Thân Hữu Tiếp Tay...
Phạm Thị Hoài - Công lí đã chiến thắng?
Nếu không có chú thích thì nhìn bức ảnh này, tôi đã tưởng Hoa Kỳ bỗng giành chức vô địch bóng đá thế giới. Nước Mỹ, về nhiều phương diện, thật khác xa châu Âu.
Tôi tin rằng nếu chẳng may xảy ra chuyện tương tự, người Đức sẽ có thái độ giống người Na Uy. Cảnh sát ở mọi thành phố Đức chắc chắn cũng không “ríu rít” nhắn tin trên Twitter như cảnh sát Boston CAPTURED!!! The hunt is over. The search is done. The terror is over. And justice has won. Suspect incustody “.
Bỏ qua thông điệp hơi quá vội, “the terror is over”, với việc vô hiệu hóa hai thanh niên bị tình nghi đánh bom tự chế bằng thuốc nổ nhồi trong nồi áp suất, trong đó một đã bỏ mạng và một bị thương nặng, công lí đã chiến thắng rồi ư? Một tuyên bố như thế ở Đức có thể khiến ít nhất là người phát ngôn của cảnh sát mất chức. Trong một nhà nước pháp quyền, cảnh sát không có thẩm quyền phán xét về công lí. Bất kể thế nào, không ai bị coi là có tội trước khi bị một tòa án kết án.
Nếu không có chú thích thì nhìn bức ảnh này, tôi đã tưởng Hoa Kỳ bỗng giành chức vô địch bóng đá thế giới. Nước Mỹ, về nhiều phương diện, thật khác xa châu Âu. Người Na Uy không hân hoan đổ ra đường vẫy cờ sau khi cảnh sát nước này bắt được Breivik, thủ phạm của vụ khủng bố năm 2011 với hơn 70 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là thiếu niên.
Tôi tin rằng nếu chẳng may xảy ra chuyện tương tự, người Đức sẽ có thái độ giống người Na Uy. Cảnh sát ở mọi thành phố Đức chắc chắn cũng không “ríu rít” nhắn tin trên Twitter như cảnh sát Boston CAPTURED!!! The hunt is over. The search is done. The terror is over. And justice has won. Suspect in
Người dân Boston vui mừng khi nghi phạm vụ đánh bom bị cảnh sát bắt giữ. |
Song có lẽ nên hiểu phát ngôn “tự phát” ấy của cảnh sát Boston cũng như “niềm vui vỡ òa” trong bức ảnh bên trên trong bối cảnh công nghiệp truyền thông và giải trí hiện đại mà nước Mỹ là điển hình. Cách đây không lâu, vụ bê bối với The Amazing Race quay ở Hà Nội nhắc ta nhớ đến nhận định 30 năm trước của Neil Postman trong Amusing Ourselves to Death: “Vấn đề của truyền hình không phải là nó trình bày những đề tài giải trí, mà vấn đề là mọi đề tài đều được nó trình bày như chuyện giải trí”. Trong lời dẫn rất ngắn gọn của cuốn sách này, ông so sánh hai viễn cảnh: một của George Orwell trong 1984 và một của Aldous Huxley trong Brave New World. Orwell lo ngại rằng chúng ta không tiếp cận được sự thật vì người ta che giấu nó. Huxley lo ngại rằng chúng ta không tiếp cận được sự thật vì nó chìm nghỉm trong một biển những thông tin tiêu khiển. Orwell lo ngại rằng chúng ta sẽ chết bởi những điều chúng ta căm ghét. Huxley lo ngại rằng chúng ta sẽ chết bởi những điều chúng ta yêu thích. Chết vì giải trí. Trong các phim hành động bom tấn kiểu Hollywood, thế nào cũng phải có một phát ngôn sướng tai nào đó khi nhân vật phản diện bị hạ gục. “Công lí đã chiến thắng” tất nhiên là nghe sướng tai, dù không nhất thiết phải là sự thật.
Tháng 4 20, 2013
Tháng 4 20, 2013
Phạm Thị Hoài
© 2013 pro&contra
Phạm Thị Hoài - Công lí đã chiến thắng?
Nếu không có chú thích thì nhìn bức ảnh này, tôi đã tưởng Hoa Kỳ bỗng giành chức vô địch bóng đá thế giới. Nước Mỹ, về nhiều phương diện, thật khác xa châu Âu.
Nếu không có chú thích thì nhìn bức ảnh này, tôi đã tưởng Hoa Kỳ bỗng giành chức vô địch bóng đá thế giới. Nước Mỹ, về nhiều phương diện, thật khác xa châu Âu. Người Na Uy không hân hoan đổ ra đường vẫy cờ sau khi cảnh sát nước này bắt được Breivik, thủ phạm của vụ khủng bố năm 2011 với hơn 70 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là thiếu niên.
Tôi tin rằng nếu chẳng may xảy ra chuyện tương tự, người Đức sẽ có thái độ giống người Na Uy. Cảnh sát ở mọi thành phố Đức chắc chắn cũng không “ríu rít” nhắn tin trên Twitter như cảnh sát Boston CAPTURED!!! The hunt is over. The search is done. The terror is over. And justice has won. Suspect in
Người dân Boston vui mừng khi nghi phạm vụ đánh bom bị cảnh sát bắt giữ. |
Song có lẽ nên hiểu phát ngôn “tự phát” ấy của cảnh sát Boston cũng như “niềm vui vỡ òa” trong bức ảnh bên trên trong bối cảnh công nghiệp truyền thông và giải trí hiện đại mà nước Mỹ là điển hình. Cách đây không lâu, vụ bê bối với The Amazing Race quay ở Hà Nội nhắc ta nhớ đến nhận định 30 năm trước của Neil Postman trong Amusing Ourselves to Death: “Vấn đề của truyền hình không phải là nó trình bày những đề tài giải trí, mà vấn đề là mọi đề tài đều được nó trình bày như chuyện giải trí”. Trong lời dẫn rất ngắn gọn của cuốn sách này, ông so sánh hai viễn cảnh: một của George Orwell trong 1984 và một của Aldous Huxley trong Brave New World. Orwell lo ngại rằng chúng ta không tiếp cận được sự thật vì người ta che giấu nó. Huxley lo ngại rằng chúng ta không tiếp cận được sự thật vì nó chìm nghỉm trong một biển những thông tin tiêu khiển. Orwell lo ngại rằng chúng ta sẽ chết bởi những điều chúng ta căm ghét. Huxley lo ngại rằng chúng ta sẽ chết bởi những điều chúng ta yêu thích. Chết vì giải trí. Trong các phim hành động bom tấn kiểu Hollywood, thế nào cũng phải có một phát ngôn sướng tai nào đó khi nhân vật phản diện bị hạ gục. “Công lí đã chiến thắng” tất nhiên là nghe sướng tai, dù không nhất thiết phải là sự thật.
Tháng 4 20, 2013
Tháng 4 20, 2013
Phạm Thị Hoài
© 2013 pro&contra