Kinh Đời
Ông Trump đắc cử, châu Âu cuống cuồng lập quân đội EU
Ngoài sức ép từ Nga, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cũng có tác động lớn đến việc thành lập một quân đội chung của châu Âu.
(Quan hệ quốc tế) - Ngoài sức ép từ Nga, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cũng có tác động lớn đến việc thành lập một quân đội chung của châu Âu.
Châu Âu tiếp tục nuôi ý tưởng về một quân đội riêng
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ngày 10/11 tuyên bố với giới truyền thông rằng, việc thành lập một quân đội riêng của châu Âu là không thể tránh khỏi vì trong tương lai nước Mỹ sẽ không còn mấy quan tâm đến sự an toàn của châu Âu,
Ông Juncker cho biết, trước đây Liên minh châu Âu đã manh nha có ý định lập quân đội riêng và hiện nay, với việc tỷ phú Donald Trump lên làm Tỏng thống Mỹ, kế hoạch này chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.
Vị Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã đến Berlin theo lời mời của Thủ tướng Đức Angela Merkel và những tuyên bố trên được ông phát biểu tại một sự kiện do Quĩ Konrad Adenauer tổ chức, được phát trên trang web của Ủy ban châu Âu.
"Chúng ta nợ người Mỹ rất nhiều, đặc biệt là đất nước này và thành phố này, họ đã giúp đỡ Liên minh châu Âu rất nhiều về bảo đảm an ninh, nhưng trong triển vọng dài hạn họ sẽ không còn chăm sóc cho nền an ninh châu Âu. Đây là điều mà chúng ta phải tự làm” - ông Juncker phát biểu.
Tờ Izvestia trích dẫn một nguồn tài liệu từ Ủy ban châu Âu cho biết, theo ý tưởng của những người khởi xướng kế hoạch này, đội quân của Liên minh châu Âu sẽ phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh không chỉ bên trong mà còn bao gồm cả bên ngoài Liên minh châu Âu.
Vị quan chức EU nhấn mạnh, châu Âu cần thúc đẩy tiến trình mới cho chủ đề thành lập một liên minh phòng thủ châu Âu nhằm thay thế cho vai trò của người Mỹ. Nếu sáng kiến này được phê duyệt, khối quân sự chung châu Âu có thể sẽ nhanh chóng xuất hiện vào đầu năm 2018.
Trump lên làm Tổng thống đã thúc đẩy châu Âu nhanh chóng thành lập quân đội riêng |
Cho đến gần đây, nước phản đối hàng đầu việc phát triển chính sách quốc phòng châu Âu là Vương quốc Anh, bởi London e ngại sự cạnh tranh với NATO sẽ làm mất lòng Mỹ. Kết quả Brexit mở ra cho các thành viên EU cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quốc phòng.
Hơn nữa, ý tưởng này không chỉ được sự tán thưởng của các quan chức Liên minh châu Âu mà cả những người dân EU cũng cảm thấy nhu cầu xây dựng một đội quân chung thay thế NATO đang ngày càng trở nên cấp bách.
Theo dữ liệu từ cuộc khảo sát "Sputnik - Quan điểm" do hãng nghiên cứu Anh ICM Research tiến hành ở Anh, Pháp và Đức hồi tháng 6 vừa qua cho thấy, 1/3 số người được hỏi ý kiến cho rằng Liên minh châu Âu cần phải có quân đội riêng của mình, thay vì dựa vào đội quân NATO.
Trả lời cho câu hỏi "Bạn thấy Liên minh châu Âu cần có quân đội riêng để bảo vệ lợi ích của nước mình, hay là NATO phải bảo vệ các nước châu Âu?", trung bình có 28% người được hỏi cho rằng cần phải tạo lập quân đội riêng của Cộng đồng để bảo vệ lợi ích của châu lục.
Riêng Pháp là quốc gia mà những người tán thành bảo vệ quốc gia bằng lực lượng quân đội riêng của đất nước có tỷ lệ cao nhất là 37%.
Trump lên, Mỹ sẽ bỏ rơi NATO (chủ yếu là châu Âu)?
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình,, tỷ phú Trump đã nhiều lần than phiền về “cục nợ” NATO và coi đó là một gánh nặng quá lớn đối với Mỹ, trong khi Hoa Kỳ không thu lại được lợi ích gì.
Phát biểu trực tiếp trên kênh CNN ngày 12/4/12016, ông Trump tuyên bố thẳng vào mặt Liên minh châu Âu rằng, Mỹ đang trả giá quá cao cho NATO, hai mươi tám quốc gia châu Âu đang hợp lực lừa phỉnh Mỹ, khiến Mỹ phải chi quá nhiều ngân sách cho NATO.
Theo ông, Mỹ đang bảo vệ châu Âu bằng cách giúp đỡ NATO. NATO đã tiêu tốn của đất nước ông cả một tài sản cực lớn, ngân sách quân sự Mỹ hàng năm chiếm khoảng 75% tổng chi tiêu quân sự của các nước NATO.
Vị tân tổng thống khi còn là ứng viên của đảng Cộng hòa đã chỉ trích các đồng minh châu Âu chủ chốt trong NATO như Đức, Anh, Pháp đã "không làm gì" trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và đùn đẩy trách nhiệm sang cho Washington, khiến Mỹ luôn bị lôi kéo vào đối đầu quân sự với Nga.
Theo ông Trump, nếu ông lên làm tổng thống, Mỹ phải giảm bớt sự tham gia trong các hoạt động trong khuôn khổ Liên minh Bắc Đại Tây Dương, mặc kệ khối này đứng trước nguy cơ suy yếu trầm trọng, thậm chí là có thể tan rã.
Vị tân Tổng thống Mỹ có cái nhìn tương đối giống với Nga, khi ông coi NATO là "tàn tích của quá khứ" bởi nước Mỹ vẫn tiếp tục nhìn vào một Liên Xô không còn tồn tại.
Trump tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách của Mỹ giành cho NATO |
Phát biểu trước cử tri ở Milwaulkee (bang Wisconsin), tỷ phú đã phê phán các đồng minh trong khối bằng những lời nói hết sức nặng nề.
Nhà chính khách cho biết, người tiền nhiệm Obama có thể chẳng thèm quan tâm đến điều này nhưng dưới thời của ông: "…hoặc họ bù đắp chi phí cho Mỹ, hoặc họ phải ra đi, nếu điều này dẫn tới sự tan rã của khối NATO thì mặc kệ nó đi" - ông Trump kết luận.
Trump khẳng định, chỉ khi nào các đồng minh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì Mỹ mới bảo vệ các quốc gia NATO trước Nga.
Với những quan điểm hết sức cứng rắn về hoạt động và đóng góp của Mỹ cho NATO, các quan chức Liên minh châu Âu thừa nhận rằng, ông Trump có thể cắt giảm ngân sách giành cho khối, ngừng hỗ trợ và đẩy “cục nợ” Ukraine cho châu Âu hoặc bắt các thành viên châu Âu phải đóng góp nhiều hơn.
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến giới lãnh đạo châu Âu tiếp tục triển khai ý tưởng thành lập một quân đôi riêng của EU. Tuy nhiên, khi đó sẽ rất khó để nói về tương lai của NATO, thậm chí là sự tồn tại của khối này cũng là một câu hỏi rất lớn.
Huy Bình
ST chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ông Trump đắc cử, châu Âu cuống cuồng lập quân đội EU
Ngoài sức ép từ Nga, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cũng có tác động lớn đến việc thành lập một quân đội chung của châu Âu.
(Quan hệ quốc tế) - Ngoài sức ép từ Nga, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cũng có tác động lớn đến việc thành lập một quân đội chung của châu Âu.
Châu Âu tiếp tục nuôi ý tưởng về một quân đội riêng
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ngày 10/11 tuyên bố với giới truyền thông rằng, việc thành lập một quân đội riêng của châu Âu là không thể tránh khỏi vì trong tương lai nước Mỹ sẽ không còn mấy quan tâm đến sự an toàn của châu Âu,
Ông Juncker cho biết, trước đây Liên minh châu Âu đã manh nha có ý định lập quân đội riêng và hiện nay, với việc tỷ phú Donald Trump lên làm Tỏng thống Mỹ, kế hoạch này chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.
Vị Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã đến Berlin theo lời mời của Thủ tướng Đức Angela Merkel và những tuyên bố trên được ông phát biểu tại một sự kiện do Quĩ Konrad Adenauer tổ chức, được phát trên trang web của Ủy ban châu Âu.
"Chúng ta nợ người Mỹ rất nhiều, đặc biệt là đất nước này và thành phố này, họ đã giúp đỡ Liên minh châu Âu rất nhiều về bảo đảm an ninh, nhưng trong triển vọng dài hạn họ sẽ không còn chăm sóc cho nền an ninh châu Âu. Đây là điều mà chúng ta phải tự làm” - ông Juncker phát biểu.
Tờ Izvestia trích dẫn một nguồn tài liệu từ Ủy ban châu Âu cho biết, theo ý tưởng của những người khởi xướng kế hoạch này, đội quân của Liên minh châu Âu sẽ phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh không chỉ bên trong mà còn bao gồm cả bên ngoài Liên minh châu Âu.
Vị quan chức EU nhấn mạnh, châu Âu cần thúc đẩy tiến trình mới cho chủ đề thành lập một liên minh phòng thủ châu Âu nhằm thay thế cho vai trò của người Mỹ. Nếu sáng kiến này được phê duyệt, khối quân sự chung châu Âu có thể sẽ nhanh chóng xuất hiện vào đầu năm 2018.
Trump lên làm Tổng thống đã thúc đẩy châu Âu nhanh chóng thành lập quân đội riêng |
Cho đến gần đây, nước phản đối hàng đầu việc phát triển chính sách quốc phòng châu Âu là Vương quốc Anh, bởi London e ngại sự cạnh tranh với NATO sẽ làm mất lòng Mỹ. Kết quả Brexit mở ra cho các thành viên EU cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quốc phòng.
Hơn nữa, ý tưởng này không chỉ được sự tán thưởng của các quan chức Liên minh châu Âu mà cả những người dân EU cũng cảm thấy nhu cầu xây dựng một đội quân chung thay thế NATO đang ngày càng trở nên cấp bách.
Theo dữ liệu từ cuộc khảo sát "Sputnik - Quan điểm" do hãng nghiên cứu Anh ICM Research tiến hành ở Anh, Pháp và Đức hồi tháng 6 vừa qua cho thấy, 1/3 số người được hỏi ý kiến cho rằng Liên minh châu Âu cần phải có quân đội riêng của mình, thay vì dựa vào đội quân NATO.
Trả lời cho câu hỏi "Bạn thấy Liên minh châu Âu cần có quân đội riêng để bảo vệ lợi ích của nước mình, hay là NATO phải bảo vệ các nước châu Âu?", trung bình có 28% người được hỏi cho rằng cần phải tạo lập quân đội riêng của Cộng đồng để bảo vệ lợi ích của châu lục.
Riêng Pháp là quốc gia mà những người tán thành bảo vệ quốc gia bằng lực lượng quân đội riêng của đất nước có tỷ lệ cao nhất là 37%.
Trump lên, Mỹ sẽ bỏ rơi NATO (chủ yếu là châu Âu)?
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình,, tỷ phú Trump đã nhiều lần than phiền về “cục nợ” NATO và coi đó là một gánh nặng quá lớn đối với Mỹ, trong khi Hoa Kỳ không thu lại được lợi ích gì.
Phát biểu trực tiếp trên kênh CNN ngày 12/4/12016, ông Trump tuyên bố thẳng vào mặt Liên minh châu Âu rằng, Mỹ đang trả giá quá cao cho NATO, hai mươi tám quốc gia châu Âu đang hợp lực lừa phỉnh Mỹ, khiến Mỹ phải chi quá nhiều ngân sách cho NATO.
Theo ông, Mỹ đang bảo vệ châu Âu bằng cách giúp đỡ NATO. NATO đã tiêu tốn của đất nước ông cả một tài sản cực lớn, ngân sách quân sự Mỹ hàng năm chiếm khoảng 75% tổng chi tiêu quân sự của các nước NATO.
Vị tân tổng thống khi còn là ứng viên của đảng Cộng hòa đã chỉ trích các đồng minh châu Âu chủ chốt trong NATO như Đức, Anh, Pháp đã "không làm gì" trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và đùn đẩy trách nhiệm sang cho Washington, khiến Mỹ luôn bị lôi kéo vào đối đầu quân sự với Nga.
Theo ông Trump, nếu ông lên làm tổng thống, Mỹ phải giảm bớt sự tham gia trong các hoạt động trong khuôn khổ Liên minh Bắc Đại Tây Dương, mặc kệ khối này đứng trước nguy cơ suy yếu trầm trọng, thậm chí là có thể tan rã.
Vị tân Tổng thống Mỹ có cái nhìn tương đối giống với Nga, khi ông coi NATO là "tàn tích của quá khứ" bởi nước Mỹ vẫn tiếp tục nhìn vào một Liên Xô không còn tồn tại.
Trump tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách của Mỹ giành cho NATO |
Phát biểu trước cử tri ở Milwaulkee (bang Wisconsin), tỷ phú đã phê phán các đồng minh trong khối bằng những lời nói hết sức nặng nề.
Nhà chính khách cho biết, người tiền nhiệm Obama có thể chẳng thèm quan tâm đến điều này nhưng dưới thời của ông: "…hoặc họ bù đắp chi phí cho Mỹ, hoặc họ phải ra đi, nếu điều này dẫn tới sự tan rã của khối NATO thì mặc kệ nó đi" - ông Trump kết luận.
Trump khẳng định, chỉ khi nào các đồng minh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì Mỹ mới bảo vệ các quốc gia NATO trước Nga.
Với những quan điểm hết sức cứng rắn về hoạt động và đóng góp của Mỹ cho NATO, các quan chức Liên minh châu Âu thừa nhận rằng, ông Trump có thể cắt giảm ngân sách giành cho khối, ngừng hỗ trợ và đẩy “cục nợ” Ukraine cho châu Âu hoặc bắt các thành viên châu Âu phải đóng góp nhiều hơn.
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến giới lãnh đạo châu Âu tiếp tục triển khai ý tưởng thành lập một quân đôi riêng của EU. Tuy nhiên, khi đó sẽ rất khó để nói về tương lai của NATO, thậm chí là sự tồn tại của khối này cũng là một câu hỏi rất lớn.
Huy Bình
ST chuyen