Thân Hữu Tiếp Tay...
Ông Morsy: làm thế nào để phá hỏng một quốc gia trong 369 ngày
Chúng ta hãy làm cho rõ điều này: Không ai có thể vui vẻ trước sự chia rẽ và đổ máu đang diễn ra trên các con phố Cairo vào lúc này, đặc biệt khi giới quân sự leo thang đàn áp.
Chúng ta hãy làm cho rõ điều này: Không ai có thể vui vẻ trước sự chia rẽ và đổ máu đang diễn ra trên các con phố Cairo vào lúc này, đặc biệt khi giới quân sự leo thang đàn áp. Nhưng chúng ta hãy cũng làm cho rõ điều này: Một người đàn ông phải gánh trách nhiệm tối đa cho cuộc khủng hoảng về sự lãnh đạo – ông Mohamed Morsy.
Với lý do giờ đây bị quân đội giam giữ một cách tùy tiện sau khi bị thâu tóm vào ngày 3 tháng 7, bên cạnh cơn say với bạo lực của lực lượng an ninh Ai Cập, của sự đàn áp liều lĩnh, cựu Tổng thống Ai Cập và phong trào Anh em Hồi giáo của ông ta có quyền hợp pháp để khiếu nại về cách hành xử vô lý đối với họ. Nhưng chúng ta đừng quên làm thế nào mà chúng ta đã đạt tới thời khắc ảm đạm này. Vào đêm 30 tháng 6, khi đối mặt với cuộc vận động và biểu tình quần chúng chưa từng có trên toàn quốc, ông Morsy đã bị tổn thương về mặt chính trị, tính hợp pháp của ông ta đã bị suy yếu, khả năng quản lý của ông ta đối với Ai Cập đã bị hủy hoại tới mức không thể cứu vãn. Đáp ứng lại các chiến dịch vận động biểu tình từ cấp cơ sở trở lên, hàng triệu người đã đổ xuống đường phố, các thành phần quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước đã công khai từ bỏ Tổng thống, để ông ta ở lại với một va li đầy ảo tưởng và quyền lực trên danh nghĩa. Ông ta đứng trước một quốc gia đang lâm vào tình trạng phân cực nguy hiểm, cơ cấu xã hội của nó đang bị tan rã. Tại thời điểm đó, thoáng xuất hiện vài lựa chọn để Ai Cập tránh được kết quả nghiệt ngã dẫn đến cuộc xung đột quốc gia. Tất cả nằm ở trong tay ông Morsy.
Mặc dù kế thừa những vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội khó xử lý, ông Morsy đã đứng trước nhiều lựa chọn khi lên nắm quyền vào ngày 30 tháng 6 năm 2012, và ông ta đã chọn cách tranh quyền đoạt lợi cho phe phái, cho những chính sách có tổng bằng không, và chính sách mị dân của chủ nghĩa dân túy. Trong một hệ thống thiếu vắng các hoạt động kiểm tra và cân đối, những lựa chọn đó khiến cho mức độ phân cực ngày càng tăng lên, phá hoại niềm tin và làm tê liệt nhà nước. Những quyết định này phản ánh thái độ thù địch của ông ta trước những chỉ trích, cũng như sự phỉ báng mà ông ta và nhóm Anh em Hồi giáo dành cho vai trò của phe đối lập trong xã hội Ai Cập. Trong giai đoạn trước khi xảy ra các cuộc biểu tình ngày 30 tháng 6 năm nay, lễ kỷ niệm ngày nhậm chức đầu tiên của ông ta, nhưng ông Morsy vẫn chỉ miễn cưỡng đưa ra những lời hứa hão và những cử chỉ giả tạo, trong khi đã có thể tìm thấy một lối thoát có trật tự cho Ai Cập thông qua nhượng bộ và thỏa hiệp.
Những quyết định sai lầm dẫn đến tai họa được thực hiện trong suốt nhiệm kỳ của ông ta, và trong thời gian trước và sau khi xảy ra các cuộc biểu tình ngày 30 tháng 6 tại Ai Cập, đã đẩy Ai Cập đến đỉnh điểm cuộc tranh chấp quốc gia và xung đột bạo lực. Một Tổng thống cố chấp, bị cô lập, đã chọn cách bỏ qua thực tế và đẩy quốc gia vào con đường dẫn đến sự can thiệp đáng tiếc, nhưng không thể phủ nhận, của giới quân đội vào nền chính trị dân sự. Trong khi ông Morsy và nhóm Anh em Hồi giáo giờ đây sẽ chắc chắn đóng vai trò nạn nhân quen thuộc của họ, được hỗ trợ đáng kể bởi sự tàn bạo và ngu dốt của thành phần an ninh ưa đàn áp của Ai Cập, nhưng trách nhiệm chính gây ra sự lật đổ ông Morsy và tình trạng nguy hiểm tại Ai Cập nằm trên vai ông Tổng thống và nhóm Anh em Hồi giáo bị lật đổ của ông ta. Không điều nào trong số đó là không thể tránh khỏi.
