Thân Hữu Tiếp Tay...
Phiếm luận về Bịp- Trần Văn Giang
( HNPĐ ) Ai cũng biết trong toàn cõi chúng sinh chỉ có loài người biết ăn gian, nói dối một cách rất tinh vi, và lường gạt lẫn nhau rất bỉ ổi.
Hồ Chí Minh giả khóc (sau vụ CCRĐ 1953-56)
Lời phi lộ
Mời quý vị đọc một bài khảo luận về bịp. Bài này được mang ra trình làng với mục đích chính là để giúp chúng ta thông cảm lẫn nhau và gần gũi nhau hơn theo đúng tinh thần bịp bợm. Ai đã thành công trong ngành bịp bợm sẽ hiểu rõ hơn tại sao mình đã “tiến bộ vượt bực” như vậy. Ai đang sửa soạn vào nghề bịp bợm hoặc đang nuôi mộng đi bịp thiên hạ sẽ có dịp rút tỉa kinh nghiệm của những bậc “đàn anh” để học hỏi những bí quyết thành công. Còn các vị nào đã từng bị bịp, hoặc đang bị bịp thì cũng nên đọc để “ôn cố tri tân.”
Bây giờ xin vào đề.
*
1. Nhân Chi Sơ Tính Bản... Bịp!
Ai cũng biết trong toàn cõi chúng sinh chỉ có loài người biết ăn gian, nói dối một cách rất tinh vi, và lường gạt lẫn nhau rất bỉ ổi. Khả năng bịp bợm quả là một đặc tính mà Tạo Hóa đã ban riêng cho loài người. Ta thử hỏi có loài vật nào luôn luôn hăm he “vặt lông” đồng chủng đâu? Có loài cầm thú nào được hưởng cái thiên phú đó đâu? Vì vậy, ta có thể coi hành động bịp bợm phản ảnh trung thực “nhân tính.” Rồi từ đó, ta có thể kết luận rằng những tên đại bịp là những người có rất nhiều “nhân tính.” Trái lại, những người bị bịp, cũng như những người không biết bịp, đều là những người rất thiếu “nhân tính.”
Hành động đầy “nhân tính” của loài người đã tạo ra biết bao nhiêu cảnh bi thảm cho tất cả chúng sinh trên cõi đời này. Cứ nhìn đàn chim vô tội thì sẽ thấy ngay. Cả ngày chúng chỉ biết bay lượn trên trời và hót lên những bản tình ca tuyệt vời, thế mà cũng bị loài người lường gạt bằng đủ mọi thứ cạm bẫy. Thật là tội nghiệp cho số kiếp long đong! Bị vặt lông từ đời này sang đời khác, nhưng vẫn không đủ minh mẫn để học được những kinh nghiệm đau thương của... các “bậc tiền bối”!
Lý do thứ hai mà ta coi hành động bịp bợm thể hiện “nhân tính” là vì sợi dây liên đới giữa tên bịp bợm và kẻ bị bịp không khác gì sợi dây xích thằng xích liền trai tài gái sắc vào với nhau. Thật vậy, nếu không có người thích bị bịp thì làm sao các tên bịp bợm có dịp thi thố tài năng thiên phú của mình được? Cũng theo lối diễn dịch này, ta thấy ngay rằng nếu không có những cô con gái nõn nường “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì” thì làm sao những tên Sở Khanh có dịp tung hoành trong chốn phòng the “như vào chỗ không người,” rồi lại còn thề thốt kiểu cải lương: “Dù sông có cạn, dù núi có mòn thì chúng anh muôn đời cũng... vẫn vậy.” Tuy là một câu thề rất bố láo, nhưng nó lại rất “ép-phê” mới chết! Vì nó đã từng làm bao nhiêu cô gái nhà lành phải rùng mình cảm động. Hỡi ôi! Ðến lúc chàng “truất ngựa truy phong” thì các nàng lại còn lấy làm sung sướng vì nghĩ rằng “tình chỉ đẹp khi còn dang dở.”
Nhân tiện đây tôi xin nêu ra một điểm sai biệt rất quan trọng giữa “nhân tính” và “tình người.” Hai “cụm từ” này nghe có vẻ gần gũi với nhau như “anh em con chú con bác,” nhưng thực ra rất đố kỵ với nhau, như nước với lửa, như âm với dương, như “Ðảng ta” với “Mỹ Ngụy”...
Như đã trình bày ở trên, “nhân tính” được thể hiện bằng những hành động bịp bợm làm cho các nạn nhân phải ngỡ ngàng khi tỉnh dậy thì đã thấy mình bị “trụi lông, rụng cánh.” Trái lại, “tình người” là đặc tính của người “tốt bụng” nhưng hơi “tối dạ”: vì “tốt bụng” nên yêu thương tất cả mọi người và không muốn làm hại bất cứ một ai, trái lại vì “tối dạ” nên cứ tưởng rằng “ai cũng dễ thương” và “không ai muốn làm hại mình.” Những người có “bụng-dạ” như vậy thiệt là hiếm có ở trên cõi đời ô trọc này, nên đã được các thi sĩ ca tụng là người “ngây thơ và trong trắng” không khác gì “con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá (hay bãi) vàng khô.”
2. Phân Loại Thành Phần Trong Xã Hội Bịp Bợm
Tuy hành động bịp bợp phản ảnh “nhân tính,” ai cũng nên biết rằng không phải người nào cũng được trang bị đầy đủ phẩm chất “nhân tính” khi ra góp mặt với đời. Ðể có một nhận định rõ ràng về vấn đề này, ta bèn bắt chước các nhà nhân chủng học để phân chia loài người ra làm tám loại chủng tộc một cách rất là “khoa học” như sau:
1- Loại thứ nhất là những kẻ có thừa “nhân tính,” nhưng rất thiếu “tình người.” Ðó là những tên đại bịp, chuyên sống về nghề lường gạt, ăn gian, nói dối v..v... Vì thiếu “tình người” nên chúng không nể mặt nể mũi một ai, không hề kỳ thị bất cứ loại người nào, dù là trai hay gái; già hay trẻ; sang hay hèn; Công giáo, Phật giáo hau Hòa hảo; Việt Quốc hay Ðại Việt, v..v... Nói tóm lại, tất cả những người nào đang đứng “ngơ ngác” ở ngã ba đường đời như “con nai vàng” đều có thể là nạn nhân của chúng.
2- Loại thứ hai là những kẻ có thừa “nhân tính” nhưng rất thiếu phần “trí tuệ.” Ðó là những tên không có khả năng bịp bợm mà lại nuôi mộng lớn đi lường gạt thiên hạ. Do đó, chúng ít khi thành công trong nghề bịp bợm, mà nhiều khi còn bị thân bại danh liệt. Ðiều này chứng minh “nhân tính” và “ngu dốt” là hai vấn đề không ăn nhậu, không liên quan gì với nhau ráo trọi.
3- Loại thứ ba là những người có cả “nhân tính” lẫn “tình người.” Ðó là những người có khả năng bịp bợm nhưng không chịu mang khả năng đó ra thi thố trên trường đời, có lẽ vì thiếu phương tiện hành nghề, hoặc vì lương tâm không cho phép họ làm hại người khác. Dù sao đi chăng nữa, ta có thế suy luận rằng loại người này đã bị “tình người” làm đui chột một phần “nhân tính” của họ.
4- Loại thứ tư là “chim mòng.” Loại này không biết bịp vì quá thiếu “nhân tính,” cho nên được xã hội coi như là một loài chim, chứ không phải là loài người. Ðó là những thành phần đã bị bịp, hoặc đang bị bịp, hoặc sẵn sàng hiến thân cho những tên bịp bợm để được ân huệ “vặt lông.” Ai cũng biết rằng chim mòng có lông (nếu may mắn chưa bị “vặt” hết!) nhưng không có cánh, vì thế khi rơi vào cạm bẫy thì không bay đi đâu được, nên chỉ biết ngồi khóc than thảm thiết, và trách cứ “xã hội thiếu tình người.” Có thể nói, đa số chim mòng có một bản tính rất là “ngây thơ và trong trắng” nên không biết rằng chính mình đã thúc đẩy những tên bịp bợm vào con đường bất nhân, bất nghĩa, bất tín.
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều chim mòng rất là “ngây thơ,” nhưng chẳng “trong trắng” một chút nào cả. Ðó là những kẻ luôn luôn tìm cách đi bịp người khác nhưng lại bị đối tượng “ương kế tựu kế” bịp lại. Cho đáng kiếp! Ði hành nghể bịp mà lại để phần trí tuệ ở nhà thì sớm muộn cũng sẽ bị “vặt lông” nhẵn thin. “Vỏ quít dày có móng tay nhọn” là vậy. Vì thế cho nên, nhiều chư vị anh hùng quân tử đã quyết tâm: “Thà làm móng tay nhọn còn hơn là làm vỏ quýt dầy.”
5- Loại thứ năm cũng thuộc về loài chim, nhưng không phải chim mòng, mà là “cò mồi.” Chúng là thứ “vô tài, vô tướng, bất nhân,” nên chỉ biết làm nghề “chó săn,” hàng ngày đi lùa chim mòng về cho những tên “bất nghĩa” có nhiều “tài” bịp bợm vặt lông. Những hành động bất nhân và vô liêm sỉ của đám cò mồi làm nhiều người căm giận nên đã xếp chúng vào loài chó (loài “cẩu trệ”) chứ không được như loài chim. Như ta đã thấy nhiều chuyện đau lòng đã xẩy ra sau ngày “Ðại Bịp Vinh Quang” hồi tháng 4 năm 1975, từng đàn cò mồi được tung ra khắp nơi để dụ dỗ những người “lầm đường” ở lại đi học tập “cải tạo” để còn có cơ hội xây dựng lại “tổ cuốc độc lập tự do hạnh phúc.” Kết quả thảm thương ra sao thì mọi người ai cũng đã biết rồi.
6- Loại thứ sáu không thuộc về loài chim cò (như chim mòng, chim cuốc, hoặc cò mồi), mà là loài “bọ’ - Con “thiêu thân” - Ngày xưa ai đã từng đọc hết cuốn sách “Cách Trí Lớp Ba” cũng đều biết loài bọ chỉ có một bộ óc to bằng hạt cát. Vì vấn đề thiếu trí tuệ nên chúng không có sức đề kháng, chống bùa ngải. Một khi đã bị bùa ngải xâm nhập vào lục phủ ngũ tạng rồi thì chúng bị u mê đến mức độ không một văn nô nào có thể ca ngợi, mô tả cho hết được. Ðời thuở nhà ai hễ cứ thấy ánh lửa đỏ là chúng “hồ hởi, phấn khởi” nhào vô! Không ai có thể cản nổi! Vì thế có người cho rằng thiêu thân là một sinh vật ngu xuẩn nhất hành tinh. Chúng quá ngu tối nên tin mới rằng “ngọn đuốc Lê văn Tám,” “chống Mĩ kíu lước,” “Sinh Bắc Tử Lam,” “chủ nghĩa mác lê vô địt…” là ánh sánh, là phương pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mộng... tự diệt. Cuối cùng đám bọ thiêu thân không có cơ hội, dịp may để nhìn cái thực tế ngày hôm nay của “cách mạng vô sản vô địt…”
8- Sau cùng là loại người (bị bệnh) “thối mồm.” Ðó là những tên chỉ thích mang chuyện bịp bợm ra viết thành những bài khảo luận rẻ tiền để dạy đời. Loại người này tưởng rằng đóng vai trò mô phạm như vậy là khôn ngoan lắm, nhưng thực ra ở đời này có ai ưa những người “ngồi lê mách lẻo” đâu. Thật vậy, đối với những tên đại bịp đang say sưa hành nghề múa may trong bóng tối, bỗng nhiên bị mang ra ánh sáng thì làm gì mà không bực mình, rồi nổi sùng? Ðối với người bị bịp cũng vậy: đang âm thầm đau khổ như “gái ngồi phải cọc” lại bị mang ra “trình làng” thì thử hỏi ai mà không mắc cỡ. Vì thế, người đi bịp cũng như người bị bịp đều coi những tên thối mồm là “kẻ thù chung,” rồi đồng lòng “thề phanh thây uống máu quân thù.” Nghe hãi quá muốn vãi ra cả quần.
