Tham Khảo
Pháp ngăn chặn thỏa thuận hạt nhân Iran vào phút chót như thế nào?
Các nhà đàm phán phương Tây và Iran tưởng như đã đạt được một hiệp định khung về chương trình hạt nhân của Tehran. Nhưng vào phút cuối, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngồi vào bàn và tuyên bố: Vòng đàm phán tạm dừng ở đây.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (phải) và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif trong cuộc gặp hôm 7/11 tại Paris. Ảnh: AFP/TTXVN |
Lý do Pháp cản trở vào phút chót
Sự cản trở của Pháp trước hết bắt nguồn từ sự không hài lòng đối với nội dung dự thảo của hiệp định. Theo quan điểm của Paris, thỏa thuận này dường như “ưu ái” Tehran quá nhiều. Nó không yêu cầu Iran Tehran chấm dứt việc xây dựng, hoàn thiện lò phản ứng hạt nhân ở Arak, mà chỉ tạm dừng 6 tháng. Pháp nhìn nhận điều này không có nhiều ý nghĩa, vì cuối cùng cơ sở hạt nhân này vẫn đi vào hoạt động, khi đó “các nước sẽ trở thành con tin của Arak và sẽ chẳng thể làm được điều gì”.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Fabius cũng cảm thấy không hài lòng với việc Nhóm P5+1 không ép buộc được Iran giảm kho urani 20% đã làm giàu - giới hạn then chốt cho việc chế tạo vũ khí hạn nhân.
Chính quyền của Tổng thống Hollande hơn ai hết hiểu rõ chương trình hạt nhân của Tehran. Pháp đã từng cung cấp cho chính quyền Iran dưới thời cựu vương Mohammad Reza Pahlavi công nghệ và thiết bị giúp xây dựng cơ sở làm giàu urani ở thành phố Isfahan. Không những vậy, Pháp hiện duy trì một mạng lưới tình báo hoạt động hiệu quả, nắm được các động thái về hoạt động hạt nhân của Iran thông qua cộng đồng người Iran ở hải ngoại, chủ yếu là ở Paris. Trong số này có các cựu quan chức từng phụ trách, tham gia chương trình năng lượng nguyên tử của Iran, nổi bật nhất là Akbar Etemad - được cho là cha đẻ chương trình hạt nhân nước này.
Còn một nguyên do tế nhị liên quan đến quyết định của Pháp, đó là lấy lại hình ảnh xấu đi ít nhiều sau vụ “lỡ đà” trong cuộc xung đột Syria. Hồi tháng 9 vừa qua, khi chính quyền Mỹ đe dọa sử dụng vũ lực nhằm vào chính quyền tổng thống Bashar Al-Assad, Pháp là đồng minh duy nhất của Mỹ tuyên bố tham gia. Ông Hollande khi đó đã nói với tờ Le Monde rằng, việc sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus “phải bị trừng trị”, rằng Pháp “đã sẵn sàng cho đòn trừng phạt” ông Assad. Thế nhưng, ngay sau đó Paris lại rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” do Mỹ từ bỏ kế hoạch can thiệp quân sự. Nhà Trắng hành xử đột ngột đẩy Paris vào tình cảnh bị cô lập. Việc thể hiện quan điểm cứng rắn đối với Iran như vậy được xem là cách thức tăng cường thể diện cho Pháp.
Không những vậy, Pháp hiện là đồng minh gần gũi nhất của Israel tại châu Âu, trong khi Tel Aviv luôn thể hiện thái độ không tin tưởng vào chính quyền Tehran. Ông Fabius, người ủng hộ nhiệt thành Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và không ngần ngại thể hiện thái độ này. Từ trước đến nay, ông Fabius luôn là người hoài nghi về một thỏa thuận với Iran, ngay cả khi ông phát biểu tại Liên hợp quốc hồi tháng 9 vừa qua. Một nhà ngoại giao giấu tên của Pháp nhìn nhận: “trong nhiều năm qua, chúng tôi luôn cương quyết trong vấn đề này. Chúng tôi không bao giờ có thái độ dễ dãi”.
Một quan điểm cứng rắn gây phản ứng trái chiều
Cách hành xử vừa qua của Pháp hẳn không phải là điều mà Mỹ, EU, Iran mong đợi. Nhưng phản ứng này của Pháp không phải là điều gì đó quá ngạc nhiên. Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống François Hollande đã thuận theo một chính sách ngoại giao cứng rắn, thể hiện qua các bước can dự ở Libya, Mali, Syria, giờ là Iran.
Trên bình diện công khai, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từ chối đưa ra lời bình luận hay chỉ trích nhằm vào phía Pháp, chỉ nói rằng Iran và Nhóm P5+1 đã có những bước tiến quan trọng và sẽ tiếp tục gặp lại nhau trong tháng này. Truyền thông phương Tây đưa tin, các cường quốc lớn đã đạt được sự thống nhất chung về một lập trường cứng rắn trong đàm phán. Nhưng giới ngoại giao thì nhìn nhận, thỏa thuận đổ bể vào phút chót là do có tác động của Pháp.
Thái độ dứt khoát của ông Fabius nhận được sự không ít sự tán dương từ Quốc hội Mỹ - nơi nhiều nghị sĩ của 2 đảng muốn chính quyền Obama tiếp tục duy trì các lệnh cấm vận nhằm vào Iran, thậm chí là tăng cường sức ép bằng các cấm vận mới. Phát biểu trên kênh truyền hình CNN, thượng nghị sĩ Lindsey Graham đảng Cộng hòa cho biết: “cảm ơn vì nước Pháp. Người pháp đang trở thành những người lãnh đạo tốt ở Trung Đông”. Thượng nghị sĩ John McCain cũng không tiếc lời ca ngợi chính quyền của Tổng thống Hollande. Chia sẻ trên trang mạng Twitter, ông McCain viết: “Pháp đã có đủ dũng khí để ngăn chặn một thỏa thuận tồi với Iran. Nước Pháp muôn năm!”.
Cách xa nước Mỹ cả nghìn dặm là tiếng nói chỉ trích từ Iran. Trên trang mạng xã hội, đại giáo chủ Aytollah Ali Khamenei viết rằng, “giới chức Pháp đã thể hiện thái độ thù địch công khai đối với Iran trong nhiều năm. Một người thông thái, nhất là một chính trị gia thông thái, sẽ không bao giờ mang động cơ để biến một thực thể trung lập thành một kẻ thù”.
Thái độ phản đối dứt khoát của Pháp chắc chắn sẽ đưa đến những thách thức không nhỏ cho các vòng thảo luận tới đây, khi mà các nhà đàm phán của cả Mỹ và Iran đều cảnh báo rằng cánh cửa hội đàm cho một giải pháp ngoại giao không phải luôn luôn rộng mở hay kéo dài vô tận.
HT (Tổng hợp)
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Pháp ngăn chặn thỏa thuận hạt nhân Iran vào phút chót như thế nào?
Các nhà đàm phán phương Tây và Iran tưởng như đã đạt được một hiệp định khung về chương trình hạt nhân của Tehran. Nhưng vào phút cuối, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngồi vào bàn và tuyên bố: Vòng đàm phán tạm dừng ở đây.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (phải) và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif trong cuộc gặp hôm 7/11 tại Paris. Ảnh: AFP/TTXVN |
Lý do Pháp cản trở vào phút chót
Sự cản trở của Pháp trước hết bắt nguồn từ sự không hài lòng đối với nội dung dự thảo của hiệp định. Theo quan điểm của Paris, thỏa thuận này dường như “ưu ái” Tehran quá nhiều. Nó không yêu cầu Iran Tehran chấm dứt việc xây dựng, hoàn thiện lò phản ứng hạt nhân ở Arak, mà chỉ tạm dừng 6 tháng. Pháp nhìn nhận điều này không có nhiều ý nghĩa, vì cuối cùng cơ sở hạt nhân này vẫn đi vào hoạt động, khi đó “các nước sẽ trở thành con tin của Arak và sẽ chẳng thể làm được điều gì”.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Fabius cũng cảm thấy không hài lòng với việc Nhóm P5+1 không ép buộc được Iran giảm kho urani 20% đã làm giàu - giới hạn then chốt cho việc chế tạo vũ khí hạn nhân.
Chính quyền của Tổng thống Hollande hơn ai hết hiểu rõ chương trình hạt nhân của Tehran. Pháp đã từng cung cấp cho chính quyền Iran dưới thời cựu vương Mohammad Reza Pahlavi công nghệ và thiết bị giúp xây dựng cơ sở làm giàu urani ở thành phố Isfahan. Không những vậy, Pháp hiện duy trì một mạng lưới tình báo hoạt động hiệu quả, nắm được các động thái về hoạt động hạt nhân của Iran thông qua cộng đồng người Iran ở hải ngoại, chủ yếu là ở Paris. Trong số này có các cựu quan chức từng phụ trách, tham gia chương trình năng lượng nguyên tử của Iran, nổi bật nhất là Akbar Etemad - được cho là cha đẻ chương trình hạt nhân nước này.