Điều này không có nghĩa là nhóm Anh em Hồi giáo bây giờ sẽ bị tẩy chay, bị bách hại, hoặc bị ép buộc hoạt động bí mật. Nhóm Anh em Hồi giáo là một phong trào tôn giáo, xã hội, chính trị mang tính hữu cơ, bám rễ sâu, và có cơ sở vững chắc. Nó phải thuộc về một phần của tương lai Ai Cập. Nhưng thành phần của nó trong quá khứ gần đây của Ai Cập đã trở thành một thảm họa không hơn không kém.
Quyết định cuối cùng dẫn đến tai họa của ông Morsy chỉ khẳng định cái thế giới quan chia bè kéo cánh thiển cận của ông ta, khi đặt ưu tiên của nhóm Anh em Hồi giáo lên trên quốc gia. Nói một cách đơn giản, ông ta đã không thể hiểu được rằng xã hội bí mật của ông ta không thể độc quyền đối với Ai Cập, còn chiến thắng bầu cử của họ không phải là một ủy nhiệm vô hạn. Nhóm Anh em Hồi giáo tin rằng hàng loạt các cuộc bầu cử diễn ra trong suốt các năm 2011 và 2012, về nhiều phương diện đã đại diện cho các cuộc bầu cử cuối cùng trong thời đại của ông Hosni Mubarak, đã chứng tỏ một điều gì đó thuộc về bản chất của xã hội Ai Cập và địa vị của nhóm Anh em Hồi giáo bên trong đó.
Những nét tiêu biểu này – bao gồm sự ngoan cố, tính hẹp hòi, và bệnh kiêu ngạo thái quá – được biểu lộ một cách sinh động khi chiếc xe Ai Cập lao nghiêng đến ngày 30 tháng 6, nhưng chúng đã không ngừng thể hiện rõ nét trong giai đoạn nắm quyền ngắn ngủi mà không may của nhóm Anh em Hồi giáo.
Các cuộc biểu tình và xung đột bạo lực xảy ra tại Ai Cập năm 2013 vượt quá quy mô và phạm vi của những cuộc biểu tình lật đổ ông Mubarak năm 2011. (Ảnh: Internet) |
369 ngày cầm quyền của ông Morsy là thí dụ tiêu biểu của sự thiếu vắng cải cách, bị xa lánh bởi các nhà hoạt động xã hội và cải cách; thiếu hòa giải, làm trở ngại mọi tiềm năng tiếp cận với các thành viên của chế độ cũ; chính thể độc quyền, hẹp hòi, bị xa lánh bởi tất cả các lực lượng chính trị – bao gồm cả các đồng minh Hồi giáo ngày trước của ông ta, đặc biệt là Đảng al-Nour đã bỏ rơi ông Morsy trong giờ phút cuối cùng của ông ta. Cách tiếp cận với quyền lực một cách liều lĩnh như vậy khuyến khích sự tha hóa, sự tê liệt chính quyền, để cuối cùng dẫn đến đàn áp và bất mãn – và nảy sinh đối kháng.
Các kế hoạch cụ thể đáng bị chỉ trích và bắt nguồn ngay thời kỳ hậu Mubarak, khi nhóm Anh em Hồi giáo đã chọn cách theo đuổi một tiến trình chuyển giao quyền lực có tính hình thức về mặt thủ tục, coi nền dân chủ chỉ là bầu cử, trong khi bỏ qua những cải cách cơ bản đối với một hệ thống thất bại. Lối thoát hẹp để đương đầu với nhà nước cảnh sát và chủ nghĩa tư bản bè phái của ông Mubarak đòi hỏi phải có một chút tình đoàn kết giữa các lực lượng đã gây ra cuộc nổi dậy chống lại ông Mubarak. Nhưng trong chuỗi sự kiện phản bội, bước đầu tiên mà nhóm Anh em Hồi giáo lựa chọn là con đường trang bị lại cho họ các công cụ của nhà nước độc tài Mubarak, bên cạnh các công cụ đàn áp, còn bản thân nhóm Anh em Hồi giáo nắm giữ cương vị lãnh đạo.
Nhóm Anh em Hồi giáo không chỉ giúp tương trợ và tán thành kế hoạch chuyển giao tạm thời của các nhà lãnh đạo quân sự, dù bị rạn nứt bởi những lỗ hổng và thiếu sót, mà còn ngay lập tức bêu xấu các đối thủ của họ trên cơ sở của chủ nghĩa mị dân thô thiển bằng tôn giáo và chủ nghĩa bè phái. Các lực lượng cải cách và hoạt động xã hội, những kẻ tìm cách thách thức trật tự chính trị mới nổi, đã bị bôi đen, bị đối xử như những kẻ gây trở ngại trong cuộc tranh giành quyền lợi bè phái của nhóm Anh em Hồi giáo. Việc đó đã khởi động một quá trình chuyển giao quyền lực không có thực chất, mà đặc điểm duy nhất của nó chỉ là tạo ra một loạt các cuộc bầu cử gây mệt mỏi.
