Kinh Đời

Phập phồng một vòng Yangon.

Trong khóa Fall 2012, một em sinh viên người Mỹ-gốc-Miến cho tôi biết là điều kiện sinh sống tại xứ Miến-Điện (tên cũ là Burma và tên mới là Myanmar) rất tồi tệ trên cả hai mặt kinh tế và chính trị.

Phập phồng một vòng Yangon

 

hiểu được bản chỉ đường trong hình này.Xem trả lời ở cuối bài.

hiểu được bản chỉ đường trong hình này.Xem trả lời ở cuối bài.

Trong khóa Fall 2012, một em sinh viên người Mỹ-gốc-Miến cho tôi biết là  điều kiện sinh sống tại xứ Miến-Điện (tên cũ là Burma và tên mới là Myanmar) rất tồi tệ trên cả hai mặt kinh tế và chính trị. Em kể lại nhiều chi tiết ly kỳ của gia đình em, vì đấu tranh, nên bố mẹ phải chạy tỵ nạn sang Mỹ, còn bà con thì trốn lánh qua Thái Lan đông lắm. Em dặn tôi, nếu có du lịch Bangkok thì nên tiện đường qua Yangon để có thể biết tình hình rõ hơn.

Nghe thầy không tầy nghe trò’. Tôi OK liền! Bangkok qua Yangon chỉ có 50 phút bay, nên tôi quyết định ghé thăm thành phố lớn nhất của xứ Miến trong vòng một tuần. Trước hết, phải tốn 2 tuần lễ và 20 đôla để xin visa nhập nội Yangon, rồi phải viết ba, bốn tờ đơn thành thật khai báo về cá nhân để được chấp thuận cho vào, đã khiến mình thấy nhiêu khê rồi! Trong khi ấy, thăm viếng Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore với cái passport là đi liền một cái rẹt, khỏi phải dài giòng văn tự chi cả.

Tuy lòng hơi phập phồng, vì nghe tới quân phiệt độc tài dưới hình ảnh quân đội và công an mặt mày bậm trợn là tôi dội liền. Nhưng khi nhận được các thông tin mới: 1. Đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (National League for Democracy, NLD) đã thắng cử vào quốc hội Miến; và 2. Tổng thống Mỹ Barack Obama, vừa mới đắc cử kỳ nhì xong, đã vội bay qua thăm các nước Đông-Nam-Á, mà xứ đầu tiên lại là Miến Điện vào giữa tháng 11, nên tôi cũng bớt lo phần nào.

Trong đầu tôi nghĩ: cứ đi theo đường tổng thống đi là tiện nhất. Ổng đã đi thăm: thứ nhất, Tổng thống U Thein Sein; thứ nhì, Trường đại học (University of Yangon); thứ ba, Chùa chiền (Shwedagon Pagoda); và thứ tư, Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng đối lập NLD với đảng quân đội; thì tôi cũng bắt chước y chang như ổng là thượng sách. Trong thực tế, tuy giống nhau là cùng đi thăm Yangon, nhưng cũng có vài điều khác biệt giữa tôitổng thống. Lâu lâu bà con cho tôi nổ một bữa!

Tôi là chánh thường dân nên không thể gặp được tổng thống Miến là U Thein Sein hoặc  Aung San Suu  Kyi, đảng trưởng NLD; nhưng tôi lại được dịp hàn huyên tâm sự cùng Thein Lwin, Ma Kyi Pyar, Zeya Oo, Zaw Thinh Tun, Myat May Zin, Soe Aung và nhiều bạn khác nữa … Chắc chắn độc-giả chưa biết mấy người này là ai. Hãy tiếp tục đọc bài ký sự này thì sẽ rõ thêm. Cũng nhiều thông tin và hình ảnh, do tôi chụp, hấp dẫn lắm!

Ngoài ra, làm dân bình thường nên dễ được ngồi-ăn-dọc-đường (street foods). Đi ăn dọc đường là nghề phụ thứ nhất của tôi và len lỏi vào các khu phố bình dân để thăm-dân-cho-biết-sự-tình là nghề phụ thứ nhì của tôi. Du lịch theo ‘tour’ của trưởng giả cũng hay, nhưng đi theo kiểu tây-ba-lô cũng ngoạn mục lắm, nếu không sợ mỏi giò vì lội bộ, và ăn bậy ngoài đường bị tiêu chảy.

Tôi không biết tiếng Miến, nhưng không lo, vì tôi rất rành động từ ‘to quơ’. (Như ‘to talk’ là nói chuyện, ‘to walk’ là đi bộ, và ‘to quơ’ nghĩa là quơ tay quơ chân, ra dấu) khi phải nói tiếng Anh với người địa phương trong các ngõ hẻm. Lận một tấm bản đồ thành phố Yangon trong lưng, giữ số điện thoại của toà lãnh sự Mỹ trong máy iPhone S4 và thủ một lô tiền kyat (đọc là jiatt) là ta có thể cuốn theo chiều gió được rồi.

1. ĐI TỚI ĐÂU, THỬ THỨC ĂN NGOÀI ĐƯỜNG TỚI ĐÓ!

Sáng giờ chưa ăn gì hết! Máy bay từ Bangkok (Thái Lan) qua Yangon (Miến Điện) chỉ mất gần một tiếng đồng hồ. Trên máy bay AirAsia, họ không cho ăn uống gì cả. Thật ra có nhiều đồ ăn thức uống lắm, nhưng phải trả tiền, chứ không miễn phí. Xuống phi trường, hai việc đầu tiên tôi cần phải làm ngay là: thứ nhất, đổi tiền baht của Thái ra tiền kyat của Miến để tiêu dùng; và thứ nhì, mua ‘sim cạt’ cho máy điện thoại cầm tay để gọi ngay cho bè bạn.

Tôi không dè! Mang theo một cọc tiền baht của Thái Lan, mà chúng lại trở thành vô dụng ngay trong lúc này. Các quán đổi tiền ngoại tệ chỉ mua bán đôla Mỹ, đồng Euro và đôla Singapore mà thôi. Họ không chịu đổi tiền Thái. Chắc tại nhà nước Miến cần ngoại tệ có giá trị hơn đồng baht. Tôi phải chạy tìm máy ATM tại phi trường để rút tiền trong cạt visa. Lại thêm một cái không dè nữa: rút 20000 kyat mà phải trả phụ phí thêm 5000 kyat, vị chi là 20% cho dịch vụ đổi tiền. Mắc thiệt!

Từ phi trường lấy taxi về khách sạn dưới phố mất thêm 45 phút với giá 8000 kyat (bằng 8 đôla Mỹ, vì $1 = 800 kyat). Trời tháng giêng đầu năm, nóng tới 93 độ F. Đói quá chịu không nổi! Sau khi cất hành lý vô phòng rồi, tôi vội vọt ngay ra đường phố tìm thức ăn địa phương để thưởng thức, mặc dầu trong khách sạn có sẵn tiệm ăn, nhưng toàn là món Tây và Tàu.

Vừa ra khỏi khách sạn, bước xuống đường là đụng ngay một anh chàng thanh niên độ 30 tuổi, mặc váy đang ngồi bán bánh cay. Bánh cay làm bằng bột mì hoặc bột bắp pha với gia vị, thêm chút xíu cà-ri. Ăn khai vị là hết ý! Tôi làm liền 10 viên tròn, tốn chỉ có 100 kyat, giá chưa tới 20 xu Mỹ. Mỗi viên là một lủm cho ấm bụng. Bánh cay được trình bày theo 4 thể hình: viên tròn, miếng bầu dục, cuốn dài và xếp góc tam giác. Tuy là thực phẩm loại con-nhà-nghèo nhưng đầy nghệ thuật chế biến. Nếu anh thanh niên bán hết cả rổ bánh cay thì thu vào được chừng 2 đô. Lời khoảng 1 đô rưỡi. Đủ nuôi sống cho anh ta trọn một ngày phù du. C’est la vie! Tôi đi tìm món ăn khác..

Đây rồi! Chỉ cách có hai con đường ngắn, ngay tại góc đường, nguyên một nồi đồ lòng heo: tim, gan, phèo, phổi, ruột già, ruột non, lỗ tai, lỗ mũi … đã được nấu chín và cắt ra thành từng miếng nhỏ vừa đủ bỏ vô mồm, lủm một miếng ngon miệng. Mỗi miếng ăn được xỏ xâu vào cọng tre dài thành từng ghim và được sắp xếp chung quanh một nồi nước súp nóng bốc khói. Giá một ghim nhỏ là 50 kyat, ghim to là 100 kyat. Tôi lót dạ 20 ghim nhỏ và 5 ghim to, vị chi là 1500 kyat. Nước chấm khá ngon. Chén súp vừa đủ ngọt. Mà chỉ tốn có gần 2 đôla. Còn gì bằng!

Các bạn thấy chưa! Tổng thống có thưởng thức được các món ăn bình dân, ngon như vầy không?

mien2Anh chủ hàng kế bên biết tôi là khách nước ngoài, bèn mời tôi thử món đặc sản của quán anh ta. Tôi hỏi ảnh món gì vậy? Đố các bạn thử xem trong hình: cả một chồng lá cây với bình vôi bên cạnh. Bạn hãy đoán thử xem là món gì! Dân Miến, đàn ông đàn bà, người già kẻ trẻ đều nhai được món này. Miệng mồm đỏ chét. Phun nghe phèn phẹt.

Tôi nhớ lại: ngày xửa ngày xưa, cách đây hơn 60 năm, ngoại tôi hồi còn sống, cả ông lẫn bà vẫn thường ngồm ngoàm mấy thứ lá này, và vẫn phun phèn phẹt xuống dưới đất. Thấy phát gớm! Mẹ tôi thì lại khác, lâu lâu có tiệc tùng mới thấy bà nhai xã giao với bè bạn. Bà dặn tôi: đây là tập tục nhai trầu lâu đời của dòng dõi người Việt. Nhai trầu phải gồm đủ 3 thứ: lá trầu, ruột trái cauvôi bột pha nước. Ba thứ trộn vào nhau tạo ra một dung dịch màu đỏ chói, có mùi vị thơm thơm, ngọt ngọt, chát chát và cay cay. Dung dịch màu đỏ này sát trùng rất tốt, tạo thành môi son xinh đẹp; nhưng đụng đâu nhổ đó thì cũng rất mất vệ sinh và thiếu thẩm mỹ.

Lớn lên, tôi lại nhớ có học về sự tích trầu cau với mối tình tay ba oái oăm của hai anh em Cao Tân, Cao Lang cùng người đẹp … (xin lỗi các bạn, lâu quá, tôi quên mất tên người đẹp rồi!). Và sau đó, cả ba đều chết chùm. Một người biến thành cây cau, một người biến thành dây trầu và một người biến thành hòn đá vôi: sống thì yêu nhau, khi chết lại quấn quít ôm nhau, không rời nửa bước. Chẳng giống như thời đại toàn-cầu-hóa của trai gái bây giờ:

Yêu nhiều thì ốm,

còn ôm nhiều thì yếu!

Tình tiết câu truyện trầu-cau-vôi éo le thiệt! Đóng kịch hay quay phim lại tuồng tích này, chắc chắn đông khách! NHƯNG. Tại sao dân Việt ta bây giờ không còn ai ăn trầu nữa, trong khi dân Miến lại nhai trầu đầy đường như dân Tây khoái nhai kẹo ‘chewing gum’? Giống Miến và Việt có bà con gì với nhau không? Tôi thấy da dân Miến hơi đen đen, bị sạm nắng, mặt mày hồn nhiên như đồng bào miệt sông Tiền sông Hậu của mình. Họ, trai lẫn gái Miến, vẫn còn mặc váy (longyi) đầy đường; còn người Việt thì theo Tây-hóa đã bỏ váy để bận quần hai ống hơn cả trăm năm nay rồi (dưới thời Nhà Nguyễn, tôi không nhớ rõ đời vua nào).

Ông ngoại tôi (thầy thuốc Nam ngày xưa) cũng căn dặn: mối tình tay ba của hai-ông-một-bà cũng giống như truyện ông bà Táo dưới bếp, nằm trong kho tàng cổ tích dân gian, phát nguồn từ nền văn minh nông nghiệp phương Nam. Hai-ông-một-bà là ứng với quẻ li, gồm hai vạch liền (biểu hiện cho hai ông) ôm một vạch rời (biểu hiện cho một bà) ở giữa. Quẻ li tượng trưng cho miền Nam nhiệt đới, vì vùng Đông-Nam-Á nắng nóng, quê hương của nông nghiệp, trong hệ thống bát-quái (tám quẻ) thuộc Kinh Dịch của tổ tiên Việt-tộc.

Anh Nguyễn Hy Vọng ở Nam Cali có cho tôi biết thêm: giống người Môn của Miến Điện, một trong những dân tộc nguyên thủy ở miền Nam-Miến khi phát âm có rất nhiều âm-hưởng và âm-vị như tiếng Việt. Và anh Vọng có sưu tập cả một cuốn từ-điển về gốc Môn của tiếng Việt. Dân Miến Điện (gốc Điền- Việt) không xa lạ gì với dân Việt Nam (gốc Lạc-Việt) theo cổ sử của các dân tộc Đông-Nam-Á.

Mấy chục năm qua, Trung-cộng o bế nhóm quân phiệt Miến Điện đè đầu đè cổ dân lành, nên xứ Miến vẫn còn nghèo khổ và lạc hậu. Giờ Mỹ quốc nhào vô đẩy Tàu ra, tạo cơ hội tốt cho dân Miến vùng dậy, dân-chủ-hóa nước nhà của họ. Tờ báo dân lập The Irrawaddy, độc lập với báo nhà nước, do những nhà báo Miến sống lưu vong sang Chiang Mai (Thái Lan) kể từ năm 1993, nay trở về Yangon, đã ra số báo đầu tiên vào tháng 12 vừa qua, đã chạy hàng tít lớn ngoài trang bìa America Embraces Myanmar (Mỹ ôm Miến) với hình Tổng thống Obama, tay phải choàng bà Aung San Suu Kyi và tay trái đang vẫy tay chào. Đầy tự tin!

Thoát khỏi nạn Tàu, được hay không, chưa biết, nhưng trí thức Miến mà tôi có dịp tiếp xúc tại Yangon (họ về từ Bangkok, Sydney, London và San Francisco) thấy có vẻ tràn ngập, vững niềm tin xây dựng lại Burma. Tinh thần phục hưng đầy hứng khởi!

