Kinh Đời

Phố núi Pleiku, đất thiêng đang khô cằn trơ trọi

GIA LAI (NV) – Ðiều chúng tôi để ý đầu tiên khi đến phố núi Pleiku là không thấy cảnh giới xe ôm bám theo níu kéo mời mọc khách. Ở bến xe Ðức Long Pleiku

Tác Giả: Trần Tiến Dũng/Người Việt


phonui pleiku 1
Lư hương lớn nơi từng có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở Biển Hồ trước biến cố 1975. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

GIA LAI (NV) – Ðiều chúng tôi để ý đầu tiên khi đến phố núi Pleiku là không thấy cảnh giới xe ôm bám theo níu kéo mời mọc khách. Ở bến xe Ðức Long Pleiku, chỉ có một, hai bác tài xe ôm hành nghề với thái độ lịch sự.

Ngày nay, hầu hết các chuyến xe đò giường nằm được tự đồn là xe “chất lượng cao wifi miễn phí.” Tuyến đường nối phố núi Pleiku và Sài Gòn hầu hết các chuyến xe đò đều chạy vào ban đêm. Việc xe đò chuyên đưa khách đi, về vào ban đêm là để an toàn hơn chăng? Hẳn nhiên là chưa chắc, con số thống kê rợn người vừa được nhà cầm quyền đưa ra trong năm 2016 có hơn 28,000 người Việt Nam bị tử nạn giao thông trên mọi ngả đường ngày và đêm.

phonui pleiku 2
Cảnh lấy nước công cộng của đồng bào Gia Rai. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

*Phố núi với Biển Hồ và phở khô

Thành phố Pleiku ngày nay thuộc tỉnh Gia Lai. Không như ở các đô thị khác, nhiều người luôn miệng khoe về các tư sản đỏ đang làm ông trùm, bà trùm, ở Plieku ngoại trừ các bảng hiệu lòe loẹt treo trên ít tòa nhà lố bịch đề chữ Hoàng Anh Gia Lai, thì đa phần các dân cư địa phương đều không muốn nhắc tên tập đoàn tư sản đỏ này.

Anh M., người gốc Bình Ðịnh, sanh ra và lớn lên ở Pleiku nói: “Ðể tôi đưa các anh đi một vòng, nhất là đi về hướng núi Hàm Rồng để thấy cảnh núi đồi trơ trụi mới hiểu vì sao những ai là dân bản địa ở đây không muốn nhắc đến bọn cầm đầu nạn phá rừng làm giàu từ sau 1975 đến nay.”

phonui pleiku 3
Biển Hồ ở Pleiku và các cánh rừng thông bảo vệ nguồn nước ngày càng trơ trụi. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Pleiku là một thành phố có lẽ duy nhất không có nhiều các kiểu kiến trúc to lớn phá nát không gian đô thị. Ðường phố nhỏ, nhiều dốc ngắn, dốc dài, nhà phố dân tỉnh lẻ dù kiểu mới hay dáng xưa cũng hài hòa, không đến mức đánh lộn gây sự với nhau như tỉnh thành “nhân danh phát triển” khác dưới thời cộng sản thị trường. Thật thú vị khi đi bộ lang thang quanh quanh các con phố trong không gian đô thị này để nhớ và hát thầm, “Em Pleiku má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông…”

Pleiku có độ cao từ 300-500m trên mực nước biển. Sau Ðà Lạt đây là thành phố Tây Nguyên thứ hai có miệng núi lửa đã tắt biến thành hồ nước thiên nhiên giữa lòng đô thị. Khi đến Biển Hồ, nếu ai là người có tuổi trung niên đều sẽ mang theo những giai thoại huyền bí về địa danh nổi tiếng này. Nhưng ngày nay, giới trẻ chỉ biết Biển Hồ có một con quái vật không sống bí ẩn mà lồ lộ hàng ngày trước mắt thiên hạ đó là nạn phá rừng đầu nguồn Biển Hồ, biến các ngọn núi từng phủ đầy rừng thông bạt ngàn thành những đỉnh cao nham nhở sỏi đá.

