(Đăng trên báo Thời Nay số 70, ngày thứ 5, ngày 9.9.2010)
Truyện Ngắn & Phóng Sự
Phải chết (truyện ngắn)
Đây là chuyện thật tới… 70%, trừ một số phần phải bịa về hoàn cảnh xuất phát câu chuyện. Nhưng đáng ra gọi là một ghi chép hơn
Phải chết (truyện ngắn)
(Đăng trên báo Thời Nay số 70, ngày thứ 5, ngày 9.9.2010)
Phải chết (truyện ngắn)
Truyện ngắn của Mạnh Quân.
Đây là chuyện thật tới… 70%, trừ một số phần phải bịa về hoàn cảnh xuất phát câu chuyện. Nhưng đáng ra gọi là một ghi chép hơn. Nhân vật trong bài viết là mà bà nằm cùng phòng bệnh với mẹ tôi ở bệnh viện Đức Giang, Long Biên, Hà Nội. Khi tôi đến phòng bệnh mẹ tôi năm trước thì bà bệnh nhân này đã được chuyển đi, sau lần tự tử thứ 3. Nhưng câu chuyện về tên bác sĩ thú vật đó (nghe kể là bác sĩ của bệnh viện 103) vẫn làm cho những người trong phòng xúc động. Hôm nay tôi về nhà, mẹ tôi đọc truyện này xong bảo… tạm được. Hê hê. Nhưng còn thiếu một số chi tiết như sau khi nhận tiền lần 2, tay bác sĩ đếm xong, hỏi: Bao tiền đây? Người nhà bệnh nhận đáp: 7 triệu. Hắn nói: Tạm được, nếu cứ đưa như thế lúc đầu có phải đã tốt không rồi mới quay vào mổ. Mẹ tôi nói, bà nằm cạnh giường chị kia, rất khổ vị chị ta không có lúc nào ngủ được vì sau khi mổ hỏng, cơn đau lúc nào cũng xói như kim châm khắp đỉnh đầu và luôn hỏi mọi người: có cách nào chết cho nhanh không, tôi khốn khổ quá.Tiếc là, cái thứ mình viết này không được giống truyện ngắn cho lắm. May mà Thời Nay thương tình đăng cho, tuy nhiên, cũng lưu ở đây để nhắc nhở mình rằng: đừng bao giờ quay lại với ý tưởng viết văn nữa. Thê thảm lắm. Ha ha
Phải chết
Người phụ nữ oặt oẹo nằm trên sàn nhà. Cả người đầm đìa mồ hôi, chị vặn vẹo, lết đi từng phân một để cố gắng trở lại chiếc ghế, nơi vừa lúc trước, chị đã phải ngã khuỵu xuống, lăn ra cách xa gần một mét vì một cơn đau xói lên tận đỉnh óc. Phải, chị phải lết tới đó, dù chỉ vài găng tay nữa thôi, để bằng mọi cách bám lấy, đứng lên, đưa tay lên phía trên. Ở đó, đã treo sẵn một sợi dây dù, nhỏ thôi nhưng phải bằng cả một cố gắng phi thường trong hơn một giờ đồng hồ lúc trước, chị mới vắt ngang được qua cái móc treo quạt trần. Đó là số phận của chị, nơi để chị kết thúc mọi nỗi đau đớn, khổ sở kéo dài hàng tháng mà như hàng thế kỷ qua ở chị.
Đây là lần thứ 4 chị tìm đến cái chết. Cả 3 lần trước, khi thì đang chuẩn bị hành động, thì việc chị định làm đều đã bị người nhà hoặc bà hàng xóm phát hiện. Tất cả lại xúm sít, trách móc, khuyên can. Nhưng chẳng ai khuyên được chị nữa. Cuộc sống với chị, thế là đã hết rồi. Các bác sĩ nói rằng, cuộc sống còn lại của chị chỉ còn đo được bằng một, hai năm là cùng. Chủ yếu phải nằm trên giường vì tuy có thể còn đi lại được chút ít nhưng, với chị, mỗi lần cố gắng đứng dậy để làm gì đó là vô cùng khó khăn với những cơn đau xé dọc sống lưng. Chẳng còn có thể làm gì, chị sống sao sướng bằng chết. Chỉ có cái chết mới giải thoát cho chị khỏi kiếp sống trần ai này.
Cách đây chừng 4 tháng, chị vẫn là một người phụ nữ còn khỏe mạnh. Khi ấy, chị là một thành viên của đội quân cửu vạn đông đúc, chuyên chở hàng từ bên kia biên giới qua cửa khẩu Tân Thanh-Lạng Sơn. Công việc hàng ngày của chị là gồng lưng kéo cỗ xe nặng kể đến cả tấn hàng nào là quần áo, vải vóc, tivi, đầu đĩa, loa đài, máy bơm…từ cửa khẩu bên kia về đến tận chợ bên này. Dù có người đẩy sau nhưng chị vẫn luôn hết sức đề kéo, ghìm 2 cái càng xe phía trước luôn có xu hướng chổng vọt lên trời. Mỗi ngày, khi nhận tiền công trở về, là cũng lúc chập tối. Khắp người mở rời rã, đau ê ẩm, nhất là sống lưng, cổ và 2 bên cánh tay.
Chị phải lao động cật lực để hàng tháng đưa tiền về phụ với chồng nuôi 3 đứa con. Một đang học đại học, một mới 13 tuổi, đang học cấp 2 và một đứa mới 9 tuổi, học cấp 1. Chồng chị, già hơn chị gần chục tuổi làm nghề mộc nhiều năm ngay trong làng nhưng tiền công hàng tháng hầu như chỉ đủ cho chính ông ăn và cho chứng nghiện rượu của ông ấy. Mọi thứ đều trông vào số tiền chị kiếm được từ nơi cửa khẩu này. Đúng thời hàng hóa, buôn lậu qua biên giới 2 bên như thác lũ nên mình chị, tháng nào cũng kiếm được đủ tiền lo ăn, học cho 2 đứa nhỏ nhất. Còn thằng lớn, học đại học nhưng đã tự ra ngoài làm thêm ở một xưởng giép gia công để kiếm tiền tự nuôi mình và nộp học phí hàng tháng.
Vào một ngày bình thường, rủi cho chị, một thùng hàng toàn đồ điện tử, có lẽ là mấy cái đầu đĩa DVD buộc phía trên nhưng chưa chặt lắm trên cái xe mà chị đang kéo phía trước lại trượt ra đằng trước, rơi, giáng thẳng vào lưng chị. Một cơn đau điếng người làm chị choáng váng. Cơn đau như muốn gãy sống lưng rồi lan ra khắp toàn thân. Những người bạn cùng nhóm với chị đã nhanh chóng đưa chị về bệnh viện Bắc Giang, nơi không xa nhà chị lắm để gia đình chị tiện tới chăm sóc. Nhưng xem chừng cú rơi khá mạnh làm tổn thương nặng cột sống của bệnh nhân, các bác sĩ bệnh viện tỉnh nói chị nên xuống Hà Nội tìm bệnh viện có chuyên khoa để phẫu thuật và điều trị.
Được vài người quen mách nước, gia đình chị đã tìm được một bệnh viện đa khoa lớn, được tiếng là có nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi mà chi phí không quá tốn kém. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, chị bị tổn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm. Cần phải tiến hành một ca mổ để xếp lại phần xương đệm.
Mới lần đầu thấy mặt vị bác sĩ sẽ trực tiếp chỉ đạo ca mổ, chị đã thấy ớn lạnh. Cho dù trong đời, đã làm ở nhiều nơi: chợ búa, cửa khẩu, bến xe… biết mặt toàn những thành phần bất hảo: trộm cướp, nghiện hút, dân buôn…Nhưng chẳng có khuôn mặt nào lạnh lẽo, không có chút sinh khí, không thể hiện là hiền hay dữ ở người bác sĩ trông cũng đã nhiều tuổi này.
Chị nhớ, lần đầu khi ông ta đi vào phòng khám, đã đặt cả mấy ngón tay xương xẩu, lạnh ngắt ấn sâu vào lưng chị làm chị đau điếng. Lão nói: “Đau đâu, đây à, người nhà đâu ?”.
Khi kết quả chẩn đoán được công bố, cũng không biết thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống là nguy hiểm thế nào nhưng chị cũng mường tượng là căn bệnh chị mắc phải là rất nguy hiểm. Bệnh phải mổ, nhưng khi nghe chồng chị nói về khoản viện phí chẳng biết chị đã buột miệng than thở câu gì, ông bác sĩ nghe câu được câu chăng đã phán một câu: “ Không tiền thì thôi, nghỉ mổ nhé. Về quê nằm nhà, chồng nuôi !”. Rồi, phất phơ 2 vạt áo blue trắng, ông ta bỏ ra ngoài.
Không mổ sao được, nếu chị không bình phục thì con chị ai nuôi bây giờ ?. Những người bà con, họ hàng của chị khi thăm nom chị ở nhà và hôm đầu tại bệnh viện, mỗi người một ít cũng đã gom góp cho chị đủ một khoản để trang trải. Giờ thì chỉ chờ ngày mổ và ccả nhà chị chỉ còn biết cầu trời khấn phật cho ca mổ thành công.
Tuy nhiên, cái cảm giác rằng vận đen của mình đã đến, rằng ca mổ sẽ không thành công khi chị thấy gương mặt lạnh băng, cáu bẳn của tay bác sĩ và cả kíp mổ đã trở thành sự thật. Nhưng người thân thiết, quen biết chị chờ đợi tin sau mổ đều thấy ngạc nhiên vì sao có tiền bồi dưỡng rồi mà cả một cái tin thông báo trong hồ sơ khám bệnh về tình trạng bệnh nhân cũng không rõ ràng. Chỉ có chồng chị hiểu. Mặt ông bỗng nghệt ra. Rồi vùng lên, ông chạy ra ngoài, vác hòn đá xông vài phòng tìm tay bác sĩ. Nhưng bảo vệ đã kịp ngăn ông lại, đẩy ông ra ngoài.
Khi bình tĩnh trở lại, được gặp lại vợ mình, lúc chị đã tỉnh lại, ông quỳ xuống, đấm thùm thụp vào ngực, mặt mình xin vợ tha thứ. Ông đã không làm tốt việc chị giao, là việc đưa tiền bồi dưỡng cho bác sĩ và nhóm phụ mổ-một việc mà muôn người hiện nay vào tình cảnh như thế này thường phải làm. Vì tiếc số tiền dành dụm được, ông đã bớt ra một nửa số tiền để cất đi và điều này, chắc chắn đã làm tay bác sĩ kia tức giận.
Ông nói, ông sẽ đi kiện tay bác sĩ khốn nạn đó tới cùng và phải buộc bệnh viện cử nhóm bác sĩ có chuyên môn nhất phẫu thuật lại cho chị. Đau đớn và thất vọng tận cùng nhưng với bản tình hiền lành, hầu như chưa cãi vã với ai bao giờ, chị nhớ, chị đã nói với chồng: “Mình đứng lên và đừng làm thế nữa đi. Bác sĩ họ vào, họ nghe rồi cũng không ra làm sao. Có lẽ số phận của em nó vậy. Bây giờ có kiện cũng chưa giải quyết được gì. Phải tìm cách nào để khỏi bệnh đã, mình ạ”.
Không còn đủ tiền để làm theo lời khuyên của bác sĩ rằng, để chữa chị dứt hoàn toàn, phải sang Singapore phẫu thuật lại với số tiền tính ra ít nhất vài trăm triệu đồng. Số tiền ấy nhà chị làm sao có được ? Dù có bán cả nhà, đất đang ở đi cũng chưa đủ được một phần ba. Gia đình chị lại năn nỉ xin được phẫu thuật lại. Vẫn tay bác sĩ ấy và lần này, chị ruột của chị đã trực tiếp làm nhiệm vụ bồi dưỡng cho bác sĩ chính và ca mổ. Trước khi bắt đầu mổ, bác sĩ ra ngoài và lần này cẩn thận hơn, ông đếm tiền ngay tại chỗ. Rồi ngoắc tay đám phụ mổ vẫn nhìn ông chờ đợi, lão xỏ găng cùng cả nhóm rảo bước đi vào phòng mổ.
Tuy nhiên, kết quả dường như tồi tệ hơn. Bệnh viện đề nghị gia đình nhận chị về với lời khuyên là đưa về bệnh viện địa phương đề điều trị theo phương pháp đông y. Và cũng không có thêm một lời giải thích vì sao ca mổ tiếp sau vẫn không thành công.
Chẳng còn cách nào khác và cũng chẳng còn tiền, chồng chị và đứa con trai cả tạm thời nghỉ học để chăm mẹ đã đưa chị về bệnh viện huyện gần nhà. Ở đây cũng có phòng khám đông y. Vị trưởng khoa ở đây cũng tốt, và bằng kiến thức và kinh nghiệm trình độ cấp huyện của mình, ông cũng hiểu rằng, bệnh nhân của ông đã trải qua 2 cuộc phẫu thuật vô cùng tệ hại. Hậu quả của cả 2 ca mổ khi trước là đĩa đệm cũng chưa xếp lại được mà cột sống của bệnh nhân đang trong tình trạng rách màng cứng, gây rò rỉ dịch não tủy, đồng thời bị nhiễm trùng. Ông nói với chồng chị:
“Tôi rất thông cảm. Nhưng phải nói thẳng với anh là, bệnh chị nhà quá nặng. Theo quan sát của tôi thì bệnh của chị ấy biến chứng rồi, ảnh hưởng nặng đến thần kinh và bệnh nhân đã mất khả năng kiểm soát việc tiểu tiện, đại tiện. Nếu không điều trị tiếp thì khả năng sống được cũng rất thấp. Chúng tôi có thể chuyển vợ anh qua các khoa khác phẫu thuật lại một lần nữa để xếp lại đĩa đệm, giúp khắc phục được tình trạng nhiễm trùng, nhưng việc rách màng cứng hiện nay cũng gây biến chứng thì bệnh viện của chúng tôi không làm nổi mà tôi tin với dạng biến chứng này, hiện nay ở Việt Nam, không có bệnh viện lớn nào xử lý được”.
Chồng chị hoảng hốt: “Không thể có cách nào hồi phục được dù chỉ để đi đứng bình thường hay sao, thưa bác sĩ ?”
Ông bác sĩ bảo:“Vẫn có thể đi lại được đôi chút. Nhưng cơ bản là không thể nào được hồi phục, đi đứng được bình thường như trước đâu mà tuổi thọ của chị nhà chỉ có thể tính còn vài năm nữa là cùng. Khi phẫu thuật, khắc phục tình trạng nhiễm trùng xong thì anh đưa chị về khoa bên này, chúng tôi có thể giúp một phần hồi phục sức khỏe. Sau đó thì anh đưa chị về gia đình chăm sóc”.
Tuyệt vọng với những điều bác sĩ nói nhưng những người thân, họ hàng của chị cũng giúp thực hiện những đề nghị như của vị bác sĩ trưởng khoa đông y nọ. Bệnh viện tuyến huyện tuy nhếch nhác, nghèo nàn về dụng cụ, phương tiện, bác sĩ, y tá cũng có đòi hỏi nhất định về tiền bồi dưỡng thêm nhưng hóa ra cũng quá tệ so với nơi chị khám trên tuyến trung ương. Chỉ có điều, kết quả cuối cùng dành cho chị, y như lời ông bác sĩ đông y nói, chị không còn bị nhiễm trùng nhưng thời gian còn lại của cuộc đời, chủ yếu phải nằm dài trên giường . Có thể gượng dậy đi lại chút nhưng rất khó khăn và đau đớn. Bệnh viện huyện không thể giúp gì thêm.
Đó là tất cả việc dẫn đến việc chị phải tranh thủ lúc chồng đi vắng, những đứa bé của chị cũng đang đi học, mọi người đã lơi lỏng với việc đề phòng, tìm cách không cho chị có cơ hội tự tử để lại tìm đến cái chết ngày hôm nay. Phải chết, đó là nối tuyệt vọng nhưng là cách duy nhất để chị chấm dứt tất cả những nỗi khổ đau đến với chị trong những tháng ngày qua và cả những năm dài sắp tới. Hai đứa con còn bé của chị, chị mong, chúng sẽ được bà con, nội ngoại và rồi thằng anh lớn của chúng, sắp ra trường nuôi nấng. Chỉ cố thêm một chút thôi, quàng được cái vòng thòng lọng oan nghiệt kia qua cổ, mọi nỗi khổ đau sẽ đi qua với chị.
Chỉ chừng khoảng 10 phút sau, khi một người hàng xóm, như mọi khi, vẫn có lòng tốt qua thăm nom, giúp chị qua lại sang nhà để nói chuyện xem có giúp gì được không đã nhìn thấy người phụ nữ bất hạnh ấy lủng lẳng trên sợi dây treo giữa nhà. Đã quá muộn để cứu chữa. Mặt người phụ nữ treo cổ khi chết co rúm, lộ rõ nét đau đớn nhưng cũng vương vấn một nếp gì đó như sự hài lòng, mỉm cười với chính mình trước giây cuối cùng từ giã cõi đời.
Nhưng người phụ nữ ấy và tất cả người thân, người quen của chị có thể vẫn không biết rằng, ca mổ đầu của chị sở dĩ không thành công vì gã bác sĩ ở bệnh viện trung ương sau chỉ 10 phút đeo găng, tiến hành phẫu thuật đã bỏ ra ngoài, tức giận vì tiền phong bì bị bớt và giao việc mổ chính cho một bác sĩ trẻ măng gần như mới thực tập, thực hiện ca mổ đầu tiên. Anh này cũng có những cố gắng nhưng kinh nghiệm và kiến thức không đủ đã khiến đường dao trên tay đi chệch vài lần. Dù chỉ là một chút nhưng nó đã dẫn đến sự quẫn chí, kết thúc cho một kiếp người.
(Đăng trên báo Thời Nay số 70, ngày thứ 5, ngày 9.9.2010)
Phải chết (truyện ngắn)
Đây là chuyện thật tới… 70%, trừ một số phần phải bịa về hoàn cảnh xuất phát câu chuyện. Nhưng đáng ra gọi là một ghi chép hơn
Phải chết (truyện ngắn)
Truyện ngắn của Mạnh Quân.
Đây là chuyện thật tới… 70%, trừ một số phần phải bịa về hoàn cảnh xuất phát câu chuyện. Nhưng đáng ra gọi là một ghi chép hơn. Nhân vật trong bài viết là mà bà nằm cùng phòng bệnh với mẹ tôi ở bệnh viện Đức Giang, Long Biên, Hà Nội. Khi tôi đến phòng bệnh mẹ tôi năm trước thì bà bệnh nhân này đã được chuyển đi, sau lần tự tử thứ 3. Nhưng câu chuyện về tên bác sĩ thú vật đó (nghe kể là bác sĩ của bệnh viện 103) vẫn làm cho những người trong phòng xúc động. Hôm nay tôi về nhà, mẹ tôi đọc truyện này xong bảo… tạm được. Hê hê. Nhưng còn thiếu một số chi tiết như sau khi nhận tiền lần 2, tay bác sĩ đếm xong, hỏi: Bao tiền đây? Người nhà bệnh nhận đáp: 7 triệu. Hắn nói: Tạm được, nếu cứ đưa như thế lúc đầu có phải đã tốt không rồi mới quay vào mổ. Mẹ tôi nói, bà nằm cạnh giường chị kia, rất khổ vị chị ta không có lúc nào ngủ được vì sau khi mổ hỏng, cơn đau lúc nào cũng xói như kim châm khắp đỉnh đầu và luôn hỏi mọi người: có cách nào chết cho nhanh không, tôi khốn khổ quá.Tiếc là, cái thứ mình viết này không được giống truyện ngắn cho lắm. May mà Thời Nay thương tình đăng cho, tuy nhiên, cũng lưu ở đây để nhắc nhở mình rằng: đừng bao giờ quay lại với ý tưởng viết văn nữa. Thê thảm lắm. Ha ha
Phải chết
Người phụ nữ oặt oẹo nằm trên sàn nhà. Cả người đầm đìa mồ hôi, chị vặn vẹo, lết đi từng phân một để cố gắng trở lại chiếc ghế, nơi vừa lúc trước, chị đã phải ngã khuỵu xuống, lăn ra cách xa gần một mét vì một cơn đau xói lên tận đỉnh óc. Phải, chị phải lết tới đó, dù chỉ vài găng tay nữa thôi, để bằng mọi cách bám lấy, đứng lên, đưa tay lên phía trên. Ở đó, đã treo sẵn một sợi dây dù, nhỏ thôi nhưng phải bằng cả một cố gắng phi thường trong hơn một giờ đồng hồ lúc trước, chị mới vắt ngang được qua cái móc treo quạt trần. Đó là số phận của chị, nơi để chị kết thúc mọi nỗi đau đớn, khổ sở kéo dài hàng tháng mà như hàng thế kỷ qua ở chị.
Đây là lần thứ 4 chị tìm đến cái chết. Cả 3 lần trước, khi thì đang chuẩn bị hành động, thì việc chị định làm đều đã bị người nhà hoặc bà hàng xóm phát hiện. Tất cả lại xúm sít, trách móc, khuyên can. Nhưng chẳng ai khuyên được chị nữa. Cuộc sống với chị, thế là đã hết rồi. Các bác sĩ nói rằng, cuộc sống còn lại của chị chỉ còn đo được bằng một, hai năm là cùng. Chủ yếu phải nằm trên giường vì tuy có thể còn đi lại được chút ít nhưng, với chị, mỗi lần cố gắng đứng dậy để làm gì đó là vô cùng khó khăn với những cơn đau xé dọc sống lưng. Chẳng còn có thể làm gì, chị sống sao sướng bằng chết. Chỉ có cái chết mới giải thoát cho chị khỏi kiếp sống trần ai này.
Cách đây chừng 4 tháng, chị vẫn là một người phụ nữ còn khỏe mạnh. Khi ấy, chị là một thành viên của đội quân cửu vạn đông đúc, chuyên chở hàng từ bên kia biên giới qua cửa khẩu Tân Thanh-Lạng Sơn. Công việc hàng ngày của chị là gồng lưng kéo cỗ xe nặng kể đến cả tấn hàng nào là quần áo, vải vóc, tivi, đầu đĩa, loa đài, máy bơm…từ cửa khẩu bên kia về đến tận chợ bên này. Dù có người đẩy sau nhưng chị vẫn luôn hết sức đề kéo, ghìm 2 cái càng xe phía trước luôn có xu hướng chổng vọt lên trời. Mỗi ngày, khi nhận tiền công trở về, là cũng lúc chập tối. Khắp người mở rời rã, đau ê ẩm, nhất là sống lưng, cổ và 2 bên cánh tay.
Chị phải lao động cật lực để hàng tháng đưa tiền về phụ với chồng nuôi 3 đứa con. Một đang học đại học, một mới 13 tuổi, đang học cấp 2 và một đứa mới 9 tuổi, học cấp 1. Chồng chị, già hơn chị gần chục tuổi làm nghề mộc nhiều năm ngay trong làng nhưng tiền công hàng tháng hầu như chỉ đủ cho chính ông ăn và cho chứng nghiện rượu của ông ấy. Mọi thứ đều trông vào số tiền chị kiếm được từ nơi cửa khẩu này. Đúng thời hàng hóa, buôn lậu qua biên giới 2 bên như thác lũ nên mình chị, tháng nào cũng kiếm được đủ tiền lo ăn, học cho 2 đứa nhỏ nhất. Còn thằng lớn, học đại học nhưng đã tự ra ngoài làm thêm ở một xưởng giép gia công để kiếm tiền tự nuôi mình và nộp học phí hàng tháng.
Vào một ngày bình thường, rủi cho chị, một thùng hàng toàn đồ điện tử, có lẽ là mấy cái đầu đĩa DVD buộc phía trên nhưng chưa chặt lắm trên cái xe mà chị đang kéo phía trước lại trượt ra đằng trước, rơi, giáng thẳng vào lưng chị. Một cơn đau điếng người làm chị choáng váng. Cơn đau như muốn gãy sống lưng rồi lan ra khắp toàn thân. Những người bạn cùng nhóm với chị đã nhanh chóng đưa chị về bệnh viện Bắc Giang, nơi không xa nhà chị lắm để gia đình chị tiện tới chăm sóc. Nhưng xem chừng cú rơi khá mạnh làm tổn thương nặng cột sống của bệnh nhân, các bác sĩ bệnh viện tỉnh nói chị nên xuống Hà Nội tìm bệnh viện có chuyên khoa để phẫu thuật và điều trị.
Được vài người quen mách nước, gia đình chị đã tìm được một bệnh viện đa khoa lớn, được tiếng là có nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi mà chi phí không quá tốn kém. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, chị bị tổn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm. Cần phải tiến hành một ca mổ để xếp lại phần xương đệm.
Mới lần đầu thấy mặt vị bác sĩ sẽ trực tiếp chỉ đạo ca mổ, chị đã thấy ớn lạnh. Cho dù trong đời, đã làm ở nhiều nơi: chợ búa, cửa khẩu, bến xe… biết mặt toàn những thành phần bất hảo: trộm cướp, nghiện hút, dân buôn…Nhưng chẳng có khuôn mặt nào lạnh lẽo, không có chút sinh khí, không thể hiện là hiền hay dữ ở người bác sĩ trông cũng đã nhiều tuổi này.
Chị nhớ, lần đầu khi ông ta đi vào phòng khám, đã đặt cả mấy ngón tay xương xẩu, lạnh ngắt ấn sâu vào lưng chị làm chị đau điếng. Lão nói: “Đau đâu, đây à, người nhà đâu ?”.
Khi kết quả chẩn đoán được công bố, cũng không biết thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống là nguy hiểm thế nào nhưng chị cũng mường tượng là căn bệnh chị mắc phải là rất nguy hiểm. Bệnh phải mổ, nhưng khi nghe chồng chị nói về khoản viện phí chẳng biết chị đã buột miệng than thở câu gì, ông bác sĩ nghe câu được câu chăng đã phán một câu: “ Không tiền thì thôi, nghỉ mổ nhé. Về quê nằm nhà, chồng nuôi !”. Rồi, phất phơ 2 vạt áo blue trắng, ông ta bỏ ra ngoài.
Không mổ sao được, nếu chị không bình phục thì con chị ai nuôi bây giờ ?. Những người bà con, họ hàng của chị khi thăm nom chị ở nhà và hôm đầu tại bệnh viện, mỗi người một ít cũng đã gom góp cho chị đủ một khoản để trang trải. Giờ thì chỉ chờ ngày mổ và ccả nhà chị chỉ còn biết cầu trời khấn phật cho ca mổ thành công.
Tuy nhiên, cái cảm giác rằng vận đen của mình đã đến, rằng ca mổ sẽ không thành công khi chị thấy gương mặt lạnh băng, cáu bẳn của tay bác sĩ và cả kíp mổ đã trở thành sự thật. Nhưng người thân thiết, quen biết chị chờ đợi tin sau mổ đều thấy ngạc nhiên vì sao có tiền bồi dưỡng rồi mà cả một cái tin thông báo trong hồ sơ khám bệnh về tình trạng bệnh nhân cũng không rõ ràng. Chỉ có chồng chị hiểu. Mặt ông bỗng nghệt ra. Rồi vùng lên, ông chạy ra ngoài, vác hòn đá xông vài phòng tìm tay bác sĩ. Nhưng bảo vệ đã kịp ngăn ông lại, đẩy ông ra ngoài.
Khi bình tĩnh trở lại, được gặp lại vợ mình, lúc chị đã tỉnh lại, ông quỳ xuống, đấm thùm thụp vào ngực, mặt mình xin vợ tha thứ. Ông đã không làm tốt việc chị giao, là việc đưa tiền bồi dưỡng cho bác sĩ và nhóm phụ mổ-một việc mà muôn người hiện nay vào tình cảnh như thế này thường phải làm. Vì tiếc số tiền dành dụm được, ông đã bớt ra một nửa số tiền để cất đi và điều này, chắc chắn đã làm tay bác sĩ kia tức giận.
Ông nói, ông sẽ đi kiện tay bác sĩ khốn nạn đó tới cùng và phải buộc bệnh viện cử nhóm bác sĩ có chuyên môn nhất phẫu thuật lại cho chị. Đau đớn và thất vọng tận cùng nhưng với bản tình hiền lành, hầu như chưa cãi vã với ai bao giờ, chị nhớ, chị đã nói với chồng: “Mình đứng lên và đừng làm thế nữa đi. Bác sĩ họ vào, họ nghe rồi cũng không ra làm sao. Có lẽ số phận của em nó vậy. Bây giờ có kiện cũng chưa giải quyết được gì. Phải tìm cách nào để khỏi bệnh đã, mình ạ”.
Không còn đủ tiền để làm theo lời khuyên của bác sĩ rằng, để chữa chị dứt hoàn toàn, phải sang Singapore phẫu thuật lại với số tiền tính ra ít nhất vài trăm triệu đồng. Số tiền ấy nhà chị làm sao có được ? Dù có bán cả nhà, đất đang ở đi cũng chưa đủ được một phần ba. Gia đình chị lại năn nỉ xin được phẫu thuật lại. Vẫn tay bác sĩ ấy và lần này, chị ruột của chị đã trực tiếp làm nhiệm vụ bồi dưỡng cho bác sĩ chính và ca mổ. Trước khi bắt đầu mổ, bác sĩ ra ngoài và lần này cẩn thận hơn, ông đếm tiền ngay tại chỗ. Rồi ngoắc tay đám phụ mổ vẫn nhìn ông chờ đợi, lão xỏ găng cùng cả nhóm rảo bước đi vào phòng mổ.
Tuy nhiên, kết quả dường như tồi tệ hơn. Bệnh viện đề nghị gia đình nhận chị về với lời khuyên là đưa về bệnh viện địa phương đề điều trị theo phương pháp đông y. Và cũng không có thêm một lời giải thích vì sao ca mổ tiếp sau vẫn không thành công.
Chẳng còn cách nào khác và cũng chẳng còn tiền, chồng chị và đứa con trai cả tạm thời nghỉ học để chăm mẹ đã đưa chị về bệnh viện huyện gần nhà. Ở đây cũng có phòng khám đông y. Vị trưởng khoa ở đây cũng tốt, và bằng kiến thức và kinh nghiệm trình độ cấp huyện của mình, ông cũng hiểu rằng, bệnh nhân của ông đã trải qua 2 cuộc phẫu thuật vô cùng tệ hại. Hậu quả của cả 2 ca mổ khi trước là đĩa đệm cũng chưa xếp lại được mà cột sống của bệnh nhân đang trong tình trạng rách màng cứng, gây rò rỉ dịch não tủy, đồng thời bị nhiễm trùng. Ông nói với chồng chị:
“Tôi rất thông cảm. Nhưng phải nói thẳng với anh là, bệnh chị nhà quá nặng. Theo quan sát của tôi thì bệnh của chị ấy biến chứng rồi, ảnh hưởng nặng đến thần kinh và bệnh nhân đã mất khả năng kiểm soát việc tiểu tiện, đại tiện. Nếu không điều trị tiếp thì khả năng sống được cũng rất thấp. Chúng tôi có thể chuyển vợ anh qua các khoa khác phẫu thuật lại một lần nữa để xếp lại đĩa đệm, giúp khắc phục được tình trạng nhiễm trùng, nhưng việc rách màng cứng hiện nay cũng gây biến chứng thì bệnh viện của chúng tôi không làm nổi mà tôi tin với dạng biến chứng này, hiện nay ở Việt Nam, không có bệnh viện lớn nào xử lý được”.
Chồng chị hoảng hốt: “Không thể có cách nào hồi phục được dù chỉ để đi đứng bình thường hay sao, thưa bác sĩ ?”
Ông bác sĩ bảo:“Vẫn có thể đi lại được đôi chút. Nhưng cơ bản là không thể nào được hồi phục, đi đứng được bình thường như trước đâu mà tuổi thọ của chị nhà chỉ có thể tính còn vài năm nữa là cùng. Khi phẫu thuật, khắc phục tình trạng nhiễm trùng xong thì anh đưa chị về khoa bên này, chúng tôi có thể giúp một phần hồi phục sức khỏe. Sau đó thì anh đưa chị về gia đình chăm sóc”.
Tuyệt vọng với những điều bác sĩ nói nhưng những người thân, họ hàng của chị cũng giúp thực hiện những đề nghị như của vị bác sĩ trưởng khoa đông y nọ. Bệnh viện tuyến huyện tuy nhếch nhác, nghèo nàn về dụng cụ, phương tiện, bác sĩ, y tá cũng có đòi hỏi nhất định về tiền bồi dưỡng thêm nhưng hóa ra cũng quá tệ so với nơi chị khám trên tuyến trung ương. Chỉ có điều, kết quả cuối cùng dành cho chị, y như lời ông bác sĩ đông y nói, chị không còn bị nhiễm trùng nhưng thời gian còn lại của cuộc đời, chủ yếu phải nằm dài trên giường . Có thể gượng dậy đi lại chút nhưng rất khó khăn và đau đớn. Bệnh viện huyện không thể giúp gì thêm.
Đó là tất cả việc dẫn đến việc chị phải tranh thủ lúc chồng đi vắng, những đứa bé của chị cũng đang đi học, mọi người đã lơi lỏng với việc đề phòng, tìm cách không cho chị có cơ hội tự tử để lại tìm đến cái chết ngày hôm nay. Phải chết, đó là nối tuyệt vọng nhưng là cách duy nhất để chị chấm dứt tất cả những nỗi khổ đau đến với chị trong những tháng ngày qua và cả những năm dài sắp tới. Hai đứa con còn bé của chị, chị mong, chúng sẽ được bà con, nội ngoại và rồi thằng anh lớn của chúng, sắp ra trường nuôi nấng. Chỉ cố thêm một chút thôi, quàng được cái vòng thòng lọng oan nghiệt kia qua cổ, mọi nỗi khổ đau sẽ đi qua với chị.
Chỉ chừng khoảng 10 phút sau, khi một người hàng xóm, như mọi khi, vẫn có lòng tốt qua thăm nom, giúp chị qua lại sang nhà để nói chuyện xem có giúp gì được không đã nhìn thấy người phụ nữ bất hạnh ấy lủng lẳng trên sợi dây treo giữa nhà. Đã quá muộn để cứu chữa. Mặt người phụ nữ treo cổ khi chết co rúm, lộ rõ nét đau đớn nhưng cũng vương vấn một nếp gì đó như sự hài lòng, mỉm cười với chính mình trước giây cuối cùng từ giã cõi đời.
Nhưng người phụ nữ ấy và tất cả người thân, người quen của chị có thể vẫn không biết rằng, ca mổ đầu của chị sở dĩ không thành công vì gã bác sĩ ở bệnh viện trung ương sau chỉ 10 phút đeo găng, tiến hành phẫu thuật đã bỏ ra ngoài, tức giận vì tiền phong bì bị bớt và giao việc mổ chính cho một bác sĩ trẻ măng gần như mới thực tập, thực hiện ca mổ đầu tiên. Anh này cũng có những cố gắng nhưng kinh nghiệm và kiến thức không đủ đã khiến đường dao trên tay đi chệch vài lần. Dù chỉ là một chút nhưng nó đã dẫn đến sự quẫn chí, kết thúc cho một kiếp người.
(Đăng trên báo Thời Nay số 70, ngày thứ 5, ngày 9.9.2010)