Hình Ảnh & Sự Kiện
Phóng viên ảnh - mồ hôi và máu đằng sau những vinh quang
Để đem tới những hình ảnh chân thực nhất về những gì đang diễn ra xung quanh tinh cầu này, có những người phải hy sinh chính sự an toàn của bản thân, đôi khi là cả mạng sống. Họ là các phóng viên ảnh.
"Một bức ảnh bằng trăm nghìn lời nói", hình như ai cũng từng nghe qua câu này.
Máy ảnh ban đầu được sinh ra với sứ mệnh lưu lại khoảnh khắc trong cuộc sống, khi mà giấy bút, hay tranh vẽ không còn khả năng đáp ứng nổi nhu cầu lưu giữ ký ức của con người nữa. Khi ấy, từng cọng hoa, khóm cỏ, hay những nụ cười, giọt nước mắt đầu tiên của con người, đã được ghi lại để trường tồn với thời gian .
Cũng từ ấy, lần đầu tiên người ta biết vẻ đẹp của từng khoảnh khắc, những hình ảnh mà bằng mắt thường và sự vô tình của thời gian, không phải ai cũng có thể chiêm ngưỡng được.
Năm 1899 đánh dấu một bước ngoặt của ngành nhiếp ảnh, là năm mà những bức ảnh lần đầu đặt chân tới ngành truyền thông in ấn, rồi nhanh chóng phát huy sức mạnh của mình, trở thành một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy bậc nhất.
Và rồi, nghề phóng viên ảnh trở thành một nhánh của nhiếp ảnh có tầm ảnh hưởng quan trọng đến truyền thông nói riêng, và xã hội nói chung. Sở hữu một chiếc máy ảnh trong tay có nghĩa là bạn đang nắm trong tay quyền lực mang đến sự thật, thứ quyền lực này trở nên đen tối, hay chính nghĩa, phụ thuộc tất cả vào cá nhân người cầm máy ảnh.
Nắm được thứ quyền lực quá lớn ấy trong tay, người sở hữu cũng phải trả giá lớn tương đương. Như ở trường hợp các phóng viên ảnh, đó là sự an toàn của bản thân, đôi khi còn là cả tính mạng.
"Tiếng súng nổ, ít nhất là 8 phát, vang vọng cả khu triển lãm nghệ thuật. Địa ngục là đây. Những con người gào thét, núp phía sau những cái cột, phía dưới những chiếc bàn và nằm rạp dưới sàn. Tôi cũng sợ hãi, cũng rối trí lắm, nhưng cuối cùng tôi thấy mình đằng sau một bức tường và làm công việc của mình: chụp ảnh".
Đó là những gì mà nhiếp ảnh gia Burhan Ozbilici chia sẻ về trải nghiệm cận kề cái chết của mình, khi anh, chẳng biết nên nói là may mắn hay xui xẻo, là người duy nhất chụp được tấm hình Đại sứ Nga bị ám sát, bên cạnh tay súng đang trong tình trạng tâm trí hoảng loạn.
Và Ozbilici nói gì, khi trước mặt ông là cánh cửa dẫn đến cái chết mà chỉ sơ sẩy một chút thôi, không may trượt khỏi bức tường đang che chắn ấy, cánh cửa địa ngục sẽ bật mở ra nuốt trọn ông vào.
Tôi đang ở đây. Kể cả nếu tôi có bị bắn, bị thương, hoặc thậm chí là chết, thì tôi vẫn là một nhà báo. Tôi phải làm công việc của mình. Tôi có thể vụt chạy đi, chẳng cần tấm ảnh nào hết, nhưng tôi sẽ chẳng thể có một câu trả lời xác đáng nếu người ta hỏi mình Tại sao anh lại "không chụp ảnh lại?", Ozbilici chia sẻ.
Burhan Ozbilici thực sự rất may mắn. Toàn vẹn trở về mang đến sự thật, Ozbilici đã hoàn thành nghĩa vụ của một người cầm máy ảnh đưa tin. Nhưng không phải ai cũng may mắn được như ông, khi mà nghề nhà báo đã luôn liệt vào danh sách những nghề nguy hiểm nhất trên thế giới.
Theo thống kê, từ năm 1992 đến thời điểm hiện tại, đã có 1.226 phóng viên hy sinh khi tác nghiệp. Người gần nhất được biết mới qua đời là Mohammad Nasir Mudasir, vào ngày 15/12 vừa rồi, tại Afghanistan. Đây chỉ mới là số liệu được công bố chính thức, những số liệu ở bề nổi của tảng băng trôi, còn số lượng phóng viên mất tích, không có thông tin có lẽ còn nhiều nữa.
Nói ra để biết là khi làm cái nghề này, mỗi ngày khi mở mắt thức dậy trong một chuyến tác nghiệp, người ta sẽ thầm cảm ơn rằng mình vẫn còn ở trên Trái Đất này, để tiếp tục sứ mệnh truy bắt sự thật của chính mình.
Theo lời kể của những phóng viên ảnh, chỉ 5% công việc họ làm nằm ở việc bấm máy, chụp lại những tấm ảnh. Phần lớn khó khăn của công việc nằm ở 95% còn lại, chính là nằm ở việc chạy đôn chạy đáo từ nơi này sang nơi nọ ngay khi nhận được nguồn tin hay biết có sự việc nào đó đang xảy ra, vận dụng mọi sự tinh tế của mình để đọc vị ngôn ngữ cơ thể của người khác, để vượt qua những kẻ đang cố ngăn chặn họ chụp lại sự thật.
Và ở 95% ấy, nhiều người không đủ may mắn để được bấm máy, hay bấm được máy, thì lại chẳng thể trở về.
Lĩnh vực mà các phóng viên ảnh hoạt động thì rất phong phú. Từ xung đột trong nước, tội phạm, sự kiện quốc tế cho đến khủng hoảng nhân quyền, môi trường, kinh tế, chính trị. Trong đó, chính trị, chiến tranh là hai lĩnh vực có nhiều phóng viên phải hy sinh tính mạng nhất, chỉ để đưa đến nhân loại sự thật về những gì đang diễn ra.
"Trước đây, người ta chỉ lo khi tác nghiệp sẽ vô tình trúng bom rơi đạn lạc, đó gần như là những nỗi lo duy nhất. Nhưng giờ đây còn là bị bắt cóc nữa, còn đáng sợ hơn cả hai nỗi lo kia, bởi một khi bị bắt cóc, gần như chắc chắn sẽ chết", Eddie Mulholland, phó chủ tịch của Hiệp hội báo chí Anh Quốc chia sẻ về nguy hiểm khi dấn thân vào nghề báo.
Trên CPJ, trang web của tổ chức kêu gọi bảo vệ phóng viên báo chí thống kê rằng hiện có 251 phóng viên các nước đang bị giam giữ tại Syria, nơi đang xảy ra cuộc nội chiến kinh khủng nhất nơi Trung Đông, cũng là tâm điểm chú ý về các vấn đề nhân quyền, trật tự an toàn hiện nay của cả thế giới. Trong tháng 5 vừa rồi, may mắn đã có 3 phóng viên, nhà báo người Tây Ban Nha được trở về nước sau một khoảng thời gian bị giam giữ tại Syria kể từ tháng 7/2015. Còn số phận của hàng trăm phóng viên, nhà báo khác, vẫn đang được đặt dấu hỏi lớn.
Nghề báo chính là khởi đầu của ước mơ chính nghĩa của những người trẻ, nhưng cũng chính là kết thúc cho hàng nghìn giấc mơ trẻ ấy. Camille Lepage là một trong những nhà báo trẻ khép lại tuổi thanh xuân cũng vì nghề báo mà cô chọn lựa.
Nữ phóng viên người Pháp sinh năm 1988 được các đồng nghiệp trong giới đánh giá là một cô gái tài năng, là hình mẫu cho tuổi trẻ can đảm, anh dũng, can trường, dám ước mơ và theo đuổi ước mơ ấy. Năm 2014, cô tới Nam Sudan, cộng hòa Trung Phi, một trong những khu vực loạn lạc nhất Châu Phi bấy giờ. Mục đích của Camille chỉ có một, đó là đem lại những hình ảnh chân thực nhất về tình hình bạo lực đang diễn ra bấy giờ ở quốc gia này, đồng thời lên tiếng hộ người dân, kêu gọi sự quan tâm của quốc tế, mưu cầu một sự bình yên đến người dân khu vực Nam Sudan.
Vậy mà một thời gian sau, người ta tìm thấy xác của cô gái 26 tuổi bên trong một chiếc xe hơi ở ngôi làng gần thị trấn Bouar nằm phía tây Cộng hòa Trung Phi, nơi đang xảy ra xung đột tôn giáo giữa người Hồi Giáo và người Thiên Chúa Giáo. Người ta không biết liệu có phải Camille bị bắt cóc rồi giết hại, hay cô trúng đạn lạc khi giao tranh xảy ra. Người ta chỉ chắc chắn một điều, rằng một phóng viên trẻ tiềm năng và nhiệt huyết đã ra đi, mang theo bao hoài bão, khát vọng công lý về cõi hư vô.
Thật buồn vì Camille Lepage đã chết chỉ vì những bức ảnh mà gần như chẳng ai có hứng thú với chúng cả. Người ta không quan tâm đến nơi nghèo như Trung Phi, cũng không quan tâm đến chiến sự nơi ấy thế nào, dân khổ ra sao. Khi một vấn đề bất ổn xảy ra quá lâu, quá thường xuyên tại một nơi nào đó, người ta bắt đầu coi đó là điều bình thường, ở chính nơi ấy. Trừ những người trẻ nhiệt huyết mang trái tim tràn đầy công lý như Camille, và cả những phóng viên can trường trên thế giới.
Thông tin thì vẫn cứ là thứ mà con người cần phải có mỗi ngày. Mà không phải ngồi một chỗ là người ta có được thông tin. Phải có những nhà báo, phóng viên, ngày đêm đem tính mạng ra đánh đổi, mà chẳng đòi hỏi được ghi công, dấn thân vào ổ quỷ để đem về vài hình ảnh, mẩu tin cho thế giới này.
"Người ta hỏi tôi tại sao tôi cứ mạo hiểm tính mạng mình để làm cái nghề này. Chúng tôi mạo hiểm bởi vì chúng tôi muốn phơi bày nhhững gì đang diễn ra trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách đến đây, chúng tôi sẽ mang tới sự thật và cầu mong cho các thay đổi tích cực", Tyler Hick viết trên tờ New York Times.
( Kenh 14 )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Phóng viên ảnh - mồ hôi và máu đằng sau những vinh quang
Để đem tới những hình ảnh chân thực nhất về những gì đang diễn ra xung quanh tinh cầu này, có những người phải hy sinh chính sự an toàn của bản thân, đôi khi là cả mạng sống. Họ là các phóng viên ảnh.
"Một bức ảnh bằng trăm nghìn lời nói", hình như ai cũng từng nghe qua câu này.
Máy ảnh ban đầu được sinh ra với sứ mệnh lưu lại khoảnh khắc trong cuộc sống, khi mà giấy bút, hay tranh vẽ không còn khả năng đáp ứng nổi nhu cầu lưu giữ ký ức của con người nữa. Khi ấy, từng cọng hoa, khóm cỏ, hay những nụ cười, giọt nước mắt đầu tiên của con người, đã được ghi lại để trường tồn với thời gian .
Cũng từ ấy, lần đầu tiên người ta biết vẻ đẹp của từng khoảnh khắc, những hình ảnh mà bằng mắt thường và sự vô tình của thời gian, không phải ai cũng có thể chiêm ngưỡng được.
Năm 1899 đánh dấu một bước ngoặt của ngành nhiếp ảnh, là năm mà những bức ảnh lần đầu đặt chân tới ngành truyền thông in ấn, rồi nhanh chóng phát huy sức mạnh của mình, trở thành một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy bậc nhất.
Và rồi, nghề phóng viên ảnh trở thành một nhánh của nhiếp ảnh có tầm ảnh hưởng quan trọng đến truyền thông nói riêng, và xã hội nói chung. Sở hữu một chiếc máy ảnh trong tay có nghĩa là bạn đang nắm trong tay quyền lực mang đến sự thật, thứ quyền lực này trở nên đen tối, hay chính nghĩa, phụ thuộc tất cả vào cá nhân người cầm máy ảnh.
Nắm được thứ quyền lực quá lớn ấy trong tay, người sở hữu cũng phải trả giá lớn tương đương. Như ở trường hợp các phóng viên ảnh, đó là sự an toàn của bản thân, đôi khi còn là cả tính mạng.
"Tiếng súng nổ, ít nhất là 8 phát, vang vọng cả khu triển lãm nghệ thuật. Địa ngục là đây. Những con người gào thét, núp phía sau những cái cột, phía dưới những chiếc bàn và nằm rạp dưới sàn. Tôi cũng sợ hãi, cũng rối trí lắm, nhưng cuối cùng tôi thấy mình đằng sau một bức tường và làm công việc của mình: chụp ảnh".
Đó là những gì mà nhiếp ảnh gia Burhan Ozbilici chia sẻ về trải nghiệm cận kề cái chết của mình, khi anh, chẳng biết nên nói là may mắn hay xui xẻo, là người duy nhất chụp được tấm hình Đại sứ Nga bị ám sát, bên cạnh tay súng đang trong tình trạng tâm trí hoảng loạn.
Và Ozbilici nói gì, khi trước mặt ông là cánh cửa dẫn đến cái chết mà chỉ sơ sẩy một chút thôi, không may trượt khỏi bức tường đang che chắn ấy, cánh cửa địa ngục sẽ bật mở ra nuốt trọn ông vào.
Tôi đang ở đây. Kể cả nếu tôi có bị bắn, bị thương, hoặc thậm chí là chết, thì tôi vẫn là một nhà báo. Tôi phải làm công việc của mình. Tôi có thể vụt chạy đi, chẳng cần tấm ảnh nào hết, nhưng tôi sẽ chẳng thể có một câu trả lời xác đáng nếu người ta hỏi mình Tại sao anh lại "không chụp ảnh lại?", Ozbilici chia sẻ.
Burhan Ozbilici thực sự rất may mắn. Toàn vẹn trở về mang đến sự thật, Ozbilici đã hoàn thành nghĩa vụ của một người cầm máy ảnh đưa tin. Nhưng không phải ai cũng may mắn được như ông, khi mà nghề nhà báo đã luôn liệt vào danh sách những nghề nguy hiểm nhất trên thế giới.
Theo thống kê, từ năm 1992 đến thời điểm hiện tại, đã có 1.226 phóng viên hy sinh khi tác nghiệp. Người gần nhất được biết mới qua đời là Mohammad Nasir Mudasir, vào ngày 15/12 vừa rồi, tại Afghanistan. Đây chỉ mới là số liệu được công bố chính thức, những số liệu ở bề nổi của tảng băng trôi, còn số lượng phóng viên mất tích, không có thông tin có lẽ còn nhiều nữa.
Nói ra để biết là khi làm cái nghề này, mỗi ngày khi mở mắt thức dậy trong một chuyến tác nghiệp, người ta sẽ thầm cảm ơn rằng mình vẫn còn ở trên Trái Đất này, để tiếp tục sứ mệnh truy bắt sự thật của chính mình.
Theo lời kể của những phóng viên ảnh, chỉ 5% công việc họ làm nằm ở việc bấm máy, chụp lại những tấm ảnh. Phần lớn khó khăn của công việc nằm ở 95% còn lại, chính là nằm ở việc chạy đôn chạy đáo từ nơi này sang nơi nọ ngay khi nhận được nguồn tin hay biết có sự việc nào đó đang xảy ra, vận dụng mọi sự tinh tế của mình để đọc vị ngôn ngữ cơ thể của người khác, để vượt qua những kẻ đang cố ngăn chặn họ chụp lại sự thật.
Và ở 95% ấy, nhiều người không đủ may mắn để được bấm máy, hay bấm được máy, thì lại chẳng thể trở về.
Lĩnh vực mà các phóng viên ảnh hoạt động thì rất phong phú. Từ xung đột trong nước, tội phạm, sự kiện quốc tế cho đến khủng hoảng nhân quyền, môi trường, kinh tế, chính trị. Trong đó, chính trị, chiến tranh là hai lĩnh vực có nhiều phóng viên phải hy sinh tính mạng nhất, chỉ để đưa đến nhân loại sự thật về những gì đang diễn ra.
"Trước đây, người ta chỉ lo khi tác nghiệp sẽ vô tình trúng bom rơi đạn lạc, đó gần như là những nỗi lo duy nhất. Nhưng giờ đây còn là bị bắt cóc nữa, còn đáng sợ hơn cả hai nỗi lo kia, bởi một khi bị bắt cóc, gần như chắc chắn sẽ chết", Eddie Mulholland, phó chủ tịch của Hiệp hội báo chí Anh Quốc chia sẻ về nguy hiểm khi dấn thân vào nghề báo.
Trên CPJ, trang web của tổ chức kêu gọi bảo vệ phóng viên báo chí thống kê rằng hiện có 251 phóng viên các nước đang bị giam giữ tại Syria, nơi đang xảy ra cuộc nội chiến kinh khủng nhất nơi Trung Đông, cũng là tâm điểm chú ý về các vấn đề nhân quyền, trật tự an toàn hiện nay của cả thế giới. Trong tháng 5 vừa rồi, may mắn đã có 3 phóng viên, nhà báo người Tây Ban Nha được trở về nước sau một khoảng thời gian bị giam giữ tại Syria kể từ tháng 7/2015. Còn số phận của hàng trăm phóng viên, nhà báo khác, vẫn đang được đặt dấu hỏi lớn.
Nghề báo chính là khởi đầu của ước mơ chính nghĩa của những người trẻ, nhưng cũng chính là kết thúc cho hàng nghìn giấc mơ trẻ ấy. Camille Lepage là một trong những nhà báo trẻ khép lại tuổi thanh xuân cũng vì nghề báo mà cô chọn lựa.
Nữ phóng viên người Pháp sinh năm 1988 được các đồng nghiệp trong giới đánh giá là một cô gái tài năng, là hình mẫu cho tuổi trẻ can đảm, anh dũng, can trường, dám ước mơ và theo đuổi ước mơ ấy. Năm 2014, cô tới Nam Sudan, cộng hòa Trung Phi, một trong những khu vực loạn lạc nhất Châu Phi bấy giờ. Mục đích của Camille chỉ có một, đó là đem lại những hình ảnh chân thực nhất về tình hình bạo lực đang diễn ra bấy giờ ở quốc gia này, đồng thời lên tiếng hộ người dân, kêu gọi sự quan tâm của quốc tế, mưu cầu một sự bình yên đến người dân khu vực Nam Sudan.
Vậy mà một thời gian sau, người ta tìm thấy xác của cô gái 26 tuổi bên trong một chiếc xe hơi ở ngôi làng gần thị trấn Bouar nằm phía tây Cộng hòa Trung Phi, nơi đang xảy ra xung đột tôn giáo giữa người Hồi Giáo và người Thiên Chúa Giáo. Người ta không biết liệu có phải Camille bị bắt cóc rồi giết hại, hay cô trúng đạn lạc khi giao tranh xảy ra. Người ta chỉ chắc chắn một điều, rằng một phóng viên trẻ tiềm năng và nhiệt huyết đã ra đi, mang theo bao hoài bão, khát vọng công lý về cõi hư vô.
Thật buồn vì Camille Lepage đã chết chỉ vì những bức ảnh mà gần như chẳng ai có hứng thú với chúng cả. Người ta không quan tâm đến nơi nghèo như Trung Phi, cũng không quan tâm đến chiến sự nơi ấy thế nào, dân khổ ra sao. Khi một vấn đề bất ổn xảy ra quá lâu, quá thường xuyên tại một nơi nào đó, người ta bắt đầu coi đó là điều bình thường, ở chính nơi ấy. Trừ những người trẻ nhiệt huyết mang trái tim tràn đầy công lý như Camille, và cả những phóng viên can trường trên thế giới.
Thông tin thì vẫn cứ là thứ mà con người cần phải có mỗi ngày. Mà không phải ngồi một chỗ là người ta có được thông tin. Phải có những nhà báo, phóng viên, ngày đêm đem tính mạng ra đánh đổi, mà chẳng đòi hỏi được ghi công, dấn thân vào ổ quỷ để đem về vài hình ảnh, mẩu tin cho thế giới này.
"Người ta hỏi tôi tại sao tôi cứ mạo hiểm tính mạng mình để làm cái nghề này. Chúng tôi mạo hiểm bởi vì chúng tôi muốn phơi bày nhhững gì đang diễn ra trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách đến đây, chúng tôi sẽ mang tới sự thật và cầu mong cho các thay đổi tích cực", Tyler Hick viết trên tờ New York Times.
( Kenh 14 )