Tham Khảo
Phạm Văn Đồng Trong Bài Này Với PVĐ Bán Nước Là Một: Hội nghị Geneva: Hy sinh lợi ích nước nhỏ
Suốt một tháng đầu, Trưởng đoàn Việt Nam DCCH, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cương quyết yêu cầu Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam và để nhân dân Việt Nam tự giải quyết các mâu thuẫn.
* * *
Tài liệu tham khảo:
Vietnam: A History, Stanley Karnow, 1983
Genève Ville de Paix, 2004
Hiệp định Geneva 50 năm nhìn lại (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004)
(*) Cho đến giờ tôi vẫn không xác định được ai là người đầu tiên nói câu này, Talleyrand, Winston Churchill hay William Clay.
Đoan Trang
(Tuần Việt Nam)
Mặc dù là những cuộc họp bàn về vấn đề Đông Dương, nhưng Hội nghị Geneva
ban đầu không hề có tên các nước Đông Dương trong thành phần tham dự.
Bước vào Hội nghị, nhiều cuộc đàm phán cũng được tách khỏi diễn đàn đa
phương, để rồi một số quyết định được đưa ra trong các cuộc họp kín đó
mà không có sự tham gia của bên có số phận liên quan.
Căng thẳng, đàm phán và thỏa hiệp
4h chiều ngày 8/5/1954, gần một ngày sau khi tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ thất thủ, Hội nghị Geneva khai mạc. Phái đoàn Pháp mặc đồ đen tang tóc. Đoàn Việt Nam DCCH đến dự với tư thế người vừa thắng trận vẻ vang.
Suốt một tháng đầu, Trưởng đoàn Việt Nam DCCH, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cương quyết yêu cầu Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam và để nhân dân Việt Nam tự giải quyết các mâu thuẫn. Phía Pháp từ chối, ông Phạm Văn Đồng không nhượng bộ. Hội nghị sa vào bế tắc.
Ngày 20/6, Thủ tướng mới của Pháp Mendès-France nhậm chức, tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong thời hạn 1 tháng, nếu không nội các sẽ từ chức. Và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã chứng tỏ mình là một trong những nhà ngoại giao xuất sắc của thế kỷ 20 khi ngay lập tức nhận về cho Trung Quốc vai trò đàm phán đại diện cho các nước Đông Dương, nhằm phá vỡ thế bế tắc ở hội nghị.
Căng thẳng, đàm phán và thỏa hiệp
4h chiều ngày 8/5/1954, gần một ngày sau khi tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ thất thủ, Hội nghị Geneva khai mạc. Phái đoàn Pháp mặc đồ đen tang tóc. Đoàn Việt Nam DCCH đến dự với tư thế người vừa thắng trận vẻ vang.
Suốt một tháng đầu, Trưởng đoàn Việt Nam DCCH, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cương quyết yêu cầu Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam và để nhân dân Việt Nam tự giải quyết các mâu thuẫn. Phía Pháp từ chối, ông Phạm Văn Đồng không nhượng bộ. Hội nghị sa vào bế tắc.
Ngày 20/6, Thủ tướng mới của Pháp Mendès-France nhậm chức, tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong thời hạn 1 tháng, nếu không nội các sẽ từ chức. Và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã chứng tỏ mình là một trong những nhà ngoại giao xuất sắc của thế kỷ 20 khi ngay lập tức nhận về cho Trung Quốc vai trò đàm phán đại diện cho các nước Đông Dương, nhằm phá vỡ thế bế tắc ở hội nghị.
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng - trưởng đoàn Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneva.
Ảnh: Freddy Bertrand. Đăng trong cuốn Genève Ville de Paix, 2004
|
Chu Ân Lai và Mendès-France đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm kín, mà
những phát biểu, diễn văn chính thức tại Hội nghị sau đó đều chỉ còn
mang tính chất “trình diễn”. Ngày 23/6, Chu Ân Lai bí mật thu xếp gặp
Mendès-France tại ĐSQ Pháp ở Thụy Sĩ. Chu thay bộ quân phục màu xám
thường lệ để mặc Âu phục complet.
Ông nói với người đồng nhiệm Pháp rằng Trung Quốc muốn trước hết là
ngừng bắn ở Đông Dương, sau đó mới bàn đến giải pháp chính trị cho khu
vực này. (Đây là luận điểm hoàn toàn khác với mong muốn độc lập cho toàn
Việt Nam của cả Việt Nam DCCH lẫn Việt Nam Quốc gia).
Chu Ân Lai tán thành khả năng có “hai nước Việt Nam”, và nhấn mạnh mục
tiêu duy nhất của Trung Quốc là hòa bình trong khu vực, Trung Quốc
“không có tham vọng gì hơn và không áp đặt điều kiện nào khác”. Chia cắt
Việt Nam chỉ là tạm thời trước khi có hiệp thương tổng tuyển cử để
thống nhất hai miền.
Các cuộc đàm phán bắt đầu biến chuyển theo hướng thương lượng để xác
định giới tuyến phân cách Việt Nam và thời điểm tiến hành tổng tuyển cử.
3h30 sáng 21/7/1954, Hội nghị Geneva kết thúc với một bản tuyên bố cuối
cùng chia cắt Việt Nam tại vùng vĩ tuyến 17, thời hạn tổng tuyển cử là
hai năm kể từ ngày ký.
Tối 22/7/1954, Chu Ân Lai tổ chức dạ tiệc chia tay các đoàn. Trong số
khách mời có cả Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng lẫn Ngô Đình Luyện, em trai
Thủ tướng Ngô Đình Diệm của phía Việt Nam Quốc gia. Trong bữa tiệc, Chu
làm như ngẫu nhiên, đề nghị chính quyền Sài Gòn mở cơ quan đại diện
ngoại giao ở Bắc Kinh: “Tất nhiên, về mặt ý thức hệ thì Phạm Văn Đồng
gần gũi chúng tôi hơn, nhưng điều đó không loại bỏ việc có đại diện từ
miền Nam. Suy cho cùng, chẳng phải tất cả các đồng chí đều là người Việt
Nam, và chẳng phải tất cả chúng ta đều là người châu Á hay sao?”.
Đông Dương hay “chiến trường ý thức hệ”
Hội nghị Geneva 1954 được tổ chức theo quyết nghị giữa Liên Xô, Mỹ, Anh,
Pháp tại Hội nghị tứ cường ở Berlin đầu năm 1954. Sau đó Liên Xô đã
thuyết phục phương Tây để CHDCND Trung Hoa cũng được tham dự. 5 nước đã
họp tại Geneva từ ngày 26/4/1954 để bàn về các vấn đề tranh chấp trên
thế giới, trong đó Đông Dương chỉ là một nội dung trong chương trình
nghị sự, và các nước nhỏ có quyền lợi liên quan đều không được mời dự.
Mãi đến ngày 2/5/1954, Hội nghị mới chấp thuận đề nghị của Liên Xô mời
thêm các phe lâm chiến tại Đông Dương (Việt Nam DCCH, Việt Nam Quốc gia,
Lào, Campuchia). Như vậy, xuất phát điểm Hội nghị Geneva đã chỉ là cuộc
họp của các nước lớn.
Trước đó, cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng dân tộc của Việt Nam
đã bị quốc tế hóa: Từ năm 1950 (tức là ngay sau năm 1949 thành lập nước
CHDCND Trung Hoa), quân đội và nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ
và viện trợ từ Trung Quốc và Liên Xô.
Trong khi đó, phía Pháp cũng được Mỹ cung cấp tài chính và vũ khí. Viện
trợ từ năm 1950 là 10 triệu USD, đến năm 1954 đã tăng lên trên 2 tỷ USD,
chiếm 70% chi tiêu quân sự của Pháp ở Đông Dương. Nghĩa là chiến trường
ở Việt Nam tuy không có sự giao tranh trực tiếp giữa quân Trung Quốc và
quân Mỹ như ở bán đảo Triều Tiên, nhưng cuộc chiến cũng đã bị quốc tế
hóa. Và hội nghị bàn về nó – Hội nghị Geneva – là nơi các nước lớn gặp
nhau để mặc cả và kiếm phần lợi nhất về cho mình.
Mỹ đến với Hội nghị Geneva nhằm ngăn cản một giải pháp có lợi cho “phe
cộng sản”. Chiến tranh Lạnh đang dâng cao: ở châu Âu, Mỹ chống Liên Xô; ở
châu Á, Mỹ phải bằng mọi cách kiềm tỏa Trung Quốc và Việt Nam DCCH.
Liên Xô mặc dù đã thuyết phục phương Tây chấp thuận đưa Trung Quốc và
các nước nhỏ ở Đông Dương vào bàn đàm phán, nhưng đằng sau tinh thần
quốc tế vô sản, Liên Xô cũng mong muốn ngăn cản Mỹ và cả Trung Quốc có
ảnh hưởng tại Đông Dương, nhất là không để Mỹ và Trung Quốc biến nơi đây
thành căn cứ quân sự.
Pháp lúng túng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phong trào phản chiến
trong công luận Pháp đang dâng lên. Sau thất thủ tại Điện Biên Phủ,
tướng Navarre xin thêm hai sư đoàn viện binh nhưng bị từ chối. Đối với
Pháp, Hội nghị Geneva là một diễn đàn đa phương để Pháp tìm cách rút lui
khỏi Việt Nam trong danh dự, tránh phải đàm phán trực tiếp với Việt Nam
DCCH.
Anh lo duy trì quyền lợi ở Hong Kong và đại lục nên muốn duy trì quan hệ
bình thường ở mức độ nào đó với CHDCND Trung Hoa. Tuy nhiên, là đồng
minh của Mỹ, Anh cũng lo ngại ảnh hưởng lan rộng của “phe cộng sản” tại
châu Á.
Lợi ích quốc gia là trên hết
Cuối cùng là Trung Quốc. Theo ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao Việt Nam, “việc giải quyết vấn đề Đông Dương không phải là
mục tiêu duy nhất mà Chu Ân Lai theo đuổi ở Geneva. Trung Quốc còn có
hai mục tiêu khác không kém quan trọng”. Đó là đi tới thiết lập quan hệ
với các nước Tây Âu để có một nước CHDCND Trung Hoa được công nhận như
một trong các cường quốc thế giới; trấn an và gây ảnh hưởng chính trị
đối với các nước châu Á.
Từ góc độ của người Mỹ, nhà báo - sử gia Stanley Karnow cho rằng mục
tiêu chính của Trung Quốc là gạt bỏ mọi cớ để Mỹ can thiệp vào Đông
Dương và một lần nữa đe dọa Trung Quốc. Vì thế, Chu Ân Lai phải tìm ra
một giải pháp giúp Pháp ít nhất là duy trì được một phần chỗ đứng ở Đông
Dương, ngăn cản khả năng Mỹ can thiệp ồ ạt vào khu vực. Để làm như thế,
không thể không hy sinh mục tiêu giành độc lập hoàn toàn của Việt Nam
DCCH. “Nhưng Chu đã đặt các ưu tiên của Trung Quốc lên trước” – Stanley
Karnow nhận định. “Chính sách ngoại giao của Trung Quốc, qua hàng thế
kỷ, luôn là chia nhỏ Đông Nam Á để có thể gây ảnh hưởng lên từng nước…
Một nước Việt Nam chia cắt sẽ tốt cho Trung Quốc hơn là một quốc gia
láng giềng thống nhất”.
Nhìn lại lịch sử, nhiều người có thể có thái độ trách móc khi nghĩ về
một nền độc lập, thống nhất bị đổ vỡ; họ cho rằng khả năng thống nhất
được hai miền Việt Nam là khả thi nếu không có sự can thiệp của những
nước lớn. Bản thân Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người đã chứng kiến
việc Chu Ân Lai mời đại diện chính quyền Sài Gòn tới dự tiệc và gợi ý mở
cơ quan ngoại giao tại Bắc Kinh – cũng đã cay đắng nói với một trợ lý
về sự “hai mặt” của Chu Ân Lai.
Nhưng suy cho cùng, mỗi nước lớn đều đã đến dự Hội nghị Geneva với toan
tính riêng của họ (chỉ có một điểm chung là sự cần thiết phải ngừng bắn ở
Đông Dương). “Tất cả đều đã lấy những lợi ích quốc gia của họ làm
phương hướng chỉ đạo hoạt động ngoại giao khi đến Hội nghị” – ông Trần
Quang Cơ nhận định. “Tính chất và những giới hạn của chủ nghĩa quốc tế
vô sản là một trong những điều có thể rút ra từ đó”.
Hội nghị Geneva thực chất đã là cuộc đàm phán của các nước lớn, và là
nơi chứng minh một sự thật: Nước nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của
chính họ và luôn đặt lợi ích đó lên hàng đầu khi cần thương thảo. Như
Talleyrand đã nói một câu nổi tiếng, các quốc gia không có bạn bè hay kẻ
thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu. (*)
* * *
Tài liệu tham khảo:
Vietnam: A History, Stanley Karnow, 1983
Genève Ville de Paix, 2004
Hiệp định Geneva 50 năm nhìn lại (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004)
(*) Cho đến giờ tôi vẫn không xác định được ai là người đầu tiên nói câu này, Talleyrand, Winston Churchill hay William Clay.
Đoan Trang
(Tuần Việt Nam)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Phạm Văn Đồng Trong Bài Này Với PVĐ Bán Nước Là Một: Hội nghị Geneva: Hy sinh lợi ích nước nhỏ
Suốt một tháng đầu, Trưởng đoàn Việt Nam DCCH, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cương quyết yêu cầu Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam và để nhân dân Việt Nam tự giải quyết các mâu thuẫn.
Mặc dù là những cuộc họp bàn về vấn đề Đông Dương, nhưng Hội nghị Geneva
ban đầu không hề có tên các nước Đông Dương trong thành phần tham dự.
Bước vào Hội nghị, nhiều cuộc đàm phán cũng được tách khỏi diễn đàn đa
phương, để rồi một số quyết định được đưa ra trong các cuộc họp kín đó
mà không có sự tham gia của bên có số phận liên quan.
Căng thẳng, đàm phán và thỏa hiệp
4h chiều ngày 8/5/1954, gần một ngày sau khi tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ thất thủ, Hội nghị Geneva khai mạc. Phái đoàn Pháp mặc đồ đen tang tóc. Đoàn Việt Nam DCCH đến dự với tư thế người vừa thắng trận vẻ vang.
Suốt một tháng đầu, Trưởng đoàn Việt Nam DCCH, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cương quyết yêu cầu Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam và để nhân dân Việt Nam tự giải quyết các mâu thuẫn. Phía Pháp từ chối, ông Phạm Văn Đồng không nhượng bộ. Hội nghị sa vào bế tắc.
Ngày 20/6, Thủ tướng mới của Pháp Mendès-France nhậm chức, tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong thời hạn 1 tháng, nếu không nội các sẽ từ chức. Và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã chứng tỏ mình là một trong những nhà ngoại giao xuất sắc của thế kỷ 20 khi ngay lập tức nhận về cho Trung Quốc vai trò đàm phán đại diện cho các nước Đông Dương, nhằm phá vỡ thế bế tắc ở hội nghị.
Căng thẳng, đàm phán và thỏa hiệp
4h chiều ngày 8/5/1954, gần một ngày sau khi tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ thất thủ, Hội nghị Geneva khai mạc. Phái đoàn Pháp mặc đồ đen tang tóc. Đoàn Việt Nam DCCH đến dự với tư thế người vừa thắng trận vẻ vang.
Suốt một tháng đầu, Trưởng đoàn Việt Nam DCCH, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cương quyết yêu cầu Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam và để nhân dân Việt Nam tự giải quyết các mâu thuẫn. Phía Pháp từ chối, ông Phạm Văn Đồng không nhượng bộ. Hội nghị sa vào bế tắc.
Ngày 20/6, Thủ tướng mới của Pháp Mendès-France nhậm chức, tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong thời hạn 1 tháng, nếu không nội các sẽ từ chức. Và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã chứng tỏ mình là một trong những nhà ngoại giao xuất sắc của thế kỷ 20 khi ngay lập tức nhận về cho Trung Quốc vai trò đàm phán đại diện cho các nước Đông Dương, nhằm phá vỡ thế bế tắc ở hội nghị.
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng - trưởng đoàn Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneva.
Ảnh: Freddy Bertrand. Đăng trong cuốn Genève Ville de Paix, 2004
|
Chu Ân Lai và Mendès-France đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm kín, mà
những phát biểu, diễn văn chính thức tại Hội nghị sau đó đều chỉ còn
mang tính chất “trình diễn”. Ngày 23/6, Chu Ân Lai bí mật thu xếp gặp
Mendès-France tại ĐSQ Pháp ở Thụy Sĩ. Chu thay bộ quân phục màu xám
thường lệ để mặc Âu phục complet.
Ông nói với người đồng nhiệm Pháp rằng Trung Quốc muốn trước hết là
ngừng bắn ở Đông Dương, sau đó mới bàn đến giải pháp chính trị cho khu
vực này. (Đây là luận điểm hoàn toàn khác với mong muốn độc lập cho toàn
Việt Nam của cả Việt Nam DCCH lẫn Việt Nam Quốc gia).
Chu Ân Lai tán thành khả năng có “hai nước Việt Nam”, và nhấn mạnh mục
tiêu duy nhất của Trung Quốc là hòa bình trong khu vực, Trung Quốc
“không có tham vọng gì hơn và không áp đặt điều kiện nào khác”. Chia cắt
Việt Nam chỉ là tạm thời trước khi có hiệp thương tổng tuyển cử để
thống nhất hai miền.
Các cuộc đàm phán bắt đầu biến chuyển theo hướng thương lượng để xác
định giới tuyến phân cách Việt Nam và thời điểm tiến hành tổng tuyển cử.
3h30 sáng 21/7/1954, Hội nghị Geneva kết thúc với một bản tuyên bố cuối
cùng chia cắt Việt Nam tại vùng vĩ tuyến 17, thời hạn tổng tuyển cử là
hai năm kể từ ngày ký.
Tối 22/7/1954, Chu Ân Lai tổ chức dạ tiệc chia tay các đoàn. Trong số
khách mời có cả Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng lẫn Ngô Đình Luyện, em trai
Thủ tướng Ngô Đình Diệm của phía Việt Nam Quốc gia. Trong bữa tiệc, Chu
làm như ngẫu nhiên, đề nghị chính quyền Sài Gòn mở cơ quan đại diện
ngoại giao ở Bắc Kinh: “Tất nhiên, về mặt ý thức hệ thì Phạm Văn Đồng
gần gũi chúng tôi hơn, nhưng điều đó không loại bỏ việc có đại diện từ
miền Nam. Suy cho cùng, chẳng phải tất cả các đồng chí đều là người Việt
Nam, và chẳng phải tất cả chúng ta đều là người châu Á hay sao?”.
Đông Dương hay “chiến trường ý thức hệ”
Hội nghị Geneva 1954 được tổ chức theo quyết nghị giữa Liên Xô, Mỹ, Anh,
Pháp tại Hội nghị tứ cường ở Berlin đầu năm 1954. Sau đó Liên Xô đã
thuyết phục phương Tây để CHDCND Trung Hoa cũng được tham dự. 5 nước đã
họp tại Geneva từ ngày 26/4/1954 để bàn về các vấn đề tranh chấp trên
thế giới, trong đó Đông Dương chỉ là một nội dung trong chương trình
nghị sự, và các nước nhỏ có quyền lợi liên quan đều không được mời dự.
Mãi đến ngày 2/5/1954, Hội nghị mới chấp thuận đề nghị của Liên Xô mời
thêm các phe lâm chiến tại Đông Dương (Việt Nam DCCH, Việt Nam Quốc gia,
Lào, Campuchia). Như vậy, xuất phát điểm Hội nghị Geneva đã chỉ là cuộc
họp của các nước lớn.
Trước đó, cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng dân tộc của Việt Nam
đã bị quốc tế hóa: Từ năm 1950 (tức là ngay sau năm 1949 thành lập nước
CHDCND Trung Hoa), quân đội và nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ
và viện trợ từ Trung Quốc và Liên Xô.
Trong khi đó, phía Pháp cũng được Mỹ cung cấp tài chính và vũ khí. Viện
trợ từ năm 1950 là 10 triệu USD, đến năm 1954 đã tăng lên trên 2 tỷ USD,
chiếm 70% chi tiêu quân sự của Pháp ở Đông Dương. Nghĩa là chiến trường
ở Việt Nam tuy không có sự giao tranh trực tiếp giữa quân Trung Quốc và
quân Mỹ như ở bán đảo Triều Tiên, nhưng cuộc chiến cũng đã bị quốc tế
hóa. Và hội nghị bàn về nó – Hội nghị Geneva – là nơi các nước lớn gặp
nhau để mặc cả và kiếm phần lợi nhất về cho mình.
Mỹ đến với Hội nghị Geneva nhằm ngăn cản một giải pháp có lợi cho “phe
cộng sản”. Chiến tranh Lạnh đang dâng cao: ở châu Âu, Mỹ chống Liên Xô; ở
châu Á, Mỹ phải bằng mọi cách kiềm tỏa Trung Quốc và Việt Nam DCCH.
Liên Xô mặc dù đã thuyết phục phương Tây chấp thuận đưa Trung Quốc và
các nước nhỏ ở Đông Dương vào bàn đàm phán, nhưng đằng sau tinh thần
quốc tế vô sản, Liên Xô cũng mong muốn ngăn cản Mỹ và cả Trung Quốc có
ảnh hưởng tại Đông Dương, nhất là không để Mỹ và Trung Quốc biến nơi đây
thành căn cứ quân sự.
Pháp lúng túng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phong trào phản chiến
trong công luận Pháp đang dâng lên. Sau thất thủ tại Điện Biên Phủ,
tướng Navarre xin thêm hai sư đoàn viện binh nhưng bị từ chối. Đối với
Pháp, Hội nghị Geneva là một diễn đàn đa phương để Pháp tìm cách rút lui
khỏi Việt Nam trong danh dự, tránh phải đàm phán trực tiếp với Việt Nam
DCCH.
Anh lo duy trì quyền lợi ở Hong Kong và đại lục nên muốn duy trì quan hệ
bình thường ở mức độ nào đó với CHDCND Trung Hoa. Tuy nhiên, là đồng
minh của Mỹ, Anh cũng lo ngại ảnh hưởng lan rộng của “phe cộng sản” tại
châu Á.
Lợi ích quốc gia là trên hết
Cuối cùng là Trung Quốc. Theo ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao Việt Nam, “việc giải quyết vấn đề Đông Dương không phải là
mục tiêu duy nhất mà Chu Ân Lai theo đuổi ở Geneva. Trung Quốc còn có
hai mục tiêu khác không kém quan trọng”. Đó là đi tới thiết lập quan hệ
với các nước Tây Âu để có một nước CHDCND Trung Hoa được công nhận như
một trong các cường quốc thế giới; trấn an và gây ảnh hưởng chính trị
đối với các nước châu Á.
Từ góc độ của người Mỹ, nhà báo - sử gia Stanley Karnow cho rằng mục
tiêu chính của Trung Quốc là gạt bỏ mọi cớ để Mỹ can thiệp vào Đông
Dương và một lần nữa đe dọa Trung Quốc. Vì thế, Chu Ân Lai phải tìm ra
một giải pháp giúp Pháp ít nhất là duy trì được một phần chỗ đứng ở Đông
Dương, ngăn cản khả năng Mỹ can thiệp ồ ạt vào khu vực. Để làm như thế,
không thể không hy sinh mục tiêu giành độc lập hoàn toàn của Việt Nam
DCCH. “Nhưng Chu đã đặt các ưu tiên của Trung Quốc lên trước” – Stanley
Karnow nhận định. “Chính sách ngoại giao của Trung Quốc, qua hàng thế
kỷ, luôn là chia nhỏ Đông Nam Á để có thể gây ảnh hưởng lên từng nước…
Một nước Việt Nam chia cắt sẽ tốt cho Trung Quốc hơn là một quốc gia
láng giềng thống nhất”.
Nhìn lại lịch sử, nhiều người có thể có thái độ trách móc khi nghĩ về
một nền độc lập, thống nhất bị đổ vỡ; họ cho rằng khả năng thống nhất
được hai miền Việt Nam là khả thi nếu không có sự can thiệp của những
nước lớn. Bản thân Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người đã chứng kiến
việc Chu Ân Lai mời đại diện chính quyền Sài Gòn tới dự tiệc và gợi ý mở
cơ quan ngoại giao tại Bắc Kinh – cũng đã cay đắng nói với một trợ lý
về sự “hai mặt” của Chu Ân Lai.
Nhưng suy cho cùng, mỗi nước lớn đều đã đến dự Hội nghị Geneva với toan
tính riêng của họ (chỉ có một điểm chung là sự cần thiết phải ngừng bắn ở
Đông Dương). “Tất cả đều đã lấy những lợi ích quốc gia của họ làm
phương hướng chỉ đạo hoạt động ngoại giao khi đến Hội nghị” – ông Trần
Quang Cơ nhận định. “Tính chất và những giới hạn của chủ nghĩa quốc tế
vô sản là một trong những điều có thể rút ra từ đó”.
Hội nghị Geneva thực chất đã là cuộc đàm phán của các nước lớn, và là
nơi chứng minh một sự thật: Nước nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của
chính họ và luôn đặt lợi ích đó lên hàng đầu khi cần thương thảo. Như
Talleyrand đã nói một câu nổi tiếng, các quốc gia không có bạn bè hay kẻ
thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu. (*)
* * *
Tài liệu tham khảo:
Vietnam: A History, Stanley Karnow, 1983
Genève Ville de Paix, 2004
Hiệp định Geneva 50 năm nhìn lại (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004)
(*) Cho đến giờ tôi vẫn không xác định được ai là người đầu tiên nói câu này, Talleyrand, Winston Churchill hay William Clay.
Đoan Trang
(Tuần Việt Nam)