Ở một doi đất chồm ra mặt Biển Hồ, người bạn địa phương nói với chúng tôi. Nơi đây trước 1975 có dựng một bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm lớn, sau năm 1975 không còn nữa. Anh nói: “Mấy anh cứ coi cái lư hương còn sót lại lớn cỡ đó thì đủ biết bức tượng Phật Quan Âm ngày xưa lớn cỡ nào. Bây giờ nghe đâu họ định xây lại để làm nơi du lịch tâm linh. Cái gì thu được tiền mấy ông Việt Cộng đời nay làm liền.”

phonui pleiku 4
Phế tích nhà thờ ở chân núi Chư Ðăng Ya, một trong các ngôi nhà thờ đầu tiên ở Tây Nguyên còm mang trên mình đầy vết đạn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Ðứng trên phế tích của bức tượng xưa, nhìn cảnh người dân nghèo ôm bình điện đi chích cá ven bờ Biển Hồ, không cần phải là nhà tiên tri cũng đoán được rồi một ngày không xa, các nguồn tài nguyên nơi đây bị các tham quan đỏ khai thác đến cạn kiệt gấp triệu lần hơn chuyện dân nghèo chích điện bắt cá kiếm từng bữa ăn.

Thành phố Pleiku được dân “du lịch phượt” rêu rao thông tin về món phở khô và coi như đó là một “kỳ quan” mới và nổi tiếng cũng tương đương Biển Hồ. Phở khô lừng danh là phở Hồng chỉ bán buổi sáng nên ai muốn ăn phở khô buổi tối đành phải vô ăn các tiệm ít nổi tiếng hơn.

Gọi là phở nhưng sợi của phở khô không giống các món phở Bắc mà thiên về sợi mì hủ tiếu. Ðiều đặc biệt là sợi phở săn và dai hơn. Phở khô với hai nguyên liệu chính là thịt gà và thịt bò. Bên cạnh đó, món ăn sẽ không trọn vẹn nếu thiếu hành khô, rau sống và lạc. Khi ăn, bánh phở và các nguyên liệu sẽ được trộn đều lên với tương đen, xì dầu, tương ớt tùy thuộc vào khẩu vị của thực khách. Tương đen là gia vị không thể bỏ qua khi ăn phở khô, tuy có chút ngọt nhưng vẫn giữ được vị mặn của nước tương. Mùi thơm của tương, vị cay của tương ớt hòa trong những hương vị riêng biệt của xà lách, ngò gai, giá đỗ tươi, húng quế tạo nên một bát phở khô kích thích cả vị giác, khứu giác và thị giác người ăn. Có lúc món phở khô này cũng được đem vô Sài Gòn quảng cáo ì xèo nhưng cuối cùng vẫn không trụ được bởi cái lưỡi của dân đồng bằng không thấy khoái khẩu mà cũng không nói rõ lý do.

phonui pleiku 5
Món phở khô trứ danh ở Pleiku. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

*Núi Chư Ðăng Ya mùa hoa cúc quỳ tàn tạ

Hẹn được một ca sĩ ngoài luồng chính thống người dân tộc Gia Rai ở một quán cà phê Vương Cát. Anh nói: “Không còn buôn làng như ngày xưa để đốt lửa uống rượu cần mà hát cho nghe đâu. Mà mùa này hoa cúc quỳ trên núi Chư Ðăng Ya cũng tàn rồi, thôi thì đưa chú vô núi đó để coi cái nhà thờ Tây xưa nhất ở đây, núi Chư Ðăng Ya mà dân phượt thích.”

Có một chút hối tiếc khi đi ngang qua các cụm đất hoang ven đường mà chỉ thấy các đóa hoa cúc quỳ héo úa. “Anh M người Pleiku đi cùng nói: “Hoa cúc quỳ là loài hoa dại thích mọc gần con người, có chút đất trống nào quanh nhà, ven đường là nở rực rỡ. Nhưng mấy năm nay mưa kéo dài, thiếu nắng nên hoa cũng không đủ sức mà nở nồng nàn như trước kia.”

Ði theo lối mòn bụi đất quanh co vào chân dãy núi Chư Ðăng Ya, đến nhà thờ cổ, tương truyền là một trong những ngôi nhà thờ đầu tiên của cả Tây Nguyên. Giờ đây, cả ngôi nhà thờ chỉ còn tấm vách loang lổ vết đạn pháo nằm khuất trong rừng cây mới trồng. Anh ca sĩ người Gia Rai nói: “Sợ nhà nước lấy đất nhà thờ nên các giáo dân người dân tộc trồng để giúp nhà thờ giữ đất. Nhà nước không đụng được như trước đây đâu.”

Có lẽ hình ảnh các cụm rừng do giáo dân mới trồng để giữ đất nhà thờ là hình ảnh ấn tượng nhất trong mấy ngày ở Pleiku của chúng tôi. Ấn tượng bởi một lẽ đơn giản cả thung lũng rộng lớn của một đô thị được rừng phủ xanh bạt ngàn, từng là đất Hoàng Triều Cương Thổ và từng là đô thị thủ phủ của cả vùng Tây Nguyên, chỉ còn lưa thưa vài vạch rừng như các manh chiếu phủ trên nấm mồ của đất thiêng đang khô cằn trơ trọi.

Song Phương chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Phố núi Pleiku, đất thiêng đang khô cằn trơ trọi

GIA LAI (NV) – Ðiều chúng tôi để ý đầu tiên khi đến phố núi Pleiku là không thấy cảnh giới xe ôm bám theo níu kéo mời mọc khách. Ở bến xe Ðức Long Pleiku

Tác Giả: Trần Tiến Dũng/Người Việt


phonui pleiku 1
Lư hương lớn nơi từng có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở Biển Hồ trước biến cố 1975. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

GIA LAI (NV) – Ðiều chúng tôi để ý đầu tiên khi đến phố núi Pleiku là không thấy cảnh giới xe ôm bám theo níu kéo mời mọc khách. Ở bến xe Ðức Long Pleiku, chỉ có một, hai bác tài xe ôm hành nghề với thái độ lịch sự.

Ngày nay, hầu hết các chuyến xe đò giường nằm được tự đồn là xe “chất lượng cao wifi miễn phí.” Tuyến đường nối phố núi Pleiku và Sài Gòn hầu hết các chuyến xe đò đều chạy vào ban đêm. Việc xe đò chuyên đưa khách đi, về vào ban đêm là để an toàn hơn chăng? Hẳn nhiên là chưa chắc, con số thống kê rợn người vừa được nhà cầm quyền đưa ra trong năm 2016 có hơn 28,000 người Việt Nam bị tử nạn giao thông trên mọi ngả đường ngày và đêm.

phonui pleiku 2
Cảnh lấy nước công cộng của đồng bào Gia Rai. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

*Phố núi với Biển Hồ và phở khô

Thành phố Pleiku ngày nay thuộc tỉnh Gia Lai. Không như ở các đô thị khác, nhiều người luôn miệng khoe về các tư sản đỏ đang làm ông trùm, bà trùm, ở Plieku ngoại trừ các bảng hiệu lòe loẹt treo trên ít tòa nhà lố bịch đề chữ Hoàng Anh Gia Lai, thì đa phần các dân cư địa phương đều không muốn nhắc tên tập đoàn tư sản đỏ này.

Anh M., người gốc Bình Ðịnh, sanh ra và lớn lên ở Pleiku nói: “Ðể tôi đưa các anh đi một vòng, nhất là đi về hướng núi Hàm Rồng để thấy cảnh núi đồi trơ trụi mới hiểu vì sao những ai là dân bản địa ở đây không muốn nhắc đến bọn cầm đầu nạn phá rừng làm giàu từ sau 1975 đến nay.”

phonui pleiku 3
Biển Hồ ở Pleiku và các cánh rừng thông bảo vệ nguồn nước ngày càng trơ trụi. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Pleiku là một thành phố có lẽ duy nhất không có nhiều các kiểu kiến trúc to lớn phá nát không gian đô thị. Ðường phố nhỏ, nhiều dốc ngắn, dốc dài, nhà phố dân tỉnh lẻ dù kiểu mới hay dáng xưa cũng hài hòa, không đến mức đánh lộn gây sự với nhau như tỉnh thành “nhân danh phát triển” khác dưới thời cộng sản thị trường. Thật thú vị khi đi bộ lang thang quanh quanh các con phố trong không gian đô thị này để nhớ và hát thầm, “Em Pleiku má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông…”

Pleiku có độ cao từ 300-500m trên mực nước biển. Sau Ðà Lạt đây là thành phố Tây Nguyên thứ hai có miệng núi lửa đã tắt biến thành hồ nước thiên nhiên giữa lòng đô thị. Khi đến Biển Hồ, nếu ai là người có tuổi trung niên đều sẽ mang theo những giai thoại huyền bí về địa danh nổi tiếng này. Nhưng ngày nay, giới trẻ chỉ biết Biển Hồ có một con quái vật không sống bí ẩn mà lồ lộ hàng ngày trước mắt thiên hạ đó là nạn phá rừng đầu nguồn Biển Hồ, biến các ngọn núi từng phủ đầy rừng thông bạt ngàn thành những đỉnh cao nham nhở sỏi đá.

Ở một doi đất chồm ra mặt Biển Hồ, người bạn địa phương nói với chúng tôi. Nơi đây trước 1975 có dựng một bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm lớn, sau năm 1975 không còn nữa. Anh nói: “Mấy anh cứ coi cái lư hương còn sót lại lớn cỡ đó thì đủ biết bức tượng Phật Quan Âm ngày xưa lớn cỡ nào. Bây giờ nghe đâu họ định xây lại để làm nơi du lịch tâm linh. Cái gì thu được tiền mấy ông Việt Cộng đời nay làm liền.”

phonui pleiku 4
Phế tích nhà thờ ở chân núi Chư Ðăng Ya, một trong các ngôi nhà thờ đầu tiên ở Tây Nguyên còm mang trên mình đầy vết đạn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Ðứng trên phế tích của bức tượng xưa, nhìn cảnh người dân nghèo ôm bình điện đi chích cá ven bờ Biển Hồ, không cần phải là nhà tiên tri cũng đoán được rồi một ngày không xa, các nguồn tài nguyên nơi đây bị các tham quan đỏ khai thác đến cạn kiệt gấp triệu lần hơn chuyện dân nghèo chích điện bắt cá kiếm từng bữa ăn.

Thành phố Pleiku được dân “du lịch phượt” rêu rao thông tin về món phở khô và coi như đó là một “kỳ quan” mới và nổi tiếng cũng tương đương Biển Hồ. Phở khô lừng danh là phở Hồng chỉ bán buổi sáng nên ai muốn ăn phở khô buổi tối đành phải vô ăn các tiệm ít nổi tiếng hơn.

Gọi là phở nhưng sợi của phở khô không giống các món phở Bắc mà thiên về sợi mì hủ tiếu. Ðiều đặc biệt là sợi phở săn và dai hơn. Phở khô với hai nguyên liệu chính là thịt gà và thịt bò. Bên cạnh đó, món ăn sẽ không trọn vẹn nếu thiếu hành khô, rau sống và lạc. Khi ăn, bánh phở và các nguyên liệu sẽ được trộn đều lên với tương đen, xì dầu, tương ớt tùy thuộc vào khẩu vị của thực khách. Tương đen là gia vị không thể bỏ qua khi ăn phở khô, tuy có chút ngọt nhưng vẫn giữ được vị mặn của nước tương. Mùi thơm của tương, vị cay của tương ớt hòa trong những hương vị riêng biệt của xà lách, ngò gai, giá đỗ tươi, húng quế tạo nên một bát phở khô kích thích cả vị giác, khứu giác và thị giác người ăn. Có lúc món phở khô này cũng được đem vô Sài Gòn quảng cáo ì xèo nhưng cuối cùng vẫn không trụ được bởi cái lưỡi của dân đồng bằng không thấy khoái khẩu mà cũng không nói rõ lý do.

phonui pleiku 5
Món phở khô trứ danh ở Pleiku. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

*Núi Chư Ðăng Ya mùa hoa cúc quỳ tàn tạ

Hẹn được một ca sĩ ngoài luồng chính thống người dân tộc Gia Rai ở một quán cà phê Vương Cát. Anh nói: “Không còn buôn làng như ngày xưa để đốt lửa uống rượu cần mà hát cho nghe đâu. Mà mùa này hoa cúc quỳ trên núi Chư Ðăng Ya cũng tàn rồi, thôi thì đưa chú vô núi đó để coi cái nhà thờ Tây xưa nhất ở đây, núi Chư Ðăng Ya mà dân phượt thích.”

Có một chút hối tiếc khi đi ngang qua các cụm đất hoang ven đường mà chỉ thấy các đóa hoa cúc quỳ héo úa. “Anh M người Pleiku đi cùng nói: “Hoa cúc quỳ là loài hoa dại thích mọc gần con người, có chút đất trống nào quanh nhà, ven đường là nở rực rỡ. Nhưng mấy năm nay mưa kéo dài, thiếu nắng nên hoa cũng không đủ sức mà nở nồng nàn như trước kia.”

Ði theo lối mòn bụi đất quanh co vào chân dãy núi Chư Ðăng Ya, đến nhà thờ cổ, tương truyền là một trong những ngôi nhà thờ đầu tiên của cả Tây Nguyên. Giờ đây, cả ngôi nhà thờ chỉ còn tấm vách loang lổ vết đạn pháo nằm khuất trong rừng cây mới trồng. Anh ca sĩ người Gia Rai nói: “Sợ nhà nước lấy đất nhà thờ nên các giáo dân người dân tộc trồng để giúp nhà thờ giữ đất. Nhà nước không đụng được như trước đây đâu.”

Có lẽ hình ảnh các cụm rừng do giáo dân mới trồng để giữ đất nhà thờ là hình ảnh ấn tượng nhất trong mấy ngày ở Pleiku của chúng tôi. Ấn tượng bởi một lẽ đơn giản cả thung lũng rộng lớn của một đô thị được rừng phủ xanh bạt ngàn, từng là đất Hoàng Triều Cương Thổ và từng là đô thị thủ phủ của cả vùng Tây Nguyên, chỉ còn lưa thưa vài vạch rừng như các manh chiếu phủ trên nấm mồ của đất thiêng đang khô cằn trơ trọi.

Song Phương chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm