Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
QUÊ NHÀ HÔM NAY- Việt Nhân
(HNPĐ) Nam tiến! Ngày nào dân mình theo chân Chúa Nguyễn đi mở cõi, lịch sử dân Việt đã ghi rõ việc đó, hôm nay cũng có những người từ phương Bắc họ xuôi Nam không phải để khai phá những vùng đất hoang hóa như ông cha mình khi xưa đã từng. Mà họ là những kẻ xâm lăng, có sự tiếp tay của phường thổ phỉ địa phương cho giặc, bằng mọi hình thức họ xua dần những người dân Việt hiền hòa, ra khỏi mảnh đất mà cha ông ta đã đổ bao xương máu tạo nên - Và những người dân Việt hôm nay đã phải chọn con đường, rời quê hương đi tha phương tìm sống, nó như phương cách cuối cùng để sống còn!
Từ lúc chuyện biển Đông dậy sóng, chúng ta đã thấy từng bước lùi của chính quyền xã nghĩa trước sự xâm lăng biển đảo của Tầu cộng, và cũng biết bao lời cảnh báo cho tương lai một nước ven biển như nước ta sẽ không còn biển. Nay đã thành sự thật như thế, những ồn ào Hoàng Sa, Trường Sa là của Viêt Nam đã bị các bản án tù thật nặng của chế độ dập tắt, lãnh hải hôm nay chỉ là khoảnh hẹp ven bờ cùng một ít đảo sót lại của Trường Sa. Và dù cho chế độ cộng sản An Nam luôn lu loa là chúng bảo vệ vẹn toàn thềm lục địa, thì sự thật vẫn cho thấy 200 hải lý lãnh hải tự nhiên nước ta đã nằm trong tay Tầu cộng, và các đảo còn lại số phận sẽ không khác hơn gì Gạc Ma – Tóm lại biển đã bị chúng bế kín.
Cái xót cho biển đảo chưa nguôi, nay chuyện xảy ra không khác trong đất liền, cho thấy những đốm da beo ngày càng loang rộng, các khu phố tầu càng ngày càng nhiều, với tổ chức hành chánh, sinh hoạt văn hóa là những gì riêng biệt với luật lệ riêng. Ngay cả chính quyền xã nghĩa hiện tại cũng phải đứng ngoài không được phép can dự, thực tế các khu khai thác rừng, cây công nghiệp, hay khu quặng mỏ, là những vùng biệt khu riêng hẳn của người Tầu. Vậy ta thấy gì khi người Tầu có mặt đều khắp từ vùng cao phía bắc đến các vùng trọng điểm thuộc các tỉnh sát biên giới Lào, Campuchia, hướng tiến của họ đã đẩy dân Việt sống co cụm lại với nhau.
Người Việt sống thành những ốc đảo trên ngay chính quê hương mình, nông nghiệp tự nuôi sống không còn nữa, điều dễ hiểu đất canh tác bị ngay chính nhà nước xã nghĩa cướp, hay chính người Tầu mua làm chủ đất, như tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh tràn ngập những chủ đất người Hoa. Một nước nông nghiệp mà không có đất, thì tương lai nông dân sẽ ra sao, xứ Nghệ Tĩnh nay có lẽ đứng đầu với số người dân noi gương Hồ, mà đi tha phương cầu thực cao nhất nước, họ sang tận Nga, tận Angola... Giải quyết nông sản cần cho tiêu dùng, nhà nước đã tạo mọi dễ dàng cho thương lái đem xe tải của khắp miền trong nước, từ vùng Cao Nguyên, miền Đông Nam Bộ, thậm chí cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, sang đánh hàng nông sản Tầu từ bên đất Hoa Lục.
Canh tác manh múm, không cạnh tranh nổi hàng nông sản của Tầu! Ngay cả các ngành tiểu công nghiệp, hàng hóa sản xuất bị hàng Tầu giá rẻ nhập ồ ạt miễn thuế đè bẹp, đưa đến tình trạng các hãng xưởng nhỏ và vừa, bị phá sản, giải thể, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp, cái vòng lẩn quẩn lại đưa đến là dân bỏ nước ra đi, dù phải làm đĩ, lao nô. Ngay cả vấn nạn này cũng cho thấy có bàn tay tiếp sức của chính quyền xã nghĩa qua các chủ trương xuất cảng lao động, xuất cảng nhân công rẻ cho nước ngoài. Nói không quá chính nhà nước đã bóp chết mọi ngành nghề của người dân trong nước, rồi mở cửa cho nước ngoài vào khai thác sức nhân công rẻ mạt của người dân, nhằm ăn chia cùng chủ tư bản.
Thời buổi khoa học kỹ thuật hôm nay, mà xứ xã nghĩa vẫn chưa đủ trình độ tự sản xuất được một con đinh ốc đúng tiêu chuẩn quốc tế, đi đâu cũng thấy khoe đang vươn vai cùng thế giới năm châu, nhưng thực chất ngay cả trong nước người Việt chỉ làm gia công cho các nhà máy, mà chủ là người nước ngoài. Tình trạng này một khi người Tầu đã ổn định được thế đứng, lập các hãng xưởng của Trung Quốc ngay trên đất Việt, tình trạng dân Tầu lại ồ ạt tràn xuống phương nam dưới dạng công nhân tay nghề. Thật dễ dàng cho ta thấy cái khó của người dân lao động, trong khi các quan nhà nước xã nghĩa thì luôn đứng về phía đồng chí 16 chữ vàng – Xin hỏi ông chủ thực sự đất Việt là ai?
Tóm lại từ vùng rừng thượng nguồn biên giới Hoa-Việt, xuống dọc biên giới Lào, một Hà Tĩnh, một Cao Nguyên Trung Phần, một Bình Dương, đến chót đất mũi Cà Mau đều tràn ngập người Hoa, một Hoàng Sa đã mất, một phần Trường Sa đã bị chiếm. Ngoài biển lãnh hải đã không còn, trong đất liền suốt dọc chiều dài lãnh thổ không đâu mà không có người Hoa, cuộc Nam tiến ngày nào mới chỉ là ý của Mao, nay với sự tiếp tay của chính quyền Việt gian xã nghĩa, Tầu cộng trên cơ bản đã chiếm được Việt Nam. Tự ngàn đời Tầu vẫn luôn muốn thôn tính nước ta, nay lại với số dân một tỷ rưỡi cần đất sống, cần nuôi ăn, hai hướng chúng bung ra dễ dàng là biển đông và phương nam, vì chúng nắm thóp được bọn An Nam xã nghĩa.
Tin gây chú ý mấy hôm nay là tin về ‘Tàu ngầm Hà Nội’, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, chính thức được chuyển giao vào ngày 7/11/2013, dự kiến tới cuối tháng 1/2014 sẽ cập cảng Cam Ranh. Theo đó mà trong dư luận đã có một vài nhận định “Kilo 636 sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thay đổi cục diện ván cờ biển Đông”, công tâm mà nói nhận định này của Viện nghiên cứu và phân tách chiến lược S.Rajaratnam của Singarpore là không sai. Nhưng liệu nó có đúng không khi đây lại là nhà nước An Nam xã nghĩa, chuyện bán nước đã có từ thời già Hồ, đến nay đảng An Nam cộng lại có lắm kẻ vì sự sống còn, mà đã từng phần cắt đất dâng cho giặc.
Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng bộ quốc phòng An Nam xã nghĩa, xác nhận với giới báo chí về các con tàu Kilo, tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á Shangri-La tháng 09/2011, chỉ là để tuần tra ven biển, mà không là để gây nóng thêm tình hình biển Đông trong chạy đua vũ trang. Với ai nghĩ khác, chứ với mỗ tôi, đây là câu nói thực lòng nhất của PQThanh, thay mặt cho những tay thái thú địa phương được thiên triều đặt lên để cai trị dân Việt. Sau những gì nói tại đối thoại Shangri-La, hình ảnh một PQThanh ngồi khép nép nghe sứ thiên triều Khổng Huyền Hựu dạy việc tháng 11/2011 đã nói lên tất cả, vậy chuyện dám hay không dám đối đầu, không là chỗ đợi đến khi có được trong tay những khí tài hiện đại.
Đã đến lúc giặc vào hẳn trong nhà, bên ngoài thì bị vây kín, hạm đội tàu ngầm của TQ đặt căn cứ ngay sát bên là đảo Hải Nam, và mới đây nhất 31/10/2013 các cơ quan truyền thông quốc tế loan tin “Bắc Kinh đang biểu dương sức mạnh hạm đội tầu ngầm nguyên tử”. Mà qua đó báo chí TQ tuần trước nhận định, đây là điều cần thiết để cho các nước thấy được khả năng của TQ trong tranh chấp biển đảo, Global Times đưa tin tàu ngầm TQ đã hoạt đông ra tới ngoài khơi Thái Bình Dương từ đảo Honshu của Nhật Bản xuống tới Papua New Guinea.
Thực hư chuyện TQ khoa trương chúng ta miễn bàn, chỉ xin nói đến chuyện quê nhà hôm nay, lòng dân phân tán, cái đói cái khổ đã khiến người dân vì cuộc sống phải bỏ đi tha phương, thì liệu có còn giữ được cái thiết tha với quê hương? Ngay giới trẻ quê nhà hôm nay chuyên nghĩa vụ quân sự là cái họ đang tìm đủ cách để trốn, tâm trạng giới trẻ họ muốn sống cho chính họ, tội gì họ phải đi nghĩa vụ trong khi con cái các lãnh đạo thì khỏi, mà lại ngồi cao?
Ông Tư Bến Nghé nói, cái cầu tiêu mà nó còn liếm, còn ăn, thì chuyện xách tiền tỷ đô đi mua máy bay, tầu ngầm, cam đoan Mr Ếch Bean không ăn trong mấy vụ này thì ông đi bằng hai tay. Và với vài con tàu ngầm Kilo hay máy bay tiềm kích Sukhoi là chuyện chỉ để mua vui, rồi theo thời gian những gì hai đảng đôi bên, mà Hồ-Mao cam kết cùng nhau, cứ thế xúc tiến.
Việt Nhân (HNPĐ)
QUÊ NHÀ HÔM NAY- Việt Nhân
(HNPĐ) Nam tiến! Ngày nào dân mình theo chân Chúa Nguyễn đi mở cõi, lịch sử dân Việt đã ghi rõ việc đó, hôm nay cũng có những người từ phương Bắc họ xuôi Nam không phải để khai phá những vùng đất hoang hóa như ông cha mình khi xưa đã từng. Mà họ là những kẻ xâm lăng, có sự tiếp tay của phường thổ phỉ địa phương cho giặc, bằng mọi hình thức họ xua dần những người dân Việt hiền hòa, ra khỏi mảnh đất mà cha ông ta đã đổ bao xương máu tạo nên - Và những người dân Việt hôm nay đã phải chọn con đường, rời quê hương đi tha phương tìm sống, nó như phương cách cuối cùng để sống còn!
Từ lúc chuyện biển Đông dậy sóng, chúng ta đã thấy từng bước lùi của chính quyền xã nghĩa trước sự xâm lăng biển đảo của Tầu cộng, và cũng biết bao lời cảnh báo cho tương lai một nước ven biển như nước ta sẽ không còn biển. Nay đã thành sự thật như thế, những ồn ào Hoàng Sa, Trường Sa là của Viêt Nam đã bị các bản án tù thật nặng của chế độ dập tắt, lãnh hải hôm nay chỉ là khoảnh hẹp ven bờ cùng một ít đảo sót lại của Trường Sa. Và dù cho chế độ cộng sản An Nam luôn lu loa là chúng bảo vệ vẹn toàn thềm lục địa, thì sự thật vẫn cho thấy 200 hải lý lãnh hải tự nhiên nước ta đã nằm trong tay Tầu cộng, và các đảo còn lại số phận sẽ không khác hơn gì Gạc Ma – Tóm lại biển đã bị chúng bế kín.
Cái xót cho biển đảo chưa nguôi, nay chuyện xảy ra không khác trong đất liền, cho thấy những đốm da beo ngày càng loang rộng, các khu phố tầu càng ngày càng nhiều, với tổ chức hành chánh, sinh hoạt văn hóa là những gì riêng biệt với luật lệ riêng. Ngay cả chính quyền xã nghĩa hiện tại cũng phải đứng ngoài không được phép can dự, thực tế các khu khai thác rừng, cây công nghiệp, hay khu quặng mỏ, là những vùng biệt khu riêng hẳn của người Tầu. Vậy ta thấy gì khi người Tầu có mặt đều khắp từ vùng cao phía bắc đến các vùng trọng điểm thuộc các tỉnh sát biên giới Lào, Campuchia, hướng tiến của họ đã đẩy dân Việt sống co cụm lại với nhau.
Người Việt sống thành những ốc đảo trên ngay chính quê hương mình, nông nghiệp tự nuôi sống không còn nữa, điều dễ hiểu đất canh tác bị ngay chính nhà nước xã nghĩa cướp, hay chính người Tầu mua làm chủ đất, như tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh tràn ngập những chủ đất người Hoa. Một nước nông nghiệp mà không có đất, thì tương lai nông dân sẽ ra sao, xứ Nghệ Tĩnh nay có lẽ đứng đầu với số người dân noi gương Hồ, mà đi tha phương cầu thực cao nhất nước, họ sang tận Nga, tận Angola... Giải quyết nông sản cần cho tiêu dùng, nhà nước đã tạo mọi dễ dàng cho thương lái đem xe tải của khắp miền trong nước, từ vùng Cao Nguyên, miền Đông Nam Bộ, thậm chí cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, sang đánh hàng nông sản Tầu từ bên đất Hoa Lục.
Canh tác manh múm, không cạnh tranh nổi hàng nông sản của Tầu! Ngay cả các ngành tiểu công nghiệp, hàng hóa sản xuất bị hàng Tầu giá rẻ nhập ồ ạt miễn thuế đè bẹp, đưa đến tình trạng các hãng xưởng nhỏ và vừa, bị phá sản, giải thể, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp, cái vòng lẩn quẩn lại đưa đến là dân bỏ nước ra đi, dù phải làm đĩ, lao nô. Ngay cả vấn nạn này cũng cho thấy có bàn tay tiếp sức của chính quyền xã nghĩa qua các chủ trương xuất cảng lao động, xuất cảng nhân công rẻ cho nước ngoài. Nói không quá chính nhà nước đã bóp chết mọi ngành nghề của người dân trong nước, rồi mở cửa cho nước ngoài vào khai thác sức nhân công rẻ mạt của người dân, nhằm ăn chia cùng chủ tư bản.
Thời buổi khoa học kỹ thuật hôm nay, mà xứ xã nghĩa vẫn chưa đủ trình độ tự sản xuất được một con đinh ốc đúng tiêu chuẩn quốc tế, đi đâu cũng thấy khoe đang vươn vai cùng thế giới năm châu, nhưng thực chất ngay cả trong nước người Việt chỉ làm gia công cho các nhà máy, mà chủ là người nước ngoài. Tình trạng này một khi người Tầu đã ổn định được thế đứng, lập các hãng xưởng của Trung Quốc ngay trên đất Việt, tình trạng dân Tầu lại ồ ạt tràn xuống phương nam dưới dạng công nhân tay nghề. Thật dễ dàng cho ta thấy cái khó của người dân lao động, trong khi các quan nhà nước xã nghĩa thì luôn đứng về phía đồng chí 16 chữ vàng – Xin hỏi ông chủ thực sự đất Việt là ai?
Tóm lại từ vùng rừng thượng nguồn biên giới Hoa-Việt, xuống dọc biên giới Lào, một Hà Tĩnh, một Cao Nguyên Trung Phần, một Bình Dương, đến chót đất mũi Cà Mau đều tràn ngập người Hoa, một Hoàng Sa đã mất, một phần Trường Sa đã bị chiếm. Ngoài biển lãnh hải đã không còn, trong đất liền suốt dọc chiều dài lãnh thổ không đâu mà không có người Hoa, cuộc Nam tiến ngày nào mới chỉ là ý của Mao, nay với sự tiếp tay của chính quyền Việt gian xã nghĩa, Tầu cộng trên cơ bản đã chiếm được Việt Nam. Tự ngàn đời Tầu vẫn luôn muốn thôn tính nước ta, nay lại với số dân một tỷ rưỡi cần đất sống, cần nuôi ăn, hai hướng chúng bung ra dễ dàng là biển đông và phương nam, vì chúng nắm thóp được bọn An Nam xã nghĩa.
Tin gây chú ý mấy hôm nay là tin về ‘Tàu ngầm Hà Nội’, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, chính thức được chuyển giao vào ngày 7/11/2013, dự kiến tới cuối tháng 1/2014 sẽ cập cảng Cam Ranh. Theo đó mà trong dư luận đã có một vài nhận định “Kilo 636 sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thay đổi cục diện ván cờ biển Đông”, công tâm mà nói nhận định này của Viện nghiên cứu và phân tách chiến lược S.Rajaratnam của Singarpore là không sai. Nhưng liệu nó có đúng không khi đây lại là nhà nước An Nam xã nghĩa, chuyện bán nước đã có từ thời già Hồ, đến nay đảng An Nam cộng lại có lắm kẻ vì sự sống còn, mà đã từng phần cắt đất dâng cho giặc.
Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng bộ quốc phòng An Nam xã nghĩa, xác nhận với giới báo chí về các con tàu Kilo, tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á Shangri-La tháng 09/2011, chỉ là để tuần tra ven biển, mà không là để gây nóng thêm tình hình biển Đông trong chạy đua vũ trang. Với ai nghĩ khác, chứ với mỗ tôi, đây là câu nói thực lòng nhất của PQThanh, thay mặt cho những tay thái thú địa phương được thiên triều đặt lên để cai trị dân Việt. Sau những gì nói tại đối thoại Shangri-La, hình ảnh một PQThanh ngồi khép nép nghe sứ thiên triều Khổng Huyền Hựu dạy việc tháng 11/2011 đã nói lên tất cả, vậy chuyện dám hay không dám đối đầu, không là chỗ đợi đến khi có được trong tay những khí tài hiện đại.
Đã đến lúc giặc vào hẳn trong nhà, bên ngoài thì bị vây kín, hạm đội tàu ngầm của TQ đặt căn cứ ngay sát bên là đảo Hải Nam, và mới đây nhất 31/10/2013 các cơ quan truyền thông quốc tế loan tin “Bắc Kinh đang biểu dương sức mạnh hạm đội tầu ngầm nguyên tử”. Mà qua đó báo chí TQ tuần trước nhận định, đây là điều cần thiết để cho các nước thấy được khả năng của TQ trong tranh chấp biển đảo, Global Times đưa tin tàu ngầm TQ đã hoạt đông ra tới ngoài khơi Thái Bình Dương từ đảo Honshu của Nhật Bản xuống tới Papua New Guinea.
Thực hư chuyện TQ khoa trương chúng ta miễn bàn, chỉ xin nói đến chuyện quê nhà hôm nay, lòng dân phân tán, cái đói cái khổ đã khiến người dân vì cuộc sống phải bỏ đi tha phương, thì liệu có còn giữ được cái thiết tha với quê hương? Ngay giới trẻ quê nhà hôm nay chuyên nghĩa vụ quân sự là cái họ đang tìm đủ cách để trốn, tâm trạng giới trẻ họ muốn sống cho chính họ, tội gì họ phải đi nghĩa vụ trong khi con cái các lãnh đạo thì khỏi, mà lại ngồi cao?
Ông Tư Bến Nghé nói, cái cầu tiêu mà nó còn liếm, còn ăn, thì chuyện xách tiền tỷ đô đi mua máy bay, tầu ngầm, cam đoan Mr Ếch Bean không ăn trong mấy vụ này thì ông đi bằng hai tay. Và với vài con tàu ngầm Kilo hay máy bay tiềm kích Sukhoi là chuyện chỉ để mua vui, rồi theo thời gian những gì hai đảng đôi bên, mà Hồ-Mao cam kết cùng nhau, cứ thế xúc tiến.
Việt Nhân (HNPĐ)