Kinh Đời
Phở 1.000 đồng: Ngày hạnh phúc của người lao động - RFA
Ngày Thứ Năm hạnh phúc với tô phở thơm ngon nóng hổi vừa thổi vừa ăn mà người lao động nghèo hay người cơ nhỡ chỉ trả 1.000 đồng một tô là đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.
Lòng nhân ái trong cộng đồng
Năm 2013, tiếp nối mô hình những quán cơm 2.000 đồng mà Thanh Trúc từng tường trình đến quí vị trước đây, một chuỗi các quán cơm giá rẻ từ Nụ Cười 1 đến Nụ Cười 7 tiếp tục hoạt động trong thành phố Sài Gòn. Với những buổi ăn trưa 2.000 đồng tươm tất đủ ba món, tiếp đó đến một ngày thứ Năm trong tháng thì những quán Nụ Cười lại đều đặn nấu phở hoặc những món bún khác nhau cho bà con lao động mà giá chỉ 1.000 đồng một tô.
Đối với anh Nguyễn Hồng Ánh của Người Tôi Cưu Mang, là nhóm từ thiện đã có sáng kiến lập ra những Quán Cơm 2.000 đồng từ năm 2008:
“Từ mục đích xuyên suốt của nhóm từ thiện Người Tôi Cưu Mang thì những việc nào làm lan tỏa lòng nhân ái trong cộng đồng, làm cho mọi người biết thương yêu giúp đỡ nhau thì đối với Người Tôi Cưu Mang đều là thành công và đều là sự tiến tới. Sự chia sẻ đó chính là câu chuyện bát phở 1.000 đồng mà biết bao con người biết bao nhiêu nhóm đã nấu cho những người hoàn cảnh khó khăn. Tất cả những điều hướng tới cộng đồng hướng tới xã hội, giá trị của Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc hay bát phở 1.000 đồng đều là mục tiêu hướng tới một cái chung là sự chia sẻ.”
Tất cả những điều hướng tới cộng đồng hướng tới xã hội, giá trị của Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc hay bát phở 1.000 đồng đều là mục tiêu hướng tới một cái chung là sự chia sẻ.
-Anh Nguyễn Hồng Ánh
Thỉnh thoảng được dùng một tô phở vừa đủ chất bổ dưỡng mà giá rẻ như cho thì đúng là niềm vui của người ít tiền. Một phụ nữ ở Bình Định, vào Sài Gòn bán vé số, bày tỏ như vậy:
“Thứ Năm là bán phở, rồi bún bò Huế, rồi hủ tiếu... coi như đầy đủ hết, rau, mắm, thịt. Mỗi bữa ăn ở ngoài thì mười mấy hai chục ngàn, có quán hai mươi mấy ngàn, còn quán Nụ Cười đây cơm thì 2.000 đồng, phở có 1.000 đồng thì cũng đỡ một số tiền cho lũ em tại lũ em cũng cực khổ, vô trong này mà đi bán từng tờ số để kiếm tiền về nuôi con.”
Một chị khác từ Thái Bình vào Sài Gòn buôn ve chai ở mọi ngóc ngách nghèo khó của thành phố:
“Em ở Thái Bình, đi ve chai chục năm nay rồi, nhưng từ ngày có cơm từ thiện hai năm nay thì cứ Hai, Tư, Sáu là ăn cơm ở đây. Hôm nào ăn phở ăn bún ngon mà rẻ thì thích lắm. Như ngày hôm nay thì tối về nhà ăn thôi, còn trưa ra đây ăn thì đỡ được 3 bữa. Cứ một tuần 3 bữa là đỡ được nhiều rồi, mấy chục ngàn rồi. Chúng em đi cân ve chai, bê vác nặng sao mà ăn đủ được.”
Cụ ông 77 tuổi, khách thường trực của quán Nụ Cười 3 mà nhất là những Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, nói rằng nhờ những buổi ăn giá rẻ ở đây mà ông bà tiết kiệm được một số tiền để trả tiền thuê nhà:
“Quê ở An Giang, Long Xuyên, xa lắm, hai vợ chồng đi bán rau cải, mướn nhà trọ ở gần quận 7, lại đây ăn hoài bị ăn ngoài tốn lắm, có chỗ bán hai chục, hai mươi mấy, có chỗ 17.000 đồng.”
