡ trần kính” - tấm vách kính trong suốt nhưng luôn ngăn chận sự vươn lên của người da màu.
“Ông ấy đã giúp cho một phần xã hội nuôi dưỡng những tham vọng ở đất nước mà người ta tin rằng dù có là người da màu thì ta vẫn có thể trở thành lãnh đạo của thế giới tự do. Đó là một cách khác để đánh giá về di sản của Obama, xét theo cách mà Obama đã phải đương đầu với sự chống đối và nạn quan liêu” - Alex Okafor, Nghiên cứu sinh Khoa chính trị ĐH Princeton.
Rạn nứt sắc tộc còn đó
Đối với vấn đề phân biệt sắc tộc, Tổng thống Obama có lẽ theo khuynh hướng thực dụng. Ông chọn cách tháo ngòi căng thẳng hơn là giải quyết cốt lõi vấn đề. Một ví dụ: Henry Louis Gates, một giáo sư nổi tiếng của ĐH Harvard, từng bị bắt giữ ngày 16-7-2009 khi loay hoay mở cửa căn biệt thự của mình. Nhóm cảnh sát da trắng cho rằng vị giáo sư da màu này là kẻ trộm!
Hai tuần sau đó, Tổng thống Obama đã tổ chức buổi “thượng đỉnh bia bọt” tại Nhà Trắng và mời vị giáo sư danh tiếng cùng viên cảnh sát da trắng nhiệt tình đến uống để… giảng hòa.
GS Henry Louis Gates, Jr. (trái), cảnh sát viên James Crowley (giữa), và Tổng thống Barack Obama tại buổi uống bia giảng hòa ở Vườn Hồng trong Nhà Trắng năm 2009 - Ảnh: WhiteHouse
Đến khi ông kết thúc nhiệm kỳ, dường như vấn đề rạn nứt sắc tộc còn nguyên đó, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn.
“Phải thừa nhận rằng chúng ta có một vấn đề nghiêm trọng không hề phù hợp chút nào với sự tôn trọng của chúng ta đối với phần lớn các sĩ quan đang hằng ngày đối mặt cái chết để bảo vệ chúng ta.
Vì thế cần phải nói rằng ở cấp độ quốc gia chúng ta có thể và cần phải làm nhiều hơn để định hình những hành xử tốt hơn nhằm giảm thiểu những hành vi chủng tộc trong việc giữ gìn luật pháp”.
TT Barack Obama đã phát biểu những lời đó sau các vụ nổ súng ở Dallas và Baton Rouge hồi tháng 7 năm nay. Trớ trêu thay những người nổ súng bắn cảnh sát Mỹ lại chính là những cựu binh Mỹ trở về từ chiến trường Iraq và Afghanistan.
Họ là những binh sĩ da màu và họ nổ súng với động cơ trả thù những hành xử sai trái của cảnh sát đối với người da màu. Đã bao nhiêu vụ như thế xảy ra dưới hai nhiệm kỳ của Tổng thống da màu Obama?
Tổng thống Obama, trong hai nhiệm kỳ của mình, luôn gắn thể hiện vị trí phía trên những rạn nứt sắc tộc đó để thể hiện vai trò một Tổng thống liên bang. Nhưng có vẻ như ông đã thất bại trước thực tế.
Những phát súng nhuốm màu phân biệt sắc tộc của cảnh sát đã biến hai công dân Alton Sterling và Philando Castille trở thành người da màu thứ 115 và 116 bị cảnh sát bắn chết trong năm 2016.
Tình hình càng có vẻ nghiêm trọng hơn khi nhiều nghệ sĩ da màu tập hợp quanh nữ ca sĩ Alicia Keys để làm một video clip hồi tháng 7 với tựa đề “23 cách mà bạn có thể bị giết nếu bạn là người da màu ở Mỹ”. Những người làm đoạn phim đó đòi hỏi sự thay đổi tức khắc trong các quyết sách của chính quyền Obama nhưng ở một mặt nào đó, nó như một nhắc nhở về sự thất bại trong hai nhiệm kỳ của ông.Manthia Diawara, giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ Phi ở ĐH New York (NYU), nhấn mạnh đến hai thái cực tình cảm trong đánh giá về Tổng thống Obama: “Một mặt, người da trắng cảm thấy như trở thành cộng đồng thiểu số nạn nhân và kiểu cảm nhận sắc tộc này chưa từng tồn tại đến mức độ này trước khi Obama đắc cử.
