Kinh Đời
Phụ nữ Nhật và bài toán việc làm - Mariko Oi
Mẹ tôi chỉ ở nhà nội trợ, bà tôi cũng thế. Tôi cũng không có mấy bạn bè có mẹ đi làm. Đây là lựa chọn đương nhiên.
Giờ đã lên chức mẹ, tôi nhận ra rằng làm mẹ thật vất vả hơn nhiều so với những gì tôi hình dung. Nhưng khi còn ở tuổi thiếu niên, ý tưởng ở nhà dọn dẹp, chăm một hai đứa con để chồng đi làm chăm chỉ nghe như câu chuyện cổ tích.
Tôi cũng không phải người duy nhất muốn theo đuổi điều mà ở Nhật vẫn được gọi là “công việc cả đời”, và rất nhiều bạn tôi đã trở thành các bà nội trợ.
Chúng tôi đã ở nửa đầu lứa tuổi 30, và tôi trông đợi thế hệ trẻ hơn sẽ khác đi. Thế nên tôi rất ngạc nhiên khi thấy kết quả khảo sát mới đây – do công ty quảng cáo và quan hệ công chúng Hakuhodo của Nhật thực hiện – cho thấy hơn một phần ba số phụ nữ độc thân ở Nhật, độ tuổi 20, vẫn muốn làm nội trợ.
'Quốc gia nội trợ'
Ngạc nhiên hơn, số phụ nữ kết hôn ở độ tuổi 20 cho rằng phụ nữ nên ở nhà và tập trung làm việc nhà tăng từ 35.7% năm 2003 lên tới 41.6% trong năm 2013, theo Khảo sát Quốc gia về Gia đình của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Hai phần ba trong số họ cho rằng các bà mẹ không nên quay lại làm việc cho tới khi con lên ba tuổi, và cũng chừng đó tỉ lệ phụ nữ từ bỏ công việc sau khi sinh con đầu lòng.
“Nhật Bản là quốc gia của các bà nội trợ,” phóng viên và giảng viên Touko Shirakawa, chuyên viết về phụ nữ, nói. “Chắc chắn là ngày nay chúng ta có nhiều phụ nữ đi làm hơn trước nhưng đây vẫn chưa trở thành thông lệ.”
Chính phủ muốn thay đổi điều này.
Nằm trong một phần chính sách kinh tế được gọi là Abenomics [chính sách kinh tế của ông Abe], nỗ lực giúp sao cho phụ nữ có thể quay trở lại làm việc dễ dàng hơn sau khi sinh con. Chẳng hạn như, chính sách này đang cố gắng giải quyết việc thiếu các cơ sở chăm sóc trẻ em, dù chậm chạp.
Sagawa Express là công ty chuyển phát hàng vẫn thuê đa số phụ nữ làm người đưa hàng.
Ngành dịch vụ vốn do đàn ông chiếm ưu thế và thường có giờ làm việc kéo dài, nhưng công ty này đã bắt đầu cho phép phụ nữ làm việc bán thời gian và có giờ làm việc linh hoạt để dễ tổ chức cuộc sống hơn.
“Chúng tôi có nhiều yêu cầu chuyển hàng tới nhà riêng hơn nhờ mua hàng qua mạng, cũng có nghĩa là người chuyển hàng của chúng tôi không phải mang vác đồ quá nặng,” Shozo Hayashi giải thích. “Các nữ khách hàng của chúng tôi cũng yên tâm hơn nếu một phụ nữ chuyển hàng tới, nên dịch vụ này rất phổ biến.”
Nhưng những người làm bán thời gian chỉ kiếm được chưa tới 1 triệu Yen mỗi năm (khoảng 8.274 USD), có nghĩa là dưới con mắt của sở thuế, họ vẫn bị liệt vào dạng phụ thuộc vào chồng và không cần đóng thuế thu nhập.
Trong khi ngày càng nhiều gia đình có thu nhập từ cả hai người thay vì chỉ một, đa số các bà vợ làm việc bán thời gian.
Tìm kiếm cân bằng
Chính phủ Nhật muốn khuyến khích phụ nữ đi làm toàn thời gian. Nhưng những người mẹ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp vẫn còn rất ít và xa vời.
“Những phụ nữ không muốn bỏ việc thường có xu hướng không muốn kết hôn, hoặc muốn trì hoãn kết hôn,” theo cô Shirakawa, dạy ở trường đại học dành riêng cho nữ giới.
Và ở hầu hết các gia đình người Nhật, công việc nhà vẫn được đặt lên đôi vai người phụ nữ. Khảo sát Quốc gia về Gia đình cho thấy gần một nửa (46%) các ông chồng chỉ làm chưa tới 10% việc nhà ngay cả khi vợ họ làm việc toàn thời gian.
Nếu có thêm nhiều phụ nữ chọn cách không lấy chồng hay sinh con để có thể tập trung vào sự nghiệp, thì Nhật Bản sẽ gặp phải vấn đề về nhân khẩu học. Dân số Nhật Bản bắt đầu giảm hàng năm kể từ bốn năm qua.
Năm ngoái, đất nước này chỉ có hơn một triệu trẻ sơ sinh, và đây là mức thấp kỷ lục.
Vậy liệu Nhật Bản có đạt được mục tiêu đầy tham vọng do Thủ tướng Shinzo Abe đề ra: tăng gần gấp ba lần số nữ quản lý lên 30% từ nay tới năm 2020?
Bình đẳng cơ hội việc làm
- Có hiệu lực ở Nhật Bản từ 04/1986
- Cấm phân biệt giới tính ở các lĩnh vực như tuyển dụng, thăng chức, đào tạo và phân công công việc
Satoko Ubukata phụ trách đơn vị quảng cáo của Toray Industries, chuyên về hóa học, và bà nói không mấy khi bị đối xử phân biệt giới tính trong quá trình thăng tiến nghề nghiệp.
“Tôi tốt nghiệp đại học năm 1986 khi Luật Bình đẳng Cơ hội Việc làm vừa được thông qua, nên có 77 nữ nhân viên được tuyển vào Toray lúc đó,” cô nói.
“13 người trong số họ vẫn đang làm việc cho hãng, trong đó chín người ở vị trí quản lý.”
Ở Toray Industries, 4.2% vị trí quản lý do phụ nữ nắm giữ, trong đó tỉ lệ cao nhất ở ngành công nghiệp hóa học.
“So sánh số liệu có thể cũng tốt, nhưng cá nhân tôi không cho rằng đặt ra một mục tiêu cụ thể nào đó là ý hay,” bà Ubukata nói.
“Phụ nữ không nên được hưởng đặc cách để có thể lên chức, nhưng hình như ở Nhật Bản, người ta cần chính phủ phải đặt ra mục tiêu để các công ty thực hiện.”
Khi Ubukata mới vào Toray, rót trà và thay gạt tàn là công việc của các nữ nhân viên.
“Chúng tôi tưởng đó là việc chúng tôi phải làm nên không nghĩ ngợi nhiều lắm,” bà kể, và thói quen này mất dần vào cuối những năm 90.
“Tôi không nghĩ là do các nhân viên nữ phản đối, nhưng thái độ xã hội bắt đầu thay đổi nên việc công ty ngừng việc đó cũng tự nhiên thôi.”
Thay đổi quan niệm?
Mặc dù chính quyền nỗ lực khuyến khích phụ nữ tham gia lại vào lực lượng lao động, bà Ubukata cho rằng vấn đề của Nhật cơ bản hơn thế.
“Không quan trọng giới tính, tìm việc toàn thời gian sau thời gian nghỉ dài vẫn luôn rất khó khăn, và việc phụ nữ rời thế giới công sở vài năm để nuôi con hay chăm sóc người già ngày càng phổ biến,” bà nói.
Chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra các trung tâm việc làm đặc biệt dành cho phụ nữ nuôi con nhỏ. Nhưng khi tôi tới thăm một trung tâm ở Osaka, thái độ xã hội ở đây vẫn còn là trở ngại lớn.
“Tôi hiểu vì sao, do tôi làm mẹ nên tôi không thể làm nhiều giờ. Nếu tôi đứng ở phía bên kia, tôi cũng có thể sẽ tuyển chọn một người không có con,” bà nói.
Tôi thấy đã làm trọn phần mình khi sinh con và cố gắng cân bằng việc làm mẹ với công việc toàn thời gian là phóng viên. Nhưng nếu tôi đang làm việc cho một công ty Nhật Bản và nếu tôi lấy một người đàn ông Nhật, có lẽ sẽ khó khăn hơn nhiều.
“Chính quyền muốn tôi sinh con, nuôi con đầy đủ và làm việc toàn thời gian? Họ định giết tôi à?” Touko Shirakawa nghe mấy nữ sinh viên nói chuyện.
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Phụ nữ Nhật và bài toán việc làm - Mariko Oi
Mẹ tôi chỉ ở nhà nội trợ, bà tôi cũng thế. Tôi cũng không có mấy bạn bè có mẹ đi làm. Đây là lựa chọn đương nhiên.
Giờ đã lên chức mẹ, tôi nhận ra rằng làm mẹ thật vất vả hơn nhiều so với những gì tôi hình dung. Nhưng khi còn ở tuổi thiếu niên, ý tưởng ở nhà dọn dẹp, chăm một hai đứa con để chồng đi làm chăm chỉ nghe như câu chuyện cổ tích.
Tôi cũng không phải người duy nhất muốn theo đuổi điều mà ở Nhật vẫn được gọi là “công việc cả đời”, và rất nhiều bạn tôi đã trở thành các bà nội trợ.
Chúng tôi đã ở nửa đầu lứa tuổi 30, và tôi trông đợi thế hệ trẻ hơn sẽ khác đi. Thế nên tôi rất ngạc nhiên khi thấy kết quả khảo sát mới đây – do công ty quảng cáo và quan hệ công chúng Hakuhodo của Nhật thực hiện – cho thấy hơn một phần ba số phụ nữ độc thân ở Nhật, độ tuổi 20, vẫn muốn làm nội trợ.
'Quốc gia nội trợ'
Ngạc nhiên hơn, số phụ nữ kết hôn ở độ tuổi 20 cho rằng phụ nữ nên ở nhà và tập trung làm việc nhà tăng từ 35.7% năm 2003 lên tới 41.6% trong năm 2013, theo Khảo sát Quốc gia về Gia đình của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Hai phần ba trong số họ cho rằng các bà mẹ không nên quay lại làm việc cho tới khi con lên ba tuổi, và cũng chừng đó tỉ lệ phụ nữ từ bỏ công việc sau khi sinh con đầu lòng.
“Nhật Bản là quốc gia của các bà nội trợ,” phóng viên và giảng viên Touko Shirakawa, chuyên viết về phụ nữ, nói. “Chắc chắn là ngày nay chúng ta có nhiều phụ nữ đi làm hơn trước nhưng đây vẫn chưa trở thành thông lệ.”
Chính phủ muốn thay đổi điều này.
Nằm trong một phần chính sách kinh tế được gọi là Abenomics [chính sách kinh tế của ông Abe], nỗ lực giúp sao cho phụ nữ có thể quay trở lại làm việc dễ dàng hơn sau khi sinh con. Chẳng hạn như, chính sách này đang cố gắng giải quyết việc thiếu các cơ sở chăm sóc trẻ em, dù chậm chạp.
Sagawa Express là công ty chuyển phát hàng vẫn thuê đa số phụ nữ làm người đưa hàng.
Ngành dịch vụ vốn do đàn ông chiếm ưu thế và thường có giờ làm việc kéo dài, nhưng công ty này đã bắt đầu cho phép phụ nữ làm việc bán thời gian và có giờ làm việc linh hoạt để dễ tổ chức cuộc sống hơn.
“Chúng tôi có nhiều yêu cầu chuyển hàng tới nhà riêng hơn nhờ mua hàng qua mạng, cũng có nghĩa là người chuyển hàng của chúng tôi không phải mang vác đồ quá nặng,” Shozo Hayashi giải thích. “Các nữ khách hàng của chúng tôi cũng yên tâm hơn nếu một phụ nữ chuyển hàng tới, nên dịch vụ này rất phổ biến.”
Nhưng những người làm bán thời gian chỉ kiếm được chưa tới 1 triệu Yen mỗi năm (khoảng 8.274 USD), có nghĩa là dưới con mắt của sở thuế, họ vẫn bị liệt vào dạng phụ thuộc vào chồng và không cần đóng thuế thu nhập.
Trong khi ngày càng nhiều gia đình có thu nhập từ cả hai người thay vì chỉ một, đa số các bà vợ làm việc bán thời gian.
Tìm kiếm cân bằng
Chính phủ Nhật muốn khuyến khích phụ nữ đi làm toàn thời gian. Nhưng những người mẹ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp vẫn còn rất ít và xa vời.
“Những phụ nữ không muốn bỏ việc thường có xu hướng không muốn kết hôn, hoặc muốn trì hoãn kết hôn,” theo cô Shirakawa, dạy ở trường đại học dành riêng cho nữ giới.
Và ở hầu hết các gia đình người Nhật, công việc nhà vẫn được đặt lên đôi vai người phụ nữ. Khảo sát Quốc gia về Gia đình cho thấy gần một nửa (46%) các ông chồng chỉ làm chưa tới 10% việc nhà ngay cả khi vợ họ làm việc toàn thời gian.
Nếu có thêm nhiều phụ nữ chọn cách không lấy chồng hay sinh con để có thể tập trung vào sự nghiệp, thì Nhật Bản sẽ gặp phải vấn đề về nhân khẩu học. Dân số Nhật Bản bắt đầu giảm hàng năm kể từ bốn năm qua.
Năm ngoái, đất nước này chỉ có hơn một triệu trẻ sơ sinh, và đây là mức thấp kỷ lục.
Vậy liệu Nhật Bản có đạt được mục tiêu đầy tham vọng do Thủ tướng Shinzo Abe đề ra: tăng gần gấp ba lần số nữ quản lý lên 30% từ nay tới năm 2020?
Bình đẳng cơ hội việc làm
- Có hiệu lực ở Nhật Bản từ 04/1986
- Cấm phân biệt giới tính ở các lĩnh vực như tuyển dụng, thăng chức, đào tạo và phân công công việc
Satoko Ubukata phụ trách đơn vị quảng cáo của Toray Industries, chuyên về hóa học, và bà nói không mấy khi bị đối xử phân biệt giới tính trong quá trình thăng tiến nghề nghiệp.
“Tôi tốt nghiệp đại học năm 1986 khi Luật Bình đẳng Cơ hội Việc làm vừa được thông qua, nên có 77 nữ nhân viên được tuyển vào Toray lúc đó,” cô nói.
“13 người trong số họ vẫn đang làm việc cho hãng, trong đó chín người ở vị trí quản lý.”
Ở Toray Industries, 4.2% vị trí quản lý do phụ nữ nắm giữ, trong đó tỉ lệ cao nhất ở ngành công nghiệp hóa học.
“So sánh số liệu có thể cũng tốt, nhưng cá nhân tôi không cho rằng đặt ra một mục tiêu cụ thể nào đó là ý hay,” bà Ubukata nói.
“Phụ nữ không nên được hưởng đặc cách để có thể lên chức, nhưng hình như ở Nhật Bản, người ta cần chính phủ phải đặt ra mục tiêu để các công ty thực hiện.”
Khi Ubukata mới vào Toray, rót trà và thay gạt tàn là công việc của các nữ nhân viên.
“Chúng tôi tưởng đó là việc chúng tôi phải làm nên không nghĩ ngợi nhiều lắm,” bà kể, và thói quen này mất dần vào cuối những năm 90.
“Tôi không nghĩ là do các nhân viên nữ phản đối, nhưng thái độ xã hội bắt đầu thay đổi nên việc công ty ngừng việc đó cũng tự nhiên thôi.”
Thay đổi quan niệm?
Mặc dù chính quyền nỗ lực khuyến khích phụ nữ tham gia lại vào lực lượng lao động, bà Ubukata cho rằng vấn đề của Nhật cơ bản hơn thế.
“Không quan trọng giới tính, tìm việc toàn thời gian sau thời gian nghỉ dài vẫn luôn rất khó khăn, và việc phụ nữ rời thế giới công sở vài năm để nuôi con hay chăm sóc người già ngày càng phổ biến,” bà nói.
Chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra các trung tâm việc làm đặc biệt dành cho phụ nữ nuôi con nhỏ. Nhưng khi tôi tới thăm một trung tâm ở Osaka, thái độ xã hội ở đây vẫn còn là trở ngại lớn.
“Tôi hiểu vì sao, do tôi làm mẹ nên tôi không thể làm nhiều giờ. Nếu tôi đứng ở phía bên kia, tôi cũng có thể sẽ tuyển chọn một người không có con,” bà nói.
Tôi thấy đã làm trọn phần mình khi sinh con và cố gắng cân bằng việc làm mẹ với công việc toàn thời gian là phóng viên. Nhưng nếu tôi đang làm việc cho một công ty Nhật Bản và nếu tôi lấy một người đàn ông Nhật, có lẽ sẽ khó khăn hơn nhiều.
“Chính quyền muốn tôi sinh con, nuôi con đầy đủ và làm việc toàn thời gian? Họ định giết tôi à?” Touko Shirakawa nghe mấy nữ sinh viên nói chuyện.
BBC