Truyện Ngắn & Phóng Sự
PHÀM PHU TỤC TỬ Hoàng Thanh
Bài này tựa đềlà “phàm phu tục tử” nên một vài từngữ và thơ trích dẫn không được thanh tao cho mấy.
(𝘓𝘰̛̀𝘪 𝘨𝘪𝘰̛́𝘪 𝘵𝘩𝘪𝘦̣̂𝘶: Đ𝘰̣𝘤, 𝘹𝘦𝘮 𝘩𝘪̀𝘯𝘩 𝘩𝘰𝘢̀𝘪 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 “𝘭𝘪́𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢́𝘯𝘨” 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘩𝘰̛𝘪 𝘲𝘶𝘦𝘯 𝘮𝘢̆́𝘵, đ𝘰̣𝘤 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘱𝘩𝘪𝘦̂́𝘮 đ𝘦̂̉ “𝘵𝘩𝘢𝘺 đ𝘰̂̉𝘪 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪́”, 𝘱𝘭𝘦𝘢𝘴𝘦! 𝘉𝘢̀𝘪 𝘥𝘢̀𝘪, 𝘯𝘨𝘩𝘦 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘣𝘢̉𝘯 𝘯𝘩𝘢̣𝘤 𝘤𝘩𝘰 𝘦̂𝘮 𝘵𝘢𝘪 𝘤𝘩𝘰̛𝘪! Admin)
* * *
Bài này tựa đềlà “phàm phu tục tử” nên một vài từngữ và thơ trích dẫn không được thanh tao cho mấy. Người viết báo trước để những ai dị ứng với chuyện bậy bạ thì cảm phiền nhắm mắt đừng đọc... Những đoạn thơ hoặc nhạc nếu không ghi chú tên tác giả tức được trích trong internet hoặc lưu truyền trong dân gian. (HT)
Nhớ ngày xưa còn con gái mới lớn, đầu óc tui thật trong sáng, thánh thiện. Tui mơ có được một người bạn đời hợp ý tâm đầu để cùng ngắm hoa, thưởng nguyệt, làm thơ, đối ẩm, thả diều, bắt bướm... Vợ chồng phải coi nhau như bạn, giữ tình thanh tao chứ không để ba cái chuyện đầu gối tay ấp làm vẩn đục vấy bẩn. Tui mơ, tui mộng đủ thứ cho đến khi tui gặp được chàng.
Chàng là một thư sinh tuấn tú tướng người rất nho nhã, đàng hoàng, và hiền như bụt. Chàng thuộc thơ của các văn nhân thi sĩ như cháo; lâu lâu lại xổ vài bài thơ lãng mạn, mà vì chàng chỉ đọc vài câu, vừa vặn hợp tình, hợp cảnh, không nhiều hơn ý muốn nói nên tôi khó mà nhận ra là thơ văn của ai. Cho dù mơ mộng mấy đi nữa, nhưng cũng là nhi nữ thường tình, tui vốn không quên “Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon”. Nay đã gặp người hợp nhãn, hợp ý tui chẳng ngần ngại gì mà không gần gũi để tìm hiểu thêm.
Nhiều lần trốn đi ngắm sóng biển, ngắm sao trời, thơ thẩn với chàng quá, má tui đã cấm không cho hai đứa gặp nhau nữa. Chàng thở dài ngâm nga thơ Nguyễn Bính:
“Giá đừng có dậu mồng tơi
Tối nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.”
Tui kể lại với má. Thế là má tui bỏ lệnh cấm vận vì không muốn trở thành dậu mồng tơi lỡ ai hái nấu canh thì khổ. Má tui lâu nay rất mê thơ, đã từng chép mấy tập thơ dầy cộm nên thấy chàng biết xài thơ đã cho điểm tốt ngay.
Chàng còn là một thư viện truyện cười, kể tui nghe đủ thứ truyện vui thật dễ thương... Chàng lắng nghe tâm sự của tui; đồng cảm với mơ ước của tui và đã tỏ tình một cách rất thơ theo đúng cái thắc mắc đang lởn vởn trong đầu tui hôm hai đứa đang thơ thẩn dạo chơi:
Người đâu gặp gỡ làm chi!
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Rồi chàng hứa...sẽ là người bạn đời mà tui tưởng tượng. Thế là chẳng bao lâu đám cưới của đôi trai thanh gái lịch đã xảy ra. Chàng trở thành chồng tui và từ từ lộ nguyên cái chất phàm phu tục tử mà tui không thể nào tưởng tượng được.
* * *
Bắt đầu buổi tân hôn, hai đứa tui ngủ chung giường nhưng chắn giữa là một cái gối như đã giao hẹn trước kia. Ðược đâu vài phút chàng bắt đầu hát:
- Tay có bằng lòng cho tay nắm với?
- Xin nắm tay hở? Nắm một chút thôi nhen.
Nắm tay được vài phút chàng hát tiếp:
- Tóc có bằng lòng xin một sợi thôi?
- Xin tóc làm gì vậy?
- Ðể anh kết tóc xe tơ ấy mà...
Giọng chàng êm như ru hát thì thầm bên tai tôi:
- Chân có bằng lòng cho chân kẹp lại?
- Một phút thôi nhen! (tui nói ỉu xìu)
- Môi có bằng lòng xin một nụ hôn?
Im lặng! Tui hết trả lời được nữa mà nhắm mắt chết trân. Rồi chàng xin lần cuối cùng với ca khúc của Ngô Thụy Miên:
“Cho tôi ôm em vào lòng
Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng
Yêu thương vợ chồng”
Cứ thế, chàng tấn công từng tí, từng tí, thật tình tứ. Cái gối chắn bị quăng khỏi giường! Từ nay hết tình thoát tục, hết tình thanh tao, hết tình bạn bè mà bắt đầu cho tình vợ chồng chính hiệu.
Nhưng đó đâu có phải là lần xin cuối cùng. Ðêm đó chàng cứ xin thêm, xin nữa, xin tới, xin lui. Tui hỏi chàng:
- Sao anh xin hoài vậy?
Chàng hát:
- Tình ngỡ đã phôi pha, nhưng lòng bỗng rộn ràng...(Tình nhớ của TCS)
Thật ăn gian, trích câu này ghép câu nọ nhưng cũng không sao! Tình vợ chồng ngó bộ cũng hay hay đó chứ. Tui làm thơ cho chàng nghe:
Hình như em đã lên tiên,
Mây xanh, gió mát, kỳ viên chốn này.
Anh ơi em muốn vòng tay,
Giữ em thật chặt ngất ngây suốt đời.
Người ta cứ hỏi tình yêu màu gì? Trong Asia 57, Thùy Dương bảo là màu đỏ, màu hồng, màu cầu vồng ngũ sắc, nhưng Việt Dũng đều cho là trật và cuối cùng anh ta trả lời là tình yêu màu xanh. Sai hết quí dị ơi. Câu trả lời đúng nhất là “Tình yêu màu nho”. Quí dị théc méc hả? Tại sao là màu nho? Nho xanh, nho đỏ hay nho đen? Xin thưa “màu nho” nói lái lại là “mò nhau”. Ðúng quá rồi còn gì! Yêu nhau là phải mò nhau rồi phải không? Vậy mà nghĩ lại cái hồi hai đứa tui bồ nhau, chỉ toàn là đưa nhau đi thưởng ngoạn ngắm cảnh, chẳng hun chẳng hít gì ráo trọi. Thế mới phục chàng biết kiềm chế, giả nai nên mới dụ được tui, con bé ngây thơ sống trên mây trên gió. Nhưng mà nghĩ kỹ, nếu chàng cho tui biết màu của tình yêu sớm chắc tui... lấy chàng sớm hơn không chừng! Chàng lý sự với tôi:
“Ở đời ai cũng như ai
Ăn cơm bằng đũa, để tay mà mò.”
Ăn ở với nhau một thời gian, tui thấy ai chế ra câu này thật đúng quá xá cỡ:
“Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Lấy nhau rồi nham nhở lắm ai ơi!”
Bây giờ 2 đứa tui chẳng còn giữ gìn, chẳng còn kín đáo, chẳng còn ý tứ với nhau gì cả. Câu châm ngôn về tứ khoái của con người mà chàng kê đầu giường và lấy làm tâm đắc là:
“Trên đời có bốn cái vui.