3. Lường Gạt là Vinh Quang
Tuy đa số những tên sống về nghề bịp bợm là hạng người vô liêm sỉ, nhưng chúng ta không thể kết luận rằng chỉ có những tên vô liêm sỉ mới dùng mánh khóe lường gạt người khác. Nếu nghĩ như vậy thì thiệt là quá... “ngây thơ và trong trắng.” Ta thử hỏi: nếu không có Khổng Minh Gia Cát Lượng - một tên lường gạt lừng danh trong thời Tam Quốc - thì làm sao Chu Du phải ngửa mặt lên trời mà than rằng:
“Cớ sao Trời đã sinh ra Du lại còn sinh ra Lượng?”
Lối than thân trách phận kiểu “Bắc thang lên hỏi ông Trời” này quả là ngớ ngẩn và ấu trĩ, vì nó chỉ làm cho người đời thấy rõ Chu Du không bịp giỏi bằng Gia Cát Lượng. Khi bị bịp một cách thê thảm như vậy, tốt hơn hết là nên dùng dao rạch bụng “harakiri” (còn gọi là “seppuku”) theo tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bổn khi xưa, hoặc cùng lắm (nếu không có sẵn dao) thì cũng nên “chết đứng” theo kiểu Từ Hải. Thế mới là khí phách! Ðã bị bịp rồi lại còn ngồi than khóc tỉ tê như các nàng Kiều thì quả không phải là tác phong của những tay anh hùng hảo hán.
Bây giờ rảnh rang ngồi dở những trang sử oai hùng của dân tộc Việt ra đọc, ta thấy có nhiều hành động lường gạt đáng coi là... oai hùng vinh quang. Nếu Trần Hưng Ðạo không chơi trò lường gạt “dụ khị” tầu địch vào song cạn thì hỏi làm sao có trận Bạch Ðằng. Lại còn chuyện Nguyễn Trãi thả xuống suối hàng triệu lá rừng mang câu “sấm ký” giả mạo “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần,” làm cho toàn dân tin ngay rằng Lê Lợi đã đã kéo được ông Trời về phe với mình để cùng nhau diệt giặc. Trong sử sách, thiếu gì chuyện bịp bợm cao siêu như vậy. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng những vị lãnh đạo oai hùng trong lịch sử đã được hậu thế ca tụng vì các vị đó đã biết sử dụng tài lường gạt của mình để cứu đất nước. Lẽ dĩ nhiên, thiên hạ luôn luôn phỉ nhổ những kẻ dùng mánh khoé bịp bợm để “bán nước cầu vinh,” “dâng biển đảo để cầu yên thân, còn đảng còn mình.” Tồi tệ hơn nữa là những kẻ dùng đủ mọi tiểu sảo để “rước voi về giầy mả cha.”
Hình như xã hội loài người đã khốn đốn bao nhiêu thế kỷ, và đồng thời cũng đã tồn tại được tới ngày nay cũng chỉ vì khả năng bịp bợm mà Trời đã phú bẩm cho loài người! Cũng vì vậy, người Mỹ có một câu nhận xét về “nhân tính” rất ư là thực tiễn khi họ nói rằng “There is a sucker born in every minute” - đại khái có nghĩa là “Cứ mỗi phút lại nở ra một con chim mòng.” Phải chăng nước Mỹ là một xã hội đã tiến lên tới “đỉnh cao trí tuệ của loài người” nên mới phát minh được một hệ thống bịp bợm có hiệu năng đến mức đó? Phải chăng dân Mỹ là một thứ dân “ngây thơ và trong trắng,” cả đời “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì” nên đã bị cả thế giới bịp mờ người mà chứng nào vẫn hoàn tật ấy?
Thực ra, dân Mỹ không thật thà và cũng không điêu ngoa hơn đại đa số các dân tộc khác trên thế giới. Ðặc biệt ở Mỹ cũng như ở các nước tự do dân chủ pháp trị, mọi người đều có quyền bịp bợm, nhưng chỉ được phép “bịp bợm trong vòng luật pháp.” Vì các nước này kính trọng cả nhân quyền lẫn “nhân tính” nên bất cứ một tên bịp bợm nào cũng được coi là “vô tội” nếu hắn không “bịp bợm quá sỗ sàng” đến nỗi bồi thẩm đoàn phải phẫn nộ vì... ghen tức theo đúng câu tục ngữ “Không được ăn thì đạp đổ.” Nói tóm lại, theo hình luật thông dụng ở Mỹ (common law), “bịp bợm không quá sỗ sàng” cũng được coi tương đương như “bịp bợm trong vòng luật pháp.”
Tiện đây, xin đưa ra vài thí dụ về bịp bợm hay gian lận “trong vòng luật pháp” dưới chế độ tự do pháp trị. Chuyện gian lận thông thường nhất là chuyện trốn thuế. Tuy nhiên, không phải người nào cũng biết trốn thuế, vì trốn thuế đòi hỏi một khả năng gian lận rất tinh vi và ma quái nên những “người trần mắt thịt” không thể nào nhìn ra được. Cái khó là làm sao cho nhân viên thuế vụ thấy tờ khai thuế có vẻ “thuận mắt” thì mới được coi là người “đàng hoàng và liêm chính” vì đã biết “trốn thuế trong vòng luật pháp” mà các luật gia gọi là “tránh thuế” (tax avoidance) để giữ thể diện cho những người đã thành công trong nghiệp vụ lường gạt Nhà Nước. Trái lại, nếu không biết gian lận mà còn định chơi cái trò trốn thuế thì mất cả thể diện lẫn tiền tài là cái chắc. Nói một cách cụ thể hơn, nếu tên gian phi nào không biết “chùi mép” hoặc “sổ sách lem nhem” vì “rửa tiền” không kỹ thì sẽ bị tòa án trừng phạt nặng nề vì tội “trốn thuế ngoài vòng luật pháp” (tax fraud / evasion), tương đương với tội “bịp bợm quá sỗ sàng.”
Xin đơn cử một thí dụ thông thường khác. Nếu bạn là công chức hoặc tư chức, bạn thấy ngay đại đa số đồng nghiệp của bạn thường coi công quỹ na ná giống như món tiền tiêu vặt trong gia đình. Nếu có chút quyền hành, họ sẽ thẳng tay lạm dụng công quỹ để có một đời sống thoải mái. Hành động gian tham thông thường là dùng quỹ tiếp tân của Nhà Nước để dẫn vợ con và bạn bè đi phè phỡn, rồi lại còn thành khẩn mời mọc nhau “xin cứ tự nhiên như ở tiệm.” Sau đó, chỉ cần dùng khả năng “sáng tạo” để giải thích các món chi tiêu mờ ám đó một cách rất phân minh, hợp tình, hợp lý. Ðó là phương pháp “ăn vụng biết chùi mép.”
Trong các xã hội Âu Mỹ, người nào gian lận tí ti thì được Nhà Nước “làm ngơ” vì nghĩ rằng “hơi đâu mà để ý tới chuyện ba cái chiệng lặt vặt cho mất thì giờ.” Vì thế, mần chiệng “gian lận lặt vặt” được coi như là “gian lận trong vòng luật pháp,” còn “gian lựng sỗ sàng” thì bị coi là “gian lận quá giới hạn luật định” nên thường bị truy tố. Nếu ta mượn tạm “lý thuyết tương đối” của Einstein thì ta có thể phân định thế nào là “gian lận lặt vặt,” và thế nào là “gian lận sỗ sàng”:
Theo nguyên tắc hành chánh, những kẻ “ĂN TRÊN ngồi trốc” hoặc “ĂN TO nói lớn” đều có quyền “ăn trên” hoặc “ăn to.” Còn thành phần “thấp cổ bé họng” thì chỉ được “chấm mút” một chút xíu mà thôi. Ðã “bé họng” mà còn định “ăn to” thì khó mà “nuốt trôi” được! Ðó là phương pháp “quản trị khoa học” (scientific management) trong các chế độ dân chủ pháp trị.
Còn “XHCN” do đám Anh Chị mafia Trung ương đảng quản lý và lãnh đạo thì lại khác hẳn:
“Luật rừng” cho phép toàn dân tự do gian lận vô giới hạn, với điều kiện là kẻ gian lận phải “biết điều,” tức là phải biết “chia chác” với các đấng “đầy tớ nhân dân.”
Ai cũng biết rằng “đầy tớ nhân dân” là tiếng long trọng dùng trong xã hội chủ nghĩa để chỉ cán bộ Nhà nước (thành phần có “trí tuệ” đầy quần) có nhiệm vụ “quản ní” (nghĩa nà “cai quản một cách có ní”) tài sản dùm cho “nhân dân” để... “nhân dân” còn có thì giờ lo công việc “làm chủ...”
Ðể tiện việc “quản lý”... tài sản của “nhân dân,” Nhà Nước cs quy định hai loại hoạt động gian lận như sau:
1. “Gian lận biết điều” thì được Nhà Nước khuyến khích vì kẻ gian lận biết “chia chác” với “đầy tớ nhân dân,” tức là đi đúng đường lối XHCN: không ai bóc lột ai, và “đầy tớ nhân dân” có quyền “chấm mút” theo đúng lý tưởng “công bằng xã hội” trong lý thuyết Mác-Lê.
2. “Gian lận không biết điều” thì bị Nhà Nước trừng phạt nặng nề vì kẻ gian lận chỉ biết “ăn lén một mình” một cách rất là “đồi trụy.” Không biết “chia chác” với “đầy tớ nhân dân” là một trọng tội. Hành động này có thể bị kết án thành tội “phản quốc” vì đã coi quyền lợi “nhân dân” trọng hơn là quyền lợi của “đầy tớ nhân dân.” Tội “phản quốc” cũng nặng ngang như tội hỗn láo với tổ tiên (tức là chê “cha Già,” hoăc ông “Mác,” ông “Lê”).
Nói tóm lại, trong chế độ cộng sản, nếu người nào không khéo léo thì tư sản có thể biến thành công sản; trái lại, nếu ranh mãnh hơn một chút thì công sản có thể biến thành tư sản dễ như chơi. Quan niệm về tài sản quả thật rất là uyển chuyển, bắt nguồn từ phương pháp “áp dụng lý thuyết cách mạng một cách sáng tạo.”
