Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Ông Già Đầu Bạc_ Tôn Thất Soạn.

Nói đến biệt danh “Ông già đầu bạc” thì anh em trong binh chủng Mũ Xanh chúng ta đều biết là nhắc đến ai rồi. Trong số chiến hữu của chúng ta, có nhiều người được anh em nhắc tới bằng biệt danh,

Nói đến biệt danh “Ông già đầu bạc” thì anh em trong binh chủng Mũ Xanh chúng ta đều biết là nhắc đến ai rồi. Trong số chiến hữu của chúng ta, có nhiều người được anh em nhắc tới bằng biệt danh, như ông Hai Chùa, Châu Phước Hiệp... nhưng khi nói đến “Ông già đầu bạc” thì ai cũng bày tỏ lòng kính trọng lẫn niềm thân thương, dù trong thời gian nào, hoàn cảnh nào.

 

Ðó là Ðại tá Nguyễn Thành Yên, Tư lệnh phó Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam.  

Gốc người Ðà Lạt, ông xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia. Ông phục vụ trong đơn vị Nhảy Dù với cấp bậc Thiếu úy, chiến đấu ngoài Bắc. Năm 1954, khi Hiệp định Geneve ký kết, ông cùng đơn vị di chuyển về Nam.

 Năm 1956, Trung úy Yên tình nguyện thuyên chuyển về Thủy Quân Lục Chiến. Ðơn vị này đang được hình thành gồm quân số từ các đơn vị như Giang Thuyền, Comando ở ngoài Bắc di chuyển và cộng với các Ðại đội Giang Thuyền miền Trung và Comando miền Nam.  

Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến là đơn vị được bắt đầu thành lập tại Rạch Dừa, Vũng Tàu. Sau đó di chuyển ra bán đảo Cam Ranh để tiếp tục trang bị, huấn luyện và bổ sung quân số từ các trạm tuyển mộ tân binh Thủy Quân Lục Chiến. Trung úy Yên đảm nhiệm chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến kể từ thời gian này (1959).

 Là một quân nhân thuần túy, lúc nào ông cũng thi hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp trên, hoàn tất mọi công tác giao phó, hăng say vì lý tưởng Quốc gia, vì Quân đội và vì Binh chủng. Tính tình ông cởi mở, bộc trực, không hề dùng mưu mô, thủ đoạn để hại người, không tư lợi riêng dù ông có gia đình khá đông (một vợ, 10 con).

 Ông thương yêu chiến hữu dưới quyền như anh em trong nhà. Ðôi khi có vài quân nhân vi phạm kỷ luật, ông nóng giận và có thói quen xoa mái tóc bạc hớt ngắn bằng tay mặt, nói vài câu rồi “hự, hự” như hỏi nên ông có thêm một biệt danh nữa là “Ông già hự”. Sau đó là màn lên cùi chỏ, lên gối, để trừng phạt cảnh cáo... Nhưng vì nhỏ con nên đôi lúc cả hai đều ngã té, rồi lại đứng dậy ôm nhau cười xòa, không giận hờn hay để tâm trù dập. Trong binh chủng, không những ông được mọi cấp thương mến vì tính tình cởi mở mà ông còn được kính nể hơn về lòng gan dạ và tài chỉ huy khi chiến đấu ngoài mặt trận. Ông là một sĩ quan đàn anh đã góp công không nhỏ để mang về vinh quang cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và danh dự cho Binh chủng chúng ta từ lúc mới thành lập cho đến khi lớn mạnh sau này, trong cuộc chiến tranh chống quân Cộng sản Bắc Việt

 Tôi còn nhớ cái chiến dịch mà Việt cộng thổi phồng là “Phong trào đồng khởi” năm 1960. Sự việc chỉ giản dị là: cán bộ Cộng sản nằm vùng xúi dục và bắt đàn bà con nít trên đường đi chợ, ra quận Giồng Trôm và Mõ Cày biểu tình chống chính quyền Quốc gia. Liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu tá Lê Như Hùng chỉ huy, nhận lệnh Bộ Tổng tham mưu, điều động Tiểu đoàn 2 do Trung úy Nguyễn Thành Yên làm Tiểu đoàn trưởng, giàn quân giữ an ninh khu vực quận Giồng Trôm và trục lộ đi về tỉnh lỵ Trúc Giang (Kiến Hòa). Tiểu đoàn 1 do Ðại úy Nguyễn Văn Tài làm Tiểu đoàn trưởng, giữ an ninh khu vực quận Mõ Cày và trục lộ đi về tỉnh lỵ.

 Suốt thời gian hoạt động trong khu vực trách nhiệm, các đơn vị chỉ chạm địch lẻ tẻ ở cấp Tiểu đội. Các Ðại đội chuyển sang chiến thuật mới là phân tán mỏng các toán biệt kích để tiện việc săn lùng, tiêu diệt địch và đồng thời dò xét tình hình để kịp thời đối phó. Trung úy Yên đã cho một số quân nhân giả dạng thường dân làm tài xế xe lôi đạp, hoặc gắn máy để chở đồng bào trên đường ra chợ Giồng Trôm, xuống quận Bình Ðại hay quận Ba Tri hoặc lên tỉnh lỵ Trúc Giang. Một vài anh em chưa quen lái xe lôi và đường lại nhiều ổ gà nên đôi lúc xe ngã đổ, khiến hành khách lẫn tài xế và đồ đạc nhào hết xuống đất. May mắn không ai bị thương, chỉ có tài xế “giả” bị hành khách mắng chưởi... tối về đơn vị kể lại cười vỡ bụng. Ðôi lúc Trung úy Yên cũng muốn làm thử “tài xế xe lôi” chạy đêm về tỉnh lỵ Trúc Giang, tôi phải can ngăn nhiều lần ông mới thôi (thời gian này tôi giữ chức vụ Tiểu đoàn phó tiểu đoàn 2).

