Di Sản Hồ Chí Minh
Pháp trị và vỉa hè
Chiến dịch tảo thanh vỉa hè
Hai tuần lễ cuối tháng hai, trung tâm thành phố Sài Gòn rất nhộn nhịp. Nhộn nhịp không phải do một lễ hội hay do một nguyên thủ quốc gia nào đó thăm thành phố, mà nhộn nhịp vì những xe công trình do ông Phó chủ tịch quận nhất, Đoàn Ngọc Hải, chỉ huy dọn dẹp vỉa hè trung tâm thành phố một thời mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông.
Hình ảnh, video clip cho thấy không chỉ những gánh hàng rong, hay ghế ngồi của cà phê cóc bị quẳng lên xe của lực lượng dân phòng như mọi khi, mà lần này, những bảng hiệu lớn, những công trình kiên cố, kể cả những chốt gác của cơ quan nhà nước, cũng bị đoàn quân xa của ông Hải dẹp tan.
Tiếp theo một bài viết trên báo Tuổi Trẻ tại Sài Gòn ra ngày 1 tháng ba, về chiến dịch dọn dẹp vỉa hè của ông Hải, có đến 80 bình luận với tuyệt đại đa số ý kiến là hoan hô ông Hải. Sau đây là một ý kiến tiêu biểu:
Chú Hải cũng vì kiên quyết làm cho đến nơi đến chốn, việc làm này cũng chỉ có lợi cho dân cho nước, bao nhiêu năm rồi có ai làm được như chú ấy, vẫn đáng khen hơn đáng trách. Rất cần những người như chú ấy vì cái đất nước lộn xộn, thiếu ý thức, kém phát triển này.
Chỉ có hai bạn đọc bình luận thêm là làm thì cũng nên làm, nhưng cần có sự đồng thuận của dân, và phải để cho người dân có phương tiện sinh sống.
Trên các trang mạng xã hội, các trang blog trong và ngoài nước thì sự việc được nhìn nhận bằng nhiều góc độ đa dạng hơn.
Vì cuộc sống mưu sinh, không ít người già, phụ nữ, trẻ em phải bưng thúng bán rong, hàng ngày lê lết, lấn chiếm vỉa hè trên đường phố Sài Gòn.
-LS. Trần Hồng Phong
Luật sư Trần Hồng Phong viết trên trang blog Bình Luận Án:
Vỉa hè vốn là đất công, mà lại giống như là đất tư, chỉ đem lại lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận cho những người lấn chiếm, mà họ chẳng mất đồng nào. Thế nên việc thu lại vỉa hè là đúng lắm, cho người đi bộ. Đó cũng là thực thi và bảo vệ lẽ công bằng. Chắc chắn không ai phản đối cả.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, dù là sai phạm, không đúng luật - thì những gì do con người đặt trên vỉa hè đều là tài sản, là mồ hôi, công sức. Thế nên thay vì đập phá, thu giữ ngay, thì chính quyền nhất thiết và nên thông báo trước, để người lấn chiếm có thời gian thu vén.
Lời cuối: tôi cũng muốn bày tỏ ở đây sự thông cảm, xót xa cho những người nghèo. Vì cuộc sống mưu sinh, không ít người già, phụ nữ, trẻ em phải bưng thúng bán rong, hàng ngày lê lết, lấn chiếm vỉa hè trên đường phố Sài Gòn. Tôi thấy trên báo có đăng ý kiến của một vị lãnh đạo quận: "đằng sau mỗi gánh hàng rong, là cả một gia đình" - điều ấy là sự thật.
Blogger Viết từ Sài Gòn nhìn thấy sự đập phá của đoàn giải tỏa vỉa hè mang một nét gì đó hằn học, thể hiện sự hung tợn, quyết liệt, nhiều hơn là kỷ cương pháp luật.
Trên trang blog Tạp chí Luật khoa, xuất hiện liên tục hai bài, phân tích nhiều khía cạnh của chiến dịch dọn dẹp vỉa hè. Tác giả Nguyễn Chế liên tưởng chuyện vỉa hè với khái niệm cách mạng, vốn hay được những người cộng sản đang cầm quyền ở Sài Gòn và cả Việt Nam nêu cao:
Hùa theo bầu không khí hăm hở dẹp vỉa hè của ông quận phó, dường như hình ảnh cái vỉa hè trống đã trở thành một lý tưởng cách mạng được tôn sùng, đáng để “đốt cả dãy Trường Sơn”, đáng để hy sinh mọi quyền lợi, đáng để dẹp đi mọi âu lo thị dân thường nhật, mọi chuẩn mực cao cả sâu xa.
Cũng trên Tạp chí Luật khoa, Trịnh Hữu Long phân tích rằng sự “quyết liệt” đến mức bất thường của ông Phó chủ tịch quận sở dĩ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận, là vì có một sự khao khát của dân chúng về chuyện đó, do họ sống lâu ở một nơi không có một qui trình pháp luật bình thường. Anh viết tiếp về sự quyết liệt bất thường ấy:
Với tất cả sự quyết liệt đó, ông thổi một luồng gió mới vào cái không khí chính trị ngột ngạt và bế tắc triền miên của cả một đất nước, gieo cho người ta hy vọng về một lối thoát mới, mà khởi đầu là hy vọng về những vỉa hè thông thoáng. Ông gợi cho người ta về những hình mẫu lãnh đạo quyết liệt và hiệu quả như Lý Quang Diệu của Singapore hay Park Chung Hee của Hàn Quốc. Cái cảm hứng chính trị mà ông tạo ra lớn đến thế, hỏi sao mà người dân không thích ông cho được?
Trong khi thủ phạm chính là chính quyền, thì nay người dân lại phải chịu trách nhiệm chính cho tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Điều này, trong một nền pháp trị, là không công bằng. Người ta cần phải thấy cán bộ nhà nước bị trừng phạt trước khi họ bị trừng phạt. Những anh dân phòng, trật tự phường, công an phường, cán bộ phường phải bị kỷ luật, cách chức, truy tố ra toà vì vô trách nhiệm trong việc quản lý vỉa hè, ăn tiền đút lót để bỏ qua vi phạm, trước khi chính những lực lượng này xông ra đường đập phá, tịch thu tài sản của người dân.
Người dân có thể khao khát những lãnh đạo mạnh mẽ và được việc trong bối cảnh hệ thống luật pháp đã bó tay trước những vấn đề xã hội đặt ra. Nhưng sau cùng, họ không muốn sự mạnh mẽ đó dẫn đến một xã hội vô pháp.
Chấp pháp và phạm pháp
Người ta nói rằng không khéo ông Hải đã phạm luật.
Nhà báo Trung Bảo cho là cái tinh thần khao khát sự thay đổi làm cho nhiều người ủng hộ ông Hải, nhưng hóa ra lại đi ngược lại với tinh thần pháp quyền mà nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn lên tiếng mong muốn.
Ngày 1 tháng ba, sau hai tuần “quyết liệt” của ông Hải, chủ tịch thành phố là ông Nguyễn Thành Phong lên tiếng nhắc ông Hải rằng phải xử phạt đúng theo qui định, đúng trình tự pháp luật.
Tác giả Lê Nguyễn Duy Hậu so sánh hành động của ông Đoàn Ngọc Hải với Lương Sơn Bạc, những tay tướng cướp thời xưa bên Trung Quốc thay mặt vương quyền yếu kém mà hành xử pháp luật.
Khi những hành động Lương Sơn Bạc của ông phó chủ tịch Quận tại Thành Phố Hồ Chí Minh được tung hô và học hỏi thì đồng nghĩa với việc sự vô nguyên tắc, tùy tiện và độc đoán đang được tung hô. Ông Hải là một người kiên quyết, đúng. Ông đang có tâm rất tốt với chiến dịch của mình, không sai. Nhưng cách làm của ông thì thật sự không văn minh. Nó không văn minh vì nó sử dụng biện pháp thời chiến để áp dụng cho thời bình. Ông Hải từ chối mọi đối thoại, sẵn sàng dùng công an trấn áp những người phản đối ông, bất chấp lý lẽ họ là gì. Và miệng ông thì luôn nhắc đến Singapore, Singapore như một cái viễn cảnh đẹp để thu phục lòng người dân, mặc dù không ai biết cái Singapore của ông nó sẽ trông như thế nào.
Sống cả mấy chục năm trong cái lệ đó khiến họ tin rằng đó mới là cái luật họ phải tuân khi. Và khi một ông Hải nào đó xuống làm khác cái lệ, họ bất ngờ, họ phẫn nộ, và họ phản kháng. Âu đó cũng là tự nhiên khi một ai đó quyết định phá bỏ luật chơi.
Đã có những phản kháng sự quyết liệt của ông Hải, và đó chính là nguyên nhân làm cho cấp trên của ông Hải như ông Nguyễn Thành Phong phải lên tiếng.
Luật sư Lê Công Định chỉ trích rất mạnh mẽ rằng ông Hải chỉ có sự nhiệt tình, nhưng không biết gì về luật pháp, và luật sư Định gán cho ông Hải hình ảnh một thủ lĩnh Hồng Vệ Binh, những tay thủ lĩnh người Trung Quốc tuân lệnh chủ tịch Mao Trạch Đông, tiến hành đập phá, bắt bớ, thậm chí giết chóc khắp nơi trên lục địa Trung Hoa thời cách mạng văn hóa.
Hình ảnh những những người thi hành luật pháp kiểu Hồng vệ binh được luật sư Đặng Đình Mạnh gọi là Luật là tao, tao là luật.
Chiếc điện thoại Vertu
Trong suốt chiến dịch tảo thanh vỉa hè của ông Hải người ta thấy hình ảnh ông là một người đàn ông năng nổ, mặc áo sơ mi bỏ ngoài quần, với phong cách rất quần chúng như những bậc tiền bối cách mạng của ông. Nhưng một tai nạn đã xảy ra là tay ông đeo một chiếc đồng hồ rất đắt tiền cũng như chiếc điện thoại mà ông dùng để chỉ huy chiến dịch được biết là loại Vertu rất thời thượng dành cho các đại gia.
Một nhà báo đã gửi thư chất vấn chuyện ông Hải xài đồ đắt tiền, vì rằng theo tính toán với tiền lương công chức phó chủ tịch quận ông khó có thể xài hàng như vậy. Nhà báo đó bị rút thẻ nhà báo với lý do là gửi văn bản không đúng qui trình.
Nhà báo Trung Bảo nói rằng chuyện ông Hải phải trần tình về điện thoại và đồng hồ của ông là một chuyện ông phải làm:
Trách nhiệm cao nhất trong việc không thể kiến thiết Quốc gia phải thuộc về những người cầm quyền.
-Blogger Trịnh Kim Tiến
Việc đòi chất vấn một quan chức về món tài sản lớn như vậy là yêu cầu chính đáng của nhà báo. Quan chức phải bị giám sát bởi dư luận khi ông ta dùng những món trang sức vượt xa thu nhập chính thức của mình, nếu ông ta có được chúng từ các nguồn thu nhập hợp pháp khác thì việc lên báo giải bày càng nên chứ sao lại không.
Thê là trên mạng xã hội ông Hải được mệnh danh là Hải Vertu.
Luật sư Đặng Đình Mạnh viết tiếp về chuyện luật pháp, cho rằng dù hành xử bất cứ chuyện gì cũng phải trong khung của luật pháp. Ông phân tích thêm công chúng không nên vì những cảm xúc mà ủng hộ những hành động trái pháp luật, dù rằng nó có được biện minh là để đạt được những điều tốt đẹp đi nữa:
Hôm nay công chức Hải Vertu hành xử vô pháp cho mục đích tốt, công chúng được vuốt ve, mơn trớn cảm giác nên hả hê, không tiếc lời tán thưởng và cởi mở tấm lòng để sẵn sàng dung dưỡng điều vô pháp. Nhưng ngày khác, khi hành vi vô pháp sộc đến tận cửa nhà chúng ta không vì quyền lợi của chúng ta thì chúng ta có gì để bảo vệ mình? Luật pháp ư, khi chính chúng ta đã từng từ chối để dung dưỡng sự vô pháp?!
Sự vô pháp không bảo vệ chúng ta! Chỉ có luật pháp mới bảo vệ chúng ta! Và thực tế chúng ta cũng chẳng có gì khác ngoài luật pháp là lá chắn duy nhất bảo vệ cho chính mình trước cường quyền.
Vì thế, hãy cân nhắc đi! Duy tình hay duy lý là tùy lựa chọn của chúng ta! Một lá chắn bảo vệ chúng ta bằng luật pháp hay chúng ta phải trần như nhộng trước sự vô pháp là do sự quyết định của chúng ta lúc này đấy.
Vỉa hè và những gánh hàng rong
Giữa những xúc cảm ủng hộ ông Hải, và những phân tích duy lý của luật sư Mạnh, người ta lại thấy nổi lên nổi nhớ hoài niệm của blogger Trịnh Kim Tiến, những hoài niệm về gánh hàng rong và tuổi thơ của bao thế hệ người Việt Nam:
Tôi mê mệt những gánh hàng rong từ khi còn bé xíu, thế hệ trước tôi và chính tôi đã được nuôi lớn nhờ những gánh hàng đơn sơ ấy. Tôi từng bực lắm khi thấy cảnh dân phòng và công an kéo lê những quẩy hàng trên phố, từng chửi thề khi thấy những người đàn bà khốn khổ sấp ngửa chạy hàng và đau khổ cầu xin, giành giật từng quả cam, cái ghế. Họ bị xua đuổi, đối xử như những con ghẻ của xã hội vì chính sách công muốn hướng đến sự hiện đại và người ta cho rằng những gánh hàng ấy là hiện thân của sự nghèo nàn, lạc hậu và nhếch nhác.
Ghiền hàng rong nhưng tôi cũng thích sống trong một môi trường tiện nghi và sạch sẽ. Mơ ước được như Singapore là một mơ ước chính đáng của người Việt. Là con người ai mà không muốn được sinh sống ở một xứ sở xanh sạch và an toàn? Tôi có được quyền tham lam, đòi hỏi cả 2 điều ấy?
Chúng ta hoàn toàn có thể và còn có thể làm tốt hơn, nhưng phải xác quyết rằng việc kiến tạo đất nước đòi hỏi nhiều chủ thể phải tham gia đóng góp, từ ý kiến cho đến chuyên môn và trách nhiệm chứ không chỉ riêng một thành phần nào trong xã hội. Và trách nhiệm cao nhất trong việc không thể kiến thiết Quốc gia phải thuộc về những người cầm quyền.
Một người phụ nữ khác là Nguyễn Thị Bích Ngà viết tiếp mong muốn của Trịnh Kim Tiến về một xã hội trật tự nhưng vẫn duy trì truyền thống, không phải là không thực hiện được:
Rất dễ. Nhưng, chỉ có thể thực hiện được ở một thành phố, ở một đất nước quan chức tận tuỵ với chức trách và không tham lam, không làm trái luật do chính mình đặt ra và có trách nhiệm giữ gìn luật pháp, kỷ cương. Dễ mà thành khó đối với Việt Nam là vậy bởi lãnh đạo có giữ luật đâu và luật không áp dụng cho lãnh đạo, bảo sao dân không nhờn và cố tình làm sai luật vì coi thường lãnh đạo ngang với coi thường luật.
Bà viết tiếp rằng phải giải quyết cái gốc của vấn đề chứ không phải là cái phong cách đối phó như các vị lãnh đạo thành phố hiện nay. Bà làm người ta nhớ câu chuyện cách đây hơn 10 năm cũng tại thành phố Sài Gòn, phó chủ tịch Nguyễn Văn Đua đã từng ra lệnh đập nhà cao tầng, xóa sổ cả một khu phố của phường 14 quận Tân Bình, và rồi mọi chuyện lại trở lại như cũ, và bây giờ không phải ông Đua mà là ông Đoàn Ngọc Hải.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Pháp trị và vỉa hè
Chiến dịch tảo thanh vỉa hè
Hai tuần lễ cuối tháng hai, trung tâm thành phố Sài Gòn rất nhộn nhịp. Nhộn nhịp không phải do một lễ hội hay do một nguyên thủ quốc gia nào đó thăm thành phố, mà nhộn nhịp vì những xe công trình do ông Phó chủ tịch quận nhất, Đoàn Ngọc Hải, chỉ huy dọn dẹp vỉa hè trung tâm thành phố một thời mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông.
Hình ảnh, video clip cho thấy không chỉ những gánh hàng rong, hay ghế ngồi của cà phê cóc bị quẳng lên xe của lực lượng dân phòng như mọi khi, mà lần này, những bảng hiệu lớn, những công trình kiên cố, kể cả những chốt gác của cơ quan nhà nước, cũng bị đoàn quân xa của ông Hải dẹp tan.
Tiếp theo một bài viết trên báo Tuổi Trẻ tại Sài Gòn ra ngày 1 tháng ba, về chiến dịch dọn dẹp vỉa hè của ông Hải, có đến 80 bình luận với tuyệt đại đa số ý kiến là hoan hô ông Hải. Sau đây là một ý kiến tiêu biểu:
Chú Hải cũng vì kiên quyết làm cho đến nơi đến chốn, việc làm này cũng chỉ có lợi cho dân cho nước, bao nhiêu năm rồi có ai làm được như chú ấy, vẫn đáng khen hơn đáng trách. Rất cần những người như chú ấy vì cái đất nước lộn xộn, thiếu ý thức, kém phát triển này.
Chỉ có hai bạn đọc bình luận thêm là làm thì cũng nên làm, nhưng cần có sự đồng thuận của dân, và phải để cho người dân có phương tiện sinh sống.
Trên các trang mạng xã hội, các trang blog trong và ngoài nước thì sự việc được nhìn nhận bằng nhiều góc độ đa dạng hơn.
Vì cuộc sống mưu sinh, không ít người già, phụ nữ, trẻ em phải bưng thúng bán rong, hàng ngày lê lết, lấn chiếm vỉa hè trên đường phố Sài Gòn.
-LS. Trần Hồng Phong
Luật sư Trần Hồng Phong viết trên trang blog Bình Luận Án:
Vỉa hè vốn là đất công, mà lại giống như là đất tư, chỉ đem lại lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận cho những người lấn chiếm, mà họ chẳng mất đồng nào. Thế nên việc thu lại vỉa hè là đúng lắm, cho người đi bộ. Đó cũng là thực thi và bảo vệ lẽ công bằng. Chắc chắn không ai phản đối cả.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, dù là sai phạm, không đúng luật - thì những gì do con người đặt trên vỉa hè đều là tài sản, là mồ hôi, công sức. Thế nên thay vì đập phá, thu giữ ngay, thì chính quyền nhất thiết và nên thông báo trước, để người lấn chiếm có thời gian thu vén.
Lời cuối: tôi cũng muốn bày tỏ ở đây sự thông cảm, xót xa cho những người nghèo. Vì cuộc sống mưu sinh, không ít người già, phụ nữ, trẻ em phải bưng thúng bán rong, hàng ngày lê lết, lấn chiếm vỉa hè trên đường phố Sài Gòn. Tôi thấy trên báo có đăng ý kiến của một vị lãnh đạo quận: "đằng sau mỗi gánh hàng rong, là cả một gia đình" - điều ấy là sự thật.
Blogger Viết từ Sài Gòn nhìn thấy sự đập phá của đoàn giải tỏa vỉa hè mang một nét gì đó hằn học, thể hiện sự hung tợn, quyết liệt, nhiều hơn là kỷ cương pháp luật.
Trên trang blog Tạp chí Luật khoa, xuất hiện liên tục hai bài, phân tích nhiều khía cạnh của chiến dịch dọn dẹp vỉa hè. Tác giả Nguyễn Chế liên tưởng chuyện vỉa hè với khái niệm cách mạng, vốn hay được những người cộng sản đang cầm quyền ở Sài Gòn và cả Việt Nam nêu cao:
Hùa theo bầu không khí hăm hở dẹp vỉa hè của ông quận phó, dường như hình ảnh cái vỉa hè trống đã trở thành một lý tưởng cách mạng được tôn sùng, đáng để “đốt cả dãy Trường Sơn”, đáng để hy sinh mọi quyền lợi, đáng để dẹp đi mọi âu lo thị dân thường nhật, mọi chuẩn mực cao cả sâu xa.
Cũng trên Tạp chí Luật khoa, Trịnh Hữu Long phân tích rằng sự “quyết liệt” đến mức bất thường của ông Phó chủ tịch quận sở dĩ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận, là vì có một sự khao khát của dân chúng về chuyện đó, do họ sống lâu ở một nơi không có một qui trình pháp luật bình thường. Anh viết tiếp về sự quyết liệt bất thường ấy:
Với tất cả sự quyết liệt đó, ông thổi một luồng gió mới vào cái không khí chính trị ngột ngạt và bế tắc triền miên của cả một đất nước, gieo cho người ta hy vọng về một lối thoát mới, mà khởi đầu là hy vọng về những vỉa hè thông thoáng. Ông gợi cho người ta về những hình mẫu lãnh đạo quyết liệt và hiệu quả như Lý Quang Diệu của Singapore hay Park Chung Hee của Hàn Quốc. Cái cảm hứng chính trị mà ông tạo ra lớn đến thế, hỏi sao mà người dân không thích ông cho được?
Trong khi thủ phạm chính là chính quyền, thì nay người dân lại phải chịu trách nhiệm chính cho tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Điều này, trong một nền pháp trị, là không công bằng. Người ta cần phải thấy cán bộ nhà nước bị trừng phạt trước khi họ bị trừng phạt. Những anh dân phòng, trật tự phường, công an phường, cán bộ phường phải bị kỷ luật, cách chức, truy tố ra toà vì vô trách nhiệm trong việc quản lý vỉa hè, ăn tiền đút lót để bỏ qua vi phạm, trước khi chính những lực lượng này xông ra đường đập phá, tịch thu tài sản của người dân.
Người dân có thể khao khát những lãnh đạo mạnh mẽ và được việc trong bối cảnh hệ thống luật pháp đã bó tay trước những vấn đề xã hội đặt ra. Nhưng sau cùng, họ không muốn sự mạnh mẽ đó dẫn đến một xã hội vô pháp.
Chấp pháp và phạm pháp
Người ta nói rằng không khéo ông Hải đã phạm luật.
Nhà báo Trung Bảo cho là cái tinh thần khao khát sự thay đổi làm cho nhiều người ủng hộ ông Hải, nhưng hóa ra lại đi ngược lại với tinh thần pháp quyền mà nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn lên tiếng mong muốn.
Ngày 1 tháng ba, sau hai tuần “quyết liệt” của ông Hải, chủ tịch thành phố là ông Nguyễn Thành Phong lên tiếng nhắc ông Hải rằng phải xử phạt đúng theo qui định, đúng trình tự pháp luật.
Tác giả Lê Nguyễn Duy Hậu so sánh hành động của ông Đoàn Ngọc Hải với Lương Sơn Bạc, những tay tướng cướp thời xưa bên Trung Quốc thay mặt vương quyền yếu kém mà hành xử pháp luật.
Khi những hành động Lương Sơn Bạc của ông phó chủ tịch Quận tại Thành Phố Hồ Chí Minh được tung hô và học hỏi thì đồng nghĩa với việc sự vô nguyên tắc, tùy tiện và độc đoán đang được tung hô. Ông Hải là một người kiên quyết, đúng. Ông đang có tâm rất tốt với chiến dịch của mình, không sai. Nhưng cách làm của ông thì thật sự không văn minh. Nó không văn minh vì nó sử dụng biện pháp thời chiến để áp dụng cho thời bình. Ông Hải từ chối mọi đối thoại, sẵn sàng dùng công an trấn áp những người phản đối ông, bất chấp lý lẽ họ là gì. Và miệng ông thì luôn nhắc đến Singapore, Singapore như một cái viễn cảnh đẹp để thu phục lòng người dân, mặc dù không ai biết cái Singapore của ông nó sẽ trông như thế nào.
Sống cả mấy chục năm trong cái lệ đó khiến họ tin rằng đó mới là cái luật họ phải tuân khi. Và khi một ông Hải nào đó xuống làm khác cái lệ, họ bất ngờ, họ phẫn nộ, và họ phản kháng. Âu đó cũng là tự nhiên khi một ai đó quyết định phá bỏ luật chơi.
Đã có những phản kháng sự quyết liệt của ông Hải, và đó chính là nguyên nhân làm cho cấp trên của ông Hải như ông Nguyễn Thành Phong phải lên tiếng.
Luật sư Lê Công Định chỉ trích rất mạnh mẽ rằng ông Hải chỉ có sự nhiệt tình, nhưng không biết gì về luật pháp, và luật sư Định gán cho ông Hải hình ảnh một thủ lĩnh Hồng Vệ Binh, những tay thủ lĩnh người Trung Quốc tuân lệnh chủ tịch Mao Trạch Đông, tiến hành đập phá, bắt bớ, thậm chí giết chóc khắp nơi trên lục địa Trung Hoa thời cách mạng văn hóa.
Hình ảnh những những người thi hành luật pháp kiểu Hồng vệ binh được luật sư Đặng Đình Mạnh gọi là Luật là tao, tao là luật.
Chiếc điện thoại Vertu
Trong suốt chiến dịch tảo thanh vỉa hè của ông Hải người ta thấy hình ảnh ông là một người đàn ông năng nổ, mặc áo sơ mi bỏ ngoài quần, với phong cách rất quần chúng như những bậc tiền bối cách mạng của ông. Nhưng một tai nạn đã xảy ra là tay ông đeo một chiếc đồng hồ rất đắt tiền cũng như chiếc điện thoại mà ông dùng để chỉ huy chiến dịch được biết là loại Vertu rất thời thượng dành cho các đại gia.
Một nhà báo đã gửi thư chất vấn chuyện ông Hải xài đồ đắt tiền, vì rằng theo tính toán với tiền lương công chức phó chủ tịch quận ông khó có thể xài hàng như vậy. Nhà báo đó bị rút thẻ nhà báo với lý do là gửi văn bản không đúng qui trình.
Nhà báo Trung Bảo nói rằng chuyện ông Hải phải trần tình về điện thoại và đồng hồ của ông là một chuyện ông phải làm:
Trách nhiệm cao nhất trong việc không thể kiến thiết Quốc gia phải thuộc về những người cầm quyền.
-Blogger Trịnh Kim Tiến
Việc đòi chất vấn một quan chức về món tài sản lớn như vậy là yêu cầu chính đáng của nhà báo. Quan chức phải bị giám sát bởi dư luận khi ông ta dùng những món trang sức vượt xa thu nhập chính thức của mình, nếu ông ta có được chúng từ các nguồn thu nhập hợp pháp khác thì việc lên báo giải bày càng nên chứ sao lại không.
Thê là trên mạng xã hội ông Hải được mệnh danh là Hải Vertu.
Luật sư Đặng Đình Mạnh viết tiếp về chuyện luật pháp, cho rằng dù hành xử bất cứ chuyện gì cũng phải trong khung của luật pháp. Ông phân tích thêm công chúng không nên vì những cảm xúc mà ủng hộ những hành động trái pháp luật, dù rằng nó có được biện minh là để đạt được những điều tốt đẹp đi nữa:
Hôm nay công chức Hải Vertu hành xử vô pháp cho mục đích tốt, công chúng được vuốt ve, mơn trớn cảm giác nên hả hê, không tiếc lời tán thưởng và cởi mở tấm lòng để sẵn sàng dung dưỡng điều vô pháp. Nhưng ngày khác, khi hành vi vô pháp sộc đến tận cửa nhà chúng ta không vì quyền lợi của chúng ta thì chúng ta có gì để bảo vệ mình? Luật pháp ư, khi chính chúng ta đã từng từ chối để dung dưỡng sự vô pháp?!
Sự vô pháp không bảo vệ chúng ta! Chỉ có luật pháp mới bảo vệ chúng ta! Và thực tế chúng ta cũng chẳng có gì khác ngoài luật pháp là lá chắn duy nhất bảo vệ cho chính mình trước cường quyền.
Vì thế, hãy cân nhắc đi! Duy tình hay duy lý là tùy lựa chọn của chúng ta! Một lá chắn bảo vệ chúng ta bằng luật pháp hay chúng ta phải trần như nhộng trước sự vô pháp là do sự quyết định của chúng ta lúc này đấy.
Vỉa hè và những gánh hàng rong
Giữa những xúc cảm ủng hộ ông Hải, và những phân tích duy lý của luật sư Mạnh, người ta lại thấy nổi lên nổi nhớ hoài niệm của blogger Trịnh Kim Tiến, những hoài niệm về gánh hàng rong và tuổi thơ của bao thế hệ người Việt Nam:
Tôi mê mệt những gánh hàng rong từ khi còn bé xíu, thế hệ trước tôi và chính tôi đã được nuôi lớn nhờ những gánh hàng đơn sơ ấy. Tôi từng bực lắm khi thấy cảnh dân phòng và công an kéo lê những quẩy hàng trên phố, từng chửi thề khi thấy những người đàn bà khốn khổ sấp ngửa chạy hàng và đau khổ cầu xin, giành giật từng quả cam, cái ghế. Họ bị xua đuổi, đối xử như những con ghẻ của xã hội vì chính sách công muốn hướng đến sự hiện đại và người ta cho rằng những gánh hàng ấy là hiện thân của sự nghèo nàn, lạc hậu và nhếch nhác.
Ghiền hàng rong nhưng tôi cũng thích sống trong một môi trường tiện nghi và sạch sẽ. Mơ ước được như Singapore là một mơ ước chính đáng của người Việt. Là con người ai mà không muốn được sinh sống ở một xứ sở xanh sạch và an toàn? Tôi có được quyền tham lam, đòi hỏi cả 2 điều ấy?
Chúng ta hoàn toàn có thể và còn có thể làm tốt hơn, nhưng phải xác quyết rằng việc kiến tạo đất nước đòi hỏi nhiều chủ thể phải tham gia đóng góp, từ ý kiến cho đến chuyên môn và trách nhiệm chứ không chỉ riêng một thành phần nào trong xã hội. Và trách nhiệm cao nhất trong việc không thể kiến thiết Quốc gia phải thuộc về những người cầm quyền.
Một người phụ nữ khác là Nguyễn Thị Bích Ngà viết tiếp mong muốn của Trịnh Kim Tiến về một xã hội trật tự nhưng vẫn duy trì truyền thống, không phải là không thực hiện được:
Rất dễ. Nhưng, chỉ có thể thực hiện được ở một thành phố, ở một đất nước quan chức tận tuỵ với chức trách và không tham lam, không làm trái luật do chính mình đặt ra và có trách nhiệm giữ gìn luật pháp, kỷ cương. Dễ mà thành khó đối với Việt Nam là vậy bởi lãnh đạo có giữ luật đâu và luật không áp dụng cho lãnh đạo, bảo sao dân không nhờn và cố tình làm sai luật vì coi thường lãnh đạo ngang với coi thường luật.
Bà viết tiếp rằng phải giải quyết cái gốc của vấn đề chứ không phải là cái phong cách đối phó như các vị lãnh đạo thành phố hiện nay. Bà làm người ta nhớ câu chuyện cách đây hơn 10 năm cũng tại thành phố Sài Gòn, phó chủ tịch Nguyễn Văn Đua đã từng ra lệnh đập nhà cao tầng, xóa sổ cả một khu phố của phường 14 quận Tân Bình, và rồi mọi chuyện lại trở lại như cũ, và bây giờ không phải ông Đua mà là ông Đoàn Ngọc Hải.