Văn Học & Nghệ Thuật
Phạm Thị Hoài - Súng nguyện hồn ai
Vụ Yên Bái cũng có thể đơn thuẩn là một tai nạn, dù khó tin tới mức nào. Quan chức cộng sản cao cấp hay gia đình họ cũng có quyền hưởng những trớ trêu lãng xẹt của số phận. Song bức màn bí mật có lẽ là đặc điểm nhận dạng
Trí tưởng tượng dân gian đã bay bổng: Tình tiết, diễn biến đằng sau 8 vỏ đạn tại trụ sở Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái quá nhiều kịch tính; chức vụ của các nhân vật chính gắn liền với quá nhiều quyền lực, thứ quyền lực được chia chác rắc rối trong bóng tối, ở một môi trường quá thối nát, tại một xã hội quá tha hóa, của một đất nước quá mông muội, thuộc một thời đại quá bạo loạn. Đó là chưa kể những chất liệu đầy hứa hẹn khác: một tiểu sử tiến thân nhờ nhà vợ trong bối cảnh một xã hội vẫn đậm đặc tính gia trưởng, và rừng, rừng vàng bao la, mỏ kim cương của một tỉnh miền núi kém phát triển trong một quốc gia nghèo đang phanh thây xẻ thịt tài nguyên của chính mình… Tất cả đã sẵn sàng cho một thriller chính trị, thể loại có lẽ nghiêm túc nhất để lột tả sự băng hoại của đất nước này. John le Carré có thể ghen với các đồng nghiệp Việt Nam.
Tôi đã có một cái tên cho thriller Yên Bái: Súng nguyện hồn ai. Hiện thực thường giàu sáng kiến hơn hư cấu. Song hư cấu có thể giàu sáng tạo hơn hiện thực.
Phạm Thị Hoài
"Vụ Yên Bái cũng có thể đơn thuẩn là một tai nạn, dù khó tin tới mức
nào. Quan chức cộng sản cao cấp hay gia đình họ cũng có quyền hưởng
những trớ trêu lãng xẹt của số phận. Song bức màn bí mật có lẽ là đặc
điểm nhận dạng cuối cùng của những người cộng sản sau tiến trình biến
tướng và chà đạp chính lý tưởng của họ."
Khi đọc tin về vụ nổ súng ở Yên Bái, tôi không sốc. Ở thời sấp ngửa câu
view này, chúng ta đã moi sạch và bị moi sạch vốn cảm xúc thực của
mình, để rồi bơm trở lại và được bơm trở lại những cảm xúc pha chế. Khả
năng sốc trước tin bạo lực hầu như không còn nữa. Những vụ cướp giết
hiếp xuất hiện hàng ngày như hoa hậu và bóng đá. Có những ngày như 27
tháng 11 năm ngoái, đến báo chí cũng uể oải với quá nhiều máu của 11 vụ
án mạng và 12 xác chết. Sau những Nghệ An 2/7/2015, Bình Phước
7/7/2015, Yên Bái 12/8/2015, Gia Lai 23/8/2015, Thanh Hóa 1/11/2015 và
gần đây nhất, Lào Cai 9/8/2016, ba mạng người ở Yên Bái quá khiêm tốn
để tấn công kỷ lục quốc gia về choáng và sốc.
Tôi cũng không thấy mình có bất kì một biểu hiện nào của thương cảm.
Mỗi cái chết đều đáng rỏ ít nhất một giọt nước mắt, và trái với hình
dung không tưởng của chúng ta, những kẻ rất xấu xa vẫn được tiễn đưa
bằng rất nhiều khói hương và thương tiếc. Song vấn đề của phần lớn các
quan chức trong một chính quyền kiểu Việt Nam là họ không có một diện
mạo riêng nào hết. Họ nhuộm tóc và rẽ ngôi giống nhau, phụ nữ thì đều
uốn tóc. Thân hình họ phát triển mạnh ở những an toàn khu như nhau. Họ
đoàn kết trong những chiếc áo sơ mi trắng giắt trong quần màu đen và cả
trong những chiếc quần tắm nhiều màu trên bãi biển, phụ nữ thì trong
những chiếc áo dài râm ran hoa và kim tuyến. Họ sống sót qua những lộ
trình tiến thân như nhau để giành một chỗ ngồi nhạy cảm như nhau trên
những chiếc ghế cùng một loại gỗ quý cùng một gu chạm trổ trong những
văn phòng cùng một phong cách trang trí ở những trụ sở cùng một mô hình
thiết kế. Họ đọc những bài diễn văn trùng nhau và ra những chỉ đạo
giống hệt nhau, cả tốc độ nói và cách ngắt câu của họ cũng y chang
nhau. Họ chung sở thích về xe hơi, về tường cổng bao quanh biệt thự, về
tủ kính phòng khách, về trường học cho con cái, về cặp xách đi họp, về
nén hương dâng trong đền thờ, về các điếu văn, vòng hoa và cả những
người phúng viếng trong tang lễ của chính họ.
Bây giờ, các đồng chí Yên Bái còn kết thúc cuộc đời đồng phục của mình bằng cùng một kiểu chết từ cùng một vũ khí. Nhưng thương cảm là điều hoàn toàn riêng tư, từ riêng một con người gửi đến một con người riêng biệt. Làm sao tôi có thể khóc cho một cái khuôn đúc?
Bây giờ, các đồng chí Yên Bái còn kết thúc cuộc đời đồng phục của mình bằng cùng một kiểu chết từ cùng một vũ khí. Nhưng thương cảm là điều hoàn toàn riêng tư, từ riêng một con người gửi đến một con người riêng biệt. Làm sao tôi có thể khóc cho một cái khuôn đúc?
Cùng kiểu trang phục và tóc, ai hói thì ngoại lệ |
Khi đọc tin về vụ nổ súng ở Yên Bái, tôi chỉ nhận ra ở mình một cảm
giác: sự háo hức. Như những người đã được nền văn minh gọt rũa kha khá,
tôi cố kiềm chế cái cảm xúc không phải đó, nhưng vô ích. Nó chẳng liên
quan gì đến sự hả hê thường thấy của dân đen ở mọi xã hội khi những
con thúalpha sa lưới, nhất là khi giới quyền lực mà người ta vừa
thù ghét vừa muốn tham dự tự thanh toán lẫn nhau. Nó cũng không phải
là sự hào hứng, rằng tiếng súng Yên Bái báo hiệu ngày tàn của bạo chúa.
Không ở đâu giới quyền lực thanh trừng nhau kinh hoàng như ở Trung
Quốc, mà ngày sụp đổ của nhà nước bạo chúa khổng lồ ấy vẫn chỉ nằm trong
tiên đoán vô vị.
y/cBa chiếc ghế còn dính máu ở Yên Bái vẫn là niềm khao khát của không biết bao nhiêu người: hệ thống vẫn nhanh chóng phục hồi và tự củng cố. Ngày tàn nào mà đáng ao ước thế? Sự háo hức của tôi hoàn toàn cá nhân, nó đơn giản là cảm giác tò mò, thích thú của một người viết trước một cơ hội bất ngờ. Ngày 16 tháng 11 năm 1959, khi đọc một cột tin ngắn về vụ thảm sát cả gia đình một điền chủ giàu có ở trang 39 tờ New York Times, Truman Capote cũng không cưỡng nổi một cảm giác như vậy. Ông không ngồi yên ở bàn viết được nữa mà phải chạy đi chạy lại, bồn chồn, phấn khích, ám ảnh. Tác phẩm của ông viết về vụ án ấy, tiểu thuyết phóng sự Máu lạnh (Cold Blood), khai phá một trường phái văn chương mới, Tân Tân văn (New Journalism), trở thành kinh điển và biến tác giả thành triệu phú. Cái Thiện may ra có thể làm điểm tựa, nhưng cái Ác là nguồn cảm hứng và lợi nhuận lớn của các nhà văn. Somerset Maugham từng than rằng vừa là nhà văn vừa là gentleman – đúng ra phải là gentleperson, ở thời giới tính đại đồng này – thì hơi khó.
y/cBa chiếc ghế còn dính máu ở Yên Bái vẫn là niềm khao khát của không biết bao nhiêu người: hệ thống vẫn nhanh chóng phục hồi và tự củng cố. Ngày tàn nào mà đáng ao ước thế? Sự háo hức của tôi hoàn toàn cá nhân, nó đơn giản là cảm giác tò mò, thích thú của một người viết trước một cơ hội bất ngờ. Ngày 16 tháng 11 năm 1959, khi đọc một cột tin ngắn về vụ thảm sát cả gia đình một điền chủ giàu có ở trang 39 tờ New York Times, Truman Capote cũng không cưỡng nổi một cảm giác như vậy. Ông không ngồi yên ở bàn viết được nữa mà phải chạy đi chạy lại, bồn chồn, phấn khích, ám ảnh. Tác phẩm của ông viết về vụ án ấy, tiểu thuyết phóng sự Máu lạnh (Cold Blood), khai phá một trường phái văn chương mới, Tân Tân văn (New Journalism), trở thành kinh điển và biến tác giả thành triệu phú. Cái Thiện may ra có thể làm điểm tựa, nhưng cái Ác là nguồn cảm hứng và lợi nhuận lớn của các nhà văn. Somerset Maugham từng than rằng vừa là nhà văn vừa là gentleman – đúng ra phải là gentleperson, ở thời giới tính đại đồng này – thì hơi khó.
Cùng kiểu quần tắm và bụng |
Quả là khó. Tôi chọn một vế. Nhà văn. Trong đầu tôi, cuốn tiểu thuyết
xã hội về Việt Nam những năm tháng này gào lên đòi được viết. Với một
mở đầu đầy ắp triển vọng: ba xác chết cao cấp chào một ngày làm việc tốt
đẹp như mọi ngày, ngay tại đầu não quyền lực của một hệ thống tuy thất
bại về nhiều phương diện, song luôn xuất sắc trong việc bưng bít xung
đột và tuyên truyền đồng thuận. Hiện thực, một lần nữa giàu sáng kiến
hơn hư cấu. Dường như không buồn chờ trí tưởng tượng hạn hẹp của các nhà
văn nữa, nó quăng một mâm cỗ ba đầu người lên bàn, phủ cờ đỏ sao vàng
và nhếch mép đứng chờ các đầu bếp văn chương mò công thức nấu theo. Tất
nhiên tôi chỉ có thể mò. Báo chí Việt Nam, biết thân phận “bắt đái dầm
phải đái dầm, cho ngồi bô mới được phần ngồi bô” của mình, được vứt
cho cái vỏ trấu nhạt phèo của hạt gạo sự thật để nhằn đi nhằn lại đến
rát lưỡi là đã mừng. Đó phải là một hạt gạo đen thui, vĩnh viễn chìm
trong máu đỏ và sẽ nhanh chóng bị gạt bỏ khỏi sự chú ý của công luận.
Chúng ta sẽ không bao giờ có lời giải cho câu đố Yên Bái.
Rất nhiều hoa, và kiểu tóc cũng đoàn thể như nhau |
Truman Capote cũng đứng trước một câu đố của tội ác. Ông chỉ có trong
tay một hiện trường với bốn xác chết và vỏn vẹn 45 dollar trong két bị
mất. Song ông có sáu năm trời để thực hiện 6,000 trang ghi chép từ hàng
trăm cuộc phỏng vấn, với từng người trong cái thị trấn hẻo lánh nơi xảy
ra vụ thảm sát, với từng nhân viên điều tra vụ án, với từng người
thân, bạn bè, đồng nghiệp của các nạn nhân. Khi hai hung thủ bị bắt,
ông đến gặp họ hơn hai trăm lần trong tù, lần theo mọi địa điểm trên
đường họ chạy trốn, có mặt từ đầu đến cuối những phiên tòa xét xử họ,
và chứng kiến giờ khắc họ bị treo cổ. Để viết ra 130,000 chữ, chữ nào
cũng đơn giản là sự thật. Từ loại kẹo cao su mà các hung thủ thích nhai
nhất đến từng giấc mơ mà họ còn nhớ. Từ ông chủ điền trang bị giết,
“bốn mươi tám tuổi, sức khỏe tuyệt hảo, đeo kính và chỉ cao 1,77 m
nhưng dáng dấp vẫn oai vệ, vai rộng, tóc chưa hề chớm bạc, gương mặt
vuông vức đầy nghị lực, nước da trẻ trung, răng trắng và khỏe, có thể
cắn quả óc chó dễ như bỡn, nặng gần 70 Kg và không hề lên một gam từ
ngày tốt nghiệp ngành canh nông ở đại học Kansas” đến ông hàng xóm “chỉ
ở cách đó chưa đầy một trăm mét nhưng không hề nghe tiếng súng vì hôm
đó có gió. Gió Tây, thổi bạt tiếng súng đi hướng khác. Giữa hai nhà lại
có một nhà kho chất lương thực đến tận nóc, ngăn hết mọi tiếng động”.
Sau 500 trang tiểu thuyết người thật việc thật, Truman Capote cung cấp
một lời giải sửng sốt: đó đơn thuần là một tai nạn tâm lý, hoàn toàn
ngẫu nhiên như một tai nạn thiên nhiên, các nạn nhân cũng có thể bị sét
đánh chết.
Vụ Yên Bái cũng có thể đơn thuẩn là một tai nạn, dù khó tin tới mức
nào. Quan chức cộng sản cao cấp hay gia đình họ cũng có quyền hưởng
những trớ trêu lãng xẹt của số phận. Song bức màn bí mật có lẽ là đặc
điểm nhận dạng cuối cùng của những người cộng sản sau tiến trình biến
tướng và chà đạp chính lý tưởng của họ. Nó phủ lên tất cả, khiến một
chuyện tình cũng thành thông tin cấm đoán và sau mỗi đồng chí về hưu là
một âm mưu căng thẳng. Như người con gái bạc mệnh của ông Lê Duẩn không
thể kể câu chuyện thật của mình được nữa: trí nhớ của ông viện sĩ Sô-viết lôi cuốn hơn những lời bộc bạch muộn nào đó rất nhiều, ông chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh cũng không còn cơ hội trần tình nữa.
Trí tưởng tượng dân gian đã bay bổng: Tình tiết, diễn biến đằng sau 8 vỏ đạn tại trụ sở Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái quá nhiều kịch tính; chức vụ của các nhân vật chính gắn liền với quá nhiều quyền lực, thứ quyền lực được chia chác rắc rối trong bóng tối, ở một môi trường quá thối nát, tại một xã hội quá tha hóa, của một đất nước quá mông muội, thuộc một thời đại quá bạo loạn. Đó là chưa kể những chất liệu đầy hứa hẹn khác: một tiểu sử tiến thân nhờ nhà vợ trong bối cảnh một xã hội vẫn đậm đặc tính gia trưởng, và rừng, rừng vàng bao la, mỏ kim cương của một tỉnh miền núi kém phát triển trong một quốc gia nghèo đang phanh thây xẻ thịt tài nguyên của chính mình… Tất cả đã sẵn sàng cho một thriller chính trị, thể loại có lẽ nghiêm túc nhất để lột tả sự băng hoại của đất nước này. John le Carré có thể ghen với các đồng nghiệp Việt Nam.
Tôi đã có một cái tên cho thriller Yên Bái: Súng nguyện hồn ai. Hiện thực thường giàu sáng kiến hơn hư cấu. Song hư cấu có thể giàu sáng tạo hơn hiện thực.
Phạm Thị Hoài
(Báo Trẻ)
Bàn ra tán vào (0)
Phạm Thị Hoài - Súng nguyện hồn ai
Vụ Yên Bái cũng có thể đơn thuẩn là một tai nạn, dù khó tin tới mức nào. Quan chức cộng sản cao cấp hay gia đình họ cũng có quyền hưởng những trớ trêu lãng xẹt của số phận. Song bức màn bí mật có lẽ là đặc điểm nhận dạng
"Vụ Yên Bái cũng có thể đơn thuẩn là một tai nạn, dù khó tin tới mức
nào. Quan chức cộng sản cao cấp hay gia đình họ cũng có quyền hưởng
những trớ trêu lãng xẹt của số phận. Song bức màn bí mật có lẽ là đặc
điểm nhận dạng cuối cùng của những người cộng sản sau tiến trình biến
tướng và chà đạp chính lý tưởng của họ."
Khi đọc tin về vụ nổ súng ở Yên Bái, tôi không sốc. Ở thời sấp ngửa câu
view này, chúng ta đã moi sạch và bị moi sạch vốn cảm xúc thực của
mình, để rồi bơm trở lại và được bơm trở lại những cảm xúc pha chế. Khả
năng sốc trước tin bạo lực hầu như không còn nữa. Những vụ cướp giết
hiếp xuất hiện hàng ngày như hoa hậu và bóng đá. Có những ngày như 27
tháng 11 năm ngoái, đến báo chí cũng uể oải với quá nhiều máu của 11 vụ
án mạng và 12 xác chết. Sau những Nghệ An 2/7/2015, Bình Phước
7/7/2015, Yên Bái 12/8/2015, Gia Lai 23/8/2015, Thanh Hóa 1/11/2015 và
gần đây nhất, Lào Cai 9/8/2016, ba mạng người ở Yên Bái quá khiêm tốn
để tấn công kỷ lục quốc gia về choáng và sốc.
