Tham Khảo
QUÂN LỰC HOA KỲ TẠI HẢI NGOẠI
QUÂN
LỰC HOA KỲ TẠI HẢI NGOẠI
TỔNG QUÁT
Quân đội Hoa
Kỳ hay Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States
Armed Forces) là tổng
hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Các lực lượng này gồm có Lục quân,
Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân, Tuần duyên và Lực lượng Vũ trụ.
US Armed Forces
Hoa Kỳ có một truyền thống dân sự kiểm
soát quân sự mạnh mẽ. Trong lúc Tổng
thống Hoa Kỳ là
người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì Bộ
Quốc phòng Hoa Kỳ,
một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính
sách quân sự được thực hiện. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lãnh
đạo. Bộ trưởng là một người thuộc giới dân sự và là một thành viên trong Nội các
Hoa Kỳ. Bộ trưởng
cũng phục vụ trong vai trò tư lệnh quân sự đứng thứ hai sau Tổng thống Hoa Kỳ.
Để điều phối hành động quân sự với ngoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ có một Hội
đồng An ninh Quốc gia với
một vị cố
vấn an ninh quốc gia lãnh
đạo để hội ý. Cả Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ được cố vấn
bởi một Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ gồm sáu thành viên là lãnh đạo
của các quân chủng. Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ
do Tổng
Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ
lãnh đạo.
Tất cả năm quân chủng được đặt dưới quyền hướng dẫn
của Bộ Quốc Phòng, trừ Tuần
duyên Hoa Kỳ được
đặt dưới quyền của Bộ
Nội An Hoa Kỳ vào
năm 2003 sau khi có việc tái tổ chức chính phủ theo sau vụ
tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tuần duyên Hoa Kỳ có thể được thuyên chuyển sang Bộ
Hải quân Hoa Kỳ theo
lệnh của Tổng thống hay Quốc hội
Hoa Kỳ trong
thời chiến. Tất cả năm lực lượng vũ trang là trong số 7
lực lượng đồng phục của Hoa Kỳ;
hai lực lượng còn lại là Đoàn
Ủy nhiệm Y tế Công cộng Hoa Kỳ và Đoàn Ủy nhiệm Quản trị Khí quyển và
Đại dương Quốc gia.
Từ lúc lập quốc, quân sự đã đóng vai
trò quyết định trong lịch sử
Hoa Kỳ. Ý nghĩa mang
tính định hình và sự thống nhất quốc gia đã được hình thành từ các chiến thắng
như các cuộc chiến chống hải tặc Barbary cũng như Chiến
tranh 1812. Mặc dù
vậy, những người sáng lập ra Hoa Kỳ vẫn nghi ngờ về một lực lượng quân sự
thường trực (vì lo sợ một kẻ độc tài nào đó có thể dùng lực lượng quân sự để
thao túng đất nước) cho đến khi Chiến
tranh thế giới thứ hai bùng
nổ thì một quân đội hiện dịch lớn mạnh mới được chính thức thiết lập
Đạo
luật An ninh Quốc gia Hoa Kỳ 1947,
được thông qua sau Chiến
tranh thế giới thứ hai và
trong thời gian bắt đầu xảy ra Chiến
tranh lạnh, đã tạo
nên khung sườn cho Quân đội Hoa Kỳ hiện đại. Đạo luật này đã sáp nhập các bộ
cấp nội các là Bộ
Chiến tranh Hoa Kỳ và Bộ
Hải quân Hoa Kỳ thành Tổ
chức Quân sự Quốc gia (sau
đó đổi tên thành Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào năm 1949). Nguồn nhân lực của Quân
đội Hoa Kỳ là từ con số lớn những người tự nguyện phục vụ mặc dù chính sách
quân dịch cũng từng được sử dụng nhiều lần trong quá khứ cả thời chiến cũng như
thời bình nhưng nó đã không được dùng kể từ năm 1972. Tính đến năm 2020, Hoa Kỳ có 1,377,863 quân nhân hiện
dịch, 849,450 quân nhân trừ bị, chi tiêu khoảng 721.5 tỷ USD, 3.42% GPD (2019) mỗi
năm để tài trợ cho các lực lượng quân sự của mình, chiếm khoảng 42 phần
trăm chi tiêu quân sự thế giới. Tính chung, các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ
sở hữu số lượng lớn các trang bị mạnh và tiên tiến mà giúp cho họ khả năng lớn
cả về phòng thủ và tấn công.
QUÂN LỰC HOA KỲ TẠI HẢI NGOẠI
(Tất cả con số dưới đây đề trích từ US Military Deployment – From Wikipedia, the free encyclopedia và Where U.S. troops and military assets are
deployed in the Middle East from Rashaan Ayesh - Axios dated
8/1/2020)
Tính đến
đầu năm 2020, quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại 170 quốc gia với 170,000 quân trên 800 căn cứ
quân sự trên thế giới. Đó là chưa kể khoảng 40,000 nhân viên dân sự mà Hoa Kỳ từ chối công bố chi tiết. Ba
nơi có quân số đông nhất là 55,165 tại Nhật Bản, 34,674 tại Đức Quốc và 26,184 tại Hàn Quốc. Đó là
chưa kể 14,000 quân tại Afghanistan và 5,200 quân tại Iraq. Các số liệu này thường
thay đổi vì các đơn vị luôn được triển khai và rút đi thường xuyên. Tổng cộng
có chừng 131,435 tại Đông Á - Đông Nam
Á và Thái Bình Dương, 63,361 quân nhân
đóng quân tại châu Âu, hơn 13,109 tại Tây
Á, Trung Á, Nam Á, Phi Châu và Ấn Độ Dương. Căn
cứ hải ngoại lớn nhất là ở Yokosuka, Nhật
Bản, nơi đây phục vụ như cảng nhà cho hạm đội triển khai tiền
phương lớn nhất và là căn cứ hoạt động của Đệ 7 Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ.
Vào đầu năm 2013 thì 42 trong số 52 tàu hải quân của Mỹ hoạt động tại
vùng Viễn Đông dùng căn cứ Yokosuka, Guam và Singapore.
Căn cứ Hải quân Yokosuka của
HQHK tại Nhật Bản
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ,
tổng chi phí cho các căn cứ nước ngoài và việc triển khai quân tới đây là 24.4
tỷ USD trong năm tài khóa 2020. Con số này chưa tính tới chi phí cho các hoạt
động chiến đấu đang diễn ra tại Iraq và Afghanistan. Kể từ khi ông Donald
Trump khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2015, ông đã chỉ
trích số tiền mà các đồng minh của Mỹ đóng góp cho việc bảo vệ chính họ. Ông
đòi hỏi các đồng minh cần sự bảo vệ của quân lực Hoa Kỳ phải trả toàn chi phí
cho sự hiện diện của Hoa Kỳ, cọng thêm 50% tiền phụ trội về việc nhờ vả sự giúp
đỡ của Hoa Kỳ. Đây là vấn đề tế nhị đòi hỏi sự thông cảm và tương nhượng của cả
2 bên trên cả 2 phương diện kinh tế và quân sự trong quan hệ chiến lược.
Người dân ở các nước
khác nhìn nhận thế nào về sự hiện diện của quân đội Mỹ:
Năm 2018, một cuộc
điều tra đã được thực hiện ở 14 nước, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, với khoảng
1,000 người được hỏi ở mỗi nước. Người dân ở các nước này nói chung cảm thấy
tích cực hoặc có thái độ trung lập về quân nhân Mỹ đồn trú tại đây. Những người
có tiếp xúc trực tiếp với quân nhân Mỹ hoặc có gia đình và bạn bè tương tác với
lực lượng này thường có xu hướng nói tốt về quân Mỹ. Ngoài ra, khoảng 10-20% số
người được hỏi cho hay đã nhận được lợi ích tài chính từ sự hiện diện của quân
đội Mỹ. Điều này có thể bao gồm việc các quân nhân Mỹ sử dụng dịch vụ từ các
doanh nghiệp của họ hoặc bản thân họ được quân đội Mỹ tuyển dụng. Tất nhiên
quan điểm của người dân địa phương là đa dạng. Đã có những phong trào phản đối
lính Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản, quanh căn cứ không quân Ramstein của
Đức, và ở cả Hàn Quốc. Mỹ càng yêu cầu các nước chủ nhà chi trả cho sự hiện
diện của họ thì các chính trị gia ở các nước đó càng ít ủng hộ việc duy trì
thỏa thuận giữa đôi bên.
Biểu tình của dân chúng Nhật tại
Okinawa
Quân
lực Hoa Kỳ tại Trung Đông: Hoa Kỳ đã duy trì sự
hiện diện tốn kém nhất tại Trung Đông trong những thập niên vừa qua với ít nhất
là 60,000 quân trực thuộc United States Central Command. Theo tờ New York Times, binh sĩ Mỹ tại
Trung Đông đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Lầu Năm Góc đang xúc tiến
việc đưa thêm 4,500 quân tới Iraq và Kuwait do căng thẳng gần đây có liên quan đến
Iran. Ngoài việc tăng quân, Mỹ còn
điều đến khu vực nhiều vũ khí chiến lược như máy bay tuần thám, hệ thống
phòng không Patriot, máy bay ném bom chiến lược B-52, tiêm kích tàng hình F-22 …
Từ nhiều thập niên Mỹ đã xây dựng một hệ thống đồng minh
rộng lớn ở Trung Đông đủ sức đáp ứng những thách thức chiến lược của Mỹ trong
khu vực. Tuy nhiên, trang web lesclesdumoyenorient.com nhận định dù vậy, nếu xảy
ra đối đầu với Iran, các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông vẫn tuân theo chủ nghĩa
thực dụng.
Ba nước tại Trung Đông có quân Mỹ nhiều nhất là Kuwait,
Bahrain và Qatar. Mỹ triển khai khoảng 13,000 quân đến nhiều căn cứ ở Kuwait.
Hai nước đã ký hiệp định hợp tác quốc phòng từ sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh
năm 1991. Tại Qatar có
căn cứ Al Udeid, căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông với 11,000 quân.
Năm 2018, Qatar thông báo kế hoạch trị giá 1.8 tỉ USD nâng cấp căn cứ này.
Tại Bahrain có
Căn cứ Yểm trợ Hải Quân (Naval Support Activity Bahrain or NSA Bahrain) của Hoa Kỳ và cũng là Bộ
Chỉ huy U.S.
Naval Forces Central Command và United States Fifth Fleet.
Phối
trí của quân lực Mỹ như sau (số lượng khác nhau tùy theo năm và cách tính của
các mạng truyền thông):
·
Kuwait: Có 13,000 quân.
·
Bahrain: 7,000 quân.
·
UAE: đến 2,502 quân.
·
Kuwait: khoảng 2,018
quân.
·
Thổ Nhĩ Kỳ: 1,702
quân.
·
Qatar: 562 quân
(Chưa kể căn cứ Không quân Al Udeid của Hoa Kỳ).
·
Jordan: khoảng 3,000
quân.
·
Saudi Arabia: khoảng
346 quân.
·
Egyt: 294 quân.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
QUÂN LỰC HOA KỲ TẠI HẢI NGOẠI
QUÂN
LỰC HOA KỲ TẠI HẢI NGOẠI
TỔNG QUÁT
Quân đội Hoa
Kỳ hay Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States
Armed Forces) là tổng
hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Các lực lượng này gồm có Lục quân,
Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân, Tuần duyên và Lực lượng Vũ trụ.
US Armed Forces
Hoa Kỳ có một truyền thống dân sự kiểm
soát quân sự mạnh mẽ. Trong lúc Tổng
thống Hoa Kỳ là
người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì Bộ
Quốc phòng Hoa Kỳ,
một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính
sách quân sự được thực hiện. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lãnh
đạo. Bộ trưởng là một người thuộc giới dân sự và là một thành viên trong Nội các
Hoa Kỳ. Bộ trưởng
cũng phục vụ trong vai trò tư lệnh quân sự đứng thứ hai sau Tổng thống Hoa Kỳ.
Để điều phối hành động quân sự với ngoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ có một Hội
đồng An ninh Quốc gia với
một vị cố
vấn an ninh quốc gia lãnh
đạo để hội ý. Cả Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ được cố vấn
bởi một Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ gồm sáu thành viên là lãnh đạo
của các quân chủng. Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ
do Tổng
Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ
lãnh đạo.
Tất cả năm quân chủng được đặt dưới quyền hướng dẫn
của Bộ Quốc Phòng, trừ Tuần
duyên Hoa Kỳ được
đặt dưới quyền của Bộ
Nội An Hoa Kỳ vào
năm 2003 sau khi có việc tái tổ chức chính phủ theo sau vụ
tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tuần duyên Hoa Kỳ có thể được thuyên chuyển sang Bộ
Hải quân Hoa Kỳ theo
lệnh của Tổng thống hay Quốc hội
Hoa Kỳ trong
thời chiến. Tất cả năm lực lượng vũ trang là trong số 7
lực lượng đồng phục của Hoa Kỳ;
hai lực lượng còn lại là Đoàn
Ủy nhiệm Y tế Công cộng Hoa Kỳ và Đoàn Ủy nhiệm Quản trị Khí quyển và
Đại dương Quốc gia.
Từ lúc lập quốc, quân sự đã đóng vai
trò quyết định trong lịch sử
Hoa Kỳ. Ý nghĩa mang
tính định hình và sự thống nhất quốc gia đã được hình thành từ các chiến thắng
như các cuộc chiến chống hải tặc Barbary cũng như Chiến
tranh 1812. Mặc dù
vậy, những người sáng lập ra Hoa Kỳ vẫn nghi ngờ về một lực lượng quân sự
thường trực (vì lo sợ một kẻ độc tài nào đó có thể dùng lực lượng quân sự để
thao túng đất nước) cho đến khi Chiến
tranh thế giới thứ hai bùng
nổ thì một quân đội hiện dịch lớn mạnh mới được chính thức thiết lập
Đạo
luật An ninh Quốc gia Hoa Kỳ 1947,
được thông qua sau Chiến
tranh thế giới thứ hai và
trong thời gian bắt đầu xảy ra Chiến
tranh lạnh, đã tạo
nên khung sườn cho Quân đội Hoa Kỳ hiện đại. Đạo luật này đã sáp nhập các bộ
cấp nội các là Bộ
Chiến tranh Hoa Kỳ và Bộ
Hải quân Hoa Kỳ thành Tổ
chức Quân sự Quốc gia (sau
đó đổi tên thành Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào năm 1949). Nguồn nhân lực của Quân
đội Hoa Kỳ là từ con số lớn những người tự nguyện phục vụ mặc dù chính sách
quân dịch cũng từng được sử dụng nhiều lần trong quá khứ cả thời chiến cũng như
thời bình nhưng nó đã không được dùng kể từ năm 1972. Tính đến năm 2020, Hoa Kỳ có 1,377,863 quân nhân hiện
dịch, 849,450 quân nhân trừ bị, chi tiêu khoảng 721.5 tỷ USD, 3.42% GPD (2019) mỗi
năm để tài trợ cho các lực lượng quân sự của mình, chiếm khoảng 42 phần
trăm chi tiêu quân sự thế giới. Tính chung, các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ
sở hữu số lượng lớn các trang bị mạnh và tiên tiến mà giúp cho họ khả năng lớn
cả về phòng thủ và tấn công.
QUÂN LỰC HOA KỲ TẠI HẢI NGOẠI
(Tất cả con số dưới đây đề trích từ US Military Deployment – From Wikipedia, the free encyclopedia và Where U.S. troops and military assets are
deployed in the Middle East from Rashaan Ayesh - Axios dated
8/1/2020)
Tính đến
đầu năm 2020, quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại 170 quốc gia với 170,000 quân trên 800 căn cứ
quân sự trên thế giới. Đó là chưa kể khoảng 40,000 nhân viên dân sự mà Hoa Kỳ từ chối công bố chi tiết. Ba
nơi có quân số đông nhất là 55,165 tại Nhật Bản, 34,674 tại Đức Quốc và 26,184 tại Hàn Quốc. Đó là
chưa kể 14,000 quân tại Afghanistan và 5,200 quân tại Iraq. Các số liệu này thường
thay đổi vì các đơn vị luôn được triển khai và rút đi thường xuyên. Tổng cộng
có chừng 131,435 tại Đông Á - Đông Nam
Á và Thái Bình Dương, 63,361 quân nhân
đóng quân tại châu Âu, hơn 13,109 tại Tây
Á, Trung Á, Nam Á, Phi Châu và Ấn Độ Dương. Căn
cứ hải ngoại lớn nhất là ở Yokosuka, Nhật
Bản, nơi đây phục vụ như cảng nhà cho hạm đội triển khai tiền
phương lớn nhất và là căn cứ hoạt động của Đệ 7 Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ.
Vào đầu năm 2013 thì 42 trong số 52 tàu hải quân của Mỹ hoạt động tại
vùng Viễn Đông dùng căn cứ Yokosuka, Guam và Singapore.
Căn cứ Hải quân Yokosuka của
HQHK tại Nhật Bản
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ,
tổng chi phí cho các căn cứ nước ngoài và việc triển khai quân tới đây là 24.4
tỷ USD trong năm tài khóa 2020. Con số này chưa tính tới chi phí cho các hoạt
động chiến đấu đang diễn ra tại Iraq và Afghanistan. Kể từ khi ông Donald
Trump khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2015, ông đã chỉ
trích số tiền mà các đồng minh của Mỹ đóng góp cho việc bảo vệ chính họ. Ông
đòi hỏi các đồng minh cần sự bảo vệ của quân lực Hoa Kỳ phải trả toàn chi phí
cho sự hiện diện của Hoa Kỳ, cọng thêm 50% tiền phụ trội về việc nhờ vả sự giúp
đỡ của Hoa Kỳ. Đây là vấn đề tế nhị đòi hỏi sự thông cảm và tương nhượng của cả
2 bên trên cả 2 phương diện kinh tế và quân sự trong quan hệ chiến lược.
Người dân ở các nước
khác nhìn nhận thế nào về sự hiện diện của quân đội Mỹ:
Năm 2018, một cuộc
điều tra đã được thực hiện ở 14 nước, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, với khoảng
1,000 người được hỏi ở mỗi nước. Người dân ở các nước này nói chung cảm thấy
tích cực hoặc có thái độ trung lập về quân nhân Mỹ đồn trú tại đây. Những người
có tiếp xúc trực tiếp với quân nhân Mỹ hoặc có gia đình và bạn bè tương tác với
lực lượng này thường có xu hướng nói tốt về quân Mỹ. Ngoài ra, khoảng 10-20% số
người được hỏi cho hay đã nhận được lợi ích tài chính từ sự hiện diện của quân
đội Mỹ. Điều này có thể bao gồm việc các quân nhân Mỹ sử dụng dịch vụ từ các
doanh nghiệp của họ hoặc bản thân họ được quân đội Mỹ tuyển dụng. Tất nhiên
quan điểm của người dân địa phương là đa dạng. Đã có những phong trào phản đối
lính Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản, quanh căn cứ không quân Ramstein của
Đức, và ở cả Hàn Quốc. Mỹ càng yêu cầu các nước chủ nhà chi trả cho sự hiện
diện của họ thì các chính trị gia ở các nước đó càng ít ủng hộ việc duy trì
thỏa thuận giữa đôi bên.
Biểu tình của dân chúng Nhật tại
Okinawa
Quân
lực Hoa Kỳ tại Trung Đông: Hoa Kỳ đã duy trì sự
hiện diện tốn kém nhất tại Trung Đông trong những thập niên vừa qua với ít nhất
là 60,000 quân trực thuộc United States Central Command. Theo tờ New York Times, binh sĩ Mỹ tại
Trung Đông đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Lầu Năm Góc đang xúc tiến
việc đưa thêm 4,500 quân tới Iraq và Kuwait do căng thẳng gần đây có liên quan đến
Iran. Ngoài việc tăng quân, Mỹ còn
điều đến khu vực nhiều vũ khí chiến lược như máy bay tuần thám, hệ thống
phòng không Patriot, máy bay ném bom chiến lược B-52, tiêm kích tàng hình F-22 …
Từ nhiều thập niên Mỹ đã xây dựng một hệ thống đồng minh
rộng lớn ở Trung Đông đủ sức đáp ứng những thách thức chiến lược của Mỹ trong
khu vực. Tuy nhiên, trang web lesclesdumoyenorient.com nhận định dù vậy, nếu xảy
ra đối đầu với Iran, các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông vẫn tuân theo chủ nghĩa
thực dụng.
Ba nước tại Trung Đông có quân Mỹ nhiều nhất là Kuwait,
Bahrain và Qatar. Mỹ triển khai khoảng 13,000 quân đến nhiều căn cứ ở Kuwait.
Hai nước đã ký hiệp định hợp tác quốc phòng từ sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh
năm 1991. Tại Qatar có
căn cứ Al Udeid, căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông với 11,000 quân.
Năm 2018, Qatar thông báo kế hoạch trị giá 1.8 tỉ USD nâng cấp căn cứ này.
Tại Bahrain có
Căn cứ Yểm trợ Hải Quân (Naval Support Activity Bahrain or NSA Bahrain) của Hoa Kỳ và cũng là Bộ
Chỉ huy U.S.
Naval Forces Central Command và United States Fifth Fleet.
Phối
trí của quân lực Mỹ như sau (số lượng khác nhau tùy theo năm và cách tính của
các mạng truyền thông):
·
Kuwait: Có 13,000 quân.
·
Bahrain: 7,000 quân.
·
UAE: đến 2,502 quân.
·
Kuwait: khoảng 2,018
quân.
·
Thổ Nhĩ Kỳ: 1,702
quân.
·
Qatar: 562 quân
(Chưa kể căn cứ Không quân Al Udeid của Hoa Kỳ).
·
Jordan: khoảng 3,000
quân.
·
Saudi Arabia: khoảng
346 quân.
·
Egyt: 294 quân.