 Tửu lượng Trung úy Yên rất khá, và khi đã ngà ngà thì coi trời bằng vung. Về tửu lượng thì tôi cũng có thể theo kịp ông nhưng lúc nào cũng phải tự kiềm chế để nắm vững tình hình. Những Ðại đội trưởng kỳ cựu lúc đó là: Trung úy Cổ Tấn Tinh Châu, Trung úy Nguyễn Văn Hay tự Hai Chùa, Trung úy Nguyễn Công Minh tự Emile, Trung úy Nguyễn Văn Khái, Trung úy Ðỗ Kỳ ban 3. Các Hạ sĩ quan như: Thượng sĩ Chung Văn Nghiêm, Thượng sĩ Lộc, Thượng sĩ Minh, Trung sĩ Ngưu, Trung sĩ Thi, Thượng sĩ Thạch Xút, Thượng sĩ Sơn Xil, Hạ sĩ La Kum (người có bàn tay cứng như sắt, đã từng bóp một con heo to trung bình đến ngạt thở mà chết), cùng rất nhiều quân nhân khác.

 Họ là những quân nhân can trường, nhiều kinh nghiệm chiến đấu, từ những Ðại đội Comando Trung, Nam, Bắc hoặc từ những đơn vị giáo phái miền Nam. Càng sống lâu với họ, tôi càng thương mến họ hơn vì tinh thần chống Cộng triệt để, tình đoàn kết đơn vị và họ luôn hãnh diện được đội chiếc mũ nồi xanh và bộ quân phục rằn ri với hình những đợt sóng đại dương đập vào bờ.

Lúc này, tình hình ở khu vực quận Mõ Cày do Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đóng, có vẻ sôi động. Trong một cuộc truy lùng địch trong khu rừng dừa rậm rạp, Tiểu đội do Thượng sĩ Phạm Khắc Dật chỉ huy đã bị địch dùng chiến thuật độn thổ phục kích, đánh xáp lá cà bằng lưỡi lê, mã tấu. Với tinh thần chiến đấu gan dạ và dũng mãnh, Tiểu đội đã chiến đấu kịch liệt, bẻ gãy được trận phục kích, bảo toàn được vũ khí. Tuy nhiên, Thượng sĩ Dật bị tử thương cùng một vài chiến sĩ khác bị thương nhẹ. Ðể tưởng nhớ một chiến sĩ đã anh dũng đền nợ nước, binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đã lấy tên anh đặt cho doanh trại Tiểu đoàn 1, tại Rừng Cấm, Thủ Ðức. Ðó là doanh trại đầu tiên của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến được đặt tên của một anh hùng Mũ Xanh.

 Sau này, đoạn đường từ chợ Thị Nghè dẫn tới doanh trại Tiểu đoàn Yểm trợ Thủy Bộ, cũng như doanh trại được đặt tên là Nguyễn Văn Nho. Thiếu tá Nguyễn Văn Nho, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, đã tử trận năm 1964 tại chiến trường Bình Giả. Ấp Bắc và Bình Giả là hai mặt trận lớn lúc bấy giờ.

 “Châu Phước Hiệp” biệt danh của Trung úy Châu, Ðại đội trưởng Ðại đội 3, Tiểu đoàn 1, lúc đó đang hoạt động tại Mõ Cày. Qua trận bị địch độn thổ phục kích, anh tức giận tung quân truy lùng địch tại xã Phước Hiệp. Kết quả địch đã phải trả một giá rất đắt, chúng vô cùng khiếp đảm và luôn tìm cách né tránh đơn vị ta. Từ đó anh nỗi tiếng với biệt danh “Châu Phước Hiệp”.

 Các sĩ quan của Tiểu đoàn 1 thời đó gồm: Trung úy Lê Văn Hiền, Tiểu đoàn phó, các Ðại đội trưởng có Trung úy Hoàng Tích Thông, Trung úy Nguyễn Thành Trí, Trung úy Lê Hằng Minh, Thiếu úy Võ Văn Vương, trưởng ban 3 và nhiều sĩ quan ưu tú khác.

 Sau gần 2 tháng hoạt động, tình hình an ninh trong tỉnh đã ổn định, Liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến rời Kiến Hòa về hoạt động ở Quân khu 5, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thiếu tá Lê Như Hùng được Tổng thống Ngô Ðình Diệm chọn là Chánh Võ phòng phủ Tổng thống và bàn giao chức vụ Liên đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến cho Thiếu Tá Lê Nguyên Khang.





 

http://www.usmilitariaforum.com/uploads//monthly_10_2007/post-1523-1192906319.jpg
Trung úy Yên được lệnh di chuyển Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến về tăng phái cho Tiểu khu Cà Mau, yểm trợ về mặt an ninh cho các khu trù mật đang được xây dựng. Ðặc biệt là khu trù mật ở quận Cái Nước do linh mục Nguyễn Lạc Hóa tổ chức. Vì địa bàn hoạt động quá rộng lớn và khả năng địch còn yếu, nên Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn đóng tại tỉnh lỵ. Các Ðại đội tung ra hoạt động riêng rẽ trong khu vực trách nhiệm, không có pháo binh và không quân yểm trợ như sau này. Ðại đội 2 của Trung úy Hai Chùa nhận nhiệm vụ yểm trợ cho khu trù mật của Linh mục Hóa. Ðại đội 3 do Trung uý Cổ Tấn Tinh Châu chỉ huy, đóng tại xã Cái Bát phía Nam khu trù mật khoảng 15 Km. Ðây là yết hầu quan trọng nằm giữa thủy lộ xuôi ra cửa sông Cái Bát, gặp sông Bảy Hạp. Phương tiện duy nhất để chuyển quân là xuồng tam bản của dân.

 Tuy hoạt động riêng rẽ trong khu vực trách nhiệm, nhưng các Ðại đội lúc nào cũng sẵn sàng yểm trợ lẫn nhau, do đó một Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn nhẹ do tôi (Soạn) chỉ huy, đóng chung với Ðại đội 3 để kịp thời điều động hay phối hợp tác chiến. Ðây là một vùng hoang vu hẻo lánh, chính quyền chưa có lực lượng cơ hữu, lâu nay bỏ ngõ cho địch muốn làm gì thì làm.

 Sau hơn một tháng hoạt động,tuy trong tình trạng phân tán mỏng đến cấp Tiểu đội, nhưng cũng không có cuộc chạm súng nào đáng kể, có chăng tiếng súng lẻ tẻ của du kích, hoặc ban đêm văng vẳng tiếng loa địch tuyên truyền từ thôn ấp xa xôi vọng về, hay rải truyền đơn chống đối.

 Rồi cũng tại vùng này, bỗng dưng có một biến cố tai hại xảy ra cho vị Tiểu đoàn trưởng: Cánh B (Bộ chỉ huy nhẹ Tiểu đoàn) nhận được công điện ngày mai có Tiểu đoàn trưởng đến thăm các Ðại đội ở Cái Nước và ban quân lương đem lương đến phát. Sáng hôm sau, Trung úy Yên cùng toán hộ tống, ban quân lương (Thượng sĩ Phát), tổng cộng 10 người, trang bị súng cá nhân (Carbin, Garant M1, Colt) và một trung liên BAR, xử dụng một thuyền gỗ chạy bằng động cơ, do tỉnh trưng dụng của dân. Tàu rời bến Cà Mau từ sáng sớm, đi theo tủy trình sông Bảy Hạp, vào rạch Cái Bát phải mất 5 tiếng đồng hồ mới đến vị trí đóng quân của Ðại đội 3 lúc 11 giờ sáng. Ðại đội 3 mở đường và giữ an ninh thủy trình dài 15 Km. Trong khi đó quân nhân Ðại đội 2 thay phiên cứ 3 người một xuồng ba lá về điểm tập trung để nhận lương và đồng thời ký gởi về gia đình. Sau đó họ trở về thay thế vị trí của Ðại đội 3, cùng chiếm giữ các địa điểm trọng yếu, hầu kịp thời tiếp ứng nhanh chóng. Tuy nhiên với chiều dài 15 Km, một Ðại đội không thể nào rải đủ.

 Sau khi thăm viếng và phát lương xong, khoảng 3 giờ chiều tàu chở Trung úy Yên và ban quân lương ra cửa sông Bảy Hạp để về Cà Mau. Nửa giờ đồng hồ sau, từ Cái Bát nghe nhiều tiếng súng nổ. Máy truyền tin của Trung đội án ngữ giữa đường báo là tàu của ban quân lương vừa qua khỏi vị trí chừng 15 phút thì nghe tiếng súng, có thể tàu bị phục kích, Trung đội đang di chuyển lên để tiếp ứng . Ðịch ước chừng một Trung đội địa phương, trang bị vũ khí cá nhân, đã nghiên cứu trước tình hình và địa thế, cũng có thể tin tức về toán phát lương bị lọt ra ngoài. Lý do các Trung đội đang sống lẫn với dân, trong khi trò chuyện anh em đã để lộ tin này nên địch đã chuẩn bị trước. Tại chỗ quanh co của con rạch, tàu chạy chậm lại, địch khai hoả làm trọng thương người lái, tàu không ai cầm lái nên ủi thẳng vào bờ. Các quân nhân và Trung úy Yên đã phản ứng kịp thời, ngăn cản ngay đợt xung phong đầu tiên của địch. Ngồi trên tàu, giữa giòng sông là mục tiêu tốt cho địch, mạn tàu làm bằng gỗ nên không có gì che chở. Thượng sĩ Phát và 2 binh sĩ khác tử thương. Trung úy Yên bị bắn vào ngực, máu ra lênh láng nhưng ông vẫn gan lì bắn trả bằng súng lục để các anh em khác vững tâm. Ðợt tấn công kế tiếp gồm 3 tên Việt cộng, chúng nhảy lên tàu. Tên đầu tiên không dùng tiểu liên mà lại dùng một phong pháo đang nổ như ta đốt pháo vào dịp Tết âm lịch. Hai tên khác sắp sửa nhảy lên thì vừa lúc Trung đội tiếp ứng đến, thật giống như trong phim. Vì sợ bắn nhầm quân bạn nên Trung đội tiếp ứng chỉ bắn thị uy vào hai bên bờ sông. Tuy nhiên các loạt súng này đã cứu vãn tình hình. Ðịch không ngờ có quân tăng viện, khiếp đãm trước sự chớp nhoáng này đã chém vè bỏ chạy tán loạn.

 Kiểm điểm lại tình hình, Thượng sĩ Phát và 2 binh sĩ cận vệ tử thương, 3 binh sĩ khác bị thương, Trung úy Yên bị thương nặng ở ngực, vũ khí được bảo toàn, két sắt đựng tiền của ban quân lương, thư từ của anh em quân nhân gửi về gia đình còn nguyên vẹn. Ðịch tháo chạy không kịp thu chiến lợi phẩm ngoài trừ một túi quân trang cá nhân.

 Lúc bấy giờ phương tiện tản thương bằng trực thăng chưa có, trong vùng Cà Mau chỉ duy nhất đường thủy. Chậm thì xuồng tam bản, nhanh hơn thì dùng đò hoặc máy đuôi tôm. May mắn thay có một tàu đò chạy từ phía cửa sông Bảy Hạp vào, Thượng sĩ Nghiệm đã nhanh trí chận chiếc tàu đò lại nhờ di chuyển mọi người về hướng Cà Mau . Ðến Cà Mau lúc 10 giờ đêm, thương binh được xe GMC của tiền trạm Tiểu đoàn chở về bệnh viện dân sự tỉnh. Ðường đến bệnh viện hơn 1 cây số đầy ổ gà, lại một phen làm cho vết thương của Trung úy Yên ra máu nhiều hơn. Số mạng “ông già đầu bạc” cũng lớn nên mới tới được bệnh viện và kịp thời cứu cấp. Sau này phòng nhì Tiểu khu còn cho biết thêm một tin tức khác: Khi Việt cộng biết Trung úy Yên chỉ bị thương và được đem về điều trị tại Dân Y viện Cà Mau, chúng dự định xử dụng trinh sát giả dạng thân nhân vào thăm nuôi để ám sát ông. Nhưng may thay, ngày hôm sau ông đã được xe cứu thương chở về bệnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển về Tổng Y Viện Cộng Hòa để chữa trị.

