Kinh Đời
Ông Đồ Bể - KHÁI HƯNG 1939
Rồi ghé sát tai ông đồ, ông thần thì thào:
- Chẳng nói giấu gì bác, nhờ trời, nhà tôi giầu có. Tôi đã đem theo đây bốn nén vàng để phòng phải ông chánh chủ khảo có máu tham đồng, đổi trắng thay đen, thì sẽ tùy cơ ứng biến. Đây bác cầm hai nén rồi ngay đêm nay chúng ta cùng nhau tìm vào nhà riêng của ông đốc học.
Ông đồ Bể từ chối, nói thà rằng không đỗ, chứ nhất định không chịu đút lót, lễ lạt để mất cả phẩm giá con người.
Đến đây ông thần mới tỉnh ngộ và hiểu rằng không có cách gì, không thể dùng mưu thần chước quỷ nào hại nổi một người chính trực, quang minh như ông đồ Bể được.
Lòng thù ghét của ông thần đối với ông đồ vụt đổi ra lòng cảm phục. Từ nay ông sẽ cứ ở luôn bên mình ông đồ như trước để ủng hộ chứ không phải hãm hại nữa.
Vì thế ông đồ Bể lọt vào được bốn kỳ cũng là nhờ ở sức giúp đỡ của ông thần. Kỳ nào chấm đến bài của ông đồ Bể, ông chánh chủ khảo cũng nhận thấy văn chương lỗi lạc đáng được phê ưu. Nhưng ông nghĩ thầm : “Thằng này cậy có tài không thèm biết đến ta. Vậy ta thử phê cho nó hỏng tuột xem nó còn chỉ cậy ở văn tài và học lực nữa không”. Và ông mỉm cười thong thả viết chữ “liệt” đỏ rất to, rồi khinh bỉ vứt quyển thi sang một bên. Điều ông không ngờ là chữ liệt của ông chỉ là chữ “ưu”. Ông thần đã đưa tay viết chữ nọ hóa chữ kia mà ông vẫn không biết.
Thế rồi, xong bốn kỳ thi, ông đồ Bể đậu thủ khoa. Thành thử cái người mà ông chánh chủ khảo định để đỗ đầu phải tụt xuống thứ hai. Chính ông cũng không hiểu tại sao. Ông đành thở dài trả lại người ấy hai mươi nén bạc, trong số năm mươi nén mà được người ấy đã khấn ông để mua cho bằng được cái hương khôi. Ông đồ Bể thẳng thắn tự nhủ : “Đấy, ta đã bảo các quan trường công chính! Quả có sai đâu!”.
Hôm xướng danh, thiên hạ nô nức đi xem. Các cô thiếu nữ Long thành chen vai thích cánh để được thấy mặt ông thủ khoa. Nhưng ông này chẳng buồn để ý tới một cô gái nào, tiến thẳng lại các quan trường, vái dài rồi vội vàng lĩnh lấy mũ áo vua ban ra đi.
Sợ món tiền lộ phí thiếu hụt, nếu ông còn dềnh dàng ở lại xem các nơi danh thắng chốn đế đô, ngay hôm ấy, ông tân khoa trở về làng.
Khi qua miếu cũ, ông thần ra đón tiếp:
- Chào ông cống mới.
Ông thủ khoa đoán chừng người bạn cùng đường đã lạc đề nên lủi mất ngay từ khi nghe tìn mình trúng cử, liền an ủi mấy câu:
- Thi cử chẳng qua ăn nhau về số mệnh. Thôi thì khoa này chẳng đậu, bác chờ khoa sau… Có tài như bác, lo gì!
Ông thần cười nói:
- Lần đầu tiên bác nói dối đấy nhé. Bác thừa biết rằng phải có tài lỗi lạc như bác mới đáng đỗ sao bác còn đem câu khách sáo về số mệnh ra an ủi tôi.
Ông thủ khoa cũng cười. Ông thần lại nói:
- Nhưng nay dù bác có nói dối một câu vô tội với người hỏng thi để người ấy khỏi buồn lòng tôi cũng không tìm cách trị tội bác đâu. Vì nay bác đã trở nên bạn chí thân của tôi rồi.
Ông thủ khoa ngơ ngác không hiểu. Ông thần liền đem chuyện thực ra kể, từ hôm ông đồ qua miếu không ngả nón cúi đầu cho tới hôm ông trúng cử.
Nói xong ông thần biến mất.
Ông thủ khoa buồn rầu thầm nghĩ : “Thì ra nhờ có thần mình mới đỗ! Như thế cái thủ khoa của mình không giá trị gì!”.
Ý nghĩ ấy vẫn lẩn quẩn trong óc, ông lủi thủi về tới đầu làng. Vì thế, thấy dân làng tấp nập mang cờ, mang lọng ra đón rước, ông xua tay nói:
- Xin mời các ông về cho. Tôi chẳng đỗ đạt gì cả mà rước xách. Tôi vẫn là ông đồ Bể như xưa thôi các ông ạ.