Ăn, ngủ, iêu, ị lui cui cả ngày”.
Nhất khoái của chàng là cái máu ăn thì ôi thôi khỏi nói. Chàng ăn uống như hùm như hổ, ăn lia chia suốt ngày không liền miệng. Cái từ “Ăn to, nói lớn” là thế nào giờ đây tui mới biết. Vì ăn nhiều quá nên “nói lớn” bằng bên dưới hơi nhiều, chàng nổ pháo liên hồi khắp nhà nghe bất nhã hết sức dị đó. Vậy mà chàng cũng có câu để bào chữa:
Cái địt là cái trời cho,
Ai mà không địt ốm o gầy mòn.
Cái địt là cái tròn tròn,
Ai mà không địt gầy mòn ốm o!
Chuyện gì chồng tui cũng trích thơ, trích ca dao tục ngữ chế biến để ngâm nga. Thơ văn tao nhã ngày nào đã đi đâu mất mà giờ đây chỉ toàn là thơ nham nhở, thô tục, bậy bạ hết nước nói. Nhưng nguy hiểm một điều là tui dần dần trở thành ma tà đạo như chàng - tui thấy thích và cười quá xá khi nghe những bài thơ quái đản đó mới chết chứ.
Bây giờ tui nói về “nhị khoái” của chàng tức cái tính ngủ. Chàng ngủ dễ lắm và rất say. Ngủ say đến nỗi có lần tôi nghịch lấy màu vẽ vằn vẽ vện lên mặt mà vẫn không biết gì cả. Ăn được, ngủ được là tiên trên đời mà. Thấy vậy tôi cũng mừng cho chàng nhưng ngặt cái chàng lại ngáy dữ dội. Có lúc tiếng ngáy như tiếng rắn kêu, có lúc như tiếng bò rống, và có lúc nghe như tiếng đàn cò ò e. Không sao! “Yêu nhau yêu cả ngáy to đấy mà!”
Có lần tụi tui vừa mới mua về cái xe Honda đời mới, chạy êm như ru. Tối đó, tui nằm ngủ mơ thấy mình lái chiếc xe mới này tà tà dạo biển. Ðang chạy ngon lành, bỗng dưng tiếng máy xe kêu lên kỳ lạ - rẹt...rẹt....khẹt...khẹt rồi lớn lên dần. Cuối cùng nó khẹt lên một cái rồi xe bị dừng lại không chạy nữa. Tui tá hỏa tam tinh. Thôi tiêu! Mua nhằm cái xe dỏm rồi. Xe mới có bảo đảm, sửa không tốn tiền nhưng máy đã có vấn đề thì dù sửa lại cũng không được tốt. Chơi bạo bỏ ra hai mấy ngàn mà mang đồ bịnh về nhà, xui thật là xui. Tui buồn hết sức và giật mình tỉnh dậy. Ðang còn lơ mơ tui mơ hồ nghĩ:
- Xe đã tắt máy hết chạy nhưng sao vẫn còn nghe tiếng máy nổ rột rột thế kia?
Tui bàng hoàng một lúc rồi chợt tỉnh hẳn ngó sang bên cạnh. Anh chàng yêu dấu của tui đang ngủ ngon ngủ lành, miệng đang kê gần tai tui mà ngáy vang trời hệt như tiếng xe hư trong giấc mơ của tui. Trời ơi hỡi trời! Tui nhớ trong dân gian người ta có câu ca dao nói về cô vợ ngáy nhiều nhưng khi chồng yêu thì vẫn bảo:
Ðêm nằm thời ngáy o o.
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Còn tui? Vừa tức cười, vừa thương chồng, trong khi anh chàng đang kéo đờn cò thì tui ngồi dậy lấy bút rặn mấy câu thơ ngày mai chàng thức dậy tặng làm quà:
Xe mới chồng cũ!
Vừa mua được chiếc Honda
Mới teng, bóng rạnh, trông mà bắt mê
Lái xe đi dạo đồng quê
Bao nhiêu người ngắm, hả hê lòng nàng.
Xe đang bon chạy trên đàng,
Bỗng nhiên máy nghẹt, kêu vang tiếng ồn.
R...ộ..t... r...ộ..t..., r...ộ..t.. r...ộ..t, r...ồ.n.. r...ồ.n..,
Kêu như tàu lửa chạy vô đường hầm.
Kêu to như tiếng trời gầm.
Xe mới mà thế!!! Tối tăm mặt mày.
Cái số tui thật không may!
Giật mình thức dậy! Mới hay chồng già.
Ổng đang dí mỏ chĩa qua
tai mình mà ngáy như là sấm vang
Xe cũ đổi mới dễ dàng.
Chồng già sao đổi? Ðành mang suốt đời.
Chàng được tui tặng bài thơ khoái chí tử lắm, bảo là tui bây giờ đã thực tế hơn nhiều, làm thơ không còn màu mè hoa lá cành nữa. Cũng phải, sống với một kẻ phàm phu tục tử như chàng mà tui còn thanh cao mơ mộng mới là chuyện lạ.
Sống chung với nhau, từ từ chàng đem cái khả năng trích dẫn làm cho những chuyện phàm tục mà tui chỉ biết lơ mơ trước đây bỗng trở thành thi vị. Tui bắt đầu cảm thấy cái ý tưởng của chàng sao mà trực tiếp, thực dụng quá, không có chút mộng mơ, bay bổng nào cả. Nhưng phải thừa nhận là không phải là không có chút lý sự. Rồi những suy diễn của chàng dẫn tui đi xa hơn chút nữa, không phải chỉ trích dẫn mà còn suy luận, dĩ nhiên là theo cái cách của chàng.
Những lúc thong thả, rảnh rang tui hay nghe nhạc tiền chiến, nhạc tình để mơ mộng. Bài nào cũng bị chàng bình loạn tứ lung tung. Chẳng hạn bài “Khúc thụy du” của nhạc sĩ Anh Bằng, khi nghe đến đoạn:
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao?
......
Chàng cười lớn xía vô:
- Vì anh hết xí quách rồi.
Rồi khi nghe:
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
......
Chàng nói với tui:
- Trước đây hai đứa mình đều có cái ấn tượng về những nhà văn nhà thơ và những nhạc sĩ với nhiều chữ nghĩa, nhiều cảm xúc nên đã phong thần các vị ấy rồi tha hồ tưởng tượng ra những cảm giác thật cao siêu, thoát tục. Nay anh mới ngộ ra rằng họ cũng chỉ từ những cảm giác trần tục mà làm cho nó đẹp thêm nhờ chữ nghĩa bóng bẩy.
- Ừ nhỉ, nghe cũng đúng đấy chứ. Anh Bằng này ghê thiệt! Ví cái đó như con dao với mũi nhọn đâm địch thủ vừa êm ái vừa ngọt ngào. Nạn nhân không chết không bị thương mà sát thủ lại bị rụng rời.
Chàng tiếp thêm để dẫn chứng:
- Còn Trịnh Công Sơn thì trong bài Tình sầu có viết “Cuộc tình lên cao vút, như chim mỏi cánh rồi...”. Phạm Duy trong bài “Tôi đang mơ giấc mộng dài” có câu “Tình yêu nở những con chim, nở những con chim tuyệt vời...”. Thấy không, toàn ví von tình yêu với chim chóc chứ đâu có trừu tượng để em mơ mộng.
Tụi tui tiếp tục thưởng thức cái thanh, cái tục của âm nhạc. Nhưng nghe một đỗi tôi bị tẩu hỏa nhập ma luôn vì nhạc sĩ nào cũng bị chàng lôi ra dẫn chứng. Riết rồi tôi có cảm giác tình yêu và tình dục chỉ là một, và trên đời này chẳng có ai thanh cao ráo trọi.
Còn nữa, những chuyện tiếu lâm dễ thương ngày nào bây giờ đã thay bằng mấy cái chuyện chàng gọi là chuyện cấm đàn bà, chuyện dành cho người lớn. Chàng hay dẫn cái trí tưởng tượng của tui đi vào con đường tà đạo rồi cười khoái chí. Hôm đó chàng đố:
- Hai con rùa một đực một cái rủ nhau vào hang. Một lúc sau có một con rùa chạy ra ngoài. Theo em thì con rùa nào còn ở lại trong hang? Tại sao?
Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Em nghĩ là con rùa cái chạy ra vì nó chịu không nổi phải bỏ chạy.
- Sai!
Tôi đía chàng:
- Chẳng lẽ con rùa đực phải chạy ra ngoài kiếm con rùa cái khác thế thân vì con dợ của nó chịu không nổi bị chết rồi?
- Ðúng là rùa đực chạy ra ngoài nhưng lý do thì em nói sai. Con rùa cái nằm lại trong hang vì nó bị... lật ngữa mất rồi!
* * *
Không biết từ ngày nào tui và chàng thường thưởng thức và ngâm thơ Hồ Xuân Hương cho nhau nghe chứ không còn những bài thơ tình lãng mạn của Xuân Diệu, hay những vần thơ dễ thương của Nguyễn Bính, Huy Cận...Cái thanh và cái tục của thơ Hồ Xuân Hương thì quá xá hay, nhưng tụi tui thích nhất là bài “cờ người” mà chàng cứ rủ tui chơi hoài.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa.
Thiếp vội vàng vén phứa tượng lên.
Hai xe ngà chàng gác hai bên,
Thiếp sợ bí thiếp liền nghễnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đang cơn bất ý,
Ðem chốt đầu dú dí vô cung.... (HXH)
Ðấu cờ kiểu này được một thời gian thì tui kéo cờ trắng đầu hàng. Chàng như dũng tướng, đêm bảy ngày ba ngày nào cũng chiếu tướng nên tui chịu đời hổng thấu. Nhưng tui phải ráng chịu đấm ăn xôi để tình vợ chồng được nồng nàn, chồng khỏi phải đi cày “guộng” khác mất hạnh phúc gia đình. Chàng của tui bây giờ cũng không còn dùng nhạc hoặc thơ văn chính qui nữa, chàng huy động đến kho tàng văn chương bình dân, nói trắng ra là những điều thu lượm được từ các quán cóc, vỉa hè; sửa lại ý tứ của những tác giả uy tín hoặc tự đặt vè. Thay cho việc đánh cờ, bây giờ chàng ngâm:
Con heo ủn ỉn trong chuồng
Má mày có muốn vô buồng với tao?
Nghe mà rợn da gà, tui vội vắt giò lên cổ bỏ chạy. Tụi tui chơi rượt bắt y chang cái cảnh con gà trống lên cơn chạy rượt con gà mái. Ðến khi chụp được con gà mái thì gà trống chồng tui hí hửng xuống giọng ca mấy câu vọng cổ ngay:
- Em cưng ơi! Nếu em có thương anh thì hãy cắn răn chằng con mắt, để anh leo lên anh lúc, anh lắc, anh đẩy củ khoai... từ!
Tui thật là thảm thương, gọi trời, trời không thấu, gọi chồng, chồng hổng tha. Tui vừa la làng vừa nghĩ kế để thoát khỏi... cảnh bị gà trống dí mỗi ngày. Hồi giờ chỉ nghe nói thuốc kích thích dục tình chứ đâu nghe nói thuốc làm giảm bao giờ. Bỗng dưng tui nhớ đến câu truyền khẩu của dân gian “Ăn gì bổ nấy”, chắc phải nghiên cứu đến vấn đề thực phẩm cho chàng mới được.
Suy nghĩ riết cũng ra, trước nhất mình phải tránh cho chàng ăn trứng, hotdog, ngầu pín, cà dái dê, gân bò, tránh những món gì dai dai. Thay vì thế thực đơn ngày nào sáng trưa chiều tui cũng chơi món bún và rau muống luộc vì người ta hay nói “mềm như bún”, hoặc “ỉu xìu như cọng rau muống luộc” mà. Ở tiểu bang Minnesota người ta không cho bán rau muống nữa, không mua được thì tui chơi bún riêu, bún bò, bún sứa, miễn sao là bún thì được! A, cái món bún sứa coi được đây. Vừa bún vừa sứa thì làm sao mà cương cho nổi.
Chàng rất thích món bún sứa tui nấu, khen ngon nức nở và ăn quá xá cỡ. Tui cười thầm trong bụng thấy tội nạn nhân của mình hết sức. Tui vừa gắp thêm sứa bỏ vào tô cho chàng vừa giả bộ yêu chìu nói với chồng:
- Anh thích sứa hở? Ðể em làm gỏi sứa cho anh ăn nữa nhen?
Tui làm gỏi sứa liên tục mấy ngày luôn và “hy sinh” ăn rau nộm mà dành hết sứa cho chàng. Sứa khô bên này bán hơi mắc nhưng vì việc lớn không thể tiếc tiền được.
Ăn bún, ăn sứa chưa đủ đâu. Tui còn nghĩ ra món gà cho chàng ăn vì người xưa còn nói “nhanh như gà” mà… Kỳ này cho gục luôn cái con dê chúa. Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ còn sót có một thứ, đó là con “chi chi” như người ta vẫn nói “nhũn như con chi chi”. Hỏi hoài vẫn không biết nó là con gì, có ăn được không nên tui đành chịu thua, không có món này trong thực đơn của chàng.
Nhưng mà như Nguyễn Ngọc Ngạn nói trên Paris By Night - con dê ăn cỏ mà sao cũng cứ dê - chồng tui ăn bún, ăn sứa, ăn gà mà chàng cứ “sung” như thường, vẫn dê như trước thế mới công toi. Kế hoạch một thất bại thì tui binh qua đường khác, đó là “Dĩ độc trị độc”! hay còn gọi là “Gậy ông đập lưng ông”! Kết quả thế nào thì hạ hồi sẽ phân giải.
Sống với nhau đã lâu nhưng hai đứa tui vẫn còn tình điệu lắm, vẫn còn rủ nhau ngồi ngoài vườn ngắm hoa, xem bướm. Nhưng khi thấy tui bắt hụt con bướm chàng lại ngâm:
“Bướm đồng đụng đến thì bay,
Bướm nhà đụng đến lăn quay ra giường...”
Ðến khi nhìn những con chim se sẽ đang bay nhảy đớp những vụn bánh mì tui quăng trên sân cỏ thì chàng đọc tiếp:
“ Chim rừng bóp cái chết ngay,
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to!”
- Ðồ quỉ! Anh này càng ngày càng tục hà!
Tui vừa mắng yêu anh chàng và vừa cười quá xá cỡ. Chàng của tui cứ đi sưu tầm trên mạng những câu thơ tục và vui như vậy để đầu độc tâm hồn trong trắng của tui mỗi ngày, bảo sao tui không bị ba trợn theo.
Gần nhà tui có sợi dây điện giăng ngang đường. Trừ mùa đông tuyết giá, ngày nào cũng có rất nhiều con chim sẻ đậu dầy đặc một hàng dài trông đẹp hết sức. Tui có cảm tưởng những con chim này sau những lúc tung cánh khắp phương trời, chúng tụ tập về đây để nghỉ ngơi, tán dóc, thăm hỏi, tán tỉnh nhau...Còn chồng tui thì nhìn tụi nó rồi tuyên bố một câu...thúi ình:
- Nhìn tụi nó là anh nhớ cái thời đi ỉa hồi nhỏ!
Tui phản đối:
- Dô diên! Mắc mớ gì mấy con chim này với chuyện đi ị của anh?
Chồng tui tỉnh bơ kể:
- Hồi anh còn nhỏ ở xóm biển. Nhà cửa ở đây vừa chật chội, vừa lụp xụp, đâu có ai xây nhà cầu riêng trong nhà. Cả xóm xài chung một cái cầu công cộng. Cái cầu này được dựng ra trên mặt biển, cách bờ khoảng chừng vài chục mét, che chắn bởi vài tấm ván. Lối đi ra cầu là những tấm ván nhỏ và dài bắc trên những trụ gỗ. Cái kiểu giông giống như cầu tre vậy đó. Ị xuống nước thủy triều lên là cuốn trôi hết trọi. Thường thì người lớn mới ngồi trong cầu, còn đám con nít tụi anh thích ngồi trên lối ra cầu vừa khỏi chờ đợi, vừa ị vừa tán dóc, mát mẻ và thú vị lắm. Gió đồng sao bằng gió biển, vậy mà người ta nói “nhất quận công, nhì ỉa đồng”. Iả đồng còn thua xa ỉa biển.