Còn một nguyên do tế nhị liên quan đến quyết định của Pháp, đó là lấy lại hình ảnh xấu đi ít nhiều sau vụ “lỡ đà” trong cuộc xung đột Syria. Hồi tháng 9 vừa qua, khi chính quyền Mỹ đe dọa sử dụng vũ lực nhằm vào chính quyền tổng thống Bashar Al-Assad, Pháp là đồng minh duy nhất của Mỹ tuyên bố tham gia. Ông Hollande khi đó đã nói với tờ Le Monde rằng, việc sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus “phải bị trừng trị”, rằng Pháp “đã sẵn sàng cho đòn trừng phạt” ông Assad. Thế nhưng, ngay sau đó Paris lại rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” do Mỹ từ bỏ kế hoạch can thiệp quân sự. Nhà Trắng hành xử đột ngột đẩy Paris vào tình cảnh bị cô lập. Việc thể hiện quan điểm cứng rắn đối với Iran như vậy được xem là cách thức tăng cường thể diện cho Pháp.
Không những vậy, Pháp hiện là đồng minh gần gũi nhất của Israel tại châu Âu, trong khi Tel Aviv luôn thể hiện thái độ không tin tưởng vào chính quyền Tehran. Ông Fabius, người ủng hộ nhiệt thành Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và không ngần ngại thể hiện thái độ này. Từ trước đến nay, ông Fabius luôn là người hoài nghi về một thỏa thuận với Iran, ngay cả khi ông phát biểu tại Liên hợp quốc hồi tháng 9 vừa qua. Một nhà ngoại giao giấu tên của Pháp nhìn nhận: “trong nhiều năm qua, chúng tôi luôn cương quyết trong vấn đề này. Chúng tôi không bao giờ có thái độ dễ dãi”.
Một quan điểm cứng rắn gây phản ứng trái chiều
Cách hành xử vừa qua của Pháp hẳn không phải là điều mà Mỹ, EU, Iran mong đợi. Nhưng phản ứng này của Pháp không phải là điều gì đó quá ngạc nhiên. Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống François Hollande đã thuận theo một chính sách ngoại giao cứng rắn, thể hiện qua các bước can dự ở Libya, Mali, Syria, giờ là Iran.
Trên bình diện công khai, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từ chối đưa ra lời bình luận hay chỉ trích nhằm vào phía Pháp, chỉ nói rằng Iran và Nhóm P5+1 đã có những bước tiến quan trọng và sẽ tiếp tục gặp lại nhau trong tháng này. Truyền thông phương Tây đưa tin, các cường quốc lớn đã đạt được sự thống nhất chung về một lập trường cứng rắn trong đàm phán. Nhưng giới ngoại giao thì nhìn nhận, thỏa thuận đổ bể vào phút chót là do có tác động của Pháp.
Thái độ dứt khoát của ông Fabius nhận được sự không ít sự tán dương từ Quốc hội Mỹ - nơi nhiều nghị sĩ của 2 đảng muốn chính quyền Obama tiếp tục duy trì các lệnh cấm vận nhằm vào Iran, thậm chí là tăng cường sức ép bằng các cấm vận mới. Phát biểu trên kênh truyền hình CNN, thượng nghị sĩ Lindsey Graham đảng Cộng hòa cho biết: “cảm ơn vì nước Pháp. Người pháp đang trở thành những người lãnh đạo tốt ở Trung Đông”. Thượng nghị sĩ John McCain cũng không tiếc lời ca ngợi chính quyền của Tổng thống Hollande. Chia sẻ trên trang mạng Twitter, ông McCain viết: “Pháp đã có đủ dũng khí để ngăn chặn một thỏa thuận tồi với Iran. Nước Pháp muôn năm!”.
Cách xa nước Mỹ cả nghìn dặm là tiếng nói chỉ trích từ Iran. Trên trang mạng xã hội, đại giáo chủ Aytollah Ali Khamenei viết rằng, “giới chức Pháp đã thể hiện thái độ thù địch công khai đối với Iran trong nhiều năm. Một người thông thái, nhất là một chính trị gia thông thái, sẽ không bao giờ mang động cơ để biến một thực thể trung lập thành một kẻ thù”.
Thái độ phản đối dứt khoát của Pháp chắc chắn sẽ đưa đến những thách thức không nhỏ cho các vòng thảo luận tới đây, khi mà các nhà đàm phán của cả Mỹ và Iran đều cảnh báo rằng cánh cửa hội đàm cho một giải pháp ngoại giao không phải luôn luôn rộng mở hay kéo dài vô tận.
HT (Tổng hợp)
Song Phương chuyển