Ai nấy kinh ngạc không hiểu và nhất định ép ông tân khoa ngồi lên võng. Xem chừng không từ chối nổi, ông thủ khoa đành phân trần:
- Tôi đỗ là nhờ sự may mắn, một sự bất công, nên thế nào rồi tôi cũng phải dâng sớ tâu lên đức hoàng thượng để xin ngài đánh hỏng tuột cái thủ khoa của tôi đi để tránh khỏi mọi sự gian trá do một hung thần bày ra. Vậy xin các ông có yêu tôi mà cho tôi ngồi võng để khiêng tôi về thì tôi xin vâng. Còn nói to tát rằng đón rước một ông thủ khoa thì quả thực tôi không dám nhận.
Dân làng cho là tân khoa quá nhún nhường nên cũng tuân theo mà hạ cờ im trống, rước ông về nơi nhà tranh chật hẹp. Mẹ già ông nghe tin ông đỗ đã đi vay tiền bà con mua một con bò, hai con lợn, chục thúng gạo tẻ, dăm thúng gạo nếp, chờ con về thì làm tiệc ăn khao. Nhưng ông thủ khoa khóc, lạy mẹ xin hãy để cho thong thả.
Rồi lập tức ông lấy giấy bút thảo một tờ sớ tâu thiên tử, kể hết đầu đuôi việc gặp thần và được thần giúp. Sau cùng ông xin hoàng thượng xuống chiếu tiêu hủy cái thủ khoa gian lận của ông.
Nhận được sớ của ông, vua và các quan trong triều đều kinh ngạc. Vua cho là một sự rất lạ, rất hiếm ở chốn nhân gian : một người đã được chấm đỗ đầu rồi còn dâng sớ khiếu oan, kêu rằng mình thực không đáng đỗ mà bỗng được người ta cho đỗ oan. Một quan ngự sử quỳ tâu:
- Kẻ hạ thần đồ rằng viên thủ khoa mắc chứng điên.
Vua cười phán:
- Hơn hết là đem các bài thi của hắn ra duyệt lại.
Khi một viên hàn lâm tốt giọng đã lần lượt đọc hết bốn bài văn, kinh nghĩa thơ, phú và văn sách của thủ khoa thì hoàng thượng trầm trồ khen ngợi:
- Văn bài quả thực đáng phê ưu.
Ngài bèn cầm các bài văn đọc lại một lượt nữa.
Và vì thế ngài thấy bốn chữ “ưu” của viên chánh chủ khảo, phúc khảo. Ngài cảm động nghĩ thầm: “Viên đốc học Sơn Nam thực là một người tôi hiền. Không có hắn thì mất một vị thủ khoa có học vấn uyên thâm” Ngài liền xuống chiếu cất viên đốc học Sơn Nam lên chức học bộ thượng thư và ban lệnh cho đòi viên thủ khoa Bể đến triều bệ kiến.
Mười hôm sau, một người quần áo nâu, đi đất tiến đến cửa Ngọ môn. Nghe người ấy xung danh là ông đồ Bể vừa nhận được chiếu chỉ mời vào triều bệ kiến, quân lính không tin và đến trình các quan để các quan tâu lên thiên tử. Thiên tử nghe tâu cười ngất, truyền cho dẫn người kỳ dị vào hầu.
Ngắm vẻ mặt khôi ngô và nghe lời biện bạch thâm thúy, vua biết ngay rằng đó là một bậc chân tài. Ngài liền phán:
- Sao mũ áo trẫm ban cho, ngươi không dùng?
- Dạ kẻ hạ thần tự xét không xứng đáng với phẩm phục của triều đình.
Dứt lời liền mở khăn gói lấy mũ áo kính cẩn dâng lên.
Vua cười:
- Trẫm đã xét lại văn bài của ngươi rồi, ngươi thật đáng đậu thủ khoa. Vậy trẫm cho phép nhà ngươi hãy vào trong sửa sang mũ áo chỉnh tề rồi ra đợi lệnh.
Đại danh của ông thủ khoa đồn khắp kinh thành và đến tận tai hoàng hậu ; hoàng hậu liền vời vào nội cung để xem mặt. Rồi sau khi ban thưởng một chén rượu thọ, ngài truyền thủ khoa thuật lại câu chuyện gặp thần mà thủ khoa nói sơ trong bản văn dâng lên thiên tử.
Thủ khoa không quen uống rượu nên mới nhấp một chén đã chếnh choáng nóng bừng mặt. Vì thế ông không còn đủ sáng suống để giữ gìn, đem hết sự thực ra kể. Tới đoạn viên chủ khảo định hạ bút phê liệt, chữ “Liệt” lại hóa ra chữ “ưu”, hoàng hậu chau mày nói:
- Tên chủ khảo gian trá đến bực ấy mà sao thiên tử lại cất hắn lên chức học bộ thượng thư?
