Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Phát hiện dạng sống cổ xưa nhất trên Trái Đất ở độ sâu 800m tại Nam Phi?
Nhà địa chất người Australia vừa phát hiện một loại nấm 2,4 tỷ năm tuổi bị chôn vùi dưới lớp đá núi lửa ở tỉnh Bắc Cape, Nam Phi.
Nhà địa chất học Birger Rasmussen thuộc trường Đại học Curtin (Australia) vừa có phát hiện bất ngờ về dạng sống được cho là cổ xưa nhất trên Trái Đất: Một loại nấm 2,4 tỷ năm tuổi bị chôn vùi dưới lớp đá núi lửa ở tỉnh Bắc Cape, Nam Phi.
Nếu được đông đảo giới khoa học xác nhận thì loại nấm này chính thức trở thành dạng sống từng tồn tại lâu nhất trên Trái Đất tính cho đến nay.
Birger Rasmussen cho biết: "Khi kiểm tra các mẫu đất bazan khoan lấy từ khu vực đá núi lửa Ongeluk Formation ở Nam Phi, có một loạt túi khí khiến tôi tò mò. Phóng đại dưới kính hiển vi, tôi giật mình khi thấy chúng là những hóa thạch vi sinh được bảo quản hàng tỷ năm qua."
Ảnh nấm cổ xưa dưới kính hiển vi. Nguồn: Đại học Curtin.
Khi
Birger Rasmussen chia sẻ những bức ảnh về khám phá này với các nhà
nghiên cứu đồng nghiệp, trong đó có nhà cổ sinh vật học Stefan Bengtson
thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, thì tầm quan trọng của các
hóa thạch vi sinh đã trở nên rõ ràng.
Từ trước đến nay, dạng sống cổ nhất mà con người phát hiện được trên Trái Đất là cách đây 385 triệu năm.
Những phát hiện này có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với các nhà địa chất học mà còn đối với cả các nhà vũ trụ học. Điều này chứng minh cho chúng ta thấy, ở bất cứ địa hình nào, từ đáy đại dương không có ánh sáng và áp suất cực lớn đến sâu bên dưới lòng đất, sự sống vẫn tồn tại.
Vực thẳm Challenger - Nơi sâu nhất trên Trái Đất ở Thái Bình Dương, đang được các nhà khoa học khám phá xem sự sống có tồn tại hay không. Ảnh: WordPress.com.
Chúng không cần ánh sáng, không cần oxy, chúng cộng sinh và dùng năng lượng hóa học để tự dưỡng.
Phát hiện này củng cố thêm hy vọng sự sống ngoài Trái Đất vẫn đang âm thầm tồn tại đâu đó trong Hệ Mặt trời và ngoài vũ trụ xa xôi.
Nghiên cứu được công bố trên Nature Ecology & Evolution.
Dịch từ: Sciencealert
MM chuỷen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Phát hiện dạng sống cổ xưa nhất trên Trái Đất ở độ sâu 800m tại Nam Phi?
Nhà địa chất người Australia vừa phát hiện một loại nấm 2,4 tỷ năm tuổi bị chôn vùi dưới lớp đá núi lửa ở tỉnh Bắc Cape, Nam Phi.
Nhà địa chất học Birger Rasmussen thuộc trường Đại học Curtin (Australia) vừa có phát hiện bất ngờ về dạng sống được cho là cổ xưa nhất trên Trái Đất: Một loại nấm 2,4 tỷ năm tuổi bị chôn vùi dưới lớp đá núi lửa ở tỉnh Bắc Cape, Nam Phi.
Nếu được đông đảo giới khoa học xác nhận thì loại nấm này chính thức trở thành dạng sống từng tồn tại lâu nhất trên Trái Đất tính cho đến nay.
Birger Rasmussen cho biết: "Khi kiểm tra các mẫu đất bazan khoan lấy từ khu vực đá núi lửa Ongeluk Formation ở Nam Phi, có một loạt túi khí khiến tôi tò mò. Phóng đại dưới kính hiển vi, tôi giật mình khi thấy chúng là những hóa thạch vi sinh được bảo quản hàng tỷ năm qua."
Ảnh nấm cổ xưa dưới kính hiển vi. Nguồn: Đại học Curtin.
Khi
Birger Rasmussen chia sẻ những bức ảnh về khám phá này với các nhà
nghiên cứu đồng nghiệp, trong đó có nhà cổ sinh vật học Stefan Bengtson
thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, thì tầm quan trọng của các
hóa thạch vi sinh đã trở nên rõ ràng.
Từ trước đến nay, dạng sống cổ nhất mà con người phát hiện được trên Trái Đất là cách đây 385 triệu năm.
Những phát hiện này có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với các nhà địa chất học mà còn đối với cả các nhà vũ trụ học. Điều này chứng minh cho chúng ta thấy, ở bất cứ địa hình nào, từ đáy đại dương không có ánh sáng và áp suất cực lớn đến sâu bên dưới lòng đất, sự sống vẫn tồn tại.
Vực thẳm Challenger - Nơi sâu nhất trên Trái Đất ở Thái Bình Dương, đang được các nhà khoa học khám phá xem sự sống có tồn tại hay không. Ảnh: WordPress.com.
Chúng không cần ánh sáng, không cần oxy, chúng cộng sinh và dùng năng lượng hóa học để tự dưỡng.
Phát hiện này củng cố thêm hy vọng sự sống ngoài Trái Đất vẫn đang âm thầm tồn tại đâu đó trong Hệ Mặt trời và ngoài vũ trụ xa xôi.
Nghiên cứu được công bố trên Nature Ecology & Evolution.
Dịch từ: Sciencealert
MM chuỷen