Tôi cũng không thấy mình có bất kì một biểu hiện nào của thương cảm.
Mỗi cái chết đều đáng rỏ ít nhất một giọt nước mắt, và trái với hình
dung không tưởng của chúng ta, những kẻ rất xấu xa vẫn được tiễn đưa
bằng rất nhiều khói hương và thương tiếc. Song vấn đề của phần lớn các
quan chức trong một chính quyền kiểu Việt Nam là họ không có một diện
mạo riêng nào hết. Họ nhuộm tóc và rẽ ngôi giống nhau, phụ nữ thì đều
uốn tóc. Thân hình họ phát triển mạnh ở những an toàn khu như nhau. Họ
đoàn kết trong những chiếc áo sơ mi trắng giắt trong quần màu đen và cả
trong những chiếc quần tắm nhiều màu trên bãi biển, phụ nữ thì trong
những chiếc áo dài râm ran hoa và kim tuyến. Họ sống sót qua những lộ
trình tiến thân như nhau để giành một chỗ ngồi nhạy cảm như nhau trên
những chiếc ghế cùng một loại gỗ quý cùng một gu chạm trổ trong những
văn phòng cùng một phong cách trang trí ở những trụ sở cùng một mô hình
thiết kế. Họ đọc những bài diễn văn trùng nhau và ra những chỉ đạo
giống hệt nhau, cả tốc độ nói và cách ngắt câu của họ cũng y chang
nhau. Họ chung sở thích về xe hơi, về tường cổng bao quanh biệt thự, về
tủ kính phòng khách, về trường học cho con cái, về cặp xách đi họp, về
nén hương dâng trong đền thờ, về các điếu văn, vòng hoa và cả những
người phúng viếng trong tang lễ của chính họ.
Bây giờ, các đồng chí Yên Bái còn kết thúc cuộc đời đồng phục của mình bằng cùng một kiểu chết từ cùng một vũ khí. Nhưng thương cảm là điều hoàn toàn riêng tư, từ riêng một con người gửi đến một con người riêng biệt. Làm sao tôi có thể khóc cho một cái khuôn đúc?
Bây giờ, các đồng chí Yên Bái còn kết thúc cuộc đời đồng phục của mình bằng cùng một kiểu chết từ cùng một vũ khí. Nhưng thương cảm là điều hoàn toàn riêng tư, từ riêng một con người gửi đến một con người riêng biệt. Làm sao tôi có thể khóc cho một cái khuôn đúc?
Cùng kiểu trang phục và tóc, ai hói thì ngoại lệ |
Khi đọc tin về vụ nổ súng ở Yên Bái, tôi chỉ nhận ra ở mình một cảm
giác: sự háo hức. Như những người đã được nền văn minh gọt rũa kha khá,
tôi cố kiềm chế cái cảm xúc không phải đó, nhưng vô ích. Nó chẳng liên
quan gì đến sự hả hê thường thấy của dân đen ở mọi xã hội khi những
con thúalpha sa lưới, nhất là khi giới quyền lực mà người ta vừa
thù ghét vừa muốn tham dự tự thanh toán lẫn nhau. Nó cũng không phải
là sự hào hứng, rằng tiếng súng Yên Bái báo hiệu ngày tàn của bạo chúa.
Không ở đâu giới quyền lực thanh trừng nhau kinh hoàng như ở Trung
Quốc, mà ngày sụp đổ của nhà nước bạo chúa khổng lồ ấy vẫn chỉ nằm trong
tiên đoán vô vị.
y/cBa chiếc ghế còn dính máu ở Yên Bái vẫn là niềm khao khát của không biết bao nhiêu người: hệ thống vẫn nhanh chóng phục hồi và tự củng cố. Ngày tàn nào mà đáng ao ước thế? Sự háo hức của tôi hoàn toàn cá nhân, nó đơn giản là cảm giác tò mò, thích thú của một người viết trước một cơ hội bất ngờ. Ngày 16 tháng 11 năm 1959, khi đọc một cột tin ngắn về vụ thảm sát cả gia đình một điền chủ giàu có ở trang 39 tờ New York Times, Truman Capote cũng không cưỡng nổi một cảm giác như vậy. Ông không ngồi yên ở bàn viết được nữa mà phải chạy đi chạy lại, bồn chồn, phấn khích, ám ảnh. Tác phẩm của ông viết về vụ án ấy, tiểu thuyết phóng sự Máu lạnh (Cold Blood), khai phá một trường phái văn chương mới, Tân Tân văn (New Journalism), trở thành kinh điển và biến tác giả thành triệu phú. Cái Thiện may ra có thể làm điểm tựa, nhưng cái Ác là nguồn cảm hứng và lợi nhuận lớn của các nhà văn. Somerset Maugham từng than rằng vừa là nhà văn vừa là gentleman – đúng ra phải là gentleperson, ở thời giới tính đại đồng này – thì hơi khó.
y/cBa chiếc ghế còn dính máu ở Yên Bái vẫn là niềm khao khát của không biết bao nhiêu người: hệ thống vẫn nhanh chóng phục hồi và tự củng cố. Ngày tàn nào mà đáng ao ước thế? Sự háo hức của tôi hoàn toàn cá nhân, nó đơn giản là cảm giác tò mò, thích thú của một người viết trước một cơ hội bất ngờ. Ngày 16 tháng 11 năm 1959, khi đọc một cột tin ngắn về vụ thảm sát cả gia đình một điền chủ giàu có ở trang 39 tờ New York Times, Truman Capote cũng không cưỡng nổi một cảm giác như vậy. Ông không ngồi yên ở bàn viết được nữa mà phải chạy đi chạy lại, bồn chồn, phấn khích, ám ảnh. Tác phẩm của ông viết về vụ án ấy, tiểu thuyết phóng sự Máu lạnh (Cold Blood), khai phá một trường phái văn chương mới, Tân Tân văn (New Journalism), trở thành kinh điển và biến tác giả thành triệu phú. Cái Thiện may ra có thể làm điểm tựa, nhưng cái Ác là nguồn cảm hứng và lợi nhuận lớn của các nhà văn. Somerset Maugham từng than rằng vừa là nhà văn vừa là gentleman – đúng ra phải là gentleperson, ở thời giới tính đại đồng này – thì hơi khó.
Cùng kiểu quần tắm và bụng |
Quả là khó. Tôi chọn một vế. Nhà văn. Trong đầu tôi, cuốn tiểu thuyết
xã hội về Việt Nam những năm tháng này gào lên đòi được viết. Với một
mở đầu đầy ắp triển vọng: ba xác chết cao cấp chào một ngày làm việc tốt
đẹp như mọi ngày, ngay tại đầu não quyền lực của một hệ thống tuy thất
bại về nhiều phương diện, song luôn xuất sắc trong việc bưng bít xung
đột và tuyên truyền đồng thuận. Hiện thực, một lần nữa giàu sáng kiến
hơn hư cấu. Dường như không buồn chờ trí tưởng tượng hạn hẹp của các nhà
văn nữa, nó quăng một mâm cỗ ba đầu người lên bàn, phủ cờ đỏ sao vàng
và nhếch mép đứng chờ các đầu bếp văn chương mò công thức nấu theo. Tất
nhiên tôi chỉ có thể mò. Báo chí Việt Nam, biết thân phận “bắt đái dầm
phải đái dầm, cho ngồi bô mới được phần ngồi bô” của mình, được vứt
cho cái vỏ trấu nhạt phèo của hạt gạo sự thật để nhằn đi nhằn lại đến
rát lưỡi là đã mừng. Đó phải là một hạt gạo đen thui, vĩnh viễn chìm
trong máu đỏ và sẽ nhanh chóng bị gạt bỏ khỏi sự chú ý của công luận.
Chúng ta sẽ không bao giờ có lời giải cho câu đố Yên Bái.
Rất nhiều hoa, và kiểu tóc cũng đoàn thể như nhau |
Truman Capote cũng đứng trước một câu đố của tội ác. Ông chỉ có trong
tay một hiện trường với bốn xác chết và vỏn vẹn 45 dollar trong két bị
mất. Song ông có sáu năm trời để thực hiện 6,000 trang ghi chép từ hàng
trăm cuộc phỏng vấn, với từng người trong cái thị trấn hẻo lánh nơi xảy
ra vụ thảm sát, với từng nhân viên điều tra vụ án, với từng người
thân, bạn bè, đồng nghiệp của các nạn nhân. Khi hai hung thủ bị bắt,
ông đến gặp họ hơn hai trăm lần trong tù, lần theo mọi địa điểm trên
đường họ chạy trốn, có mặt từ đầu đến cuối những phiên tòa xét xử họ,
và chứng kiến giờ khắc họ bị treo cổ. Để viết ra 130,000 chữ, chữ nào
cũng đơn giản là sự thật. Từ loại kẹo cao su mà các hung thủ thích nhai
nhất đến từng giấc mơ mà họ còn nhớ. Từ ông chủ điền trang bị giết,
“bốn mươi tám tuổi, sức khỏe tuyệt hảo, đeo kính và chỉ cao 1,77 m
nhưng dáng dấp vẫn oai vệ, vai rộng, tóc chưa hề chớm bạc, gương mặt
vuông vức đầy nghị lực, nước da trẻ trung, răng trắng và khỏe, có thể
cắn quả óc chó dễ như bỡn, nặng gần 70 Kg và không hề lên một gam từ
ngày tốt nghiệp ngành canh nông ở đại học Kansas” đến ông hàng xóm “chỉ
ở cách đó chưa đầy một trăm mét nhưng không hề nghe tiếng súng vì hôm
đó có gió. Gió Tây, thổi bạt tiếng súng đi hướng khác. Giữa hai nhà lại
có một nhà kho chất lương thực đến tận nóc, ngăn hết mọi tiếng động”.
Sau 500 trang tiểu thuyết người thật việc thật, Truman Capote cung cấp
một lời giải sửng sốt: đó đơn thuần là một tai nạn tâm lý, hoàn toàn
ngẫu nhiên như một tai nạn thiên nhiên, các nạn nhân cũng có thể bị sét
đánh chết.
Vụ Yên Bái cũng có thể đơn thuẩn là một tai nạn, dù khó tin tới mức
nào. Quan chức cộng sản cao cấp hay gia đình họ cũng có quyền hưởng
những trớ trêu lãng xẹt của số phận. Song bức màn bí mật có lẽ là đặc
điểm nhận dạng cuối cùng của những người cộng sản sau tiến trình biến
tướng và chà đạp chính lý tưởng của họ. Nó phủ lên tất cả, khiến một
chuyện tình cũng thành thông tin cấm đoán và sau mỗi đồng chí về hưu là
một âm mưu căng thẳng. Như người con gái bạc mệnh của ông Lê Duẩn không
thể kể câu chuyện thật của mình được nữa: trí nhớ của ông viện sĩ Sô-viết lôi cuốn hơn những lời bộc bạch muộn nào đó rất nhiều, ông chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh cũng không còn cơ hội trần tình nữa.
Trí tưởng tượng dân gian đã bay bổng: Tình tiết, diễn biến đằng sau 8 vỏ đạn tại trụ sở Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái quá nhiều kịch tính; chức vụ của các nhân vật chính gắn liền với quá nhiều quyền lực, thứ quyền lực được chia chác rắc rối trong bóng tối, ở một môi trường quá thối nát, tại một xã hội quá tha hóa, của một đất nước quá mông muội, thuộc một thời đại quá bạo loạn. Đó là chưa kể những chất liệu đầy hứa hẹn khác: một tiểu sử tiến thân nhờ nhà vợ trong bối cảnh một xã hội vẫn đậm đặc tính gia trưởng, và rừng, rừng vàng bao la, mỏ kim cương của một tỉnh miền núi kém phát triển trong một quốc gia nghèo đang phanh thây xẻ thịt tài nguyên của chính mình… Tất cả đã sẵn sàng cho một thriller chính trị, thể loại có lẽ nghiêm túc nhất để lột tả sự băng hoại của đất nước này. John le Carré có thể ghen với các đồng nghiệp Việt Nam.
Tôi đã có một cái tên cho thriller Yên Bái: Súng nguyện hồn ai. Hiện thực thường giàu sáng kiến hơn hư cấu. Song hư cấu có thể giàu sáng tạo hơn hiện thực.
Phạm Thị Hoài
(Báo Trẻ)