Hoàng hậu bèn truyền thủ khoa theo đến trước mặt thiên tử và kể lại câu chuyện thi cử để ngài nghe. Lúc bấy giờ ông thủ khoa đã tỉnh rượu, nhưng không dám giấu giếm một điều gì, vì đã trót một lần thuật hết sự thực.
Vua nổi cơn thịnh nộ, lập tức xuống chiếu đòi viên thượng thư học bộ đến trước ngai rồng mà mắng rằng:
- Trẫm giao cho nhà ngươi cái trọng trách kén chọn nhân tài, ai ngờ ngươi chỉ tưởng đến ăn lễ chứ không nghĩ gì đến sự phó thác ân cần của trẫm. Như những bài thơ của viên thủ khoa đây mà ngươi định phê “liệt” thật không còn coi ai ra gì nữa. Tội khi quân này đáng lẽ phải xử trảm, nay trẫm hãy tạm giáng ngươi xuống chức huấn đạo cho ngươi ăn năn sửa mình.
Viên thượng thư sợ hãi mướt mồ hôi cúi đầu đứng im thin thít vì không hiểu sao hoàng thượng lại đoán biết được ý nghĩ thầm kín của mình.
* * * * * * * *
Mùa thu năm sau ông thủ khoa Bể lại tới kinh đô thi hội và thi đình. Lần này ông y phục chỉnh tề, ung dung cưỡi ngựa trắng vua ban, và không phải khệ nệ mang theo lều chiếu như ngày đi thi hương nữa. Nhưng cái khăn gói nâu cũ ông vẫn khoác bên vai, vì ông vẫn nghèo như xưa, tuy đã đậu thủ khoa, mà vẫn không tiền mượn tiểu đồng. Hôm ông vào bệ kiến, thiên tử ban vàng, ban lụa ông đều từ chối, nói chưa có công trạng gì, ông không dám nhận của nhà vua.
Đến trước tòa miếu cổ, ông thủ khoa xuống ngựa cho đúng với chữ “hạ mã” đề trên mốc đá, vả lại ông đã có lòng kính mến ông thần. Ông kính mến ông thần không phải vì nếu không có ông thần giúp mà viên chủ khảo ăn lễ đút lót thì ông chẳng thể nào đỗ được! Ông kính mến ông thần là vì ông phục lòng hào hiệp của một kẻ thù quân tử: thù ghét, ông thần đã không vật chết ông ngay mà còn chờ khi ông phạm tội mới dám hạ thủ. Như thế, kể cũng là một ông thần anh hùng.
Ông vừa xuống ngựa định vào miếu thì ông thần đã hiện lên chắp tay vái ông:
- Kính chào ông hai lần thủ khoa.
Ông thủ khoa Bể đáp lễ rồi ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại hai lần thủ khoa?
- Vì đỗ đầu rồi, bác lại còn lai kinh ứng thí nữa mà vẫn đỗ đầu.
Cả hai cùng cười. Ông thần chắp tay nói:
- Thôi chúc bác thượng lộ bình an. Khi nào đỗ trạng, tôi sẽ đem lễ đến mừng.
Dứt lời, thần lại biến đi.
Ông thủ khoa Bể tới kinh đô thi hội xong thi đình, quả nhiên đỗ trạng nguyên.
Hoàng thượng ban yến. Lúc các quan tân khoa đang ngồi dự tiệc bỗng một người đến trước Ngọ môn xin vào bệ kiến, nói việc rất quan trọng. Vua cho vào.
Người ấy đến nơi, ông trạng Bể sửng sốt đứng quỳ tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, người này chính là thần miếu cổ trong câu chuyện “liệt, ưu”.
Vua cười phán hỏi ông thần:
- Ngươi xin bệ kiến có mục đích gì?
- Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần đến dâng lời kính mừng bệ hạ đã kén chọn được những vị tân khoa có chân tài. Hạ thần xin bệ hạ cho phép hạ thần được tặng ông bạn trạng nguyên một vật kỷ niệm. Vừa nói vừa giơ ra một cái nhẫn kim cương nạm trong bạch kim, rồi lại nói:
- Muôn tâu bệ hạ, nhẫn này có một đức tính rất lạ, là đeo vào ngón tay thì không ai nói dối mình được một câu. Vì hễ ai nói dối thì mình thấy viên kim cương trong sáng này vẩn đục ngay như tro. Còn nếu mình mà cố ý nói dối thì nhẫn sẽ bay đi không trở về nữa.
Vua đỡ lấy chiếc nhẫn kỳ dị ngắm nghía. Lúc ngài ngẩng lên thì ông thần đã biến mất. Ngài liền thân đeo nhẫn vào ngón tay út trạng nguyên vì nhẫn rất nhỏ.
Rồi ngài phán hỏi:
- Cớ sao thần miếu cổ lại tặng khanh cái nhẫn ấy?
- Muôn tâu bệ hạ, thần suốt đời chưa từng nói dối một câu. Nguyên trước thần miếu cổ là kẻ thù của hạ thần, chỉ rình thần nói dối một câu là vật chết.