4. Ngây Thơ Là Chết Giấc
Ðọc đến đây, chắc những người “thật thà như đếm” rất đau khổ khi thấy cảnh ăn gian nói dối lan tràn khắp nơi trong xã hội loài người. Vì vậy, một số người “thật thà như đếm” trở nên quá khích, chỉ muốn làm một cuộc cách mạng văn hóa để thiết lập một xã hội trong đó ai ai cũng “thật thà như đếm” như mình. Tiếc thay, xã hội “thật thà như đếm” chỉ là một ảo vọng vì cái thứ xã hội đó không bao giờ có thể thực hiện được ở trên cõi đời ô trọc này cả. Tại sao vậy? Tại vì xã hội “thật thà như đếm” không được xây dựng trên căn bản “nhân tính” nên không phải là xã hội của loài người, mà phải coi đó là một xã hội của Thiên Thần.
Hơn nữa, nếu tất cả mọi người đều “thật thà như đếm” và chỉ biết nói lên sự thật thôi, thì xã hội “thật thà như đếm” sẽ loạn ngay. Về điểm này, các cụ ngày xưa đã tỏ ra rất khôn ngoan nên đã truyền lại cho hậu thế một câu bất hủ: “Sự thật mất lòng.” Các cụ cho rằng nếu ai ai cũng nói thật, thì tất cả mọi người đều bị “mất lòng,” và “mất lòng” tất nhiên thúc đẩy con người vào mục chửi bới om sòm, rồi đưa tới màn oánh lộn tưng bừng. Vì thế, các cụ muốn con cháu phát triển thói “nói điêu,” hay ít nhất là thói “không nói thật” để có một đời sống thảnh thơi trong một xã hội an hòa.
Trong thực tế, loại người “thật thà như đếm” gần như bị tuyệt chủng, không khác gì loài chim yểng biết nói tiếng người. Nguyên do chính là trong xã hội bịp bợm, nhất là dưới các chế độ cộng sản, những người “thật thà như đếm” bị tiêu diệt dần dần, vì những tên đại bịp nắm quyền sinh sát trong tay và không bao giờ muốn những người “thật thà như đếm” chê bai chúng, và có thể làm chúng lâm vào cảnh thất nghiệp thê thảm, vợ đói, con rét. Do đó, tìm được một người “thật thà như đếm” trong các nước cộng sản thiệt là một việc khó khăn vô chừng, không khác gì như đi mò ngọc quý dưới biển Ðông.
Vấn đề lý thú nên bàn ra ở đây là như thế này: sống trong xã hội đầy “nhân tính,” tại sao lại có người cứ muốn trở thành những con chim mòng béo tốt cho người đời làm thịt? Tôi xin thưa: Lý do chính là những người này có bản chất “ngây thơ” nhưng lại không “trong trắng” tí nào cả. Họ “ngây thơ” nên tưởng ai cũng đầy “tình người” như mình, tức là tin rằng không ai lường gạt mình. Họ không “trong trắng” vì họ bị lòng ham muốn dằn vặt ngày đêm, nên dễ bị sa vào cạm bẫy. Các bạn cứ thử đến các sòng bạc mà xem. Các bạn sẽ thấy cả ngàn đám chim mòng vui vẻ dâng thân mình ra cho tụi chủ sòng vặt lông. Ai cũng biết trên các bàn roulette, lợi nhuận của chủ sòng bài vào khoảng 5% một phút, trong khi đó đi vay tiền ngân hàng để mua nhà, tiền lời có chừng 6 % hay 7 % một năm). Sự thực hiển nhiên như vậy, nhưng chim mòng vẫn quyết chí tử thủ bản tính chim mòng cho đến khi bị sòng bài “lột trần như nhộng.” Thế là trong các sòng bài, chim mòng sớm muộn biến thể thành những con nhộng. Một vài con nhộng tự dưng chán cảnh bon chen, bèn quyết định lột xác nhộng để trở thành những con bướm thảnh thơi bay về vùng Tiên Cảnh!
Còn dân Việt Nam thì khỏi phải nói. Dân tộc ta điêu đứng chỉ vì thiếu “nhân tính,” nhưng lại có quá nhiều “tình người.”
Vì thiếu “nhân tính” nên không thông thạo mánh khoé bịp bợm nên đã... bị bịp dài dài mà vẫn không tởn. Vì đầy “tình người” nên khi thấy khẩu hiệu “Ðộc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” thì mê mẩn cả tâm thần. Sau khi đã rơi vào bẫy rồi, thì chỉ còn biết rên xiết đau đớn lầm than. Một số đông người ngồi oán Trời theo kiểu Chu Du, còn đa số còn lại ngồi đổ lỗi cho nhau, hoặc lên án ngoại bang ích kỷ vì ngoại bang chỉ nghĩ đến quyền lợi của dân ngoại bang mà không nghĩ tới quyền lợi của đám dân bản xứ. Ðến khi “Nhà Nước” cho hàng trăm ngàn người đi thụ huấn các môn học về “nhân tính” trong các Trường Quốc Học Cải Tạo thì các nạn nhân mới “tỉnh ngộ” và biết ngay rằng trước đây chỉ vì mải mê với “tình người” nên không ý thức được rằng mình đã bị bịp một cách “kiệt xuất” như vậy. Ðiều này chứng tỏ chương trình giáo huấn trong các trại cải tạo quả là đã “đạt được chỉ tiêu chăm phần chăm !”
Ngay đến bây giờ, ở trong nước thì con người chứng nào vẫn hoàn tật ấy. “Nước Việt Nam là một; dân tộc Việt Nam là một,” “Toàn dân trăm người như một” âm thầm sống theo “đạo đức cách mạng” vì mọi người đã được chương trình “trồng người” tưới bón phân tươi để biết sống theo “nhân tính,” và theo nguyên tắc “sự thật làm mất lòng... đầy tớ nhân rân (cán bộ).” Một số người “ngây thơ” nhưng không “trong trắng” lại còn lấy làm hãnh diện được phụ diễn trong vở tuồng Hồ Quảng “Tôn phu nhơn quy Tào… lao.” Tiếc thay, một khi đã rơi vào bẫy rồi thì “chỉ những người không biết sợ mới dám nói lên hết sự thật” (theo lời nhà văn phản tỉnh Dương Thu Hương). Số người này hiếm hoi lắm…
Còn ở hải ngoại thì sao? Xin trả lời ngay rằng: “Xêm Xêm. Thì cũng vậy thôi!” Chim mòng bay đi đâu, dù có gần tới giời thì cũng vẫn là chim mòng! Vì thế, ta thấy trong các cộng đồng tỵ nạn không biết bao nhiêu là chim mòng hùng dũng, hiên ngang, hăm hở cũng có; vờ vĩn, lén lút, thụm thụt cũng có; đã và đang tìm đủ mọi cách chui cái đầu mòng (đóc) vào các cạm bẫy đủ loại, đủ kiểu, đủ cỡ do cộng sản dăng ra, rồi cảm thấy sung sướng và hãnh diện vì đã có dịp “triển khai” cái mả mẹ - những chuyện “ruồi bu” - như: “khúc ruột ngàn dặm,” “hòa hợp hòa giải,” “quên đi quá khứ tiến đến tương lai…”
Ôi! Kể sao cho hết tình trạng quái đản “nhân tính lạm dụng tình người!” Nhưng không chim mòng nào muốn nói ra sự thật làm chi, không phải vì chim sợ mà không dám nói, nhưng vì chim không (bao giờ có) đủ khôn ngoan để nói cho ra lẽ cho nên đành phải:
Ngồi buồn cởi nút nhìn chim
Ôi chao! Nó giống con chim mòng… mòng.
Kh. C. Ch. (?)
Trần Văn Giang (ghi lại)
( HNPĐ )
Hồ Chí Minh giả khóc (sau vụ CCRĐ 1953-56)
Lời phi lộ
Mời quý vị đọc một bài khảo luận về bịp. Bài này được mang ra trình làng với mục đích chính là để giúp chúng ta thông cảm lẫn nhau và gần gũi nhau hơn theo đúng tinh thần bịp bợm. Ai đã thành công trong ngành bịp bợm sẽ hiểu rõ hơn tại sao mình đã “tiến bộ vượt bực” như vậy. Ai đang sửa soạn vào nghề bịp bợm hoặc đang nuôi mộng đi bịp thiên hạ sẽ có dịp rút tỉa kinh nghiệm của những bậc “đàn anh” để học hỏi những bí quyết thành công. Còn các vị nào đã từng bị bịp, hoặc đang bị bịp thì cũng nên đọc để “ôn cố tri tân.”
Bây giờ xin vào đề.
*
1. Nhân Chi Sơ Tính Bản... Bịp!
Ai cũng biết trong toàn cõi chúng sinh chỉ có loài người biết ăn gian, nói dối một cách rất tinh vi, và lường gạt lẫn nhau rất bỉ ổi. Khả năng bịp bợm quả là một đặc tính mà Tạo Hóa đã ban riêng cho loài người. Ta thử hỏi có loài vật nào luôn luôn hăm he “vặt lông” đồng chủng đâu? Có loài cầm thú nào được hưởng cái thiên phú đó đâu? Vì vậy, ta có thể coi hành động bịp bợm phản ảnh trung thực “nhân tính.” Rồi từ đó, ta có thể kết luận rằng những tên đại bịp là những người có rất nhiều “nhân tính.” Trái lại, những người bị bịp, cũng như những người không biết bịp, đều là những người rất thiếu “nhân tính.”
Hành động đầy “nhân tính” của loài người đã tạo ra biết bao nhiêu cảnh bi thảm cho tất cả chúng sinh trên cõi đời này. Cứ nhìn đàn chim vô tội thì sẽ thấy ngay. Cả ngày chúng chỉ biết bay lượn trên trời và hót lên những bản tình ca tuyệt vời, thế mà cũng bị loài người lường gạt bằng đủ mọi thứ cạm bẫy. Thật là tội nghiệp cho số kiếp long đong! Bị vặt lông từ đời này sang đời khác, nhưng vẫn không đủ minh mẫn để học được những kinh nghiệm đau thương của... các “bậc tiền bối”!
Lý do thứ hai mà ta coi hành động bịp bợm thể hiện “nhân tính” là vì sợi dây liên đới giữa tên bịp bợm và kẻ bị bịp không khác gì sợi dây xích thằng xích liền trai tài gái sắc vào với nhau. Thật vậy, nếu không có người thích bị bịp thì làm sao các tên bịp bợm có dịp thi thố tài năng thiên phú của mình được? Cũng theo lối diễn dịch này, ta thấy ngay rằng nếu không có những cô con gái nõn nường “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì” thì làm sao những tên Sở Khanh có dịp tung hoành trong chốn phòng the “như vào chỗ không người,” rồi lại còn thề thốt kiểu cải lương: “Dù sông có cạn, dù núi có mòn thì chúng anh muôn đời cũng... vẫn vậy.” Tuy là một câu thề rất bố láo, nhưng nó lại rất “ép-phê” mới chết! Vì nó đã từng làm bao nhiêu cô gái nhà lành phải rùng mình cảm động. Hỡi ôi! Ðến lúc chàng “truất ngựa truy phong” thì các nàng lại còn lấy làm sung sướng vì nghĩ rằng “tình chỉ đẹp khi còn dang dở.”
Nhân tiện đây tôi xin nêu ra một điểm sai biệt rất quan trọng giữa “nhân tính” và “tình người.” Hai “cụm từ” này nghe có vẻ gần gũi với nhau như “anh em con chú con bác,” nhưng thực ra rất đố kỵ với nhau, như nước với lửa, như âm với dương, như “Ðảng ta” với “Mỹ Ngụy”...
Như đã trình bày ở trên, “nhân tính” được thể hiện bằng những hành động bịp bợm làm cho các nạn nhân phải ngỡ ngàng khi tỉnh dậy thì đã thấy mình bị “trụi lông, rụng cánh.” Trái lại, “tình người” là đặc tính của người “tốt bụng” nhưng hơi “tối dạ”: vì “tốt bụng” nên yêu thương tất cả mọi người và không muốn làm hại bất cứ một ai, trái lại vì “tối dạ” nên cứ tưởng rằng “ai cũng dễ thương” và “không ai muốn làm hại mình.” Những người có “bụng-dạ” như vậy thiệt là hiếm có ở trên cõi đời ô trọc này, nên đã được các thi sĩ ca tụng là người “ngây thơ và trong trắng” không khác gì “con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá (hay bãi) vàng khô.”
2. Phân Loại Thành Phần Trong Xã Hội Bịp Bợm
Tuy hành động bịp bợp phản ảnh “nhân tính,” ai cũng nên biết rằng không phải người nào cũng được trang bị đầy đủ phẩm chất “nhân tính” khi ra góp mặt với đời. Ðể có một nhận định rõ ràng về vấn đề này, ta bèn bắt chước các nhà nhân chủng học để phân chia loài người ra làm tám loại chủng tộc một cách rất là “khoa học” như sau:
1- Loại thứ nhất là những kẻ có thừa “nhân tính,” nhưng rất thiếu “tình người.” Ðó là những tên đại bịp, chuyên sống về nghề lường gạt, ăn gian, nói dối v..v... Vì thiếu “tình người” nên chúng không nể mặt nể mũi một ai, không hề kỳ thị bất cứ loại người nào, dù là trai hay gái; già hay trẻ; sang hay hèn; Công giáo, Phật giáo hau Hòa hảo; Việt Quốc hay Ðại Việt, v..v... Nói tóm lại, tất cả những người nào đang đứng “ngơ ngác” ở ngã ba đường đời như “con nai vàng” đều có thể là nạn nhân của chúng.
2- Loại thứ hai là những kẻ có thừa “nhân tính” nhưng rất thiếu phần “trí tuệ.” Ðó là những tên không có khả năng bịp bợm mà lại nuôi mộng lớn đi lường gạt thiên hạ. Do đó, chúng ít khi thành công trong nghề bịp bợm, mà nhiều khi còn bị thân bại danh liệt. Ðiều này chứng minh “nhân tính” và “ngu dốt” là hai vấn đề không ăn nhậu, không liên quan gì với nhau ráo trọi.
3- Loại thứ ba là những người có cả “nhân tính” lẫn “tình người.” Ðó là những người có khả năng bịp bợm nhưng không chịu mang khả năng đó ra thi thố trên trường đời, có lẽ vì thiếu phương tiện hành nghề, hoặc vì lương tâm không cho phép họ làm hại người khác. Dù sao đi chăng nữa, ta có thế suy luận rằng loại người này đã bị “tình người” làm đui chột một phần “nhân tính” của họ.
4- Loại thứ tư là “chim mòng.” Loại này không biết bịp vì quá thiếu “nhân tính,” cho nên được xã hội coi như là một loài chim, chứ không phải là loài người. Ðó là những thành phần đã bị bịp, hoặc đang bị bịp, hoặc sẵn sàng hiến thân cho những tên bịp bợm để được ân huệ “vặt lông.” Ai cũng biết rằng chim mòng có lông (nếu may mắn chưa bị “vặt” hết!) nhưng không có cánh, vì thế khi rơi vào cạm bẫy thì không bay đi đâu được, nên chỉ biết ngồi khóc than thảm thiết, và trách cứ “xã hội thiếu tình người.” Có thể nói, đa số chim mòng có một bản tính rất là “ngây thơ và trong trắng” nên không biết rằng chính mình đã thúc đẩy những tên bịp bợm vào con đường bất nhân, bất nghĩa, bất tín.
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều chim mòng rất là “ngây thơ,” nhưng chẳng “trong trắng” một chút nào cả. Ðó là những kẻ luôn luôn tìm cách đi bịp người khác nhưng lại bị đối tượng “ương kế tựu kế” bịp lại. Cho đáng kiếp! Ði hành nghể bịp mà lại để phần trí tuệ ở nhà thì sớm muộn cũng sẽ bị “vặt lông” nhẵn thin. “Vỏ quít dày có móng tay nhọn” là vậy. Vì thế cho nên, nhiều chư vị anh hùng quân tử đã quyết tâm: “Thà làm móng tay nhọn còn hơn là làm vỏ quýt dầy.”
5- Loại thứ năm cũng thuộc về loài chim, nhưng không phải chim mòng, mà là “cò mồi.” Chúng là thứ “vô tài, vô tướng, bất nhân,” nên chỉ biết làm nghề “chó săn,” hàng ngày đi lùa chim mòng về cho những tên “bất nghĩa” có nhiều “tài” bịp bợm vặt lông. Những hành động bất nhân và vô liêm sỉ của đám cò mồi làm nhiều người căm giận nên đã xếp chúng vào loài chó (loài “cẩu trệ”) chứ không được như loài chim. Như ta đã thấy nhiều chuyện đau lòng đã xẩy ra sau ngày “Ðại Bịp Vinh Quang” hồi tháng 4 năm 1975, từng đàn cò mồi được tung ra khắp nơi để dụ dỗ những người “lầm đường” ở lại đi học tập “cải tạo” để còn có cơ hội xây dựng lại “tổ cuốc độc lập tự do hạnh phúc.” Kết quả thảm thương ra sao thì mọi người ai cũng đã biết rồi.
6- Loại thứ sáu không thuộc về loài chim cò (như chim mòng, chim cuốc, hoặc cò mồi), mà là loài “bọ’ - Con “thiêu thân” - Ngày xưa ai đã từng đọc hết cuốn sách “Cách Trí Lớp Ba” cũng đều biết loài bọ chỉ có một bộ óc to bằng hạt cát. Vì vấn đề thiếu trí tuệ nên chúng không có sức đề kháng, chống bùa ngải. Một khi đã bị bùa ngải xâm nhập vào lục phủ ngũ tạng rồi thì chúng bị u mê đến mức độ không một văn nô nào có thể ca ngợi, mô tả cho hết được. Ðời thuở nhà ai hễ cứ thấy ánh lửa đỏ là chúng “hồ hởi, phấn khởi” nhào vô! Không ai có thể cản nổi! Vì thế có người cho rằng thiêu thân là một sinh vật ngu xuẩn nhất hành tinh. Chúng quá ngu tối nên tin mới rằng “ngọn đuốc Lê văn Tám,” “chống Mĩ kíu lước,” “Sinh Bắc Tử Lam,” “chủ nghĩa mác lê vô địt…” là ánh sánh, là phương pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mộng... tự diệt. Cuối cùng đám bọ thiêu thân không có cơ hội, dịp may để nhìn cái thực tế ngày hôm nay của “cách mạng vô sản vô địt…”
8- Sau cùng là loại người (bị bệnh) “thối mồm.” Ðó là những tên chỉ thích mang chuyện bịp bợm ra viết thành những bài khảo luận rẻ tiền để dạy đời. Loại người này tưởng rằng đóng vai trò mô phạm như vậy là khôn ngoan lắm, nhưng thực ra ở đời này có ai ưa những người “ngồi lê mách lẻo” đâu. Thật vậy, đối với những tên đại bịp đang say sưa hành nghề múa may trong bóng tối, bỗng nhiên bị mang ra ánh sáng thì làm gì mà không bực mình, rồi nổi sùng? Ðối với người bị bịp cũng vậy: đang âm thầm đau khổ như “gái ngồi phải cọc” lại bị mang ra “trình làng” thì thử hỏi ai mà không mắc cỡ. Vì thế, người đi bịp cũng như người bị bịp đều coi những tên thối mồm là “kẻ thù chung,” rồi đồng lòng “thề phanh thây uống máu quân thù.” Nghe hãi quá muốn vãi ra cả quần.
3. Lường Gạt là Vinh Quang
Tuy đa số những tên sống về nghề bịp bợm là hạng người vô liêm sỉ, nhưng chúng ta không thể kết luận rằng chỉ có những tên vô liêm sỉ mới dùng mánh khóe lường gạt người khác. Nếu nghĩ như vậy thì thiệt là quá... “ngây thơ và trong trắng.” Ta thử hỏi: nếu không có Khổng Minh Gia Cát Lượng - một tên lường gạt lừng danh trong thời Tam Quốc - thì làm sao Chu Du phải ngửa mặt lên trời mà than rằng:
“Cớ sao Trời đã sinh ra Du lại còn sinh ra Lượng?”
Lối than thân trách phận kiểu “Bắc thang lên hỏi ông Trời” này quả là ngớ ngẩn và ấu trĩ, vì nó chỉ làm cho người đời thấy rõ Chu Du không bịp giỏi bằng Gia Cát Lượng. Khi bị bịp một cách thê thảm như vậy, tốt hơn hết là nên dùng dao rạch bụng “harakiri” (còn gọi là “seppuku”) theo tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bổn khi xưa, hoặc cùng lắm (nếu không có sẵn dao) thì cũng nên “chết đứng” theo kiểu Từ Hải. Thế mới là khí phách! Ðã bị bịp rồi lại còn ngồi than khóc tỉ tê như các nàng Kiều thì quả không phải là tác phong của những tay anh hùng hảo hán.
Bây giờ rảnh rang ngồi dở những trang sử oai hùng của dân tộc Việt ra đọc, ta thấy có nhiều hành động lường gạt đáng coi là... oai hùng vinh quang. Nếu Trần Hưng Ðạo không chơi trò lường gạt “dụ khị” tầu địch vào song cạn thì hỏi làm sao có trận Bạch Ðằng. Lại còn chuyện Nguyễn Trãi thả xuống suối hàng triệu lá rừng mang câu “sấm ký” giả mạo “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần,” làm cho toàn dân tin ngay rằng Lê Lợi đã đã kéo được ông Trời về phe với mình để cùng nhau diệt giặc. Trong sử sách, thiếu gì chuyện bịp bợm cao siêu như vậy. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng những vị lãnh đạo oai hùng trong lịch sử đã được hậu thế ca tụng vì các vị đó đã biết sử dụng tài lường gạt của mình để cứu đất nước. Lẽ dĩ nhiên, thiên hạ luôn luôn phỉ nhổ những kẻ dùng mánh khoé bịp bợm để “bán nước cầu vinh,” “dâng biển đảo để cầu yên thân, còn đảng còn mình.” Tồi tệ hơn nữa là những kẻ dùng đủ mọi tiểu sảo để “rước voi về giầy mả cha.”