Mặc dù thiếu tin tưởng, nhiều nhà cải cách vẫn đã chọn cách hỗ trợ ông Morsy trong chiến dịch chống lại Ahmed Shafiq, một thành viên kỳ cựu của chế độ Mubarak, vì sợ bị rơi trở lại tình trạng độc tài. Những người miễn cưỡng ủng hộ đã bị dụ dỗ bởi một loạt các hứa hẹn về cách cai trị toàn diện, bao gồm cả cam kết lựa chọn một nhóm các cố vấn đa dạng và một nhóm đa dạng khác cho việc thành lập cơ quan soạn thảo hiến pháp cho đất nước. Cuộc lèo lái này đã gây ảnh hưởng mang tính quyết định trong chiến thắng bầu cử sít sao, chật vật của ông Morsy.
Những sự cam đoan như vậy, dù được thừa nhận trong một tài liệu chính thức gần một năm trước đây, vẫn gần như chưa được thực hiện đồng đều, tạo điều kiện cho một gian đoạn hỗn loạn để chủ nghĩa độc tài tái hiện, bên cạnh cách quản lý yếu kém về tổng thể, cũng như sự phân cực sâu sắc. Tranh thủ những hạn chế trong cơ chế kiểm tra và cân đối, ông Morsy tìm cách vô hiệu hóa ngành tư pháp, trong khi bắt đầu phối hợp, nhưng rốt cuộc vẫn là vô ích, các nỗ lực thâu tóm các thể chế, cơ quan nhà nước khác nhau. Đáng trách nhất trong chuỗi hoạt động này là những nỗ lực đạt thỏa hiệp với những kẻ đã từng tra tấn nhóm Anh em Hồi giáo trước kia trong giới cảnh sát, một bộ máy còn chưa được cơ cấu lại, để khiến cho các hành vi lạm dụng, vô trách nhiệm vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, ông Morsy và chính phủ của ông ta đã ca ngợi lực lượng cảnh sát, tăng lương và thăng chức cho các thành viên của họ. Thật là một sự mỉa mai đáng kinh ngạc khi lực lượng cảnh sát này hiện đang tham gia vào nỗ lực đàn áp, gây sức ép để nhóm Anh em Hồi giáo và những người ủng hộ họ phải phục tùng.
Về mặt lập pháp, chính phủ của ông Morsy thúc đẩy các luật giới nghiêm trên nhiều mặt trận khác nhau, bao gồm cả luật cản trở các tổ chức lao động độc lập và can thiệp vào chương trình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Chính phủ của ông ta đã hầu không làm gì để ngăn chặn các đợt truy tố nhắm vào các hành vi vi phạm quyền phát ngôn, trong đó có trường hợp báng bổ chính quyền hoặc có liên quan đến việc xúc phạm tổng thống. Hơn nữa, hệ thống tư pháp hình sự đã bị thối nát, nhưng lại được sử dụng như một công cụ chính trị trong bối cảnh xuất hiện cuộc thương thảo ngoài vòng pháp luật của một nhóm công tố viên đã qua sàng lọc.
Cuộc thương lượng đó đã được thông qua bằng lời tuyên bố về hiến pháp độc tài của ông Morsy vào tháng 11 năm 2012, tạm thời cho phép ông ta miễn khỏi sự giám sát tư pháp và tạo tiền đề cho việc thông qua một văn bản được soạn thảo cẩu thả để trở thành văn bản nền tảng của đất nước. Đối với nhiều người, đây là hành động cuối cùng trong quá trình thể chế hóa cuộc khủng hoảng chính trị ở Ai Cập. Sự phân cực gay gắt làm cho các hoạt động quản lý chính phủ cơ bản thậm chí cũng trở nên bất khả thi và đẩy mạnh cuộc khủng hoảng kinh tế đất nước – với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng tạo ra sự phản đối của các ngành nghề trước đây còn yên lặng trong xã hội. Phe đối lập với ông Morsy không còn bị giới hạn về mặt địa lý hoặc bị xác định bởi giai cấp; thay vào đó nó đã lan tỏa rộng rãi về mặt địa lý, đại diện cho một loạt các thành phần phổ biến trong xã hội Ai Cập, bao gồm cả các khu vực bỏ phiếu của người nghèo đô thị và những vùng nông thôn khác nhau.
Cuối cùng thì sự bất mãn mọc nhanh như nấm này đã đổ xuống đường bằng các cuộc biểu tình vượt quá quy mô và phạm vi của những cuộc biểu tình lật đổ ông Mubarak trong tháng Giêng và tháng Hai năm 2011. Các dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy, ngoại trừ có lẽ cho các nhà lãnh đạo ngạo mạn, mải vui tươi của nhóm Anh em Hồi giáo.
Trong khi chiến dịch nổi dậy “Tamarod” là một kết quả phi thường của sự sáng tạo và tài tổ chức, thành công của nó chủ yếu đã được xác nhận dựa vào sự phẫn nộ và thất vọng được hình thành trong xã hội Ai Cập, trước cung cách lãnh đạo chính quyền ngày càng trở nên độc tài, độc quyền, nhưng lại không đủ năng lực của ông Morsy. Thiếu vắng một cơ chế hiến pháp cho việc phế truất tổng thống ngay lập tức, hàng triệu người đã xuống đường kêu gọi ông ta hãy ra đi, một số hy vọng rằng áp lực dư luận sẽ buộc ông ta phải từ chức, trong khi những người khác đề cao sự can thiệp của giới quân đội.
Trước những dấu hiệu bất tín nhiệm gây tiếng vang lớn và tình hình an ninh mong manh của quốc gia vào ngày 30 tháng Sáu, khả năng xảy ra bạo lực là rất cao. Nhưng vào thời điểm quan trọng đó, ông Morsy vẫn có còn những lựa chọn. Ông ta, và chỉ một mình ông ta, đã có thể giảm những lời lẽ hùng biện và tránh được cuộc đổ máu xảy ra sau đó. Thay vào đó, thái độ lãnh đạm khinh suất của ông ta đảm bảo rằng sẽ không thể có các giải pháp thỏa hiệp. Vì vậy, Ai Cập chỉ còn lại với điều không thể tránh khỏi: một cuộc lật đổ quân sự và một cuộc chiến tranh thảm khốc trên đường phố.
Một lối thoát danh dự cho ông Morsy đã có thể chính là lời công nhận về thực tại. Một ban chính phủ bị tê liệt, bên cạnh một uy quyền mong manh nhưng lại thiếu vắng khả năng quản lý hiệu quả – ngay cả khi còn ở đỉnh cao của sự tín nhiệm –, đã không còn tư cách để thực hiện vai trò của mình. Một lối thoát an toàn khác thông qua thương lượng cũng đã có thể giữ gìn các quyền lợi chính trị và đảm bảo sự quay trở lại tham gia chính trị của nhóm Anh em Hồi giáo trong công cuộc kiến thiết chuyển giao quyền lực và các cuộc bầu cử sắp tới. Một lối thoát như vậy cũng đã có thể đảo ngược sự thất hứa đối với những cam kết và sự không thừa nhận kết quả cuộc tranh cử tổng thống trước đó, qua đó nới lỏng sự hội tụ của những sức ép lớn lên trên giới lãnh đạo Ai Cập trong giai đoạn đầy biến động này.
Một quyết định như vậy đòi hỏi ông Morsy phải đưa ra một đánh giá toàn diện đối với các sai sót của mình, cũng như một đánh giá khách quan về động lực hiện tại của đất nước. Dù cho các bước đi như vậy có khó khăn đến mấy, nhưng đó là lối thoát duy nhất của Ai Cập. Thay vào đó, đất nước này lựa chọn nuốt hết viên thuốc độc này đến viên thuốc độc khác.
Về chung cuộc, cũng sẽ không xuất hiện một trật tự chính trị thiết thực nào, chưa nói đến một quá trình chuyển đổi dân chủ, mà không có sự tham gia đầy đủ, công bằng, và tự do của nhóm Anh em Hồi giáo. Trong lúc bị biệt giam và có lẽ trong bụng vẫn chứa đầy sự phẫn nộ chính đáng về số phận của bản thân, nhưng ông Morsy vẫn có thể giúp đưa Ai Cập trở lại từ bờ vực. Để làm như vậy, tuy nhiên, sẽ đòi hỏi ông ta phải là một nhà lãnh đạo thực sự và chấp nhận một sự nhượng bộ đau đớn – đó là đặt tương lai của đất nước ông ta lên hàng đầu.
Michael Wahid Hanna
Ngọc Hoà dịch
* Michael Wahid Hanna là một thành viên cao cấp tại quỹ Century Foundation. Theo dõi ông ta trên Twitter: @ mwhanna1.
Nguồn: Michael Wahid Hanna, “Blame Morsy”, Foreign Policy, ngày 8 Tháng Bảy, 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
THANH TOÁN NGOẠI BỘ
*
Cái gọi là cộng sản
Đảng khủng bố nhân dân
Báng bổ cả thánh thần
Xuất thân từ trộm cướp
Ăn tạp nhanh như chớp
Uống hổn khó ai hơn
Mặc dân oan căm hờn
Quan tham vẫn lên lớp
*
Bọn giang hồ tổng hợp
Lũ tứ chiếng dâm ô
Trung ương đảng lõa lồ
Tô hô VUA LÀM BÁO
Tổng bí thư nói láo
Báo cáo lại hồ đồ
MÁC LÊ NIN tam dzô
“Một bộ phận không nhỏ”
*
Tụi miệng hùm gan thỏ
Đang chặt cỏ biên cương
Bầy bán nước dọn đường
Buôn dân đi nô lệ
Sang thiên triều lễ mễ
Về VIỆT NAM lề mề
“Một mai qua cơn mê”
Thề giúp dân đánh giặc
*
“Tự do con cờ ặc”
Vẫn bám chặt lề dân
Giam vào trại tâm thần
Những thanh niên yêu nước
Bộ chính trị ban phước
Không rước vào hỏa lò
Tối ngủ phải nằm co
Trại phục hồi nhân phẩm
*
“Biệt giam mở vùng cấm
Câm điếc cũng thẩm tra
Lí lịch dính người nhà
Gia nhân hay đồng rận”
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Ông Morsy: làm thế nào để phá hỏng một quốc gia trong 369 ngày
Chúng ta hãy làm cho rõ điều này: Không ai có thể vui vẻ trước sự chia rẽ và đổ máu đang diễn ra trên các con phố Cairo vào lúc này, đặc biệt khi giới quân sự leo thang đàn áp.
Chúng ta hãy làm cho rõ điều này: Không ai có thể vui vẻ trước sự chia rẽ và đổ máu đang diễn ra trên các con phố Cairo vào lúc này, đặc biệt khi giới quân sự leo thang đàn áp. Nhưng chúng ta hãy cũng làm cho rõ điều này: Một người đàn ông phải gánh trách nhiệm tối đa cho cuộc khủng hoảng về sự lãnh đạo – ông Mohamed Morsy.
Với lý do giờ đây bị quân đội giam giữ một cách tùy tiện sau khi bị thâu tóm vào ngày 3 tháng 7, bên cạnh cơn say với bạo lực của lực lượng an ninh Ai Cập, của sự đàn áp liều lĩnh, cựu Tổng thống Ai Cập và phong trào Anh em Hồi giáo của ông ta có quyền hợp pháp để khiếu nại về cách hành xử vô lý đối với họ. Nhưng chúng ta đừng quên làm thế nào mà chúng ta đã đạt tới thời khắc ảm đạm này. Vào đêm 30 tháng 6, khi đối mặt với cuộc vận động và biểu tình quần chúng chưa từng có trên toàn quốc, ông Morsy đã bị tổn thương về mặt chính trị, tính hợp pháp của ông ta đã bị suy yếu, khả năng quản lý của ông ta đối với Ai Cập đã bị hủy hoại tới mức không thể cứu vãn. Đáp ứng lại các chiến dịch vận động biểu tình từ cấp cơ sở trở lên, hàng triệu người đã đổ xuống đường phố, các thành phần quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước đã công khai từ bỏ Tổng thống, để ông ta ở lại với một va li đầy ảo tưởng và quyền lực trên danh nghĩa. Ông ta đứng trước một quốc gia đang lâm vào tình trạng phân cực nguy hiểm, cơ cấu xã hội của nó đang bị tan rã. Tại thời điểm đó, thoáng xuất hiện vài lựa chọn để Ai Cập tránh được kết quả nghiệt ngã dẫn đến cuộc xung đột quốc gia. Tất cả nằm ở trong tay ông Morsy.
Mặc dù kế thừa những vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội khó xử lý, ông Morsy đã đứng trước nhiều lựa chọn khi lên nắm quyền vào ngày 30 tháng 6 năm 2012, và ông ta đã chọn cách tranh quyền đoạt lợi cho phe phái, cho những chính sách có tổng bằng không, và chính sách mị dân của chủ nghĩa dân túy. Trong một hệ thống thiếu vắng các hoạt động kiểm tra và cân đối, những lựa chọn đó khiến cho mức độ phân cực ngày càng tăng lên, phá hoại niềm tin và làm tê liệt nhà nước. Những quyết định này phản ánh thái độ thù địch của ông ta trước những chỉ trích, cũng như sự phỉ báng mà ông ta và nhóm Anh em Hồi giáo dành cho vai trò của phe đối lập trong xã hội Ai Cập. Trong giai đoạn trước khi xảy ra các cuộc biểu tình ngày 30 tháng 6 năm nay, lễ kỷ niệm ngày nhậm chức đầu tiên của ông ta, nhưng ông Morsy vẫn chỉ miễn cưỡng đưa ra những lời hứa hão và những cử chỉ giả tạo, trong khi đã có thể tìm thấy một lối thoát có trật tự cho Ai Cập thông qua nhượng bộ và thỏa hiệp.
Những quyết định sai lầm dẫn đến tai họa được thực hiện trong suốt nhiệm kỳ của ông ta, và trong thời gian trước và sau khi xảy ra các cuộc biểu tình ngày 30 tháng 6 tại Ai Cập, đã đẩy Ai Cập đến đỉnh điểm cuộc tranh chấp quốc gia và xung đột bạo lực. Một Tổng thống cố chấp, bị cô lập, đã chọn cách bỏ qua thực tế và đẩy quốc gia vào con đường dẫn đến sự can thiệp đáng tiếc, nhưng không thể phủ nhận, của giới quân đội vào nền chính trị dân sự. Trong khi ông Morsy và nhóm Anh em Hồi giáo giờ đây sẽ chắc chắn đóng vai trò nạn nhân quen thuộc của họ, được hỗ trợ đáng kể bởi sự tàn bạo và ngu dốt của thành phần an ninh ưa đàn áp của Ai Cập, nhưng trách nhiệm chính gây ra sự lật đổ ông Morsy và tình trạng nguy hiểm tại Ai Cập nằm trên vai ông Tổng thống và nhóm Anh em Hồi giáo bị lật đổ của ông ta. Không điều nào trong số đó là không thể tránh khỏi.
Điều này không có nghĩa là nhóm Anh em Hồi giáo bây giờ sẽ bị tẩy chay, bị bách hại, hoặc bị ép buộc hoạt động bí mật. Nhóm Anh em Hồi giáo là một phong trào tôn giáo, xã hội, chính trị mang tính hữu cơ, bám rễ sâu, và có cơ sở vững chắc. Nó phải thuộc về một phần của tương lai Ai Cập. Nhưng thành phần của nó trong quá khứ gần đây của Ai Cập đã trở thành một thảm họa không hơn không kém.
Quyết định cuối cùng dẫn đến tai họa của ông Morsy chỉ khẳng định cái thế giới quan chia bè kéo cánh thiển cận của ông ta, khi đặt ưu tiên của nhóm Anh em Hồi giáo lên trên quốc gia. Nói một cách đơn giản, ông ta đã không thể hiểu được rằng xã hội bí mật của ông ta không thể độc quyền đối với Ai Cập, còn chiến thắng bầu cử của họ không phải là một ủy nhiệm vô hạn. Nhóm Anh em Hồi giáo tin rằng hàng loạt các cuộc bầu cử diễn ra trong suốt các năm 2011 và 2012, về nhiều phương diện đã đại diện cho các cuộc bầu cử cuối cùng trong thời đại của ông Hosni Mubarak, đã chứng tỏ một điều gì đó thuộc về bản chất của xã hội Ai Cập và địa vị của nhóm Anh em Hồi giáo bên trong đó.
Những nét tiêu biểu này – bao gồm sự ngoan cố, tính hẹp hòi, và bệnh kiêu ngạo thái quá – được biểu lộ một cách sinh động khi chiếc xe Ai Cập lao nghiêng đến ngày 30 tháng 6, nhưng chúng đã không ngừng thể hiện rõ nét trong giai đoạn nắm quyền ngắn ngủi mà không may của nhóm Anh em Hồi giáo.
Các cuộc biểu tình và xung đột bạo lực xảy ra tại Ai Cập năm 2013 vượt quá quy mô và phạm vi của những cuộc biểu tình lật đổ ông Mubarak năm 2011. (Ảnh: Internet) |
369 ngày cầm quyền của ông Morsy là thí dụ tiêu biểu của sự thiếu vắng cải cách, bị xa lánh bởi các nhà hoạt động xã hội và cải cách; thiếu hòa giải, làm trở ngại mọi tiềm năng tiếp cận với các thành viên của chế độ cũ; chính thể độc quyền, hẹp hòi, bị xa lánh bởi tất cả các lực lượng chính trị – bao gồm cả các đồng minh Hồi giáo ngày trước của ông ta, đặc biệt là Đảng al-Nour đã bỏ rơi ông Morsy trong giờ phút cuối cùng của ông ta. Cách tiếp cận với quyền lực một cách liều lĩnh như vậy khuyến khích sự tha hóa, sự tê liệt chính quyền, để cuối cùng dẫn đến đàn áp và bất mãn – và nảy sinh đối kháng.
Các kế hoạch cụ thể đáng bị chỉ trích và bắt nguồn ngay thời kỳ hậu Mubarak, khi nhóm Anh em Hồi giáo đã chọn cách theo đuổi một tiến trình chuyển giao quyền lực có tính hình thức về mặt thủ tục, coi nền dân chủ chỉ là bầu cử, trong khi bỏ qua những cải cách cơ bản đối với một hệ thống thất bại. Lối thoát hẹp để đương đầu với nhà nước cảnh sát và chủ nghĩa tư bản bè phái của ông Mubarak đòi hỏi phải có một chút tình đoàn kết giữa các lực lượng đã gây ra cuộc nổi dậy chống lại ông Mubarak. Nhưng trong chuỗi sự kiện phản bội, bước đầu tiên mà nhóm Anh em Hồi giáo lựa chọn là con đường trang bị lại cho họ các công cụ của nhà nước độc tài Mubarak, bên cạnh các công cụ đàn áp, còn bản thân nhóm Anh em Hồi giáo nắm giữ cương vị lãnh đạo.
Nhóm Anh em Hồi giáo không chỉ giúp tương trợ và tán thành kế hoạch chuyển giao tạm thời của các nhà lãnh đạo quân sự, dù bị rạn nứt bởi những lỗ hổng và thiếu sót, mà còn ngay lập tức bêu xấu các đối thủ của họ trên cơ sở của chủ nghĩa mị dân thô thiển bằng tôn giáo và chủ nghĩa bè phái. Các lực lượng cải cách và hoạt động xã hội, những kẻ tìm cách thách thức trật tự chính trị mới nổi, đã bị bôi đen, bị đối xử như những kẻ gây trở ngại trong cuộc tranh giành quyền lợi bè phái của nhóm Anh em Hồi giáo. Việc đó đã khởi động một quá trình chuyển giao quyền lực không có thực chất, mà đặc điểm duy nhất của nó chỉ là tạo ra một loạt các cuộc bầu cử gây mệt mỏi.
Mặc dù thiếu tin tưởng, nhiều nhà cải cách vẫn đã chọn cách hỗ trợ ông Morsy trong chiến dịch chống lại Ahmed Shafiq, một thành viên kỳ cựu của chế độ Mubarak, vì sợ bị rơi trở lại tình trạng độc tài. Những người miễn cưỡng ủng hộ đã bị dụ dỗ bởi một loạt các hứa hẹn về cách cai trị toàn diện, bao gồm cả cam kết lựa chọn một nhóm các cố vấn đa dạng và một nhóm đa dạng khác cho việc thành lập cơ quan soạn thảo hiến pháp cho đất nước. Cuộc lèo lái này đã gây ảnh hưởng mang tính quyết định trong chiến thắng bầu cử sít sao, chật vật của ông Morsy.
Những sự cam đoan như vậy, dù được thừa nhận trong một tài liệu chính thức gần một năm trước đây, vẫn gần như chưa được thực hiện đồng đều, tạo điều kiện cho một gian đoạn hỗn loạn để chủ nghĩa độc tài tái hiện, bên cạnh cách quản lý yếu kém về tổng thể, cũng như sự phân cực sâu sắc. Tranh thủ những hạn chế trong cơ chế kiểm tra và cân đối, ông Morsy tìm cách vô hiệu hóa ngành tư pháp, trong khi bắt đầu phối hợp, nhưng rốt cuộc vẫn là vô ích, các nỗ lực thâu tóm các thể chế, cơ quan nhà nước khác nhau. Đáng trách nhất trong chuỗi hoạt động này là những nỗ lực đạt thỏa hiệp với những kẻ đã từng tra tấn nhóm Anh em Hồi giáo trước kia trong giới cảnh sát, một bộ máy còn chưa được cơ cấu lại, để khiến cho các hành vi lạm dụng, vô trách nhiệm vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, ông Morsy và chính phủ của ông ta đã ca ngợi lực lượng cảnh sát, tăng lương và thăng chức cho các thành viên của họ. Thật là một sự mỉa mai đáng kinh ngạc khi lực lượng cảnh sát này hiện đang tham gia vào nỗ lực đàn áp, gây sức ép để nhóm Anh em Hồi giáo và những người ủng hộ họ phải phục tùng.
Về mặt lập pháp, chính phủ của ông Morsy thúc đẩy các luật giới nghiêm trên nhiều mặt trận khác nhau, bao gồm cả luật cản trở các tổ chức lao động độc lập và can thiệp vào chương trình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Chính phủ của ông ta đã hầu không làm gì để ngăn chặn các đợt truy tố nhắm vào các hành vi vi phạm quyền phát ngôn, trong đó có trường hợp báng bổ chính quyền hoặc có liên quan đến việc xúc phạm tổng thống. Hơn nữa, hệ thống tư pháp hình sự đã bị thối nát, nhưng lại được sử dụng như một công cụ chính trị trong bối cảnh xuất hiện cuộc thương thảo ngoài vòng pháp luật của một nhóm công tố viên đã qua sàng lọc.
Cuộc thương lượng đó đã được thông qua bằng lời tuyên bố về hiến pháp độc tài của ông Morsy vào tháng 11 năm 2012, tạm thời cho phép ông ta miễn khỏi sự giám sát tư pháp và tạo tiền đề cho việc thông qua một văn bản được soạn thảo cẩu thả để trở thành văn bản nền tảng của đất nước. Đối với nhiều người, đây là hành động cuối cùng trong quá trình thể chế hóa cuộc khủng hoảng chính trị ở Ai Cập. Sự phân cực gay gắt làm cho các hoạt động quản lý chính phủ cơ bản thậm chí cũng trở nên bất khả thi và đẩy mạnh cuộc khủng hoảng kinh tế đất nước – với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng tạo ra sự phản đối của các ngành nghề trước đây còn yên lặng trong xã hội. Phe đối lập với ông Morsy không còn bị giới hạn về mặt địa lý hoặc bị xác định bởi giai cấp; thay vào đó nó đã lan tỏa rộng rãi về mặt địa lý, đại diện cho một loạt các thành phần phổ biến trong xã hội Ai Cập, bao gồm cả các khu vực bỏ phiếu của người nghèo đô thị và những vùng nông thôn khác nhau.
Cuối cùng thì sự bất mãn mọc nhanh như nấm này đã đổ xuống đường bằng các cuộc biểu tình vượt quá quy mô và phạm vi của những cuộc biểu tình lật đổ ông Mubarak trong tháng Giêng và tháng Hai năm 2011. Các dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy, ngoại trừ có lẽ cho các nhà lãnh đạo ngạo mạn, mải vui tươi của nhóm Anh em Hồi giáo.
Trong khi chiến dịch nổi dậy “Tamarod” là một kết quả phi thường của sự sáng tạo và tài tổ chức, thành công của nó chủ yếu đã được xác nhận dựa vào sự phẫn nộ và thất vọng được hình thành trong xã hội Ai Cập, trước cung cách lãnh đạo chính quyền ngày càng trở nên độc tài, độc quyền, nhưng lại không đủ năng lực của ông Morsy. Thiếu vắng một cơ chế hiến pháp cho việc phế truất tổng thống ngay lập tức, hàng triệu người đã xuống đường kêu gọi ông ta hãy ra đi, một số hy vọng rằng áp lực dư luận sẽ buộc ông ta phải từ chức, trong khi những người khác đề cao sự can thiệp của giới quân đội.
Trước những dấu hiệu bất tín nhiệm gây tiếng vang lớn và tình hình an ninh mong manh của quốc gia vào ngày 30 tháng Sáu, khả năng xảy ra bạo lực là rất cao. Nhưng vào thời điểm quan trọng đó, ông Morsy vẫn có còn những lựa chọn. Ông ta, và chỉ một mình ông ta, đã có thể giảm những lời lẽ hùng biện và tránh được cuộc đổ máu xảy ra sau đó. Thay vào đó, thái độ lãnh đạm khinh suất của ông ta đảm bảo rằng sẽ không thể có các giải pháp thỏa hiệp. Vì vậy, Ai Cập chỉ còn lại với điều không thể tránh khỏi: một cuộc lật đổ quân sự và một cuộc chiến tranh thảm khốc trên đường phố.
Một lối thoát danh dự cho ông Morsy đã có thể chính là lời công nhận về thực tại. Một ban chính phủ bị tê liệt, bên cạnh một uy quyền mong manh nhưng lại thiếu vắng khả năng quản lý hiệu quả – ngay cả khi còn ở đỉnh cao của sự tín nhiệm –, đã không còn tư cách để thực hiện vai trò của mình. Một lối thoát an toàn khác thông qua thương lượng cũng đã có thể giữ gìn các quyền lợi chính trị và đảm bảo sự quay trở lại tham gia chính trị của nhóm Anh em Hồi giáo trong công cuộc kiến thiết chuyển giao quyền lực và các cuộc bầu cử sắp tới. Một lối thoát như vậy cũng đã có thể đảo ngược sự thất hứa đối với những cam kết và sự không thừa nhận kết quả cuộc tranh cử tổng thống trước đó, qua đó nới lỏng sự hội tụ của những sức ép lớn lên trên giới lãnh đạo Ai Cập trong giai đoạn đầy biến động này.
Một quyết định như vậy đòi hỏi ông Morsy phải đưa ra một đánh giá toàn diện đối với các sai sót của mình, cũng như một đánh giá khách quan về động lực hiện tại của đất nước. Dù cho các bước đi như vậy có khó khăn đến mấy, nhưng đó là lối thoát duy nhất của Ai Cập. Thay vào đó, đất nước này lựa chọn nuốt hết viên thuốc độc này đến viên thuốc độc khác.
Về chung cuộc, cũng sẽ không xuất hiện một trật tự chính trị thiết thực nào, chưa nói đến một quá trình chuyển đổi dân chủ, mà không có sự tham gia đầy đủ, công bằng, và tự do của nhóm Anh em Hồi giáo. Trong lúc bị biệt giam và có lẽ trong bụng vẫn chứa đầy sự phẫn nộ chính đáng về số phận của bản thân, nhưng ông Morsy vẫn có thể giúp đưa Ai Cập trở lại từ bờ vực. Để làm như vậy, tuy nhiên, sẽ đòi hỏi ông ta phải là một nhà lãnh đạo thực sự và chấp nhận một sự nhượng bộ đau đớn – đó là đặt tương lai của đất nước ông ta lên hàng đầu.
Michael Wahid Hanna
Ngọc Hoà dịch
* Michael Wahid Hanna là một thành viên cao cấp tại quỹ Century Foundation. Theo dõi ông ta trên Twitter: @ mwhanna1.
Nguồn: Michael Wahid Hanna, “Blame Morsy”, Foreign Policy, ngày 8 Tháng Bảy, 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle