Văn Học & Nghệ Thuật
Phan Chu Trinh: Biện pháp canh tân văn hóa
Tác Giả: Hoàng Yên Lưu
Một nhà không ai lo chủ trương, một nước không ai lo chủ trương, thì nhà nước ấy làm sao không tan không?
Đầu thế kỷ 20 giới trí thức và chí sĩ ở Việt Nam đối diện với tình
hình Á đông sôi nổi với đà cải cách của Nhật bản, một quốc gia mà chúng
ta coi như thân thuộc, có chút ràng buộc về tình cảm với dân tộc ta (với
thành kiến Nhật bản là nước đồng loại, đồng đạo, đồng văn với ta), đã
nghĩ tới việc canh tân văn hóa như nhu cầu khẩn thiết nhất có thể làm
được so với phương sách dùng võ lực để lật đổ chế độ cai trị của thực
dân Pháp. Trong bài Đề tỉnh quốc dân ca viết vào năm 1906, một nhà nho
đã hô hào:
Việc tân học, kíp đem dựng nước
Hợp doanh đoàn cả nước cùng nhau…
Chữ tự do xin quyết một lòng
Gương Nhật bản đất Á đông
Giống ta, ta phải soi chung kẻo lầm!
Từ
đó thúc đẩy phong trào Đông du và Duy tân. Trong nước có những tờ báo
như tờ Nam Phong của Phạm Quỳnh, được coi là một trí thức uy tín với chủ
trương duy tân là dung hòa giữa cải cách và bảo thủ, với lập trường
“Pháp-Việt đề huề” (Pháp dắt tay Việt để tiến bước) và một hình thức
“Quân chủ lập hiến”.
Tình trạng “cải lương” về văn hóa, còn bám
víu vào Bắc đình cứu nguy, cũng như chủ trương trông cậy vào người Pháp
mở mang dân trí cho dân ta không được giới tiến bộ và nhiệt tâm với tiền
đồ tổ quốc ủng hộ. Đại biểu cho phái này là Phan Chu Trinh.
Cụ
Phan tuy là một nhà nho khoa bảng vào hạng kiệt xuất trong làng nho cuối
thế kỷ 19 sang dầu thế kỷ 20 (đậu phó bảng năm 1901) nhưng có viễn kiến
sáng suốt và tư tưởng tiến bộ vượt thời đại. Cụ hô hào cải cách văn hóa
trong một bài diễn thuyết tại Sài gòn đêm 19.11.1925 thường được gọi
là: Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây.
Sau đây chỉ trích một phần trong
bài diễn văn được hàng trăm ngàn thính giả ở Sài gòn và sau đó cả nước
đón nhận như một bản tuyên ngôn về cải cách sáng giá, chân thiết nhất mở
đường cho việc giải phóng dân tộc khỏi vòng nô lệ và tệ hại phong kiến.
Nội dung của bài diễn văn của cụ Phan có thể tóm lược vào những ý chính sau đây:
–
Giải phóng tinh thần lạc hậu khỏi sự trói buộc của tư tưởng phong kiến
truyền thống hủ bại như chế độ khoa cử, ham danh lợi, ích kỷ, tự ty nên
cam tâm làm nô lệ, chuộng văn hóa Tàu….\
– Hô hào xây dựng sự tự cường, tự lực chứ đừng trông cậy vào những thế lực bên ngoài.
–
Thâu thập tinh hoa của văn hóa Tây phương, đồng thời cải cách văn hóa
dân tộc, phát huy sức sống cho nền văn hóa mới để đưa dân tộc tiến tới
độc lập, thịnh vượng và dân chủ (nhưng không rập khuôn nền văn hóa ngoại
lai vì ở đó cũng có nhiều nhược điểm không thích hợp với một dân tộc
vốn có một nền văn hóa cổ truyền như nước ta.)
– Lời kêu gọi của cụ
Phan rất hùng hồn nhưng rất khéo léo. Thực dân hẳn thấu đáo chủ trương
của cụ Phan là hô hào chống Pháp nhưng không thể ra tay đàn áp vì lời hô
hào cải cách của cụ nhìn bên ngoài “phi chính trị”, được sự nhiệt liệt
tán thành của thính giả miền Nam vốn có tinh thần cởi mở, khát vọng duy
tân cao, lại sống dưới chế độ thuộc địa tương đối thoải mái hơn đồng bào
miền Trung (chế độ phong kiến hà khắc) và miền Bắc (chế độ bảo hộ dã
man):
“Bây giờ ta đem đạo đức luân lý Âu châu về có gì chống với đạo Khổng Mạnh chăng?
Từ
nãy đến giờ tôi chỉ trích luân lý của ta, khen ngợi luân lý Âu Tây,
chắc anh em nghe lạ tai, cho tôi là người bội đạo Khổng Mạnh chăng? Xin
thưa rằng từ khi tôi hiểu chút ít đạo đức của Khổng Mạnh thì tôi rất
sùng bái lắm. Vẫn biết đạo Khổng Mạnh hay thật nhưng bây giờ ta biết
kiếm nơi đâu? Qua Tàu đem về chăng? Kiếm trong các sách sử Việt Nam này
chăng? Tưởng thắp đuốc tìm cũng không thấy nữa, là vì nước Nam, nước Tàu
bỏ mất đạo ấy đã lâu rồi.
Đạo Khổng Mạnh không phải là cách
chuyên chế của các nhà vua mà anh em đã mộng tưởng đâu. Đạo Khổng Mạnh
dạy “quân dân tịnh trọng” (vua dân đều trọng) và rất bình đẳng; vua và
dân đều cần đạo đức luân lý, nghĩa là dân phải kính trọng vua như cha mẹ
mà vua cũng suy lòng đó mà yêu dấu dân như con đỏ vậy.
Trong
sách Đại Học thầy Tăng Sâm dẫn lời đức Khổng rằng: “Tự thiên tử dĩ chí ư
thứ dân nhất thị giai sĩ tu thân vi bổn”: Từ vua cho đến dân đều phải
lấy việc sửa mình làm gốc. Sửa mình là việc lớn mà đức Khổng Tử buộc dân
và vua đều phải như thế, chẳng là bình đẳng lắm ru? Cái chính thể ấy
bên Âu châu thực hành đã lâu rồi, nghĩa là cái chính thể quân dân cộng
trị mà Tàu dịch ra là quân chủ lập hiến vậy.
Hiện nay có nước
Anh, nước Bỉ và nước Nhật đang theo chính thể ấy. Dân trí hai nước trên
đã tiến tới nhiều, cho nên quyền vua cũng đã tiến giảm bớt nhưng dân
cũng thương vua mà vua vẫn yêu dân. Nước Nhật thì có kém thua nhưng đã
theo chính thể lập hiến thì trước sau rồi cũng tới nơi vậy…Đạo Khổng
Mạnh đã mất rồi, nay ta muốn nước ta có một nền đạo đức luân lý vững
vàng, thì có gì hay bằng ta hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu châu
về. Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần diệu để chữa bệnh
chuyên chế của nước ta vậy. Đem văn minh Âu châu về tức là đem đạo Khổng
Mạnh về. Đạo Khổng Mạnh là đạo trung dung thường dùng như cơm nước
thường ngày; như kính trọng cha mẹ; như thương người đồng loại, chớ
không phải mê tín như các đạo khác. Thế thì đem văn minh Âu châu về đã
không hại gì mà lại còn làm cho rỡ ràng đạo Khổng Mạnh ra.
Tôi
nhắc lại một lần nữa rằng: “Đem văn minh đây là cái chân văn minh Âu Tây
hòa hợp với chân Nho giáo ở Á Đông,” chớ không phải là tự do độc lập ở
đầu lưỡi ở mấy anh Tây học lem nhem mà cũng không phải là quốc hồn quốc
túy ngoài môi của các nhà Hán học dở mùa đâu. Cứ theo lời tôi đã nói thì
anh em đồng bào cũng hiểu rằng: vì học đạo Khổng Mạnh một cách lầm lạc
như thế cho nên hơn nghìn năm nay hết thảy những nước theo đạo tà nho
đều yếu hèn và phải mất một cách nhục nhã. Một nước bao nhiêu triệu dân
mà chỉ giao phó quyền chính cho một ông vua thì chẳng là ngu xuẩn lắm ư?
Gặp được ông vua thông minh còn e lo chưa hết bổn phận thay, huống là
gắp phải anh vua u mê làm ròng những sự độc ác, cấm dân có ăn học không
được lo việc nước thì dân khốn khổ biết bao, và còn ai dám ra mà gánh
vác. Một nhà không ai lo chủ trương, một nước không ai lo chủ trương,
thì nhà nước ấy làm sao không tan không mất được.
Người nước ta
thì sao? Người nước ta vẫn còn say sưa trong giấc ngủ nghìn năm, chưa có
chút gì gọi là giật mình mở mắt cả. Bọn già thì lo làm quan để kiếm
tiền nuôi vợ con, bọn trẻ thì lo làm thầy đặng kiếm gạo nuôi miệng,
ngoài cái lo xác thịt ra thì không có một tư tưởng gì khác.
Lại
thêm một bọn ra vênh mặt múa may tự xưng là ái quốc ái chủng, nhưng hỏi
đến họ cách khuếch lợi, trừ hại, tự cường, tự lập thì họ ập ạ như người
mơ ngủ, chỉ ngồi ngong ngóng mơ nước ngoài tràn vào mà thôi.
Dân tộc Nhật Bản được giàu mạnh như ngày nay là chỉ theo cái văn minh hình thức của Âu châu hay có sửa đổi gì luân lý không?
Người
nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn với Nhật Bản;
thấy họ tiến thì nức nở khen chớ không khi nào chịu xét vì sao mà họ
được tiến tới như thế? Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay là
họ còn trau dồi đạo đức, sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Ai có
đọc đến lịch sử Nhật Bản mới biết họ cũng bồi đắp nền đạo đức của họ
lắm. Từ lúc Minh Trị duy tân cho đến 24 năm sau hạ chiếu lập hiến trong
nước Nhật biết bao nhiêu người lo khuynh Mạc Phủ lo lập hiến pháp, biết
bao nhiêu kẻ đổ máu rát cổ mới gây dựng nên một nước tân tiến rất giàu
rất mạnh như bây giờ. Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật Bản
về! Không biết họ qua bển làm gì!? Người ta có câu: “Gần mực thì đen
gần đèn thì sáng”. Sao những kẻ sang Nhật sao không đem cái tốt về cho
dân Việt Nam nhờ, mà chỉ làm giàu thêm cái tính nô lệ như thế? … Lấy
lịch sử mà nói thì dân Việt Nam không phải là một dân tộc hèn hạ, mà
cũng không phải là một dân tộc không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở
dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm mà vẫn còn mê mê muội muội, bít mắt vinh
tay không chịu xem xét, không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của
người?
Ngày xưa nhắm mắt lại, một là văn minh Tàu, hai là văn
minh Tàu, bị độc khoa cử làm mờ ám trí không đã đành, đến ngày nay đã hé
mắt ra thấy người Tàu vận động nhiều việc rất to tát như gửi du học
sinh khắp hoàn cầu, như bỏ quân chủ, lập dân chủ, mà cũng an nhiên bất
động, nhất thiết chẳng biết gì là gì. Thế mà biết hồn luân lý đạp đức
của người mình bị độc khoa cử giết chết, chỉ còn để nguyên lại một cái
tính nô lệ thôi. Đạo đức mất trước, nước mất sau thật cũng không phải là
lời nói ngoa vậy.
Có một vài người anh hùng không chịu đi xem
xét, mê tín lịch sử đời xưa, trọng chủ nghĩ trung quân, chủ nghĩa phục
thù, tìm mưu kiếm kế phỉnh phờ cho dân dậy lên, nhưng than ôi! Một con
dao, một đoạn tre thì có làm gì. Cái nỗi thảm hại, đưa đầu ra cho người
bắn, đem thịt ra cho người bằm nghĩ cũng đáng thuơng, nhưng công việc
làm nào có ích gì! Chẳng qua làm cho dân đức của ta trụy lạc, khiến
những bọn nô lệ kia, bọn vô sỉ kia lấy đó mà dọa nạt, mà hà hiếp dân
lành thôi.
Luân lý của ta mất thì ta đem luân lý Âu châu về dùng hẳn có được không?
Có
người hỏi luân lý của ta mất thì ta đem luân lý Âu châu về dùng hẳn có
được không? Tôi xin trả lời rằng: không. Một nước luân lý cũ đã mất là
nước không có cơ sở, nay bảo đem luân lý mới về thì biết đặt vào đâu?
Vẫn
biết phép chắp cây của người Tây tài tình thật, nhưng nay đem một cây
tươi tốt như cây luân lý ở các nước bên Âu Tây kia a mà chắp với một cây
đã cằn cộc như cây luân lý ở nước Việt Nam ta thì tưởng không tài nào
sinh tươi, quả tốt được. Muốn cho sự kết quả về sau được tốt đẹp, tưởng
trước khi chắp cây cũng nên bồi bổ cho hai bên có sức lực bằng nhau đã.
Tôi diễn thuyết hôm nay là cố mong anh em nên cứu chữa lấy cây luân lý
cũ của ta, rồi đem chắp nối với cây luân lý của Âu châu vậy.
Luân lý của Âu châu có tốt trọn không? Ta muốn theo thì phải làm thế nào?
Nói
rằng luân lý Âu châu tốt hơn thì tốt nhiều. Nói rằng luân lý Âu châu
trọn tốt thì không dám nói rằng trọn được. Là vì: Dân tộc nào cũng thế,
cắt nghĩa theo luân lý đạo đức thì dễ, nhưng làm theo luân lý đạo đức
thì khó, không sao trọn vẹn được. Bên Âu châu họ cũng có nhiều cái dở,
như nam nữ tự do thái quá, ly ly, hợp hợp, rất thường, thành ra đường
sinh sản kém lần mà dân số không thêm; như giàu nghèo cách biệt thái
quá, người ngồi không, kẻ cắm đầu làm, thành ra kẻ lao động, người tư
bản xung đột nhau mà trong nước không yên. Mê tín quốc gia chủ nghĩa về
đời trung cổ thái quá yêu nước mình, ghét nước người, cho nên phải mang
họa chiến tranh mãi mãi. Trọng trí dục hơn đức dục, chuộng ngoại giao
hơn thành thật, cho nên thường sinh ra xâu xé nhau mà mất sự thái bình.
..Tôi cũng biết rằng muốn khôi phục lại nền đạo đức của một nước mà trăm
việc đều đổ nát như thế này, không phải là việc dễ. Nhưng nay ta bảo
rằng khó, không khôi phục lại nền đạo đức cũ thì biết bao giờ mới mở mặt
được với người. Tôi nói đạo đức cũ không phải nói con phải làm tôi mọi
cho cha, vợ phải làm tôi mọi cho chồng, tôi phải làm tôi mọi cho vua
đâu, mà chính là cái đạo đức trung dung của Khổng Mạnh, đem dùng vào đời
nào, nước nào cũng được, không cổ, không kim, không đông, không tây,
như tôi đã nói vậy. Đạo ấy ở trong câu: Sĩ khả sát, bất khả nhục (giết
người học trò được, mà làm nhục thì không được), phú quý bất năng dâm,
bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu
(giàu sang không mê được lòng mình, nghèo hèn không đổi được chí mình,
sức mạnh không buộc mình cúi đầu, được thế mới gọi là đại trượng phu)…
Nếu
ta giữ được một ít đạo đức của ta, thâu thái một ít đạo đức của Âu châu
đem điều hòa lại, rồi khuếch trương luân lý ta ra cho có quốc gia luân
lý, nghĩa là khiến dân Việt Nam ai ai cũng đều biết nghĩa vụ đối với
nước Việt Nam. Được như thế thì chẳng những được nước Việt Nam sau này
được giàu mạnh, mà còn trong thế giới này bất kỳ dân nào muốn đến ăn
chung ở đậu trên miếng đất này cũng không dám đem lòng khinh dễ ta như
ngày nay nữa.”
Nhận xét của Phan Chu Trinh, rằng tình trạng Khổng
giáo từ lâu đã suy tàn không phải ở riêng nước ta mà cả ở Trung hoa và
trở thành một mớ giáo điều để chế độ phong kiến lợi dụng nắm quyền thống
trị, chứng tỏ ra rất xác đáng.
Hai mươi năm sau, 1945, học giả
Trần Trọng Kim, một nhà đại ái quốc vì tỵ nạn chính trị nên sang Tàu và
ông ngậm ngùi nhìn thấy tình trạng suy đồi của Khổng giáo không khác gì
Phan Chu Trinh đã từng mô tả. Nhân dịp này Trần Trọng Kim thấy rõ bộ mặt
thực của láng giềng phương Bắc, tỏ ra thất vọng với Trung hoa cũng như
với Pháp, nên lặng lẽ rời chính trường và qua đời vào 1953.
“Xưa
ta học đạo Nho, ta tưởng nước Tàu là nước đạo gốc ấy, tất người Tàu dù
sao cũng còn giữ được cái căn bản nhân nghĩa, lễ trí, ngờ đâu cái nền
học cũ đã tiêu diệt mất hết cả, chỉ thấy rặt những sự đa trí xảo, lừa
dối. Nhất là những nơi thành thị lớn gần miền bể, người ta đắm đuối vào
cuộc sống vật chất hèn kém, không thấy gì là lễ nghĩa liêm sỉ cả. Các
công chức thì bất cứ việc gì cũng có mánh khóe để ăn hối lộ và những
thanh niên phần nhiều xem ra rất xa hoa phù phiếm, và hầu hết đều muốn
bắt chước sự hành động, cử chỉ của người Âu, người Mỹ. Nhưng hình như
chỉ có cái vẻ Âu, Mỹ ở bề ngoài, kỳ thực thì Âu Mỹ chẳng phải Âu Mỹ mà
Tàu thì thật chẳng phải Tàu như ta vẫn tưởng tượng. Cái cảnh bề ngoài
nước Tàu ngày nay chẳng thấy gì là cảnh tượng một nước đã thấm nhuộm lâu
đời trong cái đạo học của nho giáo. Tôi nói cái cảnh tượng bề ngoài mà
thôi, vì tôi là người đi qua đường, thấy thế nào thì nói thế nấy, chứ
hoặc giả còn nhiều cái tốt đẹp ẩn nấp ở bề trong nữa, thì không thể biết
được. Dù sao cái cảm tưởng của một người ở phương xa đã từng học theo
đạo nho và chỉ biết nước Tàu nói trong sách cổ, thì thật là một cái cảm
tưởng rất ngao ngán cho giống người học một đàng làm một nẻo” (Một cơn
gió bụi)
Hoàng Yên Lưu
Bàn ra tán vào (0)
Phan Chu Trinh: Biện pháp canh tân văn hóa
Một nhà không ai lo chủ trương, một nước không ai lo chủ trương, thì nhà nước ấy làm sao không tan không?
Đầu thế kỷ 20 giới trí thức và chí sĩ ở Việt Nam đối diện với tình
hình Á đông sôi nổi với đà cải cách của Nhật bản, một quốc gia mà chúng
ta coi như thân thuộc, có chút ràng buộc về tình cảm với dân tộc ta (với
thành kiến Nhật bản là nước đồng loại, đồng đạo, đồng văn với ta), đã
nghĩ tới việc canh tân văn hóa như nhu cầu khẩn thiết nhất có thể làm
được so với phương sách dùng võ lực để lật đổ chế độ cai trị của thực
dân Pháp. Trong bài Đề tỉnh quốc dân ca viết vào năm 1906, một nhà nho
đã hô hào:
Việc tân học, kíp đem dựng nước
Hợp doanh đoàn cả nước cùng nhau…
Chữ tự do xin quyết một lòng
Gương Nhật bản đất Á đông
Giống ta, ta phải soi chung kẻo lầm!
Từ
đó thúc đẩy phong trào Đông du và Duy tân. Trong nước có những tờ báo
như tờ Nam Phong của Phạm Quỳnh, được coi là một trí thức uy tín với chủ
trương duy tân là dung hòa giữa cải cách và bảo thủ, với lập trường
“Pháp-Việt đề huề” (Pháp dắt tay Việt để tiến bước) và một hình thức
“Quân chủ lập hiến”.
Tình trạng “cải lương” về văn hóa, còn bám
víu vào Bắc đình cứu nguy, cũng như chủ trương trông cậy vào người Pháp
mở mang dân trí cho dân ta không được giới tiến bộ và nhiệt tâm với tiền
đồ tổ quốc ủng hộ. Đại biểu cho phái này là Phan Chu Trinh.
Cụ
Phan tuy là một nhà nho khoa bảng vào hạng kiệt xuất trong làng nho cuối
thế kỷ 19 sang dầu thế kỷ 20 (đậu phó bảng năm 1901) nhưng có viễn kiến
sáng suốt và tư tưởng tiến bộ vượt thời đại. Cụ hô hào cải cách văn hóa
trong một bài diễn thuyết tại Sài gòn đêm 19.11.1925 thường được gọi
là: Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây.
Sau đây chỉ trích một phần trong
bài diễn văn được hàng trăm ngàn thính giả ở Sài gòn và sau đó cả nước
đón nhận như một bản tuyên ngôn về cải cách sáng giá, chân thiết nhất mở
đường cho việc giải phóng dân tộc khỏi vòng nô lệ và tệ hại phong kiến.
Nội dung của bài diễn văn của cụ Phan có thể tóm lược vào những ý chính sau đây:
–
Giải phóng tinh thần lạc hậu khỏi sự trói buộc của tư tưởng phong kiến
truyền thống hủ bại như chế độ khoa cử, ham danh lợi, ích kỷ, tự ty nên
cam tâm làm nô lệ, chuộng văn hóa Tàu….\
– Hô hào xây dựng sự tự cường, tự lực chứ đừng trông cậy vào những thế lực bên ngoài.
–
Thâu thập tinh hoa của văn hóa Tây phương, đồng thời cải cách văn hóa
dân tộc, phát huy sức sống cho nền văn hóa mới để đưa dân tộc tiến tới
độc lập, thịnh vượng và dân chủ (nhưng không rập khuôn nền văn hóa ngoại
lai vì ở đó cũng có nhiều nhược điểm không thích hợp với một dân tộc
vốn có một nền văn hóa cổ truyền như nước ta.)
– Lời kêu gọi của cụ
Phan rất hùng hồn nhưng rất khéo léo. Thực dân hẳn thấu đáo chủ trương
của cụ Phan là hô hào chống Pháp nhưng không thể ra tay đàn áp vì lời hô
hào cải cách của cụ nhìn bên ngoài “phi chính trị”, được sự nhiệt liệt
tán thành của thính giả miền Nam vốn có tinh thần cởi mở, khát vọng duy
tân cao, lại sống dưới chế độ thuộc địa tương đối thoải mái hơn đồng bào
miền Trung (chế độ phong kiến hà khắc) và miền Bắc (chế độ bảo hộ dã
man):
“Bây giờ ta đem đạo đức luân lý Âu châu về có gì chống với đạo Khổng Mạnh chăng?
Từ
nãy đến giờ tôi chỉ trích luân lý của ta, khen ngợi luân lý Âu Tây,
chắc anh em nghe lạ tai, cho tôi là người bội đạo Khổng Mạnh chăng? Xin
thưa rằng từ khi tôi hiểu chút ít đạo đức của Khổng Mạnh thì tôi rất
sùng bái lắm. Vẫn biết đạo Khổng Mạnh hay thật nhưng bây giờ ta biết
kiếm nơi đâu? Qua Tàu đem về chăng? Kiếm trong các sách sử Việt Nam này
chăng? Tưởng thắp đuốc tìm cũng không thấy nữa, là vì nước Nam, nước Tàu
bỏ mất đạo ấy đã lâu rồi.
Đạo Khổng Mạnh không phải là cách
chuyên chế của các nhà vua mà anh em đã mộng tưởng đâu. Đạo Khổng Mạnh
dạy “quân dân tịnh trọng” (vua dân đều trọng) và rất bình đẳng; vua và
dân đều cần đạo đức luân lý, nghĩa là dân phải kính trọng vua như cha mẹ
mà vua cũng suy lòng đó mà yêu dấu dân như con đỏ vậy.
Trong
sách Đại Học thầy Tăng Sâm dẫn lời đức Khổng rằng: “Tự thiên tử dĩ chí ư
thứ dân nhất thị giai sĩ tu thân vi bổn”: Từ vua cho đến dân đều phải
lấy việc sửa mình làm gốc. Sửa mình là việc lớn mà đức Khổng Tử buộc dân
và vua đều phải như thế, chẳng là bình đẳng lắm ru? Cái chính thể ấy
bên Âu châu thực hành đã lâu rồi, nghĩa là cái chính thể quân dân cộng
trị mà Tàu dịch ra là quân chủ lập hiến vậy.
Hiện nay có nước
Anh, nước Bỉ và nước Nhật đang theo chính thể ấy. Dân trí hai nước trên
đã tiến tới nhiều, cho nên quyền vua cũng đã tiến giảm bớt nhưng dân
cũng thương vua mà vua vẫn yêu dân. Nước Nhật thì có kém thua nhưng đã
theo chính thể lập hiến thì trước sau rồi cũng tới nơi vậy…Đạo Khổng
Mạnh đã mất rồi, nay ta muốn nước ta có một nền đạo đức luân lý vững
vàng, thì có gì hay bằng ta hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu châu
về. Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần diệu để chữa bệnh
chuyên chế của nước ta vậy. Đem văn minh Âu châu về tức là đem đạo Khổng
Mạnh về. Đạo Khổng Mạnh là đạo trung dung thường dùng như cơm nước
thường ngày; như kính trọng cha mẹ; như thương người đồng loại, chớ
không phải mê tín như các đạo khác. Thế thì đem văn minh Âu châu về đã
không hại gì mà lại còn làm cho rỡ ràng đạo Khổng Mạnh ra.
Tôi
nhắc lại một lần nữa rằng: “Đem văn minh đây là cái chân văn minh Âu Tây
hòa hợp với chân Nho giáo ở Á Đông,” chớ không phải là tự do độc lập ở
đầu lưỡi ở mấy anh Tây học lem nhem mà cũng không phải là quốc hồn quốc
túy ngoài môi của các nhà Hán học dở mùa đâu. Cứ theo lời tôi đã nói thì
anh em đồng bào cũng hiểu rằng: vì học đạo Khổng Mạnh một cách lầm lạc
như thế cho nên hơn nghìn năm nay hết thảy những nước theo đạo tà nho
đều yếu hèn và phải mất một cách nhục nhã. Một nước bao nhiêu triệu dân
mà chỉ giao phó quyền chính cho một ông vua thì chẳng là ngu xuẩn lắm ư?
Gặp được ông vua thông minh còn e lo chưa hết bổn phận thay, huống là
gắp phải anh vua u mê làm ròng những sự độc ác, cấm dân có ăn học không
được lo việc nước thì dân khốn khổ biết bao, và còn ai dám ra mà gánh
vác. Một nhà không ai lo chủ trương, một nước không ai lo chủ trương,
thì nhà nước ấy làm sao không tan không mất được.
Người nước ta
thì sao? Người nước ta vẫn còn say sưa trong giấc ngủ nghìn năm, chưa có
chút gì gọi là giật mình mở mắt cả. Bọn già thì lo làm quan để kiếm
tiền nuôi vợ con, bọn trẻ thì lo làm thầy đặng kiếm gạo nuôi miệng,
ngoài cái lo xác thịt ra thì không có một tư tưởng gì khác.
Lại
thêm một bọn ra vênh mặt múa may tự xưng là ái quốc ái chủng, nhưng hỏi
đến họ cách khuếch lợi, trừ hại, tự cường, tự lập thì họ ập ạ như người
mơ ngủ, chỉ ngồi ngong ngóng mơ nước ngoài tràn vào mà thôi.
Dân tộc Nhật Bản được giàu mạnh như ngày nay là chỉ theo cái văn minh hình thức của Âu châu hay có sửa đổi gì luân lý không?
Người
nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn với Nhật Bản;
thấy họ tiến thì nức nở khen chớ không khi nào chịu xét vì sao mà họ
được tiến tới như thế? Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay là
họ còn trau dồi đạo đức, sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Ai có
đọc đến lịch sử Nhật Bản mới biết họ cũng bồi đắp nền đạo đức của họ
lắm. Từ lúc Minh Trị duy tân cho đến 24 năm sau hạ chiếu lập hiến trong
nước Nhật biết bao nhiêu người lo khuynh Mạc Phủ lo lập hiến pháp, biết
bao nhiêu kẻ đổ máu rát cổ mới gây dựng nên một nước tân tiến rất giàu
rất mạnh như bây giờ. Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật Bản
về! Không biết họ qua bển làm gì!? Người ta có câu: “Gần mực thì đen
gần đèn thì sáng”. Sao những kẻ sang Nhật sao không đem cái tốt về cho
dân Việt Nam nhờ, mà chỉ làm giàu thêm cái tính nô lệ như thế? … Lấy
lịch sử mà nói thì dân Việt Nam không phải là một dân tộc hèn hạ, mà
cũng không phải là một dân tộc không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở
dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm mà vẫn còn mê mê muội muội, bít mắt vinh
tay không chịu xem xét, không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của
người?
Ngày xưa nhắm mắt lại, một là văn minh Tàu, hai là văn
minh Tàu, bị độc khoa cử làm mờ ám trí không đã đành, đến ngày nay đã hé
mắt ra thấy người Tàu vận động nhiều việc rất to tát như gửi du học
sinh khắp hoàn cầu, như bỏ quân chủ, lập dân chủ, mà cũng an nhiên bất
động, nhất thiết chẳng biết gì là gì. Thế mà biết hồn luân lý đạp đức
của người mình bị độc khoa cử giết chết, chỉ còn để nguyên lại một cái
tính nô lệ thôi. Đạo đức mất trước, nước mất sau thật cũng không phải là
lời nói ngoa vậy.
Có một vài người anh hùng không chịu đi xem
xét, mê tín lịch sử đời xưa, trọng chủ nghĩ trung quân, chủ nghĩa phục
thù, tìm mưu kiếm kế phỉnh phờ cho dân dậy lên, nhưng than ôi! Một con
dao, một đoạn tre thì có làm gì. Cái nỗi thảm hại, đưa đầu ra cho người
bắn, đem thịt ra cho người bằm nghĩ cũng đáng thuơng, nhưng công việc
làm nào có ích gì! Chẳng qua làm cho dân đức của ta trụy lạc, khiến
những bọn nô lệ kia, bọn vô sỉ kia lấy đó mà dọa nạt, mà hà hiếp dân
lành thôi.
Luân lý của ta mất thì ta đem luân lý Âu châu về dùng hẳn có được không?
Có
người hỏi luân lý của ta mất thì ta đem luân lý Âu châu về dùng hẳn có
được không? Tôi xin trả lời rằng: không. Một nước luân lý cũ đã mất là
nước không có cơ sở, nay bảo đem luân lý mới về thì biết đặt vào đâu?
Vẫn
biết phép chắp cây của người Tây tài tình thật, nhưng nay đem một cây
tươi tốt như cây luân lý ở các nước bên Âu Tây kia a mà chắp với một cây
đã cằn cộc như cây luân lý ở nước Việt Nam ta thì tưởng không tài nào
sinh tươi, quả tốt được. Muốn cho sự kết quả về sau được tốt đẹp, tưởng
trước khi chắp cây cũng nên bồi bổ cho hai bên có sức lực bằng nhau đã.
Tôi diễn thuyết hôm nay là cố mong anh em nên cứu chữa lấy cây luân lý
cũ của ta, rồi đem chắp nối với cây luân lý của Âu châu vậy.
Luân lý của Âu châu có tốt trọn không? Ta muốn theo thì phải làm thế nào?
Nói
rằng luân lý Âu châu tốt hơn thì tốt nhiều. Nói rằng luân lý Âu châu
trọn tốt thì không dám nói rằng trọn được. Là vì: Dân tộc nào cũng thế,
cắt nghĩa theo luân lý đạo đức thì dễ, nhưng làm theo luân lý đạo đức
thì khó, không sao trọn vẹn được. Bên Âu châu họ cũng có nhiều cái dở,
như nam nữ tự do thái quá, ly ly, hợp hợp, rất thường, thành ra đường
sinh sản kém lần mà dân số không thêm; như giàu nghèo cách biệt thái
quá, người ngồi không, kẻ cắm đầu làm, thành ra kẻ lao động, người tư
bản xung đột nhau mà trong nước không yên. Mê tín quốc gia chủ nghĩa về
đời trung cổ thái quá yêu nước mình, ghét nước người, cho nên phải mang
họa chiến tranh mãi mãi. Trọng trí dục hơn đức dục, chuộng ngoại giao
hơn thành thật, cho nên thường sinh ra xâu xé nhau mà mất sự thái bình.
