Trang lá cải
Phận gái miền Tây vào động quỷ phải cắn răng chịu hành động ‘đê hèn’
Ai nhìn thấy Hoa (SN 1995), ai cũng ngỡ ngàng vì nhan sắc kiều diễm, cùng giọng nói ngọt ngào của nàng. Quê Hoa ở tận miền sông nước Hậu Giang, nhà không có ruộng, bố mẹ phải đi ghe trở khách sang….
Thân gái nơi đô thị phồn hoa
Hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều quán karaoke, tẩm quất, mát-xa, thậm chí là những khu nhà thổ trá hình bằng các tiệm cắt tóc, gội đầu,.. rất chuộng con gái miền Tây.
Nếu đứng trên góc độ của khách làng chơi. Gái miền Tây như có một sức hút mãnh liệt với các quý ông “sành sỏi” tình trường. Bởi họ cho rằng, hiếm có nơi nào ở đất nước này sản sinh ra nhiều phụ nữ đẹp như thế.
Những cô gái miền Tây thường được trời ban cho nước da “trắng” ngọc ngà, kết hợp cùng giọng nói dễ nghe, ngọt ngào. Chỉ cần hội tụ hai điểm đó thôi, cũng đã đủ làm điên đảo bất kì gã đàn ông nào ở xứ khác đến.
Một lần, tôi được ông bạn có hẳn cả một cuốn sổ bí kíp ăn chơi dẫn tới một cửa tiệm mát-xa toàn thân nằm trên đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy). Anh bạn tôi giới thiệu: “Ở đây có nhiều cô em miền Tây xinh lắm”.
Tôi cũng muốn thử một lần cho biết. Nhân viên của tôi là Hoa, một cô gái trẻ với tuổi đời mới xấp xỉ đôi mươi. Hoa có khuôn mặt thanh tú, má hây hây phớt hồng nhưng sao đôi mắt lại đườm buồn với hàng mi dài, long lanh như đang ngấn lệ. Hoa nói bằng cái giọng ngọt như mía lùi, nhẹ nhàng như dòng nước sông Hậu ở quê nàng.
Trong cuộc nói chuyện của tôi với Hoa, nàng tâm sự như đang khóc, khóc cho cái số phận bạc bẽo phải lưu lạc nơi xứ người, nơi mà cách quê nàng phải tới 2000 km: “Quê em ở Hậu Giang, nhà có 5 chị em và 1 đứa em trai. Em là lớn, 4 đứa em gái sau ai cũng phải nghỉ học sớm, có đứa con trai út là được ba má cưng cho đi học thôi. Cũng vì em là lớn nên em đã phải sớm bươn trải từ lúc em 14, 15 tuổi”, Hoa tâm sự.
Ngày Hoa 14 tuổi, nàng được các chị cùng quê dẫn lên Sài Gòn làm việc. Lúc đó, Hoa chỉ có việc trông nhà, giặt quần áo cho các chị: “Lúc đó, em luôn thắc mắc tại sao ban ngày các chị lại ngủ, ban đêm thì đi ra ngoài. Lúc về, chị nào cũng nồng nặc mùi rượu khiến em phải đi dọn riết”.
Hoa kể lại, nhiều khi nàng tò mò, thu hút bởi những món đồ đắt tiền mà thi thoảng các chị mang về. Ngày đó, Hoa ngây thơ, nàng đâu có biết các chị nàng làm “nghề” gì đâu?
“Có lần em thắc mắc, các chị cho em đi với mà các chị chỉ gạt đi. ‘Mày còn bé, đi làm gì. Lớn chút nữa, rồi chị cho đi”. Có lẽ đó là số phận, Hoa thở dài vì cuộc đời của Hoa đã sớm an bài bởi cuộc sống đó.
Hoa cũng kể lại, các chị cùng quê thương nhau lắm. Phận con gái, xa quê, xa nhà nên thường đùn bọc lẫn nhau. Hoa tâm sự: “Trước có chị bị bọn bảo kê đánh, về nhà em chăm sóc mà chị cứ khóc thôi. Hai chị em cứ ôm nhau khóc và chị cũng nói với em là ‘số kiếp bọn mình như thế nên chị coi em như em gái’. Ngày xưa chị ý cũng như em rồi va chạm nhiều thành ra cái gì cũng biết”.
“Ba má em biết thừa là em lên Sài Gòn làm gì vì em không có bằng cấp, không có học, lại đi theo các chị có thâm niên lâu năm như vậy nữa. Cái thứ duy nhất của em có là tuổi trẻ”.
Hoa trách móc: “Bố mẹ em đã chẳng can rồi thì việc gì em phải sống cho họ, họ chỉ cần nghĩ mỗi tháng em gửi tiền về nuôi em thế là xong. Còn đâu, em sống kệ em”.
Cuộc sống ở Sài Gòn khó khăn, nhiều chị em trong nhóm của Hoa rủ nhau ra Hà Nội kiếm việc làm. Hoa theo các chị “Bắc tiến” kiếm việc làm. Năm đó Hoa 16 tuổi.
Sáng đi làm mát-xa, chiều đi tiếp karaoke
Ngày Hoa ra Bắc, các chị bắt đầu giới thiệu nàng tới các “mối” thân quen từ trước. Ngày đầu, Hoa cũng chỉ làm việc vặt. Sau được chủ “cân nhắc” lên làm tiếp viên Karaoke.
Nói không ngoa, ông trời cho nàng phận “hồng nhan” nhưng sao bạc đãi quá. Hoa hát rất hay, đặc biệt là những bài hát mang âm hưởng dân ca nam bộ, dường như hoa dành trọn cảm xúc cùng lời của bài hát. Đó chắc cũng là điểm sáng duy nhất mà nàng quay đầu lại mà nghĩ về quê hương sông nước.
Ngày đó, Hoa đi làm, chủ bắt nàng phải ăn mặc những bộ quần áo cực kì mát mẻ, bất chấp đông hay là hè. Nếu gặp khách lịch sự, nàng cũng nhẹ hơi, nhưng gặp khách nào có “máu dê” nàng cũng phải cắn răng chịu đựng những hành động “đê hèn” của quý ông.
“Nhiều khi họ chạm vào chỗ nhảy cảm mà mình vẫn phải tươi cười roi rói. Ngày xưa còn sợ chứ giờ quen rồi”. Hoa nhớ lại: “Ngày đó, muốn khách bo sộp thì phải chiều chuộng. Còn nếu tỏ thái độ vừa không được tiền lại còn bị chủ đánh nữa. Và đặc biệt, làm nghề này phải biết uống rượu, khách uống càng nhiều mình lại càng bo hậu hĩnh”.
Hoa cũng tự nhận mình là một người cứng đầu, nàng cũng bị chủ đánh nhiều lần vì cái tội “thái độ” với khách hàng. Không chịu được, nàng bỏ việc. Nhưng thân gái nơi đất khách quê người này, nàng chẳng biết nương tựa vào đâu, vào ai và như thế nào?
Nàng lại quay đầu trở lại nghề cũ: “Em có đi học thêm một ‘khóa cấp tốc để mat-xa” để đi làm. Cửa hàng mat-xa em làm trước đó cũng tốt lắm, cũng gái miền Tây như bọn em nên cũng thương. Các chị cũng tạo điều kiện nhiều cho dù lương ở đó không có cao, ăn bo theo khách”.
Ngày đầu, Hoa đi mat-xa cho khách, nàng còn ngượng ngùng khi nhìn thấy cơ thể đàn ông phơi bày ra trước mặt. Nhưng một thời gian “quen nghề”, nàng còn trêu ghẹo lại khách hàng: “Trời ơi, khách hàng gạ tình em suốt, có ông 70 tuổi còn xin số để rủ đi nhà nghỉ. Nhưng em có người yêu rồi, anh ý biết em làm nghề này nhưng cũng thông cảm cho nhau. Hai đứa đều tha phương, đều ít học, đều nghèo nên anh ý không trách móc mà khỉ khuyên em là nên biết giữ mình”, Hoa cười, nụ cười như tỏa nắng sau những kí ức u ám mà Hoa kể lại.
Cuộc sống nơi đất khách khiến Hoa già dặn hơn so với tuổi. Nàng kể, ở Hà Nội mua sắm cái gì cũng đắt đỏ. Đi làm mat-xa tiền bo cũng chẳng được bao nhiêu, đặc biệt là những ngày mưa rét, nàng cũng chẳng có khách.
“Bần cùng lắm, em mới đi làm thêm mấy quán karaoke nữa. Làm ở của tiệm mat-xa 9h là nghỉ, sau đó em qua chỗ người quen làm tiếp viên rượu. Anh chủ ở đó cũng biết em hát hay nên lương thưởng ổn định, có khi tốt hơn làm ở kia”.
Nói về dự định tương lai, Hoa lại trầm mình, im lặng một hồi nàng mới chia sẻ: “Em chỉ muốn về quê ăn Tết thôi. Lâu rồi em cũng không về”.
Hoa rơm rơm nước mắt khi nhớ về quê hương nghèo khó. Hoa bảo, quê Hoa nơi miền sông nước mùa này đẹp lắm, khi hoa mai đang chúm chim nở khi mua xuân đang về.
*nhân vật đã được thay đổi
Tiểu Lâm
Theo Người Đưa Tin
Bàn ra tán vào (0)
Phận gái miền Tây vào động quỷ phải cắn răng chịu hành động ‘đê hèn’
Ai nhìn thấy Hoa (SN 1995), ai cũng ngỡ ngàng vì nhan sắc kiều diễm, cùng giọng nói ngọt ngào của nàng. Quê Hoa ở tận miền sông nước Hậu Giang, nhà không có ruộng, bố mẹ phải đi ghe trở khách sang….
Thân gái nơi đô thị phồn hoa
Hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều quán karaoke, tẩm quất, mát-xa, thậm chí là những khu nhà thổ trá hình bằng các tiệm cắt tóc, gội đầu,.. rất chuộng con gái miền Tây.
Nếu đứng trên góc độ của khách làng chơi. Gái miền Tây như có một sức hút mãnh liệt với các quý ông “sành sỏi” tình trường. Bởi họ cho rằng, hiếm có nơi nào ở đất nước này sản sinh ra nhiều phụ nữ đẹp như thế.
Những cô gái miền Tây thường được trời ban cho nước da “trắng” ngọc ngà, kết hợp cùng giọng nói dễ nghe, ngọt ngào. Chỉ cần hội tụ hai điểm đó thôi, cũng đã đủ làm điên đảo bất kì gã đàn ông nào ở xứ khác đến.
Một lần, tôi được ông bạn có hẳn cả một cuốn sổ bí kíp ăn chơi dẫn tới một cửa tiệm mát-xa toàn thân nằm trên đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy). Anh bạn tôi giới thiệu: “Ở đây có nhiều cô em miền Tây xinh lắm”.
Tôi cũng muốn thử một lần cho biết. Nhân viên của tôi là Hoa, một cô gái trẻ với tuổi đời mới xấp xỉ đôi mươi. Hoa có khuôn mặt thanh tú, má hây hây phớt hồng nhưng sao đôi mắt lại đườm buồn với hàng mi dài, long lanh như đang ngấn lệ. Hoa nói bằng cái giọng ngọt như mía lùi, nhẹ nhàng như dòng nước sông Hậu ở quê nàng.
Trong cuộc nói chuyện của tôi với Hoa, nàng tâm sự như đang khóc, khóc cho cái số phận bạc bẽo phải lưu lạc nơi xứ người, nơi mà cách quê nàng phải tới 2000 km: “Quê em ở Hậu Giang, nhà có 5 chị em và 1 đứa em trai. Em là lớn, 4 đứa em gái sau ai cũng phải nghỉ học sớm, có đứa con trai út là được ba má cưng cho đi học thôi. Cũng vì em là lớn nên em đã phải sớm bươn trải từ lúc em 14, 15 tuổi”, Hoa tâm sự.
Ngày Hoa 14 tuổi, nàng được các chị cùng quê dẫn lên Sài Gòn làm việc. Lúc đó, Hoa chỉ có việc trông nhà, giặt quần áo cho các chị: “Lúc đó, em luôn thắc mắc tại sao ban ngày các chị lại ngủ, ban đêm thì đi ra ngoài. Lúc về, chị nào cũng nồng nặc mùi rượu khiến em phải đi dọn riết”.
Hoa kể lại, nhiều khi nàng tò mò, thu hút bởi những món đồ đắt tiền mà thi thoảng các chị mang về. Ngày đó, Hoa ngây thơ, nàng đâu có biết các chị nàng làm “nghề” gì đâu?
“Có lần em thắc mắc, các chị cho em đi với mà các chị chỉ gạt đi. ‘Mày còn bé, đi làm gì. Lớn chút nữa, rồi chị cho đi”. Có lẽ đó là số phận, Hoa thở dài vì cuộc đời của Hoa đã sớm an bài bởi cuộc sống đó.
Hoa cũng kể lại, các chị cùng quê thương nhau lắm. Phận con gái, xa quê, xa nhà nên thường đùn bọc lẫn nhau. Hoa tâm sự: “Trước có chị bị bọn bảo kê đánh, về nhà em chăm sóc mà chị cứ khóc thôi. Hai chị em cứ ôm nhau khóc và chị cũng nói với em là ‘số kiếp bọn mình như thế nên chị coi em như em gái’. Ngày xưa chị ý cũng như em rồi va chạm nhiều thành ra cái gì cũng biết”.
“Ba má em biết thừa là em lên Sài Gòn làm gì vì em không có bằng cấp, không có học, lại đi theo các chị có thâm niên lâu năm như vậy nữa. Cái thứ duy nhất của em có là tuổi trẻ”.
Hoa trách móc: “Bố mẹ em đã chẳng can rồi thì việc gì em phải sống cho họ, họ chỉ cần nghĩ mỗi tháng em gửi tiền về nuôi em thế là xong. Còn đâu, em sống kệ em”.
Cuộc sống ở Sài Gòn khó khăn, nhiều chị em trong nhóm của Hoa rủ nhau ra Hà Nội kiếm việc làm. Hoa theo các chị “Bắc tiến” kiếm việc làm. Năm đó Hoa 16 tuổi.
Sáng đi làm mát-xa, chiều đi tiếp karaoke
Ngày Hoa ra Bắc, các chị bắt đầu giới thiệu nàng tới các “mối” thân quen từ trước. Ngày đầu, Hoa cũng chỉ làm việc vặt. Sau được chủ “cân nhắc” lên làm tiếp viên Karaoke.
Nói không ngoa, ông trời cho nàng phận “hồng nhan” nhưng sao bạc đãi quá. Hoa hát rất hay, đặc biệt là những bài hát mang âm hưởng dân ca nam bộ, dường như hoa dành trọn cảm xúc cùng lời của bài hát. Đó chắc cũng là điểm sáng duy nhất mà nàng quay đầu lại mà nghĩ về quê hương sông nước.
Ngày đó, Hoa đi làm, chủ bắt nàng phải ăn mặc những bộ quần áo cực kì mát mẻ, bất chấp đông hay là hè. Nếu gặp khách lịch sự, nàng cũng nhẹ hơi, nhưng gặp khách nào có “máu dê” nàng cũng phải cắn răng chịu đựng những hành động “đê hèn” của quý ông.
“Nhiều khi họ chạm vào chỗ nhảy cảm mà mình vẫn phải tươi cười roi rói. Ngày xưa còn sợ chứ giờ quen rồi”. Hoa nhớ lại: “Ngày đó, muốn khách bo sộp thì phải chiều chuộng. Còn nếu tỏ thái độ vừa không được tiền lại còn bị chủ đánh nữa. Và đặc biệt, làm nghề này phải biết uống rượu, khách uống càng nhiều mình lại càng bo hậu hĩnh”.
Hoa cũng tự nhận mình là một người cứng đầu, nàng cũng bị chủ đánh nhiều lần vì cái tội “thái độ” với khách hàng. Không chịu được, nàng bỏ việc. Nhưng thân gái nơi đất khách quê người này, nàng chẳng biết nương tựa vào đâu, vào ai và như thế nào?
Nàng lại quay đầu trở lại nghề cũ: “Em có đi học thêm một ‘khóa cấp tốc để mat-xa” để đi làm. Cửa hàng mat-xa em làm trước đó cũng tốt lắm, cũng gái miền Tây như bọn em nên cũng thương. Các chị cũng tạo điều kiện nhiều cho dù lương ở đó không có cao, ăn bo theo khách”.
Ngày đầu, Hoa đi mat-xa cho khách, nàng còn ngượng ngùng khi nhìn thấy cơ thể đàn ông phơi bày ra trước mặt. Nhưng một thời gian “quen nghề”, nàng còn trêu ghẹo lại khách hàng: “Trời ơi, khách hàng gạ tình em suốt, có ông 70 tuổi còn xin số để rủ đi nhà nghỉ. Nhưng em có người yêu rồi, anh ý biết em làm nghề này nhưng cũng thông cảm cho nhau. Hai đứa đều tha phương, đều ít học, đều nghèo nên anh ý không trách móc mà khỉ khuyên em là nên biết giữ mình”, Hoa cười, nụ cười như tỏa nắng sau những kí ức u ám mà Hoa kể lại.
Cuộc sống nơi đất khách khiến Hoa già dặn hơn so với tuổi. Nàng kể, ở Hà Nội mua sắm cái gì cũng đắt đỏ. Đi làm mat-xa tiền bo cũng chẳng được bao nhiêu, đặc biệt là những ngày mưa rét, nàng cũng chẳng có khách.
“Bần cùng lắm, em mới đi làm thêm mấy quán karaoke nữa. Làm ở của tiệm mat-xa 9h là nghỉ, sau đó em qua chỗ người quen làm tiếp viên rượu. Anh chủ ở đó cũng biết em hát hay nên lương thưởng ổn định, có khi tốt hơn làm ở kia”.
Nói về dự định tương lai, Hoa lại trầm mình, im lặng một hồi nàng mới chia sẻ: “Em chỉ muốn về quê ăn Tết thôi. Lâu rồi em cũng không về”.
Hoa rơm rơm nước mắt khi nhớ về quê hương nghèo khó. Hoa bảo, quê Hoa nơi miền sông nước mùa này đẹp lắm, khi hoa mai đang chúm chim nở khi mua xuân đang về.
*nhân vật đã được thay đổi
Tiểu Lâm
Theo Người Đưa Tin