Kinh Đời
Qua đời vì ung thư khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, nữ Tiến sĩ 33 tuổi để lại bức tâm thư thức tỉnh hàng triệu người
"3 điều đau khổ nhất của đời người là: mất con lúc tuổi già, mất vợ ở tuổi trung niên và mất mẹ từ khi còn nhỏ. Nếu như tôi chết thì bố mẹ tôi, chồng tôi và con trai tôi sẽ phải đối mặt với những nỗi đau này, vì vậy, tôi phải kiên cường sống tiếp."
Vu Quyên, sinh năm 1978, người thị trấn Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Chị từng đi du học nước ngoài, trở về với tấm bằng Tiến sĩ trong tay và trở thành giảng viên ưu tú của trường Đại học Phục Đán (Fudan University) danh tiếng ở Thượng Hải.
Ngày 25/9/2008, chị Vu Quyên hạ sinh con trai đầu lòng Khoai Tây trong niềm hân hoan của gia đình hai bên. Những tưởng cuộc sống của chị cứ thế êm đềm trôi qua, nhưng ngờ đâu vào tháng 12/2009, chị lại bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 2/1/2010, các bác sĩ đưa ra thông báo căn bệnh của chị Vu đã trở nặng và chị chính thức trở thành bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Trải qua một khoảng thời gian dài kiên cường chống chọi với bệnh tật, ngày 19/4/2011, chị Vu Quyên đã qua đời trong niềm tiếc thương vô hạn của những người xung quanh, hưởng dương 33 tuổi.
Trong thời kỳ chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, chị Vu Quyên đã viết tâm thư chia sẻ về cuộc sống, về bệnh tật và về nguyên nhân khiến mình bị bệnh. Những dòng tự sự của chị được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận. Hàng triệu người đã phải giật mình hoảng hốt khi phát hiện ra bản thân cũng đang sống liều mạng như chị Vu từng sống.
Những đoạn trích dẫn từ bức tâm thư "Sống là điều vĩ đại" được chị Vu Quyên thổ lộ dưới đây chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người phải thức tỉnh và cảm thấy thật sự cần thay đổi cách sống của bản thân.
"Vào lúc phải đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết, bạn sẽ phát hiện ra rằng việc tăng ca, hay tạo quá nhiều áp lực cho bản thân, hoặc những nhu cầu mua nhà, mua xe đều chỉ là phù du. Nếu bạn có thời gian thì hãy ở bên con cái, dùng khoản tiền tiết kiệm mua xe để mua tặng bố mẹ mình một đôi giày. Đừng cố sống cố chết đổi một căn nhà to đẹp hơn, bởi chỉ cần được ở bên người mình yêu thương thì một căn phòng chật hẹp cũng đủ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc trào dâng."
"Tôi đã chiến đấu với căn bệnh ung thư suốt 1 năm trời, cũng từng trải qua vài lần chết hụt. Hiện giờ có thể ngồi đây gõ ra những dòng chữ này, tôi cho rằng đã đến lúc nên nghiêm túc suy nghĩ xem tại sao bản thân mình lại bị mắc bệnh ung thư? Tuy rằng đối với tôi, việc làm ấy chẳng có bất kỳ ý nghĩa gì, nhưng có lẽ nó sẽ giúp ích cho người khác."
"Nguyên nhân khiến tôi suy nghĩ về vấn đề kể trên và quyết định viết ra những điều tâm huyết này là bởi vì cho dù có phân tích kiểu gì, tôi vẫn cho rằng mình không thể là người bị mắc bệnh ung thư được."
"Trước tiên, phải nói rằng tôi không bị mắc bệnh di truyền. Thứ hai, thể chất của tôi rất tốt. Thứ ba, tôi mới sinh con và cho bé bú được 1 năm. Thứ tư, hầu hết những người mắc bệnh ung thư vú đều trong độ tuổi ngoài 45, còn tôi khi ấy chỉ mới 31 tuổi mà thôi.
Tôi nghĩ việc mình mắc bệnh chắc chắn là hệ quả của nhiều yếu tố đã được tích luỹ trong một khoảng thời gian dài."
Thói quen ăn uống
1. Cái gì cũng ăn thử
Tôi là một người chẳng bao giờ từ chối nếm thử bất kỳ món ăn nào. Vì nhiều nguyên nhân khách quan, ví dụ như công việc đầu bếp của bố khiến tôi có cơ hội thưởng thức nhiều thứ mà mình không nên ăn, từ thịt công, thịt gấu, thịt hươu, thịt nai, cho tới mòng biển, cá voi...
Việc ăn thịt những loài động vật này không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, mà còn khiến tôi cảm thấy tội lỗi đầy mình. Không những vậy, những loại thịt này thật sự chẳng ngon lành gì.
2. Ăn quá nhiều
Tôi là một người ăn uống rất tuỳ tiện và thoải mái, thậm chí còn nổi tiếng là ăn nhiều.
Lúc còn học ở bên trời Âu, thầy giáo thường xuyên mời tôi đi ăn vì vợ thầy bị mất vị giác, trong khi nhìn tôi vừa nhồm nhoàm nhai vừa kể chuyện cười lại khiến cho thầy có cảm hứng ăn uống. Đến khi đi làm, tôi vẫn giữ thói quen ấy. Có lần đi ăn với một nhóm thầy giáo cùng trường mà cả 5 người đàn ông cũng chẳng ai ăn nhiều được như tôi.
Tôi thấy mình thật giống với con rắn tham lam trong trò chơi "rắn săn mồi" yêu thích trên điện thoại, cứ mải miết ăn rồi bị chết bởi chính thói tham ăn của mình.
3. Nghiện đồ ăn nhiều đạm
Trước khi bị bệnh, tôi là người bị nghiện ăn thịt. Nếu trên bàn ăn không có thịt, tôi sẽ cảm thấy không có hứng thú ăn uống gì nữa, hoặc có ăn thì cũng chẳng bao giờ cảm thấy no. Mẹ tôi cho rằng thói quen này của tôi là do bố tôi mà ra, bởi ông là một đầu bếp nổi tiếng cấp quốc gia, thế nên tôi luôn được ăn uống thoải mái, ngay cả khi những người trong vùng không có thịt để mà ăn.
Bên cạnh đó, tôi cũng rất thích ăn hải sản. Quê chồng tôi lại ở một hòn đảo nhỏ trên thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, thế nên tôi có thể ăn hải sản tùy thích. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói không phải là ăn hải sản không tốt cho sức khỏe, mà tôi chỉ muốn tìm hiểu xem vì sao tôi lại mắc bệnh ung thư.
Có lẽ chồng tôi là người miền biển nên anh ấy có thể ăn hải sản từ ngày này sang tháng khác mà không có bất kỳ phản ứng phụ nào. Còn tôi lại là một cô gái ở vùng đồng bằng, từ nhỏ đã không quen ăn nhiều đồ biển, thế nên việc ăn hải sản trường kỳ cũng ít nhiều ảnh hưởng tới cơ thể. Người ta vẫn nói "ở đâu quen đấy", và tôi thì nhận thức sâu sắc một điều: không phải cứ được gả đến vùng biển thì tôi sẽ có thể chất của một ngư dân.
Đi ngủ không đúng giờ
Tôi có thói quen đi ngủ muộn. Thực ra tôi cảm thấy ở độ tuổi của mình, việc đi ngủ muộn cũng chẳng có gì to tát cả. Đại đa số những người mà tôi quen đều đi ngủ muộn, tuy rằng sức khỏe của họ đều khá tốt, nhưng việc đi ngủ muộn thật sự rất có hại cho cơ thể.
Suốt 10 năm qua, trừ lúc ở ký túc xá của trường phải tắt đèn đúng giờ ra, hầu như tôi chẳng lúc nào đi ngủ trước 12 giờ đêm (thực ra thì ngay cả khi đèn ký túc đã tắt, tôi cũng không đi ngủ đúng giờ). Có quá nhiều lý do để tôi thức khuya, thậm chí là thâu đêm suốt sáng, nào là học hành, ôn thi, cho tới nói chuyện phiếm, chơi game, hay đi hát karaoke, ra ngoài tụ tập với bạn bè, hoặc thậm chí là chỉ ngồi suy nghĩ thẩn thơ một mình... Tính ra, cho dù tôi có đi ngủ sớm thì cũng chẳng bao giờ trước 1 giờ sáng.