Chúng ta miên man hơi nhiều, từ cảnh tôi đói bụng đến huyền thoại trầu-cau sang Kinh Dịch, rồi chuyển qua ngôn ngữ học, rồi nhảy vào geopolitics (địa-chính trị), và dính líu tới thời cuộc Mỹ-Tàu. Đi trật đường rầy du lịch hơi xa. Hãy trở lại chuyện ăn uống dọc đường của tôi … Anh chủ quán mời tôi ăn trầu, nhưng tôi không dám, bèn xin kiếu từ. Không phải tôi sợ cay. Thứ gì mà tôi không dám ăn. Ngoại trừ thịt chó và thịt mèo là tôi kiêng cữ. Chỉ sợ không biết nhổ nước trầu ở đâu mà thôi. Nuốt luôn cũng tởm. Nhớp lắm!

No bụng rồi, tôi thử đi bách bộ một vòng chung quanh lối xóm. Thử xem đường xá, cống rãnh, xe cộ lưu thông và chợ búa mua bán ra sao. Chỗ tôi ở là ngay tại downtown (dưới phố), nên có thể nói là đông dân cư và sầm uất.  

2. ĐƯỜNG XÁ, NHÀ CỬA, XE CỘ VÀ CHỢ BÚA

mien4Nhìn chung, Miến Điện còn nghèo nàn, chậm tiến và chưa được phát triển đúng mức. Các biệt thự vào thời đế quốc Anh cai trị còn nhiều, chưa được trùng tu hay bảo trì, sơn phết lem luốc. Đường xá còn rất thô sơ: xe chạy trên nhựa, bộ hành đi trên bờ đất. Đủ mọi loại xe: xe buýt, xe taxi, xe đạp 3 bánh, xe đạp 2 bánh thi đua nhau chen lấn trên đường hẹp. Trong xe taxi: tay lái có chiếc bên trái, có chiếc bên phải (đa số tay lái bên phải theo Ăng-lê). Tuy thích ngồi kế bên tài xế để gợi chuyện, nhưng tôi đành phải leo lên băng sau cho chắc ăn. Xe taxi không có máy tính tiền (taxi meter), khách phải trả giá. Trên đường, xe chạy giữ bên lề phải theo Pháp.

Nhìn bên đây, tôi thấy: tài xế taxi lái chầm chậm, nhường quyền cho ông quét đường; nhìn sang bên kia, tôi để ý: anh vá vỏ xe đạp đang giải thích tỉ mỉ cho khách hàng. Không ồn ào náo nhiệt.

Còn khách bộ hành thì không cần đếm xỉa gì đến đèn xanh đèn đỏ báo hiệu. Cũng không thấy nhiều cảnh sát giao thông trong đường phố. Người tiến tới đâu, xe ngừng tới đó. Tôi sợ nhất là vụ băng qua đường lộ. Mỗi lần băng qua đường, đầu tôi phải quay tứ hướng, khoảng 270 độ: trái – phải – trái.

Dọc đường đầy dẫy hàng nước và quán ăn. Nhân công, thợ thuyền Miến rất

thích uống trà và ăn vặt dọc đường. Tôi thì ngược lại: thích ăn vặt dọc đường và uống nước mía ép, cũng dọc theo lề đường luôn. Tiếp tục lội bộ nữa …

mien3Đi bộ thêm một hồi, tôi tới một ngã ba đường, thấy một biêu-đinh cao lớn sang trọng đứng sừng sững giữa một xóm bình dân. Xe hơi ra vào tấp nập. Ngoài cổng tòa nhà có đề hàng chữ lớn dài thườn thượt: The Union of Myanmar Federation of Chambers of Commerce & Industries (Công Đoàn Thương Mại và Kỹ Nghệ của Liên bang Miến Điện), nghe rất là khoe khoang, nhưng khi nhìn sang bên đường đối diện, thì hỡi ôi! Cả một chợ trời đang lụp xụp bán thịt, cá, hoa và quả.

Nào là thịt heo thịt gà, cá sông cá biển, rau quả hoa kiểng, đủ thứ ê hề, không thiếu món gì, duy chỉ thiếu cái tủ lạnh để giữ cho mặt hàng được tươi tốt; và cái lồng kính để ngăn chận đám ruồi nhặng khỏi oanh tạc thịt cá. Tại sao xứ Miến lại tệ lậu như thế, mặc dầu đã được độc lập kể từ năm 1948?

Mời độc giả hãy trở về quá khứ xa xăm một chút để thấy lịch sử nhân quả của dân Miến.

Miến Điện là một quốc gia đa sắc tộc, bắt nguồn từ các dân tộc cổ của Đông-Nam-Á (ĐNA). Các sắc tộc nông nghiệp này (giống Môn, Pyu, Bamar, Shan,…) sống trải dài từ Ba Thục, Tứ Xuyên, Vân Nam (nay thuộc Hoa-Nam) đến Miến Điện ngày nay, đã có nhiều ngàn năm văn minh từ trước. Khi Tần Thủy Hoàng của giống du mục Hoa-tộc gồm thâu lục quốc (-221) lập ra xứ China ở vùng Hoa-Bắc, rồi bành trướng thực dân về phương Nam, đã đẩy lùi các cổ dân ĐNA này xuôi Nam. Đến thế kỷ thứ 9 thì quốc gia Miến Điện thành hình và đã đẩy lui nhiều cuộc xâm lược của các nhà Đường, nhà Nguyên, nhà Thanh kéo sang từ Trung quốc. Đến thế kỷ 19, Miến Điện bị Anh quốc đô hộ và được gộp chung vào Ấn Độ cho dễ cai trị.

Kể từ sau thế chiến thứ hai (1945), phe Đồng Minh thắng trận phân chia lại vùng ảnh hưởng trên trái đất. Nga và Mỹ dẫn đầu thế giới tạo ra cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa cộng sản và tư bản. Đế quốc Anh trên đà yếu lụn, bận lo giải quyết vấn đề độc lập của Ấn Độ (1947), nên lơ là thuộc địa cũ Miến Điện. Miến giành được độc lập (1948), không chinh chiến. Trong khi đó, Trung-cộng dựa hơi Nga-xô cộng sản, thừa thắng xông lên, chiếm lục địa đẩy Trung Hoa Dân Quốc ra đảo Đài Loan (1949) và đặt sách lược tằm thực từng bước vào Đông Dương (1950), Triều Tiên (1953) và Miến Điện (1962).

Vào năm 1948, Miến Điện được độc lập, thoát khỏi vòng vây đế quốc Anh mà không vướng vào cảnh chiến tranh tang tóc. Nhưng đến năm 1962, nhóm quân phiệt Miến đảo chánh nhà nước dân chủ, ngã theo chủ nghĩa xã hội đi dựa vào Trung-cộng, lại dở trò độc tài làm tàn hại đất nước; khiến cho các nước Tây phương lánh xa ngoại giao và cấm vận kinh tế đủ thứ.

Vì lãnh đạo quân phiệt trong quá khứ tồi tệ và chính sách bá quyền đương thời của Trung-cộng luôn luôn áp đảo và đè nặng lên xã hội Miến Điện, do đó, đường xá kém mở mang, nhà cửa chịu ngổn ngang, xe cộ chạy lộn xộn, và chợ búa thiếu nhiều tủ lạnh để giữ cho thực phẩm được tươi tốt như hình ảnh đã cho thấy. Các bạn Miến cho tôi biết, chỉ vài ba năm trước, tình trạng xã hội còn tệ hại hơn nhiều. Cởi bỏ độc tài, cứng rắn với Trung-cộng, theo các bạn Miến, là những điều cần thiết cho bước đường đầu dân chủ hóa. Ngày nay lại khác! Năm 2012 xứ Miến Điện trở mình! Change of Wind (Đổi Gió) là tên của một đặc san viết về sự thay đổi chính sách của Miến Điện với Tây phương, đặc biệt là với Mỹ quốc. Đầu năm: Miến Điện thay đổi hiến pháp, chấp nhận đảng đối lập; giữa năm: thả tù nhân chính trị, cho giới lưu vong nhập nội; cuối năm: Obama, rồi tới tôi (lại nổ phát nữa) đi thăm dân cho biết sự tình là phải rồi! Luồng gió mới thổi vào đất Miến mát mẻ!

mien5Bên cạnh những điều tiêu cực, tôi thấy có nhiều khu gia cư và thương xá mới được cất lên. Hèn gì hồi đi ngang qua tòa nhà Công Đoàn Thương Mại và Kỹ Nghệ, tôi đã thấy thiên hạ vào ra nhộn nhịp. Nhưng khi thấy các công nhân xây dựng leo lên các khung sườn (scaffold) làm bằng tre để làm việc, không dây nịt, tôi thiệt hú hồn. Trông không khác gì đi xem xiếc. Nhỡ té xuống e là khó sống. Mà có sống thì cũng chắc là khó nuôi! Tôi đứng tần ngần độ năm phút, miệng lăm răm cầu nguyện cho các bạn đồng nghiệp được an lành. Tôi hỏi thăm thì được biết, giá đất cát và giá thuê nhà ở Yangon tăng lên vùn vụt.

Đám con buôn địa ốc, thời nào cũng có, hợp với luật lao động về xây dựng còn sơ khai sẽ tạo ra số thương vong nghề nghiệp cũng tăng lên vùn vụt theo. (Cách đây 25 năm, tôi làm nghề xây cầu xa lộ ở bang Washington, cũng phải leo cao như vậy, nhưng có đeo dây nịt an toàn, theo luật lệ hiện hành, và có bảo hiểm nhân thọ về tai nạn rất cao, nên cảm thấy không sao!).

Rời khu nhà đang cất, tôi đi dọc theo đường Pyay Road thấy một thương xá tân lập, trông mới toanh, với bảng hiệu là Sein Gay Har – Super Center. Đây có vẻ là một siêu thị loại sang trọng. Thử ghé vào bên trong xem thử.

Đại đa số hàng tiêu dùng, ngoại trừ thực phẩm, là đồ nhập cảng từ Trung-quốc. Vì thích xem phim tuồng, tôi ghé vào một tiệm bán CD trong siêu thị. Giá rẻ không thể tưởng tượng được! 10 tuồng phim Mỹ cô đọng lại trong một

CD với giá bán chỉ có 2 đô (1600 kyat), vị chi là 20 xu cho mỗi tuồng. Bên Mỹ, giá mỗi tuồng/CD trong chợ Wal-Mart hay Target khoảng 13 đô. Vỏ bọc CD làm rất cứng chắc, bằng kim loại, nhưng không thấy đề xuất xứ. Cô bán hàng cho biết là hàng mua lại của Trung-cộng và cũng dám nói thẳng là đồ ăn cắp, sang phim lậu, để bán rẻ cho dân Miến xài.

Hôm nay đi bộ độ sáu tiếng đồng hồ là đủ rồi. Tôi phải về nghỉ dưỡng sức, thoa bóp chân cẳng, sửa soạn cho ngày mai lên đồi thăm chùa. Xứ Miến, cũng như xứ Thái rất tôn sùng đạo Phật, xem như quốc giáo, nên xây dựng rất nhiều chùa to và đẹp mà ta hay gọi là chùa tháp.

3. HÔM QUA ANH ĐI CHÙA GON

 

mien6

 

Trên mình còn mùi thơm son

 

 

Cùng bè bạn anh chải đầu đeo lon!

Thay vì đi Chùa Hương: Hôm qua em đi Chùa Hương

                                     Hoa cỏ còn mờ hơi sương

                            Cùng thầy mẹ em vấn đầu soi gương …

 tôi đi Chùa Gon, viết tắt của nguyên chữ Shwedagon Pagoda. Đây là ngôi chùa cổ, nổi tiếng của Burma, được xây dựng từ thời Đức Phật Gautama thành đạo hơn 2500 năm trước. Nghe nói là vào thời đó, có 2 nhà buôn xứ Miến qua Népal đến thăm Đức Phật và được ngài tặng cho 8 cọng tóc; và sau khi trở về quê, hai vị này đã xây nên chùa Gon to nhất nước để kỷ niệm và thờ phượng Phật pháp.

Chùa rộng lắm, có 4 cổng vào Đông-Tây-Nam-Bắc với các đền đài tráng lệ và tháp nhọn thật cao ở giữa theo mô hình ngũ-hành. Tôi đi vào bằng cửa Tây nên phải trèo lên gần 2000 bậc thềm bằng chân không để ‘warm up’ cho nóng máy (chùa cấm mang giày dép). Dân địa phương thường đi vào bằng cổng Bắc có thang máy nên dưỡng sức để lội bộ thăm toàn khuôn viên chùa.

Góc nào cũng đầy thợ chụp ảnh. Tôi đeo vào cổ tay cái máy Canon PowerShot SD750, nên anh thợ nào gặp tôi cũng quay mặt chỗ khác, không mời mọc như gặp các người tay không. Chưa chắc ai chụp đẹp hơn ai nha!

Tôi viếng chùa vào ngày cuối tuần vào khoảng 10 giờ rưỡi sáng nên thiên hạ tấp nập, nhưng toàn cảnh rất trật tự, không ồn ào náo nhiệt, và nhất là – tôi thích hơn hết – ít nhang khói và không đốt giấy tiền vàng bạc như bên Ta và Tàu. Bà con thích tượng Phật nào thì ngồi bệt xuống sàn gạch vái lạy và cầu nguyện. Phần tôi thì chuộng cảnh tắm Phật và đứng dưới cây bồ đề xum xuê vì nhớ đến mẹ tôi. Bà là một Phật tử, hồi còn sống, đã dạy tôi rằng: tắm Phật (Phật tại tâm) là gột rửa lòng mình cho trong sạch; còn đứng dưới cội bồ đề là được sự che chở của Phật pháp bao la. Tôi ghi lại mấy bức ảnh này để tưởng niệm đến người mẹ hiền yêu dấu của tôi với lời dạy bảo của bà.