Ý tưởng về tô phở hay tô bún 1.000 đồng cho người lao động nghèo được một số người trong Quĩ Từ Thiện Tình Thương đưa vào hiện thực và tiếp tục mãi đến giờ. Ông Trần Viết Huân, một doanh gia, cũng là thành viên Quĩ Từ Thiện Tình Thương ở Sài Gòn, cho biết thông qua Facebook và thông qua kết nối giữa bạn bè thì chương trình Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc đã đi được tới ngày hôm nay là năm thứ tư:
“Chi phí nấu một tô phở hay hủ tiếu như vậy là 10.000 đồng, là giá cách đây bốn năm năm rồi. Bây giờ thực tế ra chi phí đó tùy thuộc vào từng quán, từng món mà mình nấu thì nó cũng đâu đó giao động từ mười đến 15.000 đồng nhưng mình vẫn bán cho người nghèo với giá 1.000 đồng.
Câu hỏi tại sao cơm thì 2.000 đồng mà tô phở tô hủ tiếu chỉ 1.000 đồng thôi cũng bắt đầu từ suy nghĩ là người lao động ăn cơm thì chắc bụng còn phở hay hủ tiếu thì rất là mau đó. Như vậy, thay vì một suất cơm thì họ có thể ăn hai tô phở hay hai tô hủ tiếu, tính ra cũng tương đương số tiền 2.000 đồng họ bỏ ra cho mỗi suất cơm.”
Và lý do của món phở hay bún nước ngày thứ Năm cũng là cách thỉnh thoảng đổi món ăn cho thực khách, vào khi mà thời giá một tô phở hay một tô bún bò bán bên ngoài đối với người nghèo là một sự hoang phí:
“Mình nhớ hồi xưa, thời mình còn nhỏ và còn khó khăn, cuối tháng lãnh lương bố mẹ dẫn cho đi ăn một tô phở mình cảm thấy rất sung sướng thì mình nghĩ người nghèo cũng vậy. Người nghèo hay người lao động mà bỏ tiền cho những thứ tạm gọi là xa xỉ như bún bò, hủ tiếu, phở thì họ không dám ăn, vì thế Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc nó có ý nghĩa đơn giản là hấp dẫn mà cũng đổi món từ phở, từ hủ tiếu rồi cà ri gà, bún mộc vân vân...”
Một môi trường để chia sẻ lòng tốt với nhau
Nó không chỉ đơn thuần là bữa ăn mà nó tạo ra một môi trường ở đó mọi người chia sẻ lòng tốt với nhau. Có nhiều người tới ăn họ có thể trả số tiền nhiều hơn so với chi phí thực sự. Những người tham gia nấu bếp thì đa số là các chị, các cô tình nguyện viên.
-Ông Trần Viết Huân
Hiện tại Sài Gòn có tất cả 6 quán Nụ Cười, Nụ Cười 1 nằm ở quận Nhất, Nụ Cười 2 ở quận Tân Phú, Nụ Cười 3 ở quận 7, Nụ Cười 4 ở quận Tư, Nụ Cười 6 ở huyện Bình Chánh, Nụ Cười 7 ở quận Mười. Ngoài ngưởi đứng ra trông coi và điều động công việc, còn thì phục vụ trong quán đều là các thiện nguyện viên. Những người này đến nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn, bưng thức ăn cho khách. Khi mọi người đã dùng xong bữa thì các thiện nguyện viên lau chùi dọn dẹp và rửa chén bát. Trên tất cả mọi thứ, tôn chỉ của quán Nụ Cười là người phục vụ phải có thái độ cư xử hòa nhã lịch sự với khách. Ông Trần Viết Huân:
“Nó không chỉ đơn thuần là bữa ăn mà nó tạo ra một môi trường ở đó mọi người chia sẻ lòng tốt với nhau. Có nhiều người tới ăn họ có thể trả số tiền nhiều hơn so với chi phí thực sự. Những người tham gia nấu bếp thì đa số là các chị, các cô tình nguyện viên.
