Thân Hữu Tiếp Tay...
Ống Cống Ở Đâu Chui Cho Hết: Việt Nam: Hồi kết cận kề
Chà chà, chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Phmom Penh để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã qua và “Obama không cải lương” (No Drama Obama) đã xứng đáng với biệt danh của mình.
Thật thế, toàn bộ sự kiện sẽ được ghi nhớ không phải vì sự hiện diện của ông mà là vai trò chủ tịch của Cambodia đã lại tạo ra một tranh chấp mới giữa các thành viên khối ASEAN.
Như cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng hôm tháng Bảy, cuộc chiến võ mồm tuần trước cũng là về việc không thể tìm được sự đồng thuận trong vấn đề liệu họ có thể tìm được sự đồng thuận trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Vâng, thật vậy, khó mà hiểu nổi.
Trên thực tế, khía cạnh quan trọng nhất của hội nghị này liên quan đến điều mà Obama đã tuyên bố trước đấy tại Yangon.
Qua việc hoan nghênh những thay đổi của Miến Điện, ông đã ra hiệu cho những chính quyền ngoan cố rằng Mỹ sẽ vươn tay ra với họ nếu họ biết sửa đổi hướng đi của mình.
“Tôi muốn gửi một thông điệp đến khắp châu Á,” Obama nói. “Chúng ta không nên bị kềm chế bởi những ngục tù của quá khứ, chúng ta cần nhìn đến tương lai.”
Đồng điệu với sếp của mình, cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Samatha Power nói: “Tổng thống đang gửi tín hiệu đến các quốc gia nơi quá trình đổi mới không diễn ra hoặc nơi chính sách đàn áp đang được thực hiện.”
Bà nói thêm: “Nếu các bạn thực hiện những bước đổi mới này, chúng tôi sẽ đón chào mọi hành động của các bạn.”
Nói tóm lại là, Obama đến thăm Miến Điện vì Washington hài lòng vì sự biến chuyển của đất nước này và đã tặng thưởng nó một cách thích đáng.
Những cấm vận đối với hàng hoá nhập khẩu của nước này vào Hoà Kỳ đã được bãi bỏ và một kế hoạch trị giá 170 triệu Mỹ kim đã được khởi sự nhằm phát triển việc quản lý chính quyền tốt và xây dựng khả năng.
Mặt kia của thông điệp này là ông sẽ tránh đến thăm những nơi được xem là không chịu cải cách, như Cambodia và Việt Nam.
Ơ nhưng bạn sẽ nói là ông cũng đã đến thăm Cambodia.
Đúng thế, nhưng theo tờ New York Times thì: “Obama đã nói rõ rằng ông đến chỉ vì Cambodia là địa điểm của một hội nghị thượng đỉnh các cấp lãnh đạo châu Á.”
Nếu Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á được tổ chức tại một nơi khác, thì ông đã tránh thật xa Phnom Penh vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của chính quyền này.
Bị bắt buộc phải ở lại đây một ngày, ông đã hết sức tránh xa giới lãnh đạo Cambodia và dùng cơ hội gặp gỡ duy nhất với Hun Sen để phê phán vị Thủ tướng này về sự đàn áp những người đối lập và những ai cổ vũ xã hội dân sự.
Cuối cùng, Obama đã từ chối tham gia một tuyên bố chung với Hun Sen, vốn là một truyền thống quen thuộc với những người lãnh đạo nào tiếp đón ông.
Tuy nhiên, hành động khó chịu này cũng chẳng là gì so với việc Obama hờ hững với Việt Nam. Ông đơn giản là không muốn đến đấy. Và ông nên đúng như thế.
Khi nói về việc bắt giữ những người chống đối, kềm kẹp người dân thiểu số và quyền tự do tôn giáo cũng như đàn áp tự do ngôn luận và dn chủ đa đảng, Việt Nam làm Miến Điện trông giống như một thiên đường.
Tháng trước, hai nhạc sĩ đã bị bắt cùng với hàng loạt những người khác và bị kết án tù 10 năm vì đã viết những bài hát lên án việc Hà Nội thiếu công bằng xã hội và nhân quyền.
Rupert Abbott thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế nói: “Những người này là tù nhân lương tâm, bị bắt giữ chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình một cách hoà bình qua những bài hát của họ và những hành động phi bạo lực.”
Sự thật là Đảng Cộng sản Việt Nam đã gần hết thời, không phải vì áp lực của người Mỹ, mà vì cơn giận dữ trong nước trước sự bất lực về kinh tế của chính quyền.
Đầu năm nay, đã có một cuộc đảo chính nội bộ để tìm cách hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng e rằng bản thân đảng có thể bị tan rã, những người khởi sự đã chùn bước và Dũng sống sót.
Cuộc hoãn binh này chỉ trong thời gian ngắn và tháng trước ông lại bị tấn công và bắt buộc phải nhận lỗi về khả năng điều hành quá tệ của mình.
Và rồi, trong cuộc họp Quốc hội tại Hà Nội, đại biểu Dương Trung Quốc đã đứng lên và yêu cầu Dũng từ chức.
Không những Quốc không bị khiển trách, mà giới truyền thông nhà nước còn đăng lại lời của ông và quốc hội sau đấy đã thông qua nghị quyết yêu cầu biểu quyết tín nhiệm chính phủ của Dũng.
Điều này rõ ràng báo hiệu buổi đầu của sự tàn lụi đối với Dũng và hầu như chắc chắn đối với sự độc quyền chuyên chế của đảng trên đấu trường chính trị.
Và điều này sẽ không lâu nữa, vì người dân Việt Nam hiểu rõ thông điệp của Obama, mặc dù những con người thượng cổ đang nắm quyền vẫn không hiểu.
Nguồn: Phnompenh Post, Diên Vỹ- Dân Luận chuyển ngữ
Ống Cống Ở Đâu Chui Cho Hết: Việt Nam: Hồi kết cận kề
Chà chà, chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Phmom Penh để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã qua và “Obama không cải lương” (No Drama Obama) đã xứng đáng với biệt danh của mình.
Thật thế, toàn bộ sự kiện sẽ được ghi nhớ không phải vì sự hiện diện của ông mà là vai trò chủ tịch của Cambodia đã lại tạo ra một tranh chấp mới giữa các thành viên khối ASEAN.
Như cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng hôm tháng Bảy, cuộc chiến võ mồm tuần trước cũng là về việc không thể tìm được sự đồng thuận trong vấn đề liệu họ có thể tìm được sự đồng thuận trong việc giải quyết những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Vâng, thật vậy, khó mà hiểu nổi.
Trên thực tế, khía cạnh quan trọng nhất của hội nghị này liên quan đến điều mà Obama đã tuyên bố trước đấy tại Yangon.
Qua việc hoan nghênh những thay đổi của Miến Điện, ông đã ra hiệu cho những chính quyền ngoan cố rằng Mỹ sẽ vươn tay ra với họ nếu họ biết sửa đổi hướng đi của mình.
“Tôi muốn gửi một thông điệp đến khắp châu Á,” Obama nói. “Chúng ta không nên bị kềm chế bởi những ngục tù của quá khứ, chúng ta cần nhìn đến tương lai.”
Đồng điệu với sếp của mình, cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Samatha Power nói: “Tổng thống đang gửi tín hiệu đến các quốc gia nơi quá trình đổi mới không diễn ra hoặc nơi chính sách đàn áp đang được thực hiện.”
Bà nói thêm: “Nếu các bạn thực hiện những bước đổi mới này, chúng tôi sẽ đón chào mọi hành động của các bạn.”
Nói tóm lại là, Obama đến thăm Miến Điện vì Washington hài lòng vì sự biến chuyển của đất nước này và đã tặng thưởng nó một cách thích đáng.
Những cấm vận đối với hàng hoá nhập khẩu của nước này vào Hoà Kỳ đã được bãi bỏ và một kế hoạch trị giá 170 triệu Mỹ kim đã được khởi sự nhằm phát triển việc quản lý chính quyền tốt và xây dựng khả năng.
Mặt kia của thông điệp này là ông sẽ tránh đến thăm những nơi được xem là không chịu cải cách, như Cambodia và Việt Nam.
Ơ nhưng bạn sẽ nói là ông cũng đã đến thăm Cambodia.
Đúng thế, nhưng theo tờ New York Times thì: “Obama đã nói rõ rằng ông đến chỉ vì Cambodia là địa điểm của một hội nghị thượng đỉnh các cấp lãnh đạo châu Á.”
Nếu Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á được tổ chức tại một nơi khác, thì ông đã tránh thật xa Phnom Penh vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của chính quyền này.
Bị bắt buộc phải ở lại đây một ngày, ông đã hết sức tránh xa giới lãnh đạo Cambodia và dùng cơ hội gặp gỡ duy nhất với Hun Sen để phê phán vị Thủ tướng này về sự đàn áp những người đối lập và những ai cổ vũ xã hội dân sự.
Cuối cùng, Obama đã từ chối tham gia một tuyên bố chung với Hun Sen, vốn là một truyền thống quen thuộc với những người lãnh đạo nào tiếp đón ông.
Tuy nhiên, hành động khó chịu này cũng chẳng là gì so với việc Obama hờ hững với Việt Nam. Ông đơn giản là không muốn đến đấy. Và ông nên đúng như thế.
Khi nói về việc bắt giữ những người chống đối, kềm kẹp người dân thiểu số và quyền tự do tôn giáo cũng như đàn áp tự do ngôn luận và dn chủ đa đảng, Việt Nam làm Miến Điện trông giống như một thiên đường.
Tháng trước, hai nhạc sĩ đã bị bắt cùng với hàng loạt những người khác và bị kết án tù 10 năm vì đã viết những bài hát lên án việc Hà Nội thiếu công bằng xã hội và nhân quyền.
Rupert Abbott thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế nói: “Những người này là tù nhân lương tâm, bị bắt giữ chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình một cách hoà bình qua những bài hát của họ và những hành động phi bạo lực.”
Sự thật là Đảng Cộng sản Việt Nam đã gần hết thời, không phải vì áp lực của người Mỹ, mà vì cơn giận dữ trong nước trước sự bất lực về kinh tế của chính quyền.
Đầu năm nay, đã có một cuộc đảo chính nội bộ để tìm cách hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng e rằng bản thân đảng có thể bị tan rã, những người khởi sự đã chùn bước và Dũng sống sót.
Cuộc hoãn binh này chỉ trong thời gian ngắn và tháng trước ông lại bị tấn công và bắt buộc phải nhận lỗi về khả năng điều hành quá tệ của mình.
Và rồi, trong cuộc họp Quốc hội tại Hà Nội, đại biểu Dương Trung Quốc đã đứng lên và yêu cầu Dũng từ chức.
Không những Quốc không bị khiển trách, mà giới truyền thông nhà nước còn đăng lại lời của ông và quốc hội sau đấy đã thông qua nghị quyết yêu cầu biểu quyết tín nhiệm chính phủ của Dũng.
Điều này rõ ràng báo hiệu buổi đầu của sự tàn lụi đối với Dũng và hầu như chắc chắn đối với sự độc quyền chuyên chế của đảng trên đấu trường chính trị.
Và điều này sẽ không lâu nữa, vì người dân Việt Nam hiểu rõ thông điệp của Obama, mặc dù những con người thượng cổ đang nắm quyền vẫn không hiểu.
Nguồn: Phnompenh Post, Diên Vỹ- Dân Luận chuyển ngữ