Hình như xã hội loài người đã khốn đốn bao nhiêu thế kỷ, và đồng thời cũng đã tồn tại được tới ngày nay cũng chỉ vì khả năng bịp bợm mà Trời đã phú bẩm cho loài người! Cũng vì vậy, người Mỹ có một câu nhận xét về “nhân tính” rất ư là thực tiễn khi họ nói rằng “There is a sucker born in every minute” - đại khái có nghĩa là “Cứ mỗi phút lại nở ra một con chim mòng.” Phải chăng nước Mỹ là một xã hội đã tiến lên tới “đỉnh cao trí tuệ của loài người” nên mới phát minh được một hệ thống bịp bợm có hiệu năng đến mức đó? Phải chăng dân Mỹ là một thứ dân “ngây thơ và trong trắng,” cả đời “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì” nên đã bị cả thế giới bịp mờ người mà chứng nào vẫn hoàn tật ấy?
Thực ra, dân Mỹ không thật thà và cũng không điêu ngoa hơn đại đa số các dân tộc khác trên thế giới. Ðặc biệt ở Mỹ cũng như ở các nước tự do dân chủ pháp trị, mọi người đều có quyền bịp bợm, nhưng chỉ được phép “bịp bợm trong vòng luật pháp.” Vì các nước này kính trọng cả nhân quyền lẫn “nhân tính” nên bất cứ một tên bịp bợm nào cũng được coi là “vô tội” nếu hắn không “bịp bợm quá sỗ sàng” đến nỗi bồi thẩm đoàn phải phẫn nộ vì... ghen tức theo đúng câu tục ngữ “Không được ăn thì đạp đổ.” Nói tóm lại, theo hình luật thông dụng ở Mỹ (common law), “bịp bợm không quá sỗ sàng” cũng được coi tương đương như “bịp bợm trong vòng luật pháp.”
Tiện đây, xin đưa ra vài thí dụ về bịp bợm hay gian lận “trong vòng luật pháp” dưới chế độ tự do pháp trị. Chuyện gian lận thông thường nhất là chuyện trốn thuế. Tuy nhiên, không phải người nào cũng biết trốn thuế, vì trốn thuế đòi hỏi một khả năng gian lận rất tinh vi và ma quái nên những “người trần mắt thịt” không thể nào nhìn ra được. Cái khó là làm sao cho nhân viên thuế vụ thấy tờ khai thuế có vẻ “thuận mắt” thì mới được coi là người “đàng hoàng và liêm chính” vì đã biết “trốn thuế trong vòng luật pháp” mà các luật gia gọi là “tránh thuế” (tax avoidance) để giữ thể diện cho những người đã thành công trong nghiệp vụ lường gạt Nhà Nước. Trái lại, nếu không biết gian lận mà còn định chơi cái trò trốn thuế thì mất cả thể diện lẫn tiền tài là cái chắc. Nói một cách cụ thể hơn, nếu tên gian phi nào không biết “chùi mép” hoặc “sổ sách lem nhem” vì “rửa tiền” không kỹ thì sẽ bị tòa án trừng phạt nặng nề vì tội “trốn thuế ngoài vòng luật pháp” (tax fraud / evasion), tương đương với tội “bịp bợm quá sỗ sàng.”
Xin đơn cử một thí dụ thông thường khác. Nếu bạn là công chức hoặc tư chức, bạn thấy ngay đại đa số đồng nghiệp của bạn thường coi công quỹ na ná giống như món tiền tiêu vặt trong gia đình. Nếu có chút quyền hành, họ sẽ thẳng tay lạm dụng công quỹ để có một đời sống thoải mái. Hành động gian tham thông thường là dùng quỹ tiếp tân của Nhà Nước để dẫn vợ con và bạn bè đi phè phỡn, rồi lại còn thành khẩn mời mọc nhau “xin cứ tự nhiên như ở tiệm.” Sau đó, chỉ cần dùng khả năng “sáng tạo” để giải thích các món chi tiêu mờ ám đó một cách rất phân minh, hợp tình, hợp lý. Ðó là phương pháp “ăn vụng biết chùi mép.”
Trong các xã hội Âu Mỹ, người nào gian lận tí ti thì được Nhà Nước “làm ngơ” vì nghĩ rằng “hơi đâu mà để ý tới chuyện ba cái chiệng lặt vặt cho mất thì giờ.” Vì thế, mần chiệng “gian lận lặt vặt” được coi như là “gian lận trong vòng luật pháp,” còn “gian lựng sỗ sàng” thì bị coi là “gian lận quá giới hạn luật định” nên thường bị truy tố. Nếu ta mượn tạm “lý thuyết tương đối” của Einstein thì ta có thể phân định thế nào là “gian lận lặt vặt,” và thế nào là “gian lận sỗ sàng”:
Theo nguyên tắc hành chánh, những kẻ “ĂN TRÊN ngồi trốc” hoặc “ĂN TO nói lớn” đều có quyền “ăn trên” hoặc “ăn to.” Còn thành phần “thấp cổ bé họng” thì chỉ được “chấm mút” một chút xíu mà thôi. Ðã “bé họng” mà còn định “ăn to” thì khó mà “nuốt trôi” được! Ðó là phương pháp “quản trị khoa học” (scientific management) trong các chế độ dân chủ pháp trị.
Còn “XHCN” do đám Anh Chị mafia Trung ương đảng quản lý và lãnh đạo thì lại khác hẳn:
“Luật rừng” cho phép toàn dân tự do gian lận vô giới hạn, với điều kiện là kẻ gian lận phải “biết điều,” tức là phải biết “chia chác” với các đấng “đầy tớ nhân dân.”
Ai cũng biết rằng “đầy tớ nhân dân” là tiếng long trọng dùng trong xã hội chủ nghĩa để chỉ cán bộ Nhà nước (thành phần có “trí tuệ” đầy quần) có nhiệm vụ “quản ní” (nghĩa nà “cai quản một cách có ní”) tài sản dùm cho “nhân dân” để... “nhân dân” còn có thì giờ lo công việc “làm chủ...”
Ðể tiện việc “quản lý”... tài sản của “nhân dân,” Nhà Nước cs quy định hai loại hoạt động gian lận như sau:
1. “Gian lận biết điều” thì được Nhà Nước khuyến khích vì kẻ gian lận biết “chia chác” với “đầy tớ nhân dân,” tức là đi đúng đường lối XHCN: không ai bóc lột ai, và “đầy tớ nhân dân” có quyền “chấm mút” theo đúng lý tưởng “công bằng xã hội” trong lý thuyết Mác-Lê.
2. “Gian lận không biết điều” thì bị Nhà Nước trừng phạt nặng nề vì kẻ gian lận chỉ biết “ăn lén một mình” một cách rất là “đồi trụy.” Không biết “chia chác” với “đầy tớ nhân dân” là một trọng tội. Hành động này có thể bị kết án thành tội “phản quốc” vì đã coi quyền lợi “nhân dân” trọng hơn là quyền lợi của “đầy tớ nhân dân.” Tội “phản quốc” cũng nặng ngang như tội hỗn láo với tổ tiên (tức là chê “cha Già,” hoăc ông “Mác,” ông “Lê”).
Nói tóm lại, trong chế độ cộng sản, nếu người nào không khéo léo thì tư sản có thể biến thành công sản; trái lại, nếu ranh mãnh hơn một chút thì công sản có thể biến thành tư sản dễ như chơi. Quan niệm về tài sản quả thật rất là uyển chuyển, bắt nguồn từ phương pháp “áp dụng lý thuyết cách mạng một cách sáng tạo.”
4. Ngây Thơ Là Chết Giấc
Ðọc đến đây, chắc những người “thật thà như đếm” rất đau khổ khi thấy cảnh ăn gian nói dối lan tràn khắp nơi trong xã hội loài người. Vì vậy, một số người “thật thà như đếm” trở nên quá khích, chỉ muốn làm một cuộc cách mạng văn hóa để thiết lập một xã hội trong đó ai ai cũng “thật thà như đếm” như mình. Tiếc thay, xã hội “thật thà như đếm” chỉ là một ảo vọng vì cái thứ xã hội đó không bao giờ có thể thực hiện được ở trên cõi đời ô trọc này cả. Tại sao vậy? Tại vì xã hội “thật thà như đếm” không được xây dựng trên căn bản “nhân tính” nên không phải là xã hội của loài người, mà phải coi đó là một xã hội của Thiên Thần.
Hơn nữa, nếu tất cả mọi người đều “thật thà như đếm” và chỉ biết nói lên sự thật thôi, thì xã hội “thật thà như đếm” sẽ loạn ngay. Về điểm này, các cụ ngày xưa đã tỏ ra rất khôn ngoan nên đã truyền lại cho hậu thế một câu bất hủ: “Sự thật mất lòng.” Các cụ cho rằng nếu ai ai cũng nói thật, thì tất cả mọi người đều bị “mất lòng,” và “mất lòng” tất nhiên thúc đẩy con người vào mục chửi bới om sòm, rồi đưa tới màn oánh lộn tưng bừng. Vì thế, các cụ muốn con cháu phát triển thói “nói điêu,” hay ít nhất là thói “không nói thật” để có một đời sống thảnh thơi trong một xã hội an hòa.
Trong thực tế, loại người “thật thà như đếm” gần như bị tuyệt chủng, không khác gì loài chim yểng biết nói tiếng người. Nguyên do chính là trong xã hội bịp bợm, nhất là dưới các chế độ cộng sản, những người “thật thà như đếm” bị tiêu diệt dần dần, vì những tên đại bịp nắm quyền sinh sát trong tay và không bao giờ muốn những người “thật thà như đếm” chê bai chúng, và có thể làm chúng lâm vào cảnh thất nghiệp thê thảm, vợ đói, con rét. Do đó, tìm được một người “thật thà như đếm” trong các nước cộng sản thiệt là một việc khó khăn vô chừng, không khác gì như đi mò ngọc quý dưới biển Ðông.
Vấn đề lý thú nên bàn ra ở đây là như thế này: sống trong xã hội đầy “nhân tính,” tại sao lại có người cứ muốn trở thành những con chim mòng béo tốt cho người đời làm thịt? Tôi xin thưa: Lý do chính là những người này có bản chất “ngây thơ” nhưng lại không “trong trắng” tí nào cả. Họ “ngây thơ” nên tưởng ai cũng đầy “tình người” như mình, tức là tin rằng không ai lường gạt mình. Họ không “trong trắng” vì họ bị lòng ham muốn dằn vặt ngày đêm, nên dễ bị sa vào cạm bẫy. Các bạn cứ thử đến các sòng bạc mà xem. Các bạn sẽ thấy cả ngàn đám chim mòng vui vẻ dâng thân mình ra cho tụi chủ sòng vặt lông. Ai cũng biết trên các bàn roulette, lợi nhuận của chủ sòng bài vào khoảng 5% một phút, trong khi đó đi vay tiền ngân hàng để mua nhà, tiền lời có chừng 6 % hay 7 % một năm). Sự thực hiển nhiên như vậy, nhưng chim mòng vẫn quyết chí tử thủ bản tính chim mòng cho đến khi bị sòng bài “lột trần như nhộng.” Thế là trong các sòng bài, chim mòng sớm muộn biến thể thành những con nhộng. Một vài con nhộng tự dưng chán cảnh bon chen, bèn quyết định lột xác nhộng để trở thành những con bướm thảnh thơi bay về vùng Tiên Cảnh!
Còn dân Việt Nam thì khỏi phải nói. Dân tộc ta điêu đứng chỉ vì thiếu “nhân tính,” nhưng lại có quá nhiều “tình người.”
Vì thiếu “nhân tính” nên không thông thạo mánh khoé bịp bợm nên đã... bị bịp dài dài mà vẫn không tởn. Vì đầy “tình người” nên khi thấy khẩu hiệu “Ðộc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” thì mê mẩn cả tâm thần. Sau khi đã rơi vào bẫy rồi, thì chỉ còn biết rên xiết đau đớn lầm than. Một số đông người ngồi oán Trời theo kiểu Chu Du, còn đa số còn lại ngồi đổ lỗi cho nhau, hoặc lên án ngoại bang ích kỷ vì ngoại bang chỉ nghĩ đến quyền lợi của dân ngoại bang mà không nghĩ tới quyền lợi của đám dân bản xứ. Ðến khi “Nhà Nước” cho hàng trăm ngàn người đi thụ huấn các môn học về “nhân tính” trong các Trường Quốc Học Cải Tạo thì các nạn nhân mới “tỉnh ngộ” và biết ngay rằng trước đây chỉ vì mải mê với “tình người” nên không ý thức được rằng mình đã bị bịp một cách “kiệt xuất” như vậy. Ðiều này chứng tỏ chương trình giáo huấn trong các trại cải tạo quả là đã “đạt được chỉ tiêu chăm phần chăm !”
Ngay đến bây giờ, ở trong nước thì con người chứng nào vẫn hoàn tật ấy. “Nước Việt Nam là một; dân tộc Việt Nam là một,” “Toàn dân trăm người như một” âm thầm sống theo “đạo đức cách mạng” vì mọi người đã được chương trình “trồng người” tưới bón phân tươi để biết sống theo “nhân tính,” và theo nguyên tắc “sự thật làm mất lòng... đầy tớ nhân rân (cán bộ).” Một số người “ngây thơ” nhưng không “trong trắng” lại còn lấy làm hãnh diện được phụ diễn trong vở tuồng Hồ Quảng “Tôn phu nhơn quy Tào… lao.” Tiếc thay, một khi đã rơi vào bẫy rồi thì “chỉ những người không biết sợ mới dám nói lên hết sự thật” (theo lời nhà văn phản tỉnh Dương Thu Hương). Số người này hiếm hoi lắm…
Còn ở hải ngoại thì sao? Xin trả lời ngay rằng: “Xêm Xêm. Thì cũng vậy thôi!” Chim mòng bay đi đâu, dù có gần tới giời thì cũng vẫn là chim mòng! Vì thế, ta thấy trong các cộng đồng tỵ nạn không biết bao nhiêu là chim mòng hùng dũng, hiên ngang, hăm hở cũng có; vờ vĩn, lén lút, thụm thụt cũng có; đã và đang tìm đủ mọi cách chui cái đầu mòng (đóc) vào các cạm bẫy đủ loại, đủ kiểu, đủ cỡ do cộng sản dăng ra, rồi cảm thấy sung sướng và hãnh diện vì đã có dịp “triển khai” cái mả mẹ - những chuyện “ruồi bu” - như: “khúc ruột ngàn dặm,” “hòa hợp hòa giải,” “quên đi quá khứ tiến đến tương lai…”
Ôi! Kể sao cho hết tình trạng quái đản “nhân tính lạm dụng tình người!” Nhưng không chim mòng nào muốn nói ra sự thật làm chi, không phải vì chim sợ mà không dám nói, nhưng vì chim không (bao giờ có) đủ khôn ngoan để nói cho ra lẽ cho nên đành phải:
Ngồi buồn cởi nút nhìn chim
Ôi chao! Nó giống con chim mòng… mòng.
Kh. C. Ch. (?)
Trần Văn Giang (ghi lại)
( HNPĐ )
Phiếm luận về Bịp- Trần Văn Giang
( HNPĐ ) Ai cũng biết trong toàn cõi chúng sinh chỉ có loài người biết ăn gian, nói dối một cách rất tinh vi, và lường gạt lẫn nhau rất bỉ ổi.
Hồ Chí Minh giả khóc (sau vụ CCRĐ 1953-56)
Lời phi lộ
Mời quý vị đọc một bài khảo luận về bịp. Bài này được mang ra trình làng với mục đích chính là để giúp chúng ta thông cảm lẫn nhau và gần gũi nhau hơn theo đúng tinh thần bịp bợm. Ai đã thành công trong ngành bịp bợm sẽ hiểu rõ hơn tại sao mình đã “tiến bộ vượt bực” như vậy. Ai đang sửa soạn vào nghề bịp bợm hoặc đang nuôi mộng đi bịp thiên hạ sẽ có dịp rút tỉa kinh nghiệm của những bậc “đàn anh” để học hỏi những bí quyết thành công. Còn các vị nào đã từng bị bịp, hoặc đang bị bịp thì cũng nên đọc để “ôn cố tri tân.”
Bây giờ xin vào đề.
*
1. Nhân Chi Sơ Tính Bản... Bịp!
Ai cũng biết trong toàn cõi chúng sinh chỉ có loài người biết ăn gian, nói dối một cách rất tinh vi, và lường gạt lẫn nhau rất bỉ ổi. Khả năng bịp bợm quả là một đặc tính mà Tạo Hóa đã ban riêng cho loài người. Ta thử hỏi có loài vật nào luôn luôn hăm he “vặt lông” đồng chủng đâu? Có loài cầm thú nào được hưởng cái thiên phú đó đâu? Vì vậy, ta có thể coi hành động bịp bợm phản ảnh trung thực “nhân tính.” Rồi từ đó, ta có thể kết luận rằng những tên đại bịp là những người có rất nhiều “nhân tính.” Trái lại, những người bị bịp, cũng như những người không biết bịp, đều là những người rất thiếu “nhân tính.”
Hành động đầy “nhân tính” của loài người đã tạo ra biết bao nhiêu cảnh bi thảm cho tất cả chúng sinh trên cõi đời này. Cứ nhìn đàn chim vô tội thì sẽ thấy ngay. Cả ngày chúng chỉ biết bay lượn trên trời và hót lên những bản tình ca tuyệt vời, thế mà cũng bị loài người lường gạt bằng đủ mọi thứ cạm bẫy. Thật là tội nghiệp cho số kiếp long đong! Bị vặt lông từ đời này sang đời khác, nhưng vẫn không đủ minh mẫn để học được những kinh nghiệm đau thương của... các “bậc tiền bối”!
Lý do thứ hai mà ta coi hành động bịp bợm thể hiện “nhân tính” là vì sợi dây liên đới giữa tên bịp bợm và kẻ bị bịp không khác gì sợi dây xích thằng xích liền trai tài gái sắc vào với nhau. Thật vậy, nếu không có người thích bị bịp thì làm sao các tên bịp bợm có dịp thi thố tài năng thiên phú của mình được? Cũng theo lối diễn dịch này, ta thấy ngay rằng nếu không có những cô con gái nõn nường “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì” thì làm sao những tên Sở Khanh có dịp tung hoành trong chốn phòng the “như vào chỗ không người,” rồi lại còn thề thốt kiểu cải lương: “Dù sông có cạn, dù núi có mòn thì chúng anh muôn đời cũng... vẫn vậy.” Tuy là một câu thề rất bố láo, nhưng nó lại rất “ép-phê” mới chết! Vì nó đã từng làm bao nhiêu cô gái nhà lành phải rùng mình cảm động. Hỡi ôi! Ðến lúc chàng “truất ngựa truy phong” thì các nàng lại còn lấy làm sung sướng vì nghĩ rằng “tình chỉ đẹp khi còn dang dở.”
Nhân tiện đây tôi xin nêu ra một điểm sai biệt rất quan trọng giữa “nhân tính” và “tình người.” Hai “cụm từ” này nghe có vẻ gần gũi với nhau như “anh em con chú con bác,” nhưng thực ra rất đố kỵ với nhau, như nước với lửa, như âm với dương, như “Ðảng ta” với “Mỹ Ngụy”...
Như đã trình bày ở trên, “nhân tính” được thể hiện bằng những hành động bịp bợm làm cho các nạn nhân phải ngỡ ngàng khi tỉnh dậy thì đã thấy mình bị “trụi lông, rụng cánh.” Trái lại, “tình người” là đặc tính của người “tốt bụng” nhưng hơi “tối dạ”: vì “tốt bụng” nên yêu thương tất cả mọi người và không muốn làm hại bất cứ một ai, trái lại vì “tối dạ” nên cứ tưởng rằng “ai cũng dễ thương” và “không ai muốn làm hại mình.” Những người có “bụng-dạ” như vậy thiệt là hiếm có ở trên cõi đời ô trọc này, nên đã được các thi sĩ ca tụng là người “ngây thơ và trong trắng” không khác gì “con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá (hay bãi) vàng khô.”
2. Phân Loại Thành Phần Trong Xã Hội Bịp Bợm
Tuy hành động bịp bợp phản ảnh “nhân tính,” ai cũng nên biết rằng không phải người nào cũng được trang bị đầy đủ phẩm chất “nhân tính” khi ra góp mặt với đời. Ðể có một nhận định rõ ràng về vấn đề này, ta bèn bắt chước các nhà nhân chủng học để phân chia loài người ra làm tám loại chủng tộc một cách rất là “khoa học” như sau:
1- Loại thứ nhất là những kẻ có thừa “nhân tính,” nhưng rất thiếu “tình người.” Ðó là những tên đại bịp, chuyên sống về nghề lường gạt, ăn gian, nói dối v..v... Vì thiếu “tình người” nên chúng không nể mặt nể mũi một ai, không hề kỳ thị bất cứ loại người nào, dù là trai hay gái; già hay trẻ; sang hay hèn; Công giáo, Phật giáo hau Hòa hảo; Việt Quốc hay Ðại Việt, v..v... Nói tóm lại, tất cả những người nào đang đứng “ngơ ngác” ở ngã ba đường đời như “con nai vàng” đều có thể là nạn nhân của chúng.
2- Loại thứ hai là những kẻ có thừa “nhân tính” nhưng rất thiếu phần “trí tuệ.” Ðó là những tên không có khả năng bịp bợm mà lại nuôi mộng lớn đi lường gạt thiên hạ. Do đó, chúng ít khi thành công trong nghề bịp bợm, mà nhiều khi còn bị thân bại danh liệt. Ðiều này chứng minh “nhân tính” và “ngu dốt” là hai vấn đề không ăn nhậu, không liên quan gì với nhau ráo trọi.
3- Loại thứ ba là những người có cả “nhân tính” lẫn “tình người.” Ðó là những người có khả năng bịp bợm nhưng không chịu mang khả năng đó ra thi thố trên trường đời, có lẽ vì thiếu phương tiện hành nghề, hoặc vì lương tâm không cho phép họ làm hại người khác. Dù sao đi chăng nữa, ta có thế suy luận rằng loại người này đã bị “tình người” làm đui chột một phần “nhân tính” của họ.
4- Loại thứ tư là “chim mòng.” Loại này không biết bịp vì quá thiếu “nhân tính,” cho nên được xã hội coi như là một loài chim, chứ không phải là loài người. Ðó là những thành phần đã bị bịp, hoặc đang bị bịp, hoặc sẵn sàng hiến thân cho những tên bịp bợm để được ân huệ “vặt lông.” Ai cũng biết rằng chim mòng có lông (nếu may mắn chưa bị “vặt” hết!) nhưng không có cánh, vì thế khi rơi vào cạm bẫy thì không bay đi đâu được, nên chỉ biết ngồi khóc than thảm thiết, và trách cứ “xã hội thiếu tình người.” Có thể nói, đa số chim mòng có một bản tính rất là “ngây thơ và trong trắng” nên không biết rằng chính mình đã thúc đẩy những tên bịp bợm vào con đường bất nhân, bất nghĩa, bất tín.
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều chim mòng rất là “ngây thơ,” nhưng chẳng “trong trắng” một chút nào cả. Ðó là những kẻ luôn luôn tìm cách đi bịp người khác nhưng lại bị đối tượng “ương kế tựu kế” bịp lại. Cho đáng kiếp! Ði hành nghể bịp mà lại để phần trí tuệ ở nhà thì sớm muộn cũng sẽ bị “vặt lông” nhẵn thin. “Vỏ quít dày có móng tay nhọn” là vậy. Vì thế cho nên, nhiều chư vị anh hùng quân tử đã quyết tâm: “Thà làm móng tay nhọn còn hơn là làm vỏ quýt dầy.”
5- Loại thứ năm cũng thuộc về loài chim, nhưng không phải chim mòng, mà là “cò mồi.” Chúng là thứ “vô tài, vô tướng, bất nhân,” nên chỉ biết làm nghề “chó săn,” hàng ngày đi lùa chim mòng về cho những tên “bất nghĩa” có nhiều “tài” bịp bợm vặt lông. Những hành động bất nhân và vô liêm sỉ của đám cò mồi làm nhiều người căm giận nên đã xếp chúng vào loài chó (loài “cẩu trệ”) chứ không được như loài chim. Như ta đã thấy nhiều chuyện đau lòng đã xẩy ra sau ngày “Ðại Bịp Vinh Quang” hồi tháng 4 năm 1975, từng đàn cò mồi được tung ra khắp nơi để dụ dỗ những người “lầm đường” ở lại đi học tập “cải tạo” để còn có cơ hội xây dựng lại “tổ cuốc độc lập tự do hạnh phúc.” Kết quả thảm thương ra sao thì mọi người ai cũng đã biết rồi.
6- Loại thứ sáu không thuộc về loài chim cò (như chim mòng, chim cuốc, hoặc cò mồi), mà là loài “bọ’ - Con “thiêu thân” - Ngày xưa ai đã từng đọc hết cuốn sách “Cách Trí Lớp Ba” cũng đều biết loài bọ chỉ có một bộ óc to bằng hạt cát. Vì vấn đề thiếu trí tuệ nên chúng không có sức đề kháng, chống bùa ngải. Một khi đã bị bùa ngải xâm nhập vào lục phủ ngũ tạng rồi thì chúng bị u mê đến mức độ không một văn nô nào có thể ca ngợi, mô tả cho hết được. Ðời thuở nhà ai hễ cứ thấy ánh lửa đỏ là chúng “hồ hởi, phấn khởi” nhào vô! Không ai có thể cản nổi! Vì thế có người cho rằng thiêu thân là một sinh vật ngu xuẩn nhất hành tinh. Chúng quá ngu tối nên tin mới rằng “ngọn đuốc Lê văn Tám,” “chống Mĩ kíu lước,” “Sinh Bắc Tử Lam,” “chủ nghĩa mác lê vô địt…” là ánh sánh, là phương pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mộng... tự diệt. Cuối cùng đám bọ thiêu thân không có cơ hội, dịp may để nhìn cái thực tế ngày hôm nay của “cách mạng vô sản vô địt…”
8- Sau cùng là loại người (bị bệnh) “thối mồm.” Ðó là những tên chỉ thích mang chuyện bịp bợm ra viết thành những bài khảo luận rẻ tiền để dạy đời. Loại người này tưởng rằng đóng vai trò mô phạm như vậy là khôn ngoan lắm, nhưng thực ra ở đời này có ai ưa những người “ngồi lê mách lẻo” đâu. Thật vậy, đối với những tên đại bịp đang say sưa hành nghề múa may trong bóng tối, bỗng nhiên bị mang ra ánh sáng thì làm gì mà không bực mình, rồi nổi sùng? Ðối với người bị bịp cũng vậy: đang âm thầm đau khổ như “gái ngồi phải cọc” lại bị mang ra “trình làng” thì thử hỏi ai mà không mắc cỡ. Vì thế, người đi bịp cũng như người bị bịp đều coi những tên thối mồm là “kẻ thù chung,” rồi đồng lòng “thề phanh thây uống máu quân thù.” Nghe hãi quá muốn vãi ra cả quần.
3. Lường Gạt là Vinh Quang
Tuy đa số những tên sống về nghề bịp bợm là hạng người vô liêm sỉ, nhưng chúng ta không thể kết luận rằng chỉ có những tên vô liêm sỉ mới dùng mánh khóe lường gạt người khác. Nếu nghĩ như vậy thì thiệt là quá... “ngây thơ và trong trắng.” Ta thử hỏi: nếu không có Khổng Minh Gia Cát Lượng - một tên lường gạt lừng danh trong thời Tam Quốc - thì làm sao Chu Du phải ngửa mặt lên trời mà than rằng:
“Cớ sao Trời đã sinh ra Du lại còn sinh ra Lượng?”
Lối than thân trách phận kiểu “Bắc thang lên hỏi ông Trời” này quả là ngớ ngẩn và ấu trĩ, vì nó chỉ làm cho người đời thấy rõ Chu Du không bịp giỏi bằng Gia Cát Lượng. Khi bị bịp một cách thê thảm như vậy, tốt hơn hết là nên dùng dao rạch bụng “harakiri” (còn gọi là “seppuku”) theo tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bổn khi xưa, hoặc cùng lắm (nếu không có sẵn dao) thì cũng nên “chết đứng” theo kiểu Từ Hải. Thế mới là khí phách! Ðã bị bịp rồi lại còn ngồi than khóc tỉ tê như các nàng Kiều thì quả không phải là tác phong của những tay anh hùng hảo hán.
Bây giờ rảnh rang ngồi dở những trang sử oai hùng của dân tộc Việt ra đọc, ta thấy có nhiều hành động lường gạt đáng coi là... oai hùng vinh quang. Nếu Trần Hưng Ðạo không chơi trò lường gạt “dụ khị” tầu địch vào song cạn thì hỏi làm sao có trận Bạch Ðằng. Lại còn chuyện Nguyễn Trãi thả xuống suối hàng triệu lá rừng mang câu “sấm ký” giả mạo “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần,” làm cho toàn dân tin ngay rằng Lê Lợi đã đã kéo được ông Trời về phe với mình để cùng nhau diệt giặc. Trong sử sách, thiếu gì chuyện bịp bợm cao siêu như vậy. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng những vị lãnh đạo oai hùng trong lịch sử đã được hậu thế ca tụng vì các vị đó đã biết sử dụng tài lường gạt của mình để cứu đất nước. Lẽ dĩ nhiên, thiên hạ luôn luôn phỉ nhổ những kẻ dùng mánh khoé bịp bợm để “bán nước cầu vinh,” “dâng biển đảo để cầu yên thân, còn đảng còn mình.” Tồi tệ hơn nữa là những kẻ dùng đủ mọi tiểu sảo để “rước voi về giầy mả cha.”
Hình như xã hội loài người đã khốn đốn bao nhiêu thế kỷ, và đồng thời cũng đã tồn tại được tới ngày nay cũng chỉ vì khả năng bịp bợm mà Trời đã phú bẩm cho loài người! Cũng vì vậy, người Mỹ có một câu nhận xét về “nhân tính” rất ư là thực tiễn khi họ nói rằng “There is a sucker born in every minute” - đại khái có nghĩa là “Cứ mỗi phút lại nở ra một con chim mòng.” Phải chăng nước Mỹ là một xã hội đã tiến lên tới “đỉnh cao trí tuệ của loài người” nên mới phát minh được một hệ thống bịp bợm có hiệu năng đến mức đó? Phải chăng dân Mỹ là một thứ dân “ngây thơ và trong trắng,” cả đời “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì” nên đã bị cả thế giới bịp mờ người mà chứng nào vẫn hoàn tật ấy?
Thực ra, dân Mỹ không thật thà và cũng không điêu ngoa hơn đại đa số các dân tộc khác trên thế giới. Ðặc biệt ở Mỹ cũng như ở các nước tự do dân chủ pháp trị, mọi người đều có quyền bịp bợm, nhưng chỉ được phép “bịp bợm trong vòng luật pháp.” Vì các nước này kính trọng cả nhân quyền lẫn “nhân tính” nên bất cứ một tên bịp bợm nào cũng được coi là “vô tội” nếu hắn không “bịp bợm quá sỗ sàng” đến nỗi bồi thẩm đoàn phải phẫn nộ vì... ghen tức theo đúng câu tục ngữ “Không được ăn thì đạp đổ.” Nói tóm lại, theo hình luật thông dụng ở Mỹ (common law), “bịp bợm không quá sỗ sàng” cũng được coi tương đương như “bịp bợm trong vòng luật pháp.”
Tiện đây, xin đưa ra vài thí dụ về bịp bợm hay gian lận “trong vòng luật pháp” dưới chế độ tự do pháp trị. Chuyện gian lận thông thường nhất là chuyện trốn thuế. Tuy nhiên, không phải người nào cũng biết trốn thuế, vì trốn thuế đòi hỏi một khả năng gian lận rất tinh vi và ma quái nên những “người trần mắt thịt” không thể nào nhìn ra được. Cái khó là làm sao cho nhân viên thuế vụ thấy tờ khai thuế có vẻ “thuận mắt” thì mới được coi là người “đàng hoàng và liêm chính” vì đã biết “trốn thuế trong vòng luật pháp” mà các luật gia gọi là “tránh thuế” (tax avoidance) để giữ thể diện cho những người đã thành công trong nghiệp vụ lường gạt Nhà Nước. Trái lại, nếu không biết gian lận mà còn định chơi cái trò trốn thuế thì mất cả thể diện lẫn tiền tài là cái chắc. Nói một cách cụ thể hơn, nếu tên gian phi nào không biết “chùi mép” hoặc “sổ sách lem nhem” vì “rửa tiền” không kỹ thì sẽ bị tòa án trừng phạt nặng nề vì tội “trốn thuế ngoài vòng luật pháp” (tax fraud / evasion), tương đương với tội “bịp bợm quá sỗ sàng.”
Xin đơn cử một thí dụ thông thường khác. Nếu bạn là công chức hoặc tư chức, bạn thấy ngay đại đa số đồng nghiệp của bạn thường coi công quỹ na ná giống như món tiền tiêu vặt trong gia đình. Nếu có chút quyền hành, họ sẽ thẳng tay lạm dụng công quỹ để có một đời sống thoải mái. Hành động gian tham thông thường là dùng quỹ tiếp tân của Nhà Nước để dẫn vợ con và bạn bè đi phè phỡn, rồi lại còn thành khẩn mời mọc nhau “xin cứ tự nhiên như ở tiệm.” Sau đó, chỉ cần dùng khả năng “sáng tạo” để giải thích các món chi tiêu mờ ám đó một cách rất phân minh, hợp tình, hợp lý. Ðó là phương pháp “ăn vụng biết chùi mép.”
Trong các xã hội Âu Mỹ, người nào gian lận tí ti thì được Nhà Nước “làm ngơ” vì nghĩ rằng “hơi đâu mà để ý tới chuyện ba cái chiệng lặt vặt cho mất thì giờ.” Vì thế, mần chiệng “gian lận lặt vặt” được coi như là “gian lận trong vòng luật pháp,” còn “gian lựng sỗ sàng” thì bị coi là “gian lận quá giới hạn luật định” nên thường bị truy tố. Nếu ta mượn tạm “lý thuyết tương đối” của Einstein thì ta có thể phân định thế nào là “gian lận lặt vặt,” và thế nào là “gian lận sỗ sàng”:
Theo nguyên tắc hành chánh, những kẻ “ĂN TRÊN ngồi trốc” hoặc “ĂN TO nói lớn” đều có quyền “ăn trên” hoặc “ăn to.” Còn thành phần “thấp cổ bé họng” thì chỉ được “chấm mút” một chút xíu mà thôi. Ðã “bé họng” mà còn định “ăn to” thì khó mà “nuốt trôi” được! Ðó là phương pháp “quản trị khoa học” (scientific management) trong các chế độ dân chủ pháp trị.
Còn “XHCN” do đám Anh Chị mafia Trung ương đảng quản lý và lãnh đạo thì lại khác hẳn:
“Luật rừng” cho phép toàn dân tự do gian lận vô giới hạn, với điều kiện là kẻ gian lận phải “biết điều,” tức là phải biết “chia chác” với các đấng “đầy tớ nhân dân.”
Ai cũng biết rằng “đầy tớ nhân dân” là tiếng long trọng dùng trong xã hội chủ nghĩa để chỉ cán bộ Nhà nước (thành phần có “trí tuệ” đầy quần) có nhiệm vụ “quản ní” (nghĩa nà “cai quản một cách có ní”) tài sản dùm cho “nhân dân” để... “nhân dân” còn có thì giờ lo công việc “làm chủ...”
Ðể tiện việc “quản lý”... tài sản của “nhân dân,” Nhà Nước cs quy định hai loại hoạt động gian lận như sau:
1. “Gian lận biết điều” thì được Nhà Nước khuyến khích vì kẻ gian lận biết “chia chác” với “đầy tớ nhân dân,” tức là đi đúng đường lối XHCN: không ai bóc lột ai, và “đầy tớ nhân dân” có quyền “chấm mút” theo đúng lý tưởng “công bằng xã hội” trong lý thuyết Mác-Lê.
2. “Gian lận không biết điều” thì bị Nhà Nước trừng phạt nặng nề vì kẻ gian lận chỉ biết “ăn lén một mình” một cách rất là “đồi trụy.” Không biết “chia chác” với “đầy tớ nhân dân” là một trọng tội. Hành động này có thể bị kết án thành tội “phản quốc” vì đã coi quyền lợi “nhân dân” trọng hơn là quyền lợi của “đầy tớ nhân dân.” Tội “phản quốc” cũng nặng ngang như tội hỗn láo với tổ tiên (tức là chê “cha Già,” hoăc ông “Mác,” ông “Lê”).
Nói tóm lại, trong chế độ cộng sản, nếu người nào không khéo léo thì tư sản có thể biến thành công sản; trái lại, nếu ranh mãnh hơn một chút thì công sản có thể biến thành tư sản dễ như chơi. Quan niệm về tài sản quả thật rất là uyển chuyển, bắt nguồn từ phương pháp “áp dụng lý thuyết cách mạng một cách sáng tạo.”
4. Ngây Thơ Là Chết Giấc
Ðọc đến đây, chắc những người “thật thà như đếm” rất đau khổ khi thấy cảnh ăn gian nói dối lan tràn khắp nơi trong xã hội loài người. Vì vậy, một số người “thật thà như đếm” trở nên quá khích, chỉ muốn làm một cuộc cách mạng văn hóa để thiết lập một xã hội trong đó ai ai cũng “thật thà như đếm” như mình. Tiếc thay, xã hội “thật thà như đếm” chỉ là một ảo vọng vì cái thứ xã hội đó không bao giờ có thể thực hiện được ở trên cõi đời ô trọc này cả. Tại sao vậy? Tại vì xã hội “thật thà như đếm” không được xây dựng trên căn bản “nhân tính” nên không phải là xã hội của loài người, mà phải coi đó là một xã hội của Thiên Thần.
Hơn nữa, nếu tất cả mọi người đều “thật thà như đếm” và chỉ biết nói lên sự thật thôi, thì xã hội “thật thà như đếm” sẽ loạn ngay. Về điểm này, các cụ ngày xưa đã tỏ ra rất khôn ngoan nên đã truyền lại cho hậu thế một câu bất hủ: “Sự thật mất lòng.” Các cụ cho rằng nếu ai ai cũng nói thật, thì tất cả mọi người đều bị “mất lòng,” và “mất lòng” tất nhiên thúc đẩy con người vào mục chửi bới om sòm, rồi đưa tới màn oánh lộn tưng bừng. Vì thế, các cụ muốn con cháu phát triển thói “nói điêu,” hay ít nhất là thói “không nói thật” để có một đời sống thảnh thơi trong một xã hội an hòa.
Trong thực tế, loại người “thật thà như đếm” gần như bị tuyệt chủng, không khác gì loài chim yểng biết nói tiếng người. Nguyên do chính là trong xã hội bịp bợm, nhất là dưới các chế độ cộng sản, những người “thật thà như đếm” bị tiêu diệt dần dần, vì những tên đại bịp nắm quyền sinh sát trong tay và không bao giờ muốn những người “thật thà như đếm” chê bai chúng, và có thể làm chúng lâm vào cảnh thất nghiệp thê thảm, vợ đói, con rét. Do đó, tìm được một người “thật thà như đếm” trong các nước cộng sản thiệt là một việc khó khăn vô chừng, không khác gì như đi mò ngọc quý dưới biển Ðông.
Vấn đề lý thú nên bàn ra ở đây là như thế này: sống trong xã hội đầy “nhân tính,” tại sao lại có người cứ muốn trở thành những con chim mòng béo tốt cho người đời làm thịt? Tôi xin thưa: Lý do chính là những người này có bản chất “ngây thơ” nhưng lại không “trong trắng” tí nào cả. Họ “ngây thơ” nên tưởng ai cũng đầy “tình người” như mình, tức là tin rằng không ai lường gạt mình. Họ không “trong trắng” vì họ bị lòng ham muốn dằn vặt ngày đêm, nên dễ bị sa vào cạm bẫy. Các bạn cứ thử đến các sòng bạc mà xem. Các bạn sẽ thấy cả ngàn đám chim mòng vui vẻ dâng thân mình ra cho tụi chủ sòng vặt lông. Ai cũng biết trên các bàn roulette, lợi nhuận của chủ sòng bài vào khoảng 5% một phút, trong khi đó đi vay tiền ngân hàng để mua nhà, tiền lời có chừng 6 % hay 7 % một năm). Sự thực hiển nhiên như vậy, nhưng chim mòng vẫn quyết chí tử thủ bản tính chim mòng cho đến khi bị sòng bài “lột trần như nhộng.” Thế là trong các sòng bài, chim mòng sớm muộn biến thể thành những con nhộng. Một vài con nhộng tự dưng chán cảnh bon chen, bèn quyết định lột xác nhộng để trở thành những con bướm thảnh thơi bay về vùng Tiên Cảnh!
Còn dân Việt Nam thì khỏi phải nói. Dân tộc ta điêu đứng chỉ vì thiếu “nhân tính,” nhưng lại có quá nhiều “tình người.”
Vì thiếu “nhân tính” nên không thông thạo mánh khoé bịp bợm nên đã... bị bịp dài dài mà vẫn không tởn. Vì đầy “tình người” nên khi thấy khẩu hiệu “Ðộc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” thì mê mẩn cả tâm thần. Sau khi đã rơi vào bẫy rồi, thì chỉ còn biết rên xiết đau đớn lầm than. Một số đông người ngồi oán Trời theo kiểu Chu Du, còn đa số còn lại ngồi đổ lỗi cho nhau, hoặc lên án ngoại bang ích kỷ vì ngoại bang chỉ nghĩ đến quyền lợi của dân ngoại bang mà không nghĩ tới quyền lợi của đám dân bản xứ. Ðến khi “Nhà Nước” cho hàng trăm ngàn người đi thụ huấn các môn học về “nhân tính” trong các Trường Quốc Học Cải Tạo thì các nạn nhân mới “tỉnh ngộ” và biết ngay rằng trước đây chỉ vì mải mê với “tình người” nên không ý thức được rằng mình đã bị bịp một cách “kiệt xuất” như vậy. Ðiều này chứng tỏ chương trình giáo huấn trong các trại cải tạo quả là đã “đạt được chỉ tiêu chăm phần chăm !”
Ngay đến bây giờ, ở trong nước thì con người chứng nào vẫn hoàn tật ấy. “Nước Việt Nam là một; dân tộc Việt Nam là một,” “Toàn dân trăm người như một” âm thầm sống theo “đạo đức cách mạng” vì mọi người đã được chương trình “trồng người” tưới bón phân tươi để biết sống theo “nhân tính,” và theo nguyên tắc “sự thật làm mất lòng... đầy tớ nhân rân (cán bộ).” Một số người “ngây thơ” nhưng không “trong trắng” lại còn lấy làm hãnh diện được phụ diễn trong vở tuồng Hồ Quảng “Tôn phu nhơn quy Tào… lao.” Tiếc thay, một khi đã rơi vào bẫy rồi thì “chỉ những người không biết sợ mới dám nói lên hết sự thật” (theo lời nhà văn phản tỉnh Dương Thu Hương). Số người này hiếm hoi lắm…
Còn ở hải ngoại thì sao? Xin trả lời ngay rằng: “Xêm Xêm. Thì cũng vậy thôi!” Chim mòng bay đi đâu, dù có gần tới giời thì cũng vẫn là chim mòng! Vì thế, ta thấy trong các cộng đồng tỵ nạn không biết bao nhiêu là chim mòng hùng dũng, hiên ngang, hăm hở cũng có; vờ vĩn, lén lút, thụm thụt cũng có; đã và đang tìm đủ mọi cách chui cái đầu mòng (đóc) vào các cạm bẫy đủ loại, đủ kiểu, đủ cỡ do cộng sản dăng ra, rồi cảm thấy sung sướng và hãnh diện vì đã có dịp “triển khai” cái mả mẹ - những chuyện “ruồi bu” - như: “khúc ruột ngàn dặm,” “hòa hợp hòa giải,” “quên đi quá khứ tiến đến tương lai…”
Ôi! Kể sao cho hết tình trạng quái đản “nhân tính lạm dụng tình người!” Nhưng không chim mòng nào muốn nói ra sự thật làm chi, không phải vì chim sợ mà không dám nói, nhưng vì chim không (bao giờ có) đủ khôn ngoan để nói cho ra lẽ cho nên đành phải:
Ngồi buồn cởi nút nhìn chim
Ôi chao! Nó giống con chim mòng… mòng.
Kh. C. Ch. (?)
Trần Văn Giang (ghi lại)
( HNPĐ )