Trong chùa chứa rất nhiều tượng Phật với đủ mọi tư thế: đứng, ngồi hoặc nằm. Và ngoài hành lang lại có thêm nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng vừa chứa tượng của một vị Phật, và vừa đủ chỗ cho một người vào quỳ lạy để cầu nguyện.

mien9Dân Miến cũng rất thực tiễn: chỗ thờ Phật mà bà con vẫn nằm lăn ra ngủ. Phật không la, tăng không hạch, mà an ninh cũng không trách. Sàn gạch nằm rất mát. Đánh một giấc ngủ say thật là phiêu diêu tự tại, nhất là vào buổi trưa trời nóng nực. Khoan! Bức hình không phải chụp trong chùa mà là ở ngoài chợ. Ý tôi muốn nói: ngủ dưới bóng mát bồ đề và dưới hình Phật lúc nào, ở đâu, cũng đã!

Bên cạnh các tượng Phật còn có 3 bức tượng khác mà tôi nghĩ chưa ra ý nghĩa của chúng.

Thứ nhất, là tượng con giống-như-con-sư-tử, người Miến gọi là chinthe, có người dịch là sư tử thần, tôi nghĩ không ổn. Bởi vì, trước hết, xứ Népal đất Phật không có giống sư tử sinh sống. Chúng ta cần phải hiểu nghĩa bóng, chứ không phải nghĩa đen. Kế đến, trong tài liệu của Phật-học, thì có hình Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ Tát (Manjughosa) cưỡi con ‘giống-như-con-sư-tử’ chầu Phật tổ. Tôi đoán là con lân, tượng trưng cho tri thức và giáo dục. Nhưng cũng không ổn. Lân là một trong tứ-linh của Nho-học (long, lân, qui, phụng) không có chân trong Phật-học. Hay ta tạm chấp nhận con sư-tử-thần trong Phật bằng con lân trong Nho, ẩn dụ của trí huệ, cho hoà đồng tôn giáo, mà tiền nhân vào thời Lý-Trần đã chủ trương.

mien10Thứ nhì là tượng hình con đầu-người-mình-thú đứng kế bên, không biết tiếng Miến gọi là gì. Dáng nó giống như kiểu con Sphinx (đầu người mình sư tử) bên Ai-Cập. Tôi tự nghĩ: Phật giáo đã dùng phương tiện trí tuệ để dẹp sự vô minh, nguồn gốc của khổ đau trong cuộc sống; hình ảnh đầu-người-mình-thú biểu hiện cho tình trạng tu tập (trí huệ trong hình người) đang thoát khỏi thú tính (vô minh trong mình thú). Nghe cũng có lý lắm!

Và thứ ba là tượng anh Chà-và (Java) với cái bụng phệ, đứng múa dựa cột nhà. Tôi hoàn toàn không nghĩ ra ý gì cho cao siêu cả. Nhiều khi chỉ là vật trang trí, nên mình nghĩ già hóa non. Dân ở các hải đảo Java, Bornéo từ phương Nam cũng chạy lên Miến Điện sinh sống nhiều lắm. Do đó, phần nào đồng bào Java ảnh hưởng vào xã hội chùa chiền.

Xin chịu thua! Cả ba tượng này, chắc phải nhờ đến một bậc cao tăng hoặc nhà nghiên cứu Phật-học người Miến chỉ bảo dùm cho rõ ý nghĩa.

Em Zaw Thinh Tun đã dặn tôi: đi thăm chùa Shwedagon thì phải tắm Phậtgióng chuông Singu Min. Dội nước rửa tượng Phật thì tôi đã làm vào lúc sáng sớm rồi, bây giờ thì đi tìm cái đại-hồng-chung lịch sử để gióng lên vài tiếng. ‘Singu Min’ là tên của một vị vua Miến hiền lành vào thế kỷ 18. Vua Singu đã từ bỏ mọi chính sách hiếu chiến đối với lân bang Thái và Lào mà các trào vua trước thường chủ trương. Ông đúc cái chuông này, nặng 25 tấn, cao 7 feet và dày 12 inches để tặng cho chùa Gon. Tiếng Pali (Phạn) là Maha Ganda có nghĩa là đại-hồng-chung (Great Bell), nhưng dân chúng lại thích gọi bằng tên Singu Min Bell (chuông của vua Singu) hơn. Đế quốc Anh đã ăn cắp chuông Singu vào năm 1825, định chở qua Ấn, nhưng giữa đường bị chìm tàu trên sông Yangon. Đúng là trời bất dung gian! Dân địa phương vớt chuông lên, đem vào chùa thờ tiếp.

mien12Tôi dọng chuông ba tiếng để cầu nguyện cho đất nước Miến Điện và Việt Nam được dân-chủ-hóa lẹ lẹ; xứ sở Hoa-Kỳ được thay đổi tốt lành; và thế giới chúng ta sống được thanh bình, mọi người biết yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

Hai cột nhà kế bên chuông Singu, tôi để ý, thấy có hai con rồng chầu. Hết ‘con lân’ rồi lại đến ‘con long’ chen chân vào trong nhà chùa. Đạo (cái chuông) và đời (con rồng) lúc nào cũng cần/có nhau. Dạo bước trong chùa được ba tiếng đồng hồ rồi, tôi tìm chỗ ngồi nghỉ xả hơi một chút. Đi chân không, ngồi xếp bằng trên sàn nhà lót gạch mát rượi, kế bên một hoa văn cẩn tuyệt xảo; tôi ngó ra bên ngoài xem thiên hạ tới lui, còn thú gì bằng !?$

Chuẩn bị xuống đồi, giã từ chùa tháp Shwedagon. Chiều nay ghé nhà hàng bình dân nổi tiếng đông khách là Shwe Ba, đi bộ cách chùa khoảng 20 phút, để thứ món cà-ri đặc biệt của Yangon. Bốn món ăn và luôn thức uống mà chỉ tốn có 3 đô. Quá ngon, quá rẻ. Mại dô! Ngày mai sẽ đi thăm Trống Cóc.

Phần 1]

  1. Tượng Vua Bayinnaung Nawrahta (1516-1581) lập ra Vương quốc Toungoo

    Tượng Vua Bayinnaung Nawrahta (1516-1581) lập ra Vương quốc Toungoo

    1.  THĂM TRỐNG CÓC (Frog Drums) tại BẢO TÀNG VIỆN QUỐC GIA và LÀNG LIÊN HỢP SẮC TỘC

 Con cóc là cậu ông trời,

Ai mà đánh nó thì trời đánh cho (Ca dao VN)

mien13Nghe nói Miến Điện cũng có Trống Đồng nên tôi cũng cố gắng tìm đường đến xem. Tôi đã sẵn định kiến: hễ dân tộc nào có tạo tác được trống đồng (bronze drum) thì xa gần gì cũng có quan hệ đồng bào với tổ tiên người Việt. Các bạn người Miến của tôi cho biết, có hai nơi chứa trống tại Yangon, nhưng họ không đặt tên là trống đồng mà gọi nó là Trống Cóc (Frog Drum).

Nơi thứ nhất chứa Trống Cóc là Bảo Tàng Viện Quốc Gia Yangon (National Museum Yangon) do Bộ Văn Hóa của nhà nước quản lý. Đây là một tòa nhà rộng rãi, cao năm tầng lầu trong một khuôn viên rất lớn, nằm ngay trên đại lộ Pyay Road của thành phố, mở cửa từ năm 1996. Rất tiếc là họ không cho đem máy chụp hình vào bên trong viện và cấm chụp dưới mọi hình thức. Tôi đành thúc thủ và không có hình nào để cống hiến cho bạn đọc, ngoại trừ hai bức tượng đồng của hai quốc vương Miến, chụp được từ bên ngoài viện.

Trong lầu ba và lầu năm, tôi thấy được hai loại trống cóc: loại hai-con-nằm-chồng-lên-nhau do bộ tộc Kayin thuộc vùng Đông-Nam sáng tác, và loại ba-con-nằm-chồng-lên-nhau do bộ tộc Kayah thuộc vùng Đông-Bắc sáng tạo.

Hai con có thể là hình ảnh của vợ chồng hoặc cha con hoặc mẹ con. Còn ba con thì sao? Có phải tượng trưng cho 3 đời nhà cóc? hay tộc Kayah (có 3 con) muốn chơi trội hơn Kayin (chỉ có 2 con)?

Nơi thứ nhì có chứa Trống Cóc là Làng Liên Hợp Sắc Tộc Quốc Gia (Union National Races Village). Trống Cóc là nhạc cụ được tiêu khiển trong các lễ hội từ trước, và sau này được biến chế giản lược thành cồng, chiêng cho dễ xài, vì tạo trống khó khăn và khiêng trống nặng nhọc. Tôi có hỏi vị quản thủ của làng thì được biết: Trống Cóc dùng đặc biệt để cầu mưa vì dân Miến sống nhờ nông nghiệp làm ruộng nước. Năm nào hạn hán, hoặc thiếu/cần nước ngọt thì nông dân làm lễ cầu cho trời mưa, giống như bên Việt Nam ta:

Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cầy

Cho đầy bát cơm        

(Ca-dao VN)

Nhưng ổng lại không biết đến truyện Con Cóc là Cậu Ông Trời như trong truyện cổ tích theo dân gian của ta. Tôi bèn làm một đường thuyết giảng:

Ngày xửa ngày xưa, ông Trời bận việc thiên đình quên lo chuyện thế gian để cho trái đất bị hạn hán. Muôn loài đều khổ sở. Con cóc bèn dẫn con chim ưng, con gà cồ và con cọp rằn lên kiện ông Trời. Ông Trời liền sai binh tướng xua đuổi, nhưng bị con chim, con gà và con cọp dưới quyền điều khiển của con cóc đẩy lui. Ông Trời chịu thua, nên đặt ra giao ước: hễ khi nào gặp hạn hán thì cóc dưới trần cứ nghiến răng làm hiệu, Trời nghe biết sẽ đổ mưa ………

Ông quản thủ người Miến nghe khoái lắm vì hiểu ra được tại sao trong các dịp lễ hội dân gian, bà con đem Trống Cóc ra đánh để ông Trời nghe được tiếng trống như là tiếng nghiến răng của cóc, mà làm cho mưa thuận gió hòa để bà con dân ruộng được nhờ.

Tôi cũng vui lây theo! Thiệt ra, không giấu gì bạn, tôi có đọc truyện Con Cóclà Cậu Ông Trời đôi ba lần và rất thích truyện này nên nhớ dai, hồi còn học Việt-văn lớp đệ thất (1958) của VNCH trước 1975 [theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1934). Truyện Cổ Nước Nam, tr. 13. NXB Thăng Long – Sài Gòn].

Chưa hết! Cụ Nguyễn Đổng Chi (bố của anh Nguyễn Huệ Chi mà nhiều người biết tiếng) là một học-giả chuyên trị về các truyện cổ tích Việt Nam cho biết: có rất nhiều truyện đời xưa của dân Miến giống với truyện của dân Việt. Chắc là thời cổ xưa (trước Tần-Hán), dân cổ Miến và dân cổ Việt (nhất là Âu-Việt: Thục Phán An Dương Vương) đã là anh em hay bà con nội ngoại chi đó, nên kể chuyện giống nhau.

mien2Ngoài mẩu trống đồng ra, Làng Liên Hiệp Sắc Tộc của Miến còn chứa nhiều di vật nông nghiệp như nồi niêu bằng đất , rổ rá rọ, nôm nia bằng tre, và các nhạc cụ  bằng sừng trâu. Tất cả dụng cụ là vật chứng của một nền văn minh ruộng lúa nước, sống nhờ sông ngòi và gió mùa độc đặc của Đông-Nam-Á, hoàn toàn khác hẳn vùng Hoa-Bắc của Trung-quốc.

Quốc gia Miến Điện là một liên bang kết hợp bởi 8 sắc tộc chính: Kachin, Kayah, Kayin, Chin, Bamar, Mon, Rakhine và Shan; bao gồm 134 bộ tộc (sub-tribes) khác nhau, tạo thành một nền văn hóa phong phú và đa dạng. Do đó, không thể sử dụng một thể chế độc tài như của du mục Bắc phương, đế quốc Âu tây, nhóm quân phiệt, hay của đảng cộng sản mà có thể cai trị quốc dân lâu dài được.

Đang có một làn gió mới dân chủ thổi vào xã hội và đất nước Miến, nhưng tình hình thế giới giữa hai anh siêu cường Tàu và Mỹ còn găng nhau lắm. Miệng nói đối tác nhưng bụng vác dao găm. Cả một bài toán khó khăn cho lãnh đạo Miến Điện phải đối phó sau nửa thế kỷ (1962-2012) bị vùi dập dưới ách độc tài của quân phiệt. Tổng thống Thein Sein và nhà đối lập Aung San Suu Kyi đang từng bước hợp tác. Tôi đã gọi cho bạn Ma Kyi Pyar để hẹn ngày mai sẽ tới thăm trụ sở của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD).

2.  VIẾNG TRỤ SỞ  NATIONAL LEAGUE FOR DEMOCRACY

mien14Dưới thời đế quốc Anh, trong thập niên 1940, một vị anh hùng Miến là ông Aung San (sinh 1916 – bị ám sát chết 1947) đã thành lập quân đội Miến Điện độc lập, đưa đến sự tự do cho quốc gia vào năm 1948. Miến Điện được thanh bình từ năm 1948 cho đến 1962 thì bị nhóm quân phiệt đảo chánh lên cầm quyền. Quân phiệt cai trị độc tài theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của Trung-cộng: cấm dân biểu tình, chống đòi dân chủ, bỏ tù đối lập và đập giết đối kháng. Cả thế giới lên án và không thèm chơi với Miến Điện.

Năm 2011, cựu đại tướng Thein Sein làm tổng thống đã thay đổi tình hình: trước sửa luật pháp, thả tù chính trị; sau cho đảng đối lập tranh cử, chào mừng bà Suu Kyi (con của tướng Aung San), và mời gọi trí thức cùng lao động lưu vong trở về để chung nhau xây dựng đất nước. Hai vị Thein Sein và Aung San Suu Kyi đã cùng nhau qua thăm Mỹ quốc (2012), rồi kế đó Obama trả lễ chào viếng Miến Điện sau khi đắc cử nhiệm kỳ hai. Mỹ và Miến bắt tay.

Nhưng liệu dịp may dân chủ có chắc chắn không? Sách lược (strategies) với Trung-cộng phải ra sao? Đối thuật (tactics) với Hiệp Hội Đông-Nam-Á phải như thế nào? Luồng gió mới có thật sự thổi tới chưa? Hay cơ hội nào cũng chứa đầy dẫy cạm bẫy và thử thách! Tôi không biết hết, vì không phải chuyện gần gũi với mình. Học thầy không tầy học bạn. Tốt nhất là tôi đi hỏi mấy người bạn!

Nhờ có cô học trò người Mỹ-gốc-Miến ở San Francisco, Betty Ann Shwe, đã giới thiệu với NLD từ trước, nên tôi hẹn được một số bạn Miến ở văn phòng trụ sở để đến thăm. (Betty Ann là thành viên trong ban tổ chức đón tiếp bà Suu Kyi ở San Francisco mấy tháng trước, hồi năm ngoái). Không thuận đường xe buýt nên tôi gọi ngay taxi, đi cho thật lẹ đến ngay địa chỉ của trụ sở NLD. Tôi đến sớm hơn giờ hẹn độ 15 phút.

Trụ sở NLD chỉ là hai căn nhà thường trong một dãy phố rộng rãi, một căn thì lụp xụp nhưng có lầu hai, còn căn kế bên thì khang trang hơn nhưng là căn trệt có ga-ra để đậu xe hơi. Ngay trước cửa trụ sở có một số thanh niên (nam lẫn nữ) ăn mặc chỉnh tề, áo trắng mang huy hiệu đảng NLD (hình con gà chọi đang hướng chạy về ngôi sao trắng trên nền đỏ) đang đứng đợi. Trông mặt các bạn trẻ này xem rất tươi tắn, lễ độ và dễ thương. Tôi cảm thấy hãnh diện vì mình có người ra tiếp đón nồng hậu. Hết nổ rồi lại nổi!

Nhưng còn khuya tôi mới được tiếp đón nồng hậu! Nghèo mà ham! Họ đứng đó để chuẩn bị vào lớp cho khóa học của các thành viên trẻ (NLD Youth), chứ không phải để chào mừng khách từ phương xa đến. Rất ít người nói được tiếng Anh. Tôi đếm được trên 30 em, đến từ nhiều nơi khác nhau. Ngó sang nhà bên cạnh, dưới một gốc cây to, tôi thấy một anh người Miến vạm vỡ, xăm mình rằn ri (người Miến vẫn còn thích xăm hoa văn trên tay và chân) đang dòm ngó; tôi hơi lo, không biết là người bên công an hay bên bảo vệ. Nhưng có nhiều người ở chung quanh, không có gì phải phập phồng!

Đợi chừng 15 phút sau, cô Ma Kyi Pyar, điều hợp viên của NLD Youth, ra trước cửa mời tôi vào phòng khách trong căn nhà khang trang để gặp hai vị giáo sư khác đang chờ để đàm đạo. Đó là hai anh: tiến sĩ giáo dục Thein Lwin từ bên Anh và tiến sĩ điện tử Zeya Oo từ Úc-châu về. Các bạn này đều trên tuổi 50 và mới về Yangon độ nửa năm nay. Họ nói tiếng Anh rất nhuần nhuyễn. Lẽ dĩ nhiên! các vị này đã là sinh viên Miến ngày trước, bị quân phiệt rượt đuổi vì họ đấu tranh chống độc tài. Anh nào cũng bị án tù khiếm diện. Họ thuộc giới trí thức hải ngoại, đều là thành viên cốt cán của đảng NLD, nay quay về cố hương để mong xây dựng đất nước Miến tốt đẹp hơn.

Chúng tôi huyên thuyên đủ mọi thứ chuyện. Từ trên trời xuống dưới đất, rồi kéo qua chuyện con người, quốc gia rồi quốc tế, với anh Mỹ thiếu nợ ngập đầu và anh Tàu xấc xược thách đấu. Họ kể lể tình cảnh chậm tiến của Miến Điện: nào là độc tài quân phiệt lộng hành, tôn giáo quá khích hằn học, sắc tộc xào xáo bên trong, Trung-cộng lăm le bên ngoài. Đủ mọi thứ vấn đề nan giải. Tôi rất cảm thông, chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về tình cảnh của Việt Nam, cũng không hơn gì Miến Điện trong khoảng ba phần tư thế kỷ vừa qua:

Theo Nga, theo Mỹ, theo Tàu

Nga nhào, Mỹ rút, Tào-lao tiêu mình.

Các bạn nhà giáo này đều có chung nhận định là, thực lực phải do chính dân tộc mình tạo ra, chứ không phải do tá lực tạo thành, nhưng cần biết thời cơ quốc tế, vì nếu để lỡ chuyến tàu thì rất khó cho vận dụng về sau.

Sau gần 2 tiếng đồng hồ trao đổi qua tâm sự tương kính tương giao, chúng tôi đều đồng ý là phải: xây dựng nội lực dân tộc qua giáo dục, đổi mới phong thái sinh hoạt bằng văn hóa, cải sửa hệ thống chính trị vì dân chủ và phát triển nền kinh thương cho được bền vững.

Thấy lãnh đạo xứ người ta nghèo mà biết lo, còn hơn lãnh đạo xứ ta, miệng nói ba hoa mà toàn là đồ ba xạo. Họ nghèo-đói-cực-khổ mà họ chịu chơi! Còn ta sang-trọng-hùng-dũng mà hóa ra khiếp nhược! Ba dự án lớn của Trung-cộng đã bị chính phủ Miến đình chỉ: đập nước Myitsone không thông, mỏ đồng Latbadaung ngưng trệ, và thành phố Monywa không nhà.

mien15Hết giờ bàn chuyện chính-chị-chính-em, tôi được mời sang căn nhà lụp xụp để uống trà. Căn nhà này chứa nhiều bàn ghế cũ kỹ nhưng sạch sẽ, trang hoàng với nhiều hình ảnh và poster của bà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và ba của bà ta, ông Aung San, được xem như cha già của dân tộc Miến thời đại. Bà cụ quản gia căn nhà (cũng là trụ sở đảng NLD) tặng cho tôi một huy hiệu của đảng NLD và poster hình bà Suu Kyi để làm kỷ niệm cuộc thăm viếng. Bà dặn tôi nên tìm xem phim The Lady, kể lại cuộc đời sinh hoạt của vị lãnh đạo tài ba Aung San Suu Kyi (phim do nữ tài tử Michelle Yeoh đóng, 2011). Tôi cám ơn cụ bà và cầu chúc cho đảng NLD thành công lớn trong kỳ bầu cử tổng thống vào năm 2015 sắp tới.

Tạm biệt bè bạn đồng nghiệp thân mến người Miến sau vài giờ thăm viếng. Xem trong bản đồ thành phố Yangon, tôi thấy có con sông Yangon lượn quanh, na ná giống như thành phố Sàigòn có sông Sàigòn uốn khúc; chiều nay thả bộ dọc bờ sông Yangon để thư giãn ……

3.  BÁCH BỘ DỌC BỜ SÔNG YANGON

mien6Sông Yangon sao giống sông Sàigòn của ta quá! Vài chiếc tàu hàng cặp bến, nhưng quang cảnh không ồn ào náo nhiệt của sự sầm uất (trước 1975). Dăm ba chiếc ghe xuồng đang đưa khách vội sang sông, giá chỉ có vài chục xu (100 kyat). Ông lái đò, mặt cương nghị trong bộ đồ váy lam lũ, dùng sào tre đẩy ghe xa khỏi bờ. Bên kia sông, tôi mơ màng nghĩ đến bến đò Thủ Thiêm. Tự nhiên, tôi nhớ đến ông lái đò:

Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nỗi mừng vui không thốt được nên lời

(Bài ca Ông Lái Đò của Hiếu Nghĩa, trước năm 1975)

Vâng! Tôi nhớ đến dòng sông xưa của một thời niên thiếu và nhớ luôn đến ông lái đò. Bộ đồ mà ông đang mặc, nhất là cái váy, thật là lê thê lết thết hiện rõ nét dân tình khốn khó của một xã hội chậm phát triển, khác hẳn với các bộ y phục truyền thống tươi đẹp mà tôi đã thấy trong các làng sắc tộc mấy ngày trước. Mỗi người dân một bộ đồ mới, mười phân vẹn mười. Hy vọng khi xã hội Miến đổi thay, ông lái đò cũng sẽ có được một bộ đồ bảnh bao hơn.

mien16Mỏi cẳng, tôi ghé vào một quán cóc bán nước trà bên lề đường để vừa nhăm nhi vừa nghỉ mệt. Ngồi trên ghế đẩu, cạnh bờ sông, hóng gió mát, thưởng thức trà thơm; nhưng trong đầu, tôi suy nghĩ miên man: hướng về cố quốc, thương tiếc và ngậm ngùi lẫn lộn cho quê hương mình. Ước gì dân Việt được như dân Miến, tuy nghèo nhưng không hèn, tuy cực nhưng không khổ, vì hy-vọng-đã-vươn-lên; và vì giới lãnh đạo biết yêu dân và thương nước, không nhường bước trước bạo lực của Bắc phương.

Chị chủ quán trà ho hen vài tiếng đã kéo hồn tôi trở về với thực tại. Tôi không nói được tiếng Miến. Chị ta lại không nói được tiếng Việt, hay tiếng Anh, nên làm sao biết cách trả tiền nước? Tôi cầm một xấp tiền, sáu bảy tờ 100-kyat, và chìa ra cho chị chủ tiệm một cách chân thành, vì mình không biết giá cả. Chỉ chỉ lấy một tờ 100-kyat và móc túi thối lại cho tôi 50 kyat. Ôi! một tách trà thơm ngon mà trị giá quá rẻ.

Nếu chủ quán lấy luôn hai tờ 100-kyat đối với một khách ngoại quốc như tôi thì cũng chẳng nhằm nhò gì đến khách hàng. Nhưng chị ta rất thật tình, lấy tiền vừa đủ, khiến tôi thêm nghĩ ngợi về tính thành thật chân chất của dân Miến, mặc dầu biết rằng, đây chỉ là một sự kiện đơn lẻ (isolate incident) trong xã hội. Dầu gì thì dầu, đầu óc thống-kê-học của tôi vẫn không thắng nổi lòng cảm xúc trước cách xử thế của con người.

Tôi đứng dậy, bái bai chủ quán, lại tiếp tục đi bộ nữa. Xa xa thấy một đám đông, chừng khoảng bốn, năm chục người, vừa đứng vừa ngồi, đang xem một trận đấu thể thao rất hào hứng. Tiếng reo hò vô cùng náo nhiệt. Tôi tìm cách chen chân vào xem thử ……

4.  ĐÁNH CÁ ĐÁ CẦU MÂY

Cầu mây là trái banh hình tròn, rỗng ruột, đan bằng dây mây. Trái cầu mây rất nhẹ, đường kính khoảng 5 inches, dùng để đá rất thú vị. Trước 1975, trẻ con miền Nam Việt Nam cũng hay chơi đá cầu, nhưng là đá cầu lông (làm bằng lông gà, lông vịt hay lông chim). Thanh niên, con nít Miến rất chuộng môn đá cầu mây này lắm! Tên nó là chilon. Đây là môn thể thao bình dân, rẻ tiền. Có thể chơi tay ba, đấu tay đôi, hoặc tranh tài tay tư (đá cặp).

mien15Trở lại vụ đám đông đang vây chung quanh trận đấu cầu mây so tài giữa một tay ở trần và một tay mặc áo thun. Tôi vội ráp vô, chen chân ngồi chồm hổm chiếm một chỗ mát, thuộc hàng danh dự để xem cuộc thư hùng. Đôi chân của cầu thủ thật là tuyệt vời. Chúng giữ cầu, nhử cầu, nhấp cầu và sút cầu một cách điêu luyện. Tôi chưa từng thấy mấy cặp giò nào hay như vậy!

Tiếng reo hò của khán giả, đôi lúc biến thành la ó, khiến cho trận đấu trở nên căng thẳng. Đấu thủ ở trần thắng, tay áo thun thua. Cộng với bộ mặt tiu nghỉu là những tiếng xì xào khó hiểu. Có một tay thứ ba trong đám khán giả ra giữa sân tuyên bố gì đó, tôi cũng không hiểu nốt; thế rồi cả ba người đều ra khỏi sân. Ước gì tôi biết chút đỉnh tiếng Miến để xem khán giả, nhất là đám bênh bên thua, có chửi thề hay không. Tôi nghi là có. Vì không chửi thì không vui và không hào hứng. Hoặc chửi cho đã tức!

Tôi vội mua một ly nước-đá-nhận được bào bằng tay với syrup màu đỏ, vừa lạnh vừa ngọt, chỉ có 50 kyat; thêm vào vài miếng bánh cay làm mồi, thì tuyệt chiêu! Ngồi ghế thượng hạng, có món ăn thức uống nhấm nháp để xem trận thư hùng kế tiếp, thiệt không gì bằng!

Trận tiếp theo là một trận đấu cặp đôi. Trước khi giao đấu, tôi thấy có một anh mặc váy (xà-rông) ra nói năng vài câu gì đó rồi bắt đầu đi thu tiền. Chả lẽ anh ta đi thu tiền vé xem hát giữa chợ trời? Không đúng. Vì không phải ai cũng đưa tiền. Tôi không biết ất giáp gì nên cũng không đóng tiền, ngồi chờ xem tiếp. Tay cầm một đống tiền giấy, anh mặc váy lẳng lặng đi ra khỏi sân.

Trận đấu thật hay! Trái cầu mây vi vút bay qua màn lưới được căng ra ở giữa sân khiến cho mấy cái đầu của khán giả cũng lắc lư theo nhịp. Giá mà có bản nhạc Kiếp Nghèo với điệu tango của nhạc sĩ Lam Phương trổi lên trong lúc này, thì theo tôi: đây là trận chung kết về đá cầu mây hay nhất thế giới!

15 phút giao đấu chấm dứt. Thắng thua đã tỏ rõ. Tôi thấy một số khán giả chạy tới anh chàng mặc váy hồi nãy để lấy tiền lại, với một bộ mặt hớn hở của bên thắng. À ra thế! Đây là một trận đấu cá độ. Tôi mà làm nhà nước thì tôi sẽ bắt cả hai bên, thắng lẫn thua, đều đóng thuế ráo!

© Trương Như Thường

© Đàn Chim Việt

———————————————————————————–

Câu trả lời cho bảng chỉ đường ở đầu bài là:

mien17

Xin lỗi bạn! Tôi cũng bí luôn! Đã bảo là tôi mù chữ Miến mà.

© Trương Như Thường

© Đàn Chim Việt

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Phập phồng một vòng Yangon.

Trong khóa Fall 2012, một em sinh viên người Mỹ-gốc-Miến cho tôi biết là điều kiện sinh sống tại xứ Miến-Điện (tên cũ là Burma và tên mới là Myanmar) rất tồi tệ trên cả hai mặt kinh tế và chính trị.

Phập phồng một vòng Yangon

 

hiểu được bản chỉ đường trong hình này.Xem trả lời ở cuối bài.

hiểu được bản chỉ đường trong hình này.Xem trả lời ở cuối bài.

Trong khóa Fall 2012, một em sinh viên người Mỹ-gốc-Miến cho tôi biết là  điều kiện sinh sống tại xứ Miến-Điện (tên cũ là Burma và tên mới là Myanmar) rất tồi tệ trên cả hai mặt kinh tế và chính trị. Em kể lại nhiều chi tiết ly kỳ của gia đình em, vì đấu tranh, nên bố mẹ phải chạy tỵ nạn sang Mỹ, còn bà con thì trốn lánh qua Thái Lan đông lắm. Em dặn tôi, nếu có du lịch Bangkok thì nên tiện đường qua Yangon để có thể biết tình hình rõ hơn.

Nghe thầy không tầy nghe trò’. Tôi OK liền! Bangkok qua Yangon chỉ có 50 phút bay, nên tôi quyết định ghé thăm thành phố lớn nhất của xứ Miến trong vòng một tuần. Trước hết, phải tốn 2 tuần lễ và 20 đôla để xin visa nhập nội Yangon, rồi phải viết ba, bốn tờ đơn thành thật khai báo về cá nhân để được chấp thuận cho vào, đã khiến mình thấy nhiêu khê rồi! Trong khi ấy, thăm viếng Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore với cái passport là đi liền một cái rẹt, khỏi phải dài giòng văn tự chi cả.

Tuy lòng hơi phập phồng, vì nghe tới quân phiệt độc tài dưới hình ảnh quân đội và công an mặt mày bậm trợn là tôi dội liền. Nhưng khi nhận được các thông tin mới: 1. Đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (National League for Democracy, NLD) đã thắng cử vào quốc hội Miến; và 2. Tổng thống Mỹ Barack Obama, vừa mới đắc cử kỳ nhì xong, đã vội bay qua thăm các nước Đông-Nam-Á, mà xứ đầu tiên lại là Miến Điện vào giữa tháng 11, nên tôi cũng bớt lo phần nào.

Trong đầu tôi nghĩ: cứ đi theo đường tổng thống đi là tiện nhất. Ổng đã đi thăm: thứ nhất, Tổng thống U Thein Sein; thứ nhì, Trường đại học (University of Yangon); thứ ba, Chùa chiền (Shwedagon Pagoda); và thứ tư, Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng đối lập NLD với đảng quân đội; thì tôi cũng bắt chước y chang như ổng là thượng sách. Trong thực tế, tuy giống nhau là cùng đi thăm Yangon, nhưng cũng có vài điều khác biệt giữa tôitổng thống. Lâu lâu bà con cho tôi nổ một bữa!

Tôi là chánh thường dân nên không thể gặp được tổng thống Miến là U Thein Sein hoặc  Aung San Suu  Kyi, đảng trưởng NLD; nhưng tôi lại được dịp hàn huyên tâm sự cùng Thein Lwin, Ma Kyi Pyar, Zeya Oo, Zaw Thinh Tun, Myat May Zin, Soe Aung và nhiều bạn khác nữa … Chắc chắn độc-giả chưa biết mấy người này là ai. Hãy tiếp tục đọc bài ký sự này thì sẽ rõ thêm. Cũng nhiều thông tin và hình ảnh, do tôi chụp, hấp dẫn lắm!

Ngoài ra, làm dân bình thường nên dễ được ngồi-ăn-dọc-đường (street foods). Đi ăn dọc đường là nghề phụ thứ nhất của tôi và len lỏi vào các khu phố bình dân để thăm-dân-cho-biết-sự-tình là nghề phụ thứ nhì của tôi. Du lịch theo ‘tour’ của trưởng giả cũng hay, nhưng đi theo kiểu tây-ba-lô cũng ngoạn mục lắm, nếu không sợ mỏi giò vì lội bộ, và ăn bậy ngoài đường bị tiêu chảy.

Tôi không biết tiếng Miến, nhưng không lo, vì tôi rất rành động từ ‘to quơ’. (Như ‘to talk’ là nói chuyện, ‘to walk’ là đi bộ, và ‘to quơ’ nghĩa là quơ tay quơ chân, ra dấu) khi phải nói tiếng Anh với người địa phương trong các ngõ hẻm. Lận một tấm bản đồ thành phố Yangon trong lưng, giữ số điện thoại của toà lãnh sự Mỹ trong máy iPhone S4 và thủ một lô tiền kyat (đọc là jiatt) là ta có thể cuốn theo chiều gió được rồi.

1. ĐI TỚI ĐÂU, THỬ THỨC ĂN NGOÀI ĐƯỜNG TỚI ĐÓ!

Sáng giờ chưa ăn gì hết! Máy bay từ Bangkok (Thái Lan) qua Yangon (Miến Điện) chỉ mất gần một tiếng đồng hồ. Trên máy bay AirAsia, họ không cho ăn uống gì cả. Thật ra có nhiều đồ ăn thức uống lắm, nhưng phải trả tiền, chứ không miễn phí. Xuống phi trường, hai việc đầu tiên tôi cần phải làm ngay là: thứ nhất, đổi tiền baht của Thái ra tiền kyat của Miến để tiêu dùng; và thứ nhì, mua ‘sim cạt’ cho máy điện thoại cầm tay để gọi ngay cho bè bạn.

Tôi không dè! Mang theo một cọc tiền baht của Thái Lan, mà chúng lại trở thành vô dụng ngay trong lúc này. Các quán đổi tiền ngoại tệ chỉ mua bán đôla Mỹ, đồng Euro và đôla Singapore mà thôi. Họ không chịu đổi tiền Thái. Chắc tại nhà nước Miến cần ngoại tệ có giá trị hơn đồng baht. Tôi phải chạy tìm máy ATM tại phi trường để rút tiền trong cạt visa. Lại thêm một cái không dè nữa: rút 20000 kyat mà phải trả phụ phí thêm 5000 kyat, vị chi là 20% cho dịch vụ đổi tiền. Mắc thiệt!

Từ phi trường lấy taxi về khách sạn dưới phố mất thêm 45 phút với giá 8000 kyat (bằng 8 đôla Mỹ, vì $1 = 800 kyat). Trời tháng giêng đầu năm, nóng tới 93 độ F. Đói quá chịu không nổi! Sau khi cất hành lý vô phòng rồi, tôi vội vọt ngay ra đường phố tìm thức ăn địa phương để thưởng thức, mặc dầu trong khách sạn có sẵn tiệm ăn, nhưng toàn là món Tây và Tàu.

Vừa ra khỏi khách sạn, bước xuống đường là đụng ngay một anh chàng thanh niên độ 30 tuổi, mặc váy đang ngồi bán bánh cay. Bánh cay làm bằng bột mì hoặc bột bắp pha với gia vị, thêm chút xíu cà-ri. Ăn khai vị là hết ý! Tôi làm liền 10 viên tròn, tốn chỉ có 100 kyat, giá chưa tới 20 xu Mỹ. Mỗi viên là một lủm cho ấm bụng. Bánh cay được trình bày theo 4 thể hình: viên tròn, miếng bầu dục, cuốn dài và xếp góc tam giác. Tuy là thực phẩm loại con-nhà-nghèo nhưng đầy nghệ thuật chế biến. Nếu anh thanh niên bán hết cả rổ bánh cay thì thu vào được chừng 2 đô. Lời khoảng 1 đô rưỡi. Đủ nuôi sống cho anh ta trọn một ngày phù du. C’est la vie! Tôi đi tìm món ăn khác..

Đây rồi! Chỉ cách có hai con đường ngắn, ngay tại góc đường, nguyên một nồi đồ lòng heo: tim, gan, phèo, phổi, ruột già, ruột non, lỗ tai, lỗ mũi … đã được nấu chín và cắt ra thành từng miếng nhỏ vừa đủ bỏ vô mồm, lủm một miếng ngon miệng. Mỗi miếng ăn được xỏ xâu vào cọng tre dài thành từng ghim và được sắp xếp chung quanh một nồi nước súp nóng bốc khói. Giá một ghim nhỏ là 50 kyat, ghim to là 100 kyat. Tôi lót dạ 20 ghim nhỏ và 5 ghim to, vị chi là 1500 kyat. Nước chấm khá ngon. Chén súp vừa đủ ngọt. Mà chỉ tốn có gần 2 đôla. Còn gì bằng!

Các bạn thấy chưa! Tổng thống có thưởng thức được các món ăn bình dân, ngon như vầy không?

mien2Anh chủ hàng kế bên biết tôi là khách nước ngoài, bèn mời tôi thử món đặc sản của quán anh ta. Tôi hỏi ảnh món gì vậy? Đố các bạn thử xem trong hình: cả một chồng lá cây với bình vôi bên cạnh. Bạn hãy đoán thử xem là món gì! Dân Miến, đàn ông đàn bà, người già kẻ trẻ đều nhai được món này. Miệng mồm đỏ chét. Phun nghe phèn phẹt.

Tôi nhớ lại: ngày xửa ngày xưa, cách đây hơn 60 năm, ngoại tôi hồi còn sống, cả ông lẫn bà vẫn thường ngồm ngoàm mấy thứ lá này, và vẫn phun phèn phẹt xuống dưới đất. Thấy phát gớm! Mẹ tôi thì lại khác, lâu lâu có tiệc tùng mới thấy bà nhai xã giao với bè bạn. Bà dặn tôi: đây là tập tục nhai trầu lâu đời của dòng dõi người Việt. Nhai trầu phải gồm đủ 3 thứ: lá trầu, ruột trái cauvôi bột pha nước. Ba thứ trộn vào nhau tạo ra một dung dịch màu đỏ chói, có mùi vị thơm thơm, ngọt ngọt, chát chát và cay cay. Dung dịch màu đỏ này sát trùng rất tốt, tạo thành môi son xinh đẹp; nhưng đụng đâu nhổ đó thì cũng rất mất vệ sinh và thiếu thẩm mỹ.

Lớn lên, tôi lại nhớ có học về sự tích trầu cau với mối tình tay ba oái oăm của hai anh em Cao Tân, Cao Lang cùng người đẹp … (xin lỗi các bạn, lâu quá, tôi quên mất tên người đẹp rồi!). Và sau đó, cả ba đều chết chùm. Một người biến thành cây cau, một người biến thành dây trầu và một người biến thành hòn đá vôi: sống thì yêu nhau, khi chết lại quấn quít ôm nhau, không rời nửa bước. Chẳng giống như thời đại toàn-cầu-hóa của trai gái bây giờ:

Yêu nhiều thì ốm,

còn ôm nhiều thì yếu!

Tình tiết câu truyện trầu-cau-vôi éo le thiệt! Đóng kịch hay quay phim lại tuồng tích này, chắc chắn đông khách! NHƯNG. Tại sao dân Việt ta bây giờ không còn ai ăn trầu nữa, trong khi dân Miến lại nhai trầu đầy đường như dân Tây khoái nhai kẹo ‘chewing gum’? Giống Miến và Việt có bà con gì với nhau không? Tôi thấy da dân Miến hơi đen đen, bị sạm nắng, mặt mày hồn nhiên như đồng bào miệt sông Tiền sông Hậu của mình. Họ, trai lẫn gái Miến, vẫn còn mặc váy (longyi) đầy đường; còn người Việt thì theo Tây-hóa đã bỏ váy để bận quần hai ống hơn cả trăm năm nay rồi (dưới thời Nhà Nguyễn, tôi không nhớ rõ đời vua nào).

Ông ngoại tôi (thầy thuốc Nam ngày xưa) cũng căn dặn: mối tình tay ba của hai-ông-một-bà cũng giống như truyện ông bà Táo dưới bếp, nằm trong kho tàng cổ tích dân gian, phát nguồn từ nền văn minh nông nghiệp phương Nam. Hai-ông-một-bà là ứng với quẻ li, gồm hai vạch liền (biểu hiện cho hai ông) ôm một vạch rời (biểu hiện cho một bà) ở giữa. Quẻ li tượng trưng cho miền Nam nhiệt đới, vì vùng Đông-Nam-Á nắng nóng, quê hương của nông nghiệp, trong hệ thống bát-quái (tám quẻ) thuộc Kinh Dịch của tổ tiên Việt-tộc.

Anh Nguyễn Hy Vọng ở Nam Cali có cho tôi biết thêm: giống người Môn của Miến Điện, một trong những dân tộc nguyên thủy ở miền Nam-Miến khi phát âm có rất nhiều âm-hưởng và âm-vị như tiếng Việt. Và anh Vọng có sưu tập cả một cuốn từ-điển về gốc Môn của tiếng Việt. Dân Miến Điện (gốc Điền- Việt) không xa lạ gì với dân Việt Nam (gốc Lạc-Việt) theo cổ sử của các dân tộc Đông-Nam-Á.

Mấy chục năm qua, Trung-cộng o bế nhóm quân phiệt Miến Điện đè đầu đè cổ dân lành, nên xứ Miến vẫn còn nghèo khổ và lạc hậu. Giờ Mỹ quốc nhào vô đẩy Tàu ra, tạo cơ hội tốt cho dân Miến vùng dậy, dân-chủ-hóa nước nhà của họ. Tờ báo dân lập The Irrawaddy, độc lập với báo nhà nước, do những nhà báo Miến sống lưu vong sang Chiang Mai (Thái Lan) kể từ năm 1993, nay trở về Yangon, đã ra số báo đầu tiên vào tháng 12 vừa qua, đã chạy hàng tít lớn ngoài trang bìa America Embraces Myanmar (Mỹ ôm Miến) với hình Tổng thống Obama, tay phải choàng bà Aung San Suu Kyi và tay trái đang vẫy tay chào. Đầy tự tin!

Thoát khỏi nạn Tàu, được hay không, chưa biết, nhưng trí thức Miến mà tôi có dịp tiếp xúc tại Yangon (họ về từ Bangkok, Sydney, London và San Francisco) thấy có vẻ tràn ngập, vững niềm tin xây dựng lại Burma. Tinh thần phục hưng đầy hứng khởi!

Chúng ta miên man hơi nhiều, từ cảnh tôi đói bụng đến huyền thoại trầu-cau sang Kinh Dịch, rồi chuyển qua ngôn ngữ học, rồi nhảy vào geopolitics (địa-chính trị), và dính líu tới thời cuộc Mỹ-Tàu. Đi trật đường rầy du lịch hơi xa. Hãy trở lại chuyện ăn uống dọc đường của tôi … Anh chủ quán mời tôi ăn trầu, nhưng tôi không dám, bèn xin kiếu từ. Không phải tôi sợ cay. Thứ gì mà tôi không dám ăn. Ngoại trừ thịt chó và thịt mèo là tôi kiêng cữ. Chỉ sợ không biết nhổ nước trầu ở đâu mà thôi. Nuốt luôn cũng tởm. Nhớp lắm!

No bụng rồi, tôi thử đi bách bộ một vòng chung quanh lối xóm. Thử xem đường xá, cống rãnh, xe cộ lưu thông và chợ búa mua bán ra sao. Chỗ tôi ở là ngay tại downtown (dưới phố), nên có thể nói là đông dân cư và sầm uất.  

2. ĐƯỜNG XÁ, NHÀ CỬA, XE CỘ VÀ CHỢ BÚA

mien4Nhìn chung, Miến Điện còn nghèo nàn, chậm tiến và chưa được phát triển đúng mức. Các biệt thự vào thời đế quốc Anh cai trị còn nhiều, chưa được trùng tu hay bảo trì, sơn phết lem luốc. Đường xá còn rất thô sơ: xe chạy trên nhựa, bộ hành đi trên bờ đất. Đủ mọi loại xe: xe buýt, xe taxi, xe đạp 3 bánh, xe đạp 2 bánh thi đua nhau chen lấn trên đường hẹp. Trong xe taxi: tay lái có chiếc bên trái, có chiếc bên phải (đa số tay lái bên phải theo Ăng-lê). Tuy thích ngồi kế bên tài xế để gợi chuyện, nhưng tôi đành phải leo lên băng sau cho chắc ăn. Xe taxi không có máy tính tiền (taxi meter), khách phải trả giá. Trên đường, xe chạy giữ bên lề phải theo Pháp.

Nhìn bên đây, tôi thấy: tài xế taxi lái chầm chậm, nhường quyền cho ông quét đường; nhìn sang bên kia, tôi để ý: anh vá vỏ xe đạp đang giải thích tỉ mỉ cho khách hàng. Không ồn ào náo nhiệt.

Còn khách bộ hành thì không cần đếm xỉa gì đến đèn xanh đèn đỏ báo hiệu. Cũng không thấy nhiều cảnh sát giao thông trong đường phố. Người tiến tới đâu, xe ngừng tới đó. Tôi sợ nhất là vụ băng qua đường lộ. Mỗi lần băng qua đường, đầu tôi phải quay tứ hướng, khoảng 270 độ: trái – phải – trái.

Dọc đường đầy dẫy hàng nước và quán ăn. Nhân công, thợ thuyền Miến rất

thích uống trà và ăn vặt dọc đường. Tôi thì ngược lại: thích ăn vặt dọc đường và uống nước mía ép, cũng dọc theo lề đường luôn. Tiếp tục lội bộ nữa …

mien3Đi bộ thêm một hồi, tôi tới một ngã ba đường, thấy một biêu-đinh cao lớn sang trọng đứng sừng sững giữa một xóm bình dân. Xe hơi ra vào tấp nập. Ngoài cổng tòa nhà có đề hàng chữ lớn dài thườn thượt: The Union of Myanmar Federation of Chambers of Commerce & Industries (Công Đoàn Thương Mại và Kỹ Nghệ của Liên bang Miến Điện), nghe rất là khoe khoang, nhưng khi nhìn sang bên đường đối diện, thì hỡi ôi! Cả một chợ trời đang lụp xụp bán thịt, cá, hoa và quả.

Nào là thịt heo thịt gà, cá sông cá biển, rau quả hoa kiểng, đủ thứ ê hề, không thiếu món gì, duy chỉ thiếu cái tủ lạnh để giữ cho mặt hàng được tươi tốt; và cái lồng kính để ngăn chận đám ruồi nhặng khỏi oanh tạc thịt cá. Tại sao xứ Miến lại tệ lậu như thế, mặc dầu đã được độc lập kể từ năm 1948?

Mời độc giả hãy trở về quá khứ xa xăm một chút để thấy lịch sử nhân quả của dân Miến.

Miến Điện là một quốc gia đa sắc tộc, bắt nguồn từ các dân tộc cổ của Đông-Nam-Á (ĐNA). Các sắc tộc nông nghiệp này (giống Môn, Pyu, Bamar, Shan,…) sống trải dài từ Ba Thục, Tứ Xuyên, Vân Nam (nay thuộc Hoa-Nam) đến Miến Điện ngày nay, đã có nhiều ngàn năm văn minh từ trước. Khi Tần Thủy Hoàng của giống du mục Hoa-tộc gồm thâu lục quốc (-221) lập ra xứ China ở vùng Hoa-Bắc, rồi bành trướng thực dân về phương Nam, đã đẩy lùi các cổ dân ĐNA này xuôi Nam. Đến thế kỷ thứ 9 thì quốc gia Miến Điện thành hình và đã đẩy lui nhiều cuộc xâm lược của các nhà Đường, nhà Nguyên, nhà Thanh kéo sang từ Trung quốc. Đến thế kỷ 19, Miến Điện bị Anh quốc đô hộ và được gộp chung vào Ấn Độ cho dễ cai trị.

Kể từ sau thế chiến thứ hai (1945), phe Đồng Minh thắng trận phân chia lại vùng ảnh hưởng trên trái đất. Nga và Mỹ dẫn đầu thế giới tạo ra cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa cộng sản và tư bản. Đế quốc Anh trên đà yếu lụn, bận lo giải quyết vấn đề độc lập của Ấn Độ (1947), nên lơ là thuộc địa cũ Miến Điện. Miến giành được độc lập (1948), không chinh chiến. Trong khi đó, Trung-cộng dựa hơi Nga-xô cộng sản, thừa thắng xông lên, chiếm lục địa đẩy Trung Hoa Dân Quốc ra đảo Đài Loan (1949) và đặt sách lược tằm thực từng bước vào Đông Dương (1950), Triều Tiên (1953) và Miến Điện (1962).

Vào năm 1948, Miến Điện được độc lập, thoát khỏi vòng vây đế quốc Anh mà không vướng vào cảnh chiến tranh tang tóc. Nhưng đến năm 1962, nhóm quân phiệt Miến đảo chánh nhà nước dân chủ, ngã theo chủ nghĩa xã hội đi dựa vào Trung-cộng, lại dở trò độc tài làm tàn hại đất nước; khiến cho các nước Tây phương lánh xa ngoại giao và cấm vận kinh tế đủ thứ.

Vì lãnh đạo quân phiệt trong quá khứ tồi tệ và chính sách bá quyền đương thời của Trung-cộng luôn luôn áp đảo và đè nặng lên xã hội Miến Điện, do đó, đường xá kém mở mang, nhà cửa chịu ngổn ngang, xe cộ chạy lộn xộn, và chợ búa thiếu nhiều tủ lạnh để giữ cho thực phẩm được tươi tốt như hình ảnh đã cho thấy. Các bạn Miến cho tôi biết, chỉ vài ba năm trước, tình trạng xã hội còn tệ hại hơn nhiều. Cởi bỏ độc tài, cứng rắn với Trung-cộng, theo các bạn Miến, là những điều cần thiết cho bước đường đầu dân chủ hóa. Ngày nay lại khác! Năm 2012 xứ Miến Điện trở mình! Change of Wind (Đổi Gió) là tên của một đặc san viết về sự thay đổi chính sách của Miến Điện với Tây phương, đặc biệt là với Mỹ quốc. Đầu năm: Miến Điện thay đổi hiến pháp, chấp nhận đảng đối lập; giữa năm: thả tù nhân chính trị, cho giới lưu vong nhập nội; cuối năm: Obama, rồi tới tôi (lại nổ phát nữa) đi thăm dân cho biết sự tình là phải rồi! Luồng gió mới thổi vào đất Miến mát mẻ!

mien5Bên cạnh những điều tiêu cực, tôi thấy có nhiều khu gia cư và thương xá mới được cất lên. Hèn gì hồi đi ngang qua tòa nhà Công Đoàn Thương Mại và Kỹ Nghệ, tôi đã thấy thiên hạ vào ra nhộn nhịp. Nhưng khi thấy các công nhân xây dựng leo lên các khung sườn (scaffold) làm bằng tre để làm việc, không dây nịt, tôi thiệt hú hồn. Trông không khác gì đi xem xiếc. Nhỡ té xuống e là khó sống. Mà có sống thì cũng chắc là khó nuôi! Tôi đứng tần ngần độ năm phút, miệng lăm răm cầu nguyện cho các bạn đồng nghiệp được an lành. Tôi hỏi thăm thì được biết, giá đất cát và giá thuê nhà ở Yangon tăng lên vùn vụt.

Đám con buôn địa ốc, thời nào cũng có, hợp với luật lao động về xây dựng còn sơ khai sẽ tạo ra số thương vong nghề nghiệp cũng tăng lên vùn vụt theo. (Cách đây 25 năm, tôi làm nghề xây cầu xa lộ ở bang Washington, cũng phải leo cao như vậy, nhưng có đeo dây nịt an toàn, theo luật lệ hiện hành, và có bảo hiểm nhân thọ về tai nạn rất cao, nên cảm thấy không sao!).

Rời khu nhà đang cất, tôi đi dọc theo đường Pyay Road thấy một thương xá tân lập, trông mới toanh, với bảng hiệu là Sein Gay Har – Super Center. Đây có vẻ là một siêu thị loại sang trọng. Thử ghé vào bên trong xem thử.

Đại đa số hàng tiêu dùng, ngoại trừ thực phẩm, là đồ nhập cảng từ Trung-quốc. Vì thích xem phim tuồng, tôi ghé vào một tiệm bán CD trong siêu thị. Giá rẻ không thể tưởng tượng được! 10 tuồng phim Mỹ cô đọng lại trong một

CD với giá bán chỉ có 2 đô (1600 kyat), vị chi là 20 xu cho mỗi tuồng. Bên Mỹ, giá mỗi tuồng/CD trong chợ Wal-Mart hay Target khoảng 13 đô. Vỏ bọc CD làm rất cứng chắc, bằng kim loại, nhưng không thấy đề xuất xứ. Cô bán hàng cho biết là hàng mua lại của Trung-cộng và cũng dám nói thẳng là đồ ăn cắp, sang phim lậu, để bán rẻ cho dân Miến xài.

Hôm nay đi bộ độ sáu tiếng đồng hồ là đủ rồi. Tôi phải về nghỉ dưỡng sức, thoa bóp chân cẳng, sửa soạn cho ngày mai lên đồi thăm chùa. Xứ Miến, cũng như xứ Thái rất tôn sùng đạo Phật, xem như quốc giáo, nên xây dựng rất nhiều chùa to và đẹp mà ta hay gọi là chùa tháp.

3. HÔM QUA ANH ĐI CHÙA GON

 

mien6

 

Trên mình còn mùi thơm son

 

 

Cùng bè bạn anh chải đầu đeo lon!

Thay vì đi Chùa Hương: Hôm qua em đi Chùa Hương

                                     Hoa cỏ còn mờ hơi sương

                            Cùng thầy mẹ em vấn đầu soi gương …

 tôi đi Chùa Gon, viết tắt của nguyên chữ Shwedagon Pagoda. Đây là ngôi chùa cổ, nổi tiếng của Burma, được xây dựng từ thời Đức Phật Gautama thành đạo hơn 2500 năm trước. Nghe nói là vào thời đó, có 2 nhà buôn xứ Miến qua Népal đến thăm Đức Phật và được ngài tặng cho 8 cọng tóc; và sau khi trở về quê, hai vị này đã xây nên chùa Gon to nhất nước để kỷ niệm và thờ phượng Phật pháp.

Chùa rộng lắm, có 4 cổng vào Đông-Tây-Nam-Bắc với các đền đài tráng lệ và tháp nhọn thật cao ở giữa theo mô hình ngũ-hành. Tôi đi vào bằng cửa Tây nên phải trèo lên gần 2000 bậc thềm bằng chân không để ‘warm up’ cho nóng máy (chùa cấm mang giày dép). Dân địa phương thường đi vào bằng cổng Bắc có thang máy nên dưỡng sức để lội bộ thăm toàn khuôn viên chùa.

Góc nào cũng đầy thợ chụp ảnh. Tôi đeo vào cổ tay cái máy Canon PowerShot SD750, nên anh thợ nào gặp tôi cũng quay mặt chỗ khác, không mời mọc như gặp các người tay không. Chưa chắc ai chụp đẹp hơn ai nha!

Tôi viếng chùa vào ngày cuối tuần vào khoảng 10 giờ rưỡi sáng nên thiên hạ tấp nập, nhưng toàn cảnh rất trật tự, không ồn ào náo nhiệt, và nhất là – tôi thích hơn hết – ít nhang khói và không đốt giấy tiền vàng bạc như bên Ta và Tàu. Bà con thích tượng Phật nào thì ngồi bệt xuống sàn gạch vái lạy và cầu nguyện. Phần tôi thì chuộng cảnh tắm Phật và đứng dưới cây bồ đề xum xuê vì nhớ đến mẹ tôi. Bà là một Phật tử, hồi còn sống, đã dạy tôi rằng: tắm Phật (Phật tại tâm) là gột rửa lòng mình cho trong sạch; còn đứng dưới cội bồ đề là được sự che chở của Phật pháp bao la. Tôi ghi lại mấy bức ảnh này để tưởng niệm đến người mẹ hiền yêu dấu của tôi với lời dạy bảo của bà.

Trong chùa chứa rất nhiều tượng Phật với đủ mọi tư thế: đứng, ngồi hoặc nằm. Và ngoài hành lang lại có thêm nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng vừa chứa tượng của một vị Phật, và vừa đủ chỗ cho một người vào quỳ lạy để cầu nguyện.

mien9Dân Miến cũng rất thực tiễn: chỗ thờ Phật mà bà con vẫn nằm lăn ra ngủ. Phật không la, tăng không hạch, mà an ninh cũng không trách. Sàn gạch nằm rất mát. Đánh một giấc ngủ say thật là phiêu diêu tự tại, nhất là vào buổi trưa trời nóng nực. Khoan! Bức hình không phải chụp trong chùa mà là ở ngoài chợ. Ý tôi muốn nói: ngủ dưới bóng mát bồ đề và dưới hình Phật lúc nào, ở đâu, cũng đã!

Bên cạnh các tượng Phật còn có 3 bức tượng khác mà tôi nghĩ chưa ra ý nghĩa của chúng.

Thứ nhất, là tượng con giống-như-con-sư-tử, người Miến gọi là chinthe, có người dịch là sư tử thần, tôi nghĩ không ổn. Bởi vì, trước hết, xứ Népal đất Phật không có giống sư tử sinh sống. Chúng ta cần phải hiểu nghĩa bóng, chứ không phải nghĩa đen. Kế đến, trong tài liệu của Phật-học, thì có hình Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ Tát (Manjughosa) cưỡi con ‘giống-như-con-sư-tử’ chầu Phật tổ. Tôi đoán là con lân, tượng trưng cho tri thức và giáo dục. Nhưng cũng không ổn. Lân là một trong tứ-linh của Nho-học (long, lân, qui, phụng) không có chân trong Phật-học. Hay ta tạm chấp nhận con sư-tử-thần trong Phật bằng con lân trong Nho, ẩn dụ của trí huệ, cho hoà đồng tôn giáo, mà tiền nhân vào thời Lý-Trần đã chủ trương.

mien10Thứ nhì là tượng hình con đầu-người-mình-thú đứng kế bên, không biết tiếng Miến gọi là gì. Dáng nó giống như kiểu con Sphinx (đầu người mình sư tử) bên Ai-Cập. Tôi tự nghĩ: Phật giáo đã dùng phương tiện trí tuệ để dẹp sự vô minh, nguồn gốc của khổ đau trong cuộc sống; hình ảnh đầu-người-mình-thú biểu hiện cho tình trạng tu tập (trí huệ trong hình người) đang thoát khỏi thú tính (vô minh trong mình thú). Nghe cũng có lý lắm!

Và thứ ba là tượng anh Chà-và (Java) với cái bụng phệ, đứng múa dựa cột nhà. Tôi hoàn toàn không nghĩ ra ý gì cho cao siêu cả. Nhiều khi chỉ là vật trang trí, nên mình nghĩ già hóa non. Dân ở các hải đảo Java, Bornéo từ phương Nam cũng chạy lên Miến Điện sinh sống nhiều lắm. Do đó, phần nào đồng bào Java ảnh hưởng vào xã hội chùa chiền.

Xin chịu thua! Cả ba tượng này, chắc phải nhờ đến một bậc cao tăng hoặc nhà nghiên cứu Phật-học người Miến chỉ bảo dùm cho rõ ý nghĩa.

Em Zaw Thinh Tun đã dặn tôi: đi thăm chùa Shwedagon thì phải tắm Phậtgióng chuông Singu Min. Dội nước rửa tượng Phật thì tôi đã làm vào lúc sáng sớm rồi, bây giờ thì đi tìm cái đại-hồng-chung lịch sử để gióng lên vài tiếng. ‘Singu Min’ là tên của một vị vua Miến hiền lành vào thế kỷ 18. Vua Singu đã từ bỏ mọi chính sách hiếu chiến đối với lân bang Thái và Lào mà các trào vua trước thường chủ trương. Ông đúc cái chuông này, nặng 25 tấn, cao 7 feet và dày 12 inches để tặng cho chùa Gon. Tiếng Pali (Phạn) là Maha Ganda có nghĩa là đại-hồng-chung (Great Bell), nhưng dân chúng lại thích gọi bằng tên Singu Min Bell (chuông của vua Singu) hơn. Đế quốc Anh đã ăn cắp chuông Singu vào năm 1825, định chở qua Ấn, nhưng giữa đường bị chìm tàu trên sông Yangon. Đúng là trời bất dung gian! Dân địa phương vớt chuông lên, đem vào chùa thờ tiếp.

mien12Tôi dọng chuông ba tiếng để cầu nguyện cho đất nước Miến Điện và Việt Nam được dân-chủ-hóa lẹ lẹ; xứ sở Hoa-Kỳ được thay đổi tốt lành; và thế giới chúng ta sống được thanh bình, mọi người biết yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.

Hai cột nhà kế bên chuông Singu, tôi để ý, thấy có hai con rồng chầu. Hết ‘con lân’ rồi lại đến ‘con long’ chen chân vào trong nhà chùa. Đạo (cái chuông) và đời (con rồng) lúc nào cũng cần/có nhau. Dạo bước trong chùa được ba tiếng đồng hồ rồi, tôi tìm chỗ ngồi nghỉ xả hơi một chút. Đi chân không, ngồi xếp bằng trên sàn nhà lót gạch mát rượi, kế bên một hoa văn cẩn tuyệt xảo; tôi ngó ra bên ngoài xem thiên hạ tới lui, còn thú gì bằng !?$

Chuẩn bị xuống đồi, giã từ chùa tháp Shwedagon. Chiều nay ghé nhà hàng bình dân nổi tiếng đông khách là Shwe Ba, đi bộ cách chùa khoảng 20 phút, để thứ món cà-ri đặc biệt của Yangon. Bốn món ăn và luôn thức uống mà chỉ tốn có 3 đô. Quá ngon, quá rẻ. Mại dô! Ngày mai sẽ đi thăm Trống Cóc.

Phần 1]

  1. Tượng Vua Bayinnaung Nawrahta (1516-1581) lập ra Vương quốc Toungoo

    Tượng Vua Bayinnaung Nawrahta (1516-1581) lập ra Vương quốc Toungoo

    1.  THĂM TRỐNG CÓC (Frog Drums) tại BẢO TÀNG VIỆN QUỐC GIA và LÀNG LIÊN HỢP SẮC TỘC

 Con cóc là cậu ông trời,

Ai mà đánh nó thì trời đánh cho (Ca dao VN)

mien13Nghe nói Miến Điện cũng có Trống Đồng nên tôi cũng cố gắng tìm đường đến xem. Tôi đã sẵn định kiến: hễ dân tộc nào có tạo tác được trống đồng (bronze drum) thì xa gần gì cũng có quan hệ đồng bào với tổ tiên người Việt. Các bạn người Miến của tôi cho biết, có hai nơi chứa trống tại Yangon, nhưng họ không đặt tên là trống đồng mà gọi nó là Trống Cóc (Frog Drum).

Nơi thứ nhất chứa Trống Cóc là Bảo Tàng Viện Quốc Gia Yangon (National Museum Yangon) do Bộ Văn Hóa của nhà nước quản lý. Đây là một tòa nhà rộng rãi, cao năm tầng lầu trong một khuôn viên rất lớn, nằm ngay trên đại lộ Pyay Road của thành phố, mở cửa từ năm 1996. Rất tiếc là họ không cho đem máy chụp hình vào bên trong viện và cấm chụp dưới mọi hình thức. Tôi đành thúc thủ và không có hình nào để cống hiến cho bạn đọc, ngoại trừ hai bức tượng đồng của hai quốc vương Miến, chụp được từ bên ngoài viện.

Trong lầu ba và lầu năm, tôi thấy được hai loại trống cóc: loại hai-con-nằm-chồng-lên-nhau do bộ tộc Kayin thuộc vùng Đông-Nam sáng tác, và loại ba-con-nằm-chồng-lên-nhau do bộ tộc Kayah thuộc vùng Đông-Bắc sáng tạo.

Hai con có thể là hình ảnh của vợ chồng hoặc cha con hoặc mẹ con. Còn ba con thì sao? Có phải tượng trưng cho 3 đời nhà cóc? hay tộc Kayah (có 3 con) muốn chơi trội hơn Kayin (chỉ có 2 con)?

Nơi thứ nhì có chứa Trống Cóc là Làng Liên Hợp Sắc Tộc Quốc Gia (Union National Races Village). Trống Cóc là nhạc cụ được tiêu khiển trong các lễ hội từ trước, và sau này được biến chế giản lược thành cồng, chiêng cho dễ xài, vì tạo trống khó khăn và khiêng trống nặng nhọc. Tôi có hỏi vị quản thủ của làng thì được biết: Trống Cóc dùng đặc biệt để cầu mưa vì dân Miến sống nhờ nông nghiệp làm ruộng nước. Năm nào hạn hán, hoặc thiếu/cần nước ngọt thì nông dân làm lễ cầu cho trời mưa, giống như bên Việt Nam ta:

Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cầy

Cho đầy bát cơm        

(Ca-dao VN)

Nhưng ổng lại không biết đến truyện Con Cóc là Cậu Ông Trời như trong truyện cổ tích theo dân gian của ta. Tôi bèn làm một đường thuyết giảng:

Ngày xửa ngày xưa, ông Trời bận việc thiên đình quên lo chuyện thế gian để cho trái đất bị hạn hán. Muôn loài đều khổ sở. Con cóc bèn dẫn con chim ưng, con gà cồ và con cọp rằn lên kiện ông Trời. Ông Trời liền sai binh tướng xua đuổi, nhưng bị con chim, con gà và con cọp dưới quyền điều khiển của con cóc đẩy lui. Ông Trời chịu thua, nên đặt ra giao ước: hễ khi nào gặp hạn hán thì cóc dưới trần cứ nghiến răng làm hiệu, Trời nghe biết sẽ đổ mưa ………

Ông quản thủ người Miến nghe khoái lắm vì hiểu ra được tại sao trong các dịp lễ hội dân gian, bà con đem Trống Cóc ra đánh để ông Trời nghe được tiếng trống như là tiếng nghiến răng của cóc, mà làm cho mưa thuận gió hòa để bà con dân ruộng được nhờ.

Tôi cũng vui lây theo! Thiệt ra, không giấu gì bạn, tôi có đọc truyện Con Cóclà Cậu Ông Trời đôi ba lần và rất thích truyện này nên nhớ dai, hồi còn học Việt-văn lớp đệ thất (1958) của VNCH trước 1975 [theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1934). Truyện Cổ Nước Nam, tr. 13. NXB Thăng Long – Sài Gòn].

Chưa hết! Cụ Nguyễn Đổng Chi (bố của anh Nguyễn Huệ Chi mà nhiều người biết tiếng) là một học-giả chuyên trị về các truyện cổ tích Việt Nam cho biết: có rất nhiều truyện đời xưa của dân Miến giống với truyện của dân Việt. Chắc là thời cổ xưa (trước Tần-Hán), dân cổ Miến và dân cổ Việt (nhất là Âu-Việt: Thục Phán An Dương Vương) đã là anh em hay bà con nội ngoại chi đó, nên kể chuyện giống nhau.

mien2Ngoài mẩu trống đồng ra, Làng Liên Hiệp Sắc Tộc của Miến còn chứa nhiều di vật nông nghiệp như nồi niêu bằng đất , rổ rá rọ, nôm nia bằng tre, và các nhạc cụ  bằng sừng trâu. Tất cả dụng cụ là vật chứng của một nền văn minh ruộng lúa nước, sống nhờ sông ngòi và gió mùa độc đặc của Đông-Nam-Á, hoàn toàn khác hẳn vùng Hoa-Bắc của Trung-quốc.

Quốc gia Miến Điện là một liên bang kết hợp bởi 8 sắc tộc chính: Kachin, Kayah, Kayin, Chin, Bamar, Mon, Rakhine và Shan; bao gồm 134 bộ tộc (sub-tribes) khác nhau, tạo thành một nền văn hóa phong phú và đa dạng. Do đó, không thể sử dụng một thể chế độc tài như của du mục Bắc phương, đế quốc Âu tây, nhóm quân phiệt, hay của đảng cộng sản mà có thể cai trị quốc dân lâu dài được.

Đang có một làn gió mới dân chủ thổi vào xã hội và đất nước Miến, nhưng tình hình thế giới giữa hai anh siêu cường Tàu và Mỹ còn găng nhau lắm. Miệng nói đối tác nhưng bụng vác dao găm. Cả một bài toán khó khăn cho lãnh đạo Miến Điện phải đối phó sau nửa thế kỷ (1962-2012) bị vùi dập dưới ách độc tài của quân phiệt. Tổng thống Thein Sein và nhà đối lập Aung San Suu Kyi đang từng bước hợp tác. Tôi đã gọi cho bạn Ma Kyi Pyar để hẹn ngày mai sẽ tới thăm trụ sở của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD).

2.  VIẾNG TRỤ SỞ  NATIONAL LEAGUE FOR DEMOCRACY

mien14Dưới thời đế quốc Anh, trong thập niên 1940, một vị anh hùng Miến là ông Aung San (sinh 1916 – bị ám sát chết 1947) đã thành lập quân đội Miến Điện độc lập, đưa đến sự tự do cho quốc gia vào năm 1948. Miến Điện được thanh bình từ năm 1948 cho đến 1962 thì bị nhóm quân phiệt đảo chánh lên cầm quyền. Quân phiệt cai trị độc tài theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của Trung-cộng: cấm dân biểu tình, chống đòi dân chủ, bỏ tù đối lập và đập giết đối kháng. Cả thế giới lên án và không thèm chơi với Miến Điện.

Năm 2011, cựu đại tướng Thein Sein làm tổng thống đã thay đổi tình hình: trước sửa luật pháp, thả tù chính trị; sau cho đảng đối lập tranh cử, chào mừng bà Suu Kyi (con của tướng Aung San), và mời gọi trí thức cùng lao động lưu vong trở về để chung nhau xây dựng đất nước. Hai vị Thein Sein và Aung San Suu Kyi đã cùng nhau qua thăm Mỹ quốc (2012), rồi kế đó Obama trả lễ chào viếng Miến Điện sau khi đắc cử nhiệm kỳ hai. Mỹ và Miến bắt tay.

Nhưng liệu dịp may dân chủ có chắc chắn không? Sách lược (strategies) với Trung-cộng phải ra sao? Đối thuật (tactics) với Hiệp Hội Đông-Nam-Á phải như thế nào? Luồng gió mới có thật sự thổi tới chưa? Hay cơ hội nào cũng chứa đầy dẫy cạm bẫy và thử thách! Tôi không biết hết, vì không phải chuyện gần gũi với mình. Học thầy không tầy học bạn. Tốt nhất là tôi đi hỏi mấy người bạn!

Nhờ có cô học trò người Mỹ-gốc-Miến ở San Francisco, Betty Ann Shwe, đã giới thiệu với NLD từ trước, nên tôi hẹn được một số bạn Miến ở văn phòng trụ sở để đến thăm. (Betty Ann là thành viên trong ban tổ chức đón tiếp bà Suu Kyi ở San Francisco mấy tháng trước, hồi năm ngoái). Không thuận đường xe buýt nên tôi gọi ngay taxi, đi cho thật lẹ đến ngay địa chỉ của trụ sở NLD. Tôi đến sớm hơn giờ hẹn độ 15 phút.

Trụ sở NLD chỉ là hai căn nhà thường trong một dãy phố rộng rãi, một căn thì lụp xụp nhưng có lầu hai, còn căn kế bên thì khang trang hơn nhưng là căn trệt có ga-ra để đậu xe hơi. Ngay trước cửa trụ sở có một số thanh niên (nam lẫn nữ) ăn mặc chỉnh tề, áo trắng mang huy hiệu đảng NLD (hình con gà chọi đang hướng chạy về ngôi sao trắng trên nền đỏ) đang đứng đợi. Trông mặt các bạn trẻ này xem rất tươi tắn, lễ độ và dễ thương. Tôi cảm thấy hãnh diện vì mình có người ra tiếp đón nồng hậu. Hết nổ rồi lại nổi!

Nhưng còn khuya tôi mới được tiếp đón nồng hậu! Nghèo mà ham! Họ đứng đó để chuẩn bị vào lớp cho khóa học của các thành viên trẻ (NLD Youth), chứ không phải để chào mừng khách từ phương xa đến. Rất ít người nói được tiếng Anh. Tôi đếm được trên 30 em, đến từ nhiều nơi khác nhau. Ngó sang nhà bên cạnh, dưới một gốc cây to, tôi thấy một anh người Miến vạm vỡ, xăm mình rằn ri (người Miến vẫn còn thích xăm hoa văn trên tay và chân) đang dòm ngó; tôi hơi lo, không biết là người bên công an hay bên bảo vệ. Nhưng có nhiều người ở chung quanh, không có gì phải phập phồng!

Đợi chừng 15 phút sau, cô Ma Kyi Pyar, điều hợp viên của NLD Youth, ra trước cửa mời tôi vào phòng khách trong căn nhà khang trang để gặp hai vị giáo sư khác đang chờ để đàm đạo. Đó là hai anh: tiến sĩ giáo dục Thein Lwin từ bên Anh và tiến sĩ điện tử Zeya Oo từ Úc-châu về. Các bạn này đều trên tuổi 50 và mới về Yangon độ nửa năm nay. Họ nói tiếng Anh rất nhuần nhuyễn. Lẽ dĩ nhiên! các vị này đã là sinh viên Miến ngày trước, bị quân phiệt rượt đuổi vì họ đấu tranh chống độc tài. Anh nào cũng bị án tù khiếm diện. Họ thuộc giới trí thức hải ngoại, đều là thành viên cốt cán của đảng NLD, nay quay về cố hương để mong xây dựng đất nước Miến tốt đẹp hơn.

Chúng tôi huyên thuyên đủ mọi thứ chuyện. Từ trên trời xuống dưới đất, rồi kéo qua chuyện con người, quốc gia rồi quốc tế, với anh Mỹ thiếu nợ ngập đầu và anh Tàu xấc xược thách đấu. Họ kể lể tình cảnh chậm tiến của Miến Điện: nào là độc tài quân phiệt lộng hành, tôn giáo quá khích hằn học, sắc tộc xào xáo bên trong, Trung-cộng lăm le bên ngoài. Đủ mọi thứ vấn đề nan giải. Tôi rất cảm thông, chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về tình cảnh của Việt Nam, cũng không hơn gì Miến Điện trong khoảng ba phần tư thế kỷ vừa qua:

Theo Nga, theo Mỹ, theo Tàu

Nga nhào, Mỹ rút, Tào-lao tiêu mình.

Các bạn nhà giáo này đều có chung nhận định là, thực lực phải do chính dân tộc mình tạo ra, chứ không phải do tá lực tạo thành, nhưng cần biết thời cơ quốc tế, vì nếu để lỡ chuyến tàu thì rất khó cho vận dụng về sau.

Sau gần 2 tiếng đồng hồ trao đổi qua tâm sự tương kính tương giao, chúng tôi đều đồng ý là phải: xây dựng nội lực dân tộc qua giáo dục, đổi mới phong thái sinh hoạt bằng văn hóa, cải sửa hệ thống chính trị vì dân chủ và phát triển nền kinh thương cho được bền vững.

Thấy lãnh đạo xứ người ta nghèo mà biết lo, còn hơn lãnh đạo xứ ta, miệng nói ba hoa mà toàn là đồ ba xạo. Họ nghèo-đói-cực-khổ mà họ chịu chơi! Còn ta sang-trọng-hùng-dũng mà hóa ra khiếp nhược! Ba dự án lớn của Trung-cộng đã bị chính phủ Miến đình chỉ: đập nước Myitsone không thông, mỏ đồng Latbadaung ngưng trệ, và thành phố Monywa không nhà.

mien15Hết giờ bàn chuyện chính-chị-chính-em, tôi được mời sang căn nhà lụp xụp để uống trà. Căn nhà này chứa nhiều bàn ghế cũ kỹ nhưng sạch sẽ, trang hoàng với nhiều hình ảnh và poster của bà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và ba của bà ta, ông Aung San, được xem như cha già của dân tộc Miến thời đại. Bà cụ quản gia căn nhà (cũng là trụ sở đảng NLD) tặng cho tôi một huy hiệu của đảng NLD và poster hình bà Suu Kyi để làm kỷ niệm cuộc thăm viếng. Bà dặn tôi nên tìm xem phim The Lady, kể lại cuộc đời sinh hoạt của vị lãnh đạo tài ba Aung San Suu Kyi (phim do nữ tài tử Michelle Yeoh đóng, 2011). Tôi cám ơn cụ bà và cầu chúc cho đảng NLD thành công lớn trong kỳ bầu cử tổng thống vào năm 2015 sắp tới.

Tạm biệt bè bạn đồng nghiệp thân mến người Miến sau vài giờ thăm viếng. Xem trong bản đồ thành phố Yangon, tôi thấy có con sông Yangon lượn quanh, na ná giống như thành phố Sàigòn có sông Sàigòn uốn khúc; chiều nay thả bộ dọc bờ sông Yangon để thư giãn ……

3.  BÁCH BỘ DỌC BỜ SÔNG YANGON

mien6Sông Yangon sao giống sông Sàigòn của ta quá! Vài chiếc tàu hàng cặp bến, nhưng quang cảnh không ồn ào náo nhiệt của sự sầm uất (trước 1975). Dăm ba chiếc ghe xuồng đang đưa khách vội sang sông, giá chỉ có vài chục xu (100 kyat). Ông lái đò, mặt cương nghị trong bộ đồ váy lam lũ, dùng sào tre đẩy ghe xa khỏi bờ. Bên kia sông, tôi mơ màng nghĩ đến bến đò Thủ Thiêm. Tự nhiên, tôi nhớ đến ông lái đò:

Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nỗi mừng vui không thốt được nên lời

(Bài ca Ông Lái Đò của Hiếu Nghĩa, trước năm 1975)

Vâng! Tôi nhớ đến dòng sông xưa của một thời niên thiếu và nhớ luôn đến ông lái đò. Bộ đồ mà ông đang mặc, nhất là cái váy, thật là lê thê lết thết hiện rõ nét dân tình khốn khó của một xã hội chậm phát triển, khác hẳn với các bộ y phục truyền thống tươi đẹp mà tôi đã thấy trong các làng sắc tộc mấy ngày trước. Mỗi người dân một bộ đồ mới, mười phân vẹn mười. Hy vọng khi xã hội Miến đổi thay, ông lái đò cũng sẽ có được một bộ đồ bảnh bao hơn.

mien16Mỏi cẳng, tôi ghé vào một quán cóc bán nước trà bên lề đường để vừa nhăm nhi vừa nghỉ mệt. Ngồi trên ghế đẩu, cạnh bờ sông, hóng gió mát, thưởng thức trà thơm; nhưng trong đầu, tôi suy nghĩ miên man: hướng về cố quốc, thương tiếc và ngậm ngùi lẫn lộn cho quê hương mình. Ước gì dân Việt được như dân Miến, tuy nghèo nhưng không hèn, tuy cực nhưng không khổ, vì hy-vọng-đã-vươn-lên; và vì giới lãnh đạo biết yêu dân và thương nước, không nhường bước trước bạo lực của Bắc phương.

Chị chủ quán trà ho hen vài tiếng đã kéo hồn tôi trở về với thực tại. Tôi không nói được tiếng Miến. Chị ta lại không nói được tiếng Việt, hay tiếng Anh, nên làm sao biết cách trả tiền nước? Tôi cầm một xấp tiền, sáu bảy tờ 100-kyat, và chìa ra cho chị chủ tiệm một cách chân thành, vì mình không biết giá cả. Chỉ chỉ lấy một tờ 100-kyat và móc túi thối lại cho tôi 50 kyat. Ôi! một tách trà thơm ngon mà trị giá quá rẻ.

Nếu chủ quán lấy luôn hai tờ 100-kyat đối với một khách ngoại quốc như tôi thì cũng chẳng nhằm nhò gì đến khách hàng. Nhưng chị ta rất thật tình, lấy tiền vừa đủ, khiến tôi thêm nghĩ ngợi về tính thành thật chân chất của dân Miến, mặc dầu biết rằng, đây chỉ là một sự kiện đơn lẻ (isolate incident) trong xã hội. Dầu gì thì dầu, đầu óc thống-kê-học của tôi vẫn không thắng nổi lòng cảm xúc trước cách xử thế của con người.

Tôi đứng dậy, bái bai chủ quán, lại tiếp tục đi bộ nữa. Xa xa thấy một đám đông, chừng khoảng bốn, năm chục người, vừa đứng vừa ngồi, đang xem một trận đấu thể thao rất hào hứng. Tiếng reo hò vô cùng náo nhiệt. Tôi tìm cách chen chân vào xem thử ……

4.  ĐÁNH CÁ ĐÁ CẦU MÂY

Cầu mây là trái banh hình tròn, rỗng ruột, đan bằng dây mây. Trái cầu mây rất nhẹ, đường kính khoảng 5 inches, dùng để đá rất thú vị. Trước 1975, trẻ con miền Nam Việt Nam cũng hay chơi đá cầu, nhưng là đá cầu lông (làm bằng lông gà, lông vịt hay lông chim). Thanh niên, con nít Miến rất chuộng môn đá cầu mây này lắm! Tên nó là chilon. Đây là môn thể thao bình dân, rẻ tiền. Có thể chơi tay ba, đấu tay đôi, hoặc tranh tài tay tư (đá cặp).

mien15Trở lại vụ đám đông đang vây chung quanh trận đấu cầu mây so tài giữa một tay ở trần và một tay mặc áo thun. Tôi vội ráp vô, chen chân ngồi chồm hổm chiếm một chỗ mát, thuộc hàng danh dự để xem cuộc thư hùng. Đôi chân của cầu thủ thật là tuyệt vời. Chúng giữ cầu, nhử cầu, nhấp cầu và sút cầu một cách điêu luyện. Tôi chưa từng thấy mấy cặp giò nào hay như vậy!

Tiếng reo hò của khán giả, đôi lúc biến thành la ó, khiến cho trận đấu trở nên căng thẳng. Đấu thủ ở trần thắng, tay áo thun thua. Cộng với bộ mặt tiu nghỉu là những tiếng xì xào khó hiểu. Có một tay thứ ba trong đám khán giả ra giữa sân tuyên bố gì đó, tôi cũng không hiểu nốt; thế rồi cả ba người đều ra khỏi sân. Ước gì tôi biết chút đỉnh tiếng Miến để xem khán giả, nhất là đám bênh bên thua, có chửi thề hay không. Tôi nghi là có. Vì không chửi thì không vui và không hào hứng. Hoặc chửi cho đã tức!

Tôi vội mua một ly nước-đá-nhận được bào bằng tay với syrup màu đỏ, vừa lạnh vừa ngọt, chỉ có 50 kyat; thêm vào vài miếng bánh cay làm mồi, thì tuyệt chiêu! Ngồi ghế thượng hạng, có món ăn thức uống nhấm nháp để xem trận thư hùng kế tiếp, thiệt không gì bằng!

Trận tiếp theo là một trận đấu cặp đôi. Trước khi giao đấu, tôi thấy có một anh mặc váy (xà-rông) ra nói năng vài câu gì đó rồi bắt đầu đi thu tiền. Chả lẽ anh ta đi thu tiền vé xem hát giữa chợ trời? Không đúng. Vì không phải ai cũng đưa tiền. Tôi không biết ất giáp gì nên cũng không đóng tiền, ngồi chờ xem tiếp. Tay cầm một đống tiền giấy, anh mặc váy lẳng lặng đi ra khỏi sân.

Trận đấu thật hay! Trái cầu mây vi vút bay qua màn lưới được căng ra ở giữa sân khiến cho mấy cái đầu của khán giả cũng lắc lư theo nhịp. Giá mà có bản nhạc Kiếp Nghèo với điệu tango của nhạc sĩ Lam Phương trổi lên trong lúc này, thì theo tôi: đây là trận chung kết về đá cầu mây hay nhất thế giới!

15 phút giao đấu chấm dứt. Thắng thua đã tỏ rõ. Tôi thấy một số khán giả chạy tới anh chàng mặc váy hồi nãy để lấy tiền lại, với một bộ mặt hớn hở của bên thắng. À ra thế! Đây là một trận đấu cá độ. Tôi mà làm nhà nước thì tôi sẽ bắt cả hai bên, thắng lẫn thua, đều đóng thuế ráo!

© Trương Như Thường

© Đàn Chim Việt

———————————————————————————–

Câu trả lời cho bảng chỉ đường ở đầu bài là:

mien17

Xin lỗi bạn! Tôi cũng bí luôn! Đã bảo là tôi mù chữ Miến mà.

© Trương Như Thường

© Đàn Chim Việt

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm