Văn Học & Nghệ Thuật
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Những người đẹp của Đêm Màu Hồng
Phòng trà Đêm Màu Hồng có “độc quyền đặc chủng” ban hợp ca Thăng Long, tam ca Đông Phương.
Đúng, nhưng chỉ có như vậy thì chưa đủ sức cạnh tranh với các phòng
trà đình đám khác. Bởi vậy, nhạc sĩ Hoài Bắc đã sử dụng ca sĩ - mỹ nhân
để chiêu dụ khách thập phương.
Giọng hát Hà Nội vào thu
Mai Hân đến với Đêm Màu Hồng là do nhạc sĩ Hoài Trung bảo đến hát
cho vui. Đúng là phòng trà Đêm Màu Hồng “thích” những ca sĩ đã từng hát
trên đất Hà Nội, như trường hợp của Mai Hân.
Mai Hân đã đến với ca nhạc khi còn là thiếu nhi và chuyên hát trên
làn sóng điện từ khoảng năm 1953 tại Hà Nội. Khi vào Sài Gòn, cô gia
nhập ban Tuổi Xanh của Kiều Hạnh, tiếp tục sở thích ca hát trên làn sóng
Đài phát thanh Sài Gòn. Cô bé Mai Hân dần lớn lên cùng với giọng ca
ngọt ngào và ngoại hình xinh xắn. Tiếng hát của nàng mỗi ngày lại thêm
vững vàng và điêu luyện, rồi cho đến một ngày nàng... biến mất. Nàng đã
“theo chồng bỏ cuộc vui”, để nhiều chàng ái mộ giọng ca ra ngẩn vào ngơ.
Tuy lấy chồng nhưng Mai Hân vẫn thiết tha nghề ca hát. Thỉnh
thoảng, cô chớp - xẹt, chớp - ló trên đài phát thanh và màn ảnh ti vi.
Tên tuổi đó, giọng ca đó mặc dầu không thường xuyên đến với công chúng
nhưng người sành nhạc vẫn nhận ra rằng nàng là một trong những nữ ca sĩ
có tiếng hát căn bản, vững vàng của nền ca hát Sài Gòn lúc ấy.
Rồi bỗng một đêm của năm 1971, giới yêu nhạc phòng trà thấy Mai Hân
xuất hiện tại Đêm Màu Hồng. Và cô chỉ hát riêng ở đây thôi vì không khí
ấm cúng hơn những phòng trà khác. Ở phòng trà này, Hân thường hát nhạc
của Văn Phụng với hai bài Chung thủy và Trên phím đàn,
cùng những bài của Phạm Duy và Y Vân. Mai Hân trở thành một giọng hát
đinh không thể thiếu của Đêm Màu Hồng - một giọng hát mang âm sắc Hà Nội
những ngày vào thu đẹp đẽ.
Nữ ca sĩ thuộc nhiều bài hát nhất
Đó là lời khen của Jo Marcel dành cho ca sĩ Mỹ Thể. Còn nhạc sĩ
Phạm Duy khi giới thiệu về Mỹ Thể đã nói: Một giọng ca phong phú nhất
hiện nay (1971).
Trong giới ca sĩ, ai cũng công nhận Mỹ Thể có hai đặc điểm là giọng
ca phong phú và thuộc nhiều bản nhạc nhất. Việc thuộc nhiều nhạc phẩm,
với nhiều người, cũng là một yếu tố quan trọng vì nhiều ca sĩ chỉ thuộc
chừng năm ba bài “tủ đứng, tủ nằm”, khách yêu cầu bản nhạc lạ thì chỉ
biết cười trừ. Còn Mỹ Thể thì bản nào nàng cũng “chơi” một cách điệu
nghệ. Còn giọng ca phong phú ở đây có thể hiểu theo nghĩa Mỹ Thể có một
làn hơi “khỏe”. Báo Kịch Ảnh số 456 đã nhận xét: “Mỗi lần Mỹ
Thể bước lên máy vi âm là tiếng hát của nàng tỏa ra, bao trùm khắp căn
phòng, như cuốn hút, như bó buộc mỗi người phải lắng tai nghe”.
Ít ai biết để có được sự thành công đó, Mỹ Thể đã trải qua những
ngày dài đắng cay. Trước đó, Mỹ Thể đã từng hát ở Li Lan, Anh Vũ, Hòa
Bình nhưng nàng chỉ là ánh đèn mờ nhạt sau hào quang của Thanh Thúy,
Minh Hiếu. Thất vọng, nàng trở lên Đà Lạt để “tu luyện” theo gương của
Khánh Ly, Kim Vui. Hình như Đà Lạt là nơi “rèn giũa công phu” tái khởi
nghiệp cho những giọng ca lận đận. Sau khi đắc đạo, nàng rời khỏi xứ hoa
đào và tái xuất một cách rực rỡ ở phòng trà Sài Gòn với những bản Chiều tà (Serenata), Yêu em, Đường xưa lối cũ...
Ngọc Minh - Nàng ca sĩ đóng phim
Khởi đầu sự nghiệp ca hát của Ngọc Minh là vào năm 1964. Nàng ca sĩ
người dân tộc Thái trắng này đã ra mắt thính giả lần đầu tiên tại
Trường Quốc gia Âm nhạc với bài Tình ca của Phạm Duy và Anh về một chiều mưa
của Duy Khánh - Anh Thy. Trước đó chị đã có dịp theo học nhạc một thời
gian ngắn với nhạc sĩ Mạnh Đạt, cho đến khi tương đối tạo được tên tuổi
thì còn nhận được sự dìu dắt của những nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Hậu
và Lan Đài.
Hai bài hát khiến khán giả chú ý tới Ngọc Minh là Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng - Vĩnh Phúc) và Nụ cười sơn cước
(Tô Hải). Từ khi Đài truyền hình Sài Gòn bắt đầu hoạt động, Ngọc Minh
đã góp mặt trong nhiều chương trình ca nhạc của ban Hương Thời Gian, Lan
Đài, Hoa Thời Đại. Với gương mặt ăn ảnh, Ngọc Minh cũng xuất hiện trong
nhiều vở kịch của một số ban và tham gia diễn xuất trong một số bộ
phim. Tuy nhiên Ngọc Minh đã xác định ca hát vẫn là con đường chính
trong cuộc đời nghệ thuật của mình.
Lê Văn Nghĩa
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Những người đẹp của Đêm Màu Hồng
Phòng trà Đêm Màu Hồng có “độc quyền đặc chủng” ban hợp ca Thăng Long, tam ca Đông Phương.
Đúng, nhưng chỉ có như vậy thì chưa đủ sức cạnh tranh với các phòng
trà đình đám khác. Bởi vậy, nhạc sĩ Hoài Bắc đã sử dụng ca sĩ - mỹ nhân
để chiêu dụ khách thập phương.
Giọng hát Hà Nội vào thu
Mai Hân đến với Đêm Màu Hồng là do nhạc sĩ Hoài Trung bảo đến hát
cho vui. Đúng là phòng trà Đêm Màu Hồng “thích” những ca sĩ đã từng hát
trên đất Hà Nội, như trường hợp của Mai Hân.
Mai Hân đã đến với ca nhạc khi còn là thiếu nhi và chuyên hát trên
làn sóng điện từ khoảng năm 1953 tại Hà Nội. Khi vào Sài Gòn, cô gia
nhập ban Tuổi Xanh của Kiều Hạnh, tiếp tục sở thích ca hát trên làn sóng
Đài phát thanh Sài Gòn. Cô bé Mai Hân dần lớn lên cùng với giọng ca
ngọt ngào và ngoại hình xinh xắn. Tiếng hát của nàng mỗi ngày lại thêm
vững vàng và điêu luyện, rồi cho đến một ngày nàng... biến mất. Nàng đã
“theo chồng bỏ cuộc vui”, để nhiều chàng ái mộ giọng ca ra ngẩn vào ngơ.
Tuy lấy chồng nhưng Mai Hân vẫn thiết tha nghề ca hát. Thỉnh
thoảng, cô chớp - xẹt, chớp - ló trên đài phát thanh và màn ảnh ti vi.
Tên tuổi đó, giọng ca đó mặc dầu không thường xuyên đến với công chúng
nhưng người sành nhạc vẫn nhận ra rằng nàng là một trong những nữ ca sĩ
có tiếng hát căn bản, vững vàng của nền ca hát Sài Gòn lúc ấy.
Rồi bỗng một đêm của năm 1971, giới yêu nhạc phòng trà thấy Mai Hân
xuất hiện tại Đêm Màu Hồng. Và cô chỉ hát riêng ở đây thôi vì không khí
ấm cúng hơn những phòng trà khác. Ở phòng trà này, Hân thường hát nhạc
của Văn Phụng với hai bài Chung thủy và Trên phím đàn,
cùng những bài của Phạm Duy và Y Vân. Mai Hân trở thành một giọng hát
đinh không thể thiếu của Đêm Màu Hồng - một giọng hát mang âm sắc Hà Nội
những ngày vào thu đẹp đẽ.
Nữ ca sĩ thuộc nhiều bài hát nhất
Đó là lời khen của Jo Marcel dành cho ca sĩ Mỹ Thể. Còn nhạc sĩ
Phạm Duy khi giới thiệu về Mỹ Thể đã nói: Một giọng ca phong phú nhất
hiện nay (1971).
Trong giới ca sĩ, ai cũng công nhận Mỹ Thể có hai đặc điểm là giọng
ca phong phú và thuộc nhiều bản nhạc nhất. Việc thuộc nhiều nhạc phẩm,
với nhiều người, cũng là một yếu tố quan trọng vì nhiều ca sĩ chỉ thuộc
chừng năm ba bài “tủ đứng, tủ nằm”, khách yêu cầu bản nhạc lạ thì chỉ
biết cười trừ. Còn Mỹ Thể thì bản nào nàng cũng “chơi” một cách điệu
nghệ. Còn giọng ca phong phú ở đây có thể hiểu theo nghĩa Mỹ Thể có một
làn hơi “khỏe”. Báo Kịch Ảnh số 456 đã nhận xét: “Mỗi lần Mỹ
Thể bước lên máy vi âm là tiếng hát của nàng tỏa ra, bao trùm khắp căn
phòng, như cuốn hút, như bó buộc mỗi người phải lắng tai nghe”.
Ít ai biết để có được sự thành công đó, Mỹ Thể đã trải qua những
ngày dài đắng cay. Trước đó, Mỹ Thể đã từng hát ở Li Lan, Anh Vũ, Hòa
Bình nhưng nàng chỉ là ánh đèn mờ nhạt sau hào quang của Thanh Thúy,
Minh Hiếu. Thất vọng, nàng trở lên Đà Lạt để “tu luyện” theo gương của
Khánh Ly, Kim Vui. Hình như Đà Lạt là nơi “rèn giũa công phu” tái khởi
nghiệp cho những giọng ca lận đận. Sau khi đắc đạo, nàng rời khỏi xứ hoa
đào và tái xuất một cách rực rỡ ở phòng trà Sài Gòn với những bản Chiều tà (Serenata), Yêu em, Đường xưa lối cũ...
Ngọc Minh - Nàng ca sĩ đóng phim
Khởi đầu sự nghiệp ca hát của Ngọc Minh là vào năm 1964. Nàng ca sĩ
người dân tộc Thái trắng này đã ra mắt thính giả lần đầu tiên tại
Trường Quốc gia Âm nhạc với bài Tình ca của Phạm Duy và Anh về một chiều mưa
của Duy Khánh - Anh Thy. Trước đó chị đã có dịp theo học nhạc một thời
gian ngắn với nhạc sĩ Mạnh Đạt, cho đến khi tương đối tạo được tên tuổi
thì còn nhận được sự dìu dắt của những nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Hậu
và Lan Đài.
Hai bài hát khiến khán giả chú ý tới Ngọc Minh là Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng - Vĩnh Phúc) và Nụ cười sơn cước
(Tô Hải). Từ khi Đài truyền hình Sài Gòn bắt đầu hoạt động, Ngọc Minh
đã góp mặt trong nhiều chương trình ca nhạc của ban Hương Thời Gian, Lan
Đài, Hoa Thời Đại. Với gương mặt ăn ảnh, Ngọc Minh cũng xuất hiện trong
nhiều vở kịch của một số ban và tham gia diễn xuất trong một số bộ
phim. Tuy nhiên Ngọc Minh đã xác định ca hát vẫn là con đường chính
trong cuộc đời nghệ thuật của mình.
Lê Văn Nghĩa
MM chuyển