..Tôi cũng biết rằng muốn khôi phục lại nền đạo đức của một nước mà trăm
việc đều đổ nát như thế này, không phải là việc dễ. Nhưng nay ta bảo
rằng khó, không khôi phục lại nền đạo đức cũ thì biết bao giờ mới mở mặt
được với người. Tôi nói đạo đức cũ không phải nói con phải làm tôi mọi
cho cha, vợ phải làm tôi mọi cho chồng, tôi phải làm tôi mọi cho vua
đâu, mà chính là cái đạo đức trung dung của Khổng Mạnh, đem dùng vào đời
nào, nước nào cũng được, không cổ, không kim, không đông, không tây,
như tôi đã nói vậy. Đạo ấy ở trong câu: Sĩ khả sát, bất khả nhục (giết
người học trò được, mà làm nhục thì không được), phú quý bất năng dâm,
bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu
(giàu sang không mê được lòng mình, nghèo hèn không đổi được chí mình,
sức mạnh không buộc mình cúi đầu, được thế mới gọi là đại trượng phu)…
Nếu
ta giữ được một ít đạo đức của ta, thâu thái một ít đạo đức của Âu châu
đem điều hòa lại, rồi khuếch trương luân lý ta ra cho có quốc gia luân
lý, nghĩa là khiến dân Việt Nam ai ai cũng đều biết nghĩa vụ đối với
nước Việt Nam. Được như thế thì chẳng những được nước Việt Nam sau này
được giàu mạnh, mà còn trong thế giới này bất kỳ dân nào muốn đến ăn
chung ở đậu trên miếng đất này cũng không dám đem lòng khinh dễ ta như
ngày nay nữa.”
Nhận xét của Phan Chu Trinh, rằng tình trạng Khổng
giáo từ lâu đã suy tàn không phải ở riêng nước ta mà cả ở Trung hoa và
trở thành một mớ giáo điều để chế độ phong kiến lợi dụng nắm quyền thống
trị, chứng tỏ ra rất xác đáng.
Hai mươi năm sau, 1945, học giả
Trần Trọng Kim, một nhà đại ái quốc vì tỵ nạn chính trị nên sang Tàu và
ông ngậm ngùi nhìn thấy tình trạng suy đồi của Khổng giáo không khác gì
Phan Chu Trinh đã từng mô tả. Nhân dịp này Trần Trọng Kim thấy rõ bộ mặt
thực của láng giềng phương Bắc, tỏ ra thất vọng với Trung hoa cũng như
với Pháp, nên lặng lẽ rời chính trường và qua đời vào 1953.
“Xưa
ta học đạo Nho, ta tưởng nước Tàu là nước đạo gốc ấy, tất người Tàu dù
sao cũng còn giữ được cái căn bản nhân nghĩa, lễ trí, ngờ đâu cái nền
học cũ đã tiêu diệt mất hết cả, chỉ thấy rặt những sự đa trí xảo, lừa
dối. Nhất là những nơi thành thị lớn gần miền bể, người ta đắm đuối vào
cuộc sống vật chất hèn kém, không thấy gì là lễ nghĩa liêm sỉ cả. Các
công chức thì bất cứ việc gì cũng có mánh khóe để ăn hối lộ và những
thanh niên phần nhiều xem ra rất xa hoa phù phiếm, và hầu hết đều muốn
bắt chước sự hành động, cử chỉ của người Âu, người Mỹ. Nhưng hình như
chỉ có cái vẻ Âu, Mỹ ở bề ngoài, kỳ thực thì Âu Mỹ chẳng phải Âu Mỹ mà
Tàu thì thật chẳng phải Tàu như ta vẫn tưởng tượng. Cái cảnh bề ngoài
nước Tàu ngày nay chẳng thấy gì là cảnh tượng một nước đã thấm nhuộm lâu
đời trong cái đạo học của nho giáo. Tôi nói cái cảnh tượng bề ngoài mà
thôi, vì tôi là người đi qua đường, thấy thế nào thì nói thế nấy, chứ
hoặc giả còn nhiều cái tốt đẹp ẩn nấp ở bề trong nữa, thì không thể biết
được. Dù sao cái cảm tưởng của một người ở phương xa đã từng học theo
đạo nho và chỉ biết nước Tàu nói trong sách cổ, thì thật là một cái cảm
tưởng rất ngao ngán cho giống người học một đàng làm một nẻo” (Một cơn
gió bụi)
Hoàng Yên Lưu