Nó như một thứ phản ứng và nó bộc lộ rõ hơn qua những phát biểu của Donald Trump và những đài truyền hình bảo thủ như Fox News.
Trong khi đó, người da màu cũng cảm thấy thất vọng: họ thấy rằng Obama đã không thể làm được những điều mà họ mong muốn khi bỏ phiếu cho ông ấy”.
Trên CNN, ông Obama nhìn nhận: "Quan niệm về chủng tộc ở Mỹ không chỉ là vấn đề di truyền mà còn là văn hóa".
Ông Obama cũng bị chỉ trích ngay từ người da màu. Một trí thức da màu nổi tiếng, ông Cornel West, là một trong những người chỉ trích Tổng thống Obama gay gắt nhất, gay gắt đến mức vào năm 2015, ông West gọi Obama là “vị Tổng thống da màu nhút nhát đầu tiên”. Trong mắt ông West, Obama là “người rúm ró khi phải tố cáo sự thống trị của da trắng”.
Tổng thống Obama nói chuyện với cộng sự tại Phòng bầu dục ngày 4-2-2009 - Ảnh: WhiteHouse
có nhiều điều để bàn luận về chuyến thăm châu Á của tổng thống Obama
Giới quan sát đã bàn tán các “dấu hiệu” ông Obama “bị lăng nhục” khi bước từ chiếc Không Lực Một xuống sân bay Hàng Châu bên Trung Quốc, trên chiếc thang máy bay mà không có thảm đỏ theo nguyên tắc tiếp đón nguyên thủ.
Tiếp đến, ông có cuộc gặp đầy ngượng ngùng với ông Rodrigo Duterte sau phát ngôn văng tục của tổng thống Philippines, một đồng minh thân cận của Washington tại khu vực. Nhiều ý kiến đồn đoán cho thấy Manila đang ngả về phía Bắc Kinh.
Nhưng theo CNN, điểm yếu trong chiến lược xoay trục của ông Obama là điều gì sẽ xảy ra khi ông rời Bạch ốc . “Tôi hy vọng rằng người kế nhiệm tôi sẽ duy trì cam kết này” - ông Obama từng phát biểu khi đặt chân đến Vientiane.
Nhưng sự thật là ông sẽ chuyển giao cho người kế nhiệm một chiến lược vẫn còn chưa hoàn thiện và không có sự đảm bảo nào.
Nỗ lực cuối cùng của ông Obama
Trước khi lên đường trở về Washington, tổng thống Obama đã công bố danh sách các mục tiêu mà ông hy vọng hoàn thành trước khi kết thúc nhiệm kỳ, theo báo Wall Street Journal ngày 8-9.
Các mục tiêu bao gồm đóng cửa nhà tù Guantanamo ở Cuba, hoàn thành Hiệp định TPP với châu Á, thuyết phục Trung Quốc giúp Washington giải quyết mối đe dọa trên bán đảo Triều tiên.
Trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama, hai bên đã thống nhất công bố quyết định của Mỹ về việc xóa bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Đây là quyết định mang tính lịch sử, là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ .Theo ông Obama, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vốn áp đặt từ năm 1975 này sẽ giúp “bình thường hóa hơn nữa quan hệ giữa hai nước”.
Sự thay đổi này sẽ đảm bảo để Việt Nam có thể tiếp cận các trang thiết bị cần thiết để phòng vệ và gạt bỏ những tàn tích từ thời chiến tranh.
Việc này cũng thể hiện cam kết của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam bao gồm củng cố quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong dài hạn.
tổng thống Mỹ Barack Obama vừa gây bất ngờ khi xuất hiện ... khi đây là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam ngay trong năm đầu cầm quyền
Cựu Tổng thống Obama được Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tiếp đón tại trụ sở ở TPHCM hôm 9/12/2019.
VN chuyen