Ðời anh quả là được hưởng khá nhiều lạc thú. Ði ị bọn anh cũng rủ nhau cả đám cho vui, từ xa nhìn tới giống y như mấy con chim đậu trên sợi dây điện này vậy. Thành ra anh nhìn tới mấy con chim của em là lại nhớ tới chuyện đi ị ngày xưa.
Chàng làm tui giờ đây bị ám ảnh cứ nhìn đến mấy con chim đậu trên dây điện là lại tưởng tượng ra cảnh ỉa biển của bầy con nít. Bữa nào có dịp về Việt Nam phải về thăm cái xóm lưới ấy để cùng nhau hưởng thử cái thú mà chàng cho là hơn cả quận công mới được. Dĩ nhiên là phải đi vào ban đêm để khỏi bị chụp hình đăng báo. Mà quên! Với phương tiện quay phim hiện đại bằng điện thoại di động như hiện nay coi chừng bị quay lén đem lên mạng lắm à. Thôi tui hổng dám!
Bỗng dưng tui nghĩ ra một điều và hỏi chàng:
- Vậy chứ hồi đó bọn anh chùi bằng gì? Rửa bằng nước biển hở?
Chàng cười hơi quê quê:
- Cái cầu ván cao hơn mặt biển cả thước thì làm sao mà lấy nước rửa được. Bọn anh thường ngồi hong gió biển cho khô!
Eo ui! Tui nghe mà hết nước nói. Thì ra lời đồn tui nghe còn thua sự thật. Tui nghe nói người ta đi ị đồng lấy cục đá hay lấy lá mà chùi. Bây giờ còn nghe chính đương sự nói là hong gió cho khô! Nghe mà rợn cả da gà. Hồi xưa thì vậy, không biết bây giờ còn giữ tật xưa không ta?
Cái xóm lưới của chàng hồi nhỏ nghe kể lại cũng rất thú vị tuy hơi bậy bạ. Dân biển thường chế thơ, chế nhạc ngâm nga trong những buổi nhậu làm vui. Không biết sao những bài chế biến này chui tọt vô nằm trong ký ức của chàng để lâu lâu sống lại và đem ra phun châu nhả ngọc.
Trong hãng tui có chị Nga, chơi thân với tui lắm. Tui hay kể cho chồng tui nghe về chuyện này chuyện nọ có nhắc tên Nga. Chàng bỗng cười tủm tỉm, hỏi tui:
- Có muốn nghe xóm lưới của anh hát về Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên không?
Tui biết chàng nhắc đến “xóm lưới” tức sắp xổ “thơ chế” gì đây rồi. Nhưng như đã biết đàn bà là chúa tò mò, và đầu óc tui đã lỡ bị đầu độc rồi nên tui dỏng tai lên ngay. Anh chàng hắng giọng:
- Vân Tiên ngồi núp bụi môn
Chờ cho trăng lặn, bóp...mồm Nguyệt Nga
Nguyệt Nga vừa khóc, vừa la
Mẹ ơi, bớ mẹ, người ta bóp...mồm
Ối trời ơi! Nguyễn Ðình Chiểu ở trên trời chắc phải bịt tai không dám nghe tiếp. Nhưng tui thì khác, đã nói đầu óc bị vẩn đục rồi mà, tui cười quá xá cỡ và còn hỏi ảnh:
- Còn gì nữa không?
- Muốn nghe nữa hở? Ðể anh nhớ thử coi. Hình như có hát về Thạch Sanh và công chúa.
Ảnh lục trong óc một chút rồi nhớ ra và đọc:
- Thạch Sanh ngồi gốc cây đa
Thấy nàng công chúa bay qua ...ở truồng.
Thạch Sanh đứng dậy mà dòm
Thấy nàng công chúa... ở truồng bay qua.
Xin lỗi! tui phải sửa lại vài chữ trong mấy bài thơ chớ không ghi lại nguyên văn kẻo độc giả bảo là thô tục quá. Ðề tài là “phàm phu tục tử” thì phải viết cho đúng cái tục chứ nhưng tui cũng phải né né một chút kẻo thiên hạ chửi! Văn vẻ gì mà toàn kể chuyện yêu, ị, xì hơi... eo ơi nghe ghê quá. Nói chứ mấy chuyện đó là chuyện thường tình của con người. Văn chương thi phú diễn tả bằng những từ ngữ bóng bẫy cho lắm nói chung chỉ để đánh lừa lỗ nhĩ của ta mà thôi, thực chất cũng là nhiêu đó. Ngày xưa thơ dại tui đã sống trên mây trên gió, suy nghĩ về những gì xa vời phi thực tế - tui đã từng nghĩ là công chúa hoàng tử không bao giờ đi cầu vì họ không phải là người thường nữa đó. Ông chồng của tui đã từ cái xóm lưới chân chất, trần tục mà lôi tui xuống với thực tại trần trụi, tục lụy và rất người này. Tui giờ lại thấy yêu cái “tục” của “người” bởi vì “người” có thể sống thực với chính mình. Mắc mớ gì phải che đậy, phải màu mè, phải tránh né.
Nghĩ đi nghĩ lại, có phải chỉ có vợ chồng tui phàm trần thế tục như vậy không? Chắc là không rồi vì người xưa có nói “Phu phụ tương kính như tân”, vợ chồng phải trọng nhau như lúc mới cưới. Tại sao phải nói vậy? Có lẽ vì hết thời mới cưới phần đông người ta không còn giữ kẻ lịch sự hảo với nhau nữa. Và cũng vì vậy mới có câu “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Yêu đối phương thì phải cùng nuôi con rận thì hôn nhân mới hạnh phúc và tồn tại. Phải không?
Thời gian cứ thế mà trôi. Chàng cứ tiếp tục làm phàm phu tục tử và tui thì chìu chàng hết nước nói. Nhưng đừng nhìn bề ngoài của tui vui vẻ hạnh phúc như thế mà lầm. Tui vẫn âm thầm và kiên trì chiến đấu với phương cách “Gậy ông đập lưng ông” của mình. Và gần đây chuyện lạ bỗng xuất hiện. Mấy món đồ ăn vặt tui làm từ đầu tuần vẫn nằm đúng vị trí trong tủ lạnh. Tối hôm đó tui đề nghị:
- Ðã sang xuân rồi, mình tắt máy sưởi để hưởng chút không khí lành lạnh của mùa xuân nhen anh!
Chàng co mình:
- Ðừng, anh còn lạnh lắm!
Tui ôm chàng vào lòng, âu yếm nói:
- Heat tự nhiên có ngay bên cạnh nè, sao lại phí phạm năng lượng vậy?
Chàng lơ tì nằm xụi lơ!
Liên tiếp mấy hôm liền, mới 4 giờ sáng chàng đã thức dậy, lụi hụi pha cà phê. Hôm nay chàng gây tiếng động hơi lớn làm tui giật mình thức dậy, rồi ngủ lại không được nên tui lần xuống bếp. Hình ảnh mà tui nhìn thấy là chàng đang ngồi mơ màng nhìn những giọt cà phê nhỏ long tong vào ly. Tui than:
- “Ðêm xuân một khắc ngàn vàng”! Sao lại phí phạm của cải mà ngồi mơ mộng vớ vẩn vậy hở anh?
Giọng chàng buồn hiu trả lời tôi:
- Vàng bạc là của phù du.
Giờ anh chỉ muốn đi tu cho rồi
Sức cùng lực kiệt tàn đời,
Còn đâu tứ khoái? nên ngồi mộng mơ.
. . .
Mừng quá, thành công rồi. Nhớ lại một đoạn thơ vui, tui vừa cười vừa chọc địch thủ:
Bây giờ sống cũng bằng không,
Thôi rồi cái kiếp làm chồng làm cha.
Dù cho có sống đến già,
Dù cho béo tốt cũng là công toi.
Giờ đây súng đã tịt ngòi,
Gia tài còn lại một... vòi nước trong.
Napoleon suốt một đời chinh chiến đã rút ra kết luận “Kẻ chiến thắng là kẻ thắng trận cuối cùng”. Tui nghĩ hoài vẫn không thông. Ðó là trong hai đứa tui ai là kẻ thắng trận cuối cùng? Chàng đã biến tui thành một phàm thê tục tĩu hay tui đã biến một phàm phu tục tử thành gã mơ mộng?
Hoàng Thanh
Minnesota Tháng 2, 2008.
PHÀM PHU TỤC TỬ Hoàng Thanh
Bài này tựa đềlà “phàm phu tục tử” nên một vài từngữ và thơ trích dẫn không được thanh tao cho mấy.
(𝘓𝘰̛̀𝘪 𝘨𝘪𝘰̛́𝘪 𝘵𝘩𝘪𝘦̣̂𝘶: Đ𝘰̣𝘤, 𝘹𝘦𝘮 𝘩𝘪̀𝘯𝘩 𝘩𝘰𝘢̀𝘪 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 “𝘭𝘪́𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢́𝘯𝘨” 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘩𝘰̛𝘪 𝘲𝘶𝘦𝘯 𝘮𝘢̆́𝘵, đ𝘰̣𝘤 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘱𝘩𝘪𝘦̂́𝘮 đ𝘦̂̉ “𝘵𝘩𝘢𝘺 đ𝘰̂̉𝘪 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪́”, 𝘱𝘭𝘦𝘢𝘴𝘦! 𝘉𝘢̀𝘪 𝘥𝘢̀𝘪, 𝘯𝘨𝘩𝘦 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘣𝘢̉𝘯 𝘯𝘩𝘢̣𝘤 𝘤𝘩𝘰 𝘦̂𝘮 𝘵𝘢𝘪 𝘤𝘩𝘰̛𝘪! Admin)
* * *
Bài này tựa đềlà “phàm phu tục tử” nên một vài từngữ và thơ trích dẫn không được thanh tao cho mấy. Người viết báo trước để những ai dị ứng với chuyện bậy bạ thì cảm phiền nhắm mắt đừng đọc... Những đoạn thơ hoặc nhạc nếu không ghi chú tên tác giả tức được trích trong internet hoặc lưu truyền trong dân gian. (HT)
Nhớ ngày xưa còn con gái mới lớn, đầu óc tui thật trong sáng, thánh thiện. Tui mơ có được một người bạn đời hợp ý tâm đầu để cùng ngắm hoa, thưởng nguyệt, làm thơ, đối ẩm, thả diều, bắt bướm... Vợ chồng phải coi nhau như bạn, giữ tình thanh tao chứ không để ba cái chuyện đầu gối tay ấp làm vẩn đục vấy bẩn. Tui mơ, tui mộng đủ thứ cho đến khi tui gặp được chàng.
Chàng là một thư sinh tuấn tú tướng người rất nho nhã, đàng hoàng, và hiền như bụt. Chàng thuộc thơ của các văn nhân thi sĩ như cháo; lâu lâu lại xổ vài bài thơ lãng mạn, mà vì chàng chỉ đọc vài câu, vừa vặn hợp tình, hợp cảnh, không nhiều hơn ý muốn nói nên tôi khó mà nhận ra là thơ văn của ai. Cho dù mơ mộng mấy đi nữa, nhưng cũng là nhi nữ thường tình, tui vốn không quên “Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon”. Nay đã gặp người hợp nhãn, hợp ý tui chẳng ngần ngại gì mà không gần gũi để tìm hiểu thêm.
Nhiều lần trốn đi ngắm sóng biển, ngắm sao trời, thơ thẩn với chàng quá, má tui đã cấm không cho hai đứa gặp nhau nữa. Chàng thở dài ngâm nga thơ Nguyễn Bính:
“Giá đừng có dậu mồng tơi
Tối nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.”
Tui kể lại với má. Thế là má tui bỏ lệnh cấm vận vì không muốn trở thành dậu mồng tơi lỡ ai hái nấu canh thì khổ. Má tui lâu nay rất mê thơ, đã từng chép mấy tập thơ dầy cộm nên thấy chàng biết xài thơ đã cho điểm tốt ngay.
Chàng còn là một thư viện truyện cười, kể tui nghe đủ thứ truyện vui thật dễ thương... Chàng lắng nghe tâm sự của tui; đồng cảm với mơ ước của tui và đã tỏ tình một cách rất thơ theo đúng cái thắc mắc đang lởn vởn trong đầu tui hôm hai đứa đang thơ thẩn dạo chơi:
Người đâu gặp gỡ làm chi!
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Rồi chàng hứa...sẽ là người bạn đời mà tui tưởng tượng. Thế là chẳng bao lâu đám cưới của đôi trai thanh gái lịch đã xảy ra. Chàng trở thành chồng tui và từ từ lộ nguyên cái chất phàm phu tục tử mà tui không thể nào tưởng tượng được.
* * *
Bắt đầu buổi tân hôn, hai đứa tui ngủ chung giường nhưng chắn giữa là một cái gối như đã giao hẹn trước kia. Ðược đâu vài phút chàng bắt đầu hát:
- Tay có bằng lòng cho tay nắm với?
- Xin nắm tay hở? Nắm một chút thôi nhen.
Nắm tay được vài phút chàng hát tiếp:
- Tóc có bằng lòng xin một sợi thôi?
- Xin tóc làm gì vậy?
- Ðể anh kết tóc xe tơ ấy mà...
Giọng chàng êm như ru hát thì thầm bên tai tôi:
- Chân có bằng lòng cho chân kẹp lại?
- Một phút thôi nhen! (tui nói ỉu xìu)
- Môi có bằng lòng xin một nụ hôn?
Im lặng! Tui hết trả lời được nữa mà nhắm mắt chết trân. Rồi chàng xin lần cuối cùng với ca khúc của Ngô Thụy Miên:
“Cho tôi ôm em vào lòng
Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng
Yêu thương vợ chồng”
Cứ thế, chàng tấn công từng tí, từng tí, thật tình tứ. Cái gối chắn bị quăng khỏi giường! Từ nay hết tình thoát tục, hết tình thanh tao, hết tình bạn bè mà bắt đầu cho tình vợ chồng chính hiệu.
Nhưng đó đâu có phải là lần xin cuối cùng. Ðêm đó chàng cứ xin thêm, xin nữa, xin tới, xin lui. Tui hỏi chàng:
- Sao anh xin hoài vậy?
Chàng hát:
- Tình ngỡ đã phôi pha, nhưng lòng bỗng rộn ràng...(Tình nhớ của TCS)
Thật ăn gian, trích câu này ghép câu nọ nhưng cũng không sao! Tình vợ chồng ngó bộ cũng hay hay đó chứ. Tui làm thơ cho chàng nghe:
Hình như em đã lên tiên,
Mây xanh, gió mát, kỳ viên chốn này.
Anh ơi em muốn vòng tay,
Giữ em thật chặt ngất ngây suốt đời.
Người ta cứ hỏi tình yêu màu gì? Trong Asia 57, Thùy Dương bảo là màu đỏ, màu hồng, màu cầu vồng ngũ sắc, nhưng Việt Dũng đều cho là trật và cuối cùng anh ta trả lời là tình yêu màu xanh. Sai hết quí dị ơi. Câu trả lời đúng nhất là “Tình yêu màu nho”. Quí dị théc méc hả? Tại sao là màu nho? Nho xanh, nho đỏ hay nho đen? Xin thưa “màu nho” nói lái lại là “mò nhau”. Ðúng quá rồi còn gì! Yêu nhau là phải mò nhau rồi phải không? Vậy mà nghĩ lại cái hồi hai đứa tui bồ nhau, chỉ toàn là đưa nhau đi thưởng ngoạn ngắm cảnh, chẳng hun chẳng hít gì ráo trọi. Thế mới phục chàng biết kiềm chế, giả nai nên mới dụ được tui, con bé ngây thơ sống trên mây trên gió. Nhưng mà nghĩ kỹ, nếu chàng cho tui biết màu của tình yêu sớm chắc tui... lấy chàng sớm hơn không chừng! Chàng lý sự với tôi:
“Ở đời ai cũng như ai
Ăn cơm bằng đũa, để tay mà mò.”
Ăn ở với nhau một thời gian, tui thấy ai chế ra câu này thật đúng quá xá cỡ:
“Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Lấy nhau rồi nham nhở lắm ai ơi!”
Bây giờ 2 đứa tui chẳng còn giữ gìn, chẳng còn kín đáo, chẳng còn ý tứ với nhau gì cả. Câu châm ngôn về tứ khoái của con người mà chàng kê đầu giường và lấy làm tâm đắc là:
“Trên đời có bốn cái vui.
Ăn, ngủ, iêu, ị lui cui cả ngày”.
Nhất khoái của chàng là cái máu ăn thì ôi thôi khỏi nói. Chàng ăn uống như hùm như hổ, ăn lia chia suốt ngày không liền miệng. Cái từ “Ăn to, nói lớn” là thế nào giờ đây tui mới biết. Vì ăn nhiều quá nên “nói lớn” bằng bên dưới hơi nhiều, chàng nổ pháo liên hồi khắp nhà nghe bất nhã hết sức dị đó. Vậy mà chàng cũng có câu để bào chữa:
Cái địt là cái trời cho,
Ai mà không địt ốm o gầy mòn.
Cái địt là cái tròn tròn,
Ai mà không địt gầy mòn ốm o!
Chuyện gì chồng tui cũng trích thơ, trích ca dao tục ngữ chế biến để ngâm nga. Thơ văn tao nhã ngày nào đã đi đâu mất mà giờ đây chỉ toàn là thơ nham nhở, thô tục, bậy bạ hết nước nói. Nhưng nguy hiểm một điều là tui dần dần trở thành ma tà đạo như chàng - tui thấy thích và cười quá xá khi nghe những bài thơ quái đản đó mới chết chứ.
Bây giờ tui nói về “nhị khoái” của chàng tức cái tính ngủ. Chàng ngủ dễ lắm và rất say. Ngủ say đến nỗi có lần tôi nghịch lấy màu vẽ vằn vẽ vện lên mặt mà vẫn không biết gì cả. Ăn được, ngủ được là tiên trên đời mà. Thấy vậy tôi cũng mừng cho chàng nhưng ngặt cái chàng lại ngáy dữ dội. Có lúc tiếng ngáy như tiếng rắn kêu, có lúc như tiếng bò rống, và có lúc nghe như tiếng đàn cò ò e. Không sao! “Yêu nhau yêu cả ngáy to đấy mà!”
Có lần tụi tui vừa mới mua về cái xe Honda đời mới, chạy êm như ru. Tối đó, tui nằm ngủ mơ thấy mình lái chiếc xe mới này tà tà dạo biển. Ðang chạy ngon lành, bỗng dưng tiếng máy xe kêu lên kỳ lạ - rẹt...rẹt....khẹt...khẹt rồi lớn lên dần. Cuối cùng nó khẹt lên một cái rồi xe bị dừng lại không chạy nữa. Tui tá hỏa tam tinh. Thôi tiêu! Mua nhằm cái xe dỏm rồi. Xe mới có bảo đảm, sửa không tốn tiền nhưng máy đã có vấn đề thì dù sửa lại cũng không được tốt. Chơi bạo bỏ ra hai mấy ngàn mà mang đồ bịnh về nhà, xui thật là xui. Tui buồn hết sức và giật mình tỉnh dậy. Ðang còn lơ mơ tui mơ hồ nghĩ:
- Xe đã tắt máy hết chạy nhưng sao vẫn còn nghe tiếng máy nổ rột rột thế kia?
Tui bàng hoàng một lúc rồi chợt tỉnh hẳn ngó sang bên cạnh. Anh chàng yêu dấu của tui đang ngủ ngon ngủ lành, miệng đang kê gần tai tui mà ngáy vang trời hệt như tiếng xe hư trong giấc mơ của tui. Trời ơi hỡi trời! Tui nhớ trong dân gian người ta có câu ca dao nói về cô vợ ngáy nhiều nhưng khi chồng yêu thì vẫn bảo:
Ðêm nằm thời ngáy o o.
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Còn tui? Vừa tức cười, vừa thương chồng, trong khi anh chàng đang kéo đờn cò thì tui ngồi dậy lấy bút rặn mấy câu thơ ngày mai chàng thức dậy tặng làm quà:
Xe mới chồng cũ!
Vừa mua được chiếc Honda
Mới teng, bóng rạnh, trông mà bắt mê
Lái xe đi dạo đồng quê
Bao nhiêu người ngắm, hả hê lòng nàng.
Xe đang bon chạy trên đàng,
Bỗng nhiên máy nghẹt, kêu vang tiếng ồn.
R...ộ..t... r...ộ..t..., r...ộ..t.. r...ộ..t, r...ồ.n.. r...ồ.n..,
Kêu như tàu lửa chạy vô đường hầm.
Kêu to như tiếng trời gầm.
Xe mới mà thế!!! Tối tăm mặt mày.
Cái số tui thật không may!
Giật mình thức dậy! Mới hay chồng già.
Ổng đang dí mỏ chĩa qua
tai mình mà ngáy như là sấm vang
Xe cũ đổi mới dễ dàng.
Chồng già sao đổi? Ðành mang suốt đời.
Chàng được tui tặng bài thơ khoái chí tử lắm, bảo là tui bây giờ đã thực tế hơn nhiều, làm thơ không còn màu mè hoa lá cành nữa. Cũng phải, sống với một kẻ phàm phu tục tử như chàng mà tui còn thanh cao mơ mộng mới là chuyện lạ.
Sống chung với nhau, từ từ chàng đem cái khả năng trích dẫn làm cho những chuyện phàm tục mà tui chỉ biết lơ mơ trước đây bỗng trở thành thi vị. Tui bắt đầu cảm thấy cái ý tưởng của chàng sao mà trực tiếp, thực dụng quá, không có chút mộng mơ, bay bổng nào cả. Nhưng phải thừa nhận là không phải là không có chút lý sự. Rồi những suy diễn của chàng dẫn tui đi xa hơn chút nữa, không phải chỉ trích dẫn mà còn suy luận, dĩ nhiên là theo cái cách của chàng.
Những lúc thong thả, rảnh rang tui hay nghe nhạc tiền chiến, nhạc tình để mơ mộng. Bài nào cũng bị chàng bình loạn tứ lung tung. Chẳng hạn bài “Khúc thụy du” của nhạc sĩ Anh Bằng, khi nghe đến đoạn:
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao?
......
Chàng cười lớn xía vô:
- Vì anh hết xí quách rồi.
Rồi khi nghe:
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
......
Chàng nói với tui:
- Trước đây hai đứa mình đều có cái ấn tượng về những nhà văn nhà thơ và những nhạc sĩ với nhiều chữ nghĩa, nhiều cảm xúc nên đã phong thần các vị ấy rồi tha hồ tưởng tượng ra những cảm giác thật cao siêu, thoát tục. Nay anh mới ngộ ra rằng họ cũng chỉ từ những cảm giác trần tục mà làm cho nó đẹp thêm nhờ chữ nghĩa bóng bẩy.
- Ừ nhỉ, nghe cũng đúng đấy chứ. Anh Bằng này ghê thiệt! Ví cái đó như con dao với mũi nhọn đâm địch thủ vừa êm ái vừa ngọt ngào. Nạn nhân không chết không bị thương mà sát thủ lại bị rụng rời.
Chàng tiếp thêm để dẫn chứng:
- Còn Trịnh Công Sơn thì trong bài Tình sầu có viết “Cuộc tình lên cao vút, như chim mỏi cánh rồi...”. Phạm Duy trong bài “Tôi đang mơ giấc mộng dài” có câu “Tình yêu nở những con chim, nở những con chim tuyệt vời...”. Thấy không, toàn ví von tình yêu với chim chóc chứ đâu có trừu tượng để em mơ mộng.
Tụi tui tiếp tục thưởng thức cái thanh, cái tục của âm nhạc. Nhưng nghe một đỗi tôi bị tẩu hỏa nhập ma luôn vì nhạc sĩ nào cũng bị chàng lôi ra dẫn chứng. Riết rồi tôi có cảm giác tình yêu và tình dục chỉ là một, và trên đời này chẳng có ai thanh cao ráo trọi.
Còn nữa, những chuyện tiếu lâm dễ thương ngày nào bây giờ đã thay bằng mấy cái chuyện chàng gọi là chuyện cấm đàn bà, chuyện dành cho người lớn. Chàng hay dẫn cái trí tưởng tượng của tui đi vào con đường tà đạo rồi cười khoái chí. Hôm đó chàng đố:
- Hai con rùa một đực một cái rủ nhau vào hang. Một lúc sau có một con rùa chạy ra ngoài. Theo em thì con rùa nào còn ở lại trong hang? Tại sao?
Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Em nghĩ là con rùa cái chạy ra vì nó chịu không nổi phải bỏ chạy.
- Sai!
Tôi đía chàng:
- Chẳng lẽ con rùa đực phải chạy ra ngoài kiếm con rùa cái khác thế thân vì con dợ của nó chịu không nổi bị chết rồi?
- Ðúng là rùa đực chạy ra ngoài nhưng lý do thì em nói sai. Con rùa cái nằm lại trong hang vì nó bị... lật ngữa mất rồi!
* * *
Không biết từ ngày nào tui và chàng thường thưởng thức và ngâm thơ Hồ Xuân Hương cho nhau nghe chứ không còn những bài thơ tình lãng mạn của Xuân Diệu, hay những vần thơ dễ thương của Nguyễn Bính, Huy Cận...Cái thanh và cái tục của thơ Hồ Xuân Hương thì quá xá hay, nhưng tụi tui thích nhất là bài “cờ người” mà chàng cứ rủ tui chơi hoài.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa.
Thiếp vội vàng vén phứa tượng lên.
Hai xe ngà chàng gác hai bên,
Thiếp sợ bí thiếp liền nghễnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đang cơn bất ý,
Ðem chốt đầu dú dí vô cung.... (HXH)
Ðấu cờ kiểu này được một thời gian thì tui kéo cờ trắng đầu hàng. Chàng như dũng tướng, đêm bảy ngày ba ngày nào cũng chiếu tướng nên tui chịu đời hổng thấu. Nhưng tui phải ráng chịu đấm ăn xôi để tình vợ chồng được nồng nàn, chồng khỏi phải đi cày “guộng” khác mất hạnh phúc gia đình. Chàng của tui bây giờ cũng không còn dùng nhạc hoặc thơ văn chính qui nữa, chàng huy động đến kho tàng văn chương bình dân, nói trắng ra là những điều thu lượm được từ các quán cóc, vỉa hè; sửa lại ý tứ của những tác giả uy tín hoặc tự đặt vè. Thay cho việc đánh cờ, bây giờ chàng ngâm:
Con heo ủn ỉn trong chuồng
Má mày có muốn vô buồng với tao?
Nghe mà rợn da gà, tui vội vắt giò lên cổ bỏ chạy. Tụi tui chơi rượt bắt y chang cái cảnh con gà trống lên cơn chạy rượt con gà mái. Ðến khi chụp được con gà mái thì gà trống chồng tui hí hửng xuống giọng ca mấy câu vọng cổ ngay:
- Em cưng ơi! Nếu em có thương anh thì hãy cắn răn chằng con mắt, để anh leo lên anh lúc, anh lắc, anh đẩy củ khoai... từ!
Tui thật là thảm thương, gọi trời, trời không thấu, gọi chồng, chồng hổng tha. Tui vừa la làng vừa nghĩ kế để thoát khỏi... cảnh bị gà trống dí mỗi ngày. Hồi giờ chỉ nghe nói thuốc kích thích dục tình chứ đâu nghe nói thuốc làm giảm bao giờ. Bỗng dưng tui nhớ đến câu truyền khẩu của dân gian “Ăn gì bổ nấy”, chắc phải nghiên cứu đến vấn đề thực phẩm cho chàng mới được.
Suy nghĩ riết cũng ra, trước nhất mình phải tránh cho chàng ăn trứng, hotdog, ngầu pín, cà dái dê, gân bò, tránh những món gì dai dai. Thay vì thế thực đơn ngày nào sáng trưa chiều tui cũng chơi món bún và rau muống luộc vì người ta hay nói “mềm như bún”, hoặc “ỉu xìu như cọng rau muống luộc” mà. Ở tiểu bang Minnesota người ta không cho bán rau muống nữa, không mua được thì tui chơi bún riêu, bún bò, bún sứa, miễn sao là bún thì được! A, cái món bún sứa coi được đây. Vừa bún vừa sứa thì làm sao mà cương cho nổi.
Chàng rất thích món bún sứa tui nấu, khen ngon nức nở và ăn quá xá cỡ. Tui cười thầm trong bụng thấy tội nạn nhân của mình hết sức. Tui vừa gắp thêm sứa bỏ vào tô cho chàng vừa giả bộ yêu chìu nói với chồng:
- Anh thích sứa hở? Ðể em làm gỏi sứa cho anh ăn nữa nhen?
Tui làm gỏi sứa liên tục mấy ngày luôn và “hy sinh” ăn rau nộm mà dành hết sứa cho chàng. Sứa khô bên này bán hơi mắc nhưng vì việc lớn không thể tiếc tiền được.
Ăn bún, ăn sứa chưa đủ đâu. Tui còn nghĩ ra món gà cho chàng ăn vì người xưa còn nói “nhanh như gà” mà… Kỳ này cho gục luôn cái con dê chúa. Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ còn sót có một thứ, đó là con “chi chi” như người ta vẫn nói “nhũn như con chi chi”. Hỏi hoài vẫn không biết nó là con gì, có ăn được không nên tui đành chịu thua, không có món này trong thực đơn của chàng.
Nhưng mà như Nguyễn Ngọc Ngạn nói trên Paris By Night - con dê ăn cỏ mà sao cũng cứ dê - chồng tui ăn bún, ăn sứa, ăn gà mà chàng cứ “sung” như thường, vẫn dê như trước thế mới công toi. Kế hoạch một thất bại thì tui binh qua đường khác, đó là “Dĩ độc trị độc”! hay còn gọi là “Gậy ông đập lưng ông”! Kết quả thế nào thì hạ hồi sẽ phân giải.
Sống với nhau đã lâu nhưng hai đứa tui vẫn còn tình điệu lắm, vẫn còn rủ nhau ngồi ngoài vườn ngắm hoa, xem bướm. Nhưng khi thấy tui bắt hụt con bướm chàng lại ngâm:
“Bướm đồng đụng đến thì bay,
Bướm nhà đụng đến lăn quay ra giường...”
Ðến khi nhìn những con chim se sẽ đang bay nhảy đớp những vụn bánh mì tui quăng trên sân cỏ thì chàng đọc tiếp:
“ Chim rừng bóp cái chết ngay,
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to!”
- Ðồ quỉ! Anh này càng ngày càng tục hà!
Tui vừa mắng yêu anh chàng và vừa cười quá xá cỡ. Chàng của tui cứ đi sưu tầm trên mạng những câu thơ tục và vui như vậy để đầu độc tâm hồn trong trắng của tui mỗi ngày, bảo sao tui không bị ba trợn theo.
Gần nhà tui có sợi dây điện giăng ngang đường. Trừ mùa đông tuyết giá, ngày nào cũng có rất nhiều con chim sẻ đậu dầy đặc một hàng dài trông đẹp hết sức. Tui có cảm tưởng những con chim này sau những lúc tung cánh khắp phương trời, chúng tụ tập về đây để nghỉ ngơi, tán dóc, thăm hỏi, tán tỉnh nhau...Còn chồng tui thì nhìn tụi nó rồi tuyên bố một câu...thúi ình:
- Nhìn tụi nó là anh nhớ cái thời đi ỉa hồi nhỏ!
Tui phản đối:
- Dô diên! Mắc mớ gì mấy con chim này với chuyện đi ị của anh?
Chồng tui tỉnh bơ kể:
- Hồi anh còn nhỏ ở xóm biển. Nhà cửa ở đây vừa chật chội, vừa lụp xụp, đâu có ai xây nhà cầu riêng trong nhà. Cả xóm xài chung một cái cầu công cộng. Cái cầu này được dựng ra trên mặt biển, cách bờ khoảng chừng vài chục mét, che chắn bởi vài tấm ván. Lối đi ra cầu là những tấm ván nhỏ và dài bắc trên những trụ gỗ. Cái kiểu giông giống như cầu tre vậy đó. Ị xuống nước thủy triều lên là cuốn trôi hết trọi. Thường thì người lớn mới ngồi trong cầu, còn đám con nít tụi anh thích ngồi trên lối ra cầu vừa khỏi chờ đợi, vừa ị vừa tán dóc, mát mẻ và thú vị lắm. Gió đồng sao bằng gió biển, vậy mà người ta nói “nhất quận công, nhì ỉa đồng”. Iả đồng còn thua xa ỉa biển.
Ðời anh quả là được hưởng khá nhiều lạc thú. Ði ị bọn anh cũng rủ nhau cả đám cho vui, từ xa nhìn tới giống y như mấy con chim đậu trên sợi dây điện này vậy. Thành ra anh nhìn tới mấy con chim của em là lại nhớ tới chuyện đi ị ngày xưa.
Chàng làm tui giờ đây bị ám ảnh cứ nhìn đến mấy con chim đậu trên dây điện là lại tưởng tượng ra cảnh ỉa biển của bầy con nít. Bữa nào có dịp về Việt Nam phải về thăm cái xóm lưới ấy để cùng nhau hưởng thử cái thú mà chàng cho là hơn cả quận công mới được. Dĩ nhiên là phải đi vào ban đêm để khỏi bị chụp hình đăng báo. Mà quên! Với phương tiện quay phim hiện đại bằng điện thoại di động như hiện nay coi chừng bị quay lén đem lên mạng lắm à. Thôi tui hổng dám!
Bỗng dưng tui nghĩ ra một điều và hỏi chàng:
- Vậy chứ hồi đó bọn anh chùi bằng gì? Rửa bằng nước biển hở?
Chàng cười hơi quê quê:
- Cái cầu ván cao hơn mặt biển cả thước thì làm sao mà lấy nước rửa được. Bọn anh thường ngồi hong gió biển cho khô!
Eo ui! Tui nghe mà hết nước nói. Thì ra lời đồn tui nghe còn thua sự thật. Tui nghe nói người ta đi ị đồng lấy cục đá hay lấy lá mà chùi. Bây giờ còn nghe chính đương sự nói là hong gió cho khô! Nghe mà rợn cả da gà. Hồi xưa thì vậy, không biết bây giờ còn giữ tật xưa không ta?
Cái xóm lưới của chàng hồi nhỏ nghe kể lại cũng rất thú vị tuy hơi bậy bạ. Dân biển thường chế thơ, chế nhạc ngâm nga trong những buổi nhậu làm vui. Không biết sao những bài chế biến này chui tọt vô nằm trong ký ức của chàng để lâu lâu sống lại và đem ra phun châu nhả ngọc.
Trong hãng tui có chị Nga, chơi thân với tui lắm. Tui hay kể cho chồng tui nghe về chuyện này chuyện nọ có nhắc tên Nga. Chàng bỗng cười tủm tỉm, hỏi tui:
- Có muốn nghe xóm lưới của anh hát về Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên không?
Tui biết chàng nhắc đến “xóm lưới” tức sắp xổ “thơ chế” gì đây rồi. Nhưng như đã biết đàn bà là chúa tò mò, và đầu óc tui đã lỡ bị đầu độc rồi nên tui dỏng tai lên ngay. Anh chàng hắng giọng:
- Vân Tiên ngồi núp bụi môn
Chờ cho trăng lặn, bóp...mồm Nguyệt Nga
Nguyệt Nga vừa khóc, vừa la
Mẹ ơi, bớ mẹ, người ta bóp...mồm
Ối trời ơi! Nguyễn Ðình Chiểu ở trên trời chắc phải bịt tai không dám nghe tiếp. Nhưng tui thì khác, đã nói đầu óc bị vẩn đục rồi mà, tui cười quá xá cỡ và còn hỏi ảnh:
- Còn gì nữa không?
- Muốn nghe nữa hở? Ðể anh nhớ thử coi. Hình như có hát về Thạch Sanh và công chúa.
Ảnh lục trong óc một chút rồi nhớ ra và đọc:
- Thạch Sanh ngồi gốc cây đa
Thấy nàng công chúa bay qua ...ở truồng.
Thạch Sanh đứng dậy mà dòm
Thấy nàng công chúa... ở truồng bay qua.
Xin lỗi! tui phải sửa lại vài chữ trong mấy bài thơ chớ không ghi lại nguyên văn kẻo độc giả bảo là thô tục quá. Ðề tài là “phàm phu tục tử” thì phải viết cho đúng cái tục chứ nhưng tui cũng phải né né một chút kẻo thiên hạ chửi! Văn vẻ gì mà toàn kể chuyện yêu, ị, xì hơi... eo ơi nghe ghê quá. Nói chứ mấy chuyện đó là chuyện thường tình của con người. Văn chương thi phú diễn tả bằng những từ ngữ bóng bẫy cho lắm nói chung chỉ để đánh lừa lỗ nhĩ của ta mà thôi, thực chất cũng là nhiêu đó. Ngày xưa thơ dại tui đã sống trên mây trên gió, suy nghĩ về những gì xa vời phi thực tế - tui đã từng nghĩ là công chúa hoàng tử không bao giờ đi cầu vì họ không phải là người thường nữa đó. Ông chồng của tui đã từ cái xóm lưới chân chất, trần tục mà lôi tui xuống với thực tại trần trụi, tục lụy và rất người này. Tui giờ lại thấy yêu cái “tục” của “người” bởi vì “người” có thể sống thực với chính mình. Mắc mớ gì phải che đậy, phải màu mè, phải tránh né.
Nghĩ đi nghĩ lại, có phải chỉ có vợ chồng tui phàm trần thế tục như vậy không? Chắc là không rồi vì người xưa có nói “Phu phụ tương kính như tân”, vợ chồng phải trọng nhau như lúc mới cưới. Tại sao phải nói vậy? Có lẽ vì hết thời mới cưới phần đông người ta không còn giữ kẻ lịch sự hảo với nhau nữa. Và cũng vì vậy mới có câu “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Yêu đối phương thì phải cùng nuôi con rận thì hôn nhân mới hạnh phúc và tồn tại. Phải không?
Thời gian cứ thế mà trôi. Chàng cứ tiếp tục làm phàm phu tục tử và tui thì chìu chàng hết nước nói. Nhưng đừng nhìn bề ngoài của tui vui vẻ hạnh phúc như thế mà lầm. Tui vẫn âm thầm và kiên trì chiến đấu với phương cách “Gậy ông đập lưng ông” của mình. Và gần đây chuyện lạ bỗng xuất hiện. Mấy món đồ ăn vặt tui làm từ đầu tuần vẫn nằm đúng vị trí trong tủ lạnh. Tối hôm đó tui đề nghị:
- Ðã sang xuân rồi, mình tắt máy sưởi để hưởng chút không khí lành lạnh của mùa xuân nhen anh!
Chàng co mình:
- Ðừng, anh còn lạnh lắm!
Tui ôm chàng vào lòng, âu yếm nói:
- Heat tự nhiên có ngay bên cạnh nè, sao lại phí phạm năng lượng vậy?
Chàng lơ tì nằm xụi lơ!
Liên tiếp mấy hôm liền, mới 4 giờ sáng chàng đã thức dậy, lụi hụi pha cà phê. Hôm nay chàng gây tiếng động hơi lớn làm tui giật mình thức dậy, rồi ngủ lại không được nên tui lần xuống bếp. Hình ảnh mà tui nhìn thấy là chàng đang ngồi mơ màng nhìn những giọt cà phê nhỏ long tong vào ly. Tui than:
- “Ðêm xuân một khắc ngàn vàng”! Sao lại phí phạm của cải mà ngồi mơ mộng vớ vẩn vậy hở anh?
Giọng chàng buồn hiu trả lời tôi:
- Vàng bạc là của phù du.
Giờ anh chỉ muốn đi tu cho rồi
Sức cùng lực kiệt tàn đời,
Còn đâu tứ khoái? nên ngồi mộng mơ.
. . .
Mừng quá, thành công rồi. Nhớ lại một đoạn thơ vui, tui vừa cười vừa chọc địch thủ:
Bây giờ sống cũng bằng không,
Thôi rồi cái kiếp làm chồng làm cha.
Dù cho có sống đến già,
Dù cho béo tốt cũng là công toi.
Giờ đây súng đã tịt ngòi,
Gia tài còn lại một... vòi nước trong.
Napoleon suốt một đời chinh chiến đã rút ra kết luận “Kẻ chiến thắng là kẻ thắng trận cuối cùng”. Tui nghĩ hoài vẫn không thông. Ðó là trong hai đứa tui ai là kẻ thắng trận cuối cùng? Chàng đã biến tui thành một phàm thê tục tĩu hay tui đã biến một phàm phu tục tử thành gã mơ mộng?
Hoàng Thanh
Minnesota Tháng 2, 2008.