Một ngày Thứ Năm Hạnh Phúc thì chi phí trung bình khoảng 5 triệu đồng. Thường quán nhỏ thì khoảng ba bốn trăm suất ăn, quán lớn như Nụ Cười 1 hay Nụ Cười 2 thì lên tới cả ngàn suất ăn. Tô phở bảo đảm phải hầm xương để lấy nước ngọt, phải đưa cái tâm của mình vào phục vụ bữa ăn cho người nghèo. Tình nguyện viên cũng tới rất là đông, Nụ Cười 7 là các em sinh viên của trường Bách Khoa và các em học sinh của trường Lê Hồng Phong tới tham gia. Một buổi nấu như vậy phải chuẩn bị từ 8 giờ sáng để phục vụ bán cho mọi người vào khoảng 11giờ trưa. Tính trung bình mỗi tháng mỗi quán làm một lần, như vậy mỗi tháng ngân sách cho 6 quán tầm khoảng 30 triệu đồng.”
Bây giờ mời quí thính giả ghé qua Nụ Cười 3 ở tại quận Bảy, gặp bà Hồng Lý là người trông coi quán này:
“Từ sự khởi đầu của nhóm Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc thì bây giờ các nhà hảo tâm lại hợp tác thêm lại giúp thêm cho các quán. Bây giờ không phải là một buổi món nước đâu mà có khi là hai buổi, ba buổi. Mỉnh có một nhóm bạn ở bên Mỹ, ba bốn người gom tiền lại cho mình và họ chỉ định luôn là “tháng này nấu bún bò nghe” hay là “tháng này nấu hủ tiếu nghe”... Thành ra bây giờ Nụ Cười 3 ít nhất một tháng có hai ngày chứ không phải một ngày nữa. Và Tết hay cuối năm có khi một tháng là đến 4 lần món nước lận nếu người hảo tâm người ta cứ cho. Luôn luôn là như vậy để đổi khẩu vị cho khách mà ở đây người ta cũng gọi quen cái tiếng là “phở hạnh phúc, bún hạnh phúc” vậy đó.
Chỉ nói quán Nụ Cười 3 của mình thôi thì một tô là đầy đặn, người lao động người ta ăn nhiều. Nấu bún bò thì mình có thêm một tô bún và thêm một tô nước để người ta ăn cho no. Riêng Nụ Cười 3 thì hơn 50 hay 100 tô so với ngày thường. Các quán khác thì ăn mấy tô cũng được, có khi bán cả ngàn tô. Tô của Nụ Cười 3 thì khó người nào có thể ăn hai tô vì nó khá đầy đặn.
Các tình nguyện viên đều được nhắc nhở mình bán đây là phục vụ chứ không phải là ban phát. Thí dụ các em sinh viên tới với mình lần đầu thì khi bán phiếu ăn mình yêu cầu các em nói cám ơn. Có em nói không được thì mình tập hợp các em lại liền, nói như vậy là tại vì trong đầu bạn này nghĩ rằng mình đang ban phát thành ra bạn nói cám ơn bạn ngượng vì bạn thấy nó không thật. Còn nếu bạn nghĩ bạn phục vụ, bạn bán thì không cần nhắc bạn cũng sẽ cám ơn thôi, đó là điều rõ ràng và tất cả mọi người đều phải hiểu như vậy. Đây là cái quan điểm xuyên suốt mà tất cả mọi người đều phải hiểu.”
Từ năm 2012, người ta đã thấy một ông Tây chạy bàn trong quán Nụ Cười 3 hay Nụ Cười 7. Tên của ông là John, một người Mỹ đã về hưu ở San Jose, California, thoạt đầu đến quán Nụ Cười trong tư cách hỗ trợ tài chính rồi trở thành thiện nguyện viên thường trực mỗi lần có dịp trở qua Việt Nam:
“Phở nấu ở đây ngon hơn bất cứ tô phở nào mà tôi từng ăn ở Sài Gòn hoặc vùng phụ cận. Đi ăn phở ngoài tiệm tôi thường phải trả từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng một tô, còn tô phở của quán Nụ Cười chỉ 1.000 đồng mà đầy bánh phở, nhiều thị tbò và nhiều rau.
Tôi thấy những phụ nữ bán hàng rong với quang gánh nặng trĩu ghé đến ăn phở hay bún, thỉnh thoảng họ còn dắt theo đứa con nhỏ và hai mẹ con tận hưởng món phở thơm ngon một cách thật là hạnh phúc. Tôi cũng thấy rất nhiều người bán vé số ghé vào ăn phở. Thường đến ngày bán phở thì khách đông lắm, cả một hàng người dài từ ngoài đường náo nhiệt vào đến bên trong. Xe cô nhiều như thế mà xép hàng vậy thì cũng không tiện nhưng có sao, mỗi tháng chỉ có một ngày phở thôi mà, chờ đợi như vậy cũng đáng thôi.
Tôi thích cái khung cảnh phục vụ thân thiện ân cần ở nơi này, vì thế chừng nào tôi còn có thể đi về và chừng nào sức khỏe còn cho phép thì tôi vẫn sẽ trở qua mỗi năm.”
Thực sự đằng sau những quán Nụ Cười và bên trong những Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc với tô phở 1.000 đồng là những tấm lòng nhân ái lan tỏa như lời của anh Nguyễn Hồng Ánh thuộc Người Tôi Cưu Mang, được ông Trần Viết Huân của Quĩ Từ Thiện Tình Thương nói là ông hoàn toàn đồng ý như vậy:
“Bên cạnh các quán Nụ Cười luôn có sự đóng góp thường xuyên của những cá nhân, những tổ chức những công ty. Họ là những nhà tài trợ lặng lẽ, họ ủng hộ và thường không nêu tên. Lúc đầu chủ yếu là vận động qua Facebook thì cho đến bây giờ theo đánh giá thì hơn hai phần ba không nằm trong phạm vi bạn bè quen biết nữa mà là những người biết tới chương trình và ủng hộ chương trình.
Nhiều người hỏi đùa bao giờ kết thúc chương trình, bao giờ nguồn kinh phí đó không còn nữa? Tới giờ này thì nó đã năm thứ tư rồi và chương trình vẫn tiếp tục đều đặn. Có những lúc thuận lợi, có những lúc khó khăn nhưng mà hy vọng chương trình sẽ tiếp tục hoài như vậy, năm này sang năm khác.”
Câu chuyện về những quán Nụ Cười ở thành phố Sài Gòn và những Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc với tổ phở 1.000 đồng tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào, xin hẹn lại quí vị thứ Năm tuần tới.Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Phở 1.000 đồng: Ngày hạnh phúc của người lao động - RFA
Ngày Thứ Năm hạnh phúc với tô phở thơm ngon nóng hổi vừa thổi vừa ăn mà người lao động nghèo hay người cơ nhỡ chỉ trả 1.000 đồng một tô là đề tài của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.
Lòng nhân ái trong cộng đồng
Năm 2013, tiếp nối mô hình những quán cơm 2.000 đồng mà Thanh Trúc từng tường trình đến quí vị trước đây, một chuỗi các quán cơm giá rẻ từ Nụ Cười 1 đến Nụ Cười 7 tiếp tục hoạt động trong thành phố Sài Gòn. Với những buổi ăn trưa 2.000 đồng tươm tất đủ ba món, tiếp đó đến một ngày thứ Năm trong tháng thì những quán Nụ Cười lại đều đặn nấu phở hoặc những món bún khác nhau cho bà con lao động mà giá chỉ 1.000 đồng một tô.
Đối với anh Nguyễn Hồng Ánh của Người Tôi Cưu Mang, là nhóm từ thiện đã có sáng kiến lập ra những Quán Cơm 2.000 đồng từ năm 2008:
“Từ mục đích xuyên suốt của nhóm từ thiện Người Tôi Cưu Mang thì những việc nào làm lan tỏa lòng nhân ái trong cộng đồng, làm cho mọi người biết thương yêu giúp đỡ nhau thì đối với Người Tôi Cưu Mang đều là thành công và đều là sự tiến tới. Sự chia sẻ đó chính là câu chuyện bát phở 1.000 đồng mà biết bao con người biết bao nhiêu nhóm đã nấu cho những người hoàn cảnh khó khăn. Tất cả những điều hướng tới cộng đồng hướng tới xã hội, giá trị của Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc hay bát phở 1.000 đồng đều là mục tiêu hướng tới một cái chung là sự chia sẻ.”
Tất cả những điều hướng tới cộng đồng hướng tới xã hội, giá trị của Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc hay bát phở 1.000 đồng đều là mục tiêu hướng tới một cái chung là sự chia sẻ.
-Anh Nguyễn Hồng Ánh
Thỉnh thoảng được dùng một tô phở vừa đủ chất bổ dưỡng mà giá rẻ như cho thì đúng là niềm vui của người ít tiền. Một phụ nữ ở Bình Định, vào Sài Gòn bán vé số, bày tỏ như vậy:
“Thứ Năm là bán phở, rồi bún bò Huế, rồi hủ tiếu... coi như đầy đủ hết, rau, mắm, thịt. Mỗi bữa ăn ở ngoài thì mười mấy hai chục ngàn, có quán hai mươi mấy ngàn, còn quán Nụ Cười đây cơm thì 2.000 đồng, phở có 1.000 đồng thì cũng đỡ một số tiền cho lũ em tại lũ em cũng cực khổ, vô trong này mà đi bán từng tờ số để kiếm tiền về nuôi con.”
Một chị khác từ Thái Bình vào Sài Gòn buôn ve chai ở mọi ngóc ngách nghèo khó của thành phố:
“Em ở Thái Bình, đi ve chai chục năm nay rồi, nhưng từ ngày có cơm từ thiện hai năm nay thì cứ Hai, Tư, Sáu là ăn cơm ở đây. Hôm nào ăn phở ăn bún ngon mà rẻ thì thích lắm. Như ngày hôm nay thì tối về nhà ăn thôi, còn trưa ra đây ăn thì đỡ được 3 bữa. Cứ một tuần 3 bữa là đỡ được nhiều rồi, mấy chục ngàn rồi. Chúng em đi cân ve chai, bê vác nặng sao mà ăn đủ được.”
Cụ ông 77 tuổi, khách thường trực của quán Nụ Cười 3 mà nhất là những Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, nói rằng nhờ những buổi ăn giá rẻ ở đây mà ông bà tiết kiệm được một số tiền để trả tiền thuê nhà:
“Quê ở An Giang, Long Xuyên, xa lắm, hai vợ chồng đi bán rau cải, mướn nhà trọ ở gần quận 7, lại đây ăn hoài bị ăn ngoài tốn lắm, có chỗ bán hai chục, hai mươi mấy, có chỗ 17.000 đồng.”
Ý tưởng về tô phở hay tô bún 1.000 đồng cho người lao động nghèo được một số người trong Quĩ Từ Thiện Tình Thương đưa vào hiện thực và tiếp tục mãi đến giờ. Ông Trần Viết Huân, một doanh gia, cũng là thành viên Quĩ Từ Thiện Tình Thương ở Sài Gòn, cho biết thông qua Facebook và thông qua kết nối giữa bạn bè thì chương trình Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc đã đi được tới ngày hôm nay là năm thứ tư:
“Chi phí nấu một tô phở hay hủ tiếu như vậy là 10.000 đồng, là giá cách đây bốn năm năm rồi. Bây giờ thực tế ra chi phí đó tùy thuộc vào từng quán, từng món mà mình nấu thì nó cũng đâu đó giao động từ mười đến 15.000 đồng nhưng mình vẫn bán cho người nghèo với giá 1.000 đồng.
Câu hỏi tại sao cơm thì 2.000 đồng mà tô phở tô hủ tiếu chỉ 1.000 đồng thôi cũng bắt đầu từ suy nghĩ là người lao động ăn cơm thì chắc bụng còn phở hay hủ tiếu thì rất là mau đó. Như vậy, thay vì một suất cơm thì họ có thể ăn hai tô phở hay hai tô hủ tiếu, tính ra cũng tương đương số tiền 2.000 đồng họ bỏ ra cho mỗi suất cơm.”
Và lý do của món phở hay bún nước ngày thứ Năm cũng là cách thỉnh thoảng đổi món ăn cho thực khách, vào khi mà thời giá một tô phở hay một tô bún bò bán bên ngoài đối với người nghèo là một sự hoang phí:
“Mình nhớ hồi xưa, thời mình còn nhỏ và còn khó khăn, cuối tháng lãnh lương bố mẹ dẫn cho đi ăn một tô phở mình cảm thấy rất sung sướng thì mình nghĩ người nghèo cũng vậy. Người nghèo hay người lao động mà bỏ tiền cho những thứ tạm gọi là xa xỉ như bún bò, hủ tiếu, phở thì họ không dám ăn, vì thế Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc nó có ý nghĩa đơn giản là hấp dẫn mà cũng đổi món từ phở, từ hủ tiếu rồi cà ri gà, bún mộc vân vân...”
Một môi trường để chia sẻ lòng tốt với nhau
Nó không chỉ đơn thuần là bữa ăn mà nó tạo ra một môi trường ở đó mọi người chia sẻ lòng tốt với nhau. Có nhiều người tới ăn họ có thể trả số tiền nhiều hơn so với chi phí thực sự. Những người tham gia nấu bếp thì đa số là các chị, các cô tình nguyện viên.
-Ông Trần Viết Huân
Hiện tại Sài Gòn có tất cả 6 quán Nụ Cười, Nụ Cười 1 nằm ở quận Nhất, Nụ Cười 2 ở quận Tân Phú, Nụ Cười 3 ở quận 7, Nụ Cười 4 ở quận Tư, Nụ Cười 6 ở huyện Bình Chánh, Nụ Cười 7 ở quận Mười. Ngoài ngưởi đứng ra trông coi và điều động công việc, còn thì phục vụ trong quán đều là các thiện nguyện viên. Những người này đến nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn, bưng thức ăn cho khách. Khi mọi người đã dùng xong bữa thì các thiện nguyện viên lau chùi dọn dẹp và rửa chén bát. Trên tất cả mọi thứ, tôn chỉ của quán Nụ Cười là người phục vụ phải có thái độ cư xử hòa nhã lịch sự với khách. Ông Trần Viết Huân:
“Nó không chỉ đơn thuần là bữa ăn mà nó tạo ra một môi trường ở đó mọi người chia sẻ lòng tốt với nhau. Có nhiều người tới ăn họ có thể trả số tiền nhiều hơn so với chi phí thực sự. Những người tham gia nấu bếp thì đa số là các chị, các cô tình nguyện viên.
Một ngày Thứ Năm Hạnh Phúc thì chi phí trung bình khoảng 5 triệu đồng. Thường quán nhỏ thì khoảng ba bốn trăm suất ăn, quán lớn như Nụ Cười 1 hay Nụ Cười 2 thì lên tới cả ngàn suất ăn. Tô phở bảo đảm phải hầm xương để lấy nước ngọt, phải đưa cái tâm của mình vào phục vụ bữa ăn cho người nghèo. Tình nguyện viên cũng tới rất là đông, Nụ Cười 7 là các em sinh viên của trường Bách Khoa và các em học sinh của trường Lê Hồng Phong tới tham gia. Một buổi nấu như vậy phải chuẩn bị từ 8 giờ sáng để phục vụ bán cho mọi người vào khoảng 11giờ trưa. Tính trung bình mỗi tháng mỗi quán làm một lần, như vậy mỗi tháng ngân sách cho 6 quán tầm khoảng 30 triệu đồng.”
Bây giờ mời quí thính giả ghé qua Nụ Cười 3 ở tại quận Bảy, gặp bà Hồng Lý là người trông coi quán này:
“Từ sự khởi đầu của nhóm Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc thì bây giờ các nhà hảo tâm lại hợp tác thêm lại giúp thêm cho các quán. Bây giờ không phải là một buổi món nước đâu mà có khi là hai buổi, ba buổi. Mỉnh có một nhóm bạn ở bên Mỹ, ba bốn người gom tiền lại cho mình và họ chỉ định luôn là “tháng này nấu bún bò nghe” hay là “tháng này nấu hủ tiếu nghe”... Thành ra bây giờ Nụ Cười 3 ít nhất một tháng có hai ngày chứ không phải một ngày nữa. Và Tết hay cuối năm có khi một tháng là đến 4 lần món nước lận nếu người hảo tâm người ta cứ cho. Luôn luôn là như vậy để đổi khẩu vị cho khách mà ở đây người ta cũng gọi quen cái tiếng là “phở hạnh phúc, bún hạnh phúc” vậy đó.
Chỉ nói quán Nụ Cười 3 của mình thôi thì một tô là đầy đặn, người lao động người ta ăn nhiều. Nấu bún bò thì mình có thêm một tô bún và thêm một tô nước để người ta ăn cho no. Riêng Nụ Cười 3 thì hơn 50 hay 100 tô so với ngày thường. Các quán khác thì ăn mấy tô cũng được, có khi bán cả ngàn tô. Tô của Nụ Cười 3 thì khó người nào có thể ăn hai tô vì nó khá đầy đặn.
Các tình nguyện viên đều được nhắc nhở mình bán đây là phục vụ chứ không phải là ban phát. Thí dụ các em sinh viên tới với mình lần đầu thì khi bán phiếu ăn mình yêu cầu các em nói cám ơn. Có em nói không được thì mình tập hợp các em lại liền, nói như vậy là tại vì trong đầu bạn này nghĩ rằng mình đang ban phát thành ra bạn nói cám ơn bạn ngượng vì bạn thấy nó không thật. Còn nếu bạn nghĩ bạn phục vụ, bạn bán thì không cần nhắc bạn cũng sẽ cám ơn thôi, đó là điều rõ ràng và tất cả mọi người đều phải hiểu như vậy. Đây là cái quan điểm xuyên suốt mà tất cả mọi người đều phải hiểu.”
Từ năm 2012, người ta đã thấy một ông Tây chạy bàn trong quán Nụ Cười 3 hay Nụ Cười 7. Tên của ông là John, một người Mỹ đã về hưu ở San Jose, California, thoạt đầu đến quán Nụ Cười trong tư cách hỗ trợ tài chính rồi trở thành thiện nguyện viên thường trực mỗi lần có dịp trở qua Việt Nam:
“Phở nấu ở đây ngon hơn bất cứ tô phở nào mà tôi từng ăn ở Sài Gòn hoặc vùng phụ cận. Đi ăn phở ngoài tiệm tôi thường phải trả từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng một tô, còn tô phở của quán Nụ Cười chỉ 1.000 đồng mà đầy bánh phở, nhiều thị tbò và nhiều rau.
Tôi thấy những phụ nữ bán hàng rong với quang gánh nặng trĩu ghé đến ăn phở hay bún, thỉnh thoảng họ còn dắt theo đứa con nhỏ và hai mẹ con tận hưởng món phở thơm ngon một cách thật là hạnh phúc. Tôi cũng thấy rất nhiều người bán vé số ghé vào ăn phở. Thường đến ngày bán phở thì khách đông lắm, cả một hàng người dài từ ngoài đường náo nhiệt vào đến bên trong. Xe cô nhiều như thế mà xép hàng vậy thì cũng không tiện nhưng có sao, mỗi tháng chỉ có một ngày phở thôi mà, chờ đợi như vậy cũng đáng thôi.
Tôi thích cái khung cảnh phục vụ thân thiện ân cần ở nơi này, vì thế chừng nào tôi còn có thể đi về và chừng nào sức khỏe còn cho phép thì tôi vẫn sẽ trở qua mỗi năm.”
Thực sự đằng sau những quán Nụ Cười và bên trong những Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc với tô phở 1.000 đồng là những tấm lòng nhân ái lan tỏa như lời của anh Nguyễn Hồng Ánh thuộc Người Tôi Cưu Mang, được ông Trần Viết Huân của Quĩ Từ Thiện Tình Thương nói là ông hoàn toàn đồng ý như vậy:
“Bên cạnh các quán Nụ Cười luôn có sự đóng góp thường xuyên của những cá nhân, những tổ chức những công ty. Họ là những nhà tài trợ lặng lẽ, họ ủng hộ và thường không nêu tên. Lúc đầu chủ yếu là vận động qua Facebook thì cho đến bây giờ theo đánh giá thì hơn hai phần ba không nằm trong phạm vi bạn bè quen biết nữa mà là những người biết tới chương trình và ủng hộ chương trình.
Nhiều người hỏi đùa bao giờ kết thúc chương trình, bao giờ nguồn kinh phí đó không còn nữa? Tới giờ này thì nó đã năm thứ tư rồi và chương trình vẫn tiếp tục đều đặn. Có những lúc thuận lợi, có những lúc khó khăn nhưng mà hy vọng chương trình sẽ tiếp tục hoài như vậy, năm này sang năm khác.”
Câu chuyện về những quán Nụ Cười ở thành phố Sài Gòn và những Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc với tổ phở 1.000 đồng tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc kính chào, xin hẹn lại quí vị thứ Năm tuần tới.