Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Polei Kleng - Kiều Mỹ Duyên

Chỉ huy Tiểu Đoàn 62 là Đại Úy Bửu Chuyển, dáng người cao lớn, nước da trắng hồng. Một lần Tướng Lam Sơn đến thăm trại, gọi ông theo kiểu Huế: "Mệ Chuyển". Tiểu Đoàn Phó là Trung Úy Phan Thá

Sân bay dã chiến Polei Kleng tháng 9/1971
(ảnh Kuyagizmo)

Polei Kleng
Polei Kleng là tên của một ngọn đồi lớn nằm về phía Tây Bắc của thành phố Kontum khoảng 22 cây số. Chung quanh Polei Kleng có những đồi đại đội nòng cốt của tiểu đoàn do Thiếu Úy Kchong làm Đại Đội Trưởng. Thiếu Úy Kchong từ lực lượng Dân Sự Chiến Đấu do Hoa Kỳ thành lập và huấn luyện, sau chuyển qua Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng. Kchong mới 22 tuổi, anh là một sĩ quan can trường và hành quân rất giỏi.
Chỉ huy Tiểu Đoàn 62 là Đại Úy Bửu Chuyển, dáng người cao lớn, nước da trắng hồng. Một lần Tướng Lam Sơn đến thăm trại, gọi ông theo kiểu Huế: "Mệ Chuyển". Tiểu Đoàn Phó là Trung Úy Phan Thá, dáng người dong dỏng cao, rắn rỏi, đôi mắt linh động, và các sĩ quan khác của tiểu đoàn như Thiếu Úy Lê Văn Anh, Thiếu Úy Nguyễn Văn Tám... đều là những sĩ quan trẻ rất kiên cường.
Lệ Khánh được tổ chức như một làng nhỏ, có bệnh xá khám bệnh cho các gia đình Thượng ở chung quanh trại. Có trường học, thầy giáo là người Thượng. Có trại gia binh, không phải nhà, mà là những căn hầm như những công sự phòng thủ, nhưng rộng rãi cho vợ con của những quân nhân Thượng. Trại cũng có những vườn rau xanh, có câu lạc bộ nằm trên đồi rất thơ mộng, người trong trại gọi là câu lạc bộ Mây Trên Đồi.
Trong những ngày làm phóng sự chiến trường ở Cao Nguyên, hôm qua tôi xin tháp tùng theo một chuyến bay nào đó để nhảy xuống Lệ Khánh nhưng bị từ chối.
Lý do từ chối là vì sau khi bị đẩy lui trong một cuộc tấn công đẫm máu vào Lệ Khánh, Cộng quân nhất định muốn san bằng căn cứ này, nên mỗi ngày tiếp tục pháo vào từ 3 đến 4 ngàn quả đạn đủ loại. Bởi vậy, trực thăng khó có thể đáp xuống được.
Tôi xin thẳng với Trung Tướng Ngô Dzu, đương kim Tư Lệnh Quân Đoàn II, nhưng ông cũng từ chối và hứa đợi đến lúc nào tình hình khả quan hơn. Tôi cám ơn hảo ý của ông và trong lòng tự hứa, không đến được hôm nay, thì cũng sẽ đến một ngày nào đó để gặp và viết về những người chiến sĩ đã đánh những trận đánh để đời trong Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa.
Cộng quân đã pháo vào trại Lệ Khánh suốt tuần nay với hàng ngàn đạn 82 ly và hỏa tiễn 122 ly. Vào lúc 20 giờ 15 phút ngày 7 tháng 5, sau một đợt pháo dữ dội hơn những ngày vừa qua và kéo dài đến nửa đêm, liền sau đó Cộng quân đã ào ạt xung phong vào ba mặt: Đông, Đông Bắc và Đông Nam.

left align image
Ngay lúc trận chiến khởi đầu, Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân của Quân Khu II bay trực thăng vòng vòng trên trời, vừa để quan sát trận đánh vừa để khích lệ tinh thần binh sĩ. Sau khi liên lạc với Tướng Ngô Dzu, Đại Tá Đương gọi máy cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy Trưởng trại Lệ Khánh, đang chỉ huy trận đánh bên dưới:
- Tất cả Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đang theo dõi sự chiến đấu của anh em. Kể từ giờ phút này, anh đã được Quân Đoàn thăng cấp Thiếu Tá.
Suốt đêm đó, Tướng Dzu, Đại Tá Lê Quang Bình, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II và ông John Paul Vann, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II bay trực thăng trên căn cứ để quan sát những diễn biến của trận đánh.
Từ nửa đêm cho đến 6 giờ sáng, Cộng quân xung phong trên 10 lần, quyết tâm tràn ngập căn cứ này, nhưng cuối cùng phải rút lui, bỏ lại hơn 300 xác rải rác trên khắp các hàng rào phòng thủ. Đến 7 giờ sáng, Cộng quân dội tiếp vào một trận mưa pháo kéo dài hơn một tiếng đồng hồ để mở đầu cho đợt xung phong lần thứ hai. Lần này có 20 chiến xa T54 dẫn đầu tràn vào các công sự phòng thủ của những chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng đang anh dũng chống trả từ lúc nửa đêm đến giờ chưa một giây ngừng nghỉ.
Một toán 5 chiếc T54 tiến vào từ hướng Tây Bắc đã lọt vào bãi mìn chống chiến xa. Cuối cùng, đợt tấn công thứ hai này, Cộng quân cũng bị thiệt hại nặng nề nên phải rút lui. Và theo những tài liệu tịch thu được tại chiến trường, Cộng quân đã chọn Lệ Khánh để đánh chiếm làm quà kỷ niệm cho ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Bởi vậy một tuần trước đây, địch quân đã gia tăng áp lực chung quanh căn cứ này một cách rõ rệt.
Buổi chiều cùng ngày, lúc 18 giờ 20 phút, Trung Tướng Ngô Dzu bay trực thăng trên trại Lệ Khánh để "gắn lon" cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy Trưởng trại Lệ Khánh. Cặp lon Thiếu Tá mới toanh và hai chai rượu champagne được thả từ phi cơ xuống. Trung Úy Phan Thái Bình, Tiểu Đoàn Phó cùng 20 chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng khác cũng được thăng cấp và tưởng thưởng tại mặt trận.

Tôi nghĩ rằng trong lịch sử chiến tranh của nhiều quốc gia, chắc chưa bao giờ có một cảnh "gắn lon" độc đáo như vậy. Hai bông mai bạc từ trên trời rơi xuống, xuyên qua làn mưa pháo của địch quân, nở trên vai áo của người hùng biên trấn Tây Nguyên.
Ông John Paul Vann là cố vấn quân sự Hoa Kỳ của Quân Đoàn II. Ông mang cấp bậc Đại Tá, nhưng vì giữ chức vụ cố vấn bên cạnh Tư Lệnh Quân Đoàn, nên Bộ Quốc Phòng Mỹ cho ông giải ngũ để khỏi trở ngại về vấn đề cấp bậc. Ông Vann là một cố vấn quân sự có một vị thế và cuộc sống riêng tư rất đặc biệt. Người ta đồn rằng ông là bạn thân của Tổng Thống Nixon, có uy tín ngang hàng với Kissinger, cho nên ông là cố vấn quân sự có nhiều quyền hạn đặc biệt trong những quyết định về sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ.
Nhưng miền Nam Việt Nam và cả Hoa Kỳ nói nhiều đến ông, không phải vì chức vụ cố vấn, mà vì đời sống tình cảm riêng tư của ông nhiều hơn. Trong thời gian ở Cao Nguyên này, một người con gái má đỏ, môi hồng đã thay đổi cuộc đời của ông. Sóng gió của mối tình muộn và đầy ngang trái này đã âm hưởng mạnh mẽ tận Hoa Thịnh Đốn, vì ông là nhân vật quyền thế đương thời.

Và một ngày, giữa lúc Cao Nguyên khói lửa ngút trời, ông Vann đã nói lên tâm sự của mình, sự thổ lộ cũng xem như là một chọn lựa:
- Sau khi tình hình của Cao Nguyên sáng sủa, tôi sẽ làm đám cưới với nàng. Tôi sẽ ở lại đây với nàng cho hết cuộc đời và Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của tôi.
Bởi vậy, bạn bè của ông thường nói rằng, ông đang phục vụ một cách hăng say cho quê hương Việt Nam của ông, chứ không phải đang làm cố vấn cho một quốc gia bạn. Tôi gặp ông John Paul Vann trong một buổi sáng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II khi đến đây cùng với một ký giả người Anh của tờ Sunday Times để xin phương tiện ra chiến trường.
Ông Vann khoảng chừng 50 tuổi, dáng người cao lớn, ông không nói tiếng Việt nhưng hình như hiểu tiếng Việt, bởi vì khi nghe một sĩ quan của Phòng Báo Chí nói với tôi sáng nay không còn chiếc trực thăng nào cho báo chí, ông Vann đã vui vẻ hỏi tôi có muốn dùng chiếc trực thăng của ông không. Ông vẫn được tiếng là người rất niềm nở với giới ký giả. Tôi đã có lần nhìn thấy chiếc trực thăng riêng của ông Vann trên bãi đáp, chiếc trực thăng này sơn màu trắng, mũi nhọn, thân dài, có hình dạng khác hẳn với những chiếc trực thăng của quân đội thường dùng. Chưa quen biết nhiều, nên tôi không muốn nhận sự giúp đỡ của ông, cũng một phần tôi nghĩ rằng, một chiếc máy bay đặc biệt như vậy, chắc súng và hỏa tiễn phòng không của địch thích nhắm vào để lập chiến công.
Sau này, một lần về Sài Gòn, ông có đến toà soạn báo Hòa Bình thăm tôi, nhưng lúc đó tôi đang về làm phóng sự ở miền Tây. Ông Vann trước là cố vấn quân sự của Vùng IV, nên ông gọi điện thoại về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV để nhờ những người quen tìm đến gặp và chuyển lời thăm tôi. Một thời gian sau, tôi nghe tin ông tử nạn vì máy bay bị bắn trong lúc bay thị sát mặt trận ở Cao Nguyên.

Trại Lệ Khánh vẫn anh dũng chống trả trước bao nhiêu đợt tấn công của địch quân ròng rã gần một tháng trời. Lần lượt Charlie, Tân Cảnh rồi Dakto thất thủ. Muốn tiến vào Kontum, địch quân phải san bằng Lệ Khánh. Khi mở đầu cuộc tổng công kích vào toàn vùng Cao Nguyên, giai đoạn đầu tiên là một chiến dịch mà Cộng quân đặt tên có tính cách kích động tâm lý là chiến dịch "Poko Dậy Sóng". Poko là một dòng sông nằm phía Tây Quốc Lộ 14, cách Lệ Khánh khoảng 7 cây số và cách Kontum chừng 20 cây số. "Poko Dậy Sóng" là chiến dịch đánh chiếm một loạt các căn cứ trong vùng Tam Biên, mà Lệ Khánh là điểm cuối cùng.

Một buổi sáng, khi nắng ban mai chưa đủ ấm để làm tan hết sương mù của miền rừng núi, trại Lệ Khánh lại một lần nữa rung chuyển vừa bởi đạn pháo, vừa bởi tiếng động cơ của một đoàn chiến xa T54 của địch quân. Pháo phủ đầu rồi khinh binh của địch theo chiến xa tiến vào như thác lũ. Địch quân dùng cả những đại pháo của ta mà chúng lấy được ở Dakto như đại bác 105 ly, 155 ly để bắn vào Lệ Khánh.
Thiếu Tá Bửu Chuyển và tất cả chiến sĩ của Tiểu ‡oàn 62 Biệt Động Quân không hề nao núng. Đã đội lên đầu chiếc Mũ Nâu, mặc bộ đồ trận màu hoa rừng là đã sẵn sàng chờ đợi những giây phút như ngày hôm nay. Và tiểu đoàn đã anh dũng chiến đấu, chiến đấu cho đến giây phút mà người chiến sĩ còn có thể chiến đấu.
Những ngày mở đầu, địch chỉ pháo từ 500 đến 1,000 quả 82 ly và 105 ly. Những ngày về sau, cường độ pháo kích tăng lên đến mức khủng khiếp, từ 10 ngàn đến 15 ngàn quả. Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân của Quân Khu II, Đại Tá Nguyễn Bá Thìn, Tỉnh Trưởng Kontum và Tướng Lý Tòng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã thường xuyên bay trên Lệ Khánh, cố gắng đáp xuống nhưng không thể nào thực hiện được. Nhất là Đại Tá Đương, ông lo lắng cho các binh sĩ của mình đang ngày đêm chịu từng đợt tấn công nặng nề của địch.
Ngày thứ 20, tính từ ngày đẩy lui địch quân đợt đầu, pháo của địch dội vào tới mức không thể đếm được nữa. Kho đạn đã bị cháy. Trung Tâm Hành Quân bị đạn 155 ly phá sập. Đạn dược, lương thực và nước chỉ dự trữ đủ dùng trong 3 tháng. Lệ Khánh hoàn toàn bị cô lập. Không tiếp tế, không tải thương được. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn hỏi trên máy:
- Các anh còn chịu được không?
Thiếu Tá Chuyển trả lời:
- Chúng tôi vẫn chiến đấu.

Một tuần sau, toán cố vấn quân sự liên lạc về Kontum. Một cuộc oanh kích dữ dội do máy bay của Không Quân Mỹ đảm trách để dọn một bãi đáp khẩn cấp ngay trong trại. Hai chiếc trực thăng loại nhỏ, từ bên ngoài luồn vào Lệ Khánh với một độ bay thật thấp để tránh pháo, và không một lời giả từ, toán cố vấn vội vã lên trực thăng ra khỏi trại.
Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân vẫn tiếp tục chiến đấu. Những người bị thương nặng thì nằm ở bệnh xá. Những người bị thương nhẹ được băng bó rồi tiếp tục cầm súng trở lại phòng tuyến của mình. Vợ con của các binh sĩ cũng được phát súng, phụ giúp quan sát, canh phòng, tải đạn, tải thương...
Có thể nói gần một tháng trời, Lệ Khánh không có ban đêm. Mỗi ngày khi mặt trời khuất bóng, những trái hỏa châu được máy bay thả xuống liên tục soi sáng cả một vùng chung quanh trại. Tướng Lý Tòng Bá đưa một tiểu đoàn Pháo Binh nằm tại hướng Đông Lệ Khánh, bên kia sông Poko, để yểm trợ cho căn cứ này.
Pháo yểm trợ bắn trùm chỉ cách quân trú phòng có 20 thước. Xác của địch quân rải đầy chung quanh hàng rào phòng thủ đã hơn 20 ngày nay. Thây người chết sình thối và mùi thuốc súng pha trộn với nhau làm cho Lệ Khánh đầy đặc cả tử khí.
Từ ngày thứ 20 về sau, Quân Đoàn II cho lệnh Lệ Khánh được xử trí tùy theo tình hình. Liên lạc truyền tin khó khăn vì ăng ten dù không căng lên được. Các cao điểm chung quanh Lệ Khánh đã bị chiếm và đặt súng lớn. Ăng ten dù căng lên là bị pháo trúng ngay.
Ngày thứ 25, Thiếu Tá Bửu Chuyển và Đại Úy Phan Thái Bình bàn thảo với nhau. Cuối cùng Thiếu Tá Chuyển quyết định rút. Đại Úy Bình đồng ý nhưng cảnh giác:
- Ra là đụng nặng lắm.
Trong suốt thời gian này, Đại Úy Bình đã nhận xét kỹ và thấy rằng, trong 13 lô cốt chung quanh trại, chỉ có lô cốt số 13 là khu vực tương đối ít bị pháo nhất. Bởi vậy anh đề nghị, nếu có ra, nên ra hướng này.
Một hạ sĩ quan thủ kho đạn dược được lệnh kiểm xem còn có bao nhiêu đoạn Bangalo. Còn đúng 13 đoạn. Tất cả tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, kể cả gia đình binh sĩ. Hành trang gọn và nhẹ, chủ yếu là súng đạn. Tất cả những tài liệu cần thiết đều được hủy.
Đúng 4 giờ sáng, 13 đoạn Bangalo nối thành một ống dài xuyên qua những lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt ở hướng lô cốt số 13. Địch vẫn pháo như mưa vào trại.
Thiếu Tá Chuyển ra lệnh. Tiếng nổ của Bangalo chìm mất trong tiếng pháo ầm ầm của địch. Một ánh lửa xanh biếc chói mắt bừng lên, cả chục lớp hàng rào kẻm gai đã bị Bangalo xé ra một đường dài.
Thiếu Úy Kchong, Đại Đội Trưởng Đại Đội I được lệnh dẫn đại đội mở đường máu tiến ra trước. Thiếu Tá Chuyển cùng Bộ Chỉ Huy theo sau, tiến về hướng Đông. Đại Úy Bình dẫn một cánh với gia đình binh sĩ vừa tiến ra là đánh chiếm ngay một ngọn đồi nhỏ gần đó, phá được ổ đại liên của địch để yểm trợ cho cánh của Thiếu Tá Chuyển. Sau đó, hai bên tách ra, cánh của Đại Úy Bình đi về hướng Bắc.
L19 vẫn bay quan sát trên cao. Người phi công gọi:
- Nam Bình, anh ở đâu trả lời.
Đạí Úy Bình:
- Tôi vừa ra khỏi trại.
Máy bay L19:
- Tăng địch đã vào trại, đông như kiến.
Đại Úy Bình hét lên:
- Cho bom dập xuống.
Máy bay L19:
- Nhận rõ. Chờ xem.

Từng chiếc phản lực theo nhau bay đến. Lượn trên cao vì phòng không của địch như đan lưới. Những cánh chim bằng của Không Đoàn Biên Trấn đã từng vào sanh ra tử nên biết bao kinh nghiệm. Những chiếc phản lực nối đuôi nhau chúi xuống. Những tiếng nổ rung chuyển cả một vùng đồi núi. Lệ Khánh chìm trong biển lửa.
Đại Úy Bình gọi L19 nhờ dẫn đường. Không nghe trả lời, nhìn lên, thấy máy bay đã trúng đạn đang bốc cháy. Một cánh dù bung ra. Cầu cho anh đừng rơi vào tay địch. Ngày hôm sau, khoảng 4 giờ chiều, cánh của Thiếu Tá Chuyển và cánh của Đại Úy Bình gặp nhau. Họ mới rời Lệ Khánh được chừng 5 cây số. Địch bám theo sát, vừa đi vừa đánh. Đàn bà và trẻ con di chuyển rất chậm. Trẻ con khóc la nên bị địch theo hoài. Còn chừng hai cây số nữa mới đến sông Poko. Thiếu Tá Chuyển ra lệnh đi tiếp và nói với Đại Úy Bình:
- Anh vẫn theo hướng Bắc và giữ mặt Bắc cho tôi.
Hai cánh chia tay. Vừa đi chừng 500 thước thì Đại Úy Bình nghe bên cánh của Thiếu Tá Chuyển có tiếng súng nổ rền. Đại Úy Bình chụp máy hỏi:
- Anh đụng nặng không?
Thiếu Tá Chuyển:
- Tôi bị tụi nó vây rồi.
Đại Úy Bình:
- Cần tôi tiếp không?
Thiếu Tá Chuyển:
- Không. Dẫn anh em đi đi.
Sau đó Đại Úy Bình không còn liên lạc được với Thiếu Tá Chuyển nữa. Và bây giờ cánh của anh bị chận đánh. Hình như ở đâu cũng có địch. Anh dàn quân, vừa đánh vừa di chuyển. Ra tới bờ sông Poko, gặp lúc mùa khô, nước cạn ngang ngực. Cả đoàn người cố băng qua sông. Đại Úy Bình cùng với một toán còn đứng lại trên bờ đánh cản hậu. Một người đàn bà Thượng đai đứa con trước ngực trúng đạn nằm chết bên bờ sông, đứa bé vẫn còn ngậm vú mẹ mà bú sữa. Cái hình ảnh đó làm cho người chiến sĩ kiên cường như Đại Úy Phan Thái Bình cũng thấy tim mình se lại. Anh ra lệnh cho một người lính Thượng ẵm đứa bé đưa qua sông, tìm cách gửi vào một làng Thượng gần đó. Địch đuổi tới, dàn súng cối 61 ly trên bờ bắn như mưa xuống đoàn người đang vượt qua. Sông Poko không dậy sóng, mà nước sông Poko chỉ nhuộm đỏ bởi máu của đàn bà và trẻ con vô tội.
Bờ bên kia có căn cứ của Liên Đội 385 Điạ Phương Quân. Đơn vị này yểm trợ cho đoàn người qua sông. Khi ra đi, cánh của Đại Úy Bình gồm có 360 người. Qua khỏi sông Poko, chỉ còn 97 người. Phần thất lạc, phần chết, phần bị địch bắt. Đại Tá Đương, Đại Tá Thìn và Tướng Bá đã đợi sẵn. Đại Tá Đương ôm chầm Đại Úy Bình an ủi và ngạc nhiên khi thấy anh vẫn mang lon Trung Úy. Đại Úy Bình giải thích:
- Cặp lon rơi giữa hàng rào nên không ra lấy được.
Đại Tá Thìn đích thân mở một lon nước ngọt cho Đại Úy Bình, và mọi người vào Trung Tâm Hành Quân nghe Đại Úy Bình thuyết trình diễn tiến trận đánh Lệ Khánh, cùng chỉ rõ những đường nào mà chiến xa của địch có thể tiến vào Kontum. Sau đó Đại Tá Đương gắn lon cho Đại Úy Bình và ra lệnh cho xe đưa 97 người về Kontum, nhưng Đại Úy Bình thỉnh cầu:
- Tôi và các anh em xin ở lại đây thêm vài hôm nữa để chờ đón những người thất lạc. Tôi tin tưởng thế nào cũng có người trở về được.
Những ngày kế đó, bên bờ sông Poko, từ sáng khi trời còn mờ sương cho đến tối khi sương mù lại xuống dày đặc, một người đứng bên này nhìn qua bờ bên kia để mong ngóng, mặc cho pháo của địch từ bên kia bắn qua. Đại Úy Phan Thái Bình vẫn kiên nhẫn đứng chờ trong sương lạnh. Đã ba ngày qua, nhưng anh tin rằng thế nào cũng đón được anh em. Khi bóng đêm buông xuống, Đại Úy Bình nghe có tiếng nước khua động, có người đang lội qua sông. Một, hai, rồi ba, rồi bốn... Đại Úy Bình nép mình sau gốc cây, chờ cho mấy bóng người vừa lên bờ, hỏi nhỏ:
- Biệt Động Quân?
Mấy cây súng châu lại định bắn, nhưng tiếng nói quen quá, một người hỏi lại:
- Đại Úy hả?
Đại Úy Bình bước ra. Hai bên chạy ào đến ôm nhau. Một người với giọng còn xúc động:
- Em tưởng Đại Úy chết rồi. Núp trong rừng, nghe tụi nó đi ngang nói chuyện với nhau: "Đã giết được tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn phó ác ôn rồi".
Người này là hạ sĩ quan Truyền Tin của Thiếu Tá Bửu Chuyển, anh kể:
- Thiếu Tá bị thương. Chúng bắt dẫn đi, ông không chịu đi, bị chúng bắn chết tại chỗ.
Khi địch lục ba lô trên xác một người lính, thấy bộ đồ trận có gắn lon và bảng tên của Đại Úy Bình và khuôn dấu của tiểu đoàn, nên tưởng tiểu đoàn phó cũng đã tử thương.
Gọi báo tin cho Đại Tá Đương ở Kontum, Đại Úy Bình nghẹn ngào:
- Bửu Chuyển chết rồi.
Đại Tá Đương sững sờ, ông hy vọng Bửu Chuyển sẽ về. Nhưng bây giờ ông biết, ông đã mất đi một sĩ quan ưu tú, gan lì nhất trong binh chủng.
Tháng 4 năm 1975, Đại Tá Nguyễn Văn Đương chung số phận với những đồng đội của mình. Sau 13 năm tù cải tạo, ông cùng gia đình đến Hoa Kỳ ngày 26 tháng 5 năm 1992 trong đợt HO10, hai tuần trước ngày tác phẩm "Dai Uy" đưa đến nhà in. "Dai Uy" là cuốn hồi ký dày gần 300 trang của Trung Tá hồi hưu James E. Behnke, viết về cuộc chiến đấu anh dũng của Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, mà hồi đó, Đại Úy Nguyễn Văn Đương là Tiểu Đoàn Trưởng và Đại Úy James E. Behnke là cố vấn của tiểu đoàn. Cho đến năm 1992, hai người bạn cũ mới gặp lại nhau, hai người vẫn gọi nhau một cách thân mật là Đại Úy như ngày nào còn bên nhau, cùng vào sinh ra tử.


Kiều Mỹ Duyên
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Polei Kleng - Kiều Mỹ Duyên

Chỉ huy Tiểu Đoàn 62 là Đại Úy Bửu Chuyển, dáng người cao lớn, nước da trắng hồng. Một lần Tướng Lam Sơn đến thăm trại, gọi ông theo kiểu Huế: "Mệ Chuyển". Tiểu Đoàn Phó là Trung Úy Phan Thá

Sân bay dã chiến Polei Kleng tháng 9/1971
(ảnh Kuyagizmo)

Polei Kleng
Polei Kleng là tên của một ngọn đồi lớn nằm về phía Tây Bắc của thành phố Kontum khoảng 22 cây số. Chung quanh Polei Kleng có những đồi đại đội nòng cốt của tiểu đoàn do Thiếu Úy Kchong làm Đại Đội Trưởng. Thiếu Úy Kchong từ lực lượng Dân Sự Chiến Đấu do Hoa Kỳ thành lập và huấn luyện, sau chuyển qua Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng. Kchong mới 22 tuổi, anh là một sĩ quan can trường và hành quân rất giỏi.
Chỉ huy Tiểu Đoàn 62 là Đại Úy Bửu Chuyển, dáng người cao lớn, nước da trắng hồng. Một lần Tướng Lam Sơn đến thăm trại, gọi ông theo kiểu Huế: "Mệ Chuyển". Tiểu Đoàn Phó là Trung Úy Phan Thá, dáng người dong dỏng cao, rắn rỏi, đôi mắt linh động, và các sĩ quan khác của tiểu đoàn như Thiếu Úy Lê Văn Anh, Thiếu Úy Nguyễn Văn Tám... đều là những sĩ quan trẻ rất kiên cường.
Lệ Khánh được tổ chức như một làng nhỏ, có bệnh xá khám bệnh cho các gia đình Thượng ở chung quanh trại. Có trường học, thầy giáo là người Thượng. Có trại gia binh, không phải nhà, mà là những căn hầm như những công sự phòng thủ, nhưng rộng rãi cho vợ con của những quân nhân Thượng. Trại cũng có những vườn rau xanh, có câu lạc bộ nằm trên đồi rất thơ mộng, người trong trại gọi là câu lạc bộ Mây Trên Đồi.
Trong những ngày làm phóng sự chiến trường ở Cao Nguyên, hôm qua tôi xin tháp tùng theo một chuyến bay nào đó để nhảy xuống Lệ Khánh nhưng bị từ chối.
Lý do từ chối là vì sau khi bị đẩy lui trong một cuộc tấn công đẫm máu vào Lệ Khánh, Cộng quân nhất định muốn san bằng căn cứ này, nên mỗi ngày tiếp tục pháo vào từ 3 đến 4 ngàn quả đạn đủ loại. Bởi vậy, trực thăng khó có thể đáp xuống được.
Tôi xin thẳng với Trung Tướng Ngô Dzu, đương kim Tư Lệnh Quân Đoàn II, nhưng ông cũng từ chối và hứa đợi đến lúc nào tình hình khả quan hơn. Tôi cám ơn hảo ý của ông và trong lòng tự hứa, không đến được hôm nay, thì cũng sẽ đến một ngày nào đó để gặp và viết về những người chiến sĩ đã đánh những trận đánh để đời trong Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa.
Cộng quân đã pháo vào trại Lệ Khánh suốt tuần nay với hàng ngàn đạn 82 ly và hỏa tiễn 122 ly. Vào lúc 20 giờ 15 phút ngày 7 tháng 5, sau một đợt pháo dữ dội hơn những ngày vừa qua và kéo dài đến nửa đêm, liền sau đó Cộng quân đã ào ạt xung phong vào ba mặt: Đông, Đông Bắc và Đông Nam.

left align image
Ngay lúc trận chiến khởi đầu, Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân của Quân Khu II bay trực thăng vòng vòng trên trời, vừa để quan sát trận đánh vừa để khích lệ tinh thần binh sĩ. Sau khi liên lạc với Tướng Ngô Dzu, Đại Tá Đương gọi máy cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy Trưởng trại Lệ Khánh, đang chỉ huy trận đánh bên dưới:
- Tất cả Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đang theo dõi sự chiến đấu của anh em. Kể từ giờ phút này, anh đã được Quân Đoàn thăng cấp Thiếu Tá.
Suốt đêm đó, Tướng Dzu, Đại Tá Lê Quang Bình, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II và ông John Paul Vann, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II bay trực thăng trên căn cứ để quan sát những diễn biến của trận đánh.
Từ nửa đêm cho đến 6 giờ sáng, Cộng quân xung phong trên 10 lần, quyết tâm tràn ngập căn cứ này, nhưng cuối cùng phải rút lui, bỏ lại hơn 300 xác rải rác trên khắp các hàng rào phòng thủ. Đến 7 giờ sáng, Cộng quân dội tiếp vào một trận mưa pháo kéo dài hơn một tiếng đồng hồ để mở đầu cho đợt xung phong lần thứ hai. Lần này có 20 chiến xa T54 dẫn đầu tràn vào các công sự phòng thủ của những chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng đang anh dũng chống trả từ lúc nửa đêm đến giờ chưa một giây ngừng nghỉ.
Một toán 5 chiếc T54 tiến vào từ hướng Tây Bắc đã lọt vào bãi mìn chống chiến xa. Cuối cùng, đợt tấn công thứ hai này, Cộng quân cũng bị thiệt hại nặng nề nên phải rút lui. Và theo những tài liệu tịch thu được tại chiến trường, Cộng quân đã chọn Lệ Khánh để đánh chiếm làm quà kỷ niệm cho ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Bởi vậy một tuần trước đây, địch quân đã gia tăng áp lực chung quanh căn cứ này một cách rõ rệt.
Buổi chiều cùng ngày, lúc 18 giờ 20 phút, Trung Tướng Ngô Dzu bay trực thăng trên trại Lệ Khánh để "gắn lon" cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy Trưởng trại Lệ Khánh. Cặp lon Thiếu Tá mới toanh và hai chai rượu champagne được thả từ phi cơ xuống. Trung Úy Phan Thái Bình, Tiểu Đoàn Phó cùng 20 chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng khác cũng được thăng cấp và tưởng thưởng tại mặt trận.

Tôi nghĩ rằng trong lịch sử chiến tranh của nhiều quốc gia, chắc chưa bao giờ có một cảnh "gắn lon" độc đáo như vậy. Hai bông mai bạc từ trên trời rơi xuống, xuyên qua làn mưa pháo của địch quân, nở trên vai áo của người hùng biên trấn Tây Nguyên.
Ông John Paul Vann là cố vấn quân sự Hoa Kỳ của Quân Đoàn II. Ông mang cấp bậc Đại Tá, nhưng vì giữ chức vụ cố vấn bên cạnh Tư Lệnh Quân Đoàn, nên Bộ Quốc Phòng Mỹ cho ông giải ngũ để khỏi trở ngại về vấn đề cấp bậc. Ông Vann là một cố vấn quân sự có một vị thế và cuộc sống riêng tư rất đặc biệt. Người ta đồn rằng ông là bạn thân của Tổng Thống Nixon, có uy tín ngang hàng với Kissinger, cho nên ông là cố vấn quân sự có nhiều quyền hạn đặc biệt trong những quyết định về sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ.
Nhưng miền Nam Việt Nam và cả Hoa Kỳ nói nhiều đến ông, không phải vì chức vụ cố vấn, mà vì đời sống tình cảm riêng tư của ông nhiều hơn. Trong thời gian ở Cao Nguyên này, một người con gái má đỏ, môi hồng đã thay đổi cuộc đời của ông. Sóng gió của mối tình muộn và đầy ngang trái này đã âm hưởng mạnh mẽ tận Hoa Thịnh Đốn, vì ông là nhân vật quyền thế đương thời.

Và một ngày, giữa lúc Cao Nguyên khói lửa ngút trời, ông Vann đã nói lên tâm sự của mình, sự thổ lộ cũng xem như là một chọn lựa:
- Sau khi tình hình của Cao Nguyên sáng sủa, tôi sẽ làm đám cưới với nàng. Tôi sẽ ở lại đây với nàng cho hết cuộc đời và Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của tôi.
Bởi vậy, bạn bè của ông thường nói rằng, ông đang phục vụ một cách hăng say cho quê hương Việt Nam của ông, chứ không phải đang làm cố vấn cho một quốc gia bạn. Tôi gặp ông John Paul Vann trong một buổi sáng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II khi đến đây cùng với một ký giả người Anh của tờ Sunday Times để xin phương tiện ra chiến trường.
Ông Vann khoảng chừng 50 tuổi, dáng người cao lớn, ông không nói tiếng Việt nhưng hình như hiểu tiếng Việt, bởi vì khi nghe một sĩ quan của Phòng Báo Chí nói với tôi sáng nay không còn chiếc trực thăng nào cho báo chí, ông Vann đã vui vẻ hỏi tôi có muốn dùng chiếc trực thăng của ông không. Ông vẫn được tiếng là người rất niềm nở với giới ký giả. Tôi đã có lần nhìn thấy chiếc trực thăng riêng của ông Vann trên bãi đáp, chiếc trực thăng này sơn màu trắng, mũi nhọn, thân dài, có hình dạng khác hẳn với những chiếc trực thăng của quân đội thường dùng. Chưa quen biết nhiều, nên tôi không muốn nhận sự giúp đỡ của ông, cũng một phần tôi nghĩ rằng, một chiếc máy bay đặc biệt như vậy, chắc súng và hỏa tiễn phòng không của địch thích nhắm vào để lập chiến công.
Sau này, một lần về Sài Gòn, ông có đến toà soạn báo Hòa Bình thăm tôi, nhưng lúc đó tôi đang về làm phóng sự ở miền Tây. Ông Vann trước là cố vấn quân sự của Vùng IV, nên ông gọi điện thoại về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV để nhờ những người quen tìm đến gặp và chuyển lời thăm tôi. Một thời gian sau, tôi nghe tin ông tử nạn vì máy bay bị bắn trong lúc bay thị sát mặt trận ở Cao Nguyên.

Trại Lệ Khánh vẫn anh dũng chống trả trước bao nhiêu đợt tấn công của địch quân ròng rã gần một tháng trời. Lần lượt Charlie, Tân Cảnh rồi Dakto thất thủ. Muốn tiến vào Kontum, địch quân phải san bằng Lệ Khánh. Khi mở đầu cuộc tổng công kích vào toàn vùng Cao Nguyên, giai đoạn đầu tiên là một chiến dịch mà Cộng quân đặt tên có tính cách kích động tâm lý là chiến dịch "Poko Dậy Sóng". Poko là một dòng sông nằm phía Tây Quốc Lộ 14, cách Lệ Khánh khoảng 7 cây số và cách Kontum chừng 20 cây số. "Poko Dậy Sóng" là chiến dịch đánh chiếm một loạt các căn cứ trong vùng Tam Biên, mà Lệ Khánh là điểm cuối cùng.

Một buổi sáng, khi nắng ban mai chưa đủ ấm để làm tan hết sương mù của miền rừng núi, trại Lệ Khánh lại một lần nữa rung chuyển vừa bởi đạn pháo, vừa bởi tiếng động cơ của một đoàn chiến xa T54 của địch quân. Pháo phủ đầu rồi khinh binh của địch theo chiến xa tiến vào như thác lũ. Địch quân dùng cả những đại pháo của ta mà chúng lấy được ở Dakto như đại bác 105 ly, 155 ly để bắn vào Lệ Khánh.
Thiếu Tá Bửu Chuyển và tất cả chiến sĩ của Tiểu ‡oàn 62 Biệt Động Quân không hề nao núng. Đã đội lên đầu chiếc Mũ Nâu, mặc bộ đồ trận màu hoa rừng là đã sẵn sàng chờ đợi những giây phút như ngày hôm nay. Và tiểu đoàn đã anh dũng chiến đấu, chiến đấu cho đến giây phút mà người chiến sĩ còn có thể chiến đấu.
Những ngày mở đầu, địch chỉ pháo từ 500 đến 1,000 quả 82 ly và 105 ly. Những ngày về sau, cường độ pháo kích tăng lên đến mức khủng khiếp, từ 10 ngàn đến 15 ngàn quả. Đại Tá Nguyễn Văn Đương, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân của Quân Khu II, Đại Tá Nguyễn Bá Thìn, Tỉnh Trưởng Kontum và Tướng Lý Tòng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã thường xuyên bay trên Lệ Khánh, cố gắng đáp xuống nhưng không thể nào thực hiện được. Nhất là Đại Tá Đương, ông lo lắng cho các binh sĩ của mình đang ngày đêm chịu từng đợt tấn công nặng nề của địch.
Ngày thứ 20, tính từ ngày đẩy lui địch quân đợt đầu, pháo của địch dội vào tới mức không thể đếm được nữa. Kho đạn đã bị cháy. Trung Tâm Hành Quân bị đạn 155 ly phá sập. Đạn dược, lương thực và nước chỉ dự trữ đủ dùng trong 3 tháng. Lệ Khánh hoàn toàn bị cô lập. Không tiếp tế, không tải thương được. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn hỏi trên máy:
- Các anh còn chịu được không?
Thiếu Tá Chuyển trả lời:
- Chúng tôi vẫn chiến đấu.

Một tuần sau, toán cố vấn quân sự liên lạc về Kontum. Một cuộc oanh kích dữ dội do máy bay của Không Quân Mỹ đảm trách để dọn một bãi đáp khẩn cấp ngay trong trại. Hai chiếc trực thăng loại nhỏ, từ bên ngoài luồn vào Lệ Khánh với một độ bay thật thấp để tránh pháo, và không một lời giả từ, toán cố vấn vội vã lên trực thăng ra khỏi trại.
Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân vẫn tiếp tục chiến đấu. Những người bị thương nặng thì nằm ở bệnh xá. Những người bị thương nhẹ được băng bó rồi tiếp tục cầm súng trở lại phòng tuyến của mình. Vợ con của các binh sĩ cũng được phát súng, phụ giúp quan sát, canh phòng, tải đạn, tải thương...
Có thể nói gần một tháng trời, Lệ Khánh không có ban đêm. Mỗi ngày khi mặt trời khuất bóng, những trái hỏa châu được máy bay thả xuống liên tục soi sáng cả một vùng chung quanh trại. Tướng Lý Tòng Bá đưa một tiểu đoàn Pháo Binh nằm tại hướng Đông Lệ Khánh, bên kia sông Poko, để yểm trợ cho căn cứ này.
Pháo yểm trợ bắn trùm chỉ cách quân trú phòng có 20 thước. Xác của địch quân rải đầy chung quanh hàng rào phòng thủ đã hơn 20 ngày nay. Thây người chết sình thối và mùi thuốc súng pha trộn với nhau làm cho Lệ Khánh đầy đặc cả tử khí.
Từ ngày thứ 20 về sau, Quân Đoàn II cho lệnh Lệ Khánh được xử trí tùy theo tình hình. Liên lạc truyền tin khó khăn vì ăng ten dù không căng lên được. Các cao điểm chung quanh Lệ Khánh đã bị chiếm và đặt súng lớn. Ăng ten dù căng lên là bị pháo trúng ngay.
Ngày thứ 25, Thiếu Tá Bửu Chuyển và Đại Úy Phan Thái Bình bàn thảo với nhau. Cuối cùng Thiếu Tá Chuyển quyết định rút. Đại Úy Bình đồng ý nhưng cảnh giác:
- Ra là đụng nặng lắm.
Trong suốt thời gian này, Đại Úy Bình đã nhận xét kỹ và thấy rằng, trong 13 lô cốt chung quanh trại, chỉ có lô cốt số 13 là khu vực tương đối ít bị pháo nhất. Bởi vậy anh đề nghị, nếu có ra, nên ra hướng này.
Một hạ sĩ quan thủ kho đạn dược được lệnh kiểm xem còn có bao nhiêu đoạn Bangalo. Còn đúng 13 đoạn. Tất cả tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, kể cả gia đình binh sĩ. Hành trang gọn và nhẹ, chủ yếu là súng đạn. Tất cả những tài liệu cần thiết đều được hủy.
Đúng 4 giờ sáng, 13 đoạn Bangalo nối thành một ống dài xuyên qua những lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt ở hướng lô cốt số 13. Địch vẫn pháo như mưa vào trại.
Thiếu Tá Chuyển ra lệnh. Tiếng nổ của Bangalo chìm mất trong tiếng pháo ầm ầm của địch. Một ánh lửa xanh biếc chói mắt bừng lên, cả chục lớp hàng rào kẻm gai đã bị Bangalo xé ra một đường dài.
Thiếu Úy Kchong, Đại Đội Trưởng Đại Đội I được lệnh dẫn đại đội mở đường máu tiến ra trước. Thiếu Tá Chuyển cùng Bộ Chỉ Huy theo sau, tiến về hướng Đông. Đại Úy Bình dẫn một cánh với gia đình binh sĩ vừa tiến ra là đánh chiếm ngay một ngọn đồi nhỏ gần đó, phá được ổ đại liên của địch để yểm trợ cho cánh của Thiếu Tá Chuyển. Sau đó, hai bên tách ra, cánh của Đại Úy Bình đi về hướng Bắc.
L19 vẫn bay quan sát trên cao. Người phi công gọi:
- Nam Bình, anh ở đâu trả lời.
Đạí Úy Bình:
- Tôi vừa ra khỏi trại.
Máy bay L19:
- Tăng địch đã vào trại, đông như kiến.
Đại Úy Bình hét lên:
- Cho bom dập xuống.
Máy bay L19:
- Nhận rõ. Chờ xem.

Từng chiếc phản lực theo nhau bay đến. Lượn trên cao vì phòng không của địch như đan lưới. Những cánh chim bằng của Không Đoàn Biên Trấn đã từng vào sanh ra tử nên biết bao kinh nghiệm. Những chiếc phản lực nối đuôi nhau chúi xuống. Những tiếng nổ rung chuyển cả một vùng đồi núi. Lệ Khánh chìm trong biển lửa.
Đại Úy Bình gọi L19 nhờ dẫn đường. Không nghe trả lời, nhìn lên, thấy máy bay đã trúng đạn đang bốc cháy. Một cánh dù bung ra. Cầu cho anh đừng rơi vào tay địch. Ngày hôm sau, khoảng 4 giờ chiều, cánh của Thiếu Tá Chuyển và cánh của Đại Úy Bình gặp nhau. Họ mới rời Lệ Khánh được chừng 5 cây số. Địch bám theo sát, vừa đi vừa đánh. Đàn bà và trẻ con di chuyển rất chậm. Trẻ con khóc la nên bị địch theo hoài. Còn chừng hai cây số nữa mới đến sông Poko. Thiếu Tá Chuyển ra lệnh đi tiếp và nói với Đại Úy Bình:
- Anh vẫn theo hướng Bắc và giữ mặt Bắc cho tôi.
Hai cánh chia tay. Vừa đi chừng 500 thước thì Đại Úy Bình nghe bên cánh của Thiếu Tá Chuyển có tiếng súng nổ rền. Đại Úy Bình chụp máy hỏi:
- Anh đụng nặng không?
Thiếu Tá Chuyển:
- Tôi bị tụi nó vây rồi.
Đại Úy Bình:
- Cần tôi tiếp không?
Thiếu Tá Chuyển:
- Không. Dẫn anh em đi đi.
Sau đó Đại Úy Bình không còn liên lạc được với Thiếu Tá Chuyển nữa. Và bây giờ cánh của anh bị chận đánh. Hình như ở đâu cũng có địch. Anh dàn quân, vừa đánh vừa di chuyển. Ra tới bờ sông Poko, gặp lúc mùa khô, nước cạn ngang ngực. Cả đoàn người cố băng qua sông. Đại Úy Bình cùng với một toán còn đứng lại trên bờ đánh cản hậu. Một người đàn bà Thượng đai đứa con trước ngực trúng đạn nằm chết bên bờ sông, đứa bé vẫn còn ngậm vú mẹ mà bú sữa. Cái hình ảnh đó làm cho người chiến sĩ kiên cường như Đại Úy Phan Thái Bình cũng thấy tim mình se lại. Anh ra lệnh cho một người lính Thượng ẵm đứa bé đưa qua sông, tìm cách gửi vào một làng Thượng gần đó. Địch đuổi tới, dàn súng cối 61 ly trên bờ bắn như mưa xuống đoàn người đang vượt qua. Sông Poko không dậy sóng, mà nước sông Poko chỉ nhuộm đỏ bởi máu của đàn bà và trẻ con vô tội.
Bờ bên kia có căn cứ của Liên Đội 385 Điạ Phương Quân. Đơn vị này yểm trợ cho đoàn người qua sông. Khi ra đi, cánh của Đại Úy Bình gồm có 360 người. Qua khỏi sông Poko, chỉ còn 97 người. Phần thất lạc, phần chết, phần bị địch bắt. Đại Tá Đương, Đại Tá Thìn và Tướng Bá đã đợi sẵn. Đại Tá Đương ôm chầm Đại Úy Bình an ủi và ngạc nhiên khi thấy anh vẫn mang lon Trung Úy. Đại Úy Bình giải thích:
- Cặp lon rơi giữa hàng rào nên không ra lấy được.
Đại Tá Thìn đích thân mở một lon nước ngọt cho Đại Úy Bình, và mọi người vào Trung Tâm Hành Quân nghe Đại Úy Bình thuyết trình diễn tiến trận đánh Lệ Khánh, cùng chỉ rõ những đường nào mà chiến xa của địch có thể tiến vào Kontum. Sau đó Đại Tá Đương gắn lon cho Đại Úy Bình và ra lệnh cho xe đưa 97 người về Kontum, nhưng Đại Úy Bình thỉnh cầu:
- Tôi và các anh em xin ở lại đây thêm vài hôm nữa để chờ đón những người thất lạc. Tôi tin tưởng thế nào cũng có người trở về được.
Những ngày kế đó, bên bờ sông Poko, từ sáng khi trời còn mờ sương cho đến tối khi sương mù lại xuống dày đặc, một người đứng bên này nhìn qua bờ bên kia để mong ngóng, mặc cho pháo của địch từ bên kia bắn qua. Đại Úy Phan Thái Bình vẫn kiên nhẫn đứng chờ trong sương lạnh. Đã ba ngày qua, nhưng anh tin rằng thế nào cũng đón được anh em. Khi bóng đêm buông xuống, Đại Úy Bình nghe có tiếng nước khua động, có người đang lội qua sông. Một, hai, rồi ba, rồi bốn... Đại Úy Bình nép mình sau gốc cây, chờ cho mấy bóng người vừa lên bờ, hỏi nhỏ:
- Biệt Động Quân?
Mấy cây súng châu lại định bắn, nhưng tiếng nói quen quá, một người hỏi lại:
- Đại Úy hả?
Đại Úy Bình bước ra. Hai bên chạy ào đến ôm nhau. Một người với giọng còn xúc động:
- Em tưởng Đại Úy chết rồi. Núp trong rừng, nghe tụi nó đi ngang nói chuyện với nhau: "Đã giết được tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn phó ác ôn rồi".
Người này là hạ sĩ quan Truyền Tin của Thiếu Tá Bửu Chuyển, anh kể:
- Thiếu Tá bị thương. Chúng bắt dẫn đi, ông không chịu đi, bị chúng bắn chết tại chỗ.
Khi địch lục ba lô trên xác một người lính, thấy bộ đồ trận có gắn lon và bảng tên của Đại Úy Bình và khuôn dấu của tiểu đoàn, nên tưởng tiểu đoàn phó cũng đã tử thương.
Gọi báo tin cho Đại Tá Đương ở Kontum, Đại Úy Bình nghẹn ngào:
- Bửu Chuyển chết rồi.
Đại Tá Đương sững sờ, ông hy vọng Bửu Chuyển sẽ về. Nhưng bây giờ ông biết, ông đã mất đi một sĩ quan ưu tú, gan lì nhất trong binh chủng.
Tháng 4 năm 1975, Đại Tá Nguyễn Văn Đương chung số phận với những đồng đội của mình. Sau 13 năm tù cải tạo, ông cùng gia đình đến Hoa Kỳ ngày 26 tháng 5 năm 1992 trong đợt HO10, hai tuần trước ngày tác phẩm "Dai Uy" đưa đến nhà in. "Dai Uy" là cuốn hồi ký dày gần 300 trang của Trung Tá hồi hưu James E. Behnke, viết về cuộc chiến đấu anh dũng của Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, mà hồi đó, Đại Úy Nguyễn Văn Đương là Tiểu Đoàn Trưởng và Đại Úy James E. Behnke là cố vấn của tiểu đoàn. Cho đến năm 1992, hai người bạn cũ mới gặp lại nhau, hai người vẫn gọi nhau một cách thân mật là Đại Úy như ngày nào còn bên nhau, cùng vào sinh ra tử.


Kiều Mỹ Duyên
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm