Nhân Vật
PHỤ NỮ VÀ NGÀY XỬA NGÀY XƯA…
Alan Phan
Chúng ta có một thói quen là thích vinh danh những gì ta không có hay đang chà đạp. Cứ nhìn những khẩu hiệu tượng trưng cho hạnh phúc của các quốc gia trên thế giới thì suy ngẫm ra ngay lý do chúng được khai sinh. Freud gọi đây là hiệu chứng “tự sướng”.
Tôi không biết có một ngày gọi là ngày “Phụ Nữ 8/3” cho đến khi tôi tới Việt Nam. Ở Mỹ, các mụ đàn bà được tôn thờ quá đáng, một ngày vinh danh “đàn ông” hay “chó” chắc hợp lý hơn. Còn Việt Nam, những người đàn bà cặm cụi với gia đình chồng con lại bị bạc đãi nhiều nhất. Những ngày còn lại trong năm, thì ngày nào cũng là ngày đàn ông, ngày rượu chè, ngày trai gái, ngày chém gió….
Trong một buổi thảo luận giữa vài người bạn tháng trước, khi phân tích về sự thành công hiếm hoi của vài doanh nghiệp nhà nước trên thương trường, chúng tôi bỏ sót một yếu tố khá quan trọng.
Một nhân viên kỳ cựu của Vinamilk quan sát,” Nếu người lãnh đạo Vinamilk là một ‘người đàn ông” thay vì chị Mai Kiều Liên, kết quả sau mười mấy năm qua chắc chắn sẽ nhiều khác biệt.” Anh giải thích thêm,” Văn hoá trong một công ty do quý ông lãnh đạo thường chú trọng về mặt phong cách đàn ông, nghĩa là mọi quản lý viên đều rất chịu chơi, biết tiêu tiền thoải mái cho giao tiếp, sĩ diện, thành tích, quan hệ với sếp, với gái, với đồng nghiệp…biết rõ về ‘rượu’ nhiều hơn ‘sữa’.” Một bạn khác từng làm cho Dược Hậu Giang cũng tán thành,” Không phải là chị Nga mà là một ông quan…thì làm gì có công ty như DHG ngày nay?”
Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế, bình chọn của Forbes về các quý bà doanh nhân giỏi nhất Việt Nam là chị Liên (Vinamilk), chị Thanh (REE) và chị Nga (Sea Bank) hoàn toàn chính xác. Tôi không ngạc nhiên vì tôi vẫn tin rằng người phụ nữ có thể làm bất cứ gì mà người đàn ông vẫn thường đảm trách theo mô hình xã hội truyền thống. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc phỏng vấn, các chị doanh nhân “siêu việt” này lại tỏ ra rất “đàn bà’. Họ khoe rằng sau giờ làm việc, vẫn về nhà lo việc bếp núc, dậy con, chơi với cháu hay trang trí chăm sóc nhà cửa.
Dĩ nhiên, đây vẫn là những người phụ nữ của thế hệ trước. Hiện nay, tôi chắc con cái họ, nếu có chút thành công nào trong sự nghiệp và bận rộn trong công việc suốt ngày, chắc không thể quán xuyến thêm gia đình; theo như kinh nghiệm của các phụ nữ ở những quốc gia đã phát triển. Ngay cả những người phụ nữ Nhật, một huyền thoại khắp thế giới về việc chăm sóc chồng con và cam phận làm một chiếc bóng trên đường công danh của chồng, đã thay đổi rất nhiều qua năm tháng. Thêm một thế hệ nữa, những người vợ mà mọi đàn ông thế giới ao ước và ngưỡng mộ chỉ còn hiện diện trong phim ảnh và chuyện cổ tích.
Con người tôi rất phóng khoáng trong tầm nhìn về mọi lối sống đương đại; nhưng vẫn có một nghịch lý về quan sinh hoài cổ của mình. Tôi vẫn nghĩ về những bà mẹ đã âm thầm hy sinh đời mình cho đám con cái, không phải tổ quốc hay lý tưởng cao siêu. Nhìn những tháp Chàm trơ xương cùng tuế nguyệt, tôi vẫn ngậm ngùi về thời vàng son của đế chế Đồ Bàn. Dưới chân Kim Tự Tháp, tôi vẫn mường tượng hồn xác của Cleopatra quằn quại giữa những con rắn độc đang rủa thầm hoàng đế Augustus của La Mã. Đi qua Machu Picchu chợt thương xót cho những con người sáng tạo văn minh Inca đã bị thiên nhiên chôn vùi trong rừng thẳm.…
Biết đâu vài chục năm nữa, hồn tôi sẽ bay ngang qua Ba Đình và có lẽ sẽ nhỏ vài giọt nước mắt cho một thời đại vừa “nằm xuống”? Nhất là khi nghe lại vài câu hát về “Ngày Đại Thắng”?
Alan Phan
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/phu-nu-va-ngay-xua-ngay-xua.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
PHỤ NỮ VÀ NGÀY XỬA NGÀY XƯA…
Alan Phan
Chúng ta có một thói quen là thích vinh danh những gì ta không có hay đang chà đạp. Cứ nhìn những khẩu hiệu tượng trưng cho hạnh phúc của các quốc gia trên thế giới thì suy ngẫm ra ngay lý do chúng được khai sinh. Freud gọi đây là hiệu chứng “tự sướng”.
Tôi không biết có một ngày gọi là ngày “Phụ Nữ 8/3” cho đến khi tôi tới Việt Nam. Ở Mỹ, các mụ đàn bà được tôn thờ quá đáng, một ngày vinh danh “đàn ông” hay “chó” chắc hợp lý hơn. Còn Việt Nam, những người đàn bà cặm cụi với gia đình chồng con lại bị bạc đãi nhiều nhất. Những ngày còn lại trong năm, thì ngày nào cũng là ngày đàn ông, ngày rượu chè, ngày trai gái, ngày chém gió….
Trong một buổi thảo luận giữa vài người bạn tháng trước, khi phân tích về sự thành công hiếm hoi của vài doanh nghiệp nhà nước trên thương trường, chúng tôi bỏ sót một yếu tố khá quan trọng.
Một nhân viên kỳ cựu của Vinamilk quan sát,” Nếu người lãnh đạo Vinamilk là một ‘người đàn ông” thay vì chị Mai Kiều Liên, kết quả sau mười mấy năm qua chắc chắn sẽ nhiều khác biệt.” Anh giải thích thêm,” Văn hoá trong một công ty do quý ông lãnh đạo thường chú trọng về mặt phong cách đàn ông, nghĩa là mọi quản lý viên đều rất chịu chơi, biết tiêu tiền thoải mái cho giao tiếp, sĩ diện, thành tích, quan hệ với sếp, với gái, với đồng nghiệp…biết rõ về ‘rượu’ nhiều hơn ‘sữa’.” Một bạn khác từng làm cho Dược Hậu Giang cũng tán thành,” Không phải là chị Nga mà là một ông quan…thì làm gì có công ty như DHG ngày nay?”
Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế, bình chọn của Forbes về các quý bà doanh nhân giỏi nhất Việt Nam là chị Liên (Vinamilk), chị Thanh (REE) và chị Nga (Sea Bank) hoàn toàn chính xác. Tôi không ngạc nhiên vì tôi vẫn tin rằng người phụ nữ có thể làm bất cứ gì mà người đàn ông vẫn thường đảm trách theo mô hình xã hội truyền thống. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc phỏng vấn, các chị doanh nhân “siêu việt” này lại tỏ ra rất “đàn bà’. Họ khoe rằng sau giờ làm việc, vẫn về nhà lo việc bếp núc, dậy con, chơi với cháu hay trang trí chăm sóc nhà cửa.
Dĩ nhiên, đây vẫn là những người phụ nữ của thế hệ trước. Hiện nay, tôi chắc con cái họ, nếu có chút thành công nào trong sự nghiệp và bận rộn trong công việc suốt ngày, chắc không thể quán xuyến thêm gia đình; theo như kinh nghiệm của các phụ nữ ở những quốc gia đã phát triển. Ngay cả những người phụ nữ Nhật, một huyền thoại khắp thế giới về việc chăm sóc chồng con và cam phận làm một chiếc bóng trên đường công danh của chồng, đã thay đổi rất nhiều qua năm tháng. Thêm một thế hệ nữa, những người vợ mà mọi đàn ông thế giới ao ước và ngưỡng mộ chỉ còn hiện diện trong phim ảnh và chuyện cổ tích.
Con người tôi rất phóng khoáng trong tầm nhìn về mọi lối sống đương đại; nhưng vẫn có một nghịch lý về quan sinh hoài cổ của mình. Tôi vẫn nghĩ về những bà mẹ đã âm thầm hy sinh đời mình cho đám con cái, không phải tổ quốc hay lý tưởng cao siêu. Nhìn những tháp Chàm trơ xương cùng tuế nguyệt, tôi vẫn ngậm ngùi về thời vàng son của đế chế Đồ Bàn. Dưới chân Kim Tự Tháp, tôi vẫn mường tượng hồn xác của Cleopatra quằn quại giữa những con rắn độc đang rủa thầm hoàng đế Augustus của La Mã. Đi qua Machu Picchu chợt thương xót cho những con người sáng tạo văn minh Inca đã bị thiên nhiên chôn vùi trong rừng thẳm.…
Biết đâu vài chục năm nữa, hồn tôi sẽ bay ngang qua Ba Đình và có lẽ sẽ nhỏ vài giọt nước mắt cho một thời đại vừa “nằm xuống”? Nhất là khi nghe lại vài câu hát về “Ngày Đại Thắng”?
Alan Phan
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/phu-nu-va-ngay-xua-ngay-xua.html