Khi tiến hành làm xét nghiệm, gan của tôi luôn có chỉ số rất cao, nhưng trước đó tôi không hề có bất kỳ triệu chứng gì của bệnh gan. Tôi rất ngạc nhiên và gấp gáp tìm hiểu lý do tại sao chức năng gan của tôi lại có vấn đề như vậy, bởi vì chức năng gan kém thì không thể tiếp tục quá trình hóa trị.
Tiếp đó, bác sĩ nói cho tôi biết từ 11 giờ đêm tới 3 giờ sáng là khoảng thời gian hoạt động mạnh nhất của gan, cũng là thời gian thải độc tốt nhất của gan. Nếu chức năng gan không được nghỉ ngơi sẽ gây ra lưu thông máu không đủ ở gan, rất khó để các tế bào gan hồi phục dẫn đến sự suy giảm và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Vì vậy, nhiều người vẫn nói "thường xuyên thức khuya cũng đồng nghĩa với việc tự sát" kỳ thực không phải là quá phóng đại.
Sau này, khi đã bị bệnh, tôi bắt đầu nghiên cứu các loại tài liệu liên quan tới sức khỏe con người. Trong đó có nói cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể diễn ra như sau:
Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) bài độc (đào thải chất độc).
Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan.
Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật.
Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi.
Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc.
Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Tôi cho rằng chúng ta nên đi ngủ sớm và đối đãi thật tốt với cơ thể của mình, bởi chẳng có thứ gì quý giá hơn sức khỏe đâu.
"Nhồi nhét" quá độ cho kịp deadline
Khi nhìn lại bản thân trong hơn 30 năm qua, tôi phát hiện ra rằng mình đã dành đến 20 năm để học tập. Có lẽ vì luôn mải chạy theo thành tích và các loại học bổng, giải thưởng nên tôi đã phải tiêu tốn rất nhiều thời gian quý giá trong đời.
Tôi tự nhận thấy mình là một mẫu
người điển hình của chế độ "2W", tức là chỉ học hành chăm chỉ trước khi
diễn ra kỳ thi 2 tuần (two weeks) và kết quả luôn ở mức kém (too weak).
Vì vậy, mỗi khi kỳ thi đến, tôi luôn phải "nhồi nhét" mớ kiến thức mênh mông vào trong não bộ nhỏ bé của mình. "Nước đã dâng đến tận cổ" khiến tôi ra sức học hành, thậm chí có những hôm tôi dành tới 21 tiếng đồng hồ chỉ để ôn bài cho kịp deadline. Và sau đó, tôi thường lâm vào tình trạng kiệt sức, kết thúc kỳ thi phải ngủ bù 2-3 ngày liền.
Tôi tin rằng rất nhiều người trẻ đang có thói quen sinh hoạt giống mình. Qua đây, tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng cần phải hết sức trân trọng sức khoẻ của mình, đừng bao giờ để cơ thể quá kiệt quệ.
Môi trường sống
Tuy trước nay tôi chưa từng chê bai bầu không khí ô nhiễm ở Thượng Hải, nhưng quả thực, khi từ châu Âu trở về, tôi đã nhận thức sâu sắc về mức độ quan trọng của môi trường sống quanh mình.
Theo kết quả một cuộc thống kê, ở Trung Quốc cứ 10.000 người lại có 180 người bị mắc bệnh ung thư, và thành phố có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất là Thượng Hải.
Trong khoảng thời gian từ năm 1963-1980, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở Thượng Hải đã tăng gấp đôi, cao hơn 25% so với Bắc Kinh, Thiên Tân. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ Thượng Hải bị mắc bệnh ung thư cũng tăng gần gấp đôi trong vòng chưa đến 20 năm. Trung bình, cứ mỗi 100 người phụ nữ Thượng Hải lại có một người bị mắc bệnh ung thư, cao hơn hẳn so với các thành phố khác.
Tôi không nói rằng bầu không khí ô nhiễm ở Thượng Hải đã khiến mình bị ung thư, nhưng tôi cảm thấy đây chính là một trong những tác nhân chính gây ra căn bệnh của mình. Ngoài ra, những yếu tố tai hại như nguồn nước ô nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo... cũng góp phần tạo nên tình trạng số lượng người bị mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng nhanh chóng như hiện nay.
Tôi hy vọng những điều trên đây sẽ giúp ích cho bạn, bởi tôi không mong muốn có thêm bất kỳ trường hợp nào phải chịu đau khổ giống như mình.
Đình Đình
( Thời Đại )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Qua đời vì ung thư khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, nữ Tiến sĩ 33 tuổi để lại bức tâm thư thức tỉnh hàng triệu người
"3 điều đau khổ nhất của đời người là: mất con lúc tuổi già, mất vợ ở tuổi trung niên và mất mẹ từ khi còn nhỏ. Nếu như tôi chết thì bố mẹ tôi, chồng tôi và con trai tôi sẽ phải đối mặt với những nỗi đau này, vì vậy, tôi phải kiên cường sống tiếp."
Vu Quyên, sinh năm 1978, người thị trấn Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Chị từng đi du học nước ngoài, trở về với tấm bằng Tiến sĩ trong tay và trở thành giảng viên ưu tú của trường Đại học Phục Đán (Fudan University) danh tiếng ở Thượng Hải.
Ngày 25/9/2008, chị Vu Quyên hạ sinh con trai đầu lòng Khoai Tây trong niềm hân hoan của gia đình hai bên. Những tưởng cuộc sống của chị cứ thế êm đềm trôi qua, nhưng ngờ đâu vào tháng 12/2009, chị lại bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 2/1/2010, các bác sĩ đưa ra thông báo căn bệnh của chị Vu đã trở nặng và chị chính thức trở thành bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Trải qua một khoảng thời gian dài kiên cường chống chọi với bệnh tật, ngày 19/4/2011, chị Vu Quyên đã qua đời trong niềm tiếc thương vô hạn của những người xung quanh, hưởng dương 33 tuổi.
Trong thời kỳ chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, chị Vu Quyên đã viết tâm thư chia sẻ về cuộc sống, về bệnh tật và về nguyên nhân khiến mình bị bệnh. Những dòng tự sự của chị được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận. Hàng triệu người đã phải giật mình hoảng hốt khi phát hiện ra bản thân cũng đang sống liều mạng như chị Vu từng sống.
Những đoạn trích dẫn từ bức tâm thư "Sống là điều vĩ đại" được chị Vu Quyên thổ lộ dưới đây chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người phải thức tỉnh và cảm thấy thật sự cần thay đổi cách sống của bản thân.
"Vào lúc phải đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết, bạn sẽ phát hiện ra rằng việc tăng ca, hay tạo quá nhiều áp lực cho bản thân, hoặc những nhu cầu mua nhà, mua xe đều chỉ là phù du. Nếu bạn có thời gian thì hãy ở bên con cái, dùng khoản tiền tiết kiệm mua xe để mua tặng bố mẹ mình một đôi giày. Đừng cố sống cố chết đổi một căn nhà to đẹp hơn, bởi chỉ cần được ở bên người mình yêu thương thì một căn phòng chật hẹp cũng đủ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc trào dâng."
"Tôi đã chiến đấu với căn bệnh ung thư suốt 1 năm trời, cũng từng trải qua vài lần chết hụt. Hiện giờ có thể ngồi đây gõ ra những dòng chữ này, tôi cho rằng đã đến lúc nên nghiêm túc suy nghĩ xem tại sao bản thân mình lại bị mắc bệnh ung thư? Tuy rằng đối với tôi, việc làm ấy chẳng có bất kỳ ý nghĩa gì, nhưng có lẽ nó sẽ giúp ích cho người khác."
"Nguyên nhân khiến tôi suy nghĩ về vấn đề kể trên và quyết định viết ra những điều tâm huyết này là bởi vì cho dù có phân tích kiểu gì, tôi vẫn cho rằng mình không thể là người bị mắc bệnh ung thư được."
"Trước tiên, phải nói rằng tôi không bị mắc bệnh di truyền. Thứ hai, thể chất của tôi rất tốt. Thứ ba, tôi mới sinh con và cho bé bú được 1 năm. Thứ tư, hầu hết những người mắc bệnh ung thư vú đều trong độ tuổi ngoài 45, còn tôi khi ấy chỉ mới 31 tuổi mà thôi.
Tôi nghĩ việc mình mắc bệnh chắc chắn là hệ quả của nhiều yếu tố đã được tích luỹ trong một khoảng thời gian dài."
Thói quen ăn uống
1. Cái gì cũng ăn thử
Tôi là một người chẳng bao giờ từ chối nếm thử bất kỳ món ăn nào. Vì nhiều nguyên nhân khách quan, ví dụ như công việc đầu bếp của bố khiến tôi có cơ hội thưởng thức nhiều thứ mà mình không nên ăn, từ thịt công, thịt gấu, thịt hươu, thịt nai, cho tới mòng biển, cá voi...
Việc ăn thịt những loài động vật này không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, mà còn khiến tôi cảm thấy tội lỗi đầy mình. Không những vậy, những loại thịt này thật sự chẳng ngon lành gì.
2. Ăn quá nhiều
Tôi là một người ăn uống rất tuỳ tiện và thoải mái, thậm chí còn nổi tiếng là ăn nhiều.
Lúc còn học ở bên trời Âu, thầy giáo thường xuyên mời tôi đi ăn vì vợ thầy bị mất vị giác, trong khi nhìn tôi vừa nhồm nhoàm nhai vừa kể chuyện cười lại khiến cho thầy có cảm hứng ăn uống. Đến khi đi làm, tôi vẫn giữ thói quen ấy. Có lần đi ăn với một nhóm thầy giáo cùng trường mà cả 5 người đàn ông cũng chẳng ai ăn nhiều được như tôi.
Tôi thấy mình thật giống với con rắn tham lam trong trò chơi "rắn săn mồi" yêu thích trên điện thoại, cứ mải miết ăn rồi bị chết bởi chính thói tham ăn của mình.
3. Nghiện đồ ăn nhiều đạm
Trước khi bị bệnh, tôi là người bị nghiện ăn thịt. Nếu trên bàn ăn không có thịt, tôi sẽ cảm thấy không có hứng thú ăn uống gì nữa, hoặc có ăn thì cũng chẳng bao giờ cảm thấy no. Mẹ tôi cho rằng thói quen này của tôi là do bố tôi mà ra, bởi ông là một đầu bếp nổi tiếng cấp quốc gia, thế nên tôi luôn được ăn uống thoải mái, ngay cả khi những người trong vùng không có thịt để mà ăn.
Bên cạnh đó, tôi cũng rất thích ăn hải sản. Quê chồng tôi lại ở một hòn đảo nhỏ trên thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, thế nên tôi có thể ăn hải sản tùy thích. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói không phải là ăn hải sản không tốt cho sức khỏe, mà tôi chỉ muốn tìm hiểu xem vì sao tôi lại mắc bệnh ung thư.
Có lẽ chồng tôi là người miền biển nên anh ấy có thể ăn hải sản từ ngày này sang tháng khác mà không có bất kỳ phản ứng phụ nào. Còn tôi lại là một cô gái ở vùng đồng bằng, từ nhỏ đã không quen ăn nhiều đồ biển, thế nên việc ăn hải sản trường kỳ cũng ít nhiều ảnh hưởng tới cơ thể. Người ta vẫn nói "ở đâu quen đấy", và tôi thì nhận thức sâu sắc một điều: không phải cứ được gả đến vùng biển thì tôi sẽ có thể chất của một ngư dân.
Đi ngủ không đúng giờ
Tôi có thói quen đi ngủ muộn. Thực ra tôi cảm thấy ở độ tuổi của mình, việc đi ngủ muộn cũng chẳng có gì to tát cả. Đại đa số những người mà tôi quen đều đi ngủ muộn, tuy rằng sức khỏe của họ đều khá tốt, nhưng việc đi ngủ muộn thật sự rất có hại cho cơ thể.
Suốt 10 năm qua, trừ lúc ở ký túc xá của trường phải tắt đèn đúng giờ ra, hầu như tôi chẳng lúc nào đi ngủ trước 12 giờ đêm (thực ra thì ngay cả khi đèn ký túc đã tắt, tôi cũng không đi ngủ đúng giờ). Có quá nhiều lý do để tôi thức khuya, thậm chí là thâu đêm suốt sáng, nào là học hành, ôn thi, cho tới nói chuyện phiếm, chơi game, hay đi hát karaoke, ra ngoài tụ tập với bạn bè, hoặc thậm chí là chỉ ngồi suy nghĩ thẩn thơ một mình... Tính ra, cho dù tôi có đi ngủ sớm thì cũng chẳng bao giờ trước 1 giờ sáng.
Khi tiến hành làm xét nghiệm, gan của tôi luôn có chỉ số rất cao, nhưng trước đó tôi không hề có bất kỳ triệu chứng gì của bệnh gan. Tôi rất ngạc nhiên và gấp gáp tìm hiểu lý do tại sao chức năng gan của tôi lại có vấn đề như vậy, bởi vì chức năng gan kém thì không thể tiếp tục quá trình hóa trị.
Tiếp đó, bác sĩ nói cho tôi biết từ 11 giờ đêm tới 3 giờ sáng là khoảng thời gian hoạt động mạnh nhất của gan, cũng là thời gian thải độc tốt nhất của gan. Nếu chức năng gan không được nghỉ ngơi sẽ gây ra lưu thông máu không đủ ở gan, rất khó để các tế bào gan hồi phục dẫn đến sự suy giảm và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Vì vậy, nhiều người vẫn nói "thường xuyên thức khuya cũng đồng nghĩa với việc tự sát" kỳ thực không phải là quá phóng đại.
Sau này, khi đã bị bệnh, tôi bắt đầu nghiên cứu các loại tài liệu liên quan tới sức khỏe con người. Trong đó có nói cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể diễn ra như sau:
Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) bài độc (đào thải chất độc).
Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan.
Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật.
Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi.
Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc.
Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Tôi cho rằng chúng ta nên đi ngủ sớm và đối đãi thật tốt với cơ thể của mình, bởi chẳng có thứ gì quý giá hơn sức khỏe đâu.
"Nhồi nhét" quá độ cho kịp deadline
Khi nhìn lại bản thân trong hơn 30 năm qua, tôi phát hiện ra rằng mình đã dành đến 20 năm để học tập. Có lẽ vì luôn mải chạy theo thành tích và các loại học bổng, giải thưởng nên tôi đã phải tiêu tốn rất nhiều thời gian quý giá trong đời.
Tôi tự nhận thấy mình là một mẫu
người điển hình của chế độ "2W", tức là chỉ học hành chăm chỉ trước khi
diễn ra kỳ thi 2 tuần (two weeks) và kết quả luôn ở mức kém (too weak).
Vì vậy, mỗi khi kỳ thi đến, tôi luôn phải "nhồi nhét" mớ kiến thức mênh mông vào trong não bộ nhỏ bé của mình. "Nước đã dâng đến tận cổ" khiến tôi ra sức học hành, thậm chí có những hôm tôi dành tới 21 tiếng đồng hồ chỉ để ôn bài cho kịp deadline. Và sau đó, tôi thường lâm vào tình trạng kiệt sức, kết thúc kỳ thi phải ngủ bù 2-3 ngày liền.
Tôi tin rằng rất nhiều người trẻ đang có thói quen sinh hoạt giống mình. Qua đây, tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng cần phải hết sức trân trọng sức khoẻ của mình, đừng bao giờ để cơ thể quá kiệt quệ.
Môi trường sống
Tuy trước nay tôi chưa từng chê bai bầu không khí ô nhiễm ở Thượng Hải, nhưng quả thực, khi từ châu Âu trở về, tôi đã nhận thức sâu sắc về mức độ quan trọng của môi trường sống quanh mình.
Theo kết quả một cuộc thống kê, ở Trung Quốc cứ 10.000 người lại có 180 người bị mắc bệnh ung thư, và thành phố có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất là Thượng Hải.
Trong khoảng thời gian từ năm 1963-1980, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở Thượng Hải đã tăng gấp đôi, cao hơn 25% so với Bắc Kinh, Thiên Tân. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ Thượng Hải bị mắc bệnh ung thư cũng tăng gần gấp đôi trong vòng chưa đến 20 năm. Trung bình, cứ mỗi 100 người phụ nữ Thượng Hải lại có một người bị mắc bệnh ung thư, cao hơn hẳn so với các thành phố khác.
Tôi không nói rằng bầu không khí ô nhiễm ở Thượng Hải đã khiến mình bị ung thư, nhưng tôi cảm thấy đây chính là một trong những tác nhân chính gây ra căn bệnh của mình. Ngoài ra, những yếu tố tai hại như nguồn nước ô nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo... cũng góp phần tạo nên tình trạng số lượng người bị mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng nhanh chóng như hiện nay.
Tôi hy vọng những điều trên đây sẽ giúp ích cho bạn, bởi tôi không mong muốn có thêm bất kỳ trường hợp nào phải chịu đau khổ giống như mình.
Đình Đình
( Thời Đại )