Nhân Vật
Ông già Ba Tri
Nói đến nhân vật này, người ta thường hình dung đó là một ông già “gân”, mạnh ăn, nhiều vợ và chịu chơi...
Nói đến nhân vật này, người ta thường hình dung đó là một ông già “gân”, mạnh ăn, nhiều vợ và chịu chơi... Còn Tự điển Tiếng Việt của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giải thích thành ngữ “ông già Ba Tri”: “Người già mà quắc thước, can đảm, có công sửa làng, giúp nước, lập chợ, mở đường”.
Có công phò chúa
Ông già Ba Tri là nhân vật có thật, vốn là tiền nhân của họ Thái Hữu nổi tiếng xứ Bến Tre, mặc dù xung quanh ông có nhiều giai thoại. Chuyện ông già Ba Tri cũng gắn liền với một sự thật lịch sử về “binh Võ cự”, được thờ cúng ở một vài đình làng xứ Ba Tri, đồng thời gắn với sự ra đời của ngôi chợ Ba Tri.
Chợ Ba Tri một thời nổi tiếng - Ảnh: H.P.
Chuyện xưa chép rằng, ở xứ Ba Tri từ năm Cảnh Hưng thứ ba (1742) có người ở Quảng Ngãi là Thái Hữu Xưa vào đây khai khẩn đất hoang, làm chức Cai trại, đứng đầu Ba Tri trại cá. Sau đó, ông cùng các ông Phan Viết Tới, Trần Văn Tấn xin lập làng, đặt tên cho Ba Tri trại cá là làng An Bình Đông. Ông có người cháu nội tên là Thái Hữu Kiểm, về sau làm Hương cả làng An Hòa Tây, Bến Tre, tục gọi là Hương cả Kiểm.
Cùng thời với Hương cả Kiểm có ông Trần Văn Hạc làm chức Cai việc, rồi Thôn trưởng, nên dân gian gọi là Xã Hạc. Vào khoảng năm 1787, bị quân Tây Sơn truy đuổi, chúa Nguyễn Ánh đến trú nhà ông Hạc ở bên bờ Rạch Ụ. Mỗi ngày vào rạng sáng, ông phải đưa chúa sang Cồn Đất, ngang vàm Rạch Ụ. Nhưng muốn lên cù lao phải đi bằng xuồng, rồi lội qua bãi bồi sình lầy, chúa Nguyễn Ánh không sao đi được. Vì thế, ông Hạc phải cõng chúa từ bờ sông lên. Mỗi ngày đều như vậy cho đến khi Trương Tấn Bửu chiêu mộ được nghĩa dũng ở Ngao Châu (Cồn Ngao), chúa Nguyễn mới rời khỏi nơi trú ẩn, sau đó hội quân theo đường sông Cổ Chiên rồi đến sông Nước Xoáy ở Sa Đéc.
Đối chiếu thư tịch thấy việc chúa Nguyễn Ánh về vùng này lánh nạn là có thật. Đây là vùng đất có rất nhiều đồn điền do chúa Nguyễn lập ra như Ba Tri điền trại, Ba Lai điền trại... Đến năm 1836, Địa bạ Minh Mạng còn thống kê một số lượng lớn đất công. Và gần đây, dân địa phương còn phát hiện được nhiều tiền cổ được đúc vào thời chúa Nguyễn.
Trở lại chuyện ông già Ba Tri. Sau khi chúa Nguyễn rời đất Ba Tri, Trần Văn Hạc không tiếp tục theo phò chúa mà ở lại quê nhà, làm Thôn trưởng. Đến khi lên ngôi, vua Gia Long muốn phong quan tước cho, nhưng ông cũng không thọ chức. Nhớ ơn xưa, vua Gia Long đặc ân cho Xã Hạc được hưởng huê lợi đoạn sông cái từ Hàm Luông đến cửa biển, lại còn ban cho tấm kim bài miễn tử. Trong lúc Xã Hạc lội bùn cõng chúa thì Thái Hữu Kiểm được cha là Thái Hữu Chư sai mang cơm gạo đến dâng. Chúa Nguyễn Ánh hỏi ông đang giữ chức chi ở làng thì ông tâu đang làm Trùm trưởng. Chúa bèn phong cho Kiểm làm chức Trùm cả làng An Bình Đông.
Cả Kiểm đi kiện
Khoảng năm Gia Long thứ 5 (1806), Thái Hữu Kiểm lập ra chợ Ba Tri. Dân gian kể rằng, ông Kiểm thấy ở làng An Bình Đông có một ngôi chợ chồm hổm họp ở dưới gốc cây da lớn nên quyết định lập một ngôi chợ:
“An Bình Đông xã một nơi
Có cây da lớn nghỉ ngơi bộ hành
Bán buôn hàng vặt rập rình
Kẻ ngồi người đứng thích tình không đi
Ông Cả Kiểm thấy chuyện kỳ
Tới nơi cây ấy lập vi thị truyền”
(Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca)
Sau khi lập chợ, Cả Kiểm còn cho đắp hai con đường từ Ba Tri đi Vĩnh Đức Trung và từ Ba Tri sang Phú Lễ. Dân các làng đến chợ càng đông, ghe thương hồ từ sông cái ra vào tấp nập, vì vậy chợ Ba Tri càng trở nên phồn thịnh. Trong khi đó, chợ Ngoài do Xã Hạc lập trở nên thưa thớt. Vì vậy, Xã Hạc tức giận huy động dân làng mình đốn cây đắp đập ngăn rạch, để ghe thuyền không vào chợ Ba Tri được. Thế là, Cả Kiểm dắt dân lên huyện, lên phủ kiện. Nhưng đến đâu các quan cũng xử “Người ta đắp đập trong địa phận làng người ta mà kiện cáo cái gì”. Cả Kiểm tức mình bèn bàn với các kỳ lão, quyết cơm gói tiền lưng ra kinh đô kiện tiếp: “Kiện cho thấy mặt cửu trùng/Trong trào ngoài quận người đồng ngợi danh”.
Vua Minh Mạng cũng đã từng biết việc tiên đế lúc còn bôn ba xứ Nam kỳ, có phen đã được người dân Ba Tri giúp đỡ. Hơn nữa lại nghe nói Cả Kiểm đã già mà dám khăn gói theo đường bộ vượt qua “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”, đi bộ 3 tháng trời ra tận kinh đô, bèn cho dời Cả Kiểm vào gặp mặt hỏi han. Sau khi tỏ rõ sự tình, vua phán “làng thì riêng, rạch thì chung, quan cai trị phải xuống coi phá đập”. Vậy là Thái Hữu Kiểm thắng kiện. Phương ngữ “ông già Ba Tri” bắt đầu từ đó.
Ngoài ra, theo lời kể trong dân gian, ông già Ba Tri còn có một người vợ có công phát triển nghề dệt lụa, làm nên thương hiệu lụa Ba Tri nổi tiếng một thời. Từ đó có người giải thích địa danh Ba Tri là “lụa sóng”.
Chuyện dân gian chép lại tuy có phần hư cấu song cũng phản ánh một thực tế lịch sử là sự tồn tại của nạn kiêu binh sau khi triều Nguyễn chính thức xác lập. Việc ông già Ba Tri Thái Hữu Kiểm dám đi kiện vì ông có công dâng cơm. Còn Xã Hạc dám đắp đập để “ngăn sông cấm chợ” cũng bởi ông ỷ vào công cõng và bảo vệ chúa.
Sách Đại Nam thực lục cho biết, buổi đầu trung hưng dân hai thôn ấy tự xuất tài lực, theo đi đánh giặc, được bổ làm hai vệ Võ cự nhất nhị, lúc có việc thì theo hàng ngũ, lúc không việc thì về quán mưu sinh, để phân biệt với binh dân và họ miễn cho thuế thân, miễn lao dịch. Ngoài việc thành lập vệ Võ cự, dân vùng này cũng đã đóng góp nhiều lương thực cho quân đội chúa Nguyễn vào giai đoạn tiến đánh Bình Định, thôn tính nhà Tây Sơn. Về sau, những người theo binh Võ cự và số dân có công đóng góp tài lực trở nên kiêu căng, có khi coi thường pháp luật, đào ngũ hoặc khai man để trốn lính. Vua Minh Mạng cũng đã kiên quyết giải quyết các tệ nạn ấy. Thực lục chép: “Nếu không trừng trị nghiêm ngặt thì e những lính tại ngũ thấy thế bắt chước. Xin sai quan địa phương sở tại xét những kẻ trốn ấy có gia sản thì lấy hết sung công, đợi khi bắt được thì theo pháp luật thêm bậc mà trị tội và bắt sung ngũ”.
Hiện nay một số ngôi đình ở vùng Ba Tri còn lưu giữ những tấm biển hiệu thờ binh Võ cự.
H. P. – N.P.
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Ông già Ba Tri
Nói đến nhân vật này, người ta thường hình dung đó là một ông già “gân”, mạnh ăn, nhiều vợ và chịu chơi...
Nói đến nhân vật này, người ta thường hình dung đó là một ông già “gân”, mạnh ăn, nhiều vợ và chịu chơi... Còn Tự điển Tiếng Việt của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giải thích thành ngữ “ông già Ba Tri”: “Người già mà quắc thước, can đảm, có công sửa làng, giúp nước, lập chợ, mở đường”.
Có công phò chúa
Ông già Ba Tri là nhân vật có thật, vốn là tiền nhân của họ Thái Hữu nổi tiếng xứ Bến Tre, mặc dù xung quanh ông có nhiều giai thoại. Chuyện ông già Ba Tri cũng gắn liền với một sự thật lịch sử về “binh Võ cự”, được thờ cúng ở một vài đình làng xứ Ba Tri, đồng thời gắn với sự ra đời của ngôi chợ Ba Tri.
Chợ Ba Tri một thời nổi tiếng - Ảnh: H.P.
Chuyện xưa chép rằng, ở xứ Ba Tri từ năm Cảnh Hưng thứ ba (1742) có người ở Quảng Ngãi là Thái Hữu Xưa vào đây khai khẩn đất hoang, làm chức Cai trại, đứng đầu Ba Tri trại cá. Sau đó, ông cùng các ông Phan Viết Tới, Trần Văn Tấn xin lập làng, đặt tên cho Ba Tri trại cá là làng An Bình Đông. Ông có người cháu nội tên là Thái Hữu Kiểm, về sau làm Hương cả làng An Hòa Tây, Bến Tre, tục gọi là Hương cả Kiểm.
Cùng thời với Hương cả Kiểm có ông Trần Văn Hạc làm chức Cai việc, rồi Thôn trưởng, nên dân gian gọi là Xã Hạc. Vào khoảng năm 1787, bị quân Tây Sơn truy đuổi, chúa Nguyễn Ánh đến trú nhà ông Hạc ở bên bờ Rạch Ụ. Mỗi ngày vào rạng sáng, ông phải đưa chúa sang Cồn Đất, ngang vàm Rạch Ụ. Nhưng muốn lên cù lao phải đi bằng xuồng, rồi lội qua bãi bồi sình lầy, chúa Nguyễn Ánh không sao đi được. Vì thế, ông Hạc phải cõng chúa từ bờ sông lên. Mỗi ngày đều như vậy cho đến khi Trương Tấn Bửu chiêu mộ được nghĩa dũng ở Ngao Châu (Cồn Ngao), chúa Nguyễn mới rời khỏi nơi trú ẩn, sau đó hội quân theo đường sông Cổ Chiên rồi đến sông Nước Xoáy ở Sa Đéc.
Đối chiếu thư tịch thấy việc chúa Nguyễn Ánh về vùng này lánh nạn là có thật. Đây là vùng đất có rất nhiều đồn điền do chúa Nguyễn lập ra như Ba Tri điền trại, Ba Lai điền trại... Đến năm 1836, Địa bạ Minh Mạng còn thống kê một số lượng lớn đất công. Và gần đây, dân địa phương còn phát hiện được nhiều tiền cổ được đúc vào thời chúa Nguyễn.
Trở lại chuyện ông già Ba Tri. Sau khi chúa Nguyễn rời đất Ba Tri, Trần Văn Hạc không tiếp tục theo phò chúa mà ở lại quê nhà, làm Thôn trưởng. Đến khi lên ngôi, vua Gia Long muốn phong quan tước cho, nhưng ông cũng không thọ chức. Nhớ ơn xưa, vua Gia Long đặc ân cho Xã Hạc được hưởng huê lợi đoạn sông cái từ Hàm Luông đến cửa biển, lại còn ban cho tấm kim bài miễn tử. Trong lúc Xã Hạc lội bùn cõng chúa thì Thái Hữu Kiểm được cha là Thái Hữu Chư sai mang cơm gạo đến dâng. Chúa Nguyễn Ánh hỏi ông đang giữ chức chi ở làng thì ông tâu đang làm Trùm trưởng. Chúa bèn phong cho Kiểm làm chức Trùm cả làng An Bình Đông.
Cả Kiểm đi kiện
Khoảng năm Gia Long thứ 5 (1806), Thái Hữu Kiểm lập ra chợ Ba Tri. Dân gian kể rằng, ông Kiểm thấy ở làng An Bình Đông có một ngôi chợ chồm hổm họp ở dưới gốc cây da lớn nên quyết định lập một ngôi chợ:
“An Bình Đông xã một nơi
Có cây da lớn nghỉ ngơi bộ hành
Bán buôn hàng vặt rập rình
Kẻ ngồi người đứng thích tình không đi
Ông Cả Kiểm thấy chuyện kỳ
Tới nơi cây ấy lập vi thị truyền”
(Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca)
Sau khi lập chợ, Cả Kiểm còn cho đắp hai con đường từ Ba Tri đi Vĩnh Đức Trung và từ Ba Tri sang Phú Lễ. Dân các làng đến chợ càng đông, ghe thương hồ từ sông cái ra vào tấp nập, vì vậy chợ Ba Tri càng trở nên phồn thịnh. Trong khi đó, chợ Ngoài do Xã Hạc lập trở nên thưa thớt. Vì vậy, Xã Hạc tức giận huy động dân làng mình đốn cây đắp đập ngăn rạch, để ghe thuyền không vào chợ Ba Tri được. Thế là, Cả Kiểm dắt dân lên huyện, lên phủ kiện. Nhưng đến đâu các quan cũng xử “Người ta đắp đập trong địa phận làng người ta mà kiện cáo cái gì”. Cả Kiểm tức mình bèn bàn với các kỳ lão, quyết cơm gói tiền lưng ra kinh đô kiện tiếp: “Kiện cho thấy mặt cửu trùng/Trong trào ngoài quận người đồng ngợi danh”.
Vua Minh Mạng cũng đã từng biết việc tiên đế lúc còn bôn ba xứ Nam kỳ, có phen đã được người dân Ba Tri giúp đỡ. Hơn nữa lại nghe nói Cả Kiểm đã già mà dám khăn gói theo đường bộ vượt qua “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”, đi bộ 3 tháng trời ra tận kinh đô, bèn cho dời Cả Kiểm vào gặp mặt hỏi han. Sau khi tỏ rõ sự tình, vua phán “làng thì riêng, rạch thì chung, quan cai trị phải xuống coi phá đập”. Vậy là Thái Hữu Kiểm thắng kiện. Phương ngữ “ông già Ba Tri” bắt đầu từ đó.
Ngoài ra, theo lời kể trong dân gian, ông già Ba Tri còn có một người vợ có công phát triển nghề dệt lụa, làm nên thương hiệu lụa Ba Tri nổi tiếng một thời. Từ đó có người giải thích địa danh Ba Tri là “lụa sóng”.
Chuyện dân gian chép lại tuy có phần hư cấu song cũng phản ánh một thực tế lịch sử là sự tồn tại của nạn kiêu binh sau khi triều Nguyễn chính thức xác lập. Việc ông già Ba Tri Thái Hữu Kiểm dám đi kiện vì ông có công dâng cơm. Còn Xã Hạc dám đắp đập để “ngăn sông cấm chợ” cũng bởi ông ỷ vào công cõng và bảo vệ chúa.
Sách Đại Nam thực lục cho biết, buổi đầu trung hưng dân hai thôn ấy tự xuất tài lực, theo đi đánh giặc, được bổ làm hai vệ Võ cự nhất nhị, lúc có việc thì theo hàng ngũ, lúc không việc thì về quán mưu sinh, để phân biệt với binh dân và họ miễn cho thuế thân, miễn lao dịch. Ngoài việc thành lập vệ Võ cự, dân vùng này cũng đã đóng góp nhiều lương thực cho quân đội chúa Nguyễn vào giai đoạn tiến đánh Bình Định, thôn tính nhà Tây Sơn. Về sau, những người theo binh Võ cự và số dân có công đóng góp tài lực trở nên kiêu căng, có khi coi thường pháp luật, đào ngũ hoặc khai man để trốn lính. Vua Minh Mạng cũng đã kiên quyết giải quyết các tệ nạn ấy. Thực lục chép: “Nếu không trừng trị nghiêm ngặt thì e những lính tại ngũ thấy thế bắt chước. Xin sai quan địa phương sở tại xét những kẻ trốn ấy có gia sản thì lấy hết sung công, đợi khi bắt được thì theo pháp luật thêm bậc mà trị tội và bắt sung ngũ”.
Hiện nay một số ngôi đình ở vùng Ba Tri còn lưu giữ những tấm biển hiệu thờ binh Võ cự.
H. P. – N.P.
Hoang Pham chuyen