Vua cười nói tiếp:
- Nhưng vì khanh không nói dối nên hắn không làm gì nổi phải không?
- Muôn tâu bệ hạ.
Muốn thử phép thiêng của nhẫn thần, vua hỏi một vị tiến sĩ trẻ tuổi:
- Khanh có vợ chưa?
Ông tiến sĩ biết rằng công chúa Liên Hương tài sắc hoàn toàn và ông ta lại đương có dã tâm bỏ vợ tào khang, liền sung sướng quì tâu:
- Muôn tâu thánh thượng, kẻ hạ thần vì nhà nghèo nên chưa dám nghĩ đến đàng gia thất.
Vua quay sang phía trạng nguyên cười phán:
- Khanh giở nhẫn ra xem.
Quả nhiên mặt kim cương đang sáng bỗng xạm lại như màu tro. Vua phá lên cười. Và các ông tân khoa đã chếnh choáng hơi men cũng cất tiếng cười theo.
- Thế là khanh nói dối rồi nhé!
Ông tân khoa bẽn lẽn, mặt đỏ lên, rồi tái đi, rồi cũng xạm theo màu tro như mặt nhẫn.
Vua lại hỏi trạng nguyên:
- Còn trạng nguyên thì hẳn cũng đã có vợ rồi?
Trạng thẳng thắn đáp:
- Muôn tâu bệ hạ chưa ạ.
Vừa nói vừa giơ nhẫn ra, mặt nhẫn đã trở lại trong sáng như trước. Vua cười:
- Khanh làm thế là thừa, vì nếu khanh nói dối ta nhẫn đã bay mất rồi còn đâu.
Buổi chiều, các ông tân khoa lại được hoàng thượng và hoàng hậu vời vào dự yến trong nội cung một lần nữa. Trong tiệc yến này có cả công chúa Liên Hương và các nàng công chúa khác. Để các công chúa ngồi dự tiệc với các ông tân khoa, đó là một điều hiếm có ở các triều đình Á-đông. Nhưng trong truyện này, hoàng hậu và hoàng thượng ưa những sự giản dị, thẳng thắn, không bắt các công chúa xinh đẹp phải cấm cung.
Đương khi yến ẩm, các nàng công chúa tâu với hoàng hậu truyền trạng nguyên đưa cho xem chiếc nhẫn thần. Hoàng thượng phán:
- Các con muốn xem nhẫn thần phải tuyên bố câu này : “Trong đời con, con chưa từng nói dối bao giờ”.
Các nàng công chúa lần lượt vâng lệnh. Nhưng sau mỗi câu tuyên bố, hoàng thượng và hoàng hậu lại phá lên cười vì thấy mặt nhẫn của trạng nguyên vẩn đục.
Đến lượt công chúa Liên Hương, nàng khép nép tâu rằng:
- Muôn tâu phụ vương, vương mẫu, con xin phép đổi và thêm bớt vài chữ trong câu tuyên bố có được không ạ?
Hoàng thượng mỉm cười đáp:
- Được.
Công chúa liền tâu:
- Trong đời con một đôi khi con cũng nói dối nhưng là những câu nói dối vô hại, hoặc vì phép xã giao, hoặc vì lòng nhân đạo.
Sau khi nhận thấy mặt nhẫn vẫn sáng, hoàng hậu ban lời khen ngợi lòng thành thực và tính ngay thẳng của công chúa Liên Hương. Rồi hoàng thượng truyền trạng nguyên đưa nhẫn cho công chúa xem.
Ông trạng Bể tâu:
- Muôn tâu thánh thượng và hoàng hậu, câu tuyên bố của công chúa Liên Hương tỏ rằng công chúa là một thiếu nữ thông minh, lịch thiệp và nhân từ. Vậy hạ thần xin phép thánh thượng và hoàng hậu kính tặng công chúa cái nhẫn thần này.
Vừa nói vừa tháo nhẫn dâng lên vua. Vua trao cho hoàng hậu, hoàng hậu mỉm cười đeo vừa khít vào ngón tay giữa của công chúa Liên Hương vì bàn tay của công chúa rất bé nhỏ xinh xắn. Công chúa Liên Hương sung sướng đỏ mặt đứng dậy bẽn lẽn nói:
- Tôi xin cám ơn ông trạng nguyên.
Hoàng thượng cười nhìn công chúa:
- Con nên tặng lại trạng nguyên một vật kỷ niệm chứ?
Công chúa Liên Hương liền lấy chiếc khăn hồng nhờ vua cha trao cho ông trạng Bể mà nói rằng:
- Chiếc khăn này tự tay tôi thêu lấy, xin kính tặng ông trạng nguyên.
Chẳng nói các bạn độc giả của tôi cũng đoán biết rằng ông trạng Bể sẽ lấy công chúa Liên Hương và công chúa Liên Hương sẽ là người vợ hiền, vì suốt đời không dám nói dối chồng một câu, sợ nhẫn bay đi mất.
KHÁI HƯNG 1939
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ông Đồ Bể - KHÁI HƯNG 1939
Rồi ghé sát tai ông đồ, ông thần thì thào:
- Chẳng nói giấu gì bác, nhờ trời, nhà tôi giầu có. Tôi đã đem theo đây bốn nén vàng để phòng phải ông chánh chủ khảo có máu tham đồng, đổi trắng thay đen, thì sẽ tùy cơ ứng biến. Đây bác cầm hai nén rồi ngay đêm nay chúng ta cùng nhau tìm vào nhà riêng của ông đốc học.
Ông đồ Bể từ chối, nói thà rằng không đỗ, chứ nhất định không chịu đút lót, lễ lạt để mất cả phẩm giá con người.
Đến đây ông thần mới tỉnh ngộ và hiểu rằng không có cách gì, không thể dùng mưu thần chước quỷ nào hại nổi một người chính trực, quang minh như ông đồ Bể được.
Lòng thù ghét của ông thần đối với ông đồ vụt đổi ra lòng cảm phục. Từ nay ông sẽ cứ ở luôn bên mình ông đồ như trước để ủng hộ chứ không phải hãm hại nữa.
Vì thế ông đồ Bể lọt vào được bốn kỳ cũng là nhờ ở sức giúp đỡ của ông thần. Kỳ nào chấm đến bài của ông đồ Bể, ông chánh chủ khảo cũng nhận thấy văn chương lỗi lạc đáng được phê ưu. Nhưng ông nghĩ thầm : “Thằng này cậy có tài không thèm biết đến ta. Vậy ta thử phê cho nó hỏng tuột xem nó còn chỉ cậy ở văn tài và học lực nữa không”. Và ông mỉm cười thong thả viết chữ “liệt” đỏ rất to, rồi khinh bỉ vứt quyển thi sang một bên. Điều ông không ngờ là chữ liệt của ông chỉ là chữ “ưu”. Ông thần đã đưa tay viết chữ nọ hóa chữ kia mà ông vẫn không biết.
Thế rồi, xong bốn kỳ thi, ông đồ Bể đậu thủ khoa. Thành thử cái người mà ông chánh chủ khảo định để đỗ đầu phải tụt xuống thứ hai. Chính ông cũng không hiểu tại sao. Ông đành thở dài trả lại người ấy hai mươi nén bạc, trong số năm mươi nén mà được người ấy đã khấn ông để mua cho bằng được cái hương khôi. Ông đồ Bể thẳng thắn tự nhủ : “Đấy, ta đã bảo các quan trường công chính! Quả có sai đâu!”.
Hôm xướng danh, thiên hạ nô nức đi xem. Các cô thiếu nữ Long thành chen vai thích cánh để được thấy mặt ông thủ khoa. Nhưng ông này chẳng buồn để ý tới một cô gái nào, tiến thẳng lại các quan trường, vái dài rồi vội vàng lĩnh lấy mũ áo vua ban ra đi.
Sợ món tiền lộ phí thiếu hụt, nếu ông còn dềnh dàng ở lại xem các nơi danh thắng chốn đế đô, ngay hôm ấy, ông tân khoa trở về làng.
Khi qua miếu cũ, ông thần ra đón tiếp:
- Chào ông cống mới.
Ông thủ khoa đoán chừng người bạn cùng đường đã lạc đề nên lủi mất ngay từ khi nghe tìn mình trúng cử, liền an ủi mấy câu:
- Thi cử chẳng qua ăn nhau về số mệnh. Thôi thì khoa này chẳng đậu, bác chờ khoa sau… Có tài như bác, lo gì!
Ông thần cười nói:
- Lần đầu tiên bác nói dối đấy nhé. Bác thừa biết rằng phải có tài lỗi lạc như bác mới đáng đỗ sao bác còn đem câu khách sáo về số mệnh ra an ủi tôi.
Ông thủ khoa cũng cười. Ông thần lại nói:
- Nhưng nay dù bác có nói dối một câu vô tội với người hỏng thi để người ấy khỏi buồn lòng tôi cũng không tìm cách trị tội bác đâu. Vì nay bác đã trở nên bạn chí thân của tôi rồi.
Ông thủ khoa ngơ ngác không hiểu. Ông thần liền đem chuyện thực ra kể, từ hôm ông đồ qua miếu không ngả nón cúi đầu cho tới hôm ông trúng cử.
Nói xong ông thần biến mất.
Ông thủ khoa buồn rầu thầm nghĩ : “Thì ra nhờ có thần mình mới đỗ! Như thế cái thủ khoa của mình không giá trị gì!”.
Ý nghĩ ấy vẫn lẩn quẩn trong óc, ông lủi thủi về tới đầu làng. Vì thế, thấy dân làng tấp nập mang cờ, mang lọng ra đón rước, ông xua tay nói:
- Xin mời các ông về cho. Tôi chẳng đỗ đạt gì cả mà rước xách. Tôi vẫn là ông đồ Bể như xưa thôi các ông ạ.
Ai nấy kinh ngạc không hiểu và nhất định ép ông tân khoa ngồi lên võng. Xem chừng không từ chối nổi, ông thủ khoa đành phân trần:
- Tôi đỗ là nhờ sự may mắn, một sự bất công, nên thế nào rồi tôi cũng phải dâng sớ tâu lên đức hoàng thượng để xin ngài đánh hỏng tuột cái thủ khoa của tôi đi để tránh khỏi mọi sự gian trá do một hung thần bày ra. Vậy xin các ông có yêu tôi mà cho tôi ngồi võng để khiêng tôi về thì tôi xin vâng. Còn nói to tát rằng đón rước một ông thủ khoa thì quả thực tôi không dám nhận.
Dân làng cho là tân khoa quá nhún nhường nên cũng tuân theo mà hạ cờ im trống, rước ông về nơi nhà tranh chật hẹp. Mẹ già ông nghe tin ông đỗ đã đi vay tiền bà con mua một con bò, hai con lợn, chục thúng gạo tẻ, dăm thúng gạo nếp, chờ con về thì làm tiệc ăn khao. Nhưng ông thủ khoa khóc, lạy mẹ xin hãy để cho thong thả.
Rồi lập tức ông lấy giấy bút thảo một tờ sớ tâu thiên tử, kể hết đầu đuôi việc gặp thần và được thần giúp. Sau cùng ông xin hoàng thượng xuống chiếu tiêu hủy cái thủ khoa gian lận của ông.
Nhận được sớ của ông, vua và các quan trong triều đều kinh ngạc. Vua cho là một sự rất lạ, rất hiếm ở chốn nhân gian : một người đã được chấm đỗ đầu rồi còn dâng sớ khiếu oan, kêu rằng mình thực không đáng đỗ mà bỗng được người ta cho đỗ oan. Một quan ngự sử quỳ tâu:
- Kẻ hạ thần đồ rằng viên thủ khoa mắc chứng điên.
Vua cười phán:
- Hơn hết là đem các bài thi của hắn ra duyệt lại.
Khi một viên hàn lâm tốt giọng đã lần lượt đọc hết bốn bài văn, kinh nghĩa thơ, phú và văn sách của thủ khoa thì hoàng thượng trầm trồ khen ngợi:
- Văn bài quả thực đáng phê ưu.
Ngài bèn cầm các bài văn đọc lại một lượt nữa.
Và vì thế ngài thấy bốn chữ “ưu” của viên chánh chủ khảo, phúc khảo. Ngài cảm động nghĩ thầm: “Viên đốc học Sơn Nam thực là một người tôi hiền. Không có hắn thì mất một vị thủ khoa có học vấn uyên thâm” Ngài liền xuống chiếu cất viên đốc học Sơn Nam lên chức học bộ thượng thư và ban lệnh cho đòi viên thủ khoa Bể đến triều bệ kiến.
Mười hôm sau, một người quần áo nâu, đi đất tiến đến cửa Ngọ môn. Nghe người ấy xung danh là ông đồ Bể vừa nhận được chiếu chỉ mời vào triều bệ kiến, quân lính không tin và đến trình các quan để các quan tâu lên thiên tử. Thiên tử nghe tâu cười ngất, truyền cho dẫn người kỳ dị vào hầu.
Ngắm vẻ mặt khôi ngô và nghe lời biện bạch thâm thúy, vua biết ngay rằng đó là một bậc chân tài. Ngài liền phán:
- Sao mũ áo trẫm ban cho, ngươi không dùng?
- Dạ kẻ hạ thần tự xét không xứng đáng với phẩm phục của triều đình.
Dứt lời liền mở khăn gói lấy mũ áo kính cẩn dâng lên.
Vua cười:
- Trẫm đã xét lại văn bài của ngươi rồi, ngươi thật đáng đậu thủ khoa. Vậy trẫm cho phép nhà ngươi hãy vào trong sửa sang mũ áo chỉnh tề rồi ra đợi lệnh.
Đại danh của ông thủ khoa đồn khắp kinh thành và đến tận tai hoàng hậu ; hoàng hậu liền vời vào nội cung để xem mặt. Rồi sau khi ban thưởng một chén rượu thọ, ngài truyền thủ khoa thuật lại câu chuyện gặp thần mà thủ khoa nói sơ trong bản văn dâng lên thiên tử.
Thủ khoa không quen uống rượu nên mới nhấp một chén đã chếnh choáng nóng bừng mặt. Vì thế ông không còn đủ sáng suống để giữ gìn, đem hết sự thực ra kể. Tới đoạn viên chủ khảo định hạ bút phê liệt, chữ “Liệt” lại hóa ra chữ “ưu”, hoàng hậu chau mày nói:
- Tên chủ khảo gian trá đến bực ấy mà sao thiên tử lại cất hắn lên chức học bộ thượng thư?
Hoàng hậu bèn truyền thủ khoa theo đến trước mặt thiên tử và kể lại câu chuyện thi cử để ngài nghe. Lúc bấy giờ ông thủ khoa đã tỉnh rượu, nhưng không dám giấu giếm một điều gì, vì đã trót một lần thuật hết sự thực.
Vua nổi cơn thịnh nộ, lập tức xuống chiếu đòi viên thượng thư học bộ đến trước ngai rồng mà mắng rằng:
- Trẫm giao cho nhà ngươi cái trọng trách kén chọn nhân tài, ai ngờ ngươi chỉ tưởng đến ăn lễ chứ không nghĩ gì đến sự phó thác ân cần của trẫm. Như những bài thơ của viên thủ khoa đây mà ngươi định phê “liệt” thật không còn coi ai ra gì nữa. Tội khi quân này đáng lẽ phải xử trảm, nay trẫm hãy tạm giáng ngươi xuống chức huấn đạo cho ngươi ăn năn sửa mình.
Viên thượng thư sợ hãi mướt mồ hôi cúi đầu đứng im thin thít vì không hiểu sao hoàng thượng lại đoán biết được ý nghĩ thầm kín của mình.
* * * * * * * *
Mùa thu năm sau ông thủ khoa Bể lại tới kinh đô thi hội và thi đình. Lần này ông y phục chỉnh tề, ung dung cưỡi ngựa trắng vua ban, và không phải khệ nệ mang theo lều chiếu như ngày đi thi hương nữa. Nhưng cái khăn gói nâu cũ ông vẫn khoác bên vai, vì ông vẫn nghèo như xưa, tuy đã đậu thủ khoa, mà vẫn không tiền mượn tiểu đồng. Hôm ông vào bệ kiến, thiên tử ban vàng, ban lụa ông đều từ chối, nói chưa có công trạng gì, ông không dám nhận của nhà vua.
Đến trước tòa miếu cổ, ông thủ khoa xuống ngựa cho đúng với chữ “hạ mã” đề trên mốc đá, vả lại ông đã có lòng kính mến ông thần. Ông kính mến ông thần không phải vì nếu không có ông thần giúp mà viên chủ khảo ăn lễ đút lót thì ông chẳng thể nào đỗ được! Ông kính mến ông thần là vì ông phục lòng hào hiệp của một kẻ thù quân tử: thù ghét, ông thần đã không vật chết ông ngay mà còn chờ khi ông phạm tội mới dám hạ thủ. Như thế, kể cũng là một ông thần anh hùng.
Ông vừa xuống ngựa định vào miếu thì ông thần đã hiện lên chắp tay vái ông:
- Kính chào ông hai lần thủ khoa.
Ông thủ khoa Bể đáp lễ rồi ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại hai lần thủ khoa?
- Vì đỗ đầu rồi, bác lại còn lai kinh ứng thí nữa mà vẫn đỗ đầu.
Cả hai cùng cười. Ông thần chắp tay nói:
- Thôi chúc bác thượng lộ bình an. Khi nào đỗ trạng, tôi sẽ đem lễ đến mừng.
Dứt lời, thần lại biến đi.
Ông thủ khoa Bể tới kinh đô thi hội xong thi đình, quả nhiên đỗ trạng nguyên.
Hoàng thượng ban yến. Lúc các quan tân khoa đang ngồi dự tiệc bỗng một người đến trước Ngọ môn xin vào bệ kiến, nói việc rất quan trọng. Vua cho vào.
Người ấy đến nơi, ông trạng Bể sửng sốt đứng quỳ tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, người này chính là thần miếu cổ trong câu chuyện “liệt, ưu”.
Vua cười phán hỏi ông thần:
- Ngươi xin bệ kiến có mục đích gì?
- Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần đến dâng lời kính mừng bệ hạ đã kén chọn được những vị tân khoa có chân tài. Hạ thần xin bệ hạ cho phép hạ thần được tặng ông bạn trạng nguyên một vật kỷ niệm. Vừa nói vừa giơ ra một cái nhẫn kim cương nạm trong bạch kim, rồi lại nói:
- Muôn tâu bệ hạ, nhẫn này có một đức tính rất lạ, là đeo vào ngón tay thì không ai nói dối mình được một câu. Vì hễ ai nói dối thì mình thấy viên kim cương trong sáng này vẩn đục ngay như tro. Còn nếu mình mà cố ý nói dối thì nhẫn sẽ bay đi không trở về nữa.
Vua đỡ lấy chiếc nhẫn kỳ dị ngắm nghía. Lúc ngài ngẩng lên thì ông thần đã biến mất. Ngài liền thân đeo nhẫn vào ngón tay út trạng nguyên vì nhẫn rất nhỏ.
Rồi ngài phán hỏi:
- Cớ sao thần miếu cổ lại tặng khanh cái nhẫn ấy?
- Muôn tâu bệ hạ, thần suốt đời chưa từng nói dối một câu. Nguyên trước thần miếu cổ là kẻ thù của hạ thần, chỉ rình thần nói dối một câu là vật chết.
Vua cười nói tiếp:
- Nhưng vì khanh không nói dối nên hắn không làm gì nổi phải không?
- Muôn tâu bệ hạ.
Muốn thử phép thiêng của nhẫn thần, vua hỏi một vị tiến sĩ trẻ tuổi:
- Khanh có vợ chưa?
Ông tiến sĩ biết rằng công chúa Liên Hương tài sắc hoàn toàn và ông ta lại đương có dã tâm bỏ vợ tào khang, liền sung sướng quì tâu:
- Muôn tâu thánh thượng, kẻ hạ thần vì nhà nghèo nên chưa dám nghĩ đến đàng gia thất.
Vua quay sang phía trạng nguyên cười phán:
- Khanh giở nhẫn ra xem.
Quả nhiên mặt kim cương đang sáng bỗng xạm lại như màu tro. Vua phá lên cười. Và các ông tân khoa đã chếnh choáng hơi men cũng cất tiếng cười theo.
- Thế là khanh nói dối rồi nhé!
Ông tân khoa bẽn lẽn, mặt đỏ lên, rồi tái đi, rồi cũng xạm theo màu tro như mặt nhẫn.
Vua lại hỏi trạng nguyên:
- Còn trạng nguyên thì hẳn cũng đã có vợ rồi?
Trạng thẳng thắn đáp:
- Muôn tâu bệ hạ chưa ạ.
Vừa nói vừa giơ nhẫn ra, mặt nhẫn đã trở lại trong sáng như trước. Vua cười:
- Khanh làm thế là thừa, vì nếu khanh nói dối ta nhẫn đã bay mất rồi còn đâu.
Buổi chiều, các ông tân khoa lại được hoàng thượng và hoàng hậu vời vào dự yến trong nội cung một lần nữa. Trong tiệc yến này có cả công chúa Liên Hương và các nàng công chúa khác. Để các công chúa ngồi dự tiệc với các ông tân khoa, đó là một điều hiếm có ở các triều đình Á-đông. Nhưng trong truyện này, hoàng hậu và hoàng thượng ưa những sự giản dị, thẳng thắn, không bắt các công chúa xinh đẹp phải cấm cung.
Đương khi yến ẩm, các nàng công chúa tâu với hoàng hậu truyền trạng nguyên đưa cho xem chiếc nhẫn thần. Hoàng thượng phán:
- Các con muốn xem nhẫn thần phải tuyên bố câu này : “Trong đời con, con chưa từng nói dối bao giờ”.
Các nàng công chúa lần lượt vâng lệnh. Nhưng sau mỗi câu tuyên bố, hoàng thượng và hoàng hậu lại phá lên cười vì thấy mặt nhẫn của trạng nguyên vẩn đục.
Đến lượt công chúa Liên Hương, nàng khép nép tâu rằng:
- Muôn tâu phụ vương, vương mẫu, con xin phép đổi và thêm bớt vài chữ trong câu tuyên bố có được không ạ?
Hoàng thượng mỉm cười đáp:
- Được.
Công chúa liền tâu:
- Trong đời con một đôi khi con cũng nói dối nhưng là những câu nói dối vô hại, hoặc vì phép xã giao, hoặc vì lòng nhân đạo.
Sau khi nhận thấy mặt nhẫn vẫn sáng, hoàng hậu ban lời khen ngợi lòng thành thực và tính ngay thẳng của công chúa Liên Hương. Rồi hoàng thượng truyền trạng nguyên đưa nhẫn cho công chúa xem.
Ông trạng Bể tâu:
- Muôn tâu thánh thượng và hoàng hậu, câu tuyên bố của công chúa Liên Hương tỏ rằng công chúa là một thiếu nữ thông minh, lịch thiệp và nhân từ. Vậy hạ thần xin phép thánh thượng và hoàng hậu kính tặng công chúa cái nhẫn thần này.
Vừa nói vừa tháo nhẫn dâng lên vua. Vua trao cho hoàng hậu, hoàng hậu mỉm cười đeo vừa khít vào ngón tay giữa của công chúa Liên Hương vì bàn tay của công chúa rất bé nhỏ xinh xắn. Công chúa Liên Hương sung sướng đỏ mặt đứng dậy bẽn lẽn nói:
- Tôi xin cám ơn ông trạng nguyên.
Hoàng thượng cười nhìn công chúa:
- Con nên tặng lại trạng nguyên một vật kỷ niệm chứ?
Công chúa Liên Hương liền lấy chiếc khăn hồng nhờ vua cha trao cho ông trạng Bể mà nói rằng:
- Chiếc khăn này tự tay tôi thêu lấy, xin kính tặng ông trạng nguyên.
Chẳng nói các bạn độc giả của tôi cũng đoán biết rằng ông trạng Bể sẽ lấy công chúa Liên Hương và công chúa Liên Hương sẽ là người vợ hiền, vì suốt đời không dám nói dối chồng một câu, sợ nhẫn bay đi mất.
KHÁI HƯNG 1939