Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Phi Đoàn 114
Vào đầu năm 1964, tôi được thuyên chuyển từ PĐ 112 ra Nha Trang đảm trách việc huấn luyện quan sát viên, sau khi trình diện Trung tá Phạm ngọc Sang, tôi làm việc tại Liên đoàn huấn luyện dưới quyền Th/tá Lượng.
Trường quan sát gồm một số huấn luyện viên từ các PĐQS biệt phái về như các bạn Nguyễn minh Công, Vũ bắc Hà, Phạm quý Bình…,đây là thời gian tôi cảm thấy như trở lại mái nhà xưa, khi mà 11 năm trước đây tôi gia nhập Không Quân, các phòng sở đều khang trang hơn và các phương tiện huấn luy
Vào đầu năm 1964, tôi được thuyên chuyển từ PĐ 112 ra Nha Trang đảm trách việc huấn luyện quan sát viên, sau khi trình diện Trung tá Phạm ngọc Sang, tôi làm việc tại Liên đoàn huấn luyện dưới quyền Th/tá Lượng.
Trường quan sát gồm một số huấn luyện viên từ các PĐQS biệt phái về như các bạn Nguyễn minh Công, Vũ bắc Hà, Phạm quý Bình…,đây là thời gian tôi cảm thấy như trở lại mái nhà xưa, khi mà 11 năm trước đây tôi gia nhập Không Quân, các phòng sở đều khang trang hơn và các phương tiện huấn luyện đều tối tân hơn nhiều và nhất là các buổi lễ mãn khóa đều được tổ chức trang trọng theo đúng lễ nghi quân cách đã thành những ấn tượng không bao giờ phai mờ của người sinh viên sĩ quan Không Quân.
Sau một buổi lễ mãn khóa hoa tiêu vào năm 65, tôi được lệnh của BTLKQ tiếp nhận PĐ 114. Phi đoàn 114 cũng đồn trú tại Nha trang nên các nhân viên không xa lạ gì đối với tôi, đây là PĐQS thứ ba nên các NVPH đều rất trẻ, mới ra khỏi quân trường, ngoại trừ một số các sĩ quan nồng cốt như Trần trọng Khương, Nguyễn xuân Tám, Lưu huy Cảnh, Đoàn Hựu, Nguyễn văn Luyện… Tôi vừa chân ướt chân ráo tới Phi đoàn thì anh Nguyễn đức Hiền biệt phái trên Pleiku đã lấy một L19 bay sang Cao mên, tuy chưa gặp anh Hiền, nhưng được các anh em cho biết là anh Hiền rất khéo tay nhất là về điêu khắc, vài tuần sau tôi nhận được thư anh gửi từ Pnompenh xin lỗi là đã gây phiền hà cho tôi, việc ra đi của anh hoàn toàn là chuyện cá nhân chứ không có chuyện gì bất mãn trong Phi đoàn.
Phi đoàn 114 đảm trách việc yểm trợ cho vùng 2, một vùng nhiều núi non nên đòi hỏi các phi công phải cảnh giác về khí tượng hay thay đổi từ vùng duyên hải đên vùng rừng núi, chưa một đơn vị phi hành nào lại có nhiều biệt đội rải rác khắp các tỉnh ở vùng 2 chiến thuật như Phi đoàn 114, suốt từ Qui nhơn cho tới Phan Thiết dọc theo bờ biển cũng như từ Kontum cho tới Bảo lộc dọc theo dẫy Trường sơn, cho nên việc thay đổi định kỳ (hai tuần lễ) cho các đoàn viên cũng như những sinh hoạt tập thể của Phi đoàn rất khó khăn, ngoài ra còn vấn đề lương bổng hàng tháng với vật giá leo thang theo đà đổ quân của Hoa kỳ lại càng làm cho đời sống thêm chật vật, nhất là với các nhân viên có gia đình.
Theo đà tiến triển và bành trướng lên cấp Không đoàn, từ những đơn vị biệt lập có Khu bưu chính riêng các Phi đoàn chỉ còn nhiệm vụ hành quân trực thuộc Liên đoàn tác chiến, về kỹ thuật và yểm trợ sẽ do các Liên đoàn kỹ thuật và yểm cứ đảm nhận, vì vậy công việc của vị Phi đoàn trưởng tương đối gần như vị trưởng phòng hành quân của Phi đoàn hồi trước. Các phi vụ hành quân đều do Liên đoàn tác chiến dựa theo đoản lệnh hành quân từ BTLKQ (frag orders),tùy theo số nhân viên phi hành và phi cơ khả dụng của từng Phi đoàn, rồi chuyển đến phòng hành quân từng Phi đoàn qua các Trung Tâm Hành Quân Không Trơ để thi hành. Do vậy, người phi đoàn trưởng có nhiều thì giờ chăm sóc cho nhân viên của mình hơn, với khoảng 7 biệt đội và những nhiệm vụ hành quân địa phương, hầu hết những NVPH thường chỉ về Phi đoàn khoảng hai tuần rồi lại khăn gói quả mướp ra đi. Những vị tỉnh trưởng hoặc tiểu khu trưởng, một số lớn đều là những quen biết cũ khi tôi còn phục vụ tại Phi đoàn 1 và 2 trước kia, nên đều dành những tiện nghi đặc biệt về ăn ở cũng như phương tiện di chuyển cho những phi hành đoàn biệt phái, như vậy một đôi khi cũng xảy ra những vụ lạm dụng phi cơ vào những việc riêng tư, đó là cái giá phải trả để đổi lấy những biệt đãi tại những nơi khỉ ho cò gáy.
Khi biệt phái dài ngày tại một nơi thường xảy ra những liên hệ tình cảm đôi khi dẫn đến hôn nhân như Tr/uy Lâm thành M. tại biệt độI Phan Thiết, đôi uyên ương này vẫn xây tổ ấm dưới bầu trời Cali, tôi rất xúc động khi nhận được gói quà của anh chi M. gửi cho khi mới ở trại cải tạo về. Phi đoàn lại có anh Thái văn Bá là một họa sĩ đã vẽ phù hiệu cho Phi đoàn là một con ó đen vẽ theo lối lập thể trên nền trời màu đỏ và được Bộ Tư Lệnh KQ chấp thuận. Ông phi đoàn phó Trần trọng Khương tối ngày bận bịu với việc bay huấn luyện xác định hành quân cho những hoa tiêu mới, tập đáp tại các phi trường hành quân nơi các biệt đội đồn trú nên tôi vẫn thường xuyên có những tin tức sinh hoạt của các nhân viên biệt phái, hồi trước ở Đệ Nhất Phi Đoàn Quan Sát Đà nẵng hoa tiêu nào đáp được an toàn tại sân bay Diêm Trường ở phía Bắc đèo Hải Vân là có thể đáp tại bất cứ phi trường nào, vì đặc biệt sân bay này ngắn, làm bằng vỉ sắt PSP rất trơn trượt, lại đặt trên nền đất cát trắng nên nếu phi cơ chạy ra ngoài vỉ sắt là bị lún không di chuyển được, sau đó còn những sân bay A lưới, Mang Buk là những sân bay bằng đất nện do voi của đồng bào thượng được sử dụng thay thế cho xe ủi đất bulldozer không thể mang tới được, chưa có trực thăng.
Riêng trong vùng hoạt động của PĐ 114 cũng có một số sân bay đặc biệt như Gia Nghĩa, nằm trên ngọn đồi hai đầu là khe suối trông cứ như một hàng không mẫu hạm, cũng như sân Phan Thiết nếu làm cận tiến từ biển vào thì xuống dốc, cho nên trừ khi gió quá lớn chúng tôi hạ cánh lên dốc, và cất cánh xuống dốc, gần Nhatrang có sân bay Động Ba Thìn, ngay trước trại Lực Lượng Đặc Biệt phía bên kia Quốc Lộ 1, sân Cam ranh cũ gần căn cứ Hải quân bằng vỉ sắt, có một thời gian khi Hải quân Thiếu tá Nguyễn hữu Tố phụ trách Trung Tâm Huấn Luyện này mỗi sáng sớm Trường Phi Hành đảm trách việc chuyên chở nhửng bao bánh mì cho các quân nhân Hải Quân có một lần vì đáp dài và thắng gấp một Ú17 bị lộn mèo nên phi vụ này bị hủy bỏ, một sân cỏ trong tỉnh Diên Khánh…, sân bay Vạn Giả, sân bay Cung Sơn một nơi khỉ ho cò gáy nằm bên cạnh một trường tiểu học mỗi khi có phi cơ hạ cánh là cả cô giáo lẫn học trò đều chạy ra xem, sân bay Chóp chài gần Tuy hòa luôn luôn có gió ngang, tại đây một tai nạn khi một chiêc Caribou C7A hạ cánh bị gió ngang hất ra ngoài phi đạo khiến một hành khách cấp tướng tử nạn…, những hoa tiêu kỳ cựu của Phi đoàn 114 như Võ Ý, Hồ vĩnh Thủy, Nguyễn đình Đại, Đỗ đăng Nghĩa, Tiêu quang Vân, Lý Bửng (với thành tích là người đầu tiên trong lịch sử KQVNCH đã hạ cánh an toàn trên hàng không mẫu hạm Hoa kỳ), Trần Ninh, Nguyễn văn Phương.. đều là những chuyên viên đáp sân ngắn và những quan sát viên tài ba, những ông vua ngồi trên ngai vàng (theo như thi sĩ Kha Lăng Đa), chấm tọa độ những nơi trên bản đồ chỉ toàn màu xanh đậm mà Nha Địa Dư chưa có dữ kiện chẳng ai qua mặt những Trần Dật, La Kim Điệp, Lưu Kim Cương, Nguyễn công Thiểm, Hồ danh Lịch, Bùi đạt Vĩnh, Bùi đức Chu, Jack Palance Nguyễn văn Lưu, Nguyễn vĩnh Long, Đinh sinh Long, Lục văn Miến, Trương hữu Cầu, Phi quang Quý, Sơn Vét, Trương Hải Yến, Võ Ngọc, Thái thanh Giang…xin tiền gây quỹ cây mùa xuân cho Phi đoàn vào dịp Tết là phải nhờ đến Lê cảnh Lợi, có lẽ vì anh có biệt tài về ca bài ca con cá nên các Tỉnh Trưởng Mạnh thường Quân dễ mủi lòng và sẵn sàng lấy quỹ đen ra thân tặng, nhiều khuôn mặt thân quen ẩn hiện trong tiềm thức tôi những cánh chim đã lìa đàn trong những phi vụ hiểm nghèo như Huỳnh Tước tại Dakpek, Tiên nâu và Gái, Mai trọng Tư, người hoa tiêu trẻ có nhiều huy chương nhất Phi đoàn đã mất tich trong chuyến bay liên lạc từ Nha Trang đi Pleiku cùng với những sĩ quan kỹ thuật Trương Thoan, Thạch (vũ kbí), ngoài ra cũng có những mất mát do tai nạn như anh Minh (tục gọi là Minh mọi) tại Qui Nhơn, anh Nguyễn văn Thành tại Ban Mê Thuột bị vertigo lúc cất cánh trong sương mù buổi sáng sớm, hai anh em anh T, thuộc PĐ 116 tân lập, đụng phải cây tại Suối Dầu khi bay thấp, tuy vậy cũng có những may mắn như anh Trần duy Nguyện bi hạ cánh ép buộc trong rừng rậm gần đèo M’Drak sau một tuần lễ, mặc dù bị gẫy tay đã tìm ra đường lộ và được cứu thoát, các phương tiện tìm cứu của Không đoàn đã được huy động liên tục cho tới khi liên lạc được với anh, cho nên sau này KQ Đào bá Hùng đã cảm xúc trong câu “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè” để nói lên sự cố gắng của KĐ trong việc tìm cứu đồng đội lâm nạn.
Với sự hiện diện của toán cố vấn Mỹ bên cạnh Bộ Tư Lệnh K.Đ., những công việc tu bổ các phần sở được tiến hành rất tốt đẹp, phi đoàn nào cũng có một trailer cho phi hành đoàn trực hành quân, một phòng nghỉ cho NVPH với máy lạnh cùng những tiện nghi giải trí (sách, báo, âm nhạc,TV, Radio) thỉnh thoảng họ cũng bay cùng chúng tôi trong mọi phi vụ để tìm hiểu những khó khăn trong việc điều hành và họ đã cùng chia sẻ với chúng tôi những rủi ro có thể xảy ra cho chính bản thân họ, phi cơ do Thiếu tá Miller lái trong khi bay quan sát tại phía Tây Nhatrang, vùng Đồng Bò, đã bị trúng đạn xuyên từ trái sang phải của phòng lái, nếu lấy giây căng thẳng lỗ đạn vào và ra thì thấy viên đạn chỉ cách cuống họng của Thiếu tá Miller không đầy một gang tay.
Nhân dịp này tôi viết thơ cho bà Miller để xác nhận sự việc trên cũng như chúc mừng sự may mắn của Th/tá Miller, có một điều làm tôi ngạc nhiên hết sức là trong lá thư hồi âm bà ta đã tỏ vẻ phẫn nộ là tại sao Việt Cộng lại bắn vào loại phi cơ không có võ trang như loại phi cơ mà chồng bà ta đang lái, như vậy là không fair, nhận xét thiếu suy nghĩ này ít ra cũng nói lên được phần nào rằng đa số dân chúng Mỹ đã nghĩ như thế nào về chiến tranh tại Việt Nam, tôi đã đề nghị Phi dũng bội tinh trước khi Th/tá Miller mãn nhiệm kỳ về nước.
Ngoài ra toán cố vấn này cũng yểm trợ cho Không Đoàn những công tác về chuyển vận khi Không Đoàn không có đủ phi cơ để thoả mãn mọi nhu cầu vì lý do ưu tiên dành cho hành quân nhất là vào những dịp cuối năm ai cũng muốn về gia đình ăn Tết, thường thường toán cố vấn xin qua hệ thống của KQ Hoa Kỳ những phi cơ C130 để đặt dướI quyền xử dụng của trạm Tiếp Liên và như vậy giải tỏa được một số lớn quân nhân về gia đình ăn Tết. Cứ như vậy, sự giao hảo giữa Toán cố vấn và KĐ rất là tốt đẹp, hàng ngày chúng tôi được xem những phim ảnh mới nhất do AFRTS (Armed Forces Radio and Television Services) cho mượn, và nhất là những buổi liên hoan của đơn vị đều có sự đóng góp của những thành viên trong toán cố vấn. Toán cố vấn có xử dụng một số nhân viên dân sự, trong số nhân viên này có một cô thư ký tên H. tuy không đep rực rỡ nhưng rất có duyên, cô ta thường hay mặc áo dài màu đỏ nên chúng tôi gọi đùa là The Red Bird, cố vấn trưởng là Đai ta Jackson thường hay cho xe staff car đưa đón cô thư ký xinh xắn này đi làm hàng ngày, ngoài ra cô H. cũng là bà con của Th/ta Liên đoàn trưởng Liên đoàn kỹ thuật
Đầu năm 1967, vào dịp Tết Nguyên Đán, Phi đoàn lại bận rộn với việc sắp xếp biệt phái hành quân làm sao để mọi ngườI đều có dịp vui xuân trong không khí ấm áp của gia đình, thường thường các anh em độc thân tình nguyện đi biệt đội để các bạn có gia đình được ở nhà. Tôi không biết có phải Đại tá Cố vấn trưởng muốn tỏ sự ưu ái đặc biệt vớI cô thư ký xinh đẹp hay là chỉ muốn xin một chỗ trên phi cơ của Phi đoàn để về gia đình ăn Tết nên ông ta ngỏ ý muốn có một chuyến U17 đi Huế vào ngày 29 Tết. Các anh em hoa tiêu trong phi đoàn đều phản đối việc làm có vẻ lạm dụng này vì tất cả NVPH đều đã được phối trí cho các công tác ứng trực hành quân trong những ngày Tết, tôi rất phân vân trong việc quyết định có nên thỏa mãn nhu cầu của ông Cố vấn có vẻ “ga lăng xăng” này, tôi định bụng tới tối ngày 28 có buổi liên hoan của Không đoàn sẽ kiếm được một hoa tiêu nào tình nguyện cho phi vụ này.
Buổi liên hoan tai CLB trong khu U thật là vui vẻ, dưới sự chủ tọa của Trung Tướng TLKQ và có ca sĩ Khánh Ly ra giúp vui, Khánh Ly thích hút thuốc Salem làm tôi ngạc nhiên vì tôi nghĩ ca sĩ không hút thuốc; tôi đang ngồi bên quầy rượu thì Đ/t Jackson tay cầm ly rượu tới bên tôi, hỏi thăm về chuyến phi cơ ngày mai đi Huế, tôi trình bầy cho ông ta về việc các hoa tiêu đều đã được thay phiên nhau nghỉ phép Tết, cô H. lại là một người dân sự nên có thể gây phiền hà cho chúng tôi nếu dùng phi cơ trực hành quân để chở nhân viên dân sự và tôi cũng hỏi thẳng tại sao AFAT các ông không tặng cô ta một vé máy bay dân sự làm quà Tết có phải là hay hơn không?
Tôi tưởng nói như vậy sẽ chạm đến tự ái của ông ta và sẽ hủy bỏ ý định xin phi cơ, nhưng lạ thay, ông ta vẫn ôn tồn và nói rằng:
- Chúng tôi có thể làm được chuyện ấy, nhưng ông có biết rằng trong những ngày giáp Tết vừa qua mỗi ngày chúng tôi đã xin cho KĐ một chuyến C130 của KQHK để chở nhân viên các ông về ăn Tết không?
Câu nói trên bỗng đánh tan hết những phân vân trong suy nghĩ của tôi và tôi cắt ngang ngay Đ/t Jackson bằng câu trả lời ngắn gọn:
Ồ, nếu Đ/t nói như vậy thi sáng mai đúng 6 giờ sẽ có một phi cơ đón cô H. tai trước Aerogare.
Tôi điện thoại ngay cho bên Trung tâm Hành Quân để xin phi vụ và phi đạo chuẩn bị một phi cơ U17A có bọc nệm trắng sẵn sàng tại bãi đậu VIP sáng sớm mai. Thời tiết miền duyên hải Trung phần vào dịp này thường có mây mù và mưa khác hẳn với miền đồng bằng Nam bộ trời khô và nắng, tôi vừa làm tiền phi xong thi thấy chiếc xe staff car của cố vấn trưởng tới đậu ngay dưới cánh phi cơ, viên sĩ quan tùy viên của Đ/T Jackson mở cửa sau, cô H. vẫn duyên dáng trong bộ áo dài mầu đỏ bước xuống và anh tài xế mở cốp sau lấy hành lý chuyển lên phi cơ. Tôi mời cô H. lên phi cơ ngồI vào hàng ghế giữa rộng rãi và thoải mái, cô ta có vẻ ngạc nhiên vì không thấy có thêm hành khách nào cả, tôi lạnh lùng trả lời:
Cô là hành khách đặc biệt của Không Đoàn nên không có chở ai thêm cả, phi cơ ít người nhẹ sẽ bay nhanh hơn và chính tôi sẽ đưa cô đi.
Anh sĩ quan tùy viên cũng là một hoa tiêu hỏi tôi rằng:
- Sir đi có một mình thôi à, Sir có cần tôi đi theo làm phi công phụ không?
Tôi trả lời dứt khoát là không cần và leo lên phòng lái mở máy liên lạc đài kiểm soát xin cất cánh. Thời tiết không mấy khả quan, tầm nhìn xa rất hạn chế vì mây mù, sau khi rời vòng phi đạo và liên lạc đài Phi Vân bá cáo số phi vụ tôi lấy dần cao độ và đưa phi cơ bình phi ở 7,000 bộ, dưới phi cơ là một biển mây trắng toát dài đến chân trời, vô tuyến la bàn cho tôi hướng của Qui nhơn ngay trước mặt, sau khi điều chỉnh vòng quay chong chóng 2,300 v/p và hỗn hợp cho chuyến bay dài trên hai tiếng đồng hồ, tiếng động cơ nổ đều đều, tôi lơ đãng nhìn ra ngoài không gian vắng vẻ, không một sinh vật nào làm tôi tưởng như mình đang lạc vào một thế giới kỳ lạ, một cảm giác bực bội pha lẫn sự thích thú vì mình đang là một cánh chim bồng bềnh xa hẳn những phiền toái của cuộc sống nơi trần thế, những bon chen ganh ghét của xã hội loài người, những rắc rối trong lãnh vực tình cảm, và sự tế nhị trong vấn đề nhân sự ảnh hưởng đến công vụ như việc tôi đang phải làm chỉ vì tôi nghĩ rằng con người sống phải có trước có sau.
Qua khỏi Qui Nhơn mây trắng vẫn trải dài xen lẫn ánh mặt trời chói chan phản chiếu loang loáng vào cánh quạt đang quay tít trước mặt làm . lòng tôi tự nhiên như chùng lại khi chợt nghĩ vợ tôi chắc buồn lắm vì hôm nay lẽ ra tôi ở nhà đi sắm Tết cùng vợ và các con, tình cảm gia đình thật là thiêng liêng, chắc là cô H. cũng rất mong được gặp những người thân thương trong gia đình và tôi cảm thấy tôi vô lý, bất lịch sự khi giữ thái độ lạnh lùng từ lúc cất cánh đến giờ để tỏ sự bất mãn khi phải nhận thi hành nhiệm vụ này, trong khi đó cô ta vô can, có trách chăng là ông cố vấn trưởng đã muốn biệt đãi một nhân viên của mình bằng một sự đổi trác mà hai bên đều có lợi. Tôi quay lại nhìn thấy cô ta đang lo lắng nhìn ra bầu trời trắng toát đang chuyển dần sang màu xám, mặt đất xa xăm khi mờ khi hiện dưới cánh bay, lẽ ra tôi phải mời cô ta ngồi ghế hoa tiêu phụ bên phải thì có lẽ cô ấy cảm thấy bớt cô đơn hơn, tôi quay lai nói để trấn an:
- Chừng nửa giờ nữa thì đáp sân bay Thành Nội.
Một nụ cười gượng gạo và một ánh mắt biết ơn làm tôi quên những bực dọc, vì ít ra tôi cũng góp một phần nhỏ vào hạnh phúc của một gia đình. Chiếc U17 lướt nhẹ xuống sân bay và di chuyển đến trạm Tiếp Liên, tôi cũng thấy vui lây khi thấy sự tiếp đón nồng thắm của gia đình cô H. và hứa sẽ cho phi cơ ra đón vào ngày mồng 4 Tết. Sau khi đổ xăng và lấy thêm một số hành khách còn kẹt lai tôi cất cánh về NhaTrang, trong lòng thanh thản vì trong chuyến bay trở về này tôi cũng đưa được một số anh em KQ về nhà kịp ăn Tết. Sau Tết thời tiết càng u ám hơn, đến sáng ngày mồng 4 Tết, bên AFAT theo dõi chuyến bay đi đón con chim đỏ, tôi đã chọn một hoa tiêu kỳ cựu thi hành nhiệm vụ này, nhưng sau hai lần cất cánh đều phải quay lại vì thời tiết quá xấu và cũng thi hành đúng chỉ thị của phòng An Phi là nếu thời tiết xấu thì quay về ngay hoặc đáp xuống phi trường nào gần nhất chờ khi trời tốt sẽ cất cánh lại.
Khi tôi bá cáo lại cho Đ/t Ước Không Đoàn Trưởng về trở ngại do thời tiết nên phải hủy bỏ phi vụ, thì Ông nói rằng:
- Ông đã đưa người ta đi thì phải đưa người ta về.
Thế là mặc nhiên tôi coi đó như là một lệnh phải thi hành. Sáng mồng 5, tôi lại mang tâm trạng bực bội khi cất cánh lấy hướng đi Huế để đón con chim đỏ, phải bằng mọi giá đưa cô H. trở về Nha trang trong ngày, thế là lại đục mây bay lên khỏi đám mây mù để bình phi ở cao độ 7,500 bộ trong ánh nắng chói chan của mặt trời, dưới cánh phi cơ vẫn là một biển mây trắng toát, lại một cảm giác cô đơn đang dần chiếm tâm hồn tôi, tôi như hoàn toàn tách rời khỏi thế giới bên ngoài, lần này chỉ có mình tôi trong chiếc phi cơ nhỏ bé giữa một khoảng mênh mông rộng lớn, tiếng nổ đều đều của động cơ Continental lại đưa tôi vào thế giới của những suy nghĩ mông lung mỗi khi bay một mình trong những phi vụ đường dài, của những mơ ước mà mình đã đạt được cũng như những hi vọng trong tương lai, cuộc chiến này đến bao giờ sẽ ngừng và ngừng như thế nào, không lẽ con cái mình lớn lên rồi cũng lại phải thi hành nghĩa vụ quân sự, rồi nếu có hòa bình thì quân đội và Không quân nói riêng sẽ ra sao, có lẽ mình vẫn phải duy trì một quân đội hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc và tập dượt trình diễn cho thật đẹp mắt để hàng năm sẽ diễn hành vào những ngày quốc khánh.
Khi hạ cánh tại thành Nội đã có một xe Jeep Land Rover của người nhà cô H. chờ sẵn để đưa tôi về nhà dùng cơm trưa, tôi không mấy vui lòng vì muốn trở về ngay cho xong phi vụ, nhưng cô hành khách của tôi không có đây nên tôi đành phải đi theo vậỵ. Chiếc xe đưa tôi qua bên Gia Hôi và đi về một làng quê nằm giữa những thửa ruộng xanh tươi rất là ngoạn mục, gia đình cô H. mời tôi một bữa cơm rất là thịnh soạn, rất là Huế, nghĩa là rất nhiều món, nhưng tôi chỉ mong cho chóng xong vì thời tiết về chiều có khuynh hướng xấu đi mà tôi thì muốn đưa cô hành khách đặc biệt này về Nha Trang an toàn, càng sớm càng tốt. Khi trở lại sân bay thì cũng đã quá trưa, không có hành khách đi Nha Trang nên tôi lại để cô H. ngồI ghế giữa và chúng tôi cất cánh trực chỉ hướng Nam, trời bắt đầu mưa nhỏ nhưng trần mây cao nên khi bay qua Dà nẵng tôi đã báo cho đài radar Panama giờ cất cánh tại Huế cũng như số phi vụ để chuyển dùm cho đài Phi Vân ở Nha Trang mà tôi biết chắc Ông Cố Vấn đang lo lắng cho cô nữ thư ký, đài Panama nhắn lên hỏi:
Phi cơ có còn chỗ thì xin cho một pax về Nha Trang được không?
Tôi tò mò hỏi :
- Ai vậy ?
thì được trả lờI là :
-Võ Ý,
Tôi bật cười, vì Võ Ý là một hoa tiêu rất là bảnh trai, rất nghệ sĩ tính đáng lẽ Bộ Tư Lệnh KQ phải cử anh ra đóng phim cho KQVN, tôi rất quý mến anh và đôi lúc phải thông cảm cho tác phong phóng túng và rất nghệ sĩ của anh. Có một lần vào buổi chiều gần tối, tôi thấy anh lang thang ngoài sân đậu phi cơ, tôi hỏi giờ này còn ở đây làm gì? Anh trả lời tỉnh bơ:
- Tôi kiếm máy bay để quá giang lên Đà Lạt, vì tối nay tôi làm lễ cưới.
Tôi nghĩ anh không nói đùa và xin 1 L19 bên Kỹ Thuật để tôi chở anh lên ngay Cam Ly cho kịp, cách đây vài năm vợ chồng tôi lại được anh mời dự đám cưới của con trai anh tại Maryland, chúng tôi có dịp nhắc lại chuyện cũ.
- Tôi trả lời cho đài Panama là :
- Nhắn với Võ Ý mai về Nha Trang cũng được”.
Vì phi cơ đang ở cao độ 7,000 bộ mà xuống thì phải làm nhiều vòng và áp lực không khi thay đổi nhanh có thể làm hành khách đau nhức lỗ tai và có thể nôn mửa rất là rầy rà. Lúc này thì không phải cô hành khách lo sợ vì mưa gió mà chính tôi lo lắng làm sao đưa cô ta về Nha Trang an toàn để khỏi mang tiếng, vì trời càng về chiều càng xấu đi, trần mây thâp dần và từng cơn gió giật làm chiếc phi cơ nhỏ xóc mạnh, bay trong thờI tiết xấu là chuyện thường đối với chúng tôi, nhưng khi có hành khách, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm lớn và luôn tìm những phương cách an toàn nhất để đưa họ đến nơi đến chốn, nhất là khi hành khách lại là các bà xã thì rất là quan trọng, khi bay vào trời xấu các bà thường giữ im lặng, đưa những cặp mắt lo lắng nhìn nhau hoặc lẩm nhẩm đọc kinh Thánh, hoặc niệm Phật, có lần tôi được thoáng nghe hai bà sửa lưng sau về việc đọc kinh, một chị khấn là:” Nam Mô A Di Đà Phật”, thì bị chị kia nói: ” Ấy chết phải khấn là Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát mới đúng”, làm tôi đang lo kìm giữ phi cơ cũng bật phì cười.
Khi liên lạc vô tuyến được đài Kiểm soát Nha Trang cho biết Nha trang trong tình trạng VFR, tôi chuyển sang tần số Phi Vân nhờ chuyển cho bên AFAT cho xe ra đón VIP. Khi tôi vào phòng hành quân để ký vào sổ phi lệnh, gặp Tr/ta Hull cố vấn của Phi đoàn tôi cười và nói đùa: – “Operation bring back the Red Bird completed”.
Thế rồi thời gian trôi theo nhịp độ hành quân và biệt phái đều đều, ông cố vấn trưởng hết nhiệm kỳ về nước, một ông khác sang thay thế, có những cố vấn của phi đoàn khi về nước giải ngũ rồi lại bay cho các công ty hàng không dân sự do quân đội trưng dụng, thỉnh thoảng ghé qua Cam Ranh trong giây lát đều tìm cách thăm hỏi các bạn cũ trong Phi đoàn như Đại/Uy Swinghammer, ông này có lần bay hành quân trên Dalat, phi cơ bị trục trặc phải đáp xuống sân bay Cam Ly, khi Phi đoàn được tin thì cũng đã 5 giờ chiều, vì tình đồng đội và cũng không muốn để một chiến hữu đồng minh lang thang ở một nơi không có biệt đội, mặc dù họ cũng có những tiện nghi cho khách vãng lai của quân đội Mỹ, tôi đã bay cùng một cơ khí viên lên kịp sửa chữa và cả hai phi cơ bay hợp đoàn đêm về Nha Trang khi ánh đèn thành phố biển đang lấp lánh bên bờ Thái bình dương, tôi nhớ mãi chuyến bay này vì mỗi khi liếc mắt sang bên luôn luôn thấy máy bay ông bám sát bên tôi như bóng với hình, đến nỗi tôi nhìn rõ ánh mắt đầy tin tưởng của ông nhìn tôi.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân, thành phố Nha Trang bị tấn công ngay sau nửa đêm, một L19 đã cất cánh ngay trong đêm để giữ liên lạc với các đơn vị bạn tại thành phố và bộ chỉ huy của Không Đoàn, sự hiện diện của chiếc phi cơ quan sát trên mặt trận thường củng cố được tinh thần của quân bạn vì khả năng hướng dẫn và điều chỉnh hỏa lực yểm trợ của nó khi cần thiết. Suốt ba ngày Tết Phi đoàn đã bay yểm trợ hành quân, hướng dẫn khu trục giải tỏa cứ địa Xuân lạc phía Bắc Nha trang quét sạch tàn quân của Việt Cộng khỏi tỉnh Khánh Hòa.
Tháng 6/68 tôi được lệnh theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại căn cứ Không Quân Maxwell trong tiểu bang Alabama. anh em trong phi đoàn tổ chức một farewell party tại Aerogare Nha Trang, khi đến phần dạ vũ, tôi được vinh dự mời ra khai mạc, tôi lững thững đi tới bàn các cố vấn trong đó con chim đỏ đang có vẻ lạc lõng giữa những chiến hữu đồng minh và đưa tay mời người đẹp ra sân nhảy trong giai điệu tình tứ đầy lãng mạn của những chàng phi công trong bản Tuyết Trắng, mà nhạc sĩ Trần thiện Thanh đã sáng tác trong một chuyến bay trên chiếc U17 của PĐ 114 từ Pleiku về Nha Trang, tối nay cô H. rất duyên dáng trong bộ áo dài màu trắng, tôi nhớ mãi cái mũi nho nhỏ xinh xắn điểm vài nốt tàn nhang mầu nâu nhạt và mơ ước rằng bản nhạc sẽ không bao giờ chấm dứt.
Trong thời gian theo học tại Maxwell AFB, một chiều cuối tuần, tôi nhận được thư của Đại-tá Jackson mời đến nhà trong khu gia đình dùng cơm tối, thì ra ông ta đang giữ trách vụ trưởng phòng nhân viên nên biết tôi đang thụ huấn tại đây. Ông bà Jackson tiếp đón tôi rất nồng hậu, chúng tôi nhắc lại những kỷ niệm tại Không Đoàn 62 và tuyệt nhiên không ai đả động đến con chim đỏ cả. Th/ta Miller cố vấn của Phi đoàn vẫn thường viết thơ cho tôi về những hoạt động của Phi đoàn, có một lần trong thư ông ta có nói đến một chuyện động trời đã xảy ra cho Phi đoàn là một phi cơ L.19 đã bị đánh cắp tại phi trường Cam ly trong lúc phi hành đoàn dùng cơm trưa trong thành phố, sau này tôi được biết là một hoa tiêu thuộc phi đoàn 112 vi phạm kỷ luật liên quan đến tòa án quân sự nên đã tìm phương tiện trốn ra nước ngoài. Khi trở về nước, tôi bận rộn với việc phiên dịch tài liệu và sắp xếp chương trình cho việc thành lập Trường CH và TM Trung Cấp vào đầu năm 1970, rồi đến năm 73 sau hiệp định Paris, trường CH và TM trung cấp di chuyển về Tân Sơn Nhất.
Mùa hè năm 74, tôi ngạc nhiên khi nhận được thư của Th/ta Nguyễn Xuân Tám mời ra Nha Trang dự tiệc kỷ niệm ngày thành lập Phi đoàn, tôi rất vui mừng gặp lại những gương mặt thân quen cùng những quan khách đặc biệt như một sĩ quan thuộcTiểu khu Quảng Đức rất thân thiết với Phi Đoàn, có tác phong dị kỳ, người ta thường hút thuốc lá thì ông ta cứ cái điếu cầy khảm xà cừ rất đẹp xòng xọc hút những bi thuốc lào liên tục như thuốc lá và luôn luôn bên cạnh có người đẹp chỉ có nhiệm vụ là nhồI thuốc và đánh diêm châm lửa vào nõ điếu mà thôi.
Phi đoàn 114 qua nhiều vị chỉ huy như Đỗ trang Phúc, Phan quang Phúc, Đặng văn Hậu, Trần trọng Khương, Võ văn Ân, Lê ngọc Ấn, Nguyễn xuân Tám…
KQ Nguyễn Xuân Tám, xuất thân trường Võ Bị Dalat là một hoa tiêu rất tận tụy với ngành quan sát, anh có nhiều cơ hội để được chuyển ngành khác mau tiến thân hơn, nhưng anh nhất quyết gắn bó với chỉ số ngành mà anh yêu thích, trong phi đoàn, anh đã nắm những trách vụ sĩ quan huấn luyện, an phi, trưởng phòng hành quân, nên khi là Phi đoàn trưởng anh rất thông suốt những vấn đề của phi đoàn và vẫn giữ được những nét sinh hoạt gần như truyền thống của phi đoàn là vui nhộn, chọc quê nhau cho vui, thỉnh thoảng phao những tin vịt vô hại để giữ được biệt danh là “ao thả vịt”.
Sau 75, tôi có dịp gặp lại KQ Nguyễn Xuân Tám tại Trại Ba Sao ngoài Bắc, anh vẫn giữ tác phong quân nhân khi gặp tôi, mặc dù đây là một điều cấm kỵ trong nội quy của trại, Các bạn thành viên của PĐ 114, tôi thân mến gửi lời chúc thật tốt lành đến các bạn và gia đình, biết đâu chúng ta lại có dịp gặp nhau để chọc quê nhau trong cái Ao thả vịt của ngày nào.
Đằng Vân
( Biên Hùng )
Vào đầu năm 1964, tôi được thuyên chuyển từ PĐ 112 ra Nha Trang đảm trách việc huấn luyện quan sát viên, sau khi trình diện Trung tá Phạm ngọc Sang, tôi làm việc tại Liên đoàn huấn luyện dưới quyền Th/tá Lượng.
Trường quan sát gồm một số huấn luyện viên từ các PĐQS biệt phái về như các bạn Nguyễn minh Công, Vũ bắc Hà, Phạm quý Bình…,đây là thời gian tôi cảm thấy như trở lại mái nhà xưa, khi mà 11 năm trước đây tôi gia nhập Không Quân, các phòng sở đều khang trang hơn và các phương tiện huấn luyện đều tối tân hơn nhiều và nhất là các buổi lễ mãn khóa đều được tổ chức trang trọng theo đúng lễ nghi quân cách đã thành những ấn tượng không bao giờ phai mờ của người sinh viên sĩ quan Không Quân.
Sau một buổi lễ mãn khóa hoa tiêu vào năm 65, tôi được lệnh của BTLKQ tiếp nhận PĐ 114. Phi đoàn 114 cũng đồn trú tại Nha trang nên các nhân viên không xa lạ gì đối với tôi, đây là PĐQS thứ ba nên các NVPH đều rất trẻ, mới ra khỏi quân trường, ngoại trừ một số các sĩ quan nồng cốt như Trần trọng Khương, Nguyễn xuân Tám, Lưu huy Cảnh, Đoàn Hựu, Nguyễn văn Luyện… Tôi vừa chân ướt chân ráo tới Phi đoàn thì anh Nguyễn đức Hiền biệt phái trên Pleiku đã lấy một L19 bay sang Cao mên, tuy chưa gặp anh Hiền, nhưng được các anh em cho biết là anh Hiền rất khéo tay nhất là về điêu khắc, vài tuần sau tôi nhận được thư anh gửi từ Pnompenh xin lỗi là đã gây phiền hà cho tôi, việc ra đi của anh hoàn toàn là chuyện cá nhân chứ không có chuyện gì bất mãn trong Phi đoàn.
Phi đoàn 114 đảm trách việc yểm trợ cho vùng 2, một vùng nhiều núi non nên đòi hỏi các phi công phải cảnh giác về khí tượng hay thay đổi từ vùng duyên hải đên vùng rừng núi, chưa một đơn vị phi hành nào lại có nhiều biệt đội rải rác khắp các tỉnh ở vùng 2 chiến thuật như Phi đoàn 114, suốt từ Qui nhơn cho tới Phan Thiết dọc theo bờ biển cũng như từ Kontum cho tới Bảo lộc dọc theo dẫy Trường sơn, cho nên việc thay đổi định kỳ (hai tuần lễ) cho các đoàn viên cũng như những sinh hoạt tập thể của Phi đoàn rất khó khăn, ngoài ra còn vấn đề lương bổng hàng tháng với vật giá leo thang theo đà đổ quân của Hoa kỳ lại càng làm cho đời sống thêm chật vật, nhất là với các nhân viên có gia đình.
Theo đà tiến triển và bành trướng lên cấp Không đoàn, từ những đơn vị biệt lập có Khu bưu chính riêng các Phi đoàn chỉ còn nhiệm vụ hành quân trực thuộc Liên đoàn tác chiến, về kỹ thuật và yểm trợ sẽ do các Liên đoàn kỹ thuật và yểm cứ đảm nhận, vì vậy công việc của vị Phi đoàn trưởng tương đối gần như vị trưởng phòng hành quân của Phi đoàn hồi trước. Các phi vụ hành quân đều do Liên đoàn tác chiến dựa theo đoản lệnh hành quân từ BTLKQ (frag orders),tùy theo số nhân viên phi hành và phi cơ khả dụng của từng Phi đoàn, rồi chuyển đến phòng hành quân từng Phi đoàn qua các Trung Tâm Hành Quân Không Trơ để thi hành. Do vậy, người phi đoàn trưởng có nhiều thì giờ chăm sóc cho nhân viên của mình hơn, với khoảng 7 biệt đội và những nhiệm vụ hành quân địa phương, hầu hết những NVPH thường chỉ về Phi đoàn khoảng hai tuần rồi lại khăn gói quả mướp ra đi. Những vị tỉnh trưởng hoặc tiểu khu trưởng, một số lớn đều là những quen biết cũ khi tôi còn phục vụ tại Phi đoàn 1 và 2 trước kia, nên đều dành những tiện nghi đặc biệt về ăn ở cũng như phương tiện di chuyển cho những phi hành đoàn biệt phái, như vậy một đôi khi cũng xảy ra những vụ lạm dụng phi cơ vào những việc riêng tư, đó là cái giá phải trả để đổi lấy những biệt đãi tại những nơi khỉ ho cò gáy.
Khi biệt phái dài ngày tại một nơi thường xảy ra những liên hệ tình cảm đôi khi dẫn đến hôn nhân như Tr/uy Lâm thành M. tại biệt độI Phan Thiết, đôi uyên ương này vẫn xây tổ ấm dưới bầu trời Cali, tôi rất xúc động khi nhận được gói quà của anh chi M. gửi cho khi mới ở trại cải tạo về. Phi đoàn lại có anh Thái văn Bá là một họa sĩ đã vẽ phù hiệu cho Phi đoàn là một con ó đen vẽ theo lối lập thể trên nền trời màu đỏ và được Bộ Tư Lệnh KQ chấp thuận. Ông phi đoàn phó Trần trọng Khương tối ngày bận bịu với việc bay huấn luyện xác định hành quân cho những hoa tiêu mới, tập đáp tại các phi trường hành quân nơi các biệt đội đồn trú nên tôi vẫn thường xuyên có những tin tức sinh hoạt của các nhân viên biệt phái, hồi trước ở Đệ Nhất Phi Đoàn Quan Sát Đà nẵng hoa tiêu nào đáp được an toàn tại sân bay Diêm Trường ở phía Bắc đèo Hải Vân là có thể đáp tại bất cứ phi trường nào, vì đặc biệt sân bay này ngắn, làm bằng vỉ sắt PSP rất trơn trượt, lại đặt trên nền đất cát trắng nên nếu phi cơ chạy ra ngoài vỉ sắt là bị lún không di chuyển được, sau đó còn những sân bay A lưới, Mang Buk là những sân bay bằng đất nện do voi của đồng bào thượng được sử dụng thay thế cho xe ủi đất bulldozer không thể mang tới được, chưa có trực thăng.
Riêng trong vùng hoạt động của PĐ 114 cũng có một số sân bay đặc biệt như Gia Nghĩa, nằm trên ngọn đồi hai đầu là khe suối trông cứ như một hàng không mẫu hạm, cũng như sân Phan Thiết nếu làm cận tiến từ biển vào thì xuống dốc, cho nên trừ khi gió quá lớn chúng tôi hạ cánh lên dốc, và cất cánh xuống dốc, gần Nhatrang có sân bay Động Ba Thìn, ngay trước trại Lực Lượng Đặc Biệt phía bên kia Quốc Lộ 1, sân Cam ranh cũ gần căn cứ Hải quân bằng vỉ sắt, có một thời gian khi Hải quân Thiếu tá Nguyễn hữu Tố phụ trách Trung Tâm Huấn Luyện này mỗi sáng sớm Trường Phi Hành đảm trách việc chuyên chở nhửng bao bánh mì cho các quân nhân Hải Quân có một lần vì đáp dài và thắng gấp một Ú17 bị lộn mèo nên phi vụ này bị hủy bỏ, một sân cỏ trong tỉnh Diên Khánh…, sân bay Vạn Giả, sân bay Cung Sơn một nơi khỉ ho cò gáy nằm bên cạnh một trường tiểu học mỗi khi có phi cơ hạ cánh là cả cô giáo lẫn học trò đều chạy ra xem, sân bay Chóp chài gần Tuy hòa luôn luôn có gió ngang, tại đây một tai nạn khi một chiêc Caribou C7A hạ cánh bị gió ngang hất ra ngoài phi đạo khiến một hành khách cấp tướng tử nạn…, những hoa tiêu kỳ cựu của Phi đoàn 114 như Võ Ý, Hồ vĩnh Thủy, Nguyễn đình Đại, Đỗ đăng Nghĩa, Tiêu quang Vân, Lý Bửng (với thành tích là người đầu tiên trong lịch sử KQVNCH đã hạ cánh an toàn trên hàng không mẫu hạm Hoa kỳ), Trần Ninh, Nguyễn văn Phương.. đều là những chuyên viên đáp sân ngắn và những quan sát viên tài ba, những ông vua ngồi trên ngai vàng (theo như thi sĩ Kha Lăng Đa), chấm tọa độ những nơi trên bản đồ chỉ toàn màu xanh đậm mà Nha Địa Dư chưa có dữ kiện chẳng ai qua mặt những Trần Dật, La Kim Điệp, Lưu Kim Cương, Nguyễn công Thiểm, Hồ danh Lịch, Bùi đạt Vĩnh, Bùi đức Chu, Jack Palance Nguyễn văn Lưu, Nguyễn vĩnh Long, Đinh sinh Long, Lục văn Miến, Trương hữu Cầu, Phi quang Quý, Sơn Vét, Trương Hải Yến, Võ Ngọc, Thái thanh Giang…xin tiền gây quỹ cây mùa xuân cho Phi đoàn vào dịp Tết là phải nhờ đến Lê cảnh Lợi, có lẽ vì anh có biệt tài về ca bài ca con cá nên các Tỉnh Trưởng Mạnh thường Quân dễ mủi lòng và sẵn sàng lấy quỹ đen ra thân tặng, nhiều khuôn mặt thân quen ẩn hiện trong tiềm thức tôi những cánh chim đã lìa đàn trong những phi vụ hiểm nghèo như Huỳnh Tước tại Dakpek, Tiên nâu và Gái, Mai trọng Tư, người hoa tiêu trẻ có nhiều huy chương nhất Phi đoàn đã mất tich trong chuyến bay liên lạc từ Nha Trang đi Pleiku cùng với những sĩ quan kỹ thuật Trương Thoan, Thạch (vũ kbí), ngoài ra cũng có những mất mát do tai nạn như anh Minh (tục gọi là Minh mọi) tại Qui Nhơn, anh Nguyễn văn Thành tại Ban Mê Thuột bị vertigo lúc cất cánh trong sương mù buổi sáng sớm, hai anh em anh T, thuộc PĐ 116 tân lập, đụng phải cây tại Suối Dầu khi bay thấp, tuy vậy cũng có những may mắn như anh Trần duy Nguyện bi hạ cánh ép buộc trong rừng rậm gần đèo M’Drak sau một tuần lễ, mặc dù bị gẫy tay đã tìm ra đường lộ và được cứu thoát, các phương tiện tìm cứu của Không đoàn đã được huy động liên tục cho tới khi liên lạc được với anh, cho nên sau này KQ Đào bá Hùng đã cảm xúc trong câu “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè” để nói lên sự cố gắng của KĐ trong việc tìm cứu đồng đội lâm nạn.
Với sự hiện diện của toán cố vấn Mỹ bên cạnh Bộ Tư Lệnh K.Đ., những công việc tu bổ các phần sở được tiến hành rất tốt đẹp, phi đoàn nào cũng có một trailer cho phi hành đoàn trực hành quân, một phòng nghỉ cho NVPH với máy lạnh cùng những tiện nghi giải trí (sách, báo, âm nhạc,TV, Radio) thỉnh thoảng họ cũng bay cùng chúng tôi trong mọi phi vụ để tìm hiểu những khó khăn trong việc điều hành và họ đã cùng chia sẻ với chúng tôi những rủi ro có thể xảy ra cho chính bản thân họ, phi cơ do Thiếu tá Miller lái trong khi bay quan sát tại phía Tây Nhatrang, vùng Đồng Bò, đã bị trúng đạn xuyên từ trái sang phải của phòng lái, nếu lấy giây căng thẳng lỗ đạn vào và ra thì thấy viên đạn chỉ cách cuống họng của Thiếu tá Miller không đầy một gang tay.
Nhân dịp này tôi viết thơ cho bà Miller để xác nhận sự việc trên cũng như chúc mừng sự may mắn của Th/tá Miller, có một điều làm tôi ngạc nhiên hết sức là trong lá thư hồi âm bà ta đã tỏ vẻ phẫn nộ là tại sao Việt Cộng lại bắn vào loại phi cơ không có võ trang như loại phi cơ mà chồng bà ta đang lái, như vậy là không fair, nhận xét thiếu suy nghĩ này ít ra cũng nói lên được phần nào rằng đa số dân chúng Mỹ đã nghĩ như thế nào về chiến tranh tại Việt Nam, tôi đã đề nghị Phi dũng bội tinh trước khi Th/tá Miller mãn nhiệm kỳ về nước.
Ngoài ra toán cố vấn này cũng yểm trợ cho Không Đoàn những công tác về chuyển vận khi Không Đoàn không có đủ phi cơ để thoả mãn mọi nhu cầu vì lý do ưu tiên dành cho hành quân nhất là vào những dịp cuối năm ai cũng muốn về gia đình ăn Tết, thường thường toán cố vấn xin qua hệ thống của KQ Hoa Kỳ những phi cơ C130 để đặt dướI quyền xử dụng của trạm Tiếp Liên và như vậy giải tỏa được một số lớn quân nhân về gia đình ăn Tết. Cứ như vậy, sự giao hảo giữa Toán cố vấn và KĐ rất là tốt đẹp, hàng ngày chúng tôi được xem những phim ảnh mới nhất do AFRTS (Armed Forces Radio and Television Services) cho mượn, và nhất là những buổi liên hoan của đơn vị đều có sự đóng góp của những thành viên trong toán cố vấn. Toán cố vấn có xử dụng một số nhân viên dân sự, trong số nhân viên này có một cô thư ký tên H. tuy không đep rực rỡ nhưng rất có duyên, cô ta thường hay mặc áo dài màu đỏ nên chúng tôi gọi đùa là The Red Bird, cố vấn trưởng là Đai ta Jackson thường hay cho xe staff car đưa đón cô thư ký xinh xắn này đi làm hàng ngày, ngoài ra cô H. cũng là bà con của Th/ta Liên đoàn trưởng Liên đoàn kỹ thuật
Đầu năm 1967, vào dịp Tết Nguyên Đán, Phi đoàn lại bận rộn với việc sắp xếp biệt phái hành quân làm sao để mọi ngườI đều có dịp vui xuân trong không khí ấm áp của gia đình, thường thường các anh em độc thân tình nguyện đi biệt đội để các bạn có gia đình được ở nhà. Tôi không biết có phải Đại tá Cố vấn trưởng muốn tỏ sự ưu ái đặc biệt vớI cô thư ký xinh đẹp hay là chỉ muốn xin một chỗ trên phi cơ của Phi đoàn để về gia đình ăn Tết nên ông ta ngỏ ý muốn có một chuyến U17 đi Huế vào ngày 29 Tết. Các anh em hoa tiêu trong phi đoàn đều phản đối việc làm có vẻ lạm dụng này vì tất cả NVPH đều đã được phối trí cho các công tác ứng trực hành quân trong những ngày Tết, tôi rất phân vân trong việc quyết định có nên thỏa mãn nhu cầu của ông Cố vấn có vẻ “ga lăng xăng” này, tôi định bụng tới tối ngày 28 có buổi liên hoan của Không đoàn sẽ kiếm được một hoa tiêu nào tình nguyện cho phi vụ này.
Buổi liên hoan tai CLB trong khu U thật là vui vẻ, dưới sự chủ tọa của Trung Tướng TLKQ và có ca sĩ Khánh Ly ra giúp vui, Khánh Ly thích hút thuốc Salem làm tôi ngạc nhiên vì tôi nghĩ ca sĩ không hút thuốc; tôi đang ngồi bên quầy rượu thì Đ/t Jackson tay cầm ly rượu tới bên tôi, hỏi thăm về chuyến phi cơ ngày mai đi Huế, tôi trình bầy cho ông ta về việc các hoa tiêu đều đã được thay phiên nhau nghỉ phép Tết, cô H. lại là một người dân sự nên có thể gây phiền hà cho chúng tôi nếu dùng phi cơ trực hành quân để chở nhân viên dân sự và tôi cũng hỏi thẳng tại sao AFAT các ông không tặng cô ta một vé máy bay dân sự làm quà Tết có phải là hay hơn không?
Tôi tưởng nói như vậy sẽ chạm đến tự ái của ông ta và sẽ hủy bỏ ý định xin phi cơ, nhưng lạ thay, ông ta vẫn ôn tồn và nói rằng:
- Chúng tôi có thể làm được chuyện ấy, nhưng ông có biết rằng trong những ngày giáp Tết vừa qua mỗi ngày chúng tôi đã xin cho KĐ một chuyến C130 của KQHK để chở nhân viên các ông về ăn Tết không?
Câu nói trên bỗng đánh tan hết những phân vân trong suy nghĩ của tôi và tôi cắt ngang ngay Đ/t Jackson bằng câu trả lời ngắn gọn:
Ồ, nếu Đ/t nói như vậy thi sáng mai đúng 6 giờ sẽ có một phi cơ đón cô H. tai trước Aerogare.
Tôi điện thoại ngay cho bên Trung tâm Hành Quân để xin phi vụ và phi đạo chuẩn bị một phi cơ U17A có bọc nệm trắng sẵn sàng tại bãi đậu VIP sáng sớm mai. Thời tiết miền duyên hải Trung phần vào dịp này thường có mây mù và mưa khác hẳn với miền đồng bằng Nam bộ trời khô và nắng, tôi vừa làm tiền phi xong thi thấy chiếc xe staff car của cố vấn trưởng tới đậu ngay dưới cánh phi cơ, viên sĩ quan tùy viên của Đ/T Jackson mở cửa sau, cô H. vẫn duyên dáng trong bộ áo dài mầu đỏ bước xuống và anh tài xế mở cốp sau lấy hành lý chuyển lên phi cơ. Tôi mời cô H. lên phi cơ ngồI vào hàng ghế giữa rộng rãi và thoải mái, cô ta có vẻ ngạc nhiên vì không thấy có thêm hành khách nào cả, tôi lạnh lùng trả lời:
Cô là hành khách đặc biệt của Không Đoàn nên không có chở ai thêm cả, phi cơ ít người nhẹ sẽ bay nhanh hơn và chính tôi sẽ đưa cô đi.
Anh sĩ quan tùy viên cũng là một hoa tiêu hỏi tôi rằng:
- Sir đi có một mình thôi à, Sir có cần tôi đi theo làm phi công phụ không?
Tôi trả lời dứt khoát là không cần và leo lên phòng lái mở máy liên lạc đài kiểm soát xin cất cánh. Thời tiết không mấy khả quan, tầm nhìn xa rất hạn chế vì mây mù, sau khi rời vòng phi đạo và liên lạc đài Phi Vân bá cáo số phi vụ tôi lấy dần cao độ và đưa phi cơ bình phi ở 7,000 bộ, dưới phi cơ là một biển mây trắng toát dài đến chân trời, vô tuyến la bàn cho tôi hướng của Qui nhơn ngay trước mặt, sau khi điều chỉnh vòng quay chong chóng 2,300 v/p và hỗn hợp cho chuyến bay dài trên hai tiếng đồng hồ, tiếng động cơ nổ đều đều, tôi lơ đãng nhìn ra ngoài không gian vắng vẻ, không một sinh vật nào làm tôi tưởng như mình đang lạc vào một thế giới kỳ lạ, một cảm giác bực bội pha lẫn sự thích thú vì mình đang là một cánh chim bồng bềnh xa hẳn những phiền toái của cuộc sống nơi trần thế, những bon chen ganh ghét của xã hội loài người, những rắc rối trong lãnh vực tình cảm, và sự tế nhị trong vấn đề nhân sự ảnh hưởng đến công vụ như việc tôi đang phải làm chỉ vì tôi nghĩ rằng con người sống phải có trước có sau.
Qua khỏi Qui Nhơn mây trắng vẫn trải dài xen lẫn ánh mặt trời chói chan phản chiếu loang loáng vào cánh quạt đang quay tít trước mặt làm . lòng tôi tự nhiên như chùng lại khi chợt nghĩ vợ tôi chắc buồn lắm vì hôm nay lẽ ra tôi ở nhà đi sắm Tết cùng vợ và các con, tình cảm gia đình thật là thiêng liêng, chắc là cô H. cũng rất mong được gặp những người thân thương trong gia đình và tôi cảm thấy tôi vô lý, bất lịch sự khi giữ thái độ lạnh lùng từ lúc cất cánh đến giờ để tỏ sự bất mãn khi phải nhận thi hành nhiệm vụ này, trong khi đó cô ta vô can, có trách chăng là ông cố vấn trưởng đã muốn biệt đãi một nhân viên của mình bằng một sự đổi trác mà hai bên đều có lợi. Tôi quay lại nhìn thấy cô ta đang lo lắng nhìn ra bầu trời trắng toát đang chuyển dần sang màu xám, mặt đất xa xăm khi mờ khi hiện dưới cánh bay, lẽ ra tôi phải mời cô ta ngồi ghế hoa tiêu phụ bên phải thì có lẽ cô ấy cảm thấy bớt cô đơn hơn, tôi quay lai nói để trấn an:
- Chừng nửa giờ nữa thì đáp sân bay Thành Nội.
Một nụ cười gượng gạo và một ánh mắt biết ơn làm tôi quên những bực dọc, vì ít ra tôi cũng góp một phần nhỏ vào hạnh phúc của một gia đình. Chiếc U17 lướt nhẹ xuống sân bay và di chuyển đến trạm Tiếp Liên, tôi cũng thấy vui lây khi thấy sự tiếp đón nồng thắm của gia đình cô H. và hứa sẽ cho phi cơ ra đón vào ngày mồng 4 Tết. Sau khi đổ xăng và lấy thêm một số hành khách còn kẹt lai tôi cất cánh về NhaTrang, trong lòng thanh thản vì trong chuyến bay trở về này tôi cũng đưa được một số anh em KQ về nhà kịp ăn Tết. Sau Tết thời tiết càng u ám hơn, đến sáng ngày mồng 4 Tết, bên AFAT theo dõi chuyến bay đi đón con chim đỏ, tôi đã chọn một hoa tiêu kỳ cựu thi hành nhiệm vụ này, nhưng sau hai lần cất cánh đều phải quay lại vì thời tiết quá xấu và cũng thi hành đúng chỉ thị của phòng An Phi là nếu thời tiết xấu thì quay về ngay hoặc đáp xuống phi trường nào gần nhất chờ khi trời tốt sẽ cất cánh lại.
Khi tôi bá cáo lại cho Đ/t Ước Không Đoàn Trưởng về trở ngại do thời tiết nên phải hủy bỏ phi vụ, thì Ông nói rằng:
- Ông đã đưa người ta đi thì phải đưa người ta về.
Thế là mặc nhiên tôi coi đó như là một lệnh phải thi hành. Sáng mồng 5, tôi lại mang tâm trạng bực bội khi cất cánh lấy hướng đi Huế để đón con chim đỏ, phải bằng mọi giá đưa cô H. trở về Nha trang trong ngày, thế là lại đục mây bay lên khỏi đám mây mù để bình phi ở cao độ 7,500 bộ trong ánh nắng chói chan của mặt trời, dưới cánh phi cơ vẫn là một biển mây trắng toát, lại một cảm giác cô đơn đang dần chiếm tâm hồn tôi, tôi như hoàn toàn tách rời khỏi thế giới bên ngoài, lần này chỉ có mình tôi trong chiếc phi cơ nhỏ bé giữa một khoảng mênh mông rộng lớn, tiếng nổ đều đều của động cơ Continental lại đưa tôi vào thế giới của những suy nghĩ mông lung mỗi khi bay một mình trong những phi vụ đường dài, của những mơ ước mà mình đã đạt được cũng như những hi vọng trong tương lai, cuộc chiến này đến bao giờ sẽ ngừng và ngừng như thế nào, không lẽ con cái mình lớn lên rồi cũng lại phải thi hành nghĩa vụ quân sự, rồi nếu có hòa bình thì quân đội và Không quân nói riêng sẽ ra sao, có lẽ mình vẫn phải duy trì một quân đội hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc và tập dượt trình diễn cho thật đẹp mắt để hàng năm sẽ diễn hành vào những ngày quốc khánh.
Khi hạ cánh tại thành Nội đã có một xe Jeep Land Rover của người nhà cô H. chờ sẵn để đưa tôi về nhà dùng cơm trưa, tôi không mấy vui lòng vì muốn trở về ngay cho xong phi vụ, nhưng cô hành khách của tôi không có đây nên tôi đành phải đi theo vậỵ. Chiếc xe đưa tôi qua bên Gia Hôi và đi về một làng quê nằm giữa những thửa ruộng xanh tươi rất là ngoạn mục, gia đình cô H. mời tôi một bữa cơm rất là thịnh soạn, rất là Huế, nghĩa là rất nhiều món, nhưng tôi chỉ mong cho chóng xong vì thời tiết về chiều có khuynh hướng xấu đi mà tôi thì muốn đưa cô hành khách đặc biệt này về Nha Trang an toàn, càng sớm càng tốt. Khi trở lại sân bay thì cũng đã quá trưa, không có hành khách đi Nha Trang nên tôi lại để cô H. ngồI ghế giữa và chúng tôi cất cánh trực chỉ hướng Nam, trời bắt đầu mưa nhỏ nhưng trần mây cao nên khi bay qua Dà nẵng tôi đã báo cho đài radar Panama giờ cất cánh tại Huế cũng như số phi vụ để chuyển dùm cho đài Phi Vân ở Nha Trang mà tôi biết chắc Ông Cố Vấn đang lo lắng cho cô nữ thư ký, đài Panama nhắn lên hỏi:
Phi cơ có còn chỗ thì xin cho một pax về Nha Trang được không?
Tôi tò mò hỏi :
- Ai vậy ?
thì được trả lờI là :
-Võ Ý,
Tôi bật cười, vì Võ Ý là một hoa tiêu rất là bảnh trai, rất nghệ sĩ tính đáng lẽ Bộ Tư Lệnh KQ phải cử anh ra đóng phim cho KQVN, tôi rất quý mến anh và đôi lúc phải thông cảm cho tác phong phóng túng và rất nghệ sĩ của anh. Có một lần vào buổi chiều gần tối, tôi thấy anh lang thang ngoài sân đậu phi cơ, tôi hỏi giờ này còn ở đây làm gì? Anh trả lời tỉnh bơ:
- Tôi kiếm máy bay để quá giang lên Đà Lạt, vì tối nay tôi làm lễ cưới.
Tôi nghĩ anh không nói đùa và xin 1 L19 bên Kỹ Thuật để tôi chở anh lên ngay Cam Ly cho kịp, cách đây vài năm vợ chồng tôi lại được anh mời dự đám cưới của con trai anh tại Maryland, chúng tôi có dịp nhắc lại chuyện cũ.
- Tôi trả lời cho đài Panama là :
- Nhắn với Võ Ý mai về Nha Trang cũng được”.
Vì phi cơ đang ở cao độ 7,000 bộ mà xuống thì phải làm nhiều vòng và áp lực không khi thay đổi nhanh có thể làm hành khách đau nhức lỗ tai và có thể nôn mửa rất là rầy rà. Lúc này thì không phải cô hành khách lo sợ vì mưa gió mà chính tôi lo lắng làm sao đưa cô ta về Nha Trang an toàn để khỏi mang tiếng, vì trời càng về chiều càng xấu đi, trần mây thâp dần và từng cơn gió giật làm chiếc phi cơ nhỏ xóc mạnh, bay trong thờI tiết xấu là chuyện thường đối với chúng tôi, nhưng khi có hành khách, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm lớn và luôn tìm những phương cách an toàn nhất để đưa họ đến nơi đến chốn, nhất là khi hành khách lại là các bà xã thì rất là quan trọng, khi bay vào trời xấu các bà thường giữ im lặng, đưa những cặp mắt lo lắng nhìn nhau hoặc lẩm nhẩm đọc kinh Thánh, hoặc niệm Phật, có lần tôi được thoáng nghe hai bà sửa lưng sau về việc đọc kinh, một chị khấn là:” Nam Mô A Di Đà Phật”, thì bị chị kia nói: ” Ấy chết phải khấn là Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát mới đúng”, làm tôi đang lo kìm giữ phi cơ cũng bật phì cười.
Khi liên lạc vô tuyến được đài Kiểm soát Nha Trang cho biết Nha trang trong tình trạng VFR, tôi chuyển sang tần số Phi Vân nhờ chuyển cho bên AFAT cho xe ra đón VIP. Khi tôi vào phòng hành quân để ký vào sổ phi lệnh, gặp Tr/ta Hull cố vấn của Phi đoàn tôi cười và nói đùa: – “Operation bring back the Red Bird completed”.
Thế rồi thời gian trôi theo nhịp độ hành quân và biệt phái đều đều, ông cố vấn trưởng hết nhiệm kỳ về nước, một ông khác sang thay thế, có những cố vấn của phi đoàn khi về nước giải ngũ rồi lại bay cho các công ty hàng không dân sự do quân đội trưng dụng, thỉnh thoảng ghé qua Cam Ranh trong giây lát đều tìm cách thăm hỏi các bạn cũ trong Phi đoàn như Đại/Uy Swinghammer, ông này có lần bay hành quân trên Dalat, phi cơ bị trục trặc phải đáp xuống sân bay Cam Ly, khi Phi đoàn được tin thì cũng đã 5 giờ chiều, vì tình đồng đội và cũng không muốn để một chiến hữu đồng minh lang thang ở một nơi không có biệt đội, mặc dù họ cũng có những tiện nghi cho khách vãng lai của quân đội Mỹ, tôi đã bay cùng một cơ khí viên lên kịp sửa chữa và cả hai phi cơ bay hợp đoàn đêm về Nha Trang khi ánh đèn thành phố biển đang lấp lánh bên bờ Thái bình dương, tôi nhớ mãi chuyến bay này vì mỗi khi liếc mắt sang bên luôn luôn thấy máy bay ông bám sát bên tôi như bóng với hình, đến nỗi tôi nhìn rõ ánh mắt đầy tin tưởng của ông nhìn tôi.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân, thành phố Nha Trang bị tấn công ngay sau nửa đêm, một L19 đã cất cánh ngay trong đêm để giữ liên lạc với các đơn vị bạn tại thành phố và bộ chỉ huy của Không Đoàn, sự hiện diện của chiếc phi cơ quan sát trên mặt trận thường củng cố được tinh thần của quân bạn vì khả năng hướng dẫn và điều chỉnh hỏa lực yểm trợ của nó khi cần thiết. Suốt ba ngày Tết Phi đoàn đã bay yểm trợ hành quân, hướng dẫn khu trục giải tỏa cứ địa Xuân lạc phía Bắc Nha trang quét sạch tàn quân của Việt Cộng khỏi tỉnh Khánh Hòa.
Tháng 6/68 tôi được lệnh theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại căn cứ Không Quân Maxwell trong tiểu bang Alabama. anh em trong phi đoàn tổ chức một farewell party tại Aerogare Nha Trang, khi đến phần dạ vũ, tôi được vinh dự mời ra khai mạc, tôi lững thững đi tới bàn các cố vấn trong đó con chim đỏ đang có vẻ lạc lõng giữa những chiến hữu đồng minh và đưa tay mời người đẹp ra sân nhảy trong giai điệu tình tứ đầy lãng mạn của những chàng phi công trong bản Tuyết Trắng, mà nhạc sĩ Trần thiện Thanh đã sáng tác trong một chuyến bay trên chiếc U17 của PĐ 114 từ Pleiku về Nha Trang, tối nay cô H. rất duyên dáng trong bộ áo dài màu trắng, tôi nhớ mãi cái mũi nho nhỏ xinh xắn điểm vài nốt tàn nhang mầu nâu nhạt và mơ ước rằng bản nhạc sẽ không bao giờ chấm dứt.
Trong thời gian theo học tại Maxwell AFB, một chiều cuối tuần, tôi nhận được thư của Đại-tá Jackson mời đến nhà trong khu gia đình dùng cơm tối, thì ra ông ta đang giữ trách vụ trưởng phòng nhân viên nên biết tôi đang thụ huấn tại đây. Ông bà Jackson tiếp đón tôi rất nồng hậu, chúng tôi nhắc lại những kỷ niệm tại Không Đoàn 62 và tuyệt nhiên không ai đả động đến con chim đỏ cả. Th/ta Miller cố vấn của Phi đoàn vẫn thường viết thơ cho tôi về những hoạt động của Phi đoàn, có một lần trong thư ông ta có nói đến một chuyện động trời đã xảy ra cho Phi đoàn là một phi cơ L.19 đã bị đánh cắp tại phi trường Cam ly trong lúc phi hành đoàn dùng cơm trưa trong thành phố, sau này tôi được biết là một hoa tiêu thuộc phi đoàn 112 vi phạm kỷ luật liên quan đến tòa án quân sự nên đã tìm phương tiện trốn ra nước ngoài. Khi trở về nước, tôi bận rộn với việc phiên dịch tài liệu và sắp xếp chương trình cho việc thành lập Trường CH và TM Trung Cấp vào đầu năm 1970, rồi đến năm 73 sau hiệp định Paris, trường CH và TM trung cấp di chuyển về Tân Sơn Nhất.
Mùa hè năm 74, tôi ngạc nhiên khi nhận được thư của Th/ta Nguyễn Xuân Tám mời ra Nha Trang dự tiệc kỷ niệm ngày thành lập Phi đoàn, tôi rất vui mừng gặp lại những gương mặt thân quen cùng những quan khách đặc biệt như một sĩ quan thuộcTiểu khu Quảng Đức rất thân thiết với Phi Đoàn, có tác phong dị kỳ, người ta thường hút thuốc lá thì ông ta cứ cái điếu cầy khảm xà cừ rất đẹp xòng xọc hút những bi thuốc lào liên tục như thuốc lá và luôn luôn bên cạnh có người đẹp chỉ có nhiệm vụ là nhồI thuốc và đánh diêm châm lửa vào nõ điếu mà thôi.
Phi đoàn 114 qua nhiều vị chỉ huy như Đỗ trang Phúc, Phan quang Phúc, Đặng văn Hậu, Trần trọng Khương, Võ văn Ân, Lê ngọc Ấn, Nguyễn xuân Tám…
KQ Nguyễn Xuân Tám, xuất thân trường Võ Bị Dalat là một hoa tiêu rất tận tụy với ngành quan sát, anh có nhiều cơ hội để được chuyển ngành khác mau tiến thân hơn, nhưng anh nhất quyết gắn bó với chỉ số ngành mà anh yêu thích, trong phi đoàn, anh đã nắm những trách vụ sĩ quan huấn luyện, an phi, trưởng phòng hành quân, nên khi là Phi đoàn trưởng anh rất thông suốt những vấn đề của phi đoàn và vẫn giữ được những nét sinh hoạt gần như truyền thống của phi đoàn là vui nhộn, chọc quê nhau cho vui, thỉnh thoảng phao những tin vịt vô hại để giữ được biệt danh là “ao thả vịt”.
Sau 75, tôi có dịp gặp lại KQ Nguyễn Xuân Tám tại Trại Ba Sao ngoài Bắc, anh vẫn giữ tác phong quân nhân khi gặp tôi, mặc dù đây là một điều cấm kỵ trong nội quy của trại, Các bạn thành viên của PĐ 114, tôi thân mến gửi lời chúc thật tốt lành đến các bạn và gia đình, biết đâu chúng ta lại có dịp gặp nhau để chọc quê nhau trong cái Ao thả vịt của ngày nào.
Đằng Vân
( Biên Hùng )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Phi Đoàn 114
Vào đầu năm 1964, tôi được thuyên chuyển từ PĐ 112 ra Nha Trang đảm trách việc huấn luyện quan sát viên, sau khi trình diện Trung tá Phạm ngọc Sang, tôi làm việc tại Liên đoàn huấn luyện dưới quyền Th/tá Lượng.
Trường quan sát gồm một số huấn luyện viên từ các PĐQS biệt phái về như các bạn Nguyễn minh Công, Vũ bắc Hà, Phạm quý Bình…,đây là thời gian tôi cảm thấy như trở lại mái nhà xưa, khi mà 11 năm trước đây tôi gia nhập Không Quân, các phòng sở đều khang trang hơn và các phương tiện huấn luy
Vào đầu năm 1964, tôi được thuyên chuyển từ PĐ 112 ra Nha Trang đảm trách việc huấn luyện quan sát viên, sau khi trình diện Trung tá Phạm ngọc Sang, tôi làm việc tại Liên đoàn huấn luyện dưới quyền Th/tá Lượng.
Trường quan sát gồm một số huấn luyện viên từ các PĐQS biệt phái về như các bạn Nguyễn minh Công, Vũ bắc Hà, Phạm quý Bình…,đây là thời gian tôi cảm thấy như trở lại mái nhà xưa, khi mà 11 năm trước đây tôi gia nhập Không Quân, các phòng sở đều khang trang hơn và các phương tiện huấn luyện đều tối tân hơn nhiều và nhất là các buổi lễ mãn khóa đều được tổ chức trang trọng theo đúng lễ nghi quân cách đã thành những ấn tượng không bao giờ phai mờ của người sinh viên sĩ quan Không Quân.
Sau một buổi lễ mãn khóa hoa tiêu vào năm 65, tôi được lệnh của BTLKQ tiếp nhận PĐ 114. Phi đoàn 114 cũng đồn trú tại Nha trang nên các nhân viên không xa lạ gì đối với tôi, đây là PĐQS thứ ba nên các NVPH đều rất trẻ, mới ra khỏi quân trường, ngoại trừ một số các sĩ quan nồng cốt như Trần trọng Khương, Nguyễn xuân Tám, Lưu huy Cảnh, Đoàn Hựu, Nguyễn văn Luyện… Tôi vừa chân ướt chân ráo tới Phi đoàn thì anh Nguyễn đức Hiền biệt phái trên Pleiku đã lấy một L19 bay sang Cao mên, tuy chưa gặp anh Hiền, nhưng được các anh em cho biết là anh Hiền rất khéo tay nhất là về điêu khắc, vài tuần sau tôi nhận được thư anh gửi từ Pnompenh xin lỗi là đã gây phiền hà cho tôi, việc ra đi của anh hoàn toàn là chuyện cá nhân chứ không có chuyện gì bất mãn trong Phi đoàn.
Phi đoàn 114 đảm trách việc yểm trợ cho vùng 2, một vùng nhiều núi non nên đòi hỏi các phi công phải cảnh giác về khí tượng hay thay đổi từ vùng duyên hải đên vùng rừng núi, chưa một đơn vị phi hành nào lại có nhiều biệt đội rải rác khắp các tỉnh ở vùng 2 chiến thuật như Phi đoàn 114, suốt từ Qui nhơn cho tới Phan Thiết dọc theo bờ biển cũng như từ Kontum cho tới Bảo lộc dọc theo dẫy Trường sơn, cho nên việc thay đổi định kỳ (hai tuần lễ) cho các đoàn viên cũng như những sinh hoạt tập thể của Phi đoàn rất khó khăn, ngoài ra còn vấn đề lương bổng hàng tháng với vật giá leo thang theo đà đổ quân của Hoa kỳ lại càng làm cho đời sống thêm chật vật, nhất là với các nhân viên có gia đình.
Theo đà tiến triển và bành trướng lên cấp Không đoàn, từ những đơn vị biệt lập có Khu bưu chính riêng các Phi đoàn chỉ còn nhiệm vụ hành quân trực thuộc Liên đoàn tác chiến, về kỹ thuật và yểm trợ sẽ do các Liên đoàn kỹ thuật và yểm cứ đảm nhận, vì vậy công việc của vị Phi đoàn trưởng tương đối gần như vị trưởng phòng hành quân của Phi đoàn hồi trước. Các phi vụ hành quân đều do Liên đoàn tác chiến dựa theo đoản lệnh hành quân từ BTLKQ (frag orders),tùy theo số nhân viên phi hành và phi cơ khả dụng của từng Phi đoàn, rồi chuyển đến phòng hành quân từng Phi đoàn qua các Trung Tâm Hành Quân Không Trơ để thi hành. Do vậy, người phi đoàn trưởng có nhiều thì giờ chăm sóc cho nhân viên của mình hơn, với khoảng 7 biệt đội và những nhiệm vụ hành quân địa phương, hầu hết những NVPH thường chỉ về Phi đoàn khoảng hai tuần rồi lại khăn gói quả mướp ra đi. Những vị tỉnh trưởng hoặc tiểu khu trưởng, một số lớn đều là những quen biết cũ khi tôi còn phục vụ tại Phi đoàn 1 và 2 trước kia, nên đều dành những tiện nghi đặc biệt về ăn ở cũng như phương tiện di chuyển cho những phi hành đoàn biệt phái, như vậy một đôi khi cũng xảy ra những vụ lạm dụng phi cơ vào những việc riêng tư, đó là cái giá phải trả để đổi lấy những biệt đãi tại những nơi khỉ ho cò gáy.
Khi biệt phái dài ngày tại một nơi thường xảy ra những liên hệ tình cảm đôi khi dẫn đến hôn nhân như Tr/uy Lâm thành M. tại biệt độI Phan Thiết, đôi uyên ương này vẫn xây tổ ấm dưới bầu trời Cali, tôi rất xúc động khi nhận được gói quà của anh chi M. gửi cho khi mới ở trại cải tạo về. Phi đoàn lại có anh Thái văn Bá là một họa sĩ đã vẽ phù hiệu cho Phi đoàn là một con ó đen vẽ theo lối lập thể trên nền trời màu đỏ và được Bộ Tư Lệnh KQ chấp thuận. Ông phi đoàn phó Trần trọng Khương tối ngày bận bịu với việc bay huấn luyện xác định hành quân cho những hoa tiêu mới, tập đáp tại các phi trường hành quân nơi các biệt đội đồn trú nên tôi vẫn thường xuyên có những tin tức sinh hoạt của các nhân viên biệt phái, hồi trước ở Đệ Nhất Phi Đoàn Quan Sát Đà nẵng hoa tiêu nào đáp được an toàn tại sân bay Diêm Trường ở phía Bắc đèo Hải Vân là có thể đáp tại bất cứ phi trường nào, vì đặc biệt sân bay này ngắn, làm bằng vỉ sắt PSP rất trơn trượt, lại đặt trên nền đất cát trắng nên nếu phi cơ chạy ra ngoài vỉ sắt là bị lún không di chuyển được, sau đó còn những sân bay A lưới, Mang Buk là những sân bay bằng đất nện do voi của đồng bào thượng được sử dụng thay thế cho xe ủi đất bulldozer không thể mang tới được, chưa có trực thăng.
Riêng trong vùng hoạt động của PĐ 114 cũng có một số sân bay đặc biệt như Gia Nghĩa, nằm trên ngọn đồi hai đầu là khe suối trông cứ như một hàng không mẫu hạm, cũng như sân Phan Thiết nếu làm cận tiến từ biển vào thì xuống dốc, cho nên trừ khi gió quá lớn chúng tôi hạ cánh lên dốc, và cất cánh xuống dốc, gần Nhatrang có sân bay Động Ba Thìn, ngay trước trại Lực Lượng Đặc Biệt phía bên kia Quốc Lộ 1, sân Cam ranh cũ gần căn cứ Hải quân bằng vỉ sắt, có một thời gian khi Hải quân Thiếu tá Nguyễn hữu Tố phụ trách Trung Tâm Huấn Luyện này mỗi sáng sớm Trường Phi Hành đảm trách việc chuyên chở nhửng bao bánh mì cho các quân nhân Hải Quân có một lần vì đáp dài và thắng gấp một Ú17 bị lộn mèo nên phi vụ này bị hủy bỏ, một sân cỏ trong tỉnh Diên Khánh…, sân bay Vạn Giả, sân bay Cung Sơn một nơi khỉ ho cò gáy nằm bên cạnh một trường tiểu học mỗi khi có phi cơ hạ cánh là cả cô giáo lẫn học trò đều chạy ra xem, sân bay Chóp chài gần Tuy hòa luôn luôn có gió ngang, tại đây một tai nạn khi một chiêc Caribou C7A hạ cánh bị gió ngang hất ra ngoài phi đạo khiến một hành khách cấp tướng tử nạn…, những hoa tiêu kỳ cựu của Phi đoàn 114 như Võ Ý, Hồ vĩnh Thủy, Nguyễn đình Đại, Đỗ đăng Nghĩa, Tiêu quang Vân, Lý Bửng (với thành tích là người đầu tiên trong lịch sử KQVNCH đã hạ cánh an toàn trên hàng không mẫu hạm Hoa kỳ), Trần Ninh, Nguyễn văn Phương.. đều là những chuyên viên đáp sân ngắn và những quan sát viên tài ba, những ông vua ngồi trên ngai vàng (theo như thi sĩ Kha Lăng Đa), chấm tọa độ những nơi trên bản đồ chỉ toàn màu xanh đậm mà Nha Địa Dư chưa có dữ kiện chẳng ai qua mặt những Trần Dật, La Kim Điệp, Lưu Kim Cương, Nguyễn công Thiểm, Hồ danh Lịch, Bùi đạt Vĩnh, Bùi đức Chu, Jack Palance Nguyễn văn Lưu, Nguyễn vĩnh Long, Đinh sinh Long, Lục văn Miến, Trương hữu Cầu, Phi quang Quý, Sơn Vét, Trương Hải Yến, Võ Ngọc, Thái thanh Giang…xin tiền gây quỹ cây mùa xuân cho Phi đoàn vào dịp Tết là phải nhờ đến Lê cảnh Lợi, có lẽ vì anh có biệt tài về ca bài ca con cá nên các Tỉnh Trưởng Mạnh thường Quân dễ mủi lòng và sẵn sàng lấy quỹ đen ra thân tặng, nhiều khuôn mặt thân quen ẩn hiện trong tiềm thức tôi những cánh chim đã lìa đàn trong những phi vụ hiểm nghèo như Huỳnh Tước tại Dakpek, Tiên nâu và Gái, Mai trọng Tư, người hoa tiêu trẻ có nhiều huy chương nhất Phi đoàn đã mất tich trong chuyến bay liên lạc từ Nha Trang đi Pleiku cùng với những sĩ quan kỹ thuật Trương Thoan, Thạch (vũ kbí), ngoài ra cũng có những mất mát do tai nạn như anh Minh (tục gọi là Minh mọi) tại Qui Nhơn, anh Nguyễn văn Thành tại Ban Mê Thuột bị vertigo lúc cất cánh trong sương mù buổi sáng sớm, hai anh em anh T, thuộc PĐ 116 tân lập, đụng phải cây tại Suối Dầu khi bay thấp, tuy vậy cũng có những may mắn như anh Trần duy Nguyện bi hạ cánh ép buộc trong rừng rậm gần đèo M’Drak sau một tuần lễ, mặc dù bị gẫy tay đã tìm ra đường lộ và được cứu thoát, các phương tiện tìm cứu của Không đoàn đã được huy động liên tục cho tới khi liên lạc được với anh, cho nên sau này KQ Đào bá Hùng đã cảm xúc trong câu “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè” để nói lên sự cố gắng của KĐ trong việc tìm cứu đồng đội lâm nạn.
Với sự hiện diện của toán cố vấn Mỹ bên cạnh Bộ Tư Lệnh K.Đ., những công việc tu bổ các phần sở được tiến hành rất tốt đẹp, phi đoàn nào cũng có một trailer cho phi hành đoàn trực hành quân, một phòng nghỉ cho NVPH với máy lạnh cùng những tiện nghi giải trí (sách, báo, âm nhạc,TV, Radio) thỉnh thoảng họ cũng bay cùng chúng tôi trong mọi phi vụ để tìm hiểu những khó khăn trong việc điều hành và họ đã cùng chia sẻ với chúng tôi những rủi ro có thể xảy ra cho chính bản thân họ, phi cơ do Thiếu tá Miller lái trong khi bay quan sát tại phía Tây Nhatrang, vùng Đồng Bò, đã bị trúng đạn xuyên từ trái sang phải của phòng lái, nếu lấy giây căng thẳng lỗ đạn vào và ra thì thấy viên đạn chỉ cách cuống họng của Thiếu tá Miller không đầy một gang tay.
Nhân dịp này tôi viết thơ cho bà Miller để xác nhận sự việc trên cũng như chúc mừng sự may mắn của Th/tá Miller, có một điều làm tôi ngạc nhiên hết sức là trong lá thư hồi âm bà ta đã tỏ vẻ phẫn nộ là tại sao Việt Cộng lại bắn vào loại phi cơ không có võ trang như loại phi cơ mà chồng bà ta đang lái, như vậy là không fair, nhận xét thiếu suy nghĩ này ít ra cũng nói lên được phần nào rằng đa số dân chúng Mỹ đã nghĩ như thế nào về chiến tranh tại Việt Nam, tôi đã đề nghị Phi dũng bội tinh trước khi Th/tá Miller mãn nhiệm kỳ về nước.
Ngoài ra toán cố vấn này cũng yểm trợ cho Không Đoàn những công tác về chuyển vận khi Không Đoàn không có đủ phi cơ để thoả mãn mọi nhu cầu vì lý do ưu tiên dành cho hành quân nhất là vào những dịp cuối năm ai cũng muốn về gia đình ăn Tết, thường thường toán cố vấn xin qua hệ thống của KQ Hoa Kỳ những phi cơ C130 để đặt dướI quyền xử dụng của trạm Tiếp Liên và như vậy giải tỏa được một số lớn quân nhân về gia đình ăn Tết. Cứ như vậy, sự giao hảo giữa Toán cố vấn và KĐ rất là tốt đẹp, hàng ngày chúng tôi được xem những phim ảnh mới nhất do AFRTS (Armed Forces Radio and Television Services) cho mượn, và nhất là những buổi liên hoan của đơn vị đều có sự đóng góp của những thành viên trong toán cố vấn. Toán cố vấn có xử dụng một số nhân viên dân sự, trong số nhân viên này có một cô thư ký tên H. tuy không đep rực rỡ nhưng rất có duyên, cô ta thường hay mặc áo dài màu đỏ nên chúng tôi gọi đùa là The Red Bird, cố vấn trưởng là Đai ta Jackson thường hay cho xe staff car đưa đón cô thư ký xinh xắn này đi làm hàng ngày, ngoài ra cô H. cũng là bà con của Th/ta Liên đoàn trưởng Liên đoàn kỹ thuật
Đầu năm 1967, vào dịp Tết Nguyên Đán, Phi đoàn lại bận rộn với việc sắp xếp biệt phái hành quân làm sao để mọi ngườI đều có dịp vui xuân trong không khí ấm áp của gia đình, thường thường các anh em độc thân tình nguyện đi biệt đội để các bạn có gia đình được ở nhà. Tôi không biết có phải Đại tá Cố vấn trưởng muốn tỏ sự ưu ái đặc biệt vớI cô thư ký xinh đẹp hay là chỉ muốn xin một chỗ trên phi cơ của Phi đoàn để về gia đình ăn Tết nên ông ta ngỏ ý muốn có một chuyến U17 đi Huế vào ngày 29 Tết. Các anh em hoa tiêu trong phi đoàn đều phản đối việc làm có vẻ lạm dụng này vì tất cả NVPH đều đã được phối trí cho các công tác ứng trực hành quân trong những ngày Tết, tôi rất phân vân trong việc quyết định có nên thỏa mãn nhu cầu của ông Cố vấn có vẻ “ga lăng xăng” này, tôi định bụng tới tối ngày 28 có buổi liên hoan của Không đoàn sẽ kiếm được một hoa tiêu nào tình nguyện cho phi vụ này.
Buổi liên hoan tai CLB trong khu U thật là vui vẻ, dưới sự chủ tọa của Trung Tướng TLKQ và có ca sĩ Khánh Ly ra giúp vui, Khánh Ly thích hút thuốc Salem làm tôi ngạc nhiên vì tôi nghĩ ca sĩ không hút thuốc; tôi đang ngồi bên quầy rượu thì Đ/t Jackson tay cầm ly rượu tới bên tôi, hỏi thăm về chuyến phi cơ ngày mai đi Huế, tôi trình bầy cho ông ta về việc các hoa tiêu đều đã được thay phiên nhau nghỉ phép Tết, cô H. lại là một người dân sự nên có thể gây phiền hà cho chúng tôi nếu dùng phi cơ trực hành quân để chở nhân viên dân sự và tôi cũng hỏi thẳng tại sao AFAT các ông không tặng cô ta một vé máy bay dân sự làm quà Tết có phải là hay hơn không?
Tôi tưởng nói như vậy sẽ chạm đến tự ái của ông ta và sẽ hủy bỏ ý định xin phi cơ, nhưng lạ thay, ông ta vẫn ôn tồn và nói rằng:
- Chúng tôi có thể làm được chuyện ấy, nhưng ông có biết rằng trong những ngày giáp Tết vừa qua mỗi ngày chúng tôi đã xin cho KĐ một chuyến C130 của KQHK để chở nhân viên các ông về ăn Tết không?
Câu nói trên bỗng đánh tan hết những phân vân trong suy nghĩ của tôi và tôi cắt ngang ngay Đ/t Jackson bằng câu trả lời ngắn gọn:
Ồ, nếu Đ/t nói như vậy thi sáng mai đúng 6 giờ sẽ có một phi cơ đón cô H. tai trước Aerogare.
Tôi điện thoại ngay cho bên Trung tâm Hành Quân để xin phi vụ và phi đạo chuẩn bị một phi cơ U17A có bọc nệm trắng sẵn sàng tại bãi đậu VIP sáng sớm mai. Thời tiết miền duyên hải Trung phần vào dịp này thường có mây mù và mưa khác hẳn với miền đồng bằng Nam bộ trời khô và nắng, tôi vừa làm tiền phi xong thi thấy chiếc xe staff car của cố vấn trưởng tới đậu ngay dưới cánh phi cơ, viên sĩ quan tùy viên của Đ/T Jackson mở cửa sau, cô H. vẫn duyên dáng trong bộ áo dài mầu đỏ bước xuống và anh tài xế mở cốp sau lấy hành lý chuyển lên phi cơ. Tôi mời cô H. lên phi cơ ngồI vào hàng ghế giữa rộng rãi và thoải mái, cô ta có vẻ ngạc nhiên vì không thấy có thêm hành khách nào cả, tôi lạnh lùng trả lời:
Cô là hành khách đặc biệt của Không Đoàn nên không có chở ai thêm cả, phi cơ ít người nhẹ sẽ bay nhanh hơn và chính tôi sẽ đưa cô đi.
Anh sĩ quan tùy viên cũng là một hoa tiêu hỏi tôi rằng:
- Sir đi có một mình thôi à, Sir có cần tôi đi theo làm phi công phụ không?
Tôi trả lời dứt khoát là không cần và leo lên phòng lái mở máy liên lạc đài kiểm soát xin cất cánh. Thời tiết không mấy khả quan, tầm nhìn xa rất hạn chế vì mây mù, sau khi rời vòng phi đạo và liên lạc đài Phi Vân bá cáo số phi vụ tôi lấy dần cao độ và đưa phi cơ bình phi ở 7,000 bộ, dưới phi cơ là một biển mây trắng toát dài đến chân trời, vô tuyến la bàn cho tôi hướng của Qui nhơn ngay trước mặt, sau khi điều chỉnh vòng quay chong chóng 2,300 v/p và hỗn hợp cho chuyến bay dài trên hai tiếng đồng hồ, tiếng động cơ nổ đều đều, tôi lơ đãng nhìn ra ngoài không gian vắng vẻ, không một sinh vật nào làm tôi tưởng như mình đang lạc vào một thế giới kỳ lạ, một cảm giác bực bội pha lẫn sự thích thú vì mình đang là một cánh chim bồng bềnh xa hẳn những phiền toái của cuộc sống nơi trần thế, những bon chen ganh ghét của xã hội loài người, những rắc rối trong lãnh vực tình cảm, và sự tế nhị trong vấn đề nhân sự ảnh hưởng đến công vụ như việc tôi đang phải làm chỉ vì tôi nghĩ rằng con người sống phải có trước có sau.
Qua khỏi Qui Nhơn mây trắng vẫn trải dài xen lẫn ánh mặt trời chói chan phản chiếu loang loáng vào cánh quạt đang quay tít trước mặt làm . lòng tôi tự nhiên như chùng lại khi chợt nghĩ vợ tôi chắc buồn lắm vì hôm nay lẽ ra tôi ở nhà đi sắm Tết cùng vợ và các con, tình cảm gia đình thật là thiêng liêng, chắc là cô H. cũng rất mong được gặp những người thân thương trong gia đình và tôi cảm thấy tôi vô lý, bất lịch sự khi giữ thái độ lạnh lùng từ lúc cất cánh đến giờ để tỏ sự bất mãn khi phải nhận thi hành nhiệm vụ này, trong khi đó cô ta vô can, có trách chăng là ông cố vấn trưởng đã muốn biệt đãi một nhân viên của mình bằng một sự đổi trác mà hai bên đều có lợi. Tôi quay lại nhìn thấy cô ta đang lo lắng nhìn ra bầu trời trắng toát đang chuyển dần sang màu xám, mặt đất xa xăm khi mờ khi hiện dưới cánh bay, lẽ ra tôi phải mời cô ta ngồi ghế hoa tiêu phụ bên phải thì có lẽ cô ấy cảm thấy bớt cô đơn hơn, tôi quay lai nói để trấn an:
- Chừng nửa giờ nữa thì đáp sân bay Thành Nội.
Một nụ cười gượng gạo và một ánh mắt biết ơn làm tôi quên những bực dọc, vì ít ra tôi cũng góp một phần nhỏ vào hạnh phúc của một gia đình. Chiếc U17 lướt nhẹ xuống sân bay và di chuyển đến trạm Tiếp Liên, tôi cũng thấy vui lây khi thấy sự tiếp đón nồng thắm của gia đình cô H. và hứa sẽ cho phi cơ ra đón vào ngày mồng 4 Tết. Sau khi đổ xăng và lấy thêm một số hành khách còn kẹt lai tôi cất cánh về NhaTrang, trong lòng thanh thản vì trong chuyến bay trở về này tôi cũng đưa được một số anh em KQ về nhà kịp ăn Tết. Sau Tết thời tiết càng u ám hơn, đến sáng ngày mồng 4 Tết, bên AFAT theo dõi chuyến bay đi đón con chim đỏ, tôi đã chọn một hoa tiêu kỳ cựu thi hành nhiệm vụ này, nhưng sau hai lần cất cánh đều phải quay lại vì thời tiết quá xấu và cũng thi hành đúng chỉ thị của phòng An Phi là nếu thời tiết xấu thì quay về ngay hoặc đáp xuống phi trường nào gần nhất chờ khi trời tốt sẽ cất cánh lại.
Khi tôi bá cáo lại cho Đ/t Ước Không Đoàn Trưởng về trở ngại do thời tiết nên phải hủy bỏ phi vụ, thì Ông nói rằng:
- Ông đã đưa người ta đi thì phải đưa người ta về.
Thế là mặc nhiên tôi coi đó như là một lệnh phải thi hành. Sáng mồng 5, tôi lại mang tâm trạng bực bội khi cất cánh lấy hướng đi Huế để đón con chim đỏ, phải bằng mọi giá đưa cô H. trở về Nha trang trong ngày, thế là lại đục mây bay lên khỏi đám mây mù để bình phi ở cao độ 7,500 bộ trong ánh nắng chói chan của mặt trời, dưới cánh phi cơ vẫn là một biển mây trắng toát, lại một cảm giác cô đơn đang dần chiếm tâm hồn tôi, tôi như hoàn toàn tách rời khỏi thế giới bên ngoài, lần này chỉ có mình tôi trong chiếc phi cơ nhỏ bé giữa một khoảng mênh mông rộng lớn, tiếng nổ đều đều của động cơ Continental lại đưa tôi vào thế giới của những suy nghĩ mông lung mỗi khi bay một mình trong những phi vụ đường dài, của những mơ ước mà mình đã đạt được cũng như những hi vọng trong tương lai, cuộc chiến này đến bao giờ sẽ ngừng và ngừng như thế nào, không lẽ con cái mình lớn lên rồi cũng lại phải thi hành nghĩa vụ quân sự, rồi nếu có hòa bình thì quân đội và Không quân nói riêng sẽ ra sao, có lẽ mình vẫn phải duy trì một quân đội hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc và tập dượt trình diễn cho thật đẹp mắt để hàng năm sẽ diễn hành vào những ngày quốc khánh.
Khi hạ cánh tại thành Nội đã có một xe Jeep Land Rover của người nhà cô H. chờ sẵn để đưa tôi về nhà dùng cơm trưa, tôi không mấy vui lòng vì muốn trở về ngay cho xong phi vụ, nhưng cô hành khách của tôi không có đây nên tôi đành phải đi theo vậỵ. Chiếc xe đưa tôi qua bên Gia Hôi và đi về một làng quê nằm giữa những thửa ruộng xanh tươi rất là ngoạn mục, gia đình cô H. mời tôi một bữa cơm rất là thịnh soạn, rất là Huế, nghĩa là rất nhiều món, nhưng tôi chỉ mong cho chóng xong vì thời tiết về chiều có khuynh hướng xấu đi mà tôi thì muốn đưa cô hành khách đặc biệt này về Nha Trang an toàn, càng sớm càng tốt. Khi trở lại sân bay thì cũng đã quá trưa, không có hành khách đi Nha Trang nên tôi lại để cô H. ngồI ghế giữa và chúng tôi cất cánh trực chỉ hướng Nam, trời bắt đầu mưa nhỏ nhưng trần mây cao nên khi bay qua Dà nẵng tôi đã báo cho đài radar Panama giờ cất cánh tại Huế cũng như số phi vụ để chuyển dùm cho đài Phi Vân ở Nha Trang mà tôi biết chắc Ông Cố Vấn đang lo lắng cho cô nữ thư ký, đài Panama nhắn lên hỏi:
Phi cơ có còn chỗ thì xin cho một pax về Nha Trang được không?
Tôi tò mò hỏi :
- Ai vậy ?
thì được trả lờI là :
-Võ Ý,
Tôi bật cười, vì Võ Ý là một hoa tiêu rất là bảnh trai, rất nghệ sĩ tính đáng lẽ Bộ Tư Lệnh KQ phải cử anh ra đóng phim cho KQVN, tôi rất quý mến anh và đôi lúc phải thông cảm cho tác phong phóng túng và rất nghệ sĩ của anh. Có một lần vào buổi chiều gần tối, tôi thấy anh lang thang ngoài sân đậu phi cơ, tôi hỏi giờ này còn ở đây làm gì? Anh trả lời tỉnh bơ:
- Tôi kiếm máy bay để quá giang lên Đà Lạt, vì tối nay tôi làm lễ cưới.
Tôi nghĩ anh không nói đùa và xin 1 L19 bên Kỹ Thuật để tôi chở anh lên ngay Cam Ly cho kịp, cách đây vài năm vợ chồng tôi lại được anh mời dự đám cưới của con trai anh tại Maryland, chúng tôi có dịp nhắc lại chuyện cũ.
- Tôi trả lời cho đài Panama là :
- Nhắn với Võ Ý mai về Nha Trang cũng được”.
Vì phi cơ đang ở cao độ 7,000 bộ mà xuống thì phải làm nhiều vòng và áp lực không khi thay đổi nhanh có thể làm hành khách đau nhức lỗ tai và có thể nôn mửa rất là rầy rà. Lúc này thì không phải cô hành khách lo sợ vì mưa gió mà chính tôi lo lắng làm sao đưa cô ta về Nha Trang an toàn để khỏi mang tiếng, vì trời càng về chiều càng xấu đi, trần mây thâp dần và từng cơn gió giật làm chiếc phi cơ nhỏ xóc mạnh, bay trong thờI tiết xấu là chuyện thường đối với chúng tôi, nhưng khi có hành khách, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm lớn và luôn tìm những phương cách an toàn nhất để đưa họ đến nơi đến chốn, nhất là khi hành khách lại là các bà xã thì rất là quan trọng, khi bay vào trời xấu các bà thường giữ im lặng, đưa những cặp mắt lo lắng nhìn nhau hoặc lẩm nhẩm đọc kinh Thánh, hoặc niệm Phật, có lần tôi được thoáng nghe hai bà sửa lưng sau về việc đọc kinh, một chị khấn là:” Nam Mô A Di Đà Phật”, thì bị chị kia nói: ” Ấy chết phải khấn là Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát mới đúng”, làm tôi đang lo kìm giữ phi cơ cũng bật phì cười.
Khi liên lạc vô tuyến được đài Kiểm soát Nha Trang cho biết Nha trang trong tình trạng VFR, tôi chuyển sang tần số Phi Vân nhờ chuyển cho bên AFAT cho xe ra đón VIP. Khi tôi vào phòng hành quân để ký vào sổ phi lệnh, gặp Tr/ta Hull cố vấn của Phi đoàn tôi cười và nói đùa: – “Operation bring back the Red Bird completed”.
Thế rồi thời gian trôi theo nhịp độ hành quân và biệt phái đều đều, ông cố vấn trưởng hết nhiệm kỳ về nước, một ông khác sang thay thế, có những cố vấn của phi đoàn khi về nước giải ngũ rồi lại bay cho các công ty hàng không dân sự do quân đội trưng dụng, thỉnh thoảng ghé qua Cam Ranh trong giây lát đều tìm cách thăm hỏi các bạn cũ trong Phi đoàn như Đại/Uy Swinghammer, ông này có lần bay hành quân trên Dalat, phi cơ bị trục trặc phải đáp xuống sân bay Cam Ly, khi Phi đoàn được tin thì cũng đã 5 giờ chiều, vì tình đồng đội và cũng không muốn để một chiến hữu đồng minh lang thang ở một nơi không có biệt đội, mặc dù họ cũng có những tiện nghi cho khách vãng lai của quân đội Mỹ, tôi đã bay cùng một cơ khí viên lên kịp sửa chữa và cả hai phi cơ bay hợp đoàn đêm về Nha Trang khi ánh đèn thành phố biển đang lấp lánh bên bờ Thái bình dương, tôi nhớ mãi chuyến bay này vì mỗi khi liếc mắt sang bên luôn luôn thấy máy bay ông bám sát bên tôi như bóng với hình, đến nỗi tôi nhìn rõ ánh mắt đầy tin tưởng của ông nhìn tôi.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân, thành phố Nha Trang bị tấn công ngay sau nửa đêm, một L19 đã cất cánh ngay trong đêm để giữ liên lạc với các đơn vị bạn tại thành phố và bộ chỉ huy của Không Đoàn, sự hiện diện của chiếc phi cơ quan sát trên mặt trận thường củng cố được tinh thần của quân bạn vì khả năng hướng dẫn và điều chỉnh hỏa lực yểm trợ của nó khi cần thiết. Suốt ba ngày Tết Phi đoàn đã bay yểm trợ hành quân, hướng dẫn khu trục giải tỏa cứ địa Xuân lạc phía Bắc Nha trang quét sạch tàn quân của Việt Cộng khỏi tỉnh Khánh Hòa.
Tháng 6/68 tôi được lệnh theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại căn cứ Không Quân Maxwell trong tiểu bang Alabama. anh em trong phi đoàn tổ chức một farewell party tại Aerogare Nha Trang, khi đến phần dạ vũ, tôi được vinh dự mời ra khai mạc, tôi lững thững đi tới bàn các cố vấn trong đó con chim đỏ đang có vẻ lạc lõng giữa những chiến hữu đồng minh và đưa tay mời người đẹp ra sân nhảy trong giai điệu tình tứ đầy lãng mạn của những chàng phi công trong bản Tuyết Trắng, mà nhạc sĩ Trần thiện Thanh đã sáng tác trong một chuyến bay trên chiếc U17 của PĐ 114 từ Pleiku về Nha Trang, tối nay cô H. rất duyên dáng trong bộ áo dài màu trắng, tôi nhớ mãi cái mũi nho nhỏ xinh xắn điểm vài nốt tàn nhang mầu nâu nhạt và mơ ước rằng bản nhạc sẽ không bao giờ chấm dứt.
Trong thời gian theo học tại Maxwell AFB, một chiều cuối tuần, tôi nhận được thư của Đại-tá Jackson mời đến nhà trong khu gia đình dùng cơm tối, thì ra ông ta đang giữ trách vụ trưởng phòng nhân viên nên biết tôi đang thụ huấn tại đây. Ông bà Jackson tiếp đón tôi rất nồng hậu, chúng tôi nhắc lại những kỷ niệm tại Không Đoàn 62 và tuyệt nhiên không ai đả động đến con chim đỏ cả. Th/ta Miller cố vấn của Phi đoàn vẫn thường viết thơ cho tôi về những hoạt động của Phi đoàn, có một lần trong thư ông ta có nói đến một chuyện động trời đã xảy ra cho Phi đoàn là một phi cơ L.19 đã bị đánh cắp tại phi trường Cam ly trong lúc phi hành đoàn dùng cơm trưa trong thành phố, sau này tôi được biết là một hoa tiêu thuộc phi đoàn 112 vi phạm kỷ luật liên quan đến tòa án quân sự nên đã tìm phương tiện trốn ra nước ngoài. Khi trở về nước, tôi bận rộn với việc phiên dịch tài liệu và sắp xếp chương trình cho việc thành lập Trường CH và TM Trung Cấp vào đầu năm 1970, rồi đến năm 73 sau hiệp định Paris, trường CH và TM trung cấp di chuyển về Tân Sơn Nhất.
Mùa hè năm 74, tôi ngạc nhiên khi nhận được thư của Th/ta Nguyễn Xuân Tám mời ra Nha Trang dự tiệc kỷ niệm ngày thành lập Phi đoàn, tôi rất vui mừng gặp lại những gương mặt thân quen cùng những quan khách đặc biệt như một sĩ quan thuộcTiểu khu Quảng Đức rất thân thiết với Phi Đoàn, có tác phong dị kỳ, người ta thường hút thuốc lá thì ông ta cứ cái điếu cầy khảm xà cừ rất đẹp xòng xọc hút những bi thuốc lào liên tục như thuốc lá và luôn luôn bên cạnh có người đẹp chỉ có nhiệm vụ là nhồI thuốc và đánh diêm châm lửa vào nõ điếu mà thôi.
Phi đoàn 114 qua nhiều vị chỉ huy như Đỗ trang Phúc, Phan quang Phúc, Đặng văn Hậu, Trần trọng Khương, Võ văn Ân, Lê ngọc Ấn, Nguyễn xuân Tám…
KQ Nguyễn Xuân Tám, xuất thân trường Võ Bị Dalat là một hoa tiêu rất tận tụy với ngành quan sát, anh có nhiều cơ hội để được chuyển ngành khác mau tiến thân hơn, nhưng anh nhất quyết gắn bó với chỉ số ngành mà anh yêu thích, trong phi đoàn, anh đã nắm những trách vụ sĩ quan huấn luyện, an phi, trưởng phòng hành quân, nên khi là Phi đoàn trưởng anh rất thông suốt những vấn đề của phi đoàn và vẫn giữ được những nét sinh hoạt gần như truyền thống của phi đoàn là vui nhộn, chọc quê nhau cho vui, thỉnh thoảng phao những tin vịt vô hại để giữ được biệt danh là “ao thả vịt”.
Sau 75, tôi có dịp gặp lại KQ Nguyễn Xuân Tám tại Trại Ba Sao ngoài Bắc, anh vẫn giữ tác phong quân nhân khi gặp tôi, mặc dù đây là một điều cấm kỵ trong nội quy của trại, Các bạn thành viên của PĐ 114, tôi thân mến gửi lời chúc thật tốt lành đến các bạn và gia đình, biết đâu chúng ta lại có dịp gặp nhau để chọc quê nhau trong cái Ao thả vịt của ngày nào.
Đằng Vân
( Biên Hùng )
Trường quan sát gồm một số huấn luyện viên từ các PĐQS biệt phái về như các bạn Nguyễn minh Công, Vũ bắc Hà, Phạm quý Bình…,đây là thời gian tôi cảm thấy như trở lại mái nhà xưa, khi mà 11 năm trước đây tôi gia nhập Không Quân, các phòng sở đều khang trang hơn và các phương tiện huấn luyện đều tối tân hơn nhiều và nhất là các buổi lễ mãn khóa đều được tổ chức trang trọng theo đúng lễ nghi quân cách đã thành những ấn tượng không bao giờ phai mờ của người sinh viên sĩ quan Không Quân.
Sau một buổi lễ mãn khóa hoa tiêu vào năm 65, tôi được lệnh của BTLKQ tiếp nhận PĐ 114. Phi đoàn 114 cũng đồn trú tại Nha trang nên các nhân viên không xa lạ gì đối với tôi, đây là PĐQS thứ ba nên các NVPH đều rất trẻ, mới ra khỏi quân trường, ngoại trừ một số các sĩ quan nồng cốt như Trần trọng Khương, Nguyễn xuân Tám, Lưu huy Cảnh, Đoàn Hựu, Nguyễn văn Luyện… Tôi vừa chân ướt chân ráo tới Phi đoàn thì anh Nguyễn đức Hiền biệt phái trên Pleiku đã lấy một L19 bay sang Cao mên, tuy chưa gặp anh Hiền, nhưng được các anh em cho biết là anh Hiền rất khéo tay nhất là về điêu khắc, vài tuần sau tôi nhận được thư anh gửi từ Pnompenh xin lỗi là đã gây phiền hà cho tôi, việc ra đi của anh hoàn toàn là chuyện cá nhân chứ không có chuyện gì bất mãn trong Phi đoàn.
Phi đoàn 114 đảm trách việc yểm trợ cho vùng 2, một vùng nhiều núi non nên đòi hỏi các phi công phải cảnh giác về khí tượng hay thay đổi từ vùng duyên hải đên vùng rừng núi, chưa một đơn vị phi hành nào lại có nhiều biệt đội rải rác khắp các tỉnh ở vùng 2 chiến thuật như Phi đoàn 114, suốt từ Qui nhơn cho tới Phan Thiết dọc theo bờ biển cũng như từ Kontum cho tới Bảo lộc dọc theo dẫy Trường sơn, cho nên việc thay đổi định kỳ (hai tuần lễ) cho các đoàn viên cũng như những sinh hoạt tập thể của Phi đoàn rất khó khăn, ngoài ra còn vấn đề lương bổng hàng tháng với vật giá leo thang theo đà đổ quân của Hoa kỳ lại càng làm cho đời sống thêm chật vật, nhất là với các nhân viên có gia đình.
Theo đà tiến triển và bành trướng lên cấp Không đoàn, từ những đơn vị biệt lập có Khu bưu chính riêng các Phi đoàn chỉ còn nhiệm vụ hành quân trực thuộc Liên đoàn tác chiến, về kỹ thuật và yểm trợ sẽ do các Liên đoàn kỹ thuật và yểm cứ đảm nhận, vì vậy công việc của vị Phi đoàn trưởng tương đối gần như vị trưởng phòng hành quân của Phi đoàn hồi trước. Các phi vụ hành quân đều do Liên đoàn tác chiến dựa theo đoản lệnh hành quân từ BTLKQ (frag orders),tùy theo số nhân viên phi hành và phi cơ khả dụng của từng Phi đoàn, rồi chuyển đến phòng hành quân từng Phi đoàn qua các Trung Tâm Hành Quân Không Trơ để thi hành. Do vậy, người phi đoàn trưởng có nhiều thì giờ chăm sóc cho nhân viên của mình hơn, với khoảng 7 biệt đội và những nhiệm vụ hành quân địa phương, hầu hết những NVPH thường chỉ về Phi đoàn khoảng hai tuần rồi lại khăn gói quả mướp ra đi. Những vị tỉnh trưởng hoặc tiểu khu trưởng, một số lớn đều là những quen biết cũ khi tôi còn phục vụ tại Phi đoàn 1 và 2 trước kia, nên đều dành những tiện nghi đặc biệt về ăn ở cũng như phương tiện di chuyển cho những phi hành đoàn biệt phái, như vậy một đôi khi cũng xảy ra những vụ lạm dụng phi cơ vào những việc riêng tư, đó là cái giá phải trả để đổi lấy những biệt đãi tại những nơi khỉ ho cò gáy.
Khi biệt phái dài ngày tại một nơi thường xảy ra những liên hệ tình cảm đôi khi dẫn đến hôn nhân như Tr/uy Lâm thành M. tại biệt độI Phan Thiết, đôi uyên ương này vẫn xây tổ ấm dưới bầu trời Cali, tôi rất xúc động khi nhận được gói quà của anh chi M. gửi cho khi mới ở trại cải tạo về. Phi đoàn lại có anh Thái văn Bá là một họa sĩ đã vẽ phù hiệu cho Phi đoàn là một con ó đen vẽ theo lối lập thể trên nền trời màu đỏ và được Bộ Tư Lệnh KQ chấp thuận. Ông phi đoàn phó Trần trọng Khương tối ngày bận bịu với việc bay huấn luyện xác định hành quân cho những hoa tiêu mới, tập đáp tại các phi trường hành quân nơi các biệt đội đồn trú nên tôi vẫn thường xuyên có những tin tức sinh hoạt của các nhân viên biệt phái, hồi trước ở Đệ Nhất Phi Đoàn Quan Sát Đà nẵng hoa tiêu nào đáp được an toàn tại sân bay Diêm Trường ở phía Bắc đèo Hải Vân là có thể đáp tại bất cứ phi trường nào, vì đặc biệt sân bay này ngắn, làm bằng vỉ sắt PSP rất trơn trượt, lại đặt trên nền đất cát trắng nên nếu phi cơ chạy ra ngoài vỉ sắt là bị lún không di chuyển được, sau đó còn những sân bay A lưới, Mang Buk là những sân bay bằng đất nện do voi của đồng bào thượng được sử dụng thay thế cho xe ủi đất bulldozer không thể mang tới được, chưa có trực thăng.
Riêng trong vùng hoạt động của PĐ 114 cũng có một số sân bay đặc biệt như Gia Nghĩa, nằm trên ngọn đồi hai đầu là khe suối trông cứ như một hàng không mẫu hạm, cũng như sân Phan Thiết nếu làm cận tiến từ biển vào thì xuống dốc, cho nên trừ khi gió quá lớn chúng tôi hạ cánh lên dốc, và cất cánh xuống dốc, gần Nhatrang có sân bay Động Ba Thìn, ngay trước trại Lực Lượng Đặc Biệt phía bên kia Quốc Lộ 1, sân Cam ranh cũ gần căn cứ Hải quân bằng vỉ sắt, có một thời gian khi Hải quân Thiếu tá Nguyễn hữu Tố phụ trách Trung Tâm Huấn Luyện này mỗi sáng sớm Trường Phi Hành đảm trách việc chuyên chở nhửng bao bánh mì cho các quân nhân Hải Quân có một lần vì đáp dài và thắng gấp một Ú17 bị lộn mèo nên phi vụ này bị hủy bỏ, một sân cỏ trong tỉnh Diên Khánh…, sân bay Vạn Giả, sân bay Cung Sơn một nơi khỉ ho cò gáy nằm bên cạnh một trường tiểu học mỗi khi có phi cơ hạ cánh là cả cô giáo lẫn học trò đều chạy ra xem, sân bay Chóp chài gần Tuy hòa luôn luôn có gió ngang, tại đây một tai nạn khi một chiêc Caribou C7A hạ cánh bị gió ngang hất ra ngoài phi đạo khiến một hành khách cấp tướng tử nạn…, những hoa tiêu kỳ cựu của Phi đoàn 114 như Võ Ý, Hồ vĩnh Thủy, Nguyễn đình Đại, Đỗ đăng Nghĩa, Tiêu quang Vân, Lý Bửng (với thành tích là người đầu tiên trong lịch sử KQVNCH đã hạ cánh an toàn trên hàng không mẫu hạm Hoa kỳ), Trần Ninh, Nguyễn văn Phương.. đều là những chuyên viên đáp sân ngắn và những quan sát viên tài ba, những ông vua ngồi trên ngai vàng (theo như thi sĩ Kha Lăng Đa), chấm tọa độ những nơi trên bản đồ chỉ toàn màu xanh đậm mà Nha Địa Dư chưa có dữ kiện chẳng ai qua mặt những Trần Dật, La Kim Điệp, Lưu Kim Cương, Nguyễn công Thiểm, Hồ danh Lịch, Bùi đạt Vĩnh, Bùi đức Chu, Jack Palance Nguyễn văn Lưu, Nguyễn vĩnh Long, Đinh sinh Long, Lục văn Miến, Trương hữu Cầu, Phi quang Quý, Sơn Vét, Trương Hải Yến, Võ Ngọc, Thái thanh Giang…xin tiền gây quỹ cây mùa xuân cho Phi đoàn vào dịp Tết là phải nhờ đến Lê cảnh Lợi, có lẽ vì anh có biệt tài về ca bài ca con cá nên các Tỉnh Trưởng Mạnh thường Quân dễ mủi lòng và sẵn sàng lấy quỹ đen ra thân tặng, nhiều khuôn mặt thân quen ẩn hiện trong tiềm thức tôi những cánh chim đã lìa đàn trong những phi vụ hiểm nghèo như Huỳnh Tước tại Dakpek, Tiên nâu và Gái, Mai trọng Tư, người hoa tiêu trẻ có nhiều huy chương nhất Phi đoàn đã mất tich trong chuyến bay liên lạc từ Nha Trang đi Pleiku cùng với những sĩ quan kỹ thuật Trương Thoan, Thạch (vũ kbí), ngoài ra cũng có những mất mát do tai nạn như anh Minh (tục gọi là Minh mọi) tại Qui Nhơn, anh Nguyễn văn Thành tại Ban Mê Thuột bị vertigo lúc cất cánh trong sương mù buổi sáng sớm, hai anh em anh T, thuộc PĐ 116 tân lập, đụng phải cây tại Suối Dầu khi bay thấp, tuy vậy cũng có những may mắn như anh Trần duy Nguyện bi hạ cánh ép buộc trong rừng rậm gần đèo M’Drak sau một tuần lễ, mặc dù bị gẫy tay đã tìm ra đường lộ và được cứu thoát, các phương tiện tìm cứu của Không đoàn đã được huy động liên tục cho tới khi liên lạc được với anh, cho nên sau này KQ Đào bá Hùng đã cảm xúc trong câu “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè” để nói lên sự cố gắng của KĐ trong việc tìm cứu đồng đội lâm nạn.
Với sự hiện diện của toán cố vấn Mỹ bên cạnh Bộ Tư Lệnh K.Đ., những công việc tu bổ các phần sở được tiến hành rất tốt đẹp, phi đoàn nào cũng có một trailer cho phi hành đoàn trực hành quân, một phòng nghỉ cho NVPH với máy lạnh cùng những tiện nghi giải trí (sách, báo, âm nhạc,TV, Radio) thỉnh thoảng họ cũng bay cùng chúng tôi trong mọi phi vụ để tìm hiểu những khó khăn trong việc điều hành và họ đã cùng chia sẻ với chúng tôi những rủi ro có thể xảy ra cho chính bản thân họ, phi cơ do Thiếu tá Miller lái trong khi bay quan sát tại phía Tây Nhatrang, vùng Đồng Bò, đã bị trúng đạn xuyên từ trái sang phải của phòng lái, nếu lấy giây căng thẳng lỗ đạn vào và ra thì thấy viên đạn chỉ cách cuống họng của Thiếu tá Miller không đầy một gang tay.
Nhân dịp này tôi viết thơ cho bà Miller để xác nhận sự việc trên cũng như chúc mừng sự may mắn của Th/tá Miller, có một điều làm tôi ngạc nhiên hết sức là trong lá thư hồi âm bà ta đã tỏ vẻ phẫn nộ là tại sao Việt Cộng lại bắn vào loại phi cơ không có võ trang như loại phi cơ mà chồng bà ta đang lái, như vậy là không fair, nhận xét thiếu suy nghĩ này ít ra cũng nói lên được phần nào rằng đa số dân chúng Mỹ đã nghĩ như thế nào về chiến tranh tại Việt Nam, tôi đã đề nghị Phi dũng bội tinh trước khi Th/tá Miller mãn nhiệm kỳ về nước.
Ngoài ra toán cố vấn này cũng yểm trợ cho Không Đoàn những công tác về chuyển vận khi Không Đoàn không có đủ phi cơ để thoả mãn mọi nhu cầu vì lý do ưu tiên dành cho hành quân nhất là vào những dịp cuối năm ai cũng muốn về gia đình ăn Tết, thường thường toán cố vấn xin qua hệ thống của KQ Hoa Kỳ những phi cơ C130 để đặt dướI quyền xử dụng của trạm Tiếp Liên và như vậy giải tỏa được một số lớn quân nhân về gia đình ăn Tết. Cứ như vậy, sự giao hảo giữa Toán cố vấn và KĐ rất là tốt đẹp, hàng ngày chúng tôi được xem những phim ảnh mới nhất do AFRTS (Armed Forces Radio and Television Services) cho mượn, và nhất là những buổi liên hoan của đơn vị đều có sự đóng góp của những thành viên trong toán cố vấn. Toán cố vấn có xử dụng một số nhân viên dân sự, trong số nhân viên này có một cô thư ký tên H. tuy không đep rực rỡ nhưng rất có duyên, cô ta thường hay mặc áo dài màu đỏ nên chúng tôi gọi đùa là The Red Bird, cố vấn trưởng là Đai ta Jackson thường hay cho xe staff car đưa đón cô thư ký xinh xắn này đi làm hàng ngày, ngoài ra cô H. cũng là bà con của Th/ta Liên đoàn trưởng Liên đoàn kỹ thuật
Đầu năm 1967, vào dịp Tết Nguyên Đán, Phi đoàn lại bận rộn với việc sắp xếp biệt phái hành quân làm sao để mọi ngườI đều có dịp vui xuân trong không khí ấm áp của gia đình, thường thường các anh em độc thân tình nguyện đi biệt đội để các bạn có gia đình được ở nhà. Tôi không biết có phải Đại tá Cố vấn trưởng muốn tỏ sự ưu ái đặc biệt vớI cô thư ký xinh đẹp hay là chỉ muốn xin một chỗ trên phi cơ của Phi đoàn để về gia đình ăn Tết nên ông ta ngỏ ý muốn có một chuyến U17 đi Huế vào ngày 29 Tết. Các anh em hoa tiêu trong phi đoàn đều phản đối việc làm có vẻ lạm dụng này vì tất cả NVPH đều đã được phối trí cho các công tác ứng trực hành quân trong những ngày Tết, tôi rất phân vân trong việc quyết định có nên thỏa mãn nhu cầu của ông Cố vấn có vẻ “ga lăng xăng” này, tôi định bụng tới tối ngày 28 có buổi liên hoan của Không đoàn sẽ kiếm được một hoa tiêu nào tình nguyện cho phi vụ này.
Buổi liên hoan tai CLB trong khu U thật là vui vẻ, dưới sự chủ tọa của Trung Tướng TLKQ và có ca sĩ Khánh Ly ra giúp vui, Khánh Ly thích hút thuốc Salem làm tôi ngạc nhiên vì tôi nghĩ ca sĩ không hút thuốc; tôi đang ngồi bên quầy rượu thì Đ/t Jackson tay cầm ly rượu tới bên tôi, hỏi thăm về chuyến phi cơ ngày mai đi Huế, tôi trình bầy cho ông ta về việc các hoa tiêu đều đã được thay phiên nhau nghỉ phép Tết, cô H. lại là một người dân sự nên có thể gây phiền hà cho chúng tôi nếu dùng phi cơ trực hành quân để chở nhân viên dân sự và tôi cũng hỏi thẳng tại sao AFAT các ông không tặng cô ta một vé máy bay dân sự làm quà Tết có phải là hay hơn không?
Tôi tưởng nói như vậy sẽ chạm đến tự ái của ông ta và sẽ hủy bỏ ý định xin phi cơ, nhưng lạ thay, ông ta vẫn ôn tồn và nói rằng:
- Chúng tôi có thể làm được chuyện ấy, nhưng ông có biết rằng trong những ngày giáp Tết vừa qua mỗi ngày chúng tôi đã xin cho KĐ một chuyến C130 của KQHK để chở nhân viên các ông về ăn Tết không?
Câu nói trên bỗng đánh tan hết những phân vân trong suy nghĩ của tôi và tôi cắt ngang ngay Đ/t Jackson bằng câu trả lời ngắn gọn:
Ồ, nếu Đ/t nói như vậy thi sáng mai đúng 6 giờ sẽ có một phi cơ đón cô H. tai trước Aerogare.
Tôi điện thoại ngay cho bên Trung tâm Hành Quân để xin phi vụ và phi đạo chuẩn bị một phi cơ U17A có bọc nệm trắng sẵn sàng tại bãi đậu VIP sáng sớm mai. Thời tiết miền duyên hải Trung phần vào dịp này thường có mây mù và mưa khác hẳn với miền đồng bằng Nam bộ trời khô và nắng, tôi vừa làm tiền phi xong thi thấy chiếc xe staff car của cố vấn trưởng tới đậu ngay dưới cánh phi cơ, viên sĩ quan tùy viên của Đ/T Jackson mở cửa sau, cô H. vẫn duyên dáng trong bộ áo dài mầu đỏ bước xuống và anh tài xế mở cốp sau lấy hành lý chuyển lên phi cơ. Tôi mời cô H. lên phi cơ ngồI vào hàng ghế giữa rộng rãi và thoải mái, cô ta có vẻ ngạc nhiên vì không thấy có thêm hành khách nào cả, tôi lạnh lùng trả lời:
Cô là hành khách đặc biệt của Không Đoàn nên không có chở ai thêm cả, phi cơ ít người nhẹ sẽ bay nhanh hơn và chính tôi sẽ đưa cô đi.
Anh sĩ quan tùy viên cũng là một hoa tiêu hỏi tôi rằng:
- Sir đi có một mình thôi à, Sir có cần tôi đi theo làm phi công phụ không?
Tôi trả lời dứt khoát là không cần và leo lên phòng lái mở máy liên lạc đài kiểm soát xin cất cánh. Thời tiết không mấy khả quan, tầm nhìn xa rất hạn chế vì mây mù, sau khi rời vòng phi đạo và liên lạc đài Phi Vân bá cáo số phi vụ tôi lấy dần cao độ và đưa phi cơ bình phi ở 7,000 bộ, dưới phi cơ là một biển mây trắng toát dài đến chân trời, vô tuyến la bàn cho tôi hướng của Qui nhơn ngay trước mặt, sau khi điều chỉnh vòng quay chong chóng 2,300 v/p và hỗn hợp cho chuyến bay dài trên hai tiếng đồng hồ, tiếng động cơ nổ đều đều, tôi lơ đãng nhìn ra ngoài không gian vắng vẻ, không một sinh vật nào làm tôi tưởng như mình đang lạc vào một thế giới kỳ lạ, một cảm giác bực bội pha lẫn sự thích thú vì mình đang là một cánh chim bồng bềnh xa hẳn những phiền toái của cuộc sống nơi trần thế, những bon chen ganh ghét của xã hội loài người, những rắc rối trong lãnh vực tình cảm, và sự tế nhị trong vấn đề nhân sự ảnh hưởng đến công vụ như việc tôi đang phải làm chỉ vì tôi nghĩ rằng con người sống phải có trước có sau.
Qua khỏi Qui Nhơn mây trắng vẫn trải dài xen lẫn ánh mặt trời chói chan phản chiếu loang loáng vào cánh quạt đang quay tít trước mặt làm . lòng tôi tự nhiên như chùng lại khi chợt nghĩ vợ tôi chắc buồn lắm vì hôm nay lẽ ra tôi ở nhà đi sắm Tết cùng vợ và các con, tình cảm gia đình thật là thiêng liêng, chắc là cô H. cũng rất mong được gặp những người thân thương trong gia đình và tôi cảm thấy tôi vô lý, bất lịch sự khi giữ thái độ lạnh lùng từ lúc cất cánh đến giờ để tỏ sự bất mãn khi phải nhận thi hành nhiệm vụ này, trong khi đó cô ta vô can, có trách chăng là ông cố vấn trưởng đã muốn biệt đãi một nhân viên của mình bằng một sự đổi trác mà hai bên đều có lợi. Tôi quay lại nhìn thấy cô ta đang lo lắng nhìn ra bầu trời trắng toát đang chuyển dần sang màu xám, mặt đất xa xăm khi mờ khi hiện dưới cánh bay, lẽ ra tôi phải mời cô ta ngồi ghế hoa tiêu phụ bên phải thì có lẽ cô ấy cảm thấy bớt cô đơn hơn, tôi quay lai nói để trấn an:
- Chừng nửa giờ nữa thì đáp sân bay Thành Nội.
Một nụ cười gượng gạo và một ánh mắt biết ơn làm tôi quên những bực dọc, vì ít ra tôi cũng góp một phần nhỏ vào hạnh phúc của một gia đình. Chiếc U17 lướt nhẹ xuống sân bay và di chuyển đến trạm Tiếp Liên, tôi cũng thấy vui lây khi thấy sự tiếp đón nồng thắm của gia đình cô H. và hứa sẽ cho phi cơ ra đón vào ngày mồng 4 Tết. Sau khi đổ xăng và lấy thêm một số hành khách còn kẹt lai tôi cất cánh về NhaTrang, trong lòng thanh thản vì trong chuyến bay trở về này tôi cũng đưa được một số anh em KQ về nhà kịp ăn Tết. Sau Tết thời tiết càng u ám hơn, đến sáng ngày mồng 4 Tết, bên AFAT theo dõi chuyến bay đi đón con chim đỏ, tôi đã chọn một hoa tiêu kỳ cựu thi hành nhiệm vụ này, nhưng sau hai lần cất cánh đều phải quay lại vì thời tiết quá xấu và cũng thi hành đúng chỉ thị của phòng An Phi là nếu thời tiết xấu thì quay về ngay hoặc đáp xuống phi trường nào gần nhất chờ khi trời tốt sẽ cất cánh lại.
Khi tôi bá cáo lại cho Đ/t Ước Không Đoàn Trưởng về trở ngại do thời tiết nên phải hủy bỏ phi vụ, thì Ông nói rằng:
- Ông đã đưa người ta đi thì phải đưa người ta về.
Thế là mặc nhiên tôi coi đó như là một lệnh phải thi hành. Sáng mồng 5, tôi lại mang tâm trạng bực bội khi cất cánh lấy hướng đi Huế để đón con chim đỏ, phải bằng mọi giá đưa cô H. trở về Nha trang trong ngày, thế là lại đục mây bay lên khỏi đám mây mù để bình phi ở cao độ 7,500 bộ trong ánh nắng chói chan của mặt trời, dưới cánh phi cơ vẫn là một biển mây trắng toát, lại một cảm giác cô đơn đang dần chiếm tâm hồn tôi, tôi như hoàn toàn tách rời khỏi thế giới bên ngoài, lần này chỉ có mình tôi trong chiếc phi cơ nhỏ bé giữa một khoảng mênh mông rộng lớn, tiếng nổ đều đều của động cơ Continental lại đưa tôi vào thế giới của những suy nghĩ mông lung mỗi khi bay một mình trong những phi vụ đường dài, của những mơ ước mà mình đã đạt được cũng như những hi vọng trong tương lai, cuộc chiến này đến bao giờ sẽ ngừng và ngừng như thế nào, không lẽ con cái mình lớn lên rồi cũng lại phải thi hành nghĩa vụ quân sự, rồi nếu có hòa bình thì quân đội và Không quân nói riêng sẽ ra sao, có lẽ mình vẫn phải duy trì một quân đội hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc và tập dượt trình diễn cho thật đẹp mắt để hàng năm sẽ diễn hành vào những ngày quốc khánh.
Khi hạ cánh tại thành Nội đã có một xe Jeep Land Rover của người nhà cô H. chờ sẵn để đưa tôi về nhà dùng cơm trưa, tôi không mấy vui lòng vì muốn trở về ngay cho xong phi vụ, nhưng cô hành khách của tôi không có đây nên tôi đành phải đi theo vậỵ. Chiếc xe đưa tôi qua bên Gia Hôi và đi về một làng quê nằm giữa những thửa ruộng xanh tươi rất là ngoạn mục, gia đình cô H. mời tôi một bữa cơm rất là thịnh soạn, rất là Huế, nghĩa là rất nhiều món, nhưng tôi chỉ mong cho chóng xong vì thời tiết về chiều có khuynh hướng xấu đi mà tôi thì muốn đưa cô hành khách đặc biệt này về Nha Trang an toàn, càng sớm càng tốt. Khi trở lại sân bay thì cũng đã quá trưa, không có hành khách đi Nha Trang nên tôi lại để cô H. ngồI ghế giữa và chúng tôi cất cánh trực chỉ hướng Nam, trời bắt đầu mưa nhỏ nhưng trần mây cao nên khi bay qua Dà nẵng tôi đã báo cho đài radar Panama giờ cất cánh tại Huế cũng như số phi vụ để chuyển dùm cho đài Phi Vân ở Nha Trang mà tôi biết chắc Ông Cố Vấn đang lo lắng cho cô nữ thư ký, đài Panama nhắn lên hỏi:
Phi cơ có còn chỗ thì xin cho một pax về Nha Trang được không?
Tôi tò mò hỏi :
- Ai vậy ?
thì được trả lờI là :
-Võ Ý,
Tôi bật cười, vì Võ Ý là một hoa tiêu rất là bảnh trai, rất nghệ sĩ tính đáng lẽ Bộ Tư Lệnh KQ phải cử anh ra đóng phim cho KQVN, tôi rất quý mến anh và đôi lúc phải thông cảm cho tác phong phóng túng và rất nghệ sĩ của anh. Có một lần vào buổi chiều gần tối, tôi thấy anh lang thang ngoài sân đậu phi cơ, tôi hỏi giờ này còn ở đây làm gì? Anh trả lời tỉnh bơ:
- Tôi kiếm máy bay để quá giang lên Đà Lạt, vì tối nay tôi làm lễ cưới.
Tôi nghĩ anh không nói đùa và xin 1 L19 bên Kỹ Thuật để tôi chở anh lên ngay Cam Ly cho kịp, cách đây vài năm vợ chồng tôi lại được anh mời dự đám cưới của con trai anh tại Maryland, chúng tôi có dịp nhắc lại chuyện cũ.
- Tôi trả lời cho đài Panama là :
- Nhắn với Võ Ý mai về Nha Trang cũng được”.
Vì phi cơ đang ở cao độ 7,000 bộ mà xuống thì phải làm nhiều vòng và áp lực không khi thay đổi nhanh có thể làm hành khách đau nhức lỗ tai và có thể nôn mửa rất là rầy rà. Lúc này thì không phải cô hành khách lo sợ vì mưa gió mà chính tôi lo lắng làm sao đưa cô ta về Nha Trang an toàn để khỏi mang tiếng, vì trời càng về chiều càng xấu đi, trần mây thâp dần và từng cơn gió giật làm chiếc phi cơ nhỏ xóc mạnh, bay trong thờI tiết xấu là chuyện thường đối với chúng tôi, nhưng khi có hành khách, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm lớn và luôn tìm những phương cách an toàn nhất để đưa họ đến nơi đến chốn, nhất là khi hành khách lại là các bà xã thì rất là quan trọng, khi bay vào trời xấu các bà thường giữ im lặng, đưa những cặp mắt lo lắng nhìn nhau hoặc lẩm nhẩm đọc kinh Thánh, hoặc niệm Phật, có lần tôi được thoáng nghe hai bà sửa lưng sau về việc đọc kinh, một chị khấn là:” Nam Mô A Di Đà Phật”, thì bị chị kia nói: ” Ấy chết phải khấn là Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát mới đúng”, làm tôi đang lo kìm giữ phi cơ cũng bật phì cười.
Khi liên lạc vô tuyến được đài Kiểm soát Nha Trang cho biết Nha trang trong tình trạng VFR, tôi chuyển sang tần số Phi Vân nhờ chuyển cho bên AFAT cho xe ra đón VIP. Khi tôi vào phòng hành quân để ký vào sổ phi lệnh, gặp Tr/ta Hull cố vấn của Phi đoàn tôi cười và nói đùa: – “Operation bring back the Red Bird completed”.
Thế rồi thời gian trôi theo nhịp độ hành quân và biệt phái đều đều, ông cố vấn trưởng hết nhiệm kỳ về nước, một ông khác sang thay thế, có những cố vấn của phi đoàn khi về nước giải ngũ rồi lại bay cho các công ty hàng không dân sự do quân đội trưng dụng, thỉnh thoảng ghé qua Cam Ranh trong giây lát đều tìm cách thăm hỏi các bạn cũ trong Phi đoàn như Đại/Uy Swinghammer, ông này có lần bay hành quân trên Dalat, phi cơ bị trục trặc phải đáp xuống sân bay Cam Ly, khi Phi đoàn được tin thì cũng đã 5 giờ chiều, vì tình đồng đội và cũng không muốn để một chiến hữu đồng minh lang thang ở một nơi không có biệt đội, mặc dù họ cũng có những tiện nghi cho khách vãng lai của quân đội Mỹ, tôi đã bay cùng một cơ khí viên lên kịp sửa chữa và cả hai phi cơ bay hợp đoàn đêm về Nha Trang khi ánh đèn thành phố biển đang lấp lánh bên bờ Thái bình dương, tôi nhớ mãi chuyến bay này vì mỗi khi liếc mắt sang bên luôn luôn thấy máy bay ông bám sát bên tôi như bóng với hình, đến nỗi tôi nhìn rõ ánh mắt đầy tin tưởng của ông nhìn tôi.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân, thành phố Nha Trang bị tấn công ngay sau nửa đêm, một L19 đã cất cánh ngay trong đêm để giữ liên lạc với các đơn vị bạn tại thành phố và bộ chỉ huy của Không Đoàn, sự hiện diện của chiếc phi cơ quan sát trên mặt trận thường củng cố được tinh thần của quân bạn vì khả năng hướng dẫn và điều chỉnh hỏa lực yểm trợ của nó khi cần thiết. Suốt ba ngày Tết Phi đoàn đã bay yểm trợ hành quân, hướng dẫn khu trục giải tỏa cứ địa Xuân lạc phía Bắc Nha trang quét sạch tàn quân của Việt Cộng khỏi tỉnh Khánh Hòa.
Tháng 6/68 tôi được lệnh theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại căn cứ Không Quân Maxwell trong tiểu bang Alabama. anh em trong phi đoàn tổ chức một farewell party tại Aerogare Nha Trang, khi đến phần dạ vũ, tôi được vinh dự mời ra khai mạc, tôi lững thững đi tới bàn các cố vấn trong đó con chim đỏ đang có vẻ lạc lõng giữa những chiến hữu đồng minh và đưa tay mời người đẹp ra sân nhảy trong giai điệu tình tứ đầy lãng mạn của những chàng phi công trong bản Tuyết Trắng, mà nhạc sĩ Trần thiện Thanh đã sáng tác trong một chuyến bay trên chiếc U17 của PĐ 114 từ Pleiku về Nha Trang, tối nay cô H. rất duyên dáng trong bộ áo dài màu trắng, tôi nhớ mãi cái mũi nho nhỏ xinh xắn điểm vài nốt tàn nhang mầu nâu nhạt và mơ ước rằng bản nhạc sẽ không bao giờ chấm dứt.
Trong thời gian theo học tại Maxwell AFB, một chiều cuối tuần, tôi nhận được thư của Đại-tá Jackson mời đến nhà trong khu gia đình dùng cơm tối, thì ra ông ta đang giữ trách vụ trưởng phòng nhân viên nên biết tôi đang thụ huấn tại đây. Ông bà Jackson tiếp đón tôi rất nồng hậu, chúng tôi nhắc lại những kỷ niệm tại Không Đoàn 62 và tuyệt nhiên không ai đả động đến con chim đỏ cả. Th/ta Miller cố vấn của Phi đoàn vẫn thường viết thơ cho tôi về những hoạt động của Phi đoàn, có một lần trong thư ông ta có nói đến một chuyện động trời đã xảy ra cho Phi đoàn là một phi cơ L.19 đã bị đánh cắp tại phi trường Cam ly trong lúc phi hành đoàn dùng cơm trưa trong thành phố, sau này tôi được biết là một hoa tiêu thuộc phi đoàn 112 vi phạm kỷ luật liên quan đến tòa án quân sự nên đã tìm phương tiện trốn ra nước ngoài. Khi trở về nước, tôi bận rộn với việc phiên dịch tài liệu và sắp xếp chương trình cho việc thành lập Trường CH và TM Trung Cấp vào đầu năm 1970, rồi đến năm 73 sau hiệp định Paris, trường CH và TM trung cấp di chuyển về Tân Sơn Nhất.
Mùa hè năm 74, tôi ngạc nhiên khi nhận được thư của Th/ta Nguyễn Xuân Tám mời ra Nha Trang dự tiệc kỷ niệm ngày thành lập Phi đoàn, tôi rất vui mừng gặp lại những gương mặt thân quen cùng những quan khách đặc biệt như một sĩ quan thuộcTiểu khu Quảng Đức rất thân thiết với Phi Đoàn, có tác phong dị kỳ, người ta thường hút thuốc lá thì ông ta cứ cái điếu cầy khảm xà cừ rất đẹp xòng xọc hút những bi thuốc lào liên tục như thuốc lá và luôn luôn bên cạnh có người đẹp chỉ có nhiệm vụ là nhồI thuốc và đánh diêm châm lửa vào nõ điếu mà thôi.
Phi đoàn 114 qua nhiều vị chỉ huy như Đỗ trang Phúc, Phan quang Phúc, Đặng văn Hậu, Trần trọng Khương, Võ văn Ân, Lê ngọc Ấn, Nguyễn xuân Tám…
KQ Nguyễn Xuân Tám, xuất thân trường Võ Bị Dalat là một hoa tiêu rất tận tụy với ngành quan sát, anh có nhiều cơ hội để được chuyển ngành khác mau tiến thân hơn, nhưng anh nhất quyết gắn bó với chỉ số ngành mà anh yêu thích, trong phi đoàn, anh đã nắm những trách vụ sĩ quan huấn luyện, an phi, trưởng phòng hành quân, nên khi là Phi đoàn trưởng anh rất thông suốt những vấn đề của phi đoàn và vẫn giữ được những nét sinh hoạt gần như truyền thống của phi đoàn là vui nhộn, chọc quê nhau cho vui, thỉnh thoảng phao những tin vịt vô hại để giữ được biệt danh là “ao thả vịt”.
Sau 75, tôi có dịp gặp lại KQ Nguyễn Xuân Tám tại Trại Ba Sao ngoài Bắc, anh vẫn giữ tác phong quân nhân khi gặp tôi, mặc dù đây là một điều cấm kỵ trong nội quy của trại, Các bạn thành viên của PĐ 114, tôi thân mến gửi lời chúc thật tốt lành đến các bạn và gia đình, biết đâu chúng ta lại có dịp gặp nhau để chọc quê nhau trong cái Ao thả vịt của ngày nào.
Đằng Vân
( Biên Hùng )