 Chỉ sau một thời gian ngắn dưỡng thương, sức khoẻ ông đã phục hồi, tinh thần sảng khoái, ông nôn nóng trở về đơn vị. Như một người anh cả đi xa lâu ngày trở về, mọi người đều hân hoan mừng đón. Từ đó đơn vị gặt hái hết chiến thắng này đến chiến thắng khác và lúc nào “ông già đầu bạc” cũng có mặt.

 Ðầm Dơi, địa danh mà chúng ta nghe trong khúc hành ca là nơi ghi chiến công của Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến vào ngày 10 tháng 9 năm 1963. Trong trận giải toả áp lực địch đang bao vây quận lỵ Ðầm Dơi, Tiểu đoàn 2 đã thu nhiều vũ khí cá nhân và 1 súng cộng đồng SKZ mang nhãn hiệu Trung Cộng.

 Trong cuộc đảo chánh Tổng thống Ngô Ðình Diệm, 1/11/63, phe đảo chánh đã cầm giữ Ðại úy Yên tại Bộ Tổng Tham mưu cùng với Ðại tá Cao Văn Viên và nhiều sĩ quan cao cấp khác vì cho rằng ông là một người công giáo ngoan đạo, là một quân nhân thuần túy không muốn dính líu vào chính trị, phe phái, nên sẽ không thi hành lệnh của lực lượng đảo chánh.

 Khi tình hình chính trị đã trở lại bình thường, Ðại úy Yên trở về phục vụ trong binh chủng với chức vụ Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn B, sau đó là Tư lệnh phó Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Ở chức vụ nào ông cũng là người của chiến trường sôi động. Từ vụ thu phục nhóm phản loạn FULRO ở Ban Mê Thuộc, chiến thắng Pleime ở Ðức Cơ, Bồng Sơn, Phù Cũ, Tam Quan, Ðồi Mười... đến đỉnh Mang Giang những đêm sương lạnh trên quốc lộ 19, nằm giữ an ninh cho đoàn xe xuôi về Qui Nhơn, ngược lên Pleiku.

 Những chiến thắng hào hùng của binh chủng đã được một phóng viên chiến trường người Nhật, anh Bunyo Ishikawa, lúc bấy giờ làm cho tờ Newsweek Mỹ, đăng những hình ảnh cùng bản tin ca ngợi sự chiến đấu anh dũng của các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và tài chỉ huy của các sĩ quan. Bức ảnh Trung tá Nguyễn Thành Yên, Tướng Westmoreland và sĩ quan chỉ huy của Mỹ đăng ngay trang bìa tờ báo dưới tựa đề: “Các cấp chỉ huy chiến trường trong cuộc chiến tranh Việt Nam”.

 Năm 1966, cuộc “Biến động Phật giáo miền Trung”, một lần nữa Trung tá Yên nhận lệnh điều động Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến gồm Tiểu đoàn 1 do Thiếu tá Tôn Thất Soạn làm Tiểu đoàn trưởng, và Tiểu đoàn 2 của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Lê Hằng Minh, ra miền Trung để vãn hồi an ninh trật tự. Ông và Trung tá Bùi Thế Lân, Tham mưu trưởng Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, cùng thăng cấp Ðại tá trong dịp này.

Ðầu năm 1970, ông rời binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, thuyên chuyển về phục vụ tại Biệt Khu Quảng Ðà. Chức vụ cuối cùng của ông là Phụ tá Hành quân cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1 Vùng I chiến thuật.

 Năm 1971, ông giải ngũ, về hưu trí ở Vĩnh Long. Ông sống trong một căn nhà có vườn cây ăn trái, cạnh một con rạch. Nhà này của Ðại tá Nguyễn Văn Hiệp binh chủng Biệt Ðộng Quân, anh em cột chèo với ông. Sau đó ông chết trong tai nạn tắm sông cạnh nhà, để lại biết bao thương tiếc cho mọi người.

 Chuỗi thời gian dài đã trôi qua với bao nhiêu biến đổi: đất nước tang thương, nhân dân ly tán, chiến hữu bị tù đày dưới chế độ Cộng sản... Vậy mà vừa đặt chân đến vùng đất tự do là anh em đã vội tìm bắt liên lạc với nhau, để xem ai còn ai mất. Mừng mừng tủi tủi hỏi nhau từ chuyện gia đình đến bạn hữu, từ chuyện hiện tại đến chuyện quá khứ. Có những chuyện cách đây 40 năm, nhưng anh em vẫn nhớ từng chi tiết, những địa danh như Cái Bát, Năm Căn, Cái Nước, Ðầm Dơi... nhắc tên từng chiến hữu, đến “Ông già đầu bạc” ai cũng nhắc với một niềm kính trọng và thương mến, cho dù ‘Vật đã đổi, sao đã dời’... Ðó là điều làm cho tôi cảm xúc nhất về tình chiến hữu, về tinh thần Mũ Xanh bất diệt. Ðó cũng là động cơ thúc đẩy tôi viết những giòng chữ này, giới thiệu vài nét đơn sơ về cuộc sống và chiến đấu của Ðại tá Nguyễn Thành Yên, nói lên cảm nghĩ chung của các chiến hữu mỗi khi nhắc đến “Ông già đầu bạc”.

( Sinh Tồn chuyển )

Xem Thêm

Những hình ảnh yêu quý trong QLVNCH .
Không biết những người lính trong những tấm hình này giờ ở đâu ?
Mong mọi điều bình an và may mắn đến với các anh.
vnch-19.jpg

Tuong Giang chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ông Già Đầu Bạc_ Tôn Thất Soạn.

Nói đến biệt danh “Ông già đầu bạc” thì anh em trong binh chủng Mũ Xanh chúng ta đều biết là nhắc đến ai rồi. Trong số chiến hữu của chúng ta, có nhiều người được anh em nhắc tới bằng biệt danh,

Nói đến biệt danh “Ông già đầu bạc” thì anh em trong binh chủng Mũ Xanh chúng ta đều biết là nhắc đến ai rồi. Trong số chiến hữu của chúng ta, có nhiều người được anh em nhắc tới bằng biệt danh, như ông Hai Chùa, Châu Phước Hiệp... nhưng khi nói đến “Ông già đầu bạc” thì ai cũng bày tỏ lòng kính trọng lẫn niềm thân thương, dù trong thời gian nào, hoàn cảnh nào.

 

Ðó là Ðại tá Nguyễn Thành Yên, Tư lệnh phó Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam.  

Gốc người Ðà Lạt, ông xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia. Ông phục vụ trong đơn vị Nhảy Dù với cấp bậc Thiếu úy, chiến đấu ngoài Bắc. Năm 1954, khi Hiệp định Geneve ký kết, ông cùng đơn vị di chuyển về Nam.

 Năm 1956, Trung úy Yên tình nguyện thuyên chuyển về Thủy Quân Lục Chiến. Ðơn vị này đang được hình thành gồm quân số từ các đơn vị như Giang Thuyền, Comando ở ngoài Bắc di chuyển và cộng với các Ðại đội Giang Thuyền miền Trung và Comando miền Nam.  

Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến là đơn vị được bắt đầu thành lập tại Rạch Dừa, Vũng Tàu. Sau đó di chuyển ra bán đảo Cam Ranh để tiếp tục trang bị, huấn luyện và bổ sung quân số từ các trạm tuyển mộ tân binh Thủy Quân Lục Chiến. Trung úy Yên đảm nhiệm chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến kể từ thời gian này (1959).

 Là một quân nhân thuần túy, lúc nào ông cũng thi hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp trên, hoàn tất mọi công tác giao phó, hăng say vì lý tưởng Quốc gia, vì Quân đội và vì Binh chủng. Tính tình ông cởi mở, bộc trực, không hề dùng mưu mô, thủ đoạn để hại người, không tư lợi riêng dù ông có gia đình khá đông (một vợ, 10 con).

 Ông thương yêu chiến hữu dưới quyền như anh em trong nhà. Ðôi khi có vài quân nhân vi phạm kỷ luật, ông nóng giận và có thói quen xoa mái tóc bạc hớt ngắn bằng tay mặt, nói vài câu rồi “hự, hự” như hỏi nên ông có thêm một biệt danh nữa là “Ông già hự”. Sau đó là màn lên cùi chỏ, lên gối, để trừng phạt cảnh cáo... Nhưng vì nhỏ con nên đôi lúc cả hai đều ngã té, rồi lại đứng dậy ôm nhau cười xòa, không giận hờn hay để tâm trù dập. Trong binh chủng, không những ông được mọi cấp thương mến vì tính tình cởi mở mà ông còn được kính nể hơn về lòng gan dạ và tài chỉ huy khi chiến đấu ngoài mặt trận. Ông là một sĩ quan đàn anh đã góp công không nhỏ để mang về vinh quang cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và danh dự cho Binh chủng chúng ta từ lúc mới thành lập cho đến khi lớn mạnh sau này, trong cuộc chiến tranh chống quân Cộng sản Bắc Việt

 Tôi còn nhớ cái chiến dịch mà Việt cộng thổi phồng là “Phong trào đồng khởi” năm 1960. Sự việc chỉ giản dị là: cán bộ Cộng sản nằm vùng xúi dục và bắt đàn bà con nít trên đường đi chợ, ra quận Giồng Trôm và Mõ Cày biểu tình chống chính quyền Quốc gia. Liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu tá Lê Như Hùng chỉ huy, nhận lệnh Bộ Tổng tham mưu, điều động Tiểu đoàn 2 do Trung úy Nguyễn Thành Yên làm Tiểu đoàn trưởng, giàn quân giữ an ninh khu vực quận Giồng Trôm và trục lộ đi về tỉnh lỵ Trúc Giang (Kiến Hòa). Tiểu đoàn 1 do Ðại úy Nguyễn Văn Tài làm Tiểu đoàn trưởng, giữ an ninh khu vực quận Mõ Cày và trục lộ đi về tỉnh lỵ.

 Suốt thời gian hoạt động trong khu vực trách nhiệm, các đơn vị chỉ chạm địch lẻ tẻ ở cấp Tiểu đội. Các Ðại đội chuyển sang chiến thuật mới là phân tán mỏng các toán biệt kích để tiện việc săn lùng, tiêu diệt địch và đồng thời dò xét tình hình để kịp thời đối phó. Trung úy Yên đã cho một số quân nhân giả dạng thường dân làm tài xế xe lôi đạp, hoặc gắn máy để chở đồng bào trên đường ra chợ Giồng Trôm, xuống quận Bình Ðại hay quận Ba Tri hoặc lên tỉnh lỵ Trúc Giang. Một vài anh em chưa quen lái xe lôi và đường lại nhiều ổ gà nên đôi lúc xe ngã đổ, khiến hành khách lẫn tài xế và đồ đạc nhào hết xuống đất. May mắn không ai bị thương, chỉ có tài xế “giả” bị hành khách mắng chưởi... tối về đơn vị kể lại cười vỡ bụng. Ðôi lúc Trung úy Yên cũng muốn làm thử “tài xế xe lôi” chạy đêm về tỉnh lỵ Trúc Giang, tôi phải can ngăn nhiều lần ông mới thôi (thời gian này tôi giữ chức vụ Tiểu đoàn phó tiểu đoàn 2).

 Tửu lượng Trung úy Yên rất khá, và khi đã ngà ngà thì coi trời bằng vung. Về tửu lượng thì tôi cũng có thể theo kịp ông nhưng lúc nào cũng phải tự kiềm chế để nắm vững tình hình. Những Ðại đội trưởng kỳ cựu lúc đó là: Trung úy Cổ Tấn Tinh Châu, Trung úy Nguyễn Văn Hay tự Hai Chùa, Trung úy Nguyễn Công Minh tự Emile, Trung úy Nguyễn Văn Khái, Trung úy Ðỗ Kỳ ban 3. Các Hạ sĩ quan như: Thượng sĩ Chung Văn Nghiêm, Thượng sĩ Lộc, Thượng sĩ Minh, Trung sĩ Ngưu, Trung sĩ Thi, Thượng sĩ Thạch Xút, Thượng sĩ Sơn Xil, Hạ sĩ La Kum (người có bàn tay cứng như sắt, đã từng bóp một con heo to trung bình đến ngạt thở mà chết), cùng rất nhiều quân nhân khác.

 Họ là những quân nhân can trường, nhiều kinh nghiệm chiến đấu, từ những Ðại đội Comando Trung, Nam, Bắc hoặc từ những đơn vị giáo phái miền Nam. Càng sống lâu với họ, tôi càng thương mến họ hơn vì tinh thần chống Cộng triệt để, tình đoàn kết đơn vị và họ luôn hãnh diện được đội chiếc mũ nồi xanh và bộ quân phục rằn ri với hình những đợt sóng đại dương đập vào bờ.

Lúc này, tình hình ở khu vực quận Mõ Cày do Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đóng, có vẻ sôi động. Trong một cuộc truy lùng địch trong khu rừng dừa rậm rạp, Tiểu đội do Thượng sĩ Phạm Khắc Dật chỉ huy đã bị địch dùng chiến thuật độn thổ phục kích, đánh xáp lá cà bằng lưỡi lê, mã tấu. Với tinh thần chiến đấu gan dạ và dũng mãnh, Tiểu đội đã chiến đấu kịch liệt, bẻ gãy được trận phục kích, bảo toàn được vũ khí. Tuy nhiên, Thượng sĩ Dật bị tử thương cùng một vài chiến sĩ khác bị thương nhẹ. Ðể tưởng nhớ một chiến sĩ đã anh dũng đền nợ nước, binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đã lấy tên anh đặt cho doanh trại Tiểu đoàn 1, tại Rừng Cấm, Thủ Ðức. Ðó là doanh trại đầu tiên của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến được đặt tên của một anh hùng Mũ Xanh.

 Sau này, đoạn đường từ chợ Thị Nghè dẫn tới doanh trại Tiểu đoàn Yểm trợ Thủy Bộ, cũng như doanh trại được đặt tên là Nguyễn Văn Nho. Thiếu tá Nguyễn Văn Nho, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, đã tử trận năm 1964 tại chiến trường Bình Giả. Ấp Bắc và Bình Giả là hai mặt trận lớn lúc bấy giờ.

 “Châu Phước Hiệp” biệt danh của Trung úy Châu, Ðại đội trưởng Ðại đội 3, Tiểu đoàn 1, lúc đó đang hoạt động tại Mõ Cày. Qua trận bị địch độn thổ phục kích, anh tức giận tung quân truy lùng địch tại xã Phước Hiệp. Kết quả địch đã phải trả một giá rất đắt, chúng vô cùng khiếp đảm và luôn tìm cách né tránh đơn vị ta. Từ đó anh nỗi tiếng với biệt danh “Châu Phước Hiệp”.

 Các sĩ quan của Tiểu đoàn 1 thời đó gồm: Trung úy Lê Văn Hiền, Tiểu đoàn phó, các Ðại đội trưởng có Trung úy Hoàng Tích Thông, Trung úy Nguyễn Thành Trí, Trung úy Lê Hằng Minh, Thiếu úy Võ Văn Vương, trưởng ban 3 và nhiều sĩ quan ưu tú khác.

 Sau gần 2 tháng hoạt động, tình hình an ninh trong tỉnh đã ổn định, Liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến rời Kiến Hòa về hoạt động ở Quân khu 5, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thiếu tá Lê Như Hùng được Tổng thống Ngô Ðình Diệm chọn là Chánh Võ phòng phủ Tổng thống và bàn giao chức vụ Liên đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến cho Thiếu Tá Lê Nguyên Khang.





 

http://www.usmilitariaforum.com/uploads//monthly_10_2007/post-1523-1192906319.jpg
Trung úy Yên được lệnh di chuyển Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến về tăng phái cho Tiểu khu Cà Mau, yểm trợ về mặt an ninh cho các khu trù mật đang được xây dựng. Ðặc biệt là khu trù mật ở quận Cái Nước do linh mục Nguyễn Lạc Hóa tổ chức. Vì địa bàn hoạt động quá rộng lớn và khả năng địch còn yếu, nên Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn đóng tại tỉnh lỵ. Các Ðại đội tung ra hoạt động riêng rẽ trong khu vực trách nhiệm, không có pháo binh và không quân yểm trợ như sau này. Ðại đội 2 của Trung úy Hai Chùa nhận nhiệm vụ yểm trợ cho khu trù mật của Linh mục Hóa. Ðại đội 3 do Trung uý Cổ Tấn Tinh Châu chỉ huy, đóng tại xã Cái Bát phía Nam khu trù mật khoảng 15 Km. Ðây là yết hầu quan trọng nằm giữa thủy lộ xuôi ra cửa sông Cái Bát, gặp sông Bảy Hạp. Phương tiện duy nhất để chuyển quân là xuồng tam bản của dân.

 Tuy hoạt động riêng rẽ trong khu vực trách nhiệm, nhưng các Ðại đội lúc nào cũng sẵn sàng yểm trợ lẫn nhau, do đó một Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn nhẹ do tôi (Soạn) chỉ huy, đóng chung với Ðại đội 3 để kịp thời điều động hay phối hợp tác chiến. Ðây là một vùng hoang vu hẻo lánh, chính quyền chưa có lực lượng cơ hữu, lâu nay bỏ ngõ cho địch muốn làm gì thì làm.

 Sau hơn một tháng hoạt động,tuy trong tình trạng phân tán mỏng đến cấp Tiểu đội, nhưng cũng không có cuộc chạm súng nào đáng kể, có chăng tiếng súng lẻ tẻ của du kích, hoặc ban đêm văng vẳng tiếng loa địch tuyên truyền từ thôn ấp xa xôi vọng về, hay rải truyền đơn chống đối.

 Rồi cũng tại vùng này, bỗng dưng có một biến cố tai hại xảy ra cho vị Tiểu đoàn trưởng: Cánh B (Bộ chỉ huy nhẹ Tiểu đoàn) nhận được công điện ngày mai có Tiểu đoàn trưởng đến thăm các Ðại đội ở Cái Nước và ban quân lương đem lương đến phát. Sáng hôm sau, Trung úy Yên cùng toán hộ tống, ban quân lương (Thượng sĩ Phát), tổng cộng 10 người, trang bị súng cá nhân (Carbin, Garant M1, Colt) và một trung liên BAR, xử dụng một thuyền gỗ chạy bằng động cơ, do tỉnh trưng dụng của dân. Tàu rời bến Cà Mau từ sáng sớm, đi theo tủy trình sông Bảy Hạp, vào rạch Cái Bát phải mất 5 tiếng đồng hồ mới đến vị trí đóng quân của Ðại đội 3 lúc 11 giờ sáng. Ðại đội 3 mở đường và giữ an ninh thủy trình dài 15 Km. Trong khi đó quân nhân Ðại đội 2 thay phiên cứ 3 người một xuồng ba lá về điểm tập trung để nhận lương và đồng thời ký gởi về gia đình. Sau đó họ trở về thay thế vị trí của Ðại đội 3, cùng chiếm giữ các địa điểm trọng yếu, hầu kịp thời tiếp ứng nhanh chóng. Tuy nhiên với chiều dài 15 Km, một Ðại đội không thể nào rải đủ.

 Sau khi thăm viếng và phát lương xong, khoảng 3 giờ chiều tàu chở Trung úy Yên và ban quân lương ra cửa sông Bảy Hạp để về Cà Mau. Nửa giờ đồng hồ sau, từ Cái Bát nghe nhiều tiếng súng nổ. Máy truyền tin của Trung đội án ngữ giữa đường báo là tàu của ban quân lương vừa qua khỏi vị trí chừng 15 phút thì nghe tiếng súng, có thể tàu bị phục kích, Trung đội đang di chuyển lên để tiếp ứng . Ðịch ước chừng một Trung đội địa phương, trang bị vũ khí cá nhân, đã nghiên cứu trước tình hình và địa thế, cũng có thể tin tức về toán phát lương bị lọt ra ngoài. Lý do các Trung đội đang sống lẫn với dân, trong khi trò chuyện anh em đã để lộ tin này nên địch đã chuẩn bị trước. Tại chỗ quanh co của con rạch, tàu chạy chậm lại, địch khai hoả làm trọng thương người lái, tàu không ai cầm lái nên ủi thẳng vào bờ. Các quân nhân và Trung úy Yên đã phản ứng kịp thời, ngăn cản ngay đợt xung phong đầu tiên của địch. Ngồi trên tàu, giữa giòng sông là mục tiêu tốt cho địch, mạn tàu làm bằng gỗ nên không có gì che chở. Thượng sĩ Phát và 2 binh sĩ khác tử thương. Trung úy Yên bị bắn vào ngực, máu ra lênh láng nhưng ông vẫn gan lì bắn trả bằng súng lục để các anh em khác vững tâm. Ðợt tấn công kế tiếp gồm 3 tên Việt cộng, chúng nhảy lên tàu. Tên đầu tiên không dùng tiểu liên mà lại dùng một phong pháo đang nổ như ta đốt pháo vào dịp Tết âm lịch. Hai tên khác sắp sửa nhảy lên thì vừa lúc Trung đội tiếp ứng đến, thật giống như trong phim. Vì sợ bắn nhầm quân bạn nên Trung đội tiếp ứng chỉ bắn thị uy vào hai bên bờ sông. Tuy nhiên các loạt súng này đã cứu vãn tình hình. Ðịch không ngờ có quân tăng viện, khiếp đãm trước sự chớp nhoáng này đã chém vè bỏ chạy tán loạn.

 Kiểm điểm lại tình hình, Thượng sĩ Phát và 2 binh sĩ cận vệ tử thương, 3 binh sĩ khác bị thương, Trung úy Yên bị thương nặng ở ngực, vũ khí được bảo toàn, két sắt đựng tiền của ban quân lương, thư từ của anh em quân nhân gửi về gia đình còn nguyên vẹn. Ðịch tháo chạy không kịp thu chiến lợi phẩm ngoài trừ một túi quân trang cá nhân.

 Lúc bấy giờ phương tiện tản thương bằng trực thăng chưa có, trong vùng Cà Mau chỉ duy nhất đường thủy. Chậm thì xuồng tam bản, nhanh hơn thì dùng đò hoặc máy đuôi tôm. May mắn thay có một tàu đò chạy từ phía cửa sông Bảy Hạp vào, Thượng sĩ Nghiệm đã nhanh trí chận chiếc tàu đò lại nhờ di chuyển mọi người về hướng Cà Mau . Ðến Cà Mau lúc 10 giờ đêm, thương binh được xe GMC của tiền trạm Tiểu đoàn chở về bệnh viện dân sự tỉnh. Ðường đến bệnh viện hơn 1 cây số đầy ổ gà, lại một phen làm cho vết thương của Trung úy Yên ra máu nhiều hơn. Số mạng “ông già đầu bạc” cũng lớn nên mới tới được bệnh viện và kịp thời cứu cấp. Sau này phòng nhì Tiểu khu còn cho biết thêm một tin tức khác: Khi Việt cộng biết Trung úy Yên chỉ bị thương và được đem về điều trị tại Dân Y viện Cà Mau, chúng dự định xử dụng trinh sát giả dạng thân nhân vào thăm nuôi để ám sát ông. Nhưng may thay, ngày hôm sau ông đã được xe cứu thương chở về bệnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển về Tổng Y Viện Cộng Hòa để chữa trị.

 Chỉ sau một thời gian ngắn dưỡng thương, sức khoẻ ông đã phục hồi, tinh thần sảng khoái, ông nôn nóng trở về đơn vị. Như một người anh cả đi xa lâu ngày trở về, mọi người đều hân hoan mừng đón. Từ đó đơn vị gặt hái hết chiến thắng này đến chiến thắng khác và lúc nào “ông già đầu bạc” cũng có mặt.

 Ðầm Dơi, địa danh mà chúng ta nghe trong khúc hành ca là nơi ghi chiến công của Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến vào ngày 10 tháng 9 năm 1963. Trong trận giải toả áp lực địch đang bao vây quận lỵ Ðầm Dơi, Tiểu đoàn 2 đã thu nhiều vũ khí cá nhân và 1 súng cộng đồng SKZ mang nhãn hiệu Trung Cộng.

 Trong cuộc đảo chánh Tổng thống Ngô Ðình Diệm, 1/11/63, phe đảo chánh đã cầm giữ Ðại úy Yên tại Bộ Tổng Tham mưu cùng với Ðại tá Cao Văn Viên và nhiều sĩ quan cao cấp khác vì cho rằng ông là một người công giáo ngoan đạo, là một quân nhân thuần túy không muốn dính líu vào chính trị, phe phái, nên sẽ không thi hành lệnh của lực lượng đảo chánh.

 Khi tình hình chính trị đã trở lại bình thường, Ðại úy Yên trở về phục vụ trong binh chủng với chức vụ Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn B, sau đó là Tư lệnh phó Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Ở chức vụ nào ông cũng là người của chiến trường sôi động. Từ vụ thu phục nhóm phản loạn FULRO ở Ban Mê Thuộc, chiến thắng Pleime ở Ðức Cơ, Bồng Sơn, Phù Cũ, Tam Quan, Ðồi Mười... đến đỉnh Mang Giang những đêm sương lạnh trên quốc lộ 19, nằm giữ an ninh cho đoàn xe xuôi về Qui Nhơn, ngược lên Pleiku.

 Những chiến thắng hào hùng của binh chủng đã được một phóng viên chiến trường người Nhật, anh Bunyo Ishikawa, lúc bấy giờ làm cho tờ Newsweek Mỹ, đăng những hình ảnh cùng bản tin ca ngợi sự chiến đấu anh dũng của các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và tài chỉ huy của các sĩ quan. Bức ảnh Trung tá Nguyễn Thành Yên, Tướng Westmoreland và sĩ quan chỉ huy của Mỹ đăng ngay trang bìa tờ báo dưới tựa đề: “Các cấp chỉ huy chiến trường trong cuộc chiến tranh Việt Nam”.

 Năm 1966, cuộc “Biến động Phật giáo miền Trung”, một lần nữa Trung tá Yên nhận lệnh điều động Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến gồm Tiểu đoàn 1 do Thiếu tá Tôn Thất Soạn làm Tiểu đoàn trưởng, và Tiểu đoàn 2 của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Lê Hằng Minh, ra miền Trung để vãn hồi an ninh trật tự. Ông và Trung tá Bùi Thế Lân, Tham mưu trưởng Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, cùng thăng cấp Ðại tá trong dịp này.

Ðầu năm 1970, ông rời binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, thuyên chuyển về phục vụ tại Biệt Khu Quảng Ðà. Chức vụ cuối cùng của ông là Phụ tá Hành quân cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1 Vùng I chiến thuật.

 Năm 1971, ông giải ngũ, về hưu trí ở Vĩnh Long. Ông sống trong một căn nhà có vườn cây ăn trái, cạnh một con rạch. Nhà này của Ðại tá Nguyễn Văn Hiệp binh chủng Biệt Ðộng Quân, anh em cột chèo với ông. Sau đó ông chết trong tai nạn tắm sông cạnh nhà, để lại biết bao thương tiếc cho mọi người.

 Chuỗi thời gian dài đã trôi qua với bao nhiêu biến đổi: đất nước tang thương, nhân dân ly tán, chiến hữu bị tù đày dưới chế độ Cộng sản... Vậy mà vừa đặt chân đến vùng đất tự do là anh em đã vội tìm bắt liên lạc với nhau, để xem ai còn ai mất. Mừng mừng tủi tủi hỏi nhau từ chuyện gia đình đến bạn hữu, từ chuyện hiện tại đến chuyện quá khứ. Có những chuyện cách đây 40 năm, nhưng anh em vẫn nhớ từng chi tiết, những địa danh như Cái Bát, Năm Căn, Cái Nước, Ðầm Dơi... nhắc tên từng chiến hữu, đến “Ông già đầu bạc” ai cũng nhắc với một niềm kính trọng và thương mến, cho dù ‘Vật đã đổi, sao đã dời’... Ðó là điều làm cho tôi cảm xúc nhất về tình chiến hữu, về tinh thần Mũ Xanh bất diệt. Ðó cũng là động cơ thúc đẩy tôi viết những giòng chữ này, giới thiệu vài nét đơn sơ về cuộc sống và chiến đấu của Ðại tá Nguyễn Thành Yên, nói lên cảm nghĩ chung của các chiến hữu mỗi khi nhắc đến “Ông già đầu bạc”.

( Sinh Tồn chuyển )

Xem Thêm

Những hình ảnh yêu quý trong QLVNCH .
Không biết những người lính trong những tấm hình này giờ ở đâu ?
Mong mọi điều bình an và may mắn đến với các anh.
vnch-19.